1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạch định chiến lược Marketing thương mại điện tử cho Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long

59 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 520,27 KB

Nội dung

Theo kếtquả điều tra về tình hình ứng dụng thương mại điện tử thì hầu hết các doanh nghiệptại Việt Nam đều đã triển khai và ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh.Trong đó Marketing đi

Trang 1

TÓM LƯỢC

Thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các nước trên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng Ở Việt Nam, TMĐT xuất hiện với nhiều môhình kinh doanh khác nhau như sàn giao dịch TMĐT, cổng TMĐT, đấu giá trựctuyến, mua theo nhóm… TMĐT và marketing điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệmchi phí quản lý, giúp cập nhật thông tin và chăm sóc khách hàng tốt hơn, tăng sựlinh hoạt trong giao dịch kinh doanh Có vai trò quan trọng cho sự phát triển củaTMĐT, marketing điện tử - một bộ phận của TMĐT đã đem lại rất nhiều những lợiích, hiệu quả cho các doanh nghiệp

Xuất phát từ những đòi hỏi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để có thểquảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của Công ty cổ phần máy công nghiệp ThăngLong Bên cạnh một số kết quả đã đạt được khi Công ty ứng dụng Marketing điện

tử, tuy nhiên việc ứng dụng Marketing điện tử của Công ty vẫn còn gặp nhiều hạn

chế Chính vì vậy, với đề tài “Hoạch định chiến lược Marketing thương mại điện

tử cho Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long” Trên cơ sở lý luận về

hoạch định kế hoạch Marketing điện tử đưa ra một số giải pháp cho Công ty nhằmxây dựng và triển khai kế hoạch Marketing điện tử

Những vấn đề được đưa ra trong đề tài bao gồm:

Hệ thống hoá lý luận về hoạch định kế hoạch Marketing điện tử thông quaviệc đưa ra các khái niệm, các lý thuyết về quy trình xây dựng kế hoạch Marketingđiện tử

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tới công táchoạch định kế hoạch Marketing điện tử

Dựa trên những dữ liệu, kết quả đã được xử lý để từ đó tác giả đề xuất xâydựng công tác hoạch định chiến lược Marketing điện tử cho Công ty cổ phần máycông nghiệp Thăng Long

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tuy xuất hiện chưa lâu nhưng Marketing điện tử đã mang lại những lợi ích tolớn và ngày càng nhận được sự quan tâm của Chính phủ, doanh nghiệp và ngườitiêu dùng Với các mô hình kinh doanh của mình, Marketing điện tử đang trở thànhmột công cụ hữu hiệu trong quá trình toàn cầu hoá và trong xây dựng phát triển nềnkinh tế

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long,

em có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về tình hình sản xuất kinh doanh, về thực trạngứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty Về những gì mà Công ty đã đạt được cùng những tồn tại chưa làmđược khi ứng dụng TMĐT Để hoàn thành khóa luận “Hoạch định chiến lượcMarketing thương mại điện tử cho Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long”ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt thành củanhiều người

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần máy công nghiệpThăng Long cùng các anh chị làm việc tại Công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuậnlợi trong quá trình thực tập làm khóa luận và tìm hiểu về mô hình tại Công ty Emcũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo Nguyễn Văn Minh, thầy đã nhiệttình chỉ bảo để em có thể hoàn thành khóa luận này

Tuy rất cố gắng nỗ lực nhưng bản thân em cũng còn nhiều hạn chế về kiếnthức và kỹ năng Vì vậy, em rất mong được những ý kiến quý báu của các thầy cô

và đơn vị thực tập giúp đỡ hướng dẫn để tác giả hoàn thành tốt hơn khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thi Thanh Nhàn

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

2 CÁC MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5 NỘI DUNG CỦA KHÓA LUẬN 5

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP 6

1.1 Một số khái niệm về hoạch định chiến lược Marketing TMĐT 6

1.1.1 Khái niệm Marketing TMĐT 6

1.1.2 Khái niệm chiến lược Marketing TMĐT 6

1.1.3 Khái niệm và vai trò hoạch định chiến lược Marketing TMĐT 6

1.2 Mô hình và nội dung hoạch định chiến lược Marting TMĐT 7

1.2.1 Mô hình các bước hoạch định chiến lược Marketing TMĐT 7

1.2.2 Nội dung các bước hoạch định chiến lược Marketing TMĐT 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING TMĐT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG 17 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 17

2.2 Tổng hợp đánh giá về hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 18

2.2.1 Tình hình hoạch định Marketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 18

2.2.2 Nội dung quy trình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 21

Trang 4

2.3 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 26

2.3.1.Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến hoạch định chiến lược Marketing TMĐT tại Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 26 2.3.2 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên trong đến hoạch định chiến lược Marketing TMĐT tại Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 29

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING TMĐT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG 31 3.1 Các kết luận và phát hiện quá trình nghiên cứu 31

3.1.1 Những thành công của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 31 3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại cần giải quyết trong hoạch định chiến lược Marketing TMĐT tại Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 32 3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 34

3.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đè hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 35

3.2.1 Dự báo môi trường và thị trường của ngành máy công nghiệp 35 3.2.2 Định hướng phát triển của toàn Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long nói chung và ngành hàng máy bơm nước nói riêng 36

3.3 Các giải pháp và kiến nghị đối với vấn đề hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 37

3.3.1 Các đề xuất, giải pháp hoàn thiện nội dung hoạch định chiến lược

Marketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long 37 3.3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước 44

KẾT LUẬN 45

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

ST

T Tên bảng

Trang

1 Hình 1.1 Quy trình hoạch định chiến lược Marketing điện tử 7

2 Hình 1.2 Mô hình các cấp chiến lược marketing điện tử tại doanh

3 Hình 2.1 Mức đầu tư Marketing TMĐT trên tổng chi phí

4 Hình 2.2 Tình hình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của

Trang 6

2 B2B Business To Business

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế tạo ra một môi trường kinhdoanh năng động, đầy cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Đối mặt với nhữngkhó khăn và thách thức trong môi trường cạnh tranh quốc tế thì việc ứng dụng vàkhai thác Marketing TMĐT đang là vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Theo kếtquả điều tra về tình hình ứng dụng thương mại điện tử thì hầu hết các doanh nghiệptại Việt Nam đều đã triển khai và ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh.Trong đó Marketing điện tử đóng vai trò quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy pháttriển TMĐT, đặc biệt việc hoạch định chiến lược Marketing điện tử định hướngkhuyến khích đẩy mạnh phát triển TMĐT nhằm phổ biến TMĐT, Marketing điện tử

là một trong những công cụ hữu hiệu nhất quảng bá tên tuổi cũng như hình ảnhdoanh nghiệp đến với thị trường, khách hàng, đối tác, nhờ đó nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

Giờ đây, thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm không còn quá mới mẻtại Việt Nam Càng ngày người ta càng nhận thấy tầm quan trọng của TMĐT Dovậy các Công ty, các tổ chức luôn tìm cách áp dụng TMĐT vào việc sản xuất, kinhdoanh của mình để nhanh chóng tiếp cận các thông tin quan trọng từ thị tường, sảnphẩm, đối thủ cạnh tranh, thực hiện các giao dịch điện tử… Đặc biệt MarketingTMĐT là một trong những công cụ hữu hiệu nhất quảng bá tên tuổi cũng như hìnhảnh doanh nghiệp một cách nhanh chóng, dễ dàng, nhờ đó nâng cao khả năng cạnhtranh, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới

Doanh nghiệp sử dụng Marketing TMĐT có thể tiết kiệm được nhiều khoảnchi phí bán hàng, chi phí thuê mặt bằng, giảm số lượng nhân viên nhờ có Internet.Trong khi Marketing truyền thống được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhaunhư qua báo đài, truyền hình đòi hỏi tốn kém rất nhiều chi phí thời gian và nhânlực… đặc biệt là công tác nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về sản phẩmdịch vụ, quảng cáo, thu thập ý kiến khách hàng nhưng với Marketing TMĐT thìđiều này được thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng Nắm bắt được những lợi ích tolớn mà TMĐT đem lại, cụ thể là Marketing TMĐT, ngay từ khi thành lập Công ty

Trang 8

cổ phần máy công nghiệp Thăng Long đã xây dựng và cho đi vào hoạt động websitethanglong.vn Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác việc ứngdụng đầu tư cho hoạt động Marketing TMĐT vẫn chưa được trú trọng đấy mạnh,chưa có một chiến lược Marketing TMĐT bài bản, mà mới chỉ là áp dụng một sốhoạt động Marketing TMĐT rời rạc thiếu tính định hướng, nên hiệu quả đem lạichưa cao cho hoạt động Marketing nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung đểtạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty Qua quá trình thực tập tổng hợp tại Công ty,kết hợp với điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên sâu tôi nhận thấy Công tyđang gặp phải một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, hoạch định một cách có hệ thống chiến lược Marketing TMĐT

để đề ra các mục tiêu điện tử và chính sách để thực hiện mục tiêu đó, phù hợp vớichiến lược phát triển chung của Công ty là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằmmang lại hiệu quả cao trong hoạt động Marketing nói chung và Marketing TMĐTnói riêng tạo nên lợi thế cạnh tranh của Công ty

2 CÁC MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Qua quá trình thực tập tại Công ty và tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanhcủa Công ty còn gặp một số khó khăn Tôi nhận thấy Công ty đã có những ứng dụngTMĐT và Marketing điện tử nhưng chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về sảnphẩm, thông tin cơ bản về Công ty Công ty chưa có một chiến lược cụ thể, một bảnhoạch định chiến lược Marketing điện tử trong kinh doanh Và xuất phát từ nhữngđòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh doanh, quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ củaCông ty trên môi trường internet Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu củamình là: “Hoạch định chiến lược Marketing thương mại điện tử cho Công ty cổ phầnmáy công nghiệp Thăng Long”

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là:

- Tập hợp và hệ thống hóa một số cơ sở lý luận cơ bản về Marketing TMĐT,hoạch định chiến lược Marketing TMĐT từ các giáo trình đại học, sách báo, đề tàinghiên cứu khoa học, các website… nhằm cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn vềMarketing TMĐT, tạo lập phương pháp để các nhà quản trị hoàn thiện, triển khiachiến lược Marketing điện tử phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Nghiên cứu và đưa ra cái nhìn tổng quan, đánh giá, phân tích tình hình hoạchđịnh marketing TMĐT tại Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long, đánh giá

Trang 9

sự tác động từ môi trường bên ngoài và bên trong đến hoạt động Marketing củaCông ty cùng những phương pháp khác nhau như thu thập các sơ sở dữ liệu sơ cấp

và thứ cấp, phát triển điều tra, phỏng vấn… từ đó phát hiện những điểm mạnh, điểmyếu trong hoạt động Marketing TMĐT tại Công ty

- Đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm hoạch định chiến lược MarketingTMĐT một cách hoàn thiện và có hệ thống nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho hoạtđộng Marketing TMĐT, đem lại những lợi ích thiết thực cho hoạt động kinh doanhcủa Công ty

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu theo nội dung: do giới hạn về thời gian cũng như khảnăng của bản thân nên trong đề tài này em chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánhgiá hoạt động kinh doanh ngành hàng “ Máy bơm nước”, đây là một trong nhữngngành hàng mà Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng như đã đem lại doanhthu đáng kể tại Công ty

Phạm vi nghiên cứu theo không gian: thị trường mục tiêu tập trung nghiên cứutiềm năng phát triển là thành phố Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: báo cáo kinh doanh, tài liệu nghiên cứu đểphục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài được cập nhật trong 2 năm trở lại đây(2015-2016)

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏinghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp vớivấn đề nghiên cứu đặt ra Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp.Hay nói cách khác, dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thậpbằng cách phát phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên sâu

Phương pháp điều tra trắc nghiệm

- Hình thức phiếu điều tra: phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi theo hình thức câuhỏi trắc nghiệm

- Nội dung của phiếu điều tra: phiếu câu hỏi được chia thành nhiều nhóm câuhỏi khác nhau liên quan đến tình hình kinh doanh nói chung của Công ty, thực trạng

Trang 10

công tác hoạch định chiến lược Marketing TMĐT và định hướng cho việc hoạchđịnh chiến lược Marketing TMĐT tại Công ty trong thời gian sắp tới

- Số lượng phiếu được phát ra là 5 phiếu, thu lại 5 phiếu

- Các đối tượng được điều tra, phỏng vấn: các cán bộ nắm giữ các vị trí chủchốt, công tác nhiều năm, nắm bắt được tình hình thực tế của Công ty cho nên đây

là những đối tượng phỏng vấn hoàn toàn phù hợp

(Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm được nêu ở phần Phụ lục 2)

Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu:

- Mục đích: tìm hiểu chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan đến quan điểmứng dụng Marketing TMĐT vào hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như địnhhướng kế hoạch phát triển Marketing TMĐT trong tương lai, đặc biệt đối với ngànhhàng Máy bơm nước

- Đối tượng phỏng vấn: Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty cổ phầnmáy công nghiệp Thăng Long

(Mẫu phiếu phỏng vấn được nêu ở phần Phụ lục 3)

4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích

có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữliệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Như vậy, dữ liệu thứcấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập

- Nguồn tài liệu bên trong Công ty: gồm các tài liệu giới thiệu website, báo cáokết quả hoạt động kinh doanh và các thông tin đăng tải trên website:thanglongvn.com

- Nguồn tài liệu bên ngoài Công ty: bao gồm các tài liệu về TMĐT nói chung

và Marketing TMĐT nói riêng chủ yếu được thu thập qua Internet từ các websitetìm kiếm, dữ liệu thống kê của các tổ chức, website hiệp hội thương mại điện tử vàbáo cáo TMĐT qua các năm

4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp xử lý dữ liệu chính được tác giả sử dụng trong luận văn

là phương pháp định tính, thông qua xử lý, phân tích và tổng hợp các kết qủa khảosát và phỏng vấn, các nguồn dữ liệu thứ cấp, từ đó rút ra các kết luận cần thiết vềvấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả đã kết hợp với phương pháp phân

Trang 11

tích định lượng để lượng hóa một số số liệu cần thiết để hỗ trợ cho việc đưa ra cáckết luận trong phần phương pháp định tính.

Tổng hợp các số liệu từ điều tra trắc nghiệm, so sánh và đánh giá kết quả đểđưa ra nhận xét thực trạng hoạch định chiến lược Marketing TMĐT tại websitethanglong.vn Tác giả cũng sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích và xử lý sốliệu sau:

- Phương pháp thống kê bằng bảng biểu, đồ thị sử dụng phần mềm MicrosoftExcel 2010: thống kê tìm ra xu hướng hay đặc trưng chung của các yếu tố phân tích

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp kiến thức từ các tài liệu liên quan khi thuthập từ các báo cáo, tài liệu của ngân hàng, các thông tin trên báo chí truyền hình,Internet và các nghiên cứu trước đây…

5 NỘI DUNG CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình

vẽ, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và các phụlục Cấu trúc khóa luận gồm có 3 chương:

- Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược Marketing TMĐTtrong doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty

cổ phần máy công nghiệp Thăng Long

- Chương 3: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện hoạch định chiến lượcMarketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long

Trang 12

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm về hoạch định chiến lược Marketing TMĐT

1.1.1 Khái niệm Marketing TMĐT

Theo Philip Kotler: Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm,giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầucủa tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet

Marketing điện tử là việc ứng dụng các công nghệ số trong các hoạt độngMarketing thương mại nhằm đạt được mục tiêu thu hút và duy trì khách hàng thôngqua việc tăng cường hành vi mua của khách hàng, sau đó thảo mãn những nhu cầu

đó

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu:

Marketing điện tử là hoạt động ứng dụng các công nghệ số (mạng internet và

các phương tiện điện tử như web, e-mail, cơ sở dữ liệu, multimedia, ) để tiến hành các hoạt động Marketing nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng và tăng lợi nhuận cho Công ty

1.1.2 Khái niệm chiến lược Marketing TMĐT

Xây dựng chiến lược Marketing TMĐT là việc xây dựng bản hướng dẫn chitiết cho việc hình thành và thực hiện chiến lược Marekting điện tử Đó là tài liệuhướng dẫn linh hoạt để kết nối giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược Marektingđiện tử, trình bày các bước chi tiết để thực hiện kế hoạch thông qua hoạt động quảntrị Marekting điện tử [2]

Lập kế hoạch Marketing điện tử là bước cụ thể hóa chiến lược chung thànhcác chiến lược hành động cụ thể như chiến lược 4Ps, chiến lược quản trị quan hệkhách hàng, dẫn dắt và chỉ ra các chiến lược của doanh nghiệp (DN) được hìnhthành trên cơ sở nào, cung cấp thông tin phân tích bối cảnh và tình hình kinh doanhcủa DN trước khi đưa ra các kế hoạch để cụ thể hóa chiến lược của DN

1.1.3 Khái niệm và vai trò hoạch định chiến lược Marketing TMĐT.

Hoạch định chiến lược Marketing TMĐT là bản hướng dẫn chi tiết cho việchình thành và thực hiện chiến lược Marketing TMĐT, nhằm mục đích chỉ ra cáchthức ứng dụng CNTT vào việc phát triển thị trường, tăng doanh thu, giảm chi phí vàtạo ra lợi thế cạnh tranh

Trang 13

* Vai trò hoạch định chiến lược Marketing TMĐT

- Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trước khi bước vào thực hiện kế hoạchnhất là trong môi trường điện tử luôn biến động

- Như bản đồ chỉ dẫn hướng đi cho doanh nghiệp, hướng dẫn phân phối nguồnlực và đưa ra các quyết định khó khăn cho những thời điểm gay cấn

- Giúp nhà Marketing điện tử thể hiện suy nghĩ một cách hệ thống chỉ rõ cácmục tiêu và chính sách cụ thể để đạt được mục tiêu đó

1.2 Mô hình và nội dung hoạch định chiến lược Marting TMĐT.

1.2.1 Mô hình các bước hoạch định chiến lược Marketing TMĐT.

Quy trình hoạch định chiến lược Marketing điện tử được thực hiện qua 6 bướcchính:

Hình 1.1 Quy trình hoạc định chiến lược Marketing điện tử

(Nguồn: GS TS Nguyễn Bách Khoa, Marketing Thương Mại Điện Tử, NXB Thống

Chiến lược Maketing TMĐT

Kế hoạch Maketing TMĐT

Thực hiện kế hoạch

Đánh giá

và kiểm soát hiệu năng

PHÂN TÍCH BÊN TRONG

PHÂN TÍCH BÊN NGOÀI

Trang 14

1.2.2 Nội dung các bước hoạch định chiến lược Marketing TMĐT.

1.2.2.1 Phân tích tình thế.

Bước đầu tiên của quá trình hoạch định chiến lược Marketing điện tử chính lànhận dạng, phân tích tình thế Marketing điện tử của doanh nghiệp Đó là việc xácđịnh các điều kiện thị trường hiện tại và tiến hành phân tích năng lực của tổ chức,mức độ mà lực lượng lao động hiện hành với những kỹ năng cần thiết để hoạt độngtrong môi trường TMĐT Dữ liệu từ sự phân tích bên trong và bên ngoài này chophép nhà quản trị xác định các cơ hội và những đe dọa của môi trường bên ngoài,những điểm mạnh điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp Các nhân tố này có tácđộng đến việc ứng dụng và triển khai Marketing điện tử doanh nghiệp

Các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tới việc ứng dụng Marketingđiện tử như: hệ thống kinh tế - chính trị, luật pháp, văn hoá - xã hội, hạ tầng côngnghệ…

Các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp có ảnh hưởng tới việc ứng dụngMarketing TMĐT như: định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng đầu tưnguồn lực tài chính cũng như nguồn nhân lực doanh nghiệp

Cụ thể hơn, chúng ta đi xây dựng ma trận SWOT: Mẫu phân tích SWOT đượctrình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths (Điểm mạnh),Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), và Threats (Thách thức)

Bảng 1.1 Mô hình ma trận SWOT Strengths (Điểm mạnh)

Doanh nghiệp có lợi thế gì?

Doanh nghiệp có thể làm gì tốt hơn

những doanh nghiệp khác?

Doanh nghiệp có điều gì đặc biệt nhất?

Weakneses (Điểm yếu)

Doanh nghiệp cần cải thiện điều gì?Doanh nghiệp cần tránh cái gì?

Opportunities (Cơ hội)

Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể

Trang 15

Mục tiêu marketing điện tử là những trạng thái, những cột mốc, những tiêuthức cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.Việc xác định một mục tiêu Marketing điện tử cụ thể là một yêu cầu tiên quyết để

có thể xây dựng một chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó Việc lựa chọnmục tiêu Marketing điện tử ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào mặthàng, lĩnh vực kinh doanh, đặc thù ngành, hay chiến lược kinh doanh điện tử chungcủa doanh nghiệp Thực tế, hầu hết các kế hoạch marketing điện tử nhằm tới việcthực hiện đa mục tiêu như:

- Mục tiêu cải thiện hiệu quả tài chính: tăng thị phần, tăng doanh thu, giảm chiphí

- Mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp: Xây dựngthương hiệu, cải tiến cơ sở dữ liệu, hiệu quả trong CRM, SCM

- Tăng thị phần

- Tăng doanh thu (đo lường bằng đơn vị tiền tệ cụ thể)

- Giảm chi phí (chi phí phân phối hay chi phí xúc tiến)

- Xây dựng thương hiệu (tăng cường nhận biết của mọi người về thương hiệu)

- Đặt ra mục tiêu về CRM (làm hài lòng khách hàng, tăng số lần mua sắm củakhách hàng và tăng tỷ lệ khách hàng trở lại)

- Tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung cấp (tăng cường sự phối hợp giữa cácthành viên, tạo thêm đối tác, tối ưu hóa hàng tồn kho)

Yêu cầu đối với mục tiêu marketing điện tử phải đảm bảo: cụ thể, rõ ràng, cóthể đo đếm được, có thể đạt được, mang tính thực tế, và có hạn mức thời gian

1.2.2.3 Kết nối các chiến lược kinh doanh điện tử với chiến lược Marketing TMĐT

Theo định hướng, chiến lược Marketing TMĐT chia thành:

Chiến lược tập trung vào sản phẩm : Việc tổ chức website luôn căn cứ vàohoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp hay quy trìnhsản xuất của doanh nghiệp đẻ phù hợp với những khách hàng muốn mua sản phẩm

cụ thể của doanh nghiệp

Chiến lược tập trung vào khách hàng: Thay vì xây dựng website dưới dạng tậphợp các bộ sưu tập sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp có thể xây dựng website nhằmdáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng cụ thể

Trang 16

Theo cấp độ, chiến lược Marketing TMĐT chia thành:

Các chiến lược Marketing cấp I: định vị, phân biệt hóa, lựa chọn thị trườngmục tiêu

Các chiến lược Marketing cấp II: chào hàng, định giá, phân phối, xúc tiến,CRM/PRM

Hình 1.2 Mô hình các cấp chiến lược Marketing điện tử tại doanh nghiệp

1.2.2.4 Kế hoạch Marketing điện tử

Đây là công đoạn mà nhà hoạch định kế hoạch phải phân công các phần côngviệc theo các nội dung kế hoạch và theo tiến độ Mỗi phần nhiệm vụ phải chỉ rõ:công việc nào được làm, khi nào bắt đầu và kết thúc công việc, bộ phận nào phụctrách, và sẽ phối hợp với ai để làm công việc đó và giành chi phí bao nhiêu chocông việc đó

Chính sách chào hàng

Chào hàng trong thương mại điện tử là việc đưa ra một nhóm các lợi ích có thểthỏa mãn nhu cầu của tổ chức, người tiêu dùng và họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua hoặcđồng ý trao đổi với các giá trị tương đương khác

Các loại chính sách chào hàng:

- Chính sách sáng tạo mới: Áp dụng cho những sản phẩm lần đầu tiên xuấthiện trên thị trường, hoặc DN lần đầu tiên đưa ra cách thức chào hàng mới cho sảnphẩm, dịch vụ của mình

Trang 17

-Chính sách cải tiến sản phẩm: Chính sách này dựa trên sản phẩm hiện tại,

DN tiến hành đổi mới, cải tiến, nâng caosản phẩm

-Chính sách đa dạng hóa sản phẩm: Chính sách này áp dụng khi cung cấpthêm các sản phẩm dịch vụ có liên quan hoặc không có liên quan tới sản phẩm hiệntại, dựa trên nền tảng thương hiệu hiện tại

Chính sách tái định vị sản phẩm

Chính sách này áp dụng khi Công ty hướng tới thị trường mới hay người sửdụng DN sẽ lựa chọn các chiến lược chào hàng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ củacông ty, và đưa ra cách thức thể hiện sản phẩm dịch vụ trên webstie phù hợp

Chính Sách định giá

Khái niệm về giá phụ thuộc vào quan điểm của người mua và người bán, khitham gia vào quá trình trao đổi, mỗi người có nhu cầu và mục đích khác nhau nênviệc định giá phụ thuộc vào từng trường hợp, khi kết thúc tất cả những người thamgia vào quá trình trao đổi phải đồng ý hoặc là không có việc bán

Định giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong như: giảm chi phí sảnxuất, chiến lược Marketing – mix của Công ty, và chịu tác động của các yếu tố bênngoài như: mức độ co dãn của giá, thuế, cấu trúc thị trường

Các chính sách định giá:

-Chính sách định giá cố định: Người mua đặt ra một mức giá và người bánchấp nhận mua ở mức giá đó Có 2 chiến lược áp dụng trong Marketing điện tử:Chiến lược định giá dẫn đạo thị trường và chiến lược định giá xúc tiến

-Chính sách định giá linh hoạt: Chào bán các mức giá khác nhau cho cáckhách hàng khách nhau Có 2 hình thức biến đổi định giá theo phân đoạn thị trường:phân đoạn theo địa lý, phân đoạn theo giá trị, và định giá theo thương lượng

-Chính sách “hàng đổi hàng”: Đây là hình thức hàng đổi hàng, sản phẩm dịch

vụ được trao đổi với sản phẩm dịch vụ khác mà không dùng tiền mặt

Chính Sách phân phối

Hoạt động phân phối trong kinh doanh giúp nhà nghiên cứu thị trường xácđịnh được cách thức mà người tiêu dùng có thể nhận đựơc hàng hóa, dịch vụ mà họmong muốn Kênh phân phối trong TMĐT là một nhóm những DN, cá nhân có mốiquan hệ độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, sử dụng các phương tiện điện tử hoặc các

Trang 18

phương tiện truyền thông khác để cùng nhau tham gia và quá trình đưa sản phẩm –thông tin về sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.

Các loại hình phân phối trong TMĐT:

- Tài trợ nội dung: DN xây dựng và thiết kế website, thu hút số lượng đôngđảo người sử dụng truy cập và bán các khoảng không gian trên website cho DNkhác thực hiện hoạt động quảng cáo DN theo hình thức tài trợ nội dung thường đề

ra chiến lược khe hở thị trường nhằm vào một nhóm người sử dụng có những sởthích đặc biệt tương tự nhau

- Bán hàng trực tiếp: Là mô hình mà tại đó nhà sản xuất bán trực tiếp sản phẩm củamình đến khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng hay khách hàng là DN

- Trung gian thông tin: Là tổ chức trực tiếp đảm nhận chức năng tập hợp vàphân phối thông tin – tập hợp thông tin từ người tiêu dùng và phân phối chúng cho

và phát triển khách hàng Xúc tiến TMĐT bao gồm các thông điệp được gửi qua Internet

và các ứng dụng công nghệ thông tin khác đến với khách hàng

Các công cụ xúc tiến gồm:

Quảng cáo trực tuyến:

Quảng cáo là truyền thông tin phi cá nhân thông qua các phương tiện truyềnthông đại chúng khác nhau, thường mang tính thuyết phục về sản phẩm, quan điểm

và là hoạt động phải trả tiền Các hoạt động quảng cáo trực tuyến bao gồm: quảngcáo qua thư điện tử, quảng cáo không dây và banner quảng cáo

Quảng cáo qua thư điện tử:

Đặc điểm của quảng cáo qua thư điện tử là chi phí thấp, nội dung quảng cáongắn, thường là text – link gắn lồng vào nội dung thư của người nhận Được thực

Trang 19

hiện bằng cách mua các không gian trong email được cung cấp bởi các doanhnghiệp khác, ví dụ như Hotmail, Yahoo mail, Gmail…

Quảng cáo không dây:

Là hình thức quảng cáo qua các phương tiện di động, banner, và các nội dungtrên website mà người sử dụng đăng truy cập Thường sử dụng mô hình quảng cáo(Pull model): người sử dụng lấy nội dung từ các trang web có kèm quảng cáo

Banner quảng cáo:

Là hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp đưa ra các thông điệp quảng cáo quawebsite của một bên thứ ba dưới dạng văn bản, đồ họa, âm thanh, siêu liên kết…Marketing quan hệ công chúng điện tử:

Là các hành động được thực hiện nhằm tạo được cái nhìn tích cực và thiện chí

về hình ảnh sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp với các đối tượng có liên quan đến

DN Các hoạt động bao gồm: quảng bá nhãn hiệu, tổ chức các chương trình sự kiệnnhằm tạo sự ủng hộ tích cực từ phía khách hàng mục tiêu Marketing quan hệ côngchúng điện tử dựa trên nền tảng Internet gồm: xây dựng nội dung trên website của

DN, xây dựng cộng đồng điện tử, tạo các sự kiện trực tuyến

Xúc tiến bán hàng qua mạng:

Xúc tiến bán là hình thức khuyến khích ngắn hạn dưới hoạt động tặng quàhoặc tặng tiền mà giúp đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến ngườitiêu dùng

Các hoạt động của xúc tiến bán:

Phát coupon: Phát coupon là hình thức đưa ra các phiếu thưởng cho kháchhàng mua hàng Các DN coupon điện tử cũng gửi e-mail thông báo cho khách hàngkhi có đợt coupon mới nhằm tạo lòng trung thành với nhãn hiệu của khách hàng.Khuyến khích dùng thử sản phẩm mẫu: Là hình thức đưa ra một phần sảnphẩm cho khách hàng dùng thử trước khi quyết định mua

Các chương trình khuyến mại khác như thi đua có thưởng và giải thưởng: Đưa

ra các chương trình, trò chơi thi đua có thưởng nhằm khuyến khích và thuyết phụcngười sử dụng chuyển từ trang này sang trang khác trong website nhằm tăng sự kếtdính giữa người sử dụng với website Các chương trình phải thường xuyên thay đổi,cập nhật để thu hút người sử dụng quay lại với website

Trang 20

Marketing điện tử trực tiếp: Maketing điện tử trực tiếp bao gồm tất cả các hoạtđộng truyền thông trực tiếp đến người nhận là khách hàng của DN, (bao gồm ngườitiêu dùng và DN), được sử dụng để giúp DN nhận được những phản ứng đáp lạidưới hình thức đơn đặt hàng của DN nhằm mục đích mua sản phẩm, dịch vụ đặc thucủa DN.

Chính Sách CRM/PRM

- Sử dụng phần mềm CRM và PRM để kết hợp giao dịch khách hàng với hành

vi của họ trong cơ sở dữ liệu tổng hợp

- Sử dụng phần mềm phân tích việc tiếp cận website

- Tình báo kinh doanh: tìm kiếm thông tin thứ cấp qua Internet

1.2.2.5 Hoạch định ngân sách

Dự đoán doanh thu kỳ vọng

Trong phần dự toán này, DN sử dụng phương pháo dự đoán doanh thu đãđược thiết lập để dự đoán doanh thu trong ngắn hạn, tức thời và cả dài hạn Số liệunhững năm trước, báo cáo của ngành, và các hoạt động cạnh tranh đều được sửdụng cho quá trình dự đoán này Một phần quan trọng của công tác này là dự đoánđược số lượng kỳ vọng người truy cập website của DN theo thời gian, bởi vì con sốnày phản ánh quy mô doanh thu kỳ vọng của DN từ website đó Nguồn doanh tu tạo

ra lợi nhuận Internet chủ yếu bắt nguồn từ các trang web bán hàng trực tuyến, doanhthu từ quảng cáo, phí đăng ký tên miền, dịch vụ phát sinh từ chuỗi thành viên,doanh thu từ website của đối tác, hoa hồng và các loại chi phí khác DN thường tómtắt phân tích này trong bảng thông báo thể hiện các kết quả doanh thu kỳ vọngmong đợi theo thời gian và kèm theo các luận cứ

Chi phí marketing điện tử

Marketing điện tử đưa đến nhiều chi phí, bao gồm chi phí cho nhân viên, phầncứng, phần mềm, chương trình,… Hơn nữa, một số chi phí marketing truyền thôngvẫn tiếp tục duy trì trong dự toán Marketing điện tử, chẳng hạn như chi phí quảngcáo offline để thu hút khách hàng tiềm năng chú ý tới website Sau đây là một sốdạng đơn giản chi phí phát triển website:

- Chi phí công nghệ: bao gồm các chi phí cho phần mềm, phần cứng, mạnghay đăng ký dịch vụ, các tài liệu đào tạo và giáo dục, các chi phí hoạt động và bảodưỡng khác

Trang 21

- Thiết kế website: websites cần người thiết kế đồ họa để tạo ra một trang web

có sức hấp dẫn thông qua cách bài trí, phác họa hay một bức ảnh

- Lương: tất cả nhân lực làm việc về phát triển website và bảo dưỡng đều làcác khoản chi cần phải đưa vào dự toán

- Các chi phí phát triển website khác: Nếu không bao gồm công nghệ, lương,bất kỳ khoản chi phí nào khác sẽ được liệt kê tại đây chẳng hạn như đăng ký têntrên nhiều miền, hay thuê tư vấn để viết nội dung hay vận hành các hoạt động thiết

kế và phát triển khác

- Truyền thông marketing trực tuyến: Tất cả các chương trình quảng cáo, cácquan hệ xã hội, và hoạt động xúc tiến ở cả offline và online, đều liên quan trưc tiếptới việc thu hút cư dân mạng và lôi kéo họ trở lại và mua lâu dài ở đây Các chi phíkhác bao gồm đăng ký bộ máy tìm kiếm, chi phí danh bạ trực tuyến, thuê danh mụcemail Giải thưởng cho các cuộc thi,…

- Chi phí tổng hợp: Chi phí dự án điển hình khác có thể giảm ở đây như chiphí đi lại, điện thoại, văn phòng phẩm in ấn để tạo thêm URL

1.2.2.6 Kế hoạch kiểm tra.

Công ty cần tiến hành các hoạt động xem xét lại và đánh giá toàn bộ chươngtrình Marketing điện tử một cách thường xuyên liên tục để có thể phát hiện ranhững sai lệch và đưa ra những điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của môi trường.Quy trình kiểm tra và đánh giá chương trình Marketing điện tử gồm 6 bước:

1 Xác định các mục tiêu cần đạt được

2 Xây dựng các tiêu chuẩn

3 Đo lường các kết quả

4 So sánh việc thực hiện với các mục tiêu

5 Xác định các vấn đề còn tồn tại

6 Đề xuất các giải pháp sửa chữa (nếu cần)

Một khi kế hoạch Marketing điện tử được thực hiện, sự thành công của nó phụthuộc vào việc kiểm tra và kiểm soát đánh giá liên tục

Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá có thể đo lường được trong quản lý côngviệc và truyền đạt tới các nhân viên Một số chỉ tiêu đo lường công ty có thể xemxét: số lượng khách hàng truy cập website, số lượng khách hàng quay lại, số giao

Trang 22

dịch thành công, lượng khách hàng phản hồi.Và một số các chỉ tiêu tài chính như:mức tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING TMĐT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long

Công ty Cổ phần máy công ngiệp Thăng Long được thành lập từ 3/2015 vớingười đại diện pháp lý là anh Nguyễn Đức Hưng đồng thời là Giám đốc Công ty.Qua hơn 2 năm thành lập và phát triển Công ty đã và đang ngày càng pháttriển với quy mô Công ty có 32 nhân viên trong đó hơn 1 nửa nhân viên có trình độ

từ cao đẳng trở lên Với doanh thu tăng dần theo từng năm, Công ty Cổ phần máycông nghiệp Thăng Long đã trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều đơn vị cùngngành nghề Đạt được thành công này là nhờ vào sự cố gắng không ngừng nghỉ củaban giám đốc cũng như của toàn bộ nhân viên trong Công ty

Hàng năm doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều tăng, đời sống của cán bộnhân viên trong Công ty cũng được tăng lên theo từng năm Ban giám đốc luônquan tâm đến cả đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên, qua việc thườngxuyên có thưởng cho nhân viên có thành tích tốt, thưởng vào dịp nghỉ tết, nghỉ lễ.Thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu văn hóa, văn nghệ, liên hoan chonhân viên Chính vì được làm việc trong môi trường vô cùng thoải mái và năngđộng, cùng với sự quan tâm của ban giám đốc nên nhân viên trong Công ty luôn ýthức được yêu cầu công việc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Đưa Công

ty phát triển thêm từng ngày

Các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty bao gồm: sửa chữa và kinh doanhcác sản phẩm về máy bơm công nghiệp, máy nén khí… qua các kênh đó là bánbuôn, bán lẻ, dự án

- Buôn bán các máy móc thiết bị dùng trong cuộc sống của mỗi gia đình vàgiúp các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa

- Bán buôn, bán lẻ các mặt hàng của Công ty bao gồm máy bơm nước, máyxây dựng, máy nén khí….Công ty thực hiện kết hợp kinh doanh trên cả hai phươngdiện là thương mại truyền thống và thương mại điện tử

Trang 24

2.2 Tổng hợp đánh giá về hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long

2.2.1 Tình hình hoạch định Marketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long.

2.2.1.1 Tình hình sử dụng website hiện tại của Công ty

Nhìn chung website vẫn chỉ dừng ở mức độ hiện diện tĩnh, mục đích là giớithiệu các thông tin chung về Công ty, về một số ngành hàng mà hiện nay Công tyđang cung cấp và vẫn chưa có các công cụ hỗ trợ trực tuyến, giúp cho khách hàngtương tác với website như tìm hiểu, so sánh giá cả, đặt các câu hỏi liên quan đến sảnphẩm, đặt mua hàng…

Đánh giá mức độ hiệu quả của việc ứng dụng các giải pháp xúc tiến điện tửđối với hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long

Có khoảng 90% số người phỏng vấn cho rằng hiệu quả mà hoạt động MarketingTMĐT nói chung cuả doanh nghiệp là chưa cao, các công cụ xúc tiến điện tử nhìnchung chưa góp phần nâng cao, quảng bá hình ảnh của công ty đến đông đảo kháchhàng cũng như chưa đáp ứng được các mục tiêu Marketing TMĐT khác của doanhnghiệp

2.2.1.2 Tình hình nguồn lực đầu tư cho các hoạt động Marketing TMĐT

* Mức đầu tư Marketing TMĐT trên tổng chi phí Marketing tại Công ty

Hình 2.1: Mức đầu tư Marketing TMĐT trên tổng chi phí Marketing tại

Công ty

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

Có 60% người phỏng vấn cho biết mức đầu tư cho Marketing TMĐT trên tổngchi phí Marketing toàn doanh nghiệp chỉ chiếm dưới 5% Như vậy, có thể thấy rằng

tỷ trọng đầu tư cho Marketing TMĐT còn khá hạn hẹp và chưa được chú trọngthong thời gian vừa qua Cụ thể chi phí cho hoạt động Marketing TMĐT chỉ mới

Trang 25

dành cho việc duy trì website, chi phí thuê bao internet, chi phí đặt banner quảngcáo tại một số ít các website mà Công ty liên kết,…

* Đánh giá trình độ nhân lực đáp ứng cho hoạt động Markting TMĐT

Theo điều tra thì 80% người được phỏng vấn cho biết trình độ nhân lực trongCông ty đáp ứng cho yêu cầu hoạt động Marketing TMĐT còn chưa cao Đa sốtrong số họ chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về Marketing TMĐT

2.2.1.3 Tình hình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty.

Hình 2.2: Tình hình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty.

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

Vấn đề hoạch đinh chiến lược Marketing TMĐT, 60% người được phỏng vấncho rằng Công ty mới chỉ có định hướng hoạch định trong thời gian tới và 20% đã

có tư duy hoạch định chiến lược trong dài hạn Như vậy, trong thời gian vừa qua,Công ty vẫn chưa ban hành một văn bản hoạch định chiến lược Marketing TMĐTchính thức cho toàn doanh nghiệp mà mới đưa ra một số phương pháp áp dụngMarketing TMĐT ở mức độ tác nghiệp nên các hoạt động Marketing TMĐT cònkhá rời rạc, không có định hướng, chính sách dẫn đến hiệu quả đem lại chưa cao

* Các bước đã tiến hành trong nội dung hoạch định chiến lược MarketingTMĐT

Hình 2.3: Các bước tiến hành trong nội dung hoạch định chiến lược

Marketing TMĐT

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

Trang 26

Kết quả điều tra được tổng hợp ở hình trên cho thấy nội dung quy trình hoạchđịnh chiến lược Marketing TMĐT, đa số nhà quản trị chỉ mới tập trung ở bước phântích tình thế và hoạch định mục tiêu điện tử như cải thiện hình ảnh công ty, giớithiệu sản phẩm dịch vụ, còn các nội dung khác vẫn chưa được thực hiện một cáchbài bản.

- Về kết nối chiến lược TMĐT và chiến lược Marketing TMĐT: Trên thực tếCông ty cũng chưa xây dựng một văn bản hoạch định chiến lược TMĐT cho bất kỳngành hàng kinh doanh nào Do vậy, việc kết nối chiến lược TMĐT và chiến lượcMarketing TMĐT chưa được triển khai, để có thể phối hợp đồng bộ hoạt độngMarketing TMĐT với hoạt động TMĐT của toàn Công ty

- Về kế hoạch Marketing TMĐT: bao gồm các chính sách về chào hàng, giá,phân phối, xúc tiến, đào tạo nhân lực… vẫn chưa thiết lập nhằm cụ thể hóa đườnglối thực hiện

- Về hoạch định ngân sách: Công ty vẫn chưa lên kế hoạch cũng như tạo lậpmột ngân sách dành riêng cho hoạt động Marketing TMĐT hàng năm, các chi phí

bỏ ra hàng năm thường chỉ là chi cho chi phí duy trì website, chi phí thuê baointernet… chiếm tỷ trọng không đáng kể

- Về kế hoạch kiểm tra: việc thiết lập các công cụ đo lường để kiểm tra mức

độ thực hiện mục tiêu Marketing TMĐT vẫn chưa được triển khai như đo lườnglượng khách hàng truy cập vào trang web, mức độ nhận biết của khách hàng đối vớiwebsite,… Hàng năm, Công ty mới chỉ dừng ở đánh giá sơ bộ về tình hình hoạtđộng của website có ổn định hay không, thông tin cập nhật có đầy đủ, chính xác,thường xuyên hay không Do đó, công ty vẫn không phát hiện ra những mặt cònthiếu và yếu trong hoạt động Marketing TMĐT nhằm đưa ra những quyết định sửakịp thời

* Giải pháp với vấn đề hoạch định chiến lược Marketing TMĐT

Hình 2.4: Giải pháp với vấn đề hoạch định chiến lược Marketing TMĐT

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

Trang 27

Như vậy 100% số người được hỏi cho rằng Công ty cần phải hoàn thiện nộidung quy trình hoạch định chiến lược và tổ chức hoạch định cụ thể hơn nữa chohoạt động Marketing TMĐT.

80% cho rằng Công ty nên đầu tư cho hoạt động đào tạo nhân lực cũng như cơ

sở hạ tầng kĩ thuật CNTT nhằm đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động MarketingTMĐT tại Công ty trong thời gian tới

2.2.2 Nội dung quy trình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT của Công ty cổ phần máy công nghiệp Thăng Long.

2.2.2.1.Phân tích tình thế TMĐT (cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu)

* Cơ hội

Hình 2.5: Cơ hội thúc đẩy hoạt động hoạch định chiến lược Marketing TMĐT

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

“Thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp” và “sốngười sử dụng Internet đang gia tăng” được coi là hai nhân tố cơ hội được đánh giá

ở mức quan trọng thứ nhất Điều đó có thể thấy sự phát triển Internet ngày càngmạnh, số người tiếp cận Internet càng ngày càng tăng nhanh chính là tiền đề đểTMĐT được ứng dụng rộng rãi, để các tổ chức có thể áp dụng hiệu quả các chiếnlược Marketing và người tiêu dùng có thể tiếp cận dễ dàng, thuận lợi, nhanh chóng.Việc tỉ lệ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT ngày càng tăng, đặc biệt là tại thủ đô

Hà Nội giúp cho các hoạt động Marketing TMĐT của Thăng Long đến các doanhnghiệp cũng trở nên hiệu quả hơn đặc biệt khi đây là tập khách hàng mục tiêu màCông ty hướng đến đối với ngành hàng máy bơm công nghiệp

Trang 28

* Thách thức

Hình 2.6: Thách thức cản trở hoạt động hoạch định chiến lược Marketing

TMĐT

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

Một trong các yếu tố được coi là thách thức lớn gây khó khăn đến hoạch địnhchiến lược Marketing TMĐT cũng như hiệu quả ứng dụng Marketing TMĐT là việckhách hàng có sự so sánh nhiều hơn qua mạng Do đó, cạnh tranh trên môi trườngđiện tử cũng là một khó khăn đối với công ty khi mà Công ty vẫn chưa có nhiềukinh nghiệm trong lĩnh vực này

Nhân tố thứ hai phải kể đến là việc một số các công cụ xúc tiến MarketingTMĐT dần mất đi tính hiệu quả khi mà hiện tượng thư rác tràn lan, banner quảngcáo xuất hiện quá nhiều tại các website… khiến cho khách hàng không còn hứngthú với quảng cáo và đôi khi cảm thấy bị phiền, điều này cũng làm giảm đi tác dụngcủa các biện pháp xúc tiến, gây khó khăn cho Công ty khi tiến hành triển khai vàhoạch định Marketing TMĐT

* Điểm mạnh

Hình 2.7: Điểm mạnh có vai trò thúc đẩy hoạch định Marketing TMĐT

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

Trang 29

Nhân tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động Marketing TMĐT là

vị trí kinh doanh thuận lợi, do đó việc khách hàng tìm đến cửa hàng của Công tycũng gặp nhiều thuận tiện hơn

Nhân tố thứ hai cũng có vai trò quan trọng hàng đầu được người phỏng vấnđánh giá cao đó là chất lượng sản phẩm dịch vụ của Công ty

* Điểm yếu

Hình 2.8: Điểm yếu gây khó khăn tới công tác hoạch định Marketing TMĐT

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

Điểm yếu lớn nhất tồn tại ở Công ty có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công táchoạch định chiến lược Marketing TMĐT có thể nói là nhận thức của cấp quản lý vềlợi ích, vai trò, tầm quan trọng của hoạch định chiến lược TMĐT nói chung vàMarketing TMĐT nói riêng đối với hiệu quả kinh doanh của Công ty Vì nguyênnhân này nên Công ty vẫn chưa đề ra một văn bản hoạch định chiến lược MarketingTMĐT thật bài bản nhằm đề ra phương hướng, mục tiêu, chính sách cho hoạt độngMarketing TMĐT cho toàn DN cũng như đối với hoạt động kinh doanh ngành hàngmáy bơm công nghiệp

Điểm yếu tồn tại thứ hai là nhân lực Marketing TMĐT trong Công ty còn yếu

và thiếu, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động Marketing TMĐT nên các hoạt độngMarketing TMĐT triển khai chưa thực sự hiệu quả

2.2.2.2 Mục tiêu Marketing TMĐT.

Hình 2.9: Mục tiêu Marketing TMĐT Công ty hướng tới

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

Ngày đăng: 20/04/2020, 15:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Họ và tên: …………………………………………………… Khác
2. Đơn vị (bộ phận) công tác: …………………………………… Khác
3. Chức vụ: …………………………………………………… Khác
4. Thâm niên công tác: ………………………………………… Khác
5. Điện thoại: ……………………..Email: ……………………… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w