1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội

185 72 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Sự chồng chéo về chức năng, việc phân định nhiệm vụ, quyền hạnchưa phù hợp dẫn đến chưa phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; từđó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGÔ THỊ DIỆP LAN

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGÔ THỊ DIỆP LAN

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực

Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất

cứ công trình nào

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Ngô Thị Diệp Lan

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỐ

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiêncứu 5

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

5 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 7

6 Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu 7

7 Kết cấu của luận án 8

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

1.1 Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước 9

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 9

1.1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 12

1.2 Các công trình nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục 14

1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 14

1.2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 17

1.3 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 22

1.3.1 Những nội dung đã được nghiên cứu 22

1.3.2 Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung 23

Tiểu kết chương 1 25

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 27

2.1 Quản lý và quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 27

2.1.1 Quản lý và quản lý nhà nước 27

2.1.2 Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 29

2.2 Phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 33

Trang 5

2.2.2 Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 372.2.3 Tác động của phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 422.2.4 Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở Việt Nam quacác thời kỳ 45

2.3 Nội dung, điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 47

2.3.1 Nội dung phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 472.3.2 Điều kiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 512.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý nhà nướcvề giáo dụcphổ thông 52

2.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phân cấp quản lý nhà nước

về giáo dục phổ thông và giá trị tham khảo cho Việt Nam 56

2.4.1 Kinh nghiệm một số quốc gia trong phân cấp quản lý nhà nước vềgiáo dục phổ thông 562.4.2 Những giá trị tham khảo cho Việt Nam 62

Tiểu kết chương 2 64 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI 66 3.1 Khái quát về Thành phố Hà Nội và tình hình giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội 66

3.1.1 Khái quát về Thành phố Hà Nội 663.1.2 Tình hình giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội 68

3.2 Phân tích thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội 75

3.2.1 Khái quát tình hình phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổthông trên địa bàn thành phố Hà Nội 753.2.2 Đánh giá chung về thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáodục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội 92

Tiểu kết chương 3 105

Trang 6

Chương 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG

CƯỜNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ

THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 107

4.1 Quan điểm và định hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 107

4.1.1 Quan điểm tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 107

4.1.2 Định hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 109

4.2 Giải pháp tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội 111

4.2.1 Đổi mới tư duy về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 111

4.2.2 Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 113

4.2.3 Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức, viên chức quản lý giáo dục phổ thông 124

4.2.4 Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra đảm bảo hiệu quả phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông 129

4.2.5 Các giải pháp bổ trợ 131

Tiểu kết chương 4 140

KẾT LUẬN 141

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 145

PHỤ LỤC 1 155

PHỤ LỤC 2 159

PHỤ LỤC 3 161

PHỤ LỤC 4 162

Trang 7

Uỷ ban nhân dân

Tổ chức Thương mại thế giới

©

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỐ BẢNG:

Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng khi thực hiện phân cấp quản lý nhà nước vềGDPT 55Bảng 3.1 Biểu thống kê quy mô giáo dục cho các cơ sở giáo dục trên địa bànthành phố Hà Nội 68Bảng 3.2 Thống kê công tác bổ nhiệm cho các cơ sở giáo dục trên địa bànthành phố Hà Nội từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019 80Bảng 3.3 Khảo sát đánh giá mức độ phân cấp về bộ máy, nhân sự trongGDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội 81Bảng 3.4 Bảng thống kê cấp ngân sách các trường công lập trên địa bàn

Hà Nội 85Bảng 3.5 Khảo sát đánh giá mức độ phân cấp trong quản lý tài chính trongGDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội 87Bảng 3.6 Mức độ tự chủ về chương trình, nhân sự và tài chính của các trườngphổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội 88Bảng 3.7 Khảo sát đánh giá mức độ phân cấp trong kế hoạch phát triển

GDPT, xây dựng nội dung, chương trình GDPT 91

SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 2.1 Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về GDPT 32

Sơ đồ 3.1 Phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT trên địa bàn Thành phố

Hà Nội 76

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới,giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp xây dựng và pháttriển đất nước Trong các cấp học, GDPT bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dụctrung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông(giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp) là giai đoạn cực kỳ quan trọnggóp phần cung cấp, định hướng năng lực và nhân cách người học Cùng vớiGDPT, QLNN đối với GDPT luôn luôn là vấn đề được các nhà hoạch địnhchính sách đặc biệt quan tâm bởi vì quản lý giáo dục từ bình diện quốc gia đếncác cấp quản lý giáo dục ở địa phương và các cơ sở giáo dục đều có ảnh hưởngđến việc thực hiện chính sách GDPT và nâng cao chất lượng GDPT

Giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng trong đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao và cung cấp nhân tài cho đất nước Tuy nhiên, do sự chuyểnđổi từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theođịnh hướng XHCN nên các cơ chế, chính sách hiện hành về quản lý nhà nước

về giáo dục nói chung, quản lý nhà nước về GDPT nói riêng đang còn nhiềuhạn chế, bất cập; sự phân cấp quản lý đối với GDPT chưa rõ ràng, chưa hợp lý;quyền hạn chưa đi đôi với trách nhiệm Theo đánh giá của của Chiến lược phát

triển giáo dục 2010 -2020: “Quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, mang tính bao cấo, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân

sự và tài chính Hệ thống pháp luật và chính sách giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung Sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các bộ, ngành địa phương chưa chặt chẽ” Thay vì phải thực hiện cơ chế phân cấp

quản lý, Nhà nước đã “tập trung” quá mức trong quản lý nhà nước về giáo dục.Hậu quả là cấp dưới bị hạn chế trong phân cấp quản lý, ít có quyền chủ động,sáng tạo, chất lượng giáo dục thấp và đầu ra không đáp ứng được yêu cầu của

xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 10

Để nâng cao hiệu quả QLNN về GDPT cần thực hiện nhiều giải pháp.Một trong những giải pháp để phát triển GDPT ở nước ta là phải cải cách mạnh

mẽ hệ thống thể chế và phương thức quản lý nhà nước về GDPT theo hướngđẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước như kết luận của Hội nghị Trung ương 8Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH Nghị quyết nhấn mạnh: “Thựchiện phân cấp quản lý về giáo dục, phát huy tính chủ động, tự chịu tách nhiệmcủa các cơ sở giáo dục, trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố và các quận,huyện trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục” [51, tr.37]

Như vậy, có thể khẳng định: Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổthông là một trong nhữn yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

về giáo dục phổ thông Trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ nền giáo dục nước nhà thìvấn đề phân cấp quản lý về giáo dục nói chung, GDPT nói riêng đang trở nên bứcxúc và cần được nghiên cứu một cách toàn diện và nghiêm túc

Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn vềvăn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cảnước Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư, nhu cầu về đời sống tinh thần cao,

có điều kiện để tiếp thu nhanh chóng nền văn minh tiên tiến của nhân loại.Trong những năm qua, giáo dục phổ thông của Thủ đô đã đạt được những kếtquả quan trọng, hệ thống các trường phổ thông phát triển đa dạng với nhiềuloại hình trường, lớp; cơ sở vật chất của các trường được xây dựng khang tranghơn trước; nhiều trường đạt chuẩn quốc gia

Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng chất lượng GDPT ởnước ta nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng vẫn còn thấp sovới các nước trong khu vực và trên thế giới Một trong những nguyên nhân ảnhhưởng đến chất lượng GDPT là do phân cấp quản lý nhà nước về GDPTcòn cónhiều hạn chế Mô hình tổ chức quản lý nhà nước theo ngành kết hợp theo lãnhthổ dẫn đến cùng một đối tượng quản lý là các cơ sở giáo

Trang 11

dục phổ thông nhưng chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan quản lý nhà nướckhác nhau như Bộ, Sở, Phòng Giáo dục đào tạo quản lý theo chiều dọc vềchuyên môn; Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý theo chiều ngang về nhân sự,hành chính Sự chồng chéo về chức năng, việc phân định nhiệm vụ, quyền hạnchưa phù hợp dẫn đến chưa phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; từ

đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn.Quátrình đổi mới phân cấp quản lý nhà nước về GDPT vẫn chưa đáp ứng đượcnhững đòi hỏi bức xúc của thực tiễn và còn nhiều hạn chế, bất hợp lý; phân cấpnhưng chưa bảo đảm quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ, chưachú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những chức năng, nhiệm vụ đã phâncấp cho địa phương Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT chưa phân định rõràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền trong việc thựchiện chức năng quản lý nhà nước; chưa xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp,của tập thể và cá nhân đối với những nhiệm vụ đã được phân cấp; phân cấpnhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng chưa bảo đảm tương ứng các điều kiện cần thiết

để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực cóliên quan, chưa tạo điều kiện cho địa phương chủ động cân đối các nguồn lực

