Xu hướng biến động sản lượng và kim ngạch

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm (Trang 44 - 47)

. 131 Đối tượng nghiên cứu:

a. Xu hướng biến động sản lượng và kim ngạch

qua 3 năm:

Từ bảng số liệu có thể thấy sự biến động của các sản phẩm về mặt sản lượng cũng như giá trị qua 3 năm

- Sản phẩm gỗ Pơmu:

Sản lượng gỗ Pơmu xuất khẩu tăng lên mạnh trong năm 2009 là do công ty đã đẩy mạnh khai thác, đồng thời khách hàng lại có nhu cầu lớn nên sản lượng sản xuất ra đã được tiêu thụ hết. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu của sản phẩm này lại tiếp tục tăng, đây là một dấu hiệu tốt trong xuất khẩu, cũng là động lực kích thích đẩy mạnh khai thác, chế biến. Tương ứng với sự biến động tích cực của sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của Pơmu cũng liên tục tăng lên trong 3 năm, đặc biệt là tốc độ tăng chứng tỏ đây là một sản phẩm đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Do

đó, công ty cần tập trung khai thác đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng để phát triển sản phẩm này trong thời gian tới.

- Sản phẩm gỗ Trắc:

So với năm 2008, sản lượng gỗ Trắc trong năm 2009 có tăng nhưng không đáng kể. Năm 2010, con số này đã tăng mạnh (7.59%). Nguyên nhân khách quan của xu hướng biến động này được giải thích rằng gỗ Trắc là nguyên liệu được các nhà sản xuất đồ trang trí nội thất rất ưa chuộng, những sản phẩm đang dược tiêu thụ tại một số thị trường các nước phát triển như, Nhật Bản, Thái Lan. Do vậy, nhu cầu về gỗ Trắc trên thị trường các nước này rất lớn và có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Xét nguyên nhân chủ quan, sự gia tăng giá trị xuất khẩu của sản phẩm gỗ Trắc trong năm 2009, 2010 là kết quả của sự đẩy mạnh khai thác; sự hiện đại hoá sản xuất bằng dây chuyền sấy, cưa (cuối năm 2008) và những nỗ lực trong marketing để giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm gỗ Trắc có chất lượng hơn.

Bảng 10. Tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng (sản phẩm)

Sản phẩm Năm So sánh

2008 2009 2010 09/08 10/09

SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%)

1. Sản lượng (m3) Pơmu 57.055 75,55 61.298 75,82 62.274 74,96 107,44 101,59 Trắc 15.325 20,29 15.794 19,54 16.992 20,45 103,06 107,59 Tếch 2.354 3,12 2.991 3,70 3.011 3,62 127,06 100,67 Trầm Hương 786 1,04 762 0,94 799 0,96 96,95 104,86 Tổng 75.520 100,00 80.845 100,00 83.076 100,00 107,05 102,76

Kim ngạch xuất khẩu (tỷ kip)

Pơmu 20,61 22,50 31,24 22,03 49,81 26,71 151,58 159,44 Trắc 64,08 69,96 99,97 70,50 125,71 67,40 156,01 125,75 Tếch 4,86 5,31 7,91 5,58 8,11 4,35 162,76 102,53 Trầm Hương 2,05 2,24 2,68 1,89 2,87 1,54 130,73 107,09 Tổng 91,60 100,00 141,80 100,00 186,50 100,00 154,80 131,52 Nguồn: Phòng Kế hoạch

- Sản phẩm Tếch:

So với gỗ Pơmu và gỗ Trắc, sản lượng của Tếch tương đối nhỏ, thường đạt dưới 3.5 nghìn m3, gỗ Tếch là nguyên liệu dùng trong công nghiệp sản xuất đồ dùng nội thất, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này khá cao nhưng do nguồn nguyên liệu khan hiếm nên sản lượng gỗ Tếch khai thác rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ của khách hàng. Qua đây có thể thấy: đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dựa vào các nguồn lợi tự nhiên, yếu tố nguyên liệu đầu vào rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Mọi nỗ lực tiêu thụ sẽ không có kết quả và cũng không cần thiết nếu nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt.

Kim ngạch của sản phẩm này có sự tăng mạnh trong năm 2009 do sản lượng và giá bán đều tăng. Tuy vậy, với quy mô sản lượng nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu của gỗ Tếch vẫn rất nhỏ trong năm 2009 và 2010.

- Sản phẩm gỗ Trầm Hương:

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của gỗ Trầm Hương tương đối ổn định qua 3 năm. Cũng giống như tình trạng của gỗ Tếch nguyên liệu gỗ Tếch ở cả rừng tự nhiên và rừng tròng rất ít ỏi nên sản lượng khai thác hàng năm không lớn, theo đó quy mô xuất khẩu không đáng kể.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ của công ty xám liêm (Trang 44 - 47)