. 131 Đối tượng nghiên cứu:
c. Ảnh hưởng của từng sản phẩm đến sự biến
này trong thời gian tới.
Năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu của công ty tăng 31.52% so với năm 2009 mà vẫn do sự gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu của gỗ Trắc và Pơmu mang lại. Trong năm này, do giá của sản phẩm gỗ Pơmu tăng đáng kể nên tỷ trọng kim ngạch của sản phẩm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng trở lại. Tuy vậy, gỗ Trắc vẫn giữ vai trò lớn nhất với giá trị xuất là 125.71 tỷ kip, chiếm 67.4% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty.
c. Ảnh hưởng của từng sản phẩm đến sự biến động của tổng kim ngạch xuất khẩu: khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu là kết quả phép cộng của kim ngạch từ các sản phẩm. Do đó, sự biến động trong kim ngạch của từng sản phẩm có tác động trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của công ty. Thật vậy, từ bảng số liệu ta thấy:
* Năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu đạt 141.8 tỷ tăng 20.2 tỷ hay tăng 54.48% so với năm 2008 là kết quả tổng hợp của sự biến động kim ngạch của các sản phẩm như sau:
+ Kim ngạch của sản phẩm gỗ Pơmu tăng 51.58% hay tăng 10.63 tỷ kip làm tổng doanh thu xuất khẩu tăng một lượng tương ứng là 10.63 tỷ kip.
+ Kim ngạch của sản phẩm gỗ Sén tăng 56.01% hay tăng 35.89 tỷ kip làm tổng doanh thu xuất khẩu tăng một lượng tương ứng.
+ Kim ngạch của sản phẩm gỗ Tếch tăng 62.76% hay tăng 3.05 tỷ kip làm tổng doanh thu xuất khẩu tăng một lượng tương ứng.
+ Kim ngạch của sản phẩm gỗ Trầm Hương tăng 30.73% hay tăng 0.63 tỷ kip làm tổng doanh thu xuất khẩu tăng một lượng tương ứng.
* Năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu 186.5 tỷ tăng 44.7 tỷ hay tăng 31.52% so với năm 2008 là do:
+ Kim ngạch của sản phẩm gỗ Pơmu tăng 59.44% hay tăng 18.57 tỷ kip làm tổng doanh thu xuất khẩu tăng một lượng tương ứng.
+ Kim ngạch của sản phẩm gỗ Trắc tăng 25.75% hay tăng 25.74 tỷ kip làm tổng doanh thu xuất khẩu tăng một lượng tương ứng.
+ Kim ngạch của sản phẩm gỗ Tếch tăng 2.53% hay tăng 0.2 tỷ kip làm tổng doanh thu xuất khẩu tăng một lượng tương ứng.
+ Kim ngạch của sản phẩm gỗ Trầm Hương tăng 7.09% hay tăng 0.19 tỷ kip làm tổng doanh thu xuất khẩu tăng một lượng tương ứng.
Tóm lại, doanh thu xuất khẩu tăng lên qua các năm và doanh thu này chủ yếu được mang lại từ xuất khẩu của gỗ Pơmu và giá trị của sản phẩm gỗ Trắc, gỗ Tếch và gỗ Trầm Hương có sản lượng và giá trị còn hạn chế, đóng góp không nhiều vào tổng kim ngạch xuất khẩu.
Sản phẩm gỗ Trắc thu được kim ngạch xuất khẩu cao trên mức sản lượng thấp hơn so với gỗ Pơmu.