Đặc biệt với đặc thù là thủ đô của cả nước, bên cạnh các văn bản phápluật chuyên ngành về giáo dục, Hà Nội chịu sự điều chỉnh của Luật Thủ đô vớinhững cơ chế quản lý được áp dụng riêng trên địa bàn Quy định trách nhiệmquản lý nhà nước về GDPT của các cơ quan quản lý phải có những điểm đặcthù để đáp ứng được các thách thức và nhu cầu thay đổi nhanh chóng trong bốicảnh mở cửa hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi hệ thống GDPT trên địa bànThành phố Hà Nội; để thực hiện mục tiêu giáo dục là tạo ra những công dânkiểu mới Cải cách giáo dục phải đẩy mạnh phân cấp quản lý, trao quyền nhiềuhơn cho cấp dưới, huy động các nguồn lực của địa phương và tạo ra cơ hội họctập suốt đời cho mọi người dân

Trang 12

Mặt khác, dưới góc độ khoa học quản lý công cho đến nay, chưa có côngtrình nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về phân cấp quản lý nhànước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội Việc giải mã những vấn đề lýluận của phân cấp quản lý về GDPT cũng như đánh giá thực tiễn phân cấpquản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đó xác địnhphương hướng và giải pháp phù hợp để tăng cường, đảm bảo phân cấp quản lýnhà nước về GDPT trên địa bàn hiệu quả.

Xuất phát từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài: “Phân cấp quản lý

nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”làm đề tài

nghiên cứu Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công là hoàn toàn cấp thiết

về lý luận và thực tiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Muc đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là luận giải, cung cấp những luận cứkhoa học về lý luận và thực tiễn để tăng cường phân cấp quản lý nhà nước vềGDPT trên địa bàn Thành phố hướng tới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước về GDPT

2.2 Nhiêm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả luận án đề ra các nhiệm vụnghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của phân cấp quản lý nhà nước

về GDPT, nội dung phân cấp quản lý nhà nước về GDPT, các yếu tố ảnh hưởngđến phân cấp quản lý nhà nước về GDPT cũng như kinh nghiệm phân cấpQLNN về GDPT một số nước trên thế giới

- Phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPT,tìm hiểu những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân củanhững hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thànhphố Hà Nội

Trang 13

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới và đẩy mạnh phâncấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong nhữngnăm tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiêncứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu hoạt động phân cấp quản lý nhà nước về GDPT

3.2 Phạm vi nghiêncứu

- Về không gian: thành phố Hà Nội

- Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động phân cấp quản lý nhànước về GDPT công lập tại các cấp quản lý theo ngành (Bộ Giáo dục và Đàotạo - Sở Giáo dục và Đào tạo - Phòng Giáo dục và Đào tạo) và phân cấp quản

lý theo lãnh thổ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (UBND các cấp) ở 3 lĩnh vựcchủ chốt: (i) bộ máy, nhân sự; (ii) cơ sở vật chất và tài chính; (iii) chuyên môn(bao gồm lập kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông, xây dựng nội dung,chương trình và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông)

- Về thời gian: từ năm 2010 đến nay.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương, đường lối củaĐảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhànước, phân cấp quản lý nhà nướcvề giáo dục Phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và duy vật lịch sử được kết hợp nhất quán để nghiên cứu vàphân tích thực trạng quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố HàNội

-4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các mục đích nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu lý luận; phương phápphân tích - tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra xã hội học

Trang 14

Một là, phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu lý luận và kinh nghiệmliên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận Đồngthời nghiên cứu các văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Chínhphủ, Bộ GD&ĐT… liên quan đến vấn đề nghiên cứu để phân tích cơ sở lý luậncủa luận án

Hai là, phương pháp phân tích - tổng hợp

Luận án sử dụng phương pháp phân tích để lý giải thính cấp thiết và ýnghĩa mà đề tài nghiên cứu đặt ra trong phân cấp quản lý nhà nước về GDPTtrên địa bàn Thành phố Hà Nội Luận án phân tích, đánh giá thực trạng việcthực hiện phân cấp quản lý nhà nước về GDPT, phân tích nguyên nhân củanhững bất cập, hạn chế tạo cơ sở cho đề xuất các giải pháp và kiến nghị

Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm lược nội dung sau mỗi phầnphân tích, đánh giá Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát vấn đề, tómlược nội dung của từng mục và các kết luận của từng chương của luận án

Ba là, phương pháp thống kê

Luận án sử dụng phương pháp thống kê để có số liệu cụ thể về thực trạngphân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bốn là, phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi với 200 phiếu được phát ra cho đốitượng là cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước về GDPT và cán bộ quản lý cáctrường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội Số phiếu nghiên cứu sinhphát ra cụ thể như sau:

- 80 phiếu cho cán bộ quản lý nhà nước về GDPT ở Sở Giáo dục và Đàotạo Hà Nội và cán bộ quản lý ở các Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận BaĐình; Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Long Biên, Nam TừLiêm, Bắc Từ Liêm và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Phúc Thọ

- 120 phiếu cho cán bộ quản lý các trường Tiểu học, THCS và THPT Bảng điều tra này gồm có 2 phiếu:

Trang 15

- Phiếu 1: Thực trạng phân cấp QLNN về GDPT trên địa bàn Thành phố

Hà Nội;

- Phiếu 2: Ý kiến kiến nghị về tăng cườngphân cấp QLNN về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội

5 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

5.1 Giả thuyết khoa học

(1) Phân cấp QLNN về GDPT có ảnh hưởng lớn đến hoạt động QLNN vềGDPT cũng như đời sống kinh tế - xã hội

(2) Phân cấp QLNN về GDPT ở nước ta nói chung, trên địa bàn Thànhphố Hà Nội nói riêng tuy đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn cònnhiều hạn chế, bất cập

(3) Tăng cường phân cấp QLNN về GDPT tại địa bàn Hà Nội trên cơ sởphân định cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp quản lý nhà nước

về GDPT, khắc phục chồng chéo và mẫu thuẫn giữa các cấp, các ngành gópphần nâng cao hiệu lực, hiệu qủa QLNN về GDPT từ đó đẩy mạnh chất lượngGDPT đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập

5.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án cần trả lời thấu đáo các câu hỏisau đây:

- Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT là gì? Có tác động như thế nào?

- Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố

Hà Nội hiện nay như thế nào? Những kết quả đã đạt được và những hạn chếtrong phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố?

- Cần phải làm gì để đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT

trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm tới?

6 Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

Về mặt lý luận

Qua tham khảo các tài liệu về phân cấp quản lý và GD trong và ngoài nước, nghiên cứu các xu hướng, mô hình phân cấp QLGD ở một số nước trên

Trang 16

thế giới, luận án góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về phân cấp quản lýnhà nước về giáo dục nói chung và GDPT nói riêng ở nước ta.

Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu, nhận xét thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPTtrênđịa bàn Thành phố, đánh giá những ưu điểm và những mặt hạn chế, xác địnhnhững nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh vànâng cao hiệu quả phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố

Hà Nội trong những năm tới

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo chocác cơ quan của Đảng, nhà nước trong việc ban hành các cơ chế, chính sáchđẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý nhà nước về GDPT ở các địaphương

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để chính quyền Thành phố HàNội đổi mới quản lý đối với các trường phổ thông trên tinh thần đẩy mạnhphân cấp quản lý, giáo quyền hợp lý cho các trường để xây dựng nền giáo dụccủa Thành phố Hà Nội ngày càng phát triển

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

án kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý về phân cấp quản lý nhà nước đối vớigiáo dục phổ thông

Chương 3: Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thôngtrên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chướng 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường phân cấp quản lý nhànước về giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước ở trong nước có thể kể đến là:

- Võ Kim Sơn (2004): “Phân cấp quản lý nhà nước – lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị Quốc gia Đây có lẽ là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên

ở nước ta về phân cấp quản lý nhà nước Cuốn sách dày 483 trang, bao gồm 4chương trình bày các vấn đề về cơ sở lý luận trong quản lý HCNN; các hìnhthức phân cấp quản lý HCNN; phân cấp quản lý HCNN ở Việt Nam từ năm

1945 đến năm 2003 Chương 4 của cuốn sách tác giả lý giải sự cần thiết phảiđẩy mạnh phân cấp quản lý HCNN và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phâncấp quản lý HCNN ở Việt Nam [60]

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Viện nghiên cứu Khoa

học tổ chức, Bộ Nội vụ: “Tình hình phân cấp giữa Trung ương và địa phương”, năm 2004 Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng phân cấp giữa

Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.Các tác giả đề tài đã phân tích các kết quả đã đạt được, những hạn chế của quátrình phân cấp, nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất 6 nhómgiải pháp để thực hiện phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương [7]

-Phạm Hồng Thái (2011): “Một số vấn đề nhận thức lý luận về tập quyền,

tản quyền, phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước”, bài viết trong cuốn

“Phân cấp quản lý nhà nước”, NXB Công an Nhân dân Tác giải bài viết phân tíchlàm rõ khái niệm phân cấp, tản quyền, phân quyền và đưa ra khái niệm phân cấpnhư sau: “Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạncho từng cấp hành chính; nếu nhìn từ chế độ quản lý thì bản chất của

Trang 18

phân cấp là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn do mìnhnắm giữ cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng phươngthức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc bằng cách chuyển cho cấpdưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bằng các quyết định cụ thể” [64].

Trong bài viết, tác giả đã phân tích thực trạng phân cấp quản lý giữa trungương và địa