Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm (Trang 27)

. 131 Đối tượng nghiên cứu:

2.3.Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

2.3.1. Quy trình công nghệ

Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm gỗ từ thiên nhiên

2.3.2 Các sản phẩm gỗ của công ty:

Hiện nay, công ty có 4 sản phẩm gỗ chính là các loại gỗ: Pơmu, Trắc, Tếch, Trầm Hương.

Các sản phẩm gỗ được chế biến từ gỗ thiên nhiên và rừng trồng, hiện đang trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp chế biến đồ gia dụng

2.4. Tình hình sử dụng các nguồn lực kinh doanh của công ty: 2.4.1. Tình hình lao động của công ty: 2.4.1. Tình hình lao động của công ty:

Máy móc dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế hoàn toàn bàn tay và khối óc của con người. Con người mới là trung tâm của sự phát triển, nhận thức được điều này, công ty hết sức coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, tạo nên những chuyển biến tích cực trong những năm qua.

Cũng như phần lớn các doanh nghiệp sản xuất khác, số lượng lao động của công ty tương đối lớn. Con số này tăng lên đáng kể qua các năm. Sở dĩ có điều này là do công ty liên tục đẩy mạnh khai thác và chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh nói chung và xuất khẩu nói riêng; thêm vào đó, cuối năm 2003, công ty bắt đầu thực hiện giai đoạn chế biến sâu nên cần nhiều lao động có trình độ

Bóc gỗ Cắt, xẻ gỗ Ép sấy nóng Tạo hình dạng Chia hình, chia mặt Làm vệ sinh, lau chùi Gỗ tự nhiên sấy khô Sấy gỗ Sản phẩm gỗ làm sẵn

cao, có khả năng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật để vận dụng có hiệu quả vào sản xuất.

Bảng 2: Tình hình lao động của công ty

( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính )

Tuỳ theo các tiêu chí khác nhau, lao động của công ty được phân thành các nhóm khác nhau:

- Theo tính chất lao động.

Dựa vào tiêu chí này, lao động của công ty được phân thành hai nhóm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Do tính chất hoạt động của công ty là khai thác chế biến để kinh doanh nên số lượng lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 90% tổng số lao động. Lực lượng này được bổ sung liên tục trong các năm để đáp ứng nhu cầu khai thác.

Từ bảng số liệu có thể thấy số lao động gián tiếp cũng có sự tăng lên trong các năm. Nói chung, sự biến động này xuất phát từ nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty trong giai đoạn tăng trưởng.

- Theo trình độ:

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

SL (lđ) Cơ cấu (%) SL (lđ) Cơ cấu (%) SL (lđ) Cơ cấu (%) 09/08 10/09 Tổng số lao động 1025 100,00 1250 100,00 1355 100,00 121,95 108,40 1. Theo tính chất sản xuất - Trực tiếp 978 95,41 1196 95,68 1283 94,69 122,29 107,27 - Gián tiếp 47 4,59 54 4,32 72 5,31 114,89 133,33 2. Theo trình độ lao động - Đại học 36 3,51 41 3,28 49 3,61 113,89 119,51 - Cao đẳng 1 0,10 1 0,08 1 0,07 100,00 100,00 - Trung cấp 14 1,37 17 1,36 21 1,55 121,43 123,53 - Lao động phổ thông 974 95,02 1191 95,28 1284 94,76 122,28 107,81 3. Theo giới tính - Nam 958 93,46 1179 94,32 1274 94,02 123,07 108,06 - Nữ 67 6,54 71 5,68 81 5,98 105,97 114,08

Do yêu cầu của công việc, lao động phổ thông luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động, lực lượng này chủ yếu làm việc tại các địa điểm khai thác và các phân xưởng. Hầu hết số lao động có trình độ đại học và cao đẳng được bố trí vào bộ máy quản lý của công ty. Nhóm này được bổ sung dần qua các năm theo hướng nâng cao trình độ và trẻ hoá đội ngũ. Nhóm lao động có trình độ trung cấp chủ yếu làm việc ở các phân xưởng, bộ phận này thường chiếm 1-2% tổng số lao động.

- Theo giới tính:

Phần lớn lao động của công ty tập trung tại các địa điểm khai thác, xưởng chế biến. Công việc tại đây khá nặng nhọc và độc hại không phù hợp với lao động nữ nên lực lượng lao động nam luôn chiếm tỉ trọng lớn qua các năm. Lao động nữ thường chiếm 5-7% tổng số lao động và phân bố rải rác ở các phòng ban, phân xưởng.

Nhìn chung, lực lượng lao động của công ty khá mạnh, chất lượng lao động cũng được chú ý nâng cao qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt trong việc quản lý khai thác nguồn nhân lực của công ty.

2.4.2. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty:

Nguồn vốn là điều kiện và cũng là điều kiện đủ cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, những doanh nghiệp khác nhau có cơ cấu nguồn vốn khác nhau, thể hiện tính chất, loại hình kinh doanh và khả năng tự chủ về tài chính.

(Xem bảng 3)

Từ bảng số liệu có thể thấy tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty có sự biến động mạnh qua 3 năm

- Xét theo đặc điểm: Vốn được chia làm hai bộ phận là vốn lưu động và vốn cố định. Hai bộ phận này đều liên tục tăng lên trong 3 năm: Trong đó, vốn cố định và đầu tư dài hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trên 50% tổng vốn (xem bảng 3) Điều này là hợp lý bởi vì công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chứ không phải là kinh doanh thương mại, do vốn lưu động tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng vốn nên tỷ trọng của bộ phận này trong tổng vốn ngày càng lớn.

Quy mô vốn lưu động mở rộng là do vốn tiền mặt tăng đồng thời các khoản phải thu và tồn kho tăng.

- Xét theo nguồn hình thành

Theo tiêu chí này, nguồn vốn được chia làm hai loại: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Năm 2009, cả hai bộ phận vốn này đều tăng lên nhưng vốn vay tăng nhiều hơn và chiếm đến 67.67% tổng vốn, tuy nhiên, năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng mạnh thành 32,21 tỷ kip, chiếm 58,4% tổng vốn. Có điều này là do vốn chủ sở hữu trong năm 2010 được bổ sung bằng gia tăng vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự biến động lớn trong 3 năm, nguồn vốn liên tục tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đáng nói là một phần không nhỏ trong sự gia tăng này lại được thực hiện bằng kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này đã phần nào khẳng định vai trò của vốn và ý nghĩa của vấn đề sử dụng vốn đối với kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 3: Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty

ĐVT: Tỷ kip

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

Giá trị (tỷ

kip) Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ kip)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ

kip) Cơ cấu (%) 09/08 10/09

Tổng vốn SXKD 14,80 100,00 31,67 100,00 55,15 100,00 213,99 174,14

I. Theo đặc điểm vốn

1. VLĐ và ĐTNH 3,30 22,30 9,32 29,43 25,15 45,60 282,42 269,85

2. VCĐ và ĐTDH 11,50 77,70 22,35 70,57 30,00 54,40 194,35 134,23

II. Theo nguồn hình thành

1. Nợ phải trả 8,12 54,86 21,43 67,67 22,94 41,60 263,92 107,05 2. Nguồn vốn CSH 6,68 45,14 10,24 32,33 32,21 58,40 153,29 314,55

2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua 3 năm: 3 năm:

2.5.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: (Xem bảng 4)

Qua bảng số liệu 4 chúng ta thấy tổng doanh thu của công ty có sự tăng mạnh qua các năm. Sở dĩ điều này là do sản lượng sản xuất và tiêu thụ có sự gia tăng đáng kể trong 3 năm, đồng thời giá bán của từng loại sản phẩm cũng liên tục tăng lên. Đây là nhân tố thuận lợi, có tác dụng kích thích mạnh sự gia tăng trong doanh thu.

Doanh thu tăng qua các năm, chi phí kinh doanh cũng tăng lên nhưng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận công ty thu được ngày càng lớn.

Kết quả kinh doanh chuyển biến theo chiều hướng tốt nên phần đóng góp của công ty vào ngân sách ngày càng lớn và thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng lên mỗi năm.

Bảng 4. Kết quả sản xuất chung của công ty

ĐVT: tỷ kip

Chỉ tiêu Năm So sánh

2008 2009 2010 +/-2009/2008% 2010/2009+/- %

1. Doanh thu thuần 98,97 151,80 195,12 52,83 153,38 43,32 128,54 2. Giá vốn 69,35 96,23 104,54 26,88 138,76 8,31 108,64 3. Lợi tức gộp 29,61 55,57 90,58 25,96 187,67 35,01 163,00 4. Chi phí kinh doanh 18,72 21,61 24,32 2,89 115,44 2,71 112,54 5. Lợi tức trước thuế 9,69 32,76 65,06 23,07 338,08 32,30 198,6 6. Thuế thu nhập 4,35 9,17 19,88 4,82 210,8 10,71 216,79 7. Lợi tức sau thuế 5,34 23,59 45,18 18,25 441,76 21,59 191,52 8. Nộp ngân sách 2,50 9,31 13,85 6,81 372,40 4,54 148,76 9. Thu nhập bình quân

1 lao động (triệu kip) 1,70 1,90 2,50 0,20 111,76 0,60 131,58

( Nguồn: Phòng kế toán )

Những con số kết quả tuy chưa đủ khả năng phản ánh toàn diện bức tranh kinh tế của công ty trong 3 năm nhưng sự tăng lên trong các chỉ tiêu đã phản ánh sự nỗ lực và những mặt tích cực mà công ty đã đạt được, đây là điều kiện cần để hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên có hiệu quả.

2.5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5 Tình hình tài chính của công ty

Stt Tỉ số Năm

2008 2009 2010

1 Khả năng thanh toán (lần)

Khả năng thanh toán hiện thời 0,674 0,669 1,621 Khả năng thanh toán nhanh 0,412 0,324 1,193 2 Tỉ số nợ (lần)

Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1,215 2,094 0,712 Tỉ số nợ trên tổng tài sản 0,549 0,677 0,416 3 Tỉ số hoạt động

Vòng quay tồn kho (vòng) 77,220 31,630 29,388 Vòng quay khoản phải thu (vòng) 104,401 36,588 37,545 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 3,448 9,839 9,588 Vòng quay tài sản (vòng) 6,685 4,793 3,538 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) 8,606 6,792 6,504 4 Tỉ số doanh lợi (%)

Doanh lợi tiêu thụ (ROS) 5,396 15,540 23,155 Doanh lợi tài sản (ROA) 36,069 74,486 81,924 Doanh lợi vốn tự có (ROE) 79,899 230,444 140,276

(Nguồn: Phòng kế toán )

* Khả năng thanh toán:

- Qua bảng số liệu, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty ổn định trong hai năm 2008, 2009 và tăng mạnh vào năm 2010. Sở dĩ có điều đó vì:

+ Trong năm 2009, tài sản và nợ ngắn hạn thay đổi cùng tỉ lệ nên tỉ số thanh toán hiện thời của năm 2008 không thay đổi nhiều so với năm 2009, nhưng đến năm 2010, vốn lưu động tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên tỉ số đó tăng mạnh.

+ Tỉ số này tăng lên trong năm 2010 chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty tăng, đây là một dấu hiệu tốt của tình hình tài chính. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỉ số thanh toán hiện thời phản ánh không chính xác khả năng thanh khoản bởi nếu hàng tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp sẽ rất khó biến nó thành tiền để trả nợ, bởi vậy cần quan tâm đến tỉ số thanh toán nhanh.

- Tỉ số thanh toán nhanh trong năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 là do hàng tồn kho và các khoản nợ ngắn hạn tăng, đồng thời dự trữ tiền mặt giảm và gia tăng các khoản phải thu. Như thế, tuy tỉ số thanh toán nhanh giảm so với năm 2004

nhưng không phải là một biểu hiện xấu mà là do công ty thay đổi chính sách cơ cấu tài chính và chính sách tín dụng.

Tỉ số này tăng mạnh vào năm 2010 mà nguyên nhân chính là dự trữ tiền mặt tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn, còn tồn kho và các khoản phải thu có tăng gần như cùng tốc độ.

Như vậy, khả năng thanh toán của công ty khá tốt, biểu hiện tình hình tài chính lành mạnh.

* Các tỉ số nợ:

- Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng vào năm 2009 là do vốn chủ sở hữu có tăng nhưng không tăng nhanh bằng tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn. Tỉ số này lại giảm mạnh vào năm 2010 vì công ty giảm sử dụng vốn vay mà nguyên nhân chính là do vốn chủ sở hữu được bổ sung nhiều bằng lợi nhuận giữ lại và vốn điều lệ.

- Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản cũng có xu hướng biến động tương tự, tức là tăng vào năm 2009 và giảm vào năm 2010 nhưng mức độ biến động nhẹ hơn. Sở dĩ có điều này là do các khoản nợ ngắn hạn và tổng tài sản đều tăng nhanh trong năm 2009 và tăng nhẹ trong năm 2010, trong đó, mức độ tăng của tổng tài sản trong năm 2010 lớn hơn mức độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn.

* Các tỉ số hoạt động:

- So với năm 2008, vòng quay tồn kho giảm mạnh vào năm 2009 và tiếp tục giảm trong năm 2010, điều này cho thấy tồn kho của công ty ngày càng tăng, đây là một xu hướng không tốt trong quản lý và sử dụng hàng tồn kho, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Kỳ thu tiền bình quân không dài và ổn định trong 2 năm 2009-2010 ở mức chấp nhận được (xấp xỉ 10 ngày).

- Vòng quay khoản phải thu giảm mạnh vào năm 2009 và tăng không đáng kể vào năm 2010 là do chính sách tín dụng của công ty bắt đầu mở rộng vào năm 2009 để thu hút khách hàng. Nếu duy trì ở mức 37,545 vòng như năm 2010 là tốt nhưng nếu giảm tiếp, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn do vốn bị chiếm dụng nhiều trong thời gian dài.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) giảm dần qua 3 năm, đây là một dấu hiệu không tốt trong việc sử dụng và quản lý TSCĐ. Nguyên nhân của vấn đề này là một số TSCĐ của công ty đã qua nhiều năm sử dụng nên giá trị giảm dần, bên cạnh đó, có một số máy móc thiết bị lại được sử dụng với công suất thấp hơn công suất thiết kế.

- Vòng quay tài sản của công ty cũng giảm dần qua các năm, như vậy tốc độ chuyển hoá tài sản thành doanh thu ngày càng giảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung của công ty. Kết hợp với phân tích ở trên cho thấy nguyên nhân chính làm cho hiệu suất sử dụng tài sản không cao là do hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm dần trong các năm, mặt khác, đầu tư vào tồn kho ngày càng nhiều cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu suất sử dụng vốn.

* Các tỉ số về doanh lợi: - Doanh lợi tiêu thụ (ROS):

Tỉ số này tăng mạnh qua 3 năm cho thấy công ty đã có chính sách tiêu thụ đúng đắn, lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn tốc độ của doanh thu, đây là một biểu hiện rất tốt về tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh.

- Doanh lợi tài sản (ROA):

Tỉ số này của công ty tăng mạnh trong năm 2009 và tiếp tục tăng trong năm 2010, nguyên nhân là lợi nhuận sau thuế trong năm này tăng nhanh, tổng tài sản cũng liên tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh lợi trên vốn tự có (ROE):

Tỉ số này luôn duy trì ở mức lớn hơn 100% trong mỗi năm chứng tỏ công ty làm ăn có lãi trên kip vốn của mình. Tuy nhiên, sự biến động mạnh của các tỉ số đó (tăng mạnh vào năm 2009 (230,444%) nhưng lại giảm nhanh chỉ còn 140,276% trong năm 2010) cho thấy rằng khả năng sinh lãi của công ty không ổn định. Công ty cần xem xét lại việc sử dụng nguồn vốn tự có để vừa gia tăng doanh thu vừa đảm bảo nguyên tắc an toàn trong kinh doanh.

Có thể kết hợp mô tả những biến động của các tỉ số doanh lợi của công ty qua 3 năm bằng bảng 5.

Nhìn chung các tỉ số phân tích đều phản ánh một tình hình tài chính lành

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm (Trang 27)