2.6.4.3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường:
Để hiểu rõ tình hình xuất khẩu của công ty trên các thị trường, chúng ta kết hợp xem bảng 11
Bảng 11. Tình hình xuất khẩu theo thị trường
ĐVT: Tỷ kip
Thị trường
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Giá trị (tỷ k) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ k) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ k) Cơ cấu (%) 09/08 10/09 1. Việt Nam 25,12 27,42 40,00 28,21 53,25 28,55 159,24 133,13 2. Thái lan 56,35 61,52 90,32 63,70 128,46 68,88 160,28 142,23 3. Đài loan 4,48 4,89 4,32 3,05 2,10 1,13 96,43 48,61 4. Malaysia 3,20 3,49 2,78 1,96 1,20 0,64 86,88 43,17 5. Thị trường khác 2,45 2,67 4,38 3,09 1,49 0,80 178,78 34,02 Tổng 91,60 100,00 141,80 100,00 186,50 100,00 154,80 131,52 Nguồn: Phòng Kế hoạch
Qua bảng số liệu có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty trên các thị trường Thái lan và Việt Nam đang ngày càng mở rộng. Các nhà nhập khẩu Thái lan đều là những bạn hàng lớn, đã có quan hệ kinh doanh với công ty trong nhiều năm. Các ngành công nghiệp đồ trang trí nội thất, đò gia dụng của các nước này đang rất phát triển, đây là một thị trường đầy tiềm năng, công ty cần có hướng khai thác
trong lâu dài, giá trị xuất khẩu trên thị trường Đài Loan, Malaysia trong năm chỉ chiếm không lớn, ngoài ra, cũng có nguyên nhân chủ quan từ phía công ty là hoạt động marketing chưa mạnh, đồng thời nguyên liệu gỗ thiếu nên chưa có đủ điều kiện để thâm nhập nhiều khu vực thị trường cùng một lúc.
Năm 2009, thị trường Việt Nam và Thái lan tiếp tục mở rộng, đây là một xu hướng tốt trong hoạt động khai thác và phát triển các thị trường thanh toán, tuy nhiên, đối với những thị trường Malaysia, Đài Loan, kim ngạch xuất khẩu đều giảm. Thị trường Malaysia vốn đã nhỏ lại bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 chỉ còn 1.96 tỷ kip, bằng 86.88% của năm trước. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là các nhà nhập khẩu ở thị trường này đòi hỏi chất lượng gỗ ngày càng ca, mặt khác, điều kiện vận tải cũng không thoả thuận được nên công ty đã chủ động từ chối đơn đặt hàng của đối tác, Kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường khác như Hàn Quốc khá nhỏ lại không ổn định, công ty chỉ thực hiện xuất khẩu theo một khối lượng nhỏ theo đơn hàng của họ chứ chưa đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng ở các khu vực này.
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu trên thị trường Thái lan vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 68.83% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sở dĩ thị trường này lớn và không ổn định là do sản phẩm của công ty có chất lượng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, mặt khác, quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng cũng đảm bảo đúng tiến độ, giữ được uy tín với họ. Trên thị trường Đài Loan, kim ngạch tiếp tục giảm, chỉ còn 2.1 tỉ kip, chiếm 1.13% tổng kim ngạch xuất khẩu .
Tóm lại, cơ cấu thị trường có xu hướng thu hẹp các thị trường nhỏ, công ty chủ yếu phục vụ các thị trường thanh toán và có khối lượng tiêu thụ lớn như Thái lan, Việt Nam nên doanh thu tiêu thụ trên các thị trường này ngày càng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Điều này có thể giải thích một phần bằng đường giới hạn khả năng sản xuất của công ty, nhưng mặt khác nó phản ánh năng lực phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như khả năng cân đối trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế. Công ty cũng cần chú ý rằng việc chú trọng quá mức vào một số ít các thị trường tuy sẽ tạo được quan hệ lâu dài nhưng chẳng khác gì
việc “bỏ hết trứng vào một rổ”, chứa đựng rủi ro rất , khi có bất trắc trên vùng thị trường này, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.6.5. Hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
Hiệu quả xuất khẩu của công ty được thể hiện qua tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu trong kỳ
Một trong những chỉ tiêu quan trọng trực tiếp phản ánh kết quả của hoạt động xuất khẩu là doanh thu xuất khẩu. Chỉ tiêu này của công ty có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm, lợi nhuận xuất khẩu cũng tăng lên nhiều do tốc độ tăng của doanh thu được duy trì ở mức lớn hơn tốc độ tăng của chi phí trong hoạt động này.
Bảng12. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong 3 năm
Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 2009 2010 1 2 3 4
Tổng doanh thu xuất khẩu Tổng chi phí xuất khẩu Lợi nhuận xuất khẩu Các thông số hiệu quả - Doanh thu/ chi phí - Lợi nhuận/chi phí - Lợi nhuận/doanh thu
Tỷ kip “ % “ 91,60 83,48 8,12 109,73 9,73 8,86 141,80 116,21 25,59 122,02 22,02 18,05 186,50 128,29 58,21 145,37 45,37 31,21 Nguồn: Phòng kế hoạch
- Tỷ suất doanh thu xuất khẩu / chi phí xuất khẩu.
Từ bảng số liệu chúng ta thấy tỷ suất doanh thu xuất khẩu trên chi phí xuất khẩu của công ty tăng mạnh qua 3 năm. Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng hiệu quả, với một mức chi phí tương tự nhưng kết quả thu được ở năm sau cao hơn năm trước. Có được điều này là do công ty đã có những biện pháp tích cực để giảm một số khoản chi phí tác nghiệp và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất.
- Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu / chi phí xuất khẩu.
Trong mỗi năm, doanh thu xuất khẩu cao hơn chi phí xuất khẩu nên lợi nhuận xuất khẩu tương đối cao, theo đó, tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí xuất khẩu cũng cao qua các năm. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí xuất khẩu cũng cao qua các năm, sở dĩ có điều này là do doanh thu xuất khẩu tăng
mạnh, chi phí xuất khẩu tăng lên nhưng không nhiều so với lượng tăng trong doanh thu xuất khẩu, đây là một lợi thế của việc khai thác nguồn tài nguyên tại chỗ.
- Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu / doanh thu xuất khẩu.
Đối với công ty xuất khẩu gỗ Xám Liêm, tỉ số này khá cao so với các công ty trong ngành, chứng tỏ hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của công ty đem lại lợi nhuận lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là các sản phẩm của công ty được dùng làm những nguyên liệu sản xuất trong các ngành công nghiệp chế biến đồ gia dung cao cấp, trang trí nội thất có tính nghệ thuật cao, là những sản phẩm đang có nhu cầu khá lớn trong khi khả năng cung trên thị trường về các sản phẩm này không cao. Hơn nữa, công ty vừa tận dụng được nguồn tài nguyên rừng sẵn có từ thiên nhiên vừa sử dụng nguồn lao động địa phương với giá tương đối rẻ nên tiết kiệm được nhiều chi phí lao động. Do đó, khả năng sinh lãi khá cao.
2.6.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu của công ty: khẩu của công ty:
2.6.6.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:
Doanh thu xuất khẩu là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh kết quả của hoạt động xuất khẩu. Muốn đẩy mạnh tiêu thụ, gia tăng doanh thu, công ty cần xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này và mức độ ảnh hưởng của chúng để làm cơ sở xây dựng các giải pháp phù hợp.
Để biết được các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu và lượng hoá sự ảnh hưởng đó, chúng ta có thể dùng phương pháp chỉ số để phân tích.
Kết quả phân tích được thể hiện qua các bảng bên dưới - Phân tích ở góc độ sản lượng cá biệt và đơn giá cá biệt
Bảng 13: Ảnh hưởng của sản lượng cá biệt và đơn giá cá biệt đến doanh thu xuất khẩu ĐVT: Tỷ kip Phạm vi so sánh Biến động doanh thu xuất khẩu
Mức độ biến động của doanh thu xuất khẩu theo từng nhân tố ảnh hưởng Tuyệt đối Tương đối Sản lượng Giá bán Tuyệt đối (tỷk) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ k) Tương đối (%) 2009 so với 2008 50,20 54,80 4,64 5,07 45,56 49,74 2010 so với 2009 44,70 31,52 8,28 5,84 36,42 25,68
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Từ bảng số liệu chúng ta thấy:
* So với năm 2008, doanh thu xuất khẩu của năm 2009 tăng 54.8% hay tăng 50.2 tỷ kip là do các nguyên nhân:
+ Do giá bán sản phẩm tăng 47.34% làm doanh thu xuất khẩu tăng 49.74% tương ứng với mức tăng tuyệt đối trong tổng doanh thu xuất khẩu là 45.56 tỷ kip.
+ Do sản lượng các sản phẩm xuất khẩu tăng 5.07% làm cho doanh thu xuất khẩu tăng 5.07% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 4.64 tỷ kip.
* So với năm 2009, doanh thu xuất khẩu của năm 2010 tăng 31.52% hay tăng 44.7 tỷ kip là do các nguyên nhân sau:
+ Do giá bán sản phẩm tăng 24.27% làm doanh thu tăng 25.68% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 36.42 tỷ kip.
+ Do sản lượng xuất khẩu của các sản phẩm tăng 5.84% làm cho doanh thu xuất khẩu tăng 5.84% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 8.28 tỷ kip.
- Phân tích ở góc độ giá bán bình quân của 4 sản phẩm, cơ cấu sản phẩm và tổng sản lượng (xem bảng 3.14).
Từ bảng số liệu chúng ta thấy:
* So với năm 2008, doanh thu xuất khẩu năm 2009 tăng 54.8% hay tăng 0.2 tỷ kip là do các nguyên nhân sau:
+ Đơn giá bình quân của 4 sản phẩm tăng 47.06% làm doanh thu xuất khẩu tăng 50.16% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối trong tổng doanh thu xuất khẩu là 45.95 tỷ kip.
+ Cơ cấu sản phẩm thay đổi làm doanh thu xuất khẩu giảm 2.15% tương ứng với lượng giảm tuyệt đối là 1.97 tỷ kip.
+ Tổng sản lượng xuất khẩu tăng 7.05% làm doanh thu xuất khẩu tăng 6.79% hay tăng 6.22 tỷ kip.
Bảng 14. Ảnh hưởng của giá bán bình quân, cơ cấu sản phẩm và tổng sản lượng đến doanh thu xuất khẩu
ĐVT: tỷ kip
Phạm vi so sánh Biến động doanh thu xuất khẩu
Mức độ biến động của doanh thu xuất khẩu theo từng nhân tố ảnh hưởng
Giá bán bình quân Kết cấu Tổng sản lượng Tuyệt đối (tỷ k) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ k) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ k) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ k) Tương đối (%) 2009 so với 2008 50,20 54,80 45,95 50,16 -1,97 -2,15 6,22 6,79 2010 so với 2009 44,70 31,52 36,13 25,48 4,99 3,52 3,58 2,52
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
* So với năm 2009 doanh thu xuất khẩu của năm 2010 tăng 44.7 tỷ kip hay tăng 31.52% là do các nguyên nhân sau:
+ Giá bán bình quân của 4 sản phẩm tăng 24.03% làm tổng doanh thu xuất khẩu tăng 25.48% hay tăng 36.13 tỷ kip.
+ Cơ cấu sản phẩm thay đổi làm doanh thu xuất khẩu tăng 3.52% tương ứng lượng tăng tuyệt đối là 4.99 tỷ kip.
+ Tổng sản lượng xuất khẩu tăng 2.52% làm tổng doanh thu xuất khẩu tăng 2.52% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 3.58 tỷ kip.
Như vậy, kết quả phân tích trên cho thấy so với năm 2008, doanh thu xuất khẩu của hai năm sau tăng mạnh, trong đó giá bán sản phẩm là nhân tố chính làm nên sự gia tăng đó. Thật ra, sự tăng giá này chủ yếu là giá của sản phẩm gỗ Trắc tăng do sản phẩm của công ty đã được nâng cao chất lượng nhờ áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại vào khai thác và xử lý thô qua đó nâng cao chất lượng, hơn nữa, hoạt động xuất khẩu đã được chú trọng đúng mức nên kết quả có những bước tiến đáng khích lệ. Bên cạnh nhân tố giá bán, các nhân tố sản lượng và kết cấu sản phẩm xuất khẩu cũng có những biến động nhỏ ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu. Hiện nay, nguồn nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên có hạn, việc dựa vào
nhân tố sản lượng để gia tăng giá trị xuất khẩu đang gặp khó khăn và điều này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, chính vì thế, công ty cần có cơ cấu sản phẩm phù hợp (tăng sản lượng những sản phẩm cho doanh thu cao, giảm sản xuất những sản phẩm có giá bán thấp) để giữ được các mức tăng trưởng.
2.6.6.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận xuất khẩu có thể dùng phương pháp chỉ số, kết quả phân tích được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 15. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận xuất khẩu
Phạm vi so sánh Biến động lợi nhuận xuất khẩu
Mức độ biến động của lợi nhuận xuất khẩu theo từng nhân tố ảnh hưởng Tuyệt
đối (tỷ kip)
Tương đối (%)
Doanh thu xuất khẩu
Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu Tuyệt đối (tỷ kip) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ kip) Tương đối (%) 2009 so với 2008 17,47 215,15 4,44 54,68 13,03 160,47 2010 so với 2009 32,62 127,47 8,07 31,53 24,55 95,94
(nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả)
Từ bảng số liệu chúng ta thấy:
* So với năm 2008, lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu của công ty trong năm 2009 tăng 17.47 tỷ kip hay tăng 215.15% là do các nguyên nhân sau: