Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

78 959 15
Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Liêm PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Chính sách ngoại thương của Lào giai đoạn 2005-2015 đã khẳng định “Đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược”, quả thật, đối với một nước đang phát triển như Lào, xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng. Những năm qua, xuất khẩu không chỉ mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động mà còn góp phần mở rộng quan hệ quốc tế; tạo những điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong điều kiện hiện nay, xuất khẩu là con đường đúng đắn để khai thác lợi thế so sánh nhằm phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tế chúng ta đánh giá cũng như các chuyên gia nước ngoài nhận xét, trong quá trình phát triển, hoạt động xuất khẩu vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế: quy mô xuất khẩu nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, hiện tượng buôn bán “chụp giật” còn khá phổ biến, các doanh nghiệp chưa thật sự hướng vào cạnh tranh lành mạnh, chưa tìm cách mở rộng thị trường bằng các giải pháp thích hợp. Tất cả những tồn tại này đã làm giảm khả năng cạnh tranh, gia tăng rủi ro cho hàng hoá trên thị trường quốc tế, điều này làm ảnh hưởng đến lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển hướng ngoại của đất nước Lào. Nhận thức được lợi ích to lớn mà xuất khẩu mang lại, ngay từ buổi đầu hoạt động, Công ty Xám Liêm đã chọn hướng tiêu thụ đầy triển vọng này. Qua 15 năm, chặng đường tuy không dài nhưng cũng đủ để tạo nên những thành tựu đáng khích lệ và cũng đủ để khẳng định vai trò của xuất khẩu, lợi nhuận của công ty gia tăng qua các năm, thị trường liên tục mở rộng, đóng góp vào ngân sách ngày càng nhiều. Những điều này không dễ gì có được nếu thực hiện tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác, công ty vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ lao động, về trang thiết bị sản xuâtú, về phát triển thị trường đặc biệt là sự hạn hẹp của nguồn nguyên liệu gỗ, hơn nữa, do kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực xuất khẩu nên khó khăn từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến công ty cũng không ít. Những điều đó đang đe doạ khả năng tồn tại trong cạnh tranh quốc tế cũng như sự phát triển lâu dài của công ty Donephoulouang Thony 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Liêm Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của Công ty Xám Liêm” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn được sử dụng những kiến thức đã học vào phân tích thực tiễn tình hình xuất khẩu tại doanh nghiệp và từ đó, đề xuất một số biện pháp khả thi nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: - Hệ thống hoá những lý luận về hoạt động xuất khẩuphân tích hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. - Đánh giá đúng thực trạng hoạt động xuất khẩu gỗ tại công ty - Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp điều tra tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu gỗ của Công ty Xám Liêm. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: Công ty Xám Liêm Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2008-2010. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin liên quan đến công ty - Tình hình xuất khẩu - Phân ký kết và thực hiện hợp đồng tích tình hình xuất khẩu - Tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng (sản phẩm) - Tình hình xuất khẩu theo thị trường - Tình hình xuất khẩu theo điều kiện thương mại 1.4.2 Phương pháp phân tích thông tin: - Phương pháp thống kê: phương pháp so sánh và thay thế liên hoàn: Donephoulouang Thony 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Liêm + Phương pháp so sánh dùng để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, phân tích biến động của các chỉ tiêu qua các năm. + Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng cần nghiên cứu. - Phương pháp phân tích SWOT. - Phương pháp logic biện chứng. Donephoulouang Thony 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Liêm PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu: 1.1.1.1. Xuất khẩu: * Khái niệm xuất khẩu: Xuất khẩu là việc bán hàng cho nước ngoài trên cơ sở hoạt động kinh tế đã ký kết giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp hoặc tổ chức người ngoài, dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, tiền tệ ở đây phải là ngoại tệ đối với một bên hoặc đối với cả hai bên. Ngày nay, do nhu cầu mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh, hầu như mọi doanh nghiệp đều tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu ở những mức độ nhất định. Đây là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển cao độ với sự phân công lao động và hợp tác quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. * Vai trò của xuất khẩu: - Đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước: Thứ nhất, xuất khẩu cho phép khai thác hiệu quả tiềm năng của nền kinh tế trong nước trên cơ sở lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của đất nước Thứ hai, xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ cho nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thứ ba, xuất khẩu kích thích sản xuất trong nước và tăng trưởng kinh tế Thứ tư, xuất khẩu thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và nâng cao trình độ chuyên môn của lao động. Thứ năm, xuất khẩu có tác động to lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hiệu quả. Thứ sáu, xuất khẩu góp phần nâng cao mức sống, mức hưởng thụ của người dân Thứ bảy, xuất khẩu góp phần làm cho quá trình liên kết kinh tế xã hội của nước ta với các nước trên thế giới ngày càng sâu rộng, chặt chẽ - Đối với các doanh nghiệp: Donephoulouang Thony 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Liêm Trong phạm vi doanh nghiệp, xuất khẩu có những tác duüng sau: Thứ nhất, xuất khẩu trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Thứ hai, xuất khẩu đảm bảo ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu, dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thứ ba, trong trường hợp xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu sẽ tạo ra quan hệ mua bán hai chiều (buôn bán đối lưu) sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Thứ tư, xuất khẩu thúc đẩy đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. 1.1.1.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu: Để thực hiện hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp thường tiến hành theo trình tự sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình của hoạt động xuất khẩu * Mục đích nghiên cứu: Tìm ra triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm và trên cơ sở đó, nâng cao kinh nghiệm cung ứng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. * Nộidung nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường có thể nghiên cứu khái quát và nghiên cứu cụ thể. - Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô. Đối tượng nghiên cứu gồm: tổng cầu, tổng cung hàng hoá, giá cả thị trường và chính sách của Chính phủ về loại hàng hoá đó. - Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua bán loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp lớn. Donephoulouang Thony 5 Nghiên cứu thị trường Lựa chọn thị trường và đối tác Chuẩn bị và ký kết hợp đồng xuất khẩu Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và tiếp tục quá trình kinh doanh Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Liêm * Các phương pháp nghiên cứu thị trường - Nghiên cứu tại bàn (nghiên cứu văn phòng). - Nghiên cứu tại hiện trường Giai đoạn 1: Lựa chọn thị trường và thương nhân. Kết quả xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khu vực thị trường và đối tác mà doanh nghiệp lựa chọn để kinh doanh, lựa chọn được khu vực thị trường thuận lợi, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để hoạt động hiệu quả và phát triển thị trường.Lựa chọn được nhà nhập khẩu uy tín, tài chính vững mạnh, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo thanh toán, đạt được mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Giai đoạn 2: Đàm phán và ký kết hoạt động xuất khẩu. * Đàm phán: - Khái niệm: Đàm phán là quá trình bàn bạc, thương lượng giữa người mua và người bán nhằm đạt được những thoả thuận về những nội dung của hoạt động ngoại thương để kết thúc quá trình đàm phán, người mua và người bán có thể đi đến ký kết hợp đồng. - Các phương thức đàm phán trong thương mại quốc tế: + Đàm phán gián tiếp (qua thư từ, bằng điện thoại, bằng các loại điện tín (fax, telex), qua mạng