Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 72)

Tuy là người dân vay vốn chưa sử dụng số tiền vay vốn đúng mục đích là sản xuất nông nghiệp nhưng với những hộ gia đình vay vốn có đầu tư vào sản xuất thì hầu như đều đưa lại hiệu quả cho các hộ gia đình. Trước khi vay chưa có sự đầu tư vào sản xuất thì hàng năm sản phẩm thu được của các hộ gia đình là chưa cao, ví dụ như cây lúa; trước khi vay vốn sản xuất mỗi sào cho 2,4 tạ/sào, sau khi vay vốn có đầu tư thì tăng lên 2,8- 3 tạ/sào. Lạc từ 1,1 tạ/ sào tăng lên 1,4 tạ/ sào.

Kết quả sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các hộ. Trong những năm vừa qua, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của đảng, nhà nước và các cấp chính quyền địa phương về chính sách vốn cũng như sự hỗ trợ hết mình của bà con nông dân đã dần dần giảm được chi phí sản xuất, giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tăng được thu nhập hàng năm của mình lên.

Qua bảng dưới đây ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của các hộ có sự chuyển biến. Xã Thuần Thiện là một xã đồng bằng có đập nước ngọt Cu lây lớn của huyện nên người dân đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi với lượng vốn khá lớn, nhưng lớn nhất là đầu tư vào trong dịch vụ như kinh doanh nhỏ, buôn bán nông nghiệp… nên sau khi được vay vốn đã giúp người dân có số vốn đầu tư lớn hơn, mức chi phí trung gian là 846 triệu ,giá trị sản xuất là 2.050 triệu, và như vậy cứ một đồng chi phí gian bỏ ra thu được 1,42 đồng giá trị gia tăng ; 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì tạo ra 2,42 đồng giá trị sản xuất. Cụ thể ở Thuần Thiện giá trị sản xuất đạt cao nhất là nghành trồng trọt đạt 723,1 triệu đồng, tiếp theo là dịch vụ 649,5 triệu đồng, đến chăn nuôi là 632,4 triệu. Tương ứng với các mức chi phí trung gian bỏ ra là chăn nuôi 291,9 triệu cao nhất, nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn của chăn nuôi lại thấp nhất với VA/IC và GO/IC là 1,16 và 2,16. Cao nhất là nghành dịch vụ với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,62 đồng giá trị gia

không chỉ có trồng trọt mà có thể phát triển được nghành dịch vụ Mỗi xã có một đặc điểm về điều kiện đất đai và đời sống nên tập trung vốn của mỗi xã cũng khác nhau. Như Thiên Lộc đất nông nghiệp nhiều nhu cầu đời sống họ cao nên phương thức đầu tư và sử dụng vốn có phần hợp lí giá trị sản xuất mang lại của họ cao nhất trong 3 xã. Gía trị gia tăng của các nghành cũng tương đối cao, giá trị sản xuất là 1906 triệu sau khi vay. Có nghĩa 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 1,46 đồng giá trị gia tăng . 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra được 2,46 đồng giá trị sản xuất. Trong xã ngành trồng trọt cũng là nghành mang lại giá trị gia tăng lớn nhất, với 775,6 triệu đồng, tiếp đến là dịch vụ và chăn nuôi . Thấp nhất là xã Mỹ Lộc có điều kiện khó khăn hơn, người dân còn gặp vất vả trong đời sống nhưng họ vẫn đạt được giá trị cao, cụ thể giá trị sản xuất đạt 1298 triệu sau khi vay, vì vậy 1 đồng chi phí trung gian bỏ thu được 1,08 đồng giá trị gia tăng tạo ra 2,08 giá trị sản xuất .Với điều kiện địa hình như vậy nên ở đây chăn nuôi là nghành mang lại hiệu quả lớn nhất ,đến trồng trọt, còn tiêu dịch vụ ở đây còn chưa được phát triển lắm.

BẢNG 16:HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Chỉ tiêu GO IC VA VA/IC GO/IC

Xã Thuần Thiện 2.050 846 1.204 1,42 2,42 - Trồng trọt 723,1 289,7 433,4 1,49 2,49 - Chăn nuôi 632,4 291,9 340,5 1,16 2,16 - Dịch vụ 694,5 264,4 430,1 1,62 2,62 Xã Thiên Lộc 1.906 774 1132 1,46 2,46 - Trồng trọt 775,6 313,3 462,3 1,49 2,49 - Chăn nuôi 550,9 229,8 321,1 1,39 2,39 - Dịch vụ 579,5 230,9 348,6 1,51 2,51 Xã Mỹ Lộc 1.298 623 675 1,08 2,08 - Trồng trọt 504,4 236,3 268,1 1,13 2,13 - Chăn nuôi 464,9 208,9 256 1,22 2,22 - Dịch vụ 328,7 177,8 117,9 0,84 1,84

(Nguồn từ số liệu điều tra thực tế năm 2009) Tóm lại, qua kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra, ta thấy được đời sống của các hộ nông dân ngày càng có bước chuyển biến rõ rệt, đời sống người dân được tốt hơn. Trong đó các hộ vay đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình làm cho thu nhập của nhóm hộ vay này đạt được khá cao, đây là kết quả đáng khen ngợi của bà con nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 72)