Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Can Lộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 35)

b, Đặc điểm kinh tế xã hội,và tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn.

2.2.1Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Can Lộc

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Can Lộc được kế thừa và phát triển của chi nhánh ngân hàng nhà nước huyện Can Lộc thành lập năm 1954 (với tên gọi Ngân hàng Can Lộc) thay đổi và lớn mạnh dần lên theo đà phát triển của đất nước, từng bước khẳng định vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như ngân hàng khác trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Từ khi thành lập cho đến trước tháng 3 năm 1998 NHN0 & PTNT huyện Can Lộc chỉ là một ngân hàng cơ sở đảm nhận nhiệm vụ huy động vốn trong toàn huyện và thực hiện chức năng cung ứng vốn cho toàn bộ cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện. Hoạt động chủ yếu của NHN0 & PTNT huyện Can Lộc thời kỳ này thực chất là thay ngân sách Nhà nước cấp phát vốn cho các đối tượng tiền mặt cho các đối tượng theo kế hoạch, hoạt động tín dụng mang tính bao cấp. Sau nghị định 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 ngành ngân hàng nước ta chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp với sự tách bạch chức năng quản lý và chức năng kinh doanh thì hệ thống Ngân hàng thương mại mới thực sự ra đời, và từ đây chi nhánh NHN0 & PTNT thôn huyện Can Lộc là một ngân hàng thương mại, chi nhánh trực tiếp của Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh, trực thuộc hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là một chức chuyên kinh doanh về tiền tệ tín dụng và dich vụ ngân hàng.

Từ năm 1988 đến năm 1990 là thời kì chuyển đổi khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT Huyện Can Lộc nói riêng. Đây cũng là thời kỳ hệ thống Ngân hàng bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường , giai đoạn này có rất nhiều tổ chức tín dụng vỡ nợ, còn các ngân hàng thì nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng lên mức kỷ lục. Sự kiện này không phải do bản thân của hoạt động ngân hàng mà đây chính là kết quả của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nguyên nhân chính là do sự yếu kém của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp và những khuyết tật của nó giờ đây mới có điều kiện bung ra.

NHNo& PTNT huyện Can Lộc đã phải tự đổi mới để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Hơn thế nữa từ năm 1995 đến nay Ngân hàng kinh doanh đã có lãi và ngày càng cao.

Tên chính thức: Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Can Lộc Thành lập năm 1954

Trụ sở: Quốc lộ 1A, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh Chức năng, nhiệm vụ: Huy động vốn,cho vay, các dịch vụ

Như vậy, từ khi thành lập cho đến nay Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Can Lộc đã đạt được những thành tựu đáng nói, từ một ngân hàng hoạt động chủ yếu là thay ngân sách Nhà nước thực hiện việc cung ứng vốn, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Can Lộc đã trở thành một tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng và dich vụ ngân hàng lớn nhất toàn huyện hoạt động trong cơ chế thị trường. Với trụ sở chính nằm ở thị trấn huyện Can Lộc, trung tâm kinh tế - chính trị, xã hội trong toàn huyện, có hệ thống các phòng ban thực hiện chuyên môn hoá các chức năng khác nhau nhưng đều liên quan một cách chặt chẽ và nhịp nhàng, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Can Lộc đang dần khẳng định mình và tạo nên một mô hình hoạt động hiệu quả.

* Cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm:

- Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc

- Phòng ngiệp vụ: Gồm 2 phòng là Phòng kinh doanh và Phòng kế toán ngân quỹ hành chính.

- Các phòng giao dịch: Phòng giao dịch Đồng Lộc và Phòng giao dịch Chợ Nhe Ngoài ra còn có phòng Kiểm tra nội bộ

Để thấy rõ hơn cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Can Lộc ta quan sát sơ đồ sau đây:

Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHN0 & PTNT Huyện Can Lộc 2.2.2 Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Can Lộc

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Can Lộc thành lập năm 2003 trên cơ sở là ngân hàng phục vụ người nghèo. Chức năng của Ngân hàng là khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước, tiếp nhận nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo để thành lập quỹ vì người nghèo. Ngân hàng cũng thực hiện việc huy động vốn thông qua tiết kiệm nhưng với một số lượng rất thấp. Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là từ Nhà nước cấp xuống. Và theo từng đối tượng cho vay mà ngân hàng có từng mức lãi suất khác nhau. Như đối với học sinh sinh viên thì mức vay tối đa là 8 triệu/ năm với lãi suất là 0.5%/ tháng. Vay vốn hộ nghèo, xuất khẩu lao động thì mức vay tối đa là 30 triệu không thế chấp với lãi suất là 0,65%/ tháng. Vay nước sạch vệ sinh môi trường, vùng khó khăn lãi suất 0.9%/ tháng. Vay giải quyết việc làm mức vay tối đa là 20 triệu đồng với mức lãi suất là 0.65%/ tháng. Để thực hiện tốt các dịch vụ tín dụng của ngân hàng thì ngân hàng còn có các văn phòng giao dịch tại các uỷ ban xã với những ngày cố định, từ đó nhằm giúp cho nguồn vốn cũng như các dịch vụ tín dụng đến với người dân nghèo một cách dễ dàng hơn. PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ NHE PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG GIAO DỊCH ĐỒNG LỘC PHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ

PHÒNG KẾ HOẠCH -NGHIỆP VỤ PHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ

Hoạt động của ngân hàng vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo không phải vì lợi nhuận. Đối tượng vay là các hộ nghèo.

Bộ máy tổ chức quản lí của ngân hàng chính sách xã hội huyện Can Lộc

Sơ đồ 2: cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCSXH huyện Can Lộc

Đứng đầu phòng giao dịch NHCSXH huyện là giám đốc, giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động của NH. Giám đốc là người quyết định cao nhất và cũng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh và tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam về mọi hoạt động và quản lí phòng giao dịch. Giám đốc là người trực tiếp truyền đạt những thông tin, văn bản chủ trương chính sách về cho vay, lãi suất, về pháp lệnh ngân hàng, những quy định của nghành cũng như của nhà nước cho các cán bộ trong ngân hàng để qua đó triển khai theo đúng quy định. Giám đốc giám sát toàn bộ hoạt động của phòng giao dịch , trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp bách của phó giám đốc.

Bộ kế hoạch nghiệp vụ có nhiệm vụ đề xuất các chiến lược huy động vốn, vay vốn của các tổ chức kinh tế xã hội. Tiến hành lập hồ sơ cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bộ phận kế toán ngân quỹ: trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán theo quy định của Ngân hàng, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quyết toán các khoản lương với cán bộ, nhân viên ngân hàng.

BAN GIÁM ĐỐC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 35)