1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004 2008

39 272 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

Trang 1

ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 3

Trước tiên, cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô trường Đại Học An Giang và nhất là thầy cô khoa kinh tế - QTKD lời cảm ơn chân thành nhất Vì thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báo, kinh nghiệm để em bước vào đời Trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề năm 3 này, em gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô em đã hoàn thành chuyên đề năm 3 này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn trường Đại Học An Giang và khoa kinh tế - QTKD đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề năm 3

Đặc biệt cho em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Xuân, thầy đã hỗ trợ, giúp đỡ, chỉ dẫn em trong suốt thời gian làm chuyên đề năm 3 và cho đến khi hoàn thành chuyên đề này Thầy đã giúp em giải quyết những khúc mắc trong quá trình thực hiện chuyên đề

Cuối cùng em cũng không quên gửi lời cảm ơn đến những bạn bè xung quanh em, họ

đã động viên, chia sẻ khó khăn với em, góp ý cho em trong quá trình học tập cũng như thực hiện chuyên đề

Lần sau cùng cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã giúp đỡ

em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề năm 3

Xin chân thành cảm ơn!!!

Huỳnh Thị Kim Bích

Trang 4



Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc trao đổi xuất khẩu hàng hóa giữa các nước diễn ra liên tục Các nước đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng thế mạnh để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài để thu về ngoại tệ cho quốc gia mình Chúng ta cũng biết, Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời nên Chính phủ và các địa phương sản xuất nông nghiệp trong nước đặc biệt quan tâm

Do An Giang có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất nông nghiệp nên An Giang là một trong các tỉnh của Việt Nam có sản lượng gạo xuất khẩu cao, chính vì vậy An Giang phát huy thế mạnh của mình tập trung vào sản xuất lúa, gạo và cho ra nhiều giống lúa mới có chất lượng để cạnh tranh với các thị trường trong nước và thị trường nước ngoài Muốn cạnh tranh được với các thị trường thì phải nắm bắt thông tin kịp thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gạo cho tỉnh

Đề tài phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang giai đoạn 2004 – 2008, với mục tiêu là tìm hiểu về tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang Đề tài tập trung vào các nội dung sau:

- Phân tích quy mô sản lượng, kim ngạch, giá gạo xuất khẩu của tỉnh

- Phân tích tốc độ tăng trưởng về sản lượng, kim ngạch, giá gạo xuất khẩu của tỉnh

- Mối quan hệ giữa sản lượng, kim ngạch, giá

- Phân tích về các thị trường nhập khẩu gạo từ An Giang

- Phân tích SWOT để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.Phần cuối cùng là kết luận, kiến nghị

Mục Lục

Trang 5

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Cơ sở hình thành 1

2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu 2

2.2 Phạm vi 2

2.3 Ý nghĩa việc nghiên cứu 2

3 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2

3.1 Cơ sở lý thuyết 2

3.1.1 Xuất khẩu 2

3.1.2.Chất lượng sản phẩm và kênh phân phối 3

3.1.3 Công thức tính tốc độ tăng trưởng hàng năm 4

3.2 Phương pháp nghiên cứu 4

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 4

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 4

PHẦN NỘI DUNG 6

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AN GIANG 6

1.1 Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6

1.2 Về kinh tế - xã hội 7

1.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang 7

1.3.1 Thuận lợi 7

1.3.2 Khó khăn 8

Chương 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỈNH 10

2.1 Quy mô 10

2.1.1 Sản lượng 10

2.1.2 Kim ngạch 14

2.1.3 Giá 15

2.2 Tốc độ tăng trưởng 17

2.2.1 Sản lượng 17

2.2.2 Kim ngạch 17

Trang 6

2.4 Tình hình xuất khẩu gạo ở một số thị trường 20

2.4.1.Châu Á 22

2.4.2.Châu Âu 22

2.4.3.Châu Phi 23

2.4.4.Châu Mỹ 23

2.4.5.Châu Đại Dương 23

2.5 Phân tích ma trận SWOT 25

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27

1 Kết Luận 27

2 Kiến Nghị 27

2.1 Đối với nhà nước 27

2.2 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Danh Mục Biểu bảng

Trang 7

Trang

Bảng 2.1 Sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước và của tỉnh giai đoạn năm 2004-2008 10

Bảng 2.2 Dân số của An Giang và của cả nước giai đoạn 2004 – 2008 10

Bảng 2.3.Sản lượng gạo xuất khẩu của tỉnh giai đoạn năm 2004 – 2008 12

Bảng 2.4 Kim ngạch gạo xuất khẩu cả nước và của tỉnh giai đoạn năm 2004 – 2008 14

Bảng 2.5.Giá xuất khẩu gạo của AG và của cả nước giai đoạn 2004 – 2008 15

Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng hàng năm sản lượng xuất khẩu gạo của tỉnh và của cả nước giai đoạn 2004 – 2008 17

Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng hàng năm kim ngạch xuất khẩu gạo của tỉnh và cả nước giai đoạn 2004 – 2008 17

Bảng 2.8 Tốc độ tăng trưởng hàng năm giá xuất khẩu gạo của tỉnh và của cả nước giai đoạn 2004 – 2008 .18

Bảng 2.9 Tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang 19

Bảng 2.10 Sản lượng xuất khẩu gạo qua một số thị trường giai đoạn 2004 -2008 21

Bảng 2.11 Tốc độ tăng trưởng hàng năm sản lượng xuất khẩu gạo qua một số thị trường giai đoạn 2004 – 2008 21

Bảng 2.12 Ma trận SWOT 25

Danh Mục Biểu Đồ Và Hình

Trang 8

Trang

Hình 3.1 kênh phân phối 4

 Biểu đồ 2.1 Sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước và của tỉnh giai đoạn năm 2004-2008 11

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch gạo xuất khẩu của tỉnh và của cả nước giai đoạn năm 2004 – 2008 14 Biểu đồ 2.3 Giá xuất khẩu gạo tỉnh AG và cả nước giai đoạn 2004 – 2008 16

Biểu đồ 2.4 Tình hình xuất khẩu gạo ở An Giang 19

Biểu đồ 2.5 Sản lượng xuất khẩu gạo qua một số thị trường giai đoạn 2004 -2008 22

Biểu đồ 2.6.Tỷ trọng xuất khẩu gạo qua một số thị trường giai đoạn 2004 -2008 24

Danh Mục Các Chữ Viết Tắt

Trang 10

Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất

và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước như gạo, cafe, cao su, hạt điều , thủy sản, gỗ, dệt may, giày dép, dầu khí,…Trong đó mặt hàng gạo Việt Nam chiếm phần quan trọng, đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo Vì nước Việt Nam

ta có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa,mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cafe, chè, lúa,…

Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra một cách nhanh chóng như hiện nay, hội nhập kinh tế trở thành mục tiêu chung của nhiều nước Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường đang diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Do đó muốn đứng vững được trên thương trường thì phải linh hoạt, phải thường xuyên phân tích, đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh về vấn đề

sử dụng, khai thác các tiềm năng, các ngành có ưu thế để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả

An Giang, một tỉnh nằm ở phía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sông Tiền

và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi về phát triển khu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ nhân giống, lai giống và công tác khuyến nông, do đó lúa là thế mạnh của tỉnh nói riêng và của cả Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.Trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thì An Giang là tỉnh chiếm vị trí cao về diện tích đất nông nghiệp và là vựa lúa lớn nhất nhì trong khu vực.Giống như cơ cấu kinh tế của nước ta tỉnh An Giang cũng

là một tỉnh có tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm vị trí cao của nền kinh tế tỉnh, chủ yếu là trồng lúa, nuôi trồng thủy sản ngoài ra cũng có một số ngành như xay sát, dệt may, sản xuất thủ công, nông nghiệp, Tuy nhiên, các ngành này thì không được tỉnh tập trung khai thác

mà chủ yếu là ngành gạo và thủy sản Vai trò của việc xuất khẩu gạo ở tỉnh An Giang là rất quan trọng giúp người dân trồng lúa có thu nhập cao vì bán được với giá cao hơn khi bán cho các doanh nghiệp trong nước giúp người dân cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo.Chính vì vậy, tỉnh An Giang cần quan tâm hơn về lĩnh vực xuất khẩu gạo Đó chính là lí do em chọn

đề tài “ phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang”.

Trang 11

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang

2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.

2.1 Mục tiêu.

Tìm hiểu về tình hình xuất khẩu gạo ở An Giang trong những năm 2004– 2008

2.2 Phạm vi.

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên:

− Đề tài chỉ nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang

− Đề tài phân tích dựa vào các số liệu được cung cấp trong các năm gần đây nhất

đó là từ năm 2004 – 2008

− Đề tài tập trung nghiên cứu lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng gạo

2.3 Ý nghĩa việc nghiên cứu.

− Việc nghiên cứu sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân hiểu biết thêm về lĩnh vực ngoại thương cụ thể hơn là tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung

và của tỉnh An Giang nói riêng

− Thấy được vị trí, vai trò và tiềm năng ngành xuất khẩu mặt hàng gạo của tỉnh

− Giúp sinh viên củng cố kiến thức, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn

− Có thể làm cơ sở cho việc đề ra chiến lược mới giúp đem lại hiệu quả cao trong tương lai

3 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.

3.1 Cơ sở lý thuyết.

3.1.1 Xuất khẩu

 Khái niệm xuất khẩu

“Xuất khẩu là quá trình đưa hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất trong nước bán ra thị trường nước ngoài” (Hồ Bạch Nhật, 2009: 4)

 Các hình thức kinh doanh xuất khẩu

− Xuất nhập khẩu trực tiếp: “là hình thức doanh nghiệp tự tìm kiếm thị trường tiêu

thụ và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa bằng nguồn vốn của doanh nghiệp mình” (Lê Thanh Phong, 2006: 3)

“Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và quy mô lớn, được phép XK trực tiếp, có kinh nghiệ trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới” (Vũ Thị Mỹ Thắm, 2009: 4)

Vũ Thị Mỹ Thắm (2009)

− Xuất nhập khẩu ủy thác: là hình thức XK thông qua những tổ chức độc lập trong

nước để tiến hành XK hàng hóa của mình ra nước ngoài Hình thức này được sử dụng đối với các nhà sản xuất nhỏ, các cơ sở kinh doanh mới bắt đầu tham gia thị trường thế SVTH: Huỳnh Thị Kim Bích Trang 2

Trang 12

giới còn thiếu kinh nghiệm trong thương mại, ngân sách eo hẹp, những rủi ro kinh doanh sẽ giảm, nhà sản xuất có thể học hỏi kinh nghiệm kinh doanh và giảm chi phí đầu

 Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, cũng nhu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu như:

Vũ Thị Mỹ Thắm (2009)

− Thúc đẩy quá trình xuất khẩu trong nước

− Tạo được lợi nhuận cao nhờ sự chênh lệch giá cả và lợi thế cạnh tranh về sản phẩm

− Thu được đồng ngoại tệ

− Phát triển mối quan hệ buôn bán với các nước,…

3.1.2.Chất lượng sản phẩm và kênh phân phối

Hay chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu (nhu cầu hay mong đợi đã được công bố ngầm hiểu hay bắt buộc)

Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định

 Kênh phân phối

− Sự cần thiết phải sử dụng kênh phân phối

Việc sử dụng kênh phân phối sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc phân phối hàng hóa rộng khắp và đưa hàng hóa đến thị trường mục tiêu

Tiết kiệm được khối lượng công việc cần làm

Trang 13

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang

Hình 3.1 kênh phân phối 3.1.3 Công thức tính tốc độ tăng trưởng hàng năm

(ThS Nguyễn Như Ý, ThS Trần Thị Bích Dung, ThS Trần Bá Thọ, ThS.Lâm Mạnh Hà, 1999)

Trong đó: gt: Tốc độ tăng trưởng hàng năm

Yt: Sản lượng năm t

Yt-1: Sản lượng năm t-1

3.2 Phương pháp nghiên cứu.

Với những mục tiêu được đề ra ở phần trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu và rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau đây:

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

− Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trên sách, báo,tạp chí kinh tế, từ nguồn internet, niên giám thống kê,bộ tài chính…Đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của tỉnh từ Chi Cục Thống Kê

− Tham khảo các nghiên cứu trước đây Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi thu thập số liệu xong tiến hành phân tích và xử lí số liệu

− Phương pháp so sánh: so sánh hoạt động kinh doanh của tỉnh với kết quả hoạt động kinh doanh của các cả nước

− Phương pháp xu hướng: phân tích, so sánh kết quả hoạt động xuất khẩu của tỉnh qua 5 năm hoạt động

SVTH: Huỳnh Thị Kim Bích Trang 4

Nhà phân phối

Người tiêu dùngNgười tiêu dùngNgười tiêu dùng

Nhà sản xuất IIINhà sản xuất IINhà sản xuất I

gt =

Yt – Yt-1Y

t-1

x 100

Trang 14

− Xử lý, tổng hợp dữ liệu chủ yếu bằng phần mềm Excel

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

Trang 15

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AN GIANG 1.1 Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.

( 23/12/2008) Minh Thuần

Tỉnh An Giang nằm về phía Tây Nam Đồng Bằng Sông Cửu Long, cách TP.HCM gần 200km, phía Tây Bắc giáp với Campuchia (với đường biên giới gần 100km), Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ và phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang Diện tích toàn tỉnh là 3.424 km2 Các đơn vị hành chánh gồm có: TP Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện Dân số trên 2,2 triệu người, gồm các dân tộc Kinh 91%, Hoa 4 – 5%, Chăm 0,61%, Khmer 4,31%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác An Giang là điểm đầu nguồn Sông Mekong đổ vào Việt Nam qua hai con sông: Sông Tiền và Sông Hậu Địa hình đồi núi thấp ở huyện Tịnh Biên và Tri Tôn đã tô điểm cho vùng đồng bằng

(07/05/2009) Cao Cự Tú

Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3° ; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1° Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38° ; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18° Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10 (dương lịch) Do ảnh hưởng nhiệt độ và gió mùa, sự phân chia mùa hình thành theo lượng mưa Lượng mưa hàng năm khoảng 1.400 – 1.500 mm và hình thành 2 mùa: mùa khô ( tháng 12 – tháng 4), mùa mưa ( tháng 5 – tháng 11) Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau Nghĩa là mùa có

độ ẩm thấp trùng với mùa khô Mùa khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82% , giữa 78%, và cuối còn 72%.Mùa mưa ở đây thật sự là một mùa ẩm ướt Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90% Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa

và thủy sản nước ngọt cao nhất nước An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5% Đất đai của

An Giang phần lớn màu mỡ vì chiếm 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi với nhiều loại cây trồng

1.2 Về kinh tế - xã hội.

SVTH: Huỳnh Thị Kim Bích Trang 6

Trang 16

( 27/12/2005) Gia Bảo

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, nền kinh tế An Giang luôn đạt tốc độ phát triển

cao và bền vững trong suốt hai thập niên vừa qua Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức hai con số, đạt mức 13,36% vào năm 2007 An Giang là một nền kinh tế có trình độ ngoại thương tương đối cao, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt khoảng 540 triệu USD, chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng Tốc

độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 22%/ năm, đạt ngang mức trung bình của cả nước và cao hơn rất nhiều mức trung bình của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long là 13% Hàng hóa xuất khẩu của An Giang đã có mặt tại nhiều nước tại cả 5 châu

(18/8/2007) Tuấn

An Giang ngày một chú trọng hơn về chất lượng phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm tới các yếu tố về phát triển con người, bảo vệ tài nguyên môi trường và hiệu quả của nguồn vốn đầu tư Nền kinh tế vững chắc, phát triển nhanh và ổn định của An Giang sẽ

là tiền đề quan trọng, đảm bảo sự thành công của các doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh

1.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang.

1.3.1 Thuận lợi

− Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng có vị trí và điều kiện thiên nhiên vô cùng thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo là vùng hạ lưu được phù sa bồi đấp hàng năm đất đai màu mỡ nên sản xuất ra sản phẩm lúa gạo

− An Giang có vị trí thuận lợi về mọi mặt như: cảng khẩu, phương tiện vận chuyển tương đối hiện đại và nguồn lao động dồi dào,…

− Về trình độ khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ từng bước được trang bị cho phù hợp với nhu cầu xuất khẩu

Võ Thị Mi (2007)

Trang 17

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang

− Hệ thống thủy lợi được nhà nước đầu tư khá tốt là vùng có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc tưới tiêu và là giao thông đường thủy quan trọng cho vận chuyển sản phẩm lúa gạo

− Những năm gần đây việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đang được đẩy mạnh từ khâu xuống giống cho đến thu hoạch đây là nhân tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng hạt lúa

− Việc sản xuất lúa đã được sản xuất một cách đồng loạt do nhà nước có qui định lịch xuống giống của người dân Do đó, sản lượng lúa thu hoạch đồng loạt và lớn đây là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp kí kết các hợp đồng với số lượng lớn

“ly hương” của những người nông dân; thực trạng trình độ lao động thấp, thiếu tay nghề, doanh thu, thu nhập từ sản xuất lúa và của người trồng lúa thấp với yêu cầu tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn,… là những thách thức đang đe dọa

sự an toàn và phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực quốc gia

− “Diện tích ngày càng thu hẹp vì tăng dân số, phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hóa nông thôn vì vậy rất nhiều đất nông nghiệp chuyển thành đất công nghiệp” ( Vũ Thị Mỹ Thắm, 2009: 18)

( 26/09/2009) Lê Chí Bình

− Cho đến thời điểm hiện nay sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và của tỉnh nói riêng về cơ bản đã thoát khỏi tư duy bao cấp, từng bước gắn sản xuất với thị trường Tuy nhiên, nếu xét theo quy mô sản xuất lúa gạo hàng hoá phục vụ cho công tác xuất khẩu thì về cơ bản vẫn còn manh mún

− Một trong những vấn đề bộc lộ rõ nhất trong công tác xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng là công tác tổ chức thị trường Có một thực tế hiện nay trong ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo thông thường được ký kết ở đầu năm, giá cả cũng được chốt ngay ở thời điểm này Trong khi đó các doanh nghiệp lại chưa thể định

SVTH: Huỳnh Thị Kim Bích Trang 8

Trang 18

liệu được kết quả sản xuất trong năm như thế nào, giá cả trong năm diễn biến ra sao Điều đó dẫn tới một thực tế là nhiều năm khi ký hợp đồng thì giá gạo thấp, khi thực hiện xuất trả kế hoạch thì giá gạo cao, nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo kêu trời vì

lỗ nặng

Võ Thị Mi (2009)

− Các chính sách khuyến khích, phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

và chính sách đối với người sản xuất lúa gạo tuy được tăng cường trong những năm gần đây, góp phần hỗ trợ thúc đẩy sản xuất phát triển, song, các chính sách này chủ yếu xử

lý những tình thế trước mắt, chưa có được các chính sách cơ bản lâu dài về đất đai, đầu

tư, tín dụng, bảo hiểm…; có những chính sách ban hành những cơ chế, thủ tục còn nhiều vướng mắc, người dân khó tiếp cận Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất, lưu thông, cung ứng lúa gạo chưa được xây dựng đến cơ sở

có hiệu quả hơn trên thị trường thế giới

Chương 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỈNH 2.1 Quy mô.

Trang 19

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang

Bảng 2.2 Dân số của An Giang và của cả nước giai đoạn 2004 - 2008

(Nguồn: Niên giám thống kê 2008 Nhà Xuất bản

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu GạoPhân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Gạo  Tỉnh An Giang Giai Đoạn 2004 - 2008Tỉnh An Giang Giai Đoạn 2004 - 2008 - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
h ân Tích Tình Hình Xuất Khẩu GạoPhân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Gạo Tỉnh An Giang Giai Đoạn 2004 - 2008Tỉnh An Giang Giai Đoạn 2004 - 2008 (Trang 1)
Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu GạoPhân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Gạo  Tỉnh An Giang Giai Đoạn 2004 - 2008Tỉnh An Giang Giai Đoạn 2004 - 2008 - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
h ân Tích Tình Hình Xuất Khẩu GạoPhân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Gạo Tỉnh An Giang Giai Đoạn 2004 - 2008Tỉnh An Giang Giai Đoạn 2004 - 2008 (Trang 2)
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
h ân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang (Trang 13)
Bảng 2.1.Sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước và của tỉnh giai đoạn năm 2004- 2004-2008. - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
Bảng 2.1. Sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước và của tỉnh giai đoạn năm 2004- 2004-2008 (Trang 19)
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
h ân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang (Trang 19)
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
h ân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang (Trang 21)
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
h ân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang (Trang 23)
(Nguồn: Tính toán từ số liệu bảng 2.4) - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
gu ồn: Tính toán từ số liệu bảng 2.4) (Trang 27)
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
h ân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang (Trang 27)
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
h ân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang (Trang 31)
Bảng 2.11. Tốc độ tăng trưởng hàng năm sản lượng xuất khẩu gạo qua một số thị trường  giai đoạn 2004 – 2008 - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
Bảng 2.11. Tốc độ tăng trưởng hàng năm sản lượng xuất khẩu gạo qua một số thị trường giai đoạn 2004 – 2008 (Trang 31)
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang giai đoạn 2004   2008
h ân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh AnGiang (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w