Nước ta đang trong thời kỳ chủ trương xây dựng nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH-HDH tăng cường chuyên môn hóa gắn với phát triển tổng hợp nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương. Thực hiện chủ trương đó, NHNo&PTNT huyện Can Lộc chủ trương mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động không chỉ trong lĩnh vực truyền thống là nông nghiệp nông thôn, mà còn ở các ngành, các lĩnh vực khác tạo điều kiện phát triển nền kinh tế huyện nhà, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nhận thức được cơ hội đầu tư và phát triển được các ngành nghề có tiềm năng của các nông hộ của huyện nên ngân hàng tăng doanh số cho vay từ 2007 đến 2009 với DSCV đối với các ngành nghề kinh tế chênh lệch nhau rất lớn. Qua bảng 7 ta thấy rằng DSCV đối với ngành nông nghiệp luôn có xu hướng tăng, năm 2008 đạt 91.884 triệu đồng chiếm 52,11% tăng 21.353 triệu đồng tức tăng 30,27% so với năm 2007, năm 2009 DSCV đối với ngành nông nghiệp tiếp tục tăng đạt 190.532 triệu đồng tăng 98.648 triệu đồng tương ứng với 107,36% so với năm 2008. DSCV đối với ngành nông nghiệp luôn có xu hướng tăng cao. Huyện Can Lộc là một vùng nông thôn thu nhập chính chủ yếu là từ sản xuất nông nghiêp, trong những năm qua thời tiết hết sức thuận lợi đã tạo điều kiện cho bà con nông dân sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn. Đối với ngành công nghiệp- TTCN DSCV tăng lên qua các năm, năm 2008/2007 tốc độ đạt 35,81%, năm 2009/2008 tốc độ tăng đạt 119,54%. Có sự thay đổi lớn đó là do năm 2008 nền kinh tế bị khủng hoảng, nhưng sang 2009 kinh tế bắt đầu khôi phục, các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và sản xuất nên nhu cầu vay vốn lại tăng trở lại và tăng khá lớn như trên. Như vậy ngành cônng nhiệp, TTCN có tỷ trọng tăng lên qua các năm... Cụ thể năm 2007 DSCV ngành công nghiệp, TTCN đạt 17.528 triệu đồng chiếm 12,89% trong tổng DSCV, năm 2008 là 23.804 triệu đồng chiếm 13,5% và năm 2009 là 52.260 triệu đồng chiếm 13.75%. Điều này đòi hỏi cần phải quan tâm, tạo điều kiện để ngành này phát triển trong tương lai.
Một ngành cũng chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế huyện nhà là ngành thương mại dịch vụ. Can Lộc là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử như: chùa hương tích, di tích lịch sử ngã ba Đồng Lộc, ngã ba Nghèn… chính vì thế mà nó ảnh hưởng tới DSCV ngành thương mại dịch vụ, năm 2007 DSCV ngành
25,48% so với năm trước, đạt giá trị 25.321 triệu đồng. Sang năm 2009 DSCV ngành thương mại dịch vụ đạt 56.593 triệu đồng nâng tổng DSCV của ngành này lên chiếm 14,89% tăng so với năm 2008 123,50%. Như vậy qua 3 năm DSCV ngành thương mại dịch vụ liên tục tăng và tăng mạnh, điều đó khẳng định xu hướng phát triển cũng như hiệu quả của các hoạt động này mang lại cho địa phương là không nhỏ.
Hiện nay nhu cầu giải quyết việc làm ngày càng tăng chính vì vậy mà nhu cầu người dân đi làm ăn ở nơi khác ngày càng nhiều trong đó có cả đi xuất khẩu lao động nước ngoài, năm 2007 DSCV đi lao động nước ngoài là 20.356 triệu đồng, năm 2008 là 25.426 triệu đồng tăng 5.070 triệu đồng tương ứng với tăng 24,91%, năm 2009 DSCV đi lao động nước ngoài tiếp tục tăng, tăng 32.384 triệu đồng tức tăng 159,09% so với năm 2008.
Cùng với sự tăng lên về DSCV của các ngành trong 3 năm thì số hộ vay vào tiêu dùng đời sống cũng tăng lên mục đích vay của lĩnh vực này là sữa chữa nhà ở, mua xe máy, xây nhà mua đất và sắm sữa các tiện nghi sinh hoạt khác. Năm 2007 DSCV cho nhu cầu tiêu dùng là 7.384 triệu đồng chiếm 5,34% trong tổng DSCV, đến năm 2008 DSCV nhu cầu tiêu dùng đạt 9.892 triệu đồng tăng 33,96% so với năm 2007 tương ứng tăng 2.508 triệu đồng, DSCV nhu cầu tiêu dùng đến năm 2009 tiếp tục tăng đạt 22.881 triệu đồng , tăng 131,31% tương ứng với 19.989 triệu đồng so với năm 2008. Đây là một lĩnh vực đầu tư dễ rủi ro nhất không có thu nhập mà phải trã lãi và nợ gốc nên ngân hàng có vay tối đa bằng 36 tháng lương, phải trả nợ và lãi hàng tháng. Với nhiều chính sách và định hướng phát triển của đất nước nói chung và toàn huyện nói riêng đã thông thoáng và các chính sách khuyến khích họ vừa khai thác tiềm năng sẵn có vừa đem lại nguồn thu nhập cho xã hội. NHNo&PTNT đã tập trung vốn vào đầu tư phát triển các ngành mũi nhọn một cách hợp lý và hiệu quả, kết hợp với nhiều biện pháp chính sách của chi nhánh về cho vay, thu nợ và xử lý nợ, giảm thiểu ngành cho vay có rủi ro cao, và các dự án không khả thi. Xét thấy trong những năm qua ngân hàng đã có những hướng đi tích cực phù hợp với nền kinh tế thị trường. Ngân hàng đã đóng góp rất lớn vào mục đích phát triển của gia đình và thúc đẩy huyện nhà tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.Những quy định rõ ràng: Đối với hộ nông dân phải xác định nguồn thu nhập ổn định, phải có tài sản thế chấp, và trả nợ gốc dần.
BẢNG 7: DSCV CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CAN LỘC THEO NGÀNH KINH TẾ QUA CÁC NĂM ( 2007-2009) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng DSCV 135.97 8 100 176.327 100 380.076 100 40.349 29,67 203.749 115,55 1. Ngành nông nghiệp 70.531 51,87 91.884 52,11 190.532 50,13 21.353 30,27 98.648 107,36 2. Ngành CN- TCN 17.528 12,89 23.804 13,50 52.260 13,75 6.276 35,81 28.456 119,54 3. Ngành TM-DV 20.179 14,84 25.321 14,36 56.593 14,89 5.142 25,48 31.272 123,50
4. Nhu cầu tiêu dùng 7.384 5,34 9.892 5,61 22.881 6,02 2.508 33,96 19.989 131,31
5. Đi lao động nước ngoài 20.356 15,06 25.426 14,42 57.810 15,21 5.070 24,91 32.384 159,09