Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
317,5 KB
Nội dung
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Miền Tây Nam Bộ hay còn gọi là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là một
bộ phận của sông Mê Kông, có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và
Tây Nam giáp biển, có đường bờ biển dài 700km, thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển, du lịch, hàng hải và thương mại.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh thành (An Giang,
Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên
Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) với gần 4 triệu
ha đất tự nhiên. ĐBSCL là vùng đất phù sa màu mỡ, có diện tích mặt nước rộng
lớn và đa dạng về hệ sinh thái. Là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, có vựa
lúa lớn nhất cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 90-95% lượng gạo xuất
khẩu hàng năm. Hàng năm cung cấp 70% lượng trái cây cho cả nước (Theo Báo
điện tử Kinh tế nông thôn).
Khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng là một lợi thế mạnh ởĐBSCL với
gần 824.000 ha diện tích nuôi thủy sản năm 2009, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn
vào năm 2009, chiếm gần 75% diện tích nuôi và 70% sản lượng thủy sản nuôi
của cả nước, đồng thời chiếm 89% diện tích và 93% sản lượng ở các tỉnh phía
Nam. Trong đó ngành nuôi trồng và xuấtkhẩucá tra và cá basa chiếm tỷ lệ cao,
với diện tích nuôi khoảng hơn 400.000 ha, tổng sản lượng trung bình hàng năm
trên dưới 1 triệu tấn, chiếm gần 49% diện tích nuôi và khoảng 53% sản lượng
thủy sản của ĐBSCL (Theo thông tin Thương mại). Năm 2010 diện tích nuôi
thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt 830.000ha, sản lượng đạt 2,97 triệu
tấn.
Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên 150 của tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Gia nhập WTO, Việt Nam có thể mở rộng thị
trường xuất khẩu, đồng thời được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các đối thủ
SVTH: Võ Thúy Ngân
1
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
ngay trong thị trường nội địa. Khi mà công nghệ sản xuất vẫn còn lạc hậu làm
cho giá thành sản phẩm cao không đủ sức cạnh tranh với các hàng nông sản ở
nước ngoài. Việc gia nhập WTO đem đến nhiều thuận lợi cũng như thách thức
cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, cho ngành xuấtkhẩu thủy sản nói riêng và
đặc biệt là ngành xuấtkhẩucátra,cába sa.
Trong khoảng bốn năm gần đây (từ 2006 đến 2010) nghề nuôi trồngcátra,
cá basa phát triển nhanh chóng ở ĐBSCL, đồng thời trong thời gian đó người
nuôi cá gặp không ít khó khăn khi bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới năm 2008, lạm phát cao, đến những vụ kiện chống bán phá giá cátra,cába
sa, bên cạnh đó tình trạng nuôi cá tự phát, theo phong trào diễn ra làm cho nguồn
nguyên liệu không ổn định, dẫn đến giá cả bấp bênh gây thiệt hại cho người nuôi.
Sự phát triển của nghề nuôi trồng và xuấtkhẩucátra,cábasa hiện nay đã
đem lại giá trị xuấtkhẩu cao trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước, cung
ứng hơn 65% sản lượng xuấtkhẩu hàng năm, đóng góp trên 13% GDP cho cả
nước và đứng thứ ba về khối lượng GDP cho cả nước, giải quyết được số lượng
việc làm lớn cho nông dân, song song đó, ngành xuấtkhẩucátra,cábasa phải
đối mặt với nhiều thử thách, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành xuấtkhẩu thủy sản
của cả nước và đời sống người nuôi cá cụ thể ở ĐBSCL. Vì vậy việc “Phân tích
tình hìnhxuấtkhẩucátra,cábasaởĐBSCLtronggiaiđoạn 2009-2010”
nhằm hiểu rõ hơn về tìnhhìnhxuấtkhẩucátra,cábasaởĐBSCLtrong hai năm
2009-2010, cũng như tìm ra một số giải pháp để ổn định và phát triển bền vững
cho ngành xuấtkhẩucátra,cábasaởĐBSCLtrong tương lai.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung là “Phân tíchtìnhhìnhxuấtkhẩucátra,cábasaở Đồng
Bằng Sông Cửu Long tronggiaiđoạn 2009-2010”. Từ đó nhận xét đồng thời đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuấtkhẩucátra,cábasaởĐBSCL
trong thời gian tới.
SVTH: Võ Thúy Ngân
2
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
2.2. Mục tiêu cụ thể :
• Phântích thực trạng nuôi trồng và xuấtkhẩucátra,cá basa ở ĐBSCL.
• Phântích những khó khăn và thuận lợi của hoạt động xuấtkhẩucátra,cába
sa ở ĐBSCL.
• Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩucátra,cábasaở
ĐBSCL.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian của số liệu được lấy: Chủ yếu từ năm 2009-2010.
Nội dung nghiên cứu: Tìnhhìnhxuấtkhẩucátra,cábasa tại vùng ĐBSCL
từ năm 2009-2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo của niên giám thống kê, từ sách, báo, tạp
chí chuyên ngành (kinh tế nông nghiệp), Internet và các phương tiện truyền thông
để phântíchtìnhhìnhxuấtkhẩucátra,cábasaở ĐBSCL.
4.2. Phương pháp phântích số liệu:
Sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả thông qua số tương đối (số
tương đối động thái, số tương đối so sánh, số tương đối kết cấu) và số tuyệt đối
cùng với việc phântích đánh giá nhằm tìm hiểu tìnhhìnhxuấtkhẩucátra, basa ở
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
SVTH: Võ Thúy Ngân
3
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
PHÂNTÍCH THỰC TRẠNG NUÔI VÀ XUẤTKHẨUCÁTRA,CÁ
BASA ỞĐBSCL HAI NĂM 2009 - 2010
1.1. Thực trạng nuôi trồng và vùng sản xuấttrọng điểm cátra,cá basa ở
ĐBSCL năm 2009-2010:
1.1.1. Thực trạng nuôi trồngcátra,cá basa ởĐBSCL năm 2009-2010:
Đồng Bằng Sông Cửu Long vốn có truyền thống nuôi cátra,cá basa từ lâu.
Trước đây, cá tra được nuôi phổ biến trong ao, đăng quần, bãi bồi và nuôi lồng
bè. Cá basa chủ yếu được nuôi trên các con sông lớn thuộc các tỉnh An giang,
Đồng Tháp. Đến nay cátra,cá basa đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh, thành trong
khu vực, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên liệu cho chế
biến xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cátra,cá
basa.
Cùng với sự thành công về năng về năng suất chăn nuôi, ngành công nghiệp
chế biến cátra,cá basa cũng có sự tiến bộ vượt bậc. Nếu thời điểm năm 2005,
toàn vùng ĐBSCL chỉ có 103 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất
thiết kế đạt trên 638 nghìn tấn, trong đó có 36 nhà máy có chế biến cátra,cá
basa, tổng công suất thiết kế 273 nghìn tấn/ năm. Đến tháng 6/2008, số lượng nhà
máy có chế biến cátra,cá basa đã tăng lên thành 84 nhà máy với tổng công suất
đạt gần 1 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương như: An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang. Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn năm 2010, toàn vùng ĐBSCL có trên 193 nhà máy chế biến thuỷ sản (chủ
yếu là Tôm và cá tra) với công suất thiết kế trên 1,2 triệu tấn/năm, so với năm
2003 tăng 2 đến 3 lần về số nhà máy, tăng hơn 2,7 lần về công suất.
Mặc dù diện tích nuôi được mở rộng, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu luôn tăng qua từng năm song nghề nuôi cátra,cá basa tại khu vực ĐBSCL
SVTH: Võ Thúy Ngân
4
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
vẫn chưa thật ổn định. Trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi
trường, biến động về thị trường, giá cả. Trong những tháng đầu năm 2008, người
nuôi cátra,cá basa đang đứng trước nguy cơ thua lỗ do chi phí sản xuất tăng ở
mức 14.000-15.000 đồng/kg (tương đương với giá bán ở thị trường), mà chi phí
thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn, nhất là tronggiaiđoạn trước khi thu hoạch.
Những tháng đầu năm 2009, toàn vùng ĐBSCL khoảng 30% diện tích nuôi
cá tra,cá basa bị “treo hầm” do ảnh hưởng của đợt thua lỗ vào cuối năm 2008,
người nuôi không đủ điều kiện về tài chính để tái đầu tư. Tuy nhiên những dự báo
về nguồn cung thị trường sụt giảm, cầu tăng đã làm cho người nuôi đặt niềm tin
trở lại vào con cátra,cá basa.
Tình hình nuôi cátra,cá basa tại ĐBSCLtrong năm 2009 tương đối ổn định,
diện tích thả nuôi đạt gần 6.756 ha. Diện tích nuôi cátra, basa cao nhất tại một số
tỉnh như sau:
BIỂU ĐỒ 1.1:TỶ TRỌNG NUÔI CÁTRA, BASA Ở ĐỒNG THÁP,
CẦN THƠ, AN GIANG NĂM 2009
(Nguồn:Theo thống kê của Cục Nuôi trồng thủy sản)
SVTH: Võ Thúy Ngân
5
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
Qua biểu đồ 1.1 thể hiện tỷ trọng nuôi cátra, basa của của các tỉnhtrọng điểm
của vùng ĐBSCL năm 2009 và cụ thể là Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang chiếm
tỷ trọng rất lớn 70,3% trong tổng diện tích nuôi trồng loại thủy sản đặc trưng này.
Trong đó, Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi trồngcátra, basa cao nhất vùng do
có điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi. Đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp có hai nhánh
sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) chảy qua, rất thích hợp cho nuôi trồng
thủy sản nói chung và cátra, basa nói riêng. Và không thua kém về điều kiện thuận
lợi trong việc nuôi trồngcátra, basa so với tỉnh Đồng Tháp nhiều thì Cần Thơ và
An Giang cũng có diện tích nuôi trồngcátra, basa cao so với các tỉnh còn lại trong
khu vực: Cần Thơ chiếm 21,5% và An Giang chiếm 19,9%.
Tính đến hết tháng 12 năm 2010 diện tíchcá tra ởĐBSCL đạt gần 5.400 ha
(nguồn Vasep), sản lượng là 1,1triệu (đạt 95% kế hoạch năm 2010), năng suất
trung bình đạt gần 270 tấn/ha/vụ.
BẢNG 1.1: DIỆN TÍCH NUÔI CÁTRA, BASA Ở MỘT SỐ TỈNHỞ
ĐBSCL
2009 2010
Tốc độ tăng
trưởng 2010 so
với 2009 (%)
Cần Thơ 1.110 782 -41,94
Đồng Tháp 1.490 1.780 16,29
An Giang 1.200 1.000 -20
Bến tre 714 660 -8,10
(Nguồn:Theo thống kê của Cục Nuôi trồng thủy sản)
Qua bảng 1.1 ta thấy một số địa phương có diện tích nuôi thả cá tra cá basa
lớn có chiều hướng giảm nhiều so với năm 2009 là Cần Thơ giảm 41,94%; An
Giang giảm 20%; Bến Tre giảm 8,1%. Sản lượng cá tra thu hoạch năm 2010 đạt 1
triệu tấn, giảm 1,8% so với năm trước. Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang có sản
SVTH: Võ Thúy Ngân
6
Đvt: ha
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
lượng cá tra giảm nhiều lần lượt là 47,8%; 11,4%; 5,6%. Nguyên nhân dẫn đến tổng
diện tích nuôi cá tra năm 2010 thấp hơn năm 2009 là do những tháng đầu năm 2010,
mặc dù giá bán cá tra nguyên liệu cao hơn năm 2009, dao động từ 14.500- 16.200
đồng/kg, cùng với nguồn cung khá dồi dào nhưng người nuôi vẫn không có lãi hoặc lỗ
do giá vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là thức ăn. Bên cạnh đó còn do các hộ quy mô
nhỏ không có khả năng tái đầu tư nuôi tiếp hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác
trong khi những hộ nuôi quy mô lớn lại không mạnh dạn đầu tư do giá cả đầu ra bấp
bênh, lợi nhuận thấp hoặc không có lãi nên chỉ nuôi cầm chừng chờ thị trường ổn định
mới tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất. Ngoài ra, nhu cầu vốn nuôi cá tra rất lớn nên
phần lớn cơ sở nuôi cá tra công nghiệp phải vay vốn nhưng việc tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng bị hạn chế, chỉ đáp ứng 30 - 40% nhu cầu, định mức cho vay thấp, một số
ngân hàng không cho vay đáo hạn nên người nuôi phải vay ngoài với lãi suất cao
khiến kế hoạch sản xuất luôn bị động do thiếu vốn - đây là một trong những nguyên
nhân chính làm giảm số hộ nuôi nhỏ lẻ. Việc thực hiện liên kết giữa người nuôi và nhà
chế biến chưa tốt, một số nhà máy chế biến có vùng nguyên liệu khi giá cá nguyên liệu
trên thị trường tăng cao đã không thu mua cá của dân hoặc cố tình “làm giá” để ép
người nuôi, chậm thanh toán nợ so với hợp đồng mua bán nên người nuôi mất lòng tin
vào DN cũng là những nguyên nhân khiến diện tích nuôi không nhiều bằng năm
trước. So với các năm trước, năm 2010 không có tình trạng dư thừa cá nguyên liệu,
song mối lo thiếu nguyên liệu là bài toán khó đối với các DN chế biến xuất khẩu.
Theo thống kê của Cục Nuôi trồng thủy sản, 10 tỉnhĐBSCL đã thả gần 1,7
triệu con giống cátra,cá basa trên diện tích hơn 5.500 ha, đạt 83% kế hoạch thả
nuôi năm 2009. Trong đó, 1.133 ha diện tíchcátra,cá basa thu hoạch, bằng 22,1%
diện tích thả nuôi, với sản lượng đạt 312.337 tấn. Năng suất bình quân trên 240
tấn/ha. Trong đó một số tỉnh có năng suất cao, cụ thể là:
SVTH: Võ Thúy Ngân
7
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
BẢNG 1.2: NĂNG SUẤT CÁTRA, BASA CỦA MỘT SỐ TỈNHỞ
ĐBSCL NĂM 2009
Tên tỉnh
Năng suất (tấn/ha)
Tiền Giang
312
Đồng Tháp
302
Vĩnh Long
300
Cần Thơ
224
Hậu Giang
230
Trà Vinh
267
(Theo thống kê của Cục Nuôi trồng thủy sản)
Qua bảng 2.1 ta thấy do điều kiện thuận lợi nên năng suất cátra, basa ở các
tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh rất cao
trong đó nổi bật là Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh đạt năng suất cao
hơn năng suất bình quân của vùng ĐSCL.
Trong năm 2010, nuôi cá tra cá basa nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn do
giá cá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ không ổn định.
1.1.2. Vùng sản xuấttrọng điểm:
Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu và gặp nhiều
khó khăn nhưng ĐBSCL được đánh giá là vùng có tốc độ tăng trưởng cao nhất
nước với tốc độ tăng trưởng 10,08% (cả nước tăng khoảng 5,2%), GDP bình quân
đầu người đạt 973 USD/người/năm, tăng 9,33% so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế
khu vực I chiếm tỷ trọng 41,48%, khu vực II chiếm 24,35%, khu vực III chiếm
34,17%. Các tỉnh, thành đã có cố gắng để đạt mức tăng trưởng chung cả vùng cao
hơn gần gấp đôi tăng trưởng bình quân cả nước. Sản lượng thủy, hải sản đạt gần
SVTH: Võ Thúy Ngân
8
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
2,46 triệu tấn, tăng 14,78% so với năm trước. Trong đó, sản lượng cátra,cá basa
khoảng 1,038 triệu tấn. ĐBSCL gồm 9 tỉnh, thành phố nuôi cátra,cá basa: An
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến
Tre và Hậu Giang. Trong đó, vùng có sản lượng cátra,cá basa cao là: An Giang
296.000 tấn, Đồng Tháp 285.000, Cần Thơ 200.000 tấn.
Thành Phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp, An Giang luôn duy trì diện tích cao, ổn
định với tổng diện tích nuôi chiếm 75,2% diện tích và 70% sản lượng toàn vùng.
1.2. Tìnhhìnhxuấtkhẩucátra,cá basa ởĐBSCL năm 2009-2010:
1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu:
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay cátra,cá basa đã vươn lên
dẫn đầu kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản cả nước. Việc xuấtkhẩucátra,cá basa đã
làm được điều mà 10 năm trước ít ai nghĩ đến đó là vượt qua mặt con tôm sú.
Thống kê của Bộ NN-PTNT, 7 tháng đầu năm 2010 xuấtkhẩucá tra tăng 8,23% so
cùng kỳ năm 2009.
Pagasius Việt Nam (cá tra Việt Nam) đã đem lại niềm tự hào cho người dân
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long khi đã không phụ lòng mong mỏi của người dân
nơi đây, mặc dù xuấtkhẩucátra,basa vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng thực
sụ của mình nhưng đã bơi xa ra thị trường thế giới, với hơn 136 quốc gia với tên
gọi thật đáng tự hào Pagasius Việt Nam.
Với giá trị dinh dưỡng cao, giá cả cạnh tranh, chất lượng đáp ứng yêu cầu
nhiều thị trường khó tính. Cátra, basa vùng ĐBSCL chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản của Việt Nam. Tham khảo hình sau:
SVTH: Võ Thúy Ngân
9
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
BIỂU ĐỒ 1.2: THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
CÁTRA, BASA Ở ĐBSCL
(Nguồn: Vasep Viet Nam)
Nhận xét: Nếu chỉ xét về các con số đạt được của vùng ĐBSCL cho hoạt
động xuấtkhẩucátra, ta thấy sản lượng cũng như kim ngạch đạt được đều tăng
mạnh ở các năm 2006, 2007 và 2008, giảm nhẹ vào năm 2009 và tăng nhẹ trở lại
vào năm 2010. Cụ thể như sau:
Năm 2006 đã mở rộng đến 65 nước với sản lượng xuấtkhẩu đạt trên 250
nghìn tấn, kim ngạch xuấtkhẩu đạt 661 triệu USD do nhu cầu tăng mạnh ở thị
trường EU ( chiếm gần 50% sản lượng xuất khẩu), góp phần đưa thủy sản chiếm vị
trí thứ 4 trong nhóm hàng có kim ngạch xuấtkhẩu đạt trên một tỷ USD.
Năm 2007, sản lượng và kim ngạch xuấtkhẩucátra,basa tiếp tục tăng mạnh
do nguyên nhân bên trong là việc mở rộng diện tích nuôi trong vùng, còn thị trường
xuất khẩu vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng, phát triển các thị
trường mới như Nga, Ukraine, Nam Mỹ, Đông Âu, Nam Âu, Châu Phi Việc gia
tăng sản lượng xuấtkhẩu đã đưa sản lượng xuấtkhẩucátra, basa ĐBSCLtrong năm
đạt 383,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 974,12 triệu USD ( trong tổng kim ngạch xuất
SVTH: Võ Thúy Ngân
10
[...]... diện tích nuôi cátra, basa tăng mạnh, dẫn đến tình trạng nguồn cung cá tra nguyên liệu vượt quá nhu cầu chế biến và xuấtkhẩu nên đã xảy ra tình trạng tồn đọng cátra, basa đến kỳ thu hoạch trong các hộ nuôi Năm 2009, cátra, basa ởĐBSCL tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng thừa nguyên liệu đã xảy ra trong năm 2008 Cátra, basa, mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm xuất. .. triệu USD sau EU (Nguồn: VASEP) SVTH: Võ Thúy Ngân 19 GVHD: Lê Trần Thiên Ý BIỂU ĐỒ 1.4: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤTKHẨUCÁ TRA/BASA CỦA VIỆT NAM TÍNH ĐẾN NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2010 CHƯƠNG 2: PHÂNTÍCH NHỮNG MẶT THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨUCÁTRA,CÁ BASA ỞĐBSCL 2.1 Thuận lợi của hoạt động xuất khẩucá tra cá basa ở ĐBSCL: Về diện tích mặt nước: ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về diện tích mặt... ngạch xuấtkhẩu tăng 2% đạt 1.427 triệu USD BẢNG 1.3: Kim ngạch xuấtkhẩucátra, basa của ĐBSCLgiaiđoạn 2008-2010 Năm Kim ngạch (triệu USD) 2008 1.536 2009 1.397 2010 1.427 ( Nguồn : Vasep Viet Nam) Nhận xét: Kim ngạch xuất khẩucá tra, cá basa của Việt Nam qua ba năm tăng giảm không đồng đều Năm 2009, kim ngạch xuấtkhẩu giảm so với năm 2008, giảm 139 triệu USD (giảm 9,05%) tuy nhiên xuấtkhẩu cá. .. Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm cátra, basa của Việt Nam vì ngon không kém các loại cá da trơn của Mỹ, mà giá lại rẻ chỉ bằng 1/5 lần Từ năm 2011, giá sàn xuấtkhẩucá tra - basa Việt Nam sẽ ở mức 2,8 USD/kg (không kể thị trường Mỹ), đồng thời giá sàn mua cá của người dân cũng ổn định ở mức 20.000 đồng/kg 1.2.3 Thị trường xuất khẩu: Cátra, basa là một trong những sản phẩm xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam... hầu như đơn giá xuất khẩucá tra, basa sang toàn bộ khoảng 140 thị trường đều ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ Qua đó ta thấy được Việt Nam chưa thể kiểm soát được giá cáxuấtkhẩu theo hướng có lợi cho cả DN và người nông dân Nguyên nhân chính của tình trạng này xuất phát từ sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các danh nghiệp xuất khẩuxuấtkhẩucá tra, basa Việt Nam bằng cách hạ thấp giá... Ý CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨUCÁTRA,CÁ BASA ỞĐBSCL 3.1 Đối với chính phủ: - Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và hệ thống cầu đường - Thường xuyên mở các buổi tập huấn về kỹ thuật nuôi trồngcátra,cá basa cho các hộ nuôi tại địa phương - Tổ chức lại các hộ nuôi cá theo mô hình quản lý cộng... nghề nuôi trồng và xuất khẩucá tra, cá basa ngày càng vững mạnh Cụ thể: SVTH: Võ Thúy Ngân 28 GVHD: Lê Trần Thiên Ý - Ban hành các quy định cụ thể để sớm triển khai việc thực hiện Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cátra,cá basa vùng ĐBSCLtrong tương lai sắp tới Đồng thời cần quan tâm đến chất lượng VSATTP cho sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh xuấtkhẩu thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn thống... Thuỷ sản Việt Nam nói chung và cátra, basa nói riêng Điều này tạo điều kiện cho cátra, basa Việt Nam xây dựng vị thế vững chắc ở thị trường đầy tiềm năng như Nga Đến tháng 11/2009, kim ngạch xuấtkhẩucátra, basa vào thị trường này đạt trên 64 triệu USD với số lượng trên 39.000 tấn 20.000 tấn là con số các mặt hàng thủy sản chế biến từ cátra, basa vào thị trường Nga trong 7 tháng đầu năm 2010 Tính... và vùng lãnh thổ 163 là số quốc gia nhập khẩucátra, basa Việt Nam tính đến tháng 12 đầu năm 2010 Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành thủy sản nói chung và xuấtkhẩucátra,cá basa nói riêng, góp phầngiải quyết một lượng lao động lớn 2 Kiến nghị: Năm 2010, kim ngạch xuấtkhẩucátra,cá basa có sự sụt giảm đáng kể so với 2009, để khắc phục tình trạng trên trong năm 2011 và về lâu dài thiết nghĩ cần... Thúy Ngân 16 GVHD: Lê Trần Thiên Ý tháng sau, xuấtkhẩucátra, basa sang nước này đã đạt 45,97 triệu USD, tăng 59,98% so với cùng kỳ năm 2008 Theo thống kê của Vasep, trong 5 tháng đầu năm 2010 Mỹ là thị trường nhập khẩucátra, basa lớn sau EU với kim ngạch trên 52 triệu USD Với số liệu ấn tượng đó ta thấy Mỹ là thị trường xuấtkhẩu quan trọng của cátra, basa Việt Nam Tuy nhiên, Mỹ là thị trường . khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong giai đoạn 2009-2010
nhằm hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong hai năm
2009-2010, cũng. trồng và xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL.
• Phân tích những khó khăn và thuận lợi của hoạt động xuất khẩu cá tra, cá ba
sa ở ĐBSCL.
• Đề xuất một số giải