Internet (thương mại điện tử E-Commerce). + Đàm phán bằng cách gặp mặt trực tiếp (còn gọi là đàm phán trực tiếp) * Soạn thảo và ký kết hoạt động xuất nhập khẩu: - Soạn thảo hợp đồng: Việc soạn thảo hợp đồng có thể do bên bán hoặc bên mua thực hiện, tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa họ trong giao dịch. Tuy nhiên, dù bên nào soạn thảo thì một hoạt động xuất nhập khẩu cũng phải đảm bảo bố cục sau: Thứ nhất, phần mở đầu. Thứ hai, phần thông tin về chủ thể hoạt động. Thứ ba, phần nội dung hoạt động ngoại thương: về cơ bản, nội dung của hợp đồng ngoại thương bao gồm 14 điều khoản (article) sau: Điều 1: Commodity - phần mô tả hàng hoá. Điều 2: Quality - mô tả chất lượng hàng hoá. Donephoulouang Thony 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Liêm Điều 3: Quantity- số lượng, trọng lượng hàng hoá tuỳ theo đơn vị tính toán. Điều 4: Price- ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền thanh toán của hợp đồng. Điều 5: Shipment - thời gian và địa điểm giao hàng, ghi rõ giao hàng từng phần và chuyển tải có được phép không. Điều 6: Payment - điều khoản thanh toán. Điều 7: Packing and marking - quy cách đóng gói bao bì và ghi nhãn hiệu hàng hoá. Điều 8: Warrenty - nội dung bảo hành hàng hoá (nếu có). Điều 9: Penalty- quy định về phạt, bồi thường nếu có sự vi phạm hợp đồng. Điều 10: Insurance - bảo hiểm hàng hoá, ghi rõ bên mua, điều kiện bảo hiểm và nơi đòi khiếu nại bồi thường. Điều 11: Force majeure - nêu các sự kiện được coi là bất khả kháng không thể thực hiện hợp đồng được. Điều 12: Claim - các quy định cần thực hiện khi muốn khiếu nại. Điều 13: Arbitration - quy định luật và người đứng ra phán xử trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng. Điều 14: Other terms and coditions - những quy định và điều kiện khác ngoài các điều khoản trên. - Ký kết hợp đồng: Để hợp thức hoá quan hệ mua bán, các bên phải ký kết hợp đồng mua bán . Các bên có thể gặp nhau trực tiếp tại một địa điểm nào đó để ký hợp đồng hoặc nếu thấy cuộc gặp gỡ trực tiếp là không cần thiết thì có thể ký trên fax hoặc một bên lập văn bản ký trước rồi gửi cho bên kia ký sau. Sau khi ký kết, mỗi bên sẽ có các quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng Giai đoạn 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Tuỳ vào tình huống kinh doanh, quan hệ với đối tác và những điều kiện khác, nhà xuất khẩu cần tìm cách thực hiện tốt những điều khoản đã thống nhất trong hợp đồng, tuy nhiên, có thể tóm tắt các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu như sau: (xem sơ đồ 1.2.) Donephoulouang Thony 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Liêm Sơ đồ 1.2 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Bước 1: Chuẩn bị điều kiện và hàng hoá để xuất khẩu đồng thời đốc thúc đối đối tác thực hiện những công việc cần thiết cho khâu thanh toán. * Chuẩn bị điều kiện pháp lý để xuất khẩu. - Những doanh nghiệp thành lập theo quy định của luật pháp Lào, có thị trường tiêu thụ ổn định ở nước ngoài, đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương đều được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quyền thực hiện quá trình xuất khẩu trực tiếp những mặt hàng phù hợp với ngành hàng đã đăng ký kinh doanh (trừ những mặt hàng được quản lý bằng hạn ngạch) sau khi đã ký hợp đồng bán hàng cho đối tác nước ngoài. - Đối với những mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch hoặc quản lý bằng giấy phép, doanh nghiệp phải xin phép xuất khẩu trước khi thực hiện các công việc khác. * Chuẩn bị hàng xuất khẩu Hàng xuất khẩu phải được chuẩn bị chu đáo: đủ về số lượng, đúng về chất lượng, vì vậy, yêu cầu đối với doanh nghiệp là phải có đủ vốn và điều kiện để thực hiện việc tìm kiếm nguồn hàng. Việc kiểm tra chất lượng, phân loại sản phẩm cũng phải được chú ý ngay từ những công đoạn đầu tiên cho đến những công đoạn cuối cùng: từ mua nguyên phụ liệu, sản xuất đến bao bì, đóng gói sao cho tỉ lệ sản phẩm hỏng, phế phẩm phải thấp nhất. - Kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá Donephoulouang Thony 8 Chuẩn bị điều kiện pháp lý để xuất khẩu Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu Đôn đốc nhà nhập khẩu chuẩn bị thanh toán Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm cho hàng hóa Giao hàng cho người vận tải Lập bộ chứng từ thanh toán Thanh lý hợp đồng Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Liêm Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá, nếu hàng xuất khẩu là động vật, thực vật, thực phẩm phải kiểm tra khả năng lây lan bệnh. - Đóng gói, bao bì, ký mã hiệu Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần hoặc để rời nhưng đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải có bao bì đóng gói trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản, vì vậy, tổ chức đóng gói,bao bì, ký mã hiệu là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá. Muốn làm tốt công việc đóng gói, bao bì, người thao tác một mặt phải nắm rõ loại bao bì đóng gói mà hợp đồng đã quy định, mặt khác cần nắm được những yêu cầu cụ thể của việc bao gói. - Xếp hàng Xếp hàng lên phương tiện vận tải là một nghĩa vụ được điều chỉnh theo điều kiện thương mại trong Incoterms, tuỳ vào thoả thuận của hai bên khi ký kết hợp đồng, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công việc này. * Thúc nhà nhập khẩu chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thanh toán - Tuỳ theo quy định của hợp đồng về phương thức thanh toán, đề nghị đối phương thực hiện những yêu cầu sau: + Nếu thanh toán bằng TTR trả trước, nhà nhập khẩu phải chuyển tiền trước, khi nhận được thông báo chuyển tiền nhà xuất khẩu mới giao hàng. + Nếu thanh toán bằng CAD: yêu cầu nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ tại ngân hàng, sau khi có thông báo của ngân hàng về kết quả đặt cọc của đối phương mới tiến hành giao hàng. + Nếu thanh toán bằng L/C : đề nghị nhà nhập khẩu mở L/C đúng thời hạn quy định của hợp đồng và khi nhận được L/C thì phải kiểm tra chi tiết những nội dung chủ yếu, nếu thấy đúng như những điều khoản đã được thoả thuận mới tiến hành giao hàng. + Nếu thanh toán bằng phương thức khác, cần liên hệ với ngân hàng để được sự giúp đỡ từ phía ngân hàng trong việc chuẩn bị thu tiền của nhà nhập khẩu. Donephoulouang Thony 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Liêm Bước 2: Ký hợp đồng thuê phương tiện vận tải (nếu bán hàng theo điều kiện nhóm C, D) và mua bảo hiểm hàng hoá (nếu xuất khẩu theo điều kiện CIP, CIF và nhóm D nếu thấy cần thiết). - Nếu không đủ hàng cho một chuyến vận tải: ký hợp đồng đặt chỗ (booking space) với hãng tàu biển (nếu vận chuyển hàng hoá bằng đường biển) hoặc công ty vận tải hàng không (nếu vận chuyển bằng máy bay) hoặc với các công ty vận tải khác (nếu vận chuyển bằng các phương thức khác). - Nếu đủ hàng cho một chuyến vận tải: ký hợp đồng với người môi giới để thuê toàn bộ chuyến tàu hoặc toàn bộ chuyến máy bay với công ty vận tải. - Mua bảo hiểm cho hàng hoá theo hướng dẫn của công ty bảo hiểm. Bước 3: Giao hàng cho người vận tải. Sau khi làm thủ tục hải quan (thực hiện quá trình khai báo hải quan, kiểm hoá, nộp thuế) có xác nhận và đóng dấu “được xuất” lên tờ khai hải quan thì mới được phép giao hàng cho người vận tải. Tuy theo điều kiện thương mại hai bên đã thoả thuận, nhà xuất khẩu thực hiện giao hàng cho người vận tải tại địa điểm, thời gian xác định. Bước 4: Lập bộ chứng từ (BCT) thanh toán. Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu phải lập BCT để xuất trình đúng quy định và được thanh toán. Những chứng từ cơ bản của quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương là những chứng từ xác nhận việc chấp hành hợp đồng như xác nhận việc người bán đã giao hàng, người vận tải kip ý chở hàng, bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan đã hoàn thành (được phép xuất khẩu hàng hoá). Bước 5: Thanh lý hợp đồng. Sau khi lập BCT thanh toán, nếu nhà nhập khẩu không có khiếu nại gì về hàng hoá đã nhận được, hai bên cần thống nhất với nhau về việc thanh lý hợp đồng , chứng tỏ các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, cuộc mua bán đã thành công. Giai đoạn 6: Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và tiếp tục quá trình kinh doanh. * Đánh giá kết quả Donephoulouang Thony 10 . đến công ty - Tình hình xuất khẩu - Phân ký kết và thực hiện hợp đồng tích tình hình xuất khẩu - Tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng (sản phẩm) - Tình hình. 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỖ CỦA CÔNG TY XÁM LIÊM - ATTĂPƯ 2.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của công ty Xám Liêm 2.1.1. Đặc

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:18

Hình ảnh liên quan

I. Kim ngạch xuất khẩu - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

im.

ngạch xuất khẩu Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 1. Tình hình xuất nhập khẩu gỗ của công ty - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

Bảng 1..

Tình hình xuất nhập khẩu gỗ của công ty Xem tại trang 16 của tài liệu.
Do kinh doanh chủ yếu trên thị trường xuất khẩu theo hình thức trực tiếp nên số lượng trung gian thương mại được công ty sử dụng rất ít, các trung gian này  chủ yếu là các công ty trong tỉnh và khu vực lân cận thực hiện các chương trình xúc  tiến, quảng c - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

o.

kinh doanh chủ yếu trên thị trường xuất khẩu theo hình thức trực tiếp nên số lượng trung gian thương mại được công ty sử dụng rất ít, các trung gian này chủ yếu là các công ty trong tỉnh và khu vực lân cận thực hiện các chương trình xúc tiến, quảng c Xem tại trang 27 của tài liệu.
2.4. Tình hình sử dụng các nguồn lực kinh doanh của công ty: 2.4.1. Tình hình lao động của công ty:  - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

2.4..

Tình hình sử dụng các nguồn lực kinh doanh của công ty: 2.4.1. Tình hình lao động của công ty: Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình lao động của công ty - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

Bảng 2.

Tình hình lao động của công ty Xem tại trang 29 của tài liệu.
Từ bảng số liệu có thể thấy số lao động gián tiếp cũng có sự tăng lên trong các năm. Nói chung, sự biến động này xuất phát từ nhu cầu thực tế của hoạt động  sản xuất kinh doanh ở công ty trong giai đoạn tăng trưởng. - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

b.

ảng số liệu có thể thấy số lao động gián tiếp cũng có sự tăng lên trong các năm. Nói chung, sự biến động này xuất phát từ nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty trong giai đoạn tăng trưởng Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 3: Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

Bảng 3.

Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Xem tại trang 32 của tài liệu.
2.5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

2.5.2..

Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty Xem tại trang 35 của tài liệu.
2.6.3. Tình hình đàm phán, ký kết hợp đồng - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

2.6.3..

Tình hình đàm phán, ký kết hợp đồng Xem tại trang 39 của tài liệu.
a. Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu: - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

a..

Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu: Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 10. Tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng (sản phẩm) - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

Bảng 10..

Tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng (sản phẩm) Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng12. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong 3 năm - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

Bảng 12..

Hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong 3 năm Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 13: Ảnh hưởng của sản lượng cá biệt và đơn giá cá biệt đến doanh thu xuất khẩu - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

Bảng 13.

Ảnh hưởng của sản lượng cá biệt và đơn giá cá biệt đến doanh thu xuất khẩu Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 14. Ảnh hưởng của giá bán bình quân, cơ cấu sản phẩm và tổng sản lượng đến doanh thu xuất khẩu - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

Bảng 14..

Ảnh hưởng của giá bán bình quân, cơ cấu sản phẩm và tổng sản lượng đến doanh thu xuất khẩu Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 16. Ma trận Swot - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

Bảng 16..

Ma trận Swot Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 17. Các chiến lược xuất khẩu - Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm

Bảng 17..

Các chiến lược xuất khẩu Xem tại trang 66 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan