Tên Đề Tài: Phân Tích Môi Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Nước ta là một nước miền duyên hải, có 3260 km đường bờ biển và rất nhiều sông suối.. em xin làm một đề
Trang 1Tên Đề Tài: Phân Tích Môi Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Của Các Doanh Nghiệp Việt
Nam
Nước ta là một nước miền duyên hải, có 3260 km đường bờ biển và rất nhiều sông suối Diện tích nuôi trồng thủy hải sản ở nước ta khá lớn Nguồn cung thủy sản khá dồi dào Có thể nói, tiềm năng của ngành xuất khẩu thủy sản là không nhỏ bên cạnh đó, nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu Trong nông nghiệp, ngành nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu
có giá trị cao Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp việt nam Nhưng tại sao ngành xuất khẩu thủy sản việt nam vẫn không thể tận dụng được các tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh? Tại sao thủy sản việt nam đã xuất đi lại bị trả về? Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam phải chăng quá yếu? em xin làm một đề tài về phân tích môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản việt nam Để có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản việt nam trong thời kì hội nhập kinh tế I.cơ sở lý luận về phân tích môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp , có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cự đến việc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và
khách hàng, nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra Môi trường kinh doanh có thể được phân ra thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài Cũng có thể phân thành môi trường vĩ mô và môi trường ngành
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có thể được miêu tả bởi sơ đồ sau:
Trang 21 Môi trường vĩ mô
A Môi trường kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực
+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình
+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, tình trạng thất nghiệp, Nếu tỉ lệ lạm phát cao thì không thể kiểm soát được giá cả và tiền công Lạm phát gia tăng sẽ làm các dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn Khiến các doanh nghiệp ít nhiệt tình đầu tư hơn Đây là một hiểm họa của các doanh nghiệpMức lãi suất sẽ ảnh hưởng đến mức cầu các sản phẩm của doanh nghiệp
+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp
+Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư
B môi trường công nghệ
Trang 3Có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như doanh nghiệp, Thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội.
Công nghệ bao gồm :Các thể chế, các hoạt động liên quan đến việc sáng tạo ra các kiến thức mới, chuyển dịch các kiến thức đó đến các đầu ra: các sản phẩm, các quá trình và các vật liệu mới
Thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, cả cơ hội và đe dọa.Thay đổi công nghệ có thể tác động lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành tận gốc rễ Chịu tác động của thay đổi công nghệ, chu kì sống vủa một sản phẩm hay dịch vụ trở nên khá ngắn
Trong không gian toàn cầu, các cơ hội và đe dọa của công nghệ tác động lên mọi doanh nghiệp bằng việc mua từ bên ngoài hay tự sáng tạo ra công nghệ mới
C Môi trường chính phủ - luật pháp – chính trị
Các yếu tố Thể chế- Luật pháp là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại
và phát triển của bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các
doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó
Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó
+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá
+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng
D Môi trường văn hóa xã hội
- Liên quan đến các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa
+ Các giá trị văn hóa và thái độ xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, -> dẫn dắt
+ các thay đổi và các điều kiện công nghệ, chính trị-luật pháp, kinh tế và nhân khẩu.Thay đổi xã hội cũng tạo ra các cơ hội và đe dọa
Trang 42 môi trường ngành
A Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
+ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh
+ Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
* Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng
không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại
* Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
+ Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :
* Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
* Ràng buộc với người lao động
* Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
* Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch
B áp lực từ nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Trong trường hợp này quyền lực đàm phán của nhà cung cấp là rất lớn Các doanh nghiệp bị lệ thuộc vào nhà cung cấp Nếu có một
số lượng lớn các nhà cung cấp trên thị trường doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn trong viêc mua nguyên vật liệu Nếu các nhà cung cấp có thể bị thay thế dễ dàng thì nhà cung cấp không thể gây áp lực lên doanh nghiệp.Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp
là khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost)
Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy
sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp
Trang 5+Nhà phân phối: các đại lý, siêu thị, nhà phân phối riêng của doanh nghiệp
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành:
D Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi,
số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành
+Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn, bao gồm Kỹ thuật,Vốn, Các yếu tố thương mại ( hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ), Các nguồn lực đặc thù ( Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ )
E Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Trang 6Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
II.thực trạng môi trường xuất khẩu thủy sản
Ông cha ta có câu “ biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” Điều này không chỉ đúng trong chiến tranh, trong mọi khía cạnh của cuộc sống, câu nói này không hề mất đi ý nghĩa Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh Nhưng chỉ biết địch, biết ta thôi thì không
đủ, đối với công việc kinh doanh, để có thể thành công, ta không những phải nắm được vị thế của mình, của đối thủ cạnh tranh mà phải nắm được nhu cầu của khách hàng, xu hướng biến động của nền kinh tế, để có thể nhận thức được những cơ hội cũng như những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích môi trường kinh doanh Phân tích kĩ môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định rõ cơ hội và thách thức Từ đó nắm bắt được các cơ hội và đối phó với các thách thức Trong giáo trình quản trị chiến lược ta đã có một chương nói về vấn đề này Cụ thể, việc phân tích môi trường kinh doanh thực hiện thông qua việc xem xét các nhân tố môi trường khác nhau như môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ, để có thể đi vào chi tiết và cụ thể thì rất khó và rất dài vì vậy, em xin được trình bày một vài nhân tố
mà em cho là có tác động quan trọng đối với việc xuất khẩu thủy sản việt nam ra thị trường thế giới như môi trường ngành, môi trường kinh tế, môi trường chính phủ- luật pháp- và chính trị
1 Môi trường vĩ mô
A Môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm đáng kể suy thoái kinh tế Mỹ bắt đầu vào tháng 12/2007 và kết thúc vào tháng 6/2009, kéo dài 18 tháng, là cuộc khủng hoảng dài nhất kể từ 1948 trở lại đây Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm tình hình xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam gặp thêm nhiều khó khăn, do sự giảm sút sức mua từ các thị trường EU, Mỹ Sang năm 2010, nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu hồi phục trở lại thêm vào đó, sự gia tăng dân số thế giới cũng khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản gia tăng mạnh thủy sản việt nam đã có những bước tiến rất quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu Việc gia nhập WTO góp phần mở rộng thị trường quốc tế cho kinh tế việt nam nói chung và ngành xuất khẩu thủy sản nói riêng
Trang 7Các thị trường xuất khẩu chính của nước ta gồm có hoa kỳ, nhật bản, trung quốc, úc, singapo, đài loan, anh, pháp, hà lan Tại thị trường nhật bản, so với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia thủy sản Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với Nhật Bản Việt Nam ký Hiệp định sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn.
Tháng 11/2009, NHNN chính thức áp dụng tỷ giá niêm yết và biên độ tỷ giá mới, với biên độ thu hẹp từ +5% xuống +3%, trong khi đó lại tăng tỷ giá niêm yết từ 17.034
VND/USD (25/11/2009) lên 17.961 VND/USD (26/11/2009) đã làm cho tỷ giá tăng 5,44%, kết hợp với việc thay đổi lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%/năm Đây cũng là một lợi thế rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam Trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Vấn đề tỷ giá giữa đồng dollar mỹ và nhân dân tệ đang diễn ra gay gắt Nền kinh tế có nhiều biến động trong vài năm trở lại đây gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp việt nam Trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đặt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước.Theo
số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2009, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam đạt 3,038 tỷ USD, giảm 9,1% so với 3,350 tỷ USD cùng kỳ năm 2008 Khối lượngxuất khẩu đạt 873.513 tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2008
Cuối năm 2009, Bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã công nhận cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu Tây Ba Nha là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong các nước EU
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (JVEPA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế xuất khẩu xuống 1-2% Đây
là điều kiện thuận lợi cho các DN thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này Năm 2010, đã có nhiều tín hiệu mới cho thấy, xuất khẩu thuỷ sản sẽ có kết quả khả quan hơn nhiều so với năm 2009 Kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, đang trên đà phục hồi là cơ hội tốt cho mặt hàng này Ngoài ra, hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực, theo đó, từ 1.10.2009, trên 86% hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 – 2%
Khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu
Trang 8chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm Thị
trường nhật bản vốn Mỹ là một thị trường rất đa dạng, có rất nhiều sự dị biệt so với thị trường chung trên thế giới
Trong xu thế kinh tế vĩ mô có chiều hướng xấu đi của toàn khối EU, vẫn đang xuất hiện những thị trường có triển vọng đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Theo xu hướng này, các thị trường truyền thống và có kim ngạch lớn của Việt Nam đã bắt đầu chững lại, thậm chí tốc độ tăng trưởng nhập khẩu sụt giảm mạnh Chẳng hạn các nước như Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Ý, Hà Lan có mức nhập khẩu hàng năm trên 100 triệu USD, song tăng trưởng nhập khẩu chỉ ở mức xấp xỉ 0% hoặc giảm 15-20 Trong khi đó, các thị trường có quy mô nhỏ hơn lại đang có xu hướng tăng nhập khẩu thủy sản Việt Nam như: Bulgaria, Rumania, Séc và một vài nước Bắc Âu với tỷ lệ tăng trên 40% trong năm 2009
B.Môi trường chính phủ - luật pháp- chính trị
Việt nam đã gia nhập WTO nên thị trường xuất khẩu của thủy sản việt nam rộng mở Nền kinh tế ở các thị trường chính như mỹ, nhật ,EU đang dần phục hồi trở lại.Một số thị trường khác cũng rất quan trọng như Hàn Quốc, Nga, Trung Đông đang trở thành những thị trường không thể bỏ qua với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Quy định chống đánh bắt thủy sản trái phép (IUU) bắt đầu được thực hiện từ năm 2010
sẽ khiến đầu vào của các doanh nghiệp trở nên khó khăn, vì trước đó nguồn thủy sản đánh bắt gần bờ đã có xu hướng suy giảm mạnh Bắt đầu từ tháng 1-2010, EU yêu cầu
"chứng nhận thủy sản khai thác" đối với tất cả các nhà xuất khẩu thủy sản nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và loại bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định Bên cạnh đó, EU đang thắt chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu dựa trên các mối quan tâm về sức khỏe và môi trường
Ngoài EU, bộ y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản đã cảnh báo về việc lô tôm, lô cá tra nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng Trifluralin Việc cảnh báo này có thể sẽ dẫn đến Nhật Bản nâng cao mức kiểm soát đối với sản phẩm tôm từ Việt Nam, và có nguy cơ tăng mức kiểm soát lên 100%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động xuất khẩu sản phẩm tôm nói riêng và sản phẩm thuỷ sản nói chung từ Việt Nam
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa có quyết định sơ bộ kết quả đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ 1-8-
2008 đến 31-7-2009 Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể bị áp mức thuế tới 4,22
USD/kg phi lê đông lạnh bắt đầu từ tháng 3-2011 Nếu quy định này được thông qua, tình hình xuất khẩu cá tra sang Mỹ sẽ rất ảm đạm trong thời gian tới, vì các doanh nghiệp Việt
Trang 9Nam có nguy cơ lỗ nặng với mức thuế cao hơn giá bán thực tế ở thị trường này Bên cạnh đó Mỹ đang sử dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa bằng việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao cho các sản phẩm nhập khẩu chính của việt nam vào mỹ như
cá tra, cá basa, tôm Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam
2 Phân tích môi trường ngành
A Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Philíppin nhằm củng cố và phát triển thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản cũng sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Ngành nuôi trồng thủy sản bằng nước ngọt của Thái Lan chiếm hơn 43% tổng số sản lượng được sản xuất trên toàn thế giới Tổng sản lương hải sản của Thái Lan đạt gần 4 triệu tấn / năm, chủ yếu là tôm và cá thu đóng hộp Thái Lan có hơn 20.000 trang trại sản xuất tôm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, điều này đã làm cho nó trở thành nhà tiên phong trên toàn cầu trong lĩnh vực tôm xuất khẩu, đưa thái lan thành đối thủ cạnh tranh
số một của việt nam trong lĩnh vực xuất khẩu tôm trong tương lai Thái Lan sẽ mở rông
ra các loại cá có nhiều tiềm năng lớn cho việc nuôi trồng thủy sản là: cá rô phi, cá chép
và cá trê Điều cần chú ý là sự chênh lệch về chất lượng thủy sản của việt nam và thái lan khá lớn Bởi vậy năng lực cạnh tranh của việt nam so với thái lan còn rất kém
Ấn Độ đã trở thành nước sản xuất thủy sản lớn thứ 2 thế giới năm 2004, Ấn Độ có gần 1.700 nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản.Đến tháng 12 năm 2009, số này đã giảm xuống còn khoảng 500 đơn vị, trong đó chỉ có 100 đơn vị hoạt động hiệu quả Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Ấn Độ không thực hiện đúng hợp đồng và các quy định nghiêm ngặt Trong đó, nhiều doanh nghiệp không đáng tin cậy, không có cam kết lâu dài đã bị loại trừ khỏi ngành Năm 2006, tỷ trọng của Ấn Độ trong sản lượng thủy sản của thế giới vào khoảng 4,2% về khối lượng và giá trị Do các nước nhập khẩu ngày càng đưa ra nhiều quy định và quản lý chất lượng nên số các doanh nghiệp bị loại khỏi ngành cũng tăng trong những năm gần đây Hiện nay,Ấn Độ đã khai trương biểu
Trang 10tượng (logo) chất lượng xuất khẩu để củng cố niềm tin và sự tín nhiệm đối với thuỷ sản
Ấn Độ trên thị trường quốc tế Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam so với các doanh nghiệp ấn độ tương đối cao
Trung Quốc là nước đứng đầu về lĩnh vực sản xuất thủy sản Năm 2006, tỷ trọng của Trung Quốc là 69,6% về khối lượng và 51,2% về giá trị trong sản lượng thủy sản thế giới Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường thủy sản thế giới về mặt khối lượng ở cả ba lĩnh vực là sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu trong năm 2005 Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của trung quốc, cũng giống như việt nam, đang điêu đứng trước nguy cơ bị hạn chế nhập và tiến hành kiểm tra 100% sản phẩm nhập khẩu vì liên quan đến dư lượng kháng sinh và các chất độc hại trong thủy sản cao.tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản trung quốc đang cạnh tranh rất mạnh với xuất khẩu thủy sản việt nam
Bản thân các doanh nghiệp việt nam liên tục cạnh tranh lẫn nhau bằng “chiến lược đại
hạ giá”, thay vì tận dụng những ưu thế này để làm lợi cho mình và quốc gia Các doanh nghiệp chưa thấy hết tầm quan trọng của marketing và thương hiệu trong kinh doanh, chưa có kế hoạch đầu tư đường dài mới chỉ chú trọng vào những lợi nhuận trước mắt Hơn thế, rào cản gia nhập ngành thủy sản không lớn.Bất cứ người nông dân nào cũng có thể nuôi cá, thậm chí trở thành chủ một nhà máy chế biến cá với hàng nghìn công nhân trong khoảng thời gian ngắn nhất, miễn là họ huy động được vốn và vay được tiền để đầu
tư Dẫn đến tình trạng tăng quá nhanh các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu, cùng với việc mở rộng dây chuyền sản xuất nên sản lượng thủy sản nguyên liệu không đủ cho chế biến Gây ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu nguyên liệu Khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp càng trở nên khó khăn
B Nhà cung ứng
Khó khăn về thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu
nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0% trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm khai thác của ngư dân vẫn còn thấp, ngư cụ cũ, phương tiện không được đầu
tư nâng cấp đã góp phần ảnh hưởng đến sản lượng khai thác Tình trạng con giống (để nuôi trồng thủy sản) không bảo đảm, chất lượng thấp Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến Ngư dân chưa tin tưởng vào doanh nghiệp, chưa có sự phối hợp giữa ngư dân và doanh nghiệp Đã xảy ra tình trạng các doanh nghiệp tranh giành thu mua thủy sản để lấy nguyên liệu sản xuất Thêm vào đó nông dân vì lợi trước mắt thường đổ