1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới

111 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạch Định Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Phát Triển Ngày Mới
Tác giả Phạm Quang Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Đỗ Thị Bình
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 245,99 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu (12)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (15)
  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC (18)
    • 1.1. Hoạch định chiến lược trong Quản trị chiến lược (18)
      • 1.1.1. Khái niệm Chiến lược và Quản trị chiến lược (18)
      • 1.1.2. Các cấp chiến lược (21)
      • 1.1.3. Các giai đoạn Quản trị chiến lược (22)
    • 1.2. Vị trí và vai trò của hoạch định chiến lược Marketing (26)
      • 1.2.1. Khái niệm chiến lược marketing (26)
      • 1.2.2. Khái niệm hoạch định chiến lược marketing (27)
      • 1.2.3. Vai trò của chiến lược marketing (28)
    • 1.3 Phân định nội dung cơ bản của Hoạch định chiến lược Marketing (29)
      • 1.3.1. Phân tích môi trường chiến lược marketing (29)
      • 1.3.2. Phân tích S-T-P trong hoạch định chiến lược marketing (33)
      • 1.3.5. Hoạch định triển khai chiến lược marketing của doanh nghiệp (40)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC (43)
    • 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (43)
      • 2.1.1 Tên, địa chỉ doanh nghiệp (43)
      • 2.1.2 Ngành nghề và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp (43)
      • 2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp (45)
      • 2.1.4 Cơ cấu tổ chúc và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận (45)
      • 2.1.5 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất (0)
    • 2.2 Phân định thực trạng Hoạch định chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (50)
      • 2.2.1 Phân tích môi trường hoạch định chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (50)
      • 2.2.2 Thực trạng STP trong nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu (55)
      • 2.2.3 Phân tích SWOT trong hoạch định chiến lược marketing của Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới (60)
      • 2.2.4 Thực trạng hoạch định chiến lược marketing tại Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (63)
      • 2.2.5 Hoạch định triển khai chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (73)
    • 2.3 Đánh giá về hoạch định chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (78)
      • 2.3.1 Ưu điểm (78)
      • 2.3.2 Những hạn chế (79)
    • 3.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (84)
      • 3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty (84)
      • 3.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty (85)
    • 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược marketing tại Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (86)
      • 3.2.1 Giải pháp về nghiên cứu thị trường (86)
      • 3.2.2 Hoàn thiện S-T-P trong chiến lược marketing của công ty (87)
      • 3.2.3 Hoàn thiện phân tích và lựa chọn chiến lược marketing cho Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (91)
      • 3.2.4 Hoàn thiện nội dung chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (97)
      • 3.2.5 Hoàn thiện triển khai chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới (105)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay hoạch định chiến lược marketing thương mại với các công cụ hữu hiệu sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn, đảm bảo cho nghiệp vụ tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp thương mại hoạch định chiến lược marketing ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các công ty Tuy nhiên các công cụ của hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện là một biến số kinh doanh, nó chỉ đem lại hiệu quả khi vận hành một cách hợp lý.

Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới là đơn vị tổ chức các sự kiện, buổi hội thảo và gặp mặt Doanh nghiệp này đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ cả các thương hiệu trong nước lẫn các doanh nghiệp quốc tế, cũng như những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Việc hoạch định một chiến lược marketing để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp là rất cần thiết Do vậy, em đã lựa chọn đề tài: “

Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới ”.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện hoạch định chiến lược marketing tại Công ty

Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

Thứ nhất: hệ thống hóa cơ sở lý thuyết hoạch định chiến lược marketing trong doanh nghiệp.

Thứ hai: Phân tích thực trạng hoạch định chiến lược marketing của Công ty

Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới hiện nay Đánh giá những mặt đạt được và mặt hạn chế để có phương hướng hoàn thiện trong thời gian tới.

Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược marketing của công ty cho phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty hiện nay cũng như phù hợp với tâm tự nguyện vọng của người lao động.

Phương pháp nghiên cứu

Chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn qua thu thập các báo cáo, tài liệu, thông tin nội bộ thông qua phòng marketing, phòng kinh doanh cũng như các bộ phận có liên quan đến việc hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện từ năm 2020 - 2022 của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới gồm: Báo cáo tài chính đã kiểm toán; báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm; kế hoạch marketing trong các giai đoạn trước, báo cáo hiệu quả kinh doanh

Ngoài ra, cao học viên cũng tiến hành phỏng vấn 02 nhà quản trị cấp cao của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới là Bà Trương Bích Ngọc – Chức vụ: Phó Giám Đốc và Ông Bành Đức Vinh – Chức vụ: Kế Toán Trưởng để có thêm thông tin.

Mục đích của cuộc phỏng vấn này là tìm hiểu về chiến lược tiếp thị sản phẩm tổ chức sự kiện của Công ty CP Truyền thông và Phát triển Ngày mới Cuộc phỏng vấn được thực hiện với hai nhà quản lý cấp cao là Bà Trương Bích Ngọc và Ông Bành Đức Vinh, nhằm thu thập thông tin về các mục tiêu, chiến lược và các hoạt động tiếp thị cụ thể của công ty trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.

Phỏng vấn trực tiếp là phương thức phỏng vấn truyền thống, cho phép nhà nghiên cứu tiếp xúc trực tiếp với người được phỏng vấn Cuộc phỏng vấn tập trung vào các khía cạnh quan trọng của đối tượng khách hàng, sản phẩm/dịch vụ, định giá, kênh phân phối và chiến lược quảng cáo/tiếp thị Các thông tin chi tiết thu được từ phỏng vấn trực tiếp cung cấp hiểu biết sâu sắc về quan điểm, sở thích và hành vi của khách hàng mục tiêu Do đó, phương pháp này rất hữu ích trong việc nắm bắt bản chất nhu cầu và mong muốn của đối tượng khách hàng, đồng thời đưa ra các đề xuất cải tiến và chiến lược marketing hiệu quả hơn.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa về mặt lý luận:

Nghiên cứu thực hiện hệ thống hóa lý thuyết hoạch định chiến lược marketing tại doanh nghiệp, từ đó làm sáng tỏ cơ sở khoa học, lý luận về hoạch định chiến lược marketign sản phẩm tổ chức sự kiện, là nền tảng cho các nghiên cứu liên quan sau này. Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Giúp Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới nhận ra những ưu điểm, nhược điểm, khó khăn và thách thức trong hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện; Đưa ra những đề xuất hợp lý nhằm hoàn thiện và nâng cao hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện tại Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty; Bên cạnh đó, nghiên cứu còn góp phần cung cấp những thông tin bổ ích trong hoạt động marketing, làm nền tảng giúp các doanh nghiệp xây dựng quy trình và quản lý hiệu quả hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện trong đơn vị mình. Đưa ra những đề xuất hợp lý nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện tại Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty;

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn góp phần cung cấp những thông tin bổ ích trong hoạt động marketing, làm nền tảng giúp các doanh nghiệp xây dựng quy trình và quản lý hiệu quả hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện sđơn vị mình

Ngoài phần nhiệm vụ; Lời cam đoan; Lời cảm ơn; Nhận xét của giảng viên hướng dẫn; Mục lục; Danh mục sơ đồ, hình ảnh; Danh mục bảng biểu; Danh mục thuật ngữ và các từ viết tắt; Tiến độ thực hiện đề tài; Tài liệu tham khảo; Phụ lục(nếu có), nội dung Luận văn được chia thành 03 chương:

Chương 1: Một số cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược Marketing của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hoạch định chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

Chương 3: Một số đề xuất hoạch định chiến lược marketing tại Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Hoạch định chiến lược trong Quản trị chiến lược

1.1.1 Khái niệm Chiến lược và Quản trị chiến lược a Khái niệm Chiến lược

Trong bối cảnh hiện nay, Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) đã kết nối khái niệm chiến lược với lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là việc đặt một công ty vào vị thế tốt hơn đối thủ để tạo ra giá trị về kinh tế cho khách hàng Henderson cho rằng: “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”

Gần đây hơn với nhận thức về đặc điểm tiến hóa liên tục và đầy bất trắc của môi trường kinh doanh, khái niệm chiến lược đã được F David (2008) mở rộng theo hướng: “tập hợp quyết định và hành động cho phép dự đoán trước, hoặc ít nhất là dự báo được một tương lai có thể nhìn thấy trước nhưng vẫn còn đầy bất trắc và rủi ro” Một cách tổng quát, G Johnson & K Scholes định nghĩa: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.

Theo Porter M E (2008) The five competitive forces that shape strategy, đã đề cập tới khái niệm Chiến lược theo Michael Porter là một kế hoạch dài hạn để đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp, bằng cách tập trung vào việc phát triển và sử dụng các nguồn lực và khả năng của công ty để tạo ra giá trị cao nhất cho khách hàng và đạt được lợi nhuận tối đa.

Porter đã đưa ra các khái niệm quan trọng như "nguồn lực và năng lực cốt lõi" của công ty, "5 lực cạnh tranh" trong ngành công nghiệp, "chuỗi giá trị" và "chiến lược tập trung" để giải thích cách một công ty có thể đạt được lợi thế cạnh tranh.

Theo đó, chiến lược của Porter bao gồm ba bước cơ bản: Đánh giá môi trường cạnh tranh: Porter đề xuất phân tích "5 lực cạnh tranh" để đánh giá ngành công nghiệp và các đối thủ cạnh tranh Các lực này bao gồm sức mạnh của đối thủ, sức mạnh của nhà cung cấp, sức mạnh của khách hàng, sức mạnh của sản phẩm thay thế và sức mạnh của đối thủ tiềm năng.

Xác định nguồn lực và năng lực cốt lõi: Nguồn lực và năng lực cốt lõi của công ty là các yếu tố đặc biệt mà công ty sở hữu, giúp công ty tạo ra giá trị độc đáo cho khách hàng Những yếu tố này có thể bao gồm vị trí địa lý, tài sản vật chất, nhân sự, kinh nghiệm hoặc công nghệ. Định hướng chiến lược: Công ty sử dụng những nguồn lực và năng lực cốt lõi để tạo ra sự khác biệt và đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp Công ty có thể áp dụng các chiến lược tập trung, khác biệt hoặc chi phí thấp để đạt được mục tiêu này.

Chiến lược theo Michael Porter là một phương pháp định hướng kinh doanh dựa trên việc tập trung vào tối đa hóa giá trị và lợi nhuận của công ty bằng cách sử dụng các nguồn lực và khả năng của nó để đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp mà công ty hoạt động Chiến lược theo Michael Porter giúp các công ty tìm ra cách phát triển và khai thác thế mạnh của mình để đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp, đồng thời giúp họ tập trung vào những hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất và tạo ra giá trị cho khách hàng.

Theo, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long và PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt (2015). Quản trị chiến lược, đã nêu ra khái niệm chiến lược: “chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm những mục tiêu phải đạt tới trong dài hạn, những đảm bảo về nguồn lực để đạt được những mục tiêu này và đồng thời những cách thức, tiến trình hành động trong khi sử dụng những nguồn lực này.” Do đó, chiến lược được hiểu như là một kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát định hướng sự phát triển và tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Một chiến lược tốt, được thực hiện hiệu quả sẽ giúp các nhà quản trị và nhân viên ở mọi cấp quản lý xác định rõ ràng mục tiêu, nhận biết phương hướng hành động, góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. b Khái niệm Quản trị chiến lược

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long và PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt (2015). Quản trị chiến lược, nêu định nghĩa như sau: “Quản trị chiến lược được định nghĩa là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của một doanh nghiệp “

Theo “Porter M E (2008) The five competitive forces that shape strategy:

Quản trị chiến lược là quá trình điều chỉnh các hoạt động của một công ty để phù hợp với môi trường bên ngoài, bao gồm cả đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp và ngành công nghiệp Sự phù hợp này giúp các hoạt động trong công ty hoạt động hiệu quả và tạo ra giá trị tối đa Theo Porter, để đạt được lợi thế chiến lược, công ty cần cân bằng các hoạt động và tận dụng những đặc điểm riêng của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh Các đặc điểm này có thể liên quan đến sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng hoặc nhân sự.

Quản lý chiến lược là quá trình liên tục gồm các bước nghiên cứu môi trường hiện tại và tương lai, thiết lập mục tiêu tổ chức, xây dựng, thực hiện và đánh giá các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong bối cảnh thay đổi liên tục của môi trường.

Phân tích các điều kiện bên ngoài cũng như các nguồn lực và khả năng bên trong của doanh nghiệp Như vậy, các mặt mạnh và mặt yếu nội tại của công ty có thể được giải quyết để tranh thủ cơ hội bên ngoài và giảm thiểu các khó khăn hiện tại Quản lý chiến lược chú trọng đến phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp sau đó mới ra quyết định giải pháp nào để sử dụng các nguồn lực đó một cách hiệu quả để đạt kết quả tốt nhất Quản lý chiến lược chú trọng đến việc xác định kết quả mình cần đạt được sau đó mới tiến hành tập hợp và sử dụng các nguồn lực cần thiết để đạt được các kết quả đó

În bất kỳ tổ chức nào, strategia există la diferite niveluri - de la întreaga companie sau grup până la activitățile de afaceri sau fiecare individ care lucrează în cadrul acesteia Companiile moderne au, de obicei, trei niveluri strategice corespunzătoare celor trei niveluri organizaționale diferite (Figura 1.1), incluzând: strategia la nivel de corporație (strategia corporativă), strategia la nivel de afaceri (strategia de afaceri) și strategia la nivel funcțional (strategia funcțională) Activitățile, precum și deciziile strategice ale acestor trei niveluri trebuie să fie consecvente, să se susțină reciproc și să fie unificate pentru a răspunde schimbărilor competitive ale mediului extern.

Hình 1 1 Ba cấp chiến lược trong doanh nghiệp [Hill & Jones, 2008]

Chiến lược cấp công ty do Hội đồng quản trị xây dựng Chiến lược doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông Chiến lược doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của doanh nghiệp Chiến lược doanh nghiệp trả lời câu hỏi then chốt: “Doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trong ngành hoặc những ngành kinh doanh nào?”

Chiến lược cấp kinh doanh liên quan nhiều hơn tới khía cạnh chiến thuật

"tactical" hay việc làm thế nào để một doanh nghiệp hay một hoạt động kinh doanh có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường (hoặc đoạn thị trường) cụ thể.

Vị trí và vai trò của hoạch định chiến lược Marketing

1.2.1 Khái niệm chiến lược marketing

Theo Trương Đình Chiến (2014) Quản trị marketing, đã trình bày khái niệm chiến lược marketing: “Chiến lược marketing là một chiến lược chức năng, là toàn bộ logic tiếp thị thương mại mà nhờ đó công ty thực hiện tốt các mục tiêu của chiến lược kinh doanh.” Hoạch định chiến lược marketing bao gồm các bước:

- Xác định mục tiêu marketing

- Phân tích tình hình thị trường

- Xác định thị trường mục tiêu và các biến số

- Chính sách triển khai thực hiện

- Kế hoạch kiểm soát và điều chỉnh

Một chiến lược marketing hiệu quả dựa trên việc xác định mục tiêu, sử dụng chiến lược hỗn hợp (sản phẩm, giá, truyền thông, phân phối) để tận dụng lợi thế cạnh tranh Sự thành công của chiến lược marketing được đánh giá dựa trên thị phần và lợi nhuận, thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ khách hàng rời bỏ và chi phí sản phẩm Để xây dựng chiến lược toàn diện, cần cân nhắc các yếu tố như môi trường vĩ mô, thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm, phối hợp sản phẩm, kênh phân phối, giá cả, lực lượng bán hàng và các hoạt động marketing khác Chiến lược marketing phải phù hợp với các chiến lược liên quan như chiến lược nguyên vật liệu, sản xuất, tài chính và nhân sự.

1.2.2 Khái niệm hoạch định chiến lược marketing

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long và PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt (2015). Quản trị chiến lược, đã nêu ra khái niệm hoạch định chiến lược: “Hoạch định chiến lược là một quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh; thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các cơ hội/thách thức, điểm mạnh/điểm yếu bên ngoài và bên trong doanh nghiệp; đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn các chiến lược để thay thế mà những vấn đề cụ thể trong đó được giải quyết theo một cách thức hợp lý” Từ đó ta đưa ra khái niệm hoạch định chiến lược marketing như sau: “Hoạch định chiến lược marketing là một trong những bước quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp Nó giúp các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh và nâng cao định vị thương hiệu Các nguồn định nghĩa về khái niệm hoạch định chiến lược marketing từ các tác giả khác nhau có thể có những khác biệt nhỏ, tuy nhiên chung quy lại, khái niệm này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn chiến lược marketing phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thị trường.”

Theo Kotler và Keller (2016) Marketing Management, hoạch định chiến lược marketing là quá trình xác định chiến lược marketing chung cho doanh nghiệp trong năm tới, bao gồm việc đưa ra các quyết định về mục tiêu, chiến lược và ngân sách để đạt được mục tiêu đó Họ cũng nhấn mạnh rằng, việc hoạch định chiến lược marketing cần phải dựa trên việc phân tích các yếu tố trong môi trường của doanh nghiệp, như khách hàng, cạnh tranh, sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng cáo.

1.2.3 Vai trò của chiến lược marketing

Theo Trương Đình Chiến (2014) Quản trị marketing, đã nêu ra khái niệm hoạch định chiến lược, chiến lược marketing có vai trò quan trọng trong quản trị marketing và giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình Cụ thể, chiến lược marketing có các vai trò như sau:

- Xác định mục tiêu và hướng đi cho doanh nghiệp: Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu kinh doanh của mình, định hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ, tìm kiếm khách hàng mục tiêu và cách tiếp cận thị trường Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các hoạt động quan trọng, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

- Tăng khả năng cạnh tranh: Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Thông qua hoạch định chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, tăng tính cạnh tranh của mình và thu hút khách hàng.

- Quản lý và phát triển thương hiệu: Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý thương hiệu của mình Điều này giúp doanh nghiệp tạo được niềm tin và lòng tin của khách hàng, tăng tính nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược marketing tối ưu hóa nguồn lực bằng cách giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả, tập trung vào các hoạt động quan trọng Điều này giúp tránh lãng phí, nâng cao hiệu suất kinh doanh.

- Định vị trên thị trường: Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp định vị mình trên thị trường và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh Điều này giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mục tiêu và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Phân định nội dung cơ bản của Hoạch định chiến lược Marketing

1.3.1 Phân tích môi trường chiến lược marketing a Phân tích môi trường bên trong

Môi trường nội bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải cố gắng phân tích một cách cặn cẽ các yếu tố nội bộ nhằm xác định các ưu, nhược điểm của mình Trên cơ sở đó phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm để đạt lợi thế tối đa Các yếu tố nội bộ chủ yếu gồm: nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính, marketing, văn hóa doanh nghiệp Các nguồn lực chủ yếu để doanh nghiệp tồn tại là nguồn vốn, con người và nguyên vật liệu Mỗi bộ phận chức năng của doanh nghiệp chịu trách nhiệm tìm kiếm hoặc bảo toàn một hoặc nhiều nguồn lực nói trên.

Các yếu tố liên quan đến nguồn nhân công: đóng vai trò hết sức quan trọng với sự thành công của doanh nghiệp Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp

Các yếu tố nghiên cứu phát triển: nỗ lực nghiên cứu phát triển giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược lại có thể làm cho hãng tụt hậu so với các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm, kiểm soát giá thành và công nghệ sản xuất.

Các yếu tố sản xuất: sản xuất là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm Đây là một trong các lĩnh vực hoạt động chính yếu của doanh nghiệp và vì vậy có ảnh hưởng lớn đến khả năng đạt được thành công của doanh nghiệp nói chung và các lĩnh vực hoạt động khác

Các yếu tố tài chính kế toán: phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp bộ phận tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh nghiệp.

Yếu tố marketing: phân tích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc tạo ra, duy trì các mối quan hệ và trao đối với khách hàng

Văn hóa doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa tổ chức nhất định cho phần lớn công việc trong doanh nghiệp Nó ảnh hưởng đến phương thức thông qua quyết định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với các chiến lược và điều kiện môi trường của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có nề nếp tổ chức mạnh, tích cực tạo ra nhiều cơ hội để thành công hơn so với các doanh nghiệp có nền nếp yếu kém hoặc tiêu cực. b Phân tích môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố: chính phủ và chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, tự nhiên, khoa học công nghệ, dân số - nhân khẩu và mối tương tác của các yếu tố môi trường vĩ mô

Yếu tố chính phủ và chính trị đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp, ban hành các quy định về thuê mướn, thuế, cho vay, an toàn, giá cả, quảng cáo, địa điểm và bảo vệ môi trường Các chính sách này có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp Ví dụ, chính phủ có thể đưa ra ưu đãi thuế cho các ngành công nghiệp nhất định như công nghệ thông tin để khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế.

Yếu tố kinh tế tác động lớn đến doanh nghiệp Lãi suất ngân hàng ảnh hưởng đến chi phí vay vốn và khả năng đầu tư, cán cân thanh toán quyết định giá trị tiền tệ và sức mua hàng hóa, chính sách tài chính điều tiết chi tiêu công và thuế má, trong khi chính sách tiền tệ kiểm soát nguồn cung tiền và lạm phát Các yếu tố này có thể tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp hoặc trở thành rủi ro tùy thuộc vào đặc điểm và chiến lược của từng doanh nghiệp.

Yếu tố văn hóa - xã hội: các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố này nhằm nhận biết cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi có thể tác động đến doanh nghiệp Ví dụ như sở thích vui chơi, giải trí, chuẩn mực văn hóa đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh, Các yếu tố xã hội thường biến đổi chậm nên đôi khi khó nhận biết iYếu tố tự nhiên: tác động của các điều kiện tự nhiên đến các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận Các vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến các doanh nghiệp thay đổi các quyết định và biện pháp kinh doanh

Yếu tố khoa học công nghệ: Các công nghệ tiên tiến ra đời liên tục tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ với tất các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp nhất đinh Các doanh nghiệp cũng phải cảnh giác với các công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu một cách trực tiếp hay gián tiếp iYếu tố dân số - nhân khẩu: tập hợp các yếu tố như quy mô, cơ cấu (độ tuổi, giới tính), tốc độ tăng và sự phân bố dân cư, quá trình đô thị hóa,

Mối tương tác của các yếu tố môi trường vĩ mô: các yếu tố tương tác lẫn nhau, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp c Phân tích môi trường ngành

Môi trường ngành bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp Quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ảnh và các sản phẩm thay thế

Hình 1 3 Các lực lượng cạnh tranh trong môi trường ngành

-Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

-Sự cạnh tranh của các hãng hiện có trong ngành

Các đối thủ mới tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh là yếu tố quyết định mức độ và bản chất cạnh tranh để giành thị phần trong ngành Cạnh tranh trực tiếp xảy ra giữa các đối thủ cùng hoạt động trong một ngành, trên cùng khu vực thị trường Các nhà tiếp thị cần phân tích kỹ lưỡng từng đối thủ, đặc biệt là đối thủ trực tiếp để nắm rõ năng lực, điểm mạnh và khả năng phản ứng của họ Mức độ cạnh tranh trong ngành được xác định bởi nhiều yếu tố, ảnh hưởng đến các quyết định tiếp thị trong tương lai.

- Các đối thủ cạnh tranh có quy mô và sức cạnh tranh cân bằng nhau.

- Quy mô thị trường nhỏ và thị trường tăng trưởng thấp Cầu thị trường càng lớn thì áp lực cạnh tranh càng thấp và cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp càng lớn và ngược lại

THỰC TRẠNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

2.1.1 Tên, địa chỉ doanh nghiệp

Tên Tiếng Việt: Công ty CP truyền thông và phát triển Ngày Mới

Tên quốc tế: New Day Development And Communication Joint Stock Company

Tên viết tắt: NEW DAY DC., JSC

Mã số thuế: 0106610319 iĐịa chỉ: Tầng 5, số 92 - 94, phố Triệu Việt Vương, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam iNgười đại diện: TRƯƠNG THÚY QUỲNH iĐiện thoại: 0246 253 8138 iNgày hoạt động: 2014-07-31

2.1.2 Ngành nghề và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp

Các hoạt động kinh doanh tổ chức sự kiện như sau:

- Hội nghị, hội thảo, họp báo, lễ trao giải thưởng, khai trương, triển lãm giới thiệu sản phẩm, khuyến mại, tiệc ngoài trời, hoạt động ngoại khóa

- Phát triển chương trinh, kịch bản tổ chức sự kiện

- Cung cấp các vật phẩm, thiết bị cần thiết cho tổ chức sự kiện. Đối với dịch vụ tổ chức sự kiện hiện nay công ty đang hướng tới đối tượng khách hàng là cho doanh nghiệp, cá nhân tại khu vực TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Để đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách hàng này cũng như để tồn tại trên thị trường công ty luôn xác định rõ nhu cầu mong muốn của doanh nghiệp Với tư duy hướng tới khách hàng lấy khách hàng làm mục tiêu tồn tại.

Phòng i Tài i Chính iKế i Toán

Phòng i Tổ i Chức iHành i Chính

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới được Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 2014-07-31 Cơ quan thuế đang quản lý là Chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng Hiện tại công ty do ông/bà Trương Thuý Quỳnh làm đại diện pháp luật Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là tổ chức sự kiện.

2.1.4 Cơ cấu tổ chúc và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Hình 2 1 Sơ đồ bộ máy của công ty

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Bộ máy lãnh đạo của Công ty:

Giám đốc là người đứng đầu công ty có thẩm quyền cao nhất và có quyết định điều hành mọi hoạt động của công ty.

Giám đốc là người chịu trách nhiệm chung điều hành mọi hoạt động của công ty , vạch ra chiến lược kinh doanh, có nhiệm vụ giao kế hoạch cho các phòng ban.

Là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ cho công ty trước cơ quan pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước. i- Phó giám đốc : là người giúp việc cho giám đốc có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ giám đốc giao và ủy quyền điều hành công ty khi giám đồc vắng mặt.

- Phòng tổ chức hành chính: đây là phòng quan trọng của công ty, phòng này có nhiệm vụ chính về tổ chức nhân sự, tổ chức hoạt động,bố trí nhân viên ở các vị trí thích hợp để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất Bên cạnh đó phòng còn tổ chức lao động tiền lương,tiền công, khen thưởng, kỷ luật các chính sách, chế độ với người lao động , chăm lo đời sống cán bộ nhân viên

- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ theo đõi tình hình biến động giá cả thị trường, theo dõi hàng bán ra của công ty để lên kế hoạch mặt hàng, liên hệ nhà cung cấp Phòng có trách nhiệm theo dõi tất cả số lượng, chất lượng hàng hoá trong kho: xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm tổng hợp tình hình thực tế kinh doanh trình giám đốc, lập báo cáo định kỳ về hoạt động kinh doanh của công ty Nghiên cứu các biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh.

Phòng kinh doanh còn được giám đốc uỷ quyền trong một số trường hợp ký kết hợp đồng mua bán và tạo nguồn cung ứng cho các đơn vị và trực tiếp tham ra kinh tế.

Phòng Tài chính - Kế toán là đơn vị chịu trách nhiệm ghi chép, quản lý nguồn vốn của công ty và giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh liên quan đến tài chính Trực thuộc sự quản lý của Giám đốc, phòng thực hiện các chế độ hạch toán kế toán với Nhà nước, kiểm tra thường xuyên mọi hoạt động chi tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Phòng Kỹ thuật đảm nhiệm vai trò tham mưu cho Giám đốc về các tiêu chuẩn, chỉ số kỹ thuật và đảm bảo sản xuất Nhóm chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt sản phẩm khi có sự cố hoặc theo yêu cầu của khách hàng Phòng Kỹ thuật cũng cung cấp các dịch vụ sửa chữa, lắp đặt thiết bị nhanh chóng và hiệu quả.

Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính 117,769,290 1.7 144,058,260 2.2

9 6,871,194 0.11 8,100 0.14% 1,007,886 17.19% Chi phí quản lý doanh nghiệp 303,209,280 4.38 185,204,520 2.8

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 625,184,012 9.04 571,694,752 8.8

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trải qua ba năm đầy thách thức và nhiều khó khăn Trong đó năm 2020 và

2021 là hai năm khó khăn nhất đối với Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới là một trong những thành phố có dịch bệnh bùng phát mạnh nhất cả nước và ảnh hưởng rất nhiều gây ra nhiều thách thức và bất ổn về kinh tế đối với công ty và kinh tế cả nước Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn cố gắng phát triển và đóng góp vào nền kinh tế nước nhà Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện đầy đủ các chỉ thị về dịch bệnh của Nhà Nước về phòng chống dịch bệnh, an toàn trong sản xuất a Về doanh thu

Tổng doanh thu năm 2020 tăng 6,461,947,790 Đồng, giảm -6.55% với năm

2019 Năm 2021 có thể nói là năm chịu ảnh hưởng lớn nhất do dịch bệnh đến từ Hà Nội, khiến cho cục bộ doanh nghiệp trong nước phải thay đổi cách vận hành để thích ứng cũng như tồn tại với môi trường kinh tế bấy giờ Bên cạnh sự khó khăn vì dịch bệnh thì trong đó cũng xuất hiện nhiều thuận lợi với sự phát triển của công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, các doanh nghiệp kinh doanh cũng chuyển qua hình thức kinh doanh online Tuy nhiên sang năm 2021 với tác động của covid khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do đó doanh thu của doanh nghiệp tiếp tục giảm chỉ còn 6,118,207,180 đồng, giảm 5.32% so với năm 2020 Nguyên nhân chinh các doanh nghiệp giảm về thị phần, các chi phí vận hành sau dịch quá cao khiến cho các khách hàng giảm về quy mô so với thời điểm trước dịch. b Về chi phí

Bên cạnh việc doanh thu đang dần ổn định thì chi phí chính là vấn đề đáng lưu ý quyết định việc kinh doanh của công ty có ổn định hay không Khi nhìn vào doanh thu thì có thể thấy công ty có sự giảm nhẹ qua các năm, cụ thể ta thấy rằng các chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm qua các năm do doanh thu giảm, mặc dù thời điểm dịch doanh nghiệp cắt giảm nhân sự tuy nhiên doanh nghiệp vẫn duy trì chi phí hoạt động cao Cụ thể Giá vốn hàng bán tuy giảm nhưng các chi phí về tài chính không có sự giảm nhiều. c Về lợi nhuận

Cuối cùng một tiêu chí không thể bỏ qua chính là lợi nhuận trước thuế Năm

2019 là một trong ba năm không bị ảnh hưởng bởi Covid-19 công ty đang phát triển khá tốt và thuận lợi với lợi nhuận trước thuế là 494,914,450 đồng Bước sang năm

2020 năm đầu tiên của dịch bệnh, chi phí bắt đầu tăng công ty bắt đầu thua lỗ với lợi nhuận trước thuế là 454,222,170 Đồng giảm 8.2% so với năm 2019 Sang năm

2021 doanh thu tiếp tục giảm khi chỉ đạt 385.032.333 đồng.

Phân định thực trạng Hoạch định chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

2.2.1 Phân tích môi trường hoạch định chiến lược Marketing của Công ty

Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

2.2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

Môi trường dân số học: Lực lượng quan tâm đầu tiên là môi trường dân số, chính con người tạo nên thị trường Bộ phận marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới đã chú trọng nghiên cứu tới quy mô, tỷ lệ dân số ở các thành phố, địa bàn cung ứng sản phẩm, cũng như sự phân bổ, cơ cấu tuổi tác, dân tộc, trình độ học vấn, hình mẫu gia đình…của từng địa bàn, thị trường mục tiêu để nắm bắt thực trạng, đặc điểm con người để có thể đáp ứng đúng và chính xác nhu cầu khách hàng.

Dân số: Nếu như năm 2010 là 86,93 triệu người, đến tháng 11 năm 2019, dân số nước ta đạt cán mốc 90 triệu người, bình quân mỗi năm tăng thêm gần 1 triệu người Dù quy mô dân số vẫn tiếp tục phình to, song với mức sinh giảm rõ rệt, cơ bản đã đạt mức sinh thay thế, đến năm 2021, quy mô dân số Việt Nam sẽ không vượt quá 96 triệu người Với quy mô dân số hiện tại, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và cũng nằm trong nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Lao động: Tính đến thời điểm 1/10/2020, cả nước có 79,16 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53,86 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động Mặc dù tiến trình đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta, nhưng cho đến nay vẫn còn 69,8% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77,9% Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn (81,5%) cao hơn khu vực thành thị (70,6%).

Môi trường kinh tế: Các chỉ tiêu chủ yếu bộ phận marketing Công ty Cổ phần

Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới đã nghiên cứu và tìm hiểu năm 2019:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 giảm 0,24% so với tháng trước, tăng 1,84% so với cùng kỳ năm ngoái Bình quân năm 2020, CPI tăng 4,09% so với năm 2019, cho thấy lạm phát được kiểm soát tốt.

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, có xuất siêu; trong đó xuất khẩu khu vực doanh nghiệp trong nước có nhiều bước chuyển tích cực.

Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt trên 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm trước; trong đó: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 15,2%; khu vực trong nước tăng 10,4% so với năm trước (năm 2019 tăng 3,5%). Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Xuất siêu cả năm gần 2 tỷ USD, bằng khoảng 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt cao hơn cùng kỳ các năm trước, vượt kế hoạch đề ra; chi NSNN thực hiện theo dự toán được giao: Tính đến ngày 15/12/2020,tổng thu NSNN ước đạt 814,1 nghìn tỷ đồng, vượt 4% dự toán năm; tổng chi NSNNước đạt 968,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,2% dự toán năm.

Tăng trưởng kinh tế lấy lại đà tăng trưởng cao, quý sau cao hơn quý trước (Quý I tăng 5,06%; Quý II tăng 5,34%; Quý III tăng 6,07%; Quý V tăng 6,96%) và cả năm ước đạt 5,98%.

Nhìn chung mặt bằng thu nhập của người dân nước ta có xu hướng tăng, đời sống của người dân ngày một nâng cao do đó nhu cầu tiêu dùng hàng thiết yếu cũng tăng cao Tuy nhiên sự chênh lệch về mức sống của người dân vẫn còn rất lớn, giữa nông thôn và thành thị, do vậy Công ty chỉ tập trung ở Hà Nội Tiền lương tăng vừa là cơ hội vừa là một thách thức cho doanh nghiệp, vì khi tiền lương tăng người dân chi tiền nhiều hơn vào mua sắm hàng thiết yếu, tuy nhiên lại gặp vấn đề khó khăn là việc tăng lương cho nhân viên dẫn đến tăng chi phí, nên phải tăng giá thành sản phẩm Không chỉ vậy nền kinh tế biến động cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm.

Môi trường công nghệ: Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc, đặc biệt là công nghệ chế biến từ khâu sản xuất, khâu đóng gói và bảo quản Do Công ty vừa là nhà sản xuất, vừa là nhà phân phối nên hoạt động đổi mới công nghệ, mua sắm những máy móc hiện đại để nâng cao năng suất lao động là việc mà Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới luôn chú trọng và ưu tiên phát triển Để cạnh tranh được với các sản phẩm chất lượng cao trên thị trường đòi hỏi Công ty phải tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ Hiệu quả kinh doanh đạt được tăng cao khi không còn phải nhập hộp carton từ các nhà cung ứng khác, giảm thiểu chi phí bao bì đóng gói sản phẩm, chủ động được trong hoạt động sản xuất.

Môi trường chính trị và pháp luật: Sự ổn định của một chế độ chính trị tạo điều kiện rất nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện huy động vốn đầu tư nước ngoài và Việt Nam được đánh giá là nơi tương đối an toàn cho các nhà đầu tư Mặt khác trong thời gian qua chính phủ đã có những văn bản quy định nhằm tháo gỡ, bãi bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khẩn trương hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư theo hướng có lợi và tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư Đồng thời dần có những chính sách ưu đãi cao, đủ sức hấp dẫn với một dự án hạ tầng kinh tế, xã hội có quy mô lớn, có sức lan tỏa và tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội Ngoài ra vị thế của người tiêu dùng Việt ngày một tăng do sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

2.2.2.2 Phân tích môi trường ngành và phân tích cạnh tranh

Môi trường vi mô: Tất các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp đều có thể tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng của khách hàng của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới Dưới đây là các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty, bao gồm: doanh nghiệp, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing, các khách hàng và công chúng.

Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới luôn xác định rõ vai trò của bộ phận marketing trong doanh nghiệp, cũng như mối quan hệ và tác động hỗ trợ qua lại của các bộ phận sản xuất, tài chính, nhân sự đối với bộ phận marketing Ngoài ra, Công ty đã nghiên cứu và đánh giá đúng khả năng của từng nhân viên để đảm nhiệm từng hoạt động marketing, những điểm mạnh và điểm yếu của Hoàn thiện chiến lược marketing của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh và thiết kế các chính sách marketing phù hợp, phân bổ nhân sự đảm nhiệm các công tác nghiên cứu cũng như đưa ra kế hoạch, tổ chức và thực hiện marketing với từng mục tiêu, giai đoạn phát triển của Công ty.

Các nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức sự kiện của Công ty Cổ phần Truyền thông và Phát triển Ngày Mới Chất lượng thực phẩm do nhà cung cấp cung cấp ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, trong khi nguồn cung cấp thực phẩm và thiết bị phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, thời gian và chi phí do các nhà cung cấp cung cấp cũng tác động đến việc tổ chức sự kiện, ảnh hưởng đến kế hoạch và chi phí của công ty.

Khách hàng: Đối tượng khách hàng của Công ty khá đa dạng và rộng khắp, là cá nhân và tập thể, hay tổ chức – những người tiêu dùng mặt hang mà công ty đang kinh doanh Khách hàng tiêu biểu: từ khi thành lập đến nay công ty đã có một số khách bảng tiêu biểu như Cục nghệ thuật biểu diễn — Bộ Văn Hóa, Tổng Công ty cổ phần bia rượu - nước giải khát Hà Nội….Mặc dù công ty mới đi vào hoạt động được 8 năm nhưng đã có được một lượng khách hàng thân thiết góp phần không nhỏ cho việc tạo dựng thương hiệu của công ty Trong thời gian tới công ty cần hoàn thiện và đẩy mạnh các hoạt động marketing của mình để tăng lượng khách hàng của công ty từ đó góp phần tăng dành thủ của công ty đối với dịch vụ tổ chức sự kiện. Đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường các đối thủ cạnh tranh lớn thường có một hệ thống đối tác như nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà sản xuất sản phẩm dùng kèm…và đây cũng chính là nguồn lực tạo ra sức mạnh của họ Để cho việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao thì việc tìm hiểu và phân tích đúng sự cạnh tranh trên thị trường là rất quan trọng Nó quyết định đến chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Công ty DCT event, công ty tổ chức sự kiện Vietlinks, công ty tổ chức sự kiện Netmedia,

Bảng 2 2 so sánh các đối thủ của Công ty Thời đại mới

Các đối thủ Điểm mạnh Hạn chế

Công ty tổ chức Sự kiện chuyên nghiệp

Top 100 Thương hiệu phát triển bền vững Bảng vàng Doanh nhân đất Việt.

Top 50 Thương hiệu hội nhập Châu Á - Thái Bình Dương

Hệ thống nhân sự lớn, có nhiều chi nhánh tại các thành phố lớn.

Phân khúc các doanh nghiệp lớn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn thế nên các thị trường nhỏ còn chưa tập trung công ty tổ chức sự kiện Vietlinks iVới gần 11 năm kinh nghiệm hoạt động và đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm thực tế.

Nhân sự trẻ, năng động, không ngừng cập nhật những kiến thức mới Luôn tận tâm, lắng nghe, thấu hiểu khách hàng và luôn phục vụ hỗ trợ khách hàng chu đáo và tốt nhất VIETLINK có kho xưởng cung cấp trọn gói các thiết bị phục vụ cho sự kiệ

Tập trung thị phần các doanh nghiệp vừa, tập trung tại Hà Nội là chính. công ty tổ chức sự kiện

Nguồn nhân sự lớn và chất lượng về trình độ

Tài chính và nguồn cơ sở vật chất lớn.

Tập trung các chương trình nhạc hát, tổ chức event cuối năm cho các tổ chức.

Nguồn: Nghiên cứu khảo sát

2.2.2 Thực trạng STP trong nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

Đánh giá về hoạch định chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

Mục tiêu cuối cùng là Chi phí xúc tiến bán/đơn hàng, công ty đặt mục tiêu tăng chi phí từ 117,000,654 nghìn đồng năm 2020 lên 128,383,660 nghìn đồng năm

2023 Đây là mục tiêu tăng trưởng nhẹ và đòi hỏi công ty cần tập trung vào các chiến lược xúc tiến bán hàng để tăng doanh số.

Tổng quan, các mục tiêu của công ty đều đòi hỏi sự nỗ lực và cải thiện hiệu quả công việc để đạt được Tuy nhiên, nếu đạt được các mục tiêu đặt ra, công ty sẽ có sự phát triển rất đáng kể.

2.3 Đánh giá về hoạch định chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

- Công ty có một tập khách hàng trung thành ổn định được xác định dựa theo các tiêu chí cụ thể, chi tiết Đây chính là đối tượng đầu tiên doanh nghiệp hướng tới khi truyền thông sự kiện Đây sẽ là một nền tảng khá tốt để công ty có thể thực hiện các hoạt động truyền thông của mình một cách hiệu quả nhất.

- Đối với mỗi sự kiện, công ty đã luôn chú trọng trong việc xây dựng và đưa ra ra những gói sản phẩm cụ thể phù hợp với mức giá với từng đối tượng khách hàng, từ đó nâng cao được chất lượng dịch vụ mà giá thành cạnh tranh.

- Về đội ngũ nhân sự của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới với lực lượng nhân sự trẻ, nhiệt huyết đảm bảo việc vận hành và tiếp cận khách hàng bài bản.

- Kênh truyền thông đa dạng, kết hợp cả trực tiếp và gián tiếp với rất nhiều những công cụ có hiệu quả cao như: quảng cáo, marketing trực tiếp.

- Phương pháp xác định ngân sách dựa vào quy mô, nội dung sự kiện cũng như những mục tiêu nhiệm vụ đặt ra giúp cho hoạt động truyền thông của doanh nghiệp đảm bảo hoạt động truyền thông được thực hiện tốt nhất, hoàn thành nhiệm vụ và những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Để thu hút khách hàng tham dự sự kiện, doanh nghiệp đã sử dụng nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn và triển khai tiếp thị trực tiếp hiệu quả, cung cấp thông tin hữu ích và quan tâm cá nhân hóa đến khách hàng Đội ngũ bán hàng cá nhân chuyên nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến từng khách hàng cụ thể, khéo léo thuyết phục và giúp tăng tỷ lệ người tham gia sự kiện.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được công ty cũng còn nhiều vấn đề tồn tại trong hoạt động marketing cho dịch vụ tổ chức sự kiện.

Dù đã sở hữu phòng marketing, hiệu quả hoạt động tiếp thị của công ty vẫn chưa đạt mức tối ưu Đội ngũ nhân sự vẫn chưa thể phát huy hết năng lực, thiếu kinh nghiệm triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả.

- Nguồn lực: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và giải pháp truyền thôngTruyền Thông Và Phát Triển Ngày Mới mới đi vào hoạt động được 5 năm nên nguồn lực còn yếu Nguồn kinh phí cho hoạt động marketing cho dịch vụ tổ chức sự kiện bị hạn chế Kinh phí cho hoạt động Marketing rất quan trọng, nó quyết định đến cách thức tổ chức, giới hạn nguồn lực và cũng chính là hiệu quả của hoạt động marketing Đây là một khó khăn lớn đối với công ty trong suốt quá trình kinh doanh, khai thác, phát triển các dịch vụ của mình.

- Chính sách sản phẩm: Tổ chức sự kiện là một dịch vụ ngày càng phát triển và có nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này Vì vậy để tồn tại và phát triển được công ty cần không ngừng đổi mới sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Chính sách giá: Có thể thấy việc lựa chọn chính sách định giá thấp mả công ty lựa chọn là rất phù hợp đối với một dịch vụ mới thâm nhập thị trường Tuy nhiên, công ty vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác trên thị trường như:

- Hoạt động xúc tiến hỗn hợp: Với một công ty mới thì cần chú trọng giới thiệu, quảng bá tới khách hàng có nhu cầu sử dụng để số lượng người dùng biết đến tăng lên Tuy nhiên, có thể thấy từ khi dịch vụ cung cấp trên thị trường, công ty không chú trọng nhiều tới các hoạt động quảng cáo, truyền thông trên các phương tiện cả online và offline mà mới chỉ tiến hành giới thiệu dịch vụ qua website của công ty nên số lượng khách hàng biết đến dịch vụ còn rất hạn chế.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Công ty mới thành lập còn non trẻ nên mục tiêu trước mắt chủ yếu là tận dụng các mối quan hệ để tìm kiếm khách hàng Các hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức nên việc thu thập thông tin về khách hàng và thị trường còn nhiều hạn chế.

- Thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện các hoạt động marketing Chưa hoàn thiện việc lập kế hoạch marketing các hoạt động quang cáo còn nhiều hạn chế. chương trình xúc tiến bản rất ít nền hoạt marketing cho dịch vụ tổ chức sự kiện còn rất nhiều yếu điểm.

Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động marketing chưa có nhiều kinh nghiệm, lại phụ trách nhiều công việc khác nhau Ngân sách marketing của công ty còn rất hạn chế, nguồn vốn của công ty Đội ngũ nhân viên chưa phát huy được hết khả năng của mình và thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động marketing.

Hoạt động marketing chưa được coi trọng và công ty chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động này Các hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được tổ chức thực hiện và chưa xây dựng được chiến lược và kế hoạch marketing trong ngắn hạn và dài hạn.

Nguồn lực của công ty còn yếu, kinh phí cho hoạt động marketing bị hạn chế, gây khó khăn trong việc tổ chức và phát triển các dịch vụ.

Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

Bước vào thế kỷ 21, dưới tác động của toàn cầu hoá, Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới cũng như các công ty khác tại Việt Nam và trên thế giới phải đối diện với những thách thức mới như: các quy tắc cạnh tranh đã thay đổi; ưu thế cạnh tranh của một công ty không còn phụ thuộc vào các yếu tố giá rẻ, tính chất gần gũi và sự am hiểu nội ngành, địa phương của các công ty trong nước mà bị tác động bởi tiềm năng sản xuất tại chỗ, hiệu quả đầu tư, sự tiếp nhận, sử dụng và truyền bá tri thức, khoa học công nghệ.

Theo đó, thị trường sẽ không còn đóng khung trong đường biên giới của từng nhóm ngành, từng địa phương hay từng quốc gia Do vậy, các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp sẽ phải khẩn trương xây dựng năng lực và tăng cường khả năng cạnh tranh để có thể chủ động đương đầu với đối thủ nước ngoài.

3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty

Trong giai đoạn 2020 - 2025, Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới tập trung hướng đến việc xây dựng một doanh nghiệp sản xuất năng động Tiếp tục theo đuổi các chiến lược chính trong chính sách phát triển với mục tiêu trở thành các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị và dịch vụ nhà hàng khách sạn, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh để đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, sự phát triển của ngành quảng cáo trong nước Cụ thể qua những chỉ tiêu sau:

Công ty CP Truyền Thông và Phát triển Ngày Mới đặt mục tiêu duy trì và trở thành doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất trong ngành sản xuất tại địa bàn thành phố, với mạng lưới dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và bảo hành rộng khắp và uy tín nhất.Đồng thời, mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc, tập trung chủ yếu ở các khu có đông khu doanh nghiệp lớn, cơ quan và trường học.

Công ty cũng tập trung nâng cao uy tín và phấn đấu trở thành đối tác tin cậy nhất của các doanh nghiệp, khách hàng đã tin tưởng trong những năm qua Đồng thời, tăng cường mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, tìm sự đầu tư và tài trợ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Công ty đặt ra mục tiêu đào tạo và nâng cao năng lực điều hành quản lý, năng lực khoa học kỹ thuật, năng lực ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng,… cho cán bộ công nhân viên, hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

Công ty cũng đầu tư vào trang thiết bị để hiện đại hoá trung tâm sản xuất, lắp ráp và dịch vụ bảo hành, nâng cao năng suất cũng như khả năng phục vụ khách hàng Đồng thời áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp (như: quản lý Tài chính, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý Kho, quản lý Bán hàng, quản lý Sản xuất).

Công ty CP Truyền Thông và Phát triển Ngày Mớicũng đặt ra mục tiêu xây dựng doanh nghiệp vững mạnh thông qua các chính sách ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và gia tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, củng cố tinh thần đoàn kết, tinh thần xây dựng, lòng nhiệt tình sáng tạo,…

3.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty

Dựa trên các phân tích trên về Công ty CP Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới, mục tiêu phát triển của công ty cho đến năm 2025 có thể được thiết lập như sau:

- Tăng doanh thu hàng năm không quá 30% với điều kiện thị trường hai thành phố lớn tăng trưởng đều Trong trường hợp thị trường tăng trưởng chậm hơn hoặc giảm sút, Công ty CP Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới sẽ cần phải tìm cách tăng động lực để tăng doanh thu của mình.

Công ty CP Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới nên tập trung vào thế mạnh tổ chức tiệc cưới, sự kiện và các chương trình tổng kết cuối năm của doanh nghiệp, đồng thời khắc phục điểm yếu bằng cách đầu tư vào nhân sự chất lượng cao và tăng cường tính sáng tạo để tạo ra những sự kiện ấn tượng và độc đáo.

- Tìm cách xử lý các đối thủ mới trên thị trường bằng cách tạo quan hệ tốt với khách hàng và sáng tạo hơn trong cách phục vụ khách hàng Công ty CP Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới cần đánh giá đối thủ cạnh tranh và tìm cách tạo ra sự khác biệt để giành được sự quan tâm của khách hàng.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty bằng cách cải thiện hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng, đồng thời đầu tư vào cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại. Công ty CP Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới cần thường xuyên nâng cấp và bảo trì hệ thống thiết bị, đồng thời đầu tư vào đào tạo nhân viên để tăng cường chất lượng dịch vụ.

- Với mục tiêu trên, Công ty CP Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới có thể đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 15% đến 20% hàng năm để đạt được doanh thu trung bình 10 tỷ đồng/năm vào năm 2025 Công ty CP Truyền Thông vàPhát Triển Ngày Mới cũng có thể đặt mục tiêu tăng số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của công ty lên 200% so với hiện tại, đồng thời tăng tỉ lệ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ lên 70%.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược marketing tại Công ty Cổ phần Truyền Thông và Phát Triển Ngày Mới

3.2.1 Giải pháp về nghiên cứu thị trường

Để tiến hành nghiên cứu thị trường hiệu quả, ngoài các phương pháp truyền thống như thảo luận nhóm, phỏng vấn trực tiếp hay qua điện thoại, doanh nghiệp có thể áp dụng khảo sát trực tuyến thông qua các website chuyên dụng như thamdo.net, khaosat.com, khaosatthitruong.vn Hình thức này ít tốn kém, không phụ thuộc vào thời gian, không gian và khuyến khích sự tham gia tự nguyện từ khách hàng Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát trực tuyến ngay trên website của mình để thu thập phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Hai phương pháp nghiên cứu thị trường công ty có thể áp dụng bao gồm:

Với phương pháp nghiên cứu này, công ty có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân hoặc phỏng vấn nhóm khách hàng Phương pháp này tạo điều kiện cho khách hàng tự do bày tỏ ý kiến của mình từ đó công ty có thể biết được những động mói tâm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty

Bao gồm phương pháp thăm dò thông tin từ website, quan sát hành động của khách hàng, thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng Phương pháp này giúp do lường những gì sảy ra và cung cấp thông tin dự báo chính xác Khi lập kế hoạch truyền thông nhân viên marketing cần thực hiện cá hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để có thể thu thập được những thông tin hữu ích cho việc xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả Bên cạnh đó, nhân viên cần xem xét lại các hoạt động truyền thông trong quá khứ và đánh giá xu hướng phát triển, đo lường những thông tin có thể đo lường để hiểu rõ những động cơ đẳng sau các hành động Khi thực hiện nghiên cứu thị trường cần phải lên kế hoạch cụ thể để đảm bảo những thông tin thu thập được là có ích cho doanh nghiệp.

3.2.2 Hoàn thiện S-T-P trong chiến lược marketing của công ty

Trong ngành dịch vụ tổ chức sự kiện, việc áp dụng chiến lược S-T-P là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp định vị khách hàng, tăng cường sức cạnh tranh và đạt được hiệu quả kinh doanh cao Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới đã thực hiện phân tích chiến lược S-T-P để định hướng mục tiêu của mình trong việc tìm kiếm và phục vụ khách hàng.

Giải pháp hoàn thiện S-T-P của Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới bao gồm các giải pháp cụ thể sau:

1.Định hướng S - Segment (Phân khúc thị trường)

- Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới có thể cung cấp các gói dịch vụ tổ chức tiệc sinh nhật, đám cưới, lễ hội gia đình Đối với khách hàng doanh nghiệp, Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới có thể đưa ra các gói dịch vụ tổ chức hội nghị, khai trương, tri ân khách hàng, còn đối với khách hàng tổ chức, Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới có thể cung cấp các gói dịch vụ tổ chức triển lãm, hội chợ, festival.

- Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới có thể sử dụng các kênh truyền thông như mạng xã hội, website, hoặc các tạp chí đời sống để quảng cáo các gói dịch vụ tổ chức tiệc sinh nhật, đám cưới Còn đối với khách hàng doanh nghiệp, Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới có thể sử dụng các kênh truyền thông như email marketing, tạp chí kinh tế, hay các diễn đàn doanh nghiệp để tiếp cận và quảng bá các gói dịch vụ phù hợp.

- Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng phân khúc khách hàng: Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới cần phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng phân khúc khách hàng Ví dụ, đối với khách hàng cá nhân, Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới cần cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như decor, âm thanh ánh sáng, các trò chơi và hoạt động giải trí, còn đối với khách hàng doanh nghiệp

2.Định hướng T - Target (Mục tiêu thị trường)

Các hoạt động điển hình của Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới trong chiến lược phục vụ các phân khúc thị trường đã xác định có thể bao gồm:

Đối với phân khúc khách hàng cá nhân, công ty có thể tổ chức các sự kiện đám cưới, sinh nhật, kỷ niệm và gia đình Để thu hút khách hàng, công ty cung cấp gói dịch vụ trọn gói với không chỉ tổ chức sự kiện mà còn thiết kế, trang trí, âm thanh, ánh sáng, chụp ảnh, quay phim, hỗ trợ khác.

- Đối với phân khúc doanh nghiệp, Công ty có thể tập trung vào các sự kiện thường niên như hội thảo, hội nghị, khai trương và lễ kỷ niệm thành lập công ty. Công ty có thể đưa ra các gói dịch vụ tùy chỉnh phù hợp với từng nhu cầu của doanh nghiệp, bao gồm cả các dịch vụ đặc biệt như trang trí sân khấu, chiếu sáng, âm thanh, quay phim và chụp ảnh.

- Đối với phân khúc sự kiện đặc biệt, Công ty có thể cung cấp các dịch vụ tổ chức sự kiện cho các sự kiện quy mô lớn như triển lãm, festival, concert và các sự kiện quốc tế Công ty có thể sử dụng các kỹ thuật sản xuất sân khấu và ánh sáng chuyên nghiệp để tạo ra các trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng.

- Công ty cũng có thể tăng cường chất lượng dịch vụ và giá trị đem lại cho khách hàng bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình làm việc và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp Công ty cũng có thể đầu tư vào các hoạt động quảng bá và marketing nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mới.

3.Định hướng P - Positioning (Định vị thị trường) Để định vị thị trường hiệu quả, Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới cần phải tìm hiểu kỹ thị trường mình đang hoạt động, cũng như nắm bắt được những xu hướng và thị hiếu của khách hàng Sau đó, Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới có thể đưa ra chiến lược định vị thị trường phù hợp. Trong việc định vị thị trường, Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp định vị theo phân khúc thị trường là phương pháp được áp dụng phổ biến Công ty

Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới có thể chia thị trường thành các phân khúc nhỏ hơn dựa trên đặc điểm, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Sau đó, Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới sẽ tập trung vào một số phân khúc thị trường nhất định để định vị thị trường.

Ví dụ, Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới có thể định vị thị trường của mình dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với mục tiêu tạo ra các sự kiện chuyên nghiệp và phù hợp với ngân sách của khách hàng Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới cũng có thể định vị thị trường dành cho khách hàng cá nhân, với mục tiêu tạo ra các sự kiện độc đáo và phù hợp với sở thích của từng khách hàng.

Ngày đăng: 08/11/2023, 19:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Nguyễn Hoàng Long.(2015). Giáo Trình Quản Trị Chiến Lược.NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Quản Trị Chiến Lược
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hoàng Long
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2015
2. PGS.TS. Trương Đình Chiến (2014). Quản trị marketing. Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị marketing
Tác giả: PGS.TS. Trương Đình Chiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Đạihọc kinh tế quốc dân
Năm: 2014
3. GS.TS Trần Minh Đạo(2006). Giáo trình marketing căn bản. Nhà xuất Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình marketing căn bản
Tác giả: GS.TS Trần Minh Đạo
Năm: 2006
4. Philip Kotler, Tài liệu dịch 2006 - Marketing căn bản - NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Nhà XB: NXB Thống kê
5. Trương Quang Vinh(2017). Luận văn: Hoạch Định Chiến Lược Marketing Cho Vnpt Bắc Giang Đến Năm 2020. Đại học Bách khoa hà NộiTài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn: Hoạch Định Chiến Lược MarketingCho Vnpt Bắc Giang Đến Năm 2020
Tác giả: Trương Quang Vinh
Năm: 2017
1. Kotler, P. & Keller, K. L. (2016). Marketing Management (15th ed.).Pearson Education Limited Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Management
Tác giả: Kotler, P. & Keller, K. L
Năm: 2016
2. Porter, M. E. (2008). The five competitive forces that shape strategy.Harvard Business Review, 86(1), 78-93 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1 Ba cấp chiến lược trong doanh nghiệp [Hill & Jones, 2008] - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Hình 1. 1 Ba cấp chiến lược trong doanh nghiệp [Hill & Jones, 2008] (Trang 21)
Hình 1. 2 Các giai đoạn và hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược [F. David, 2008] - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Hình 1. 2 Các giai đoạn và hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược [F. David, 2008] (Trang 23)
Hình 1. 3 Các lực lượng cạnh tranh trong môi trường ngành - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Hình 1. 3 Các lực lượng cạnh tranh trong môi trường ngành (Trang 31)
Hình 2. 1 Sơ đồ bộ máy của công ty - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Hình 2. 1 Sơ đồ bộ máy của công ty (Trang 45)
Bảng 2. 2 so sánh các đối thủ của Công ty Thời đại mới - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Bảng 2. 2 so sánh các đối thủ của Công ty Thời đại mới (Trang 55)
Bảng 2. 3 Mục tiêu kinh doanh dịch vụ trả sau giai đoạn 2022-2023 - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Bảng 2. 3 Mục tiêu kinh doanh dịch vụ trả sau giai đoạn 2022-2023 (Trang 65)
Bảng 2. 6 Bảng giá các hạng mục khác - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Bảng 2. 6 Bảng giá các hạng mục khác (Trang 68)
Bảng 2. 7 Chính sách về phân phối của Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Bảng 2. 7 Chính sách về phân phối của Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới (Trang 72)
Bảng 2. 8 Cơ cấu lao động của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Phát Triển Ngày Mới qua 2 năm 2021-2022 - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Bảng 2. 8 Cơ cấu lao động của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Phát Triển Ngày Mới qua 2 năm 2021-2022 (Trang 74)
Bảng 2. 9 Chi phí xúc tiến bán hàng năm 2021 - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Bảng 2. 9 Chi phí xúc tiến bán hàng năm 2021 (Trang 75)
Bảng 2. 10 Kế hoạch bố trí ngân quỹ marketing T - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
Bảng 2. 10 Kế hoạch bố trí ngân quỹ marketing T (Trang 77)
Bảng TOWS cho Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới : - Hoạch định chiến lược marketing sản phẩm tổ chức sự kiện của công ty cổ phần truyền thông và phát triển ngày mới
ng TOWS cho Công ty Cổ phần truyền thông và phát triển Ngày Mới : (Trang 91)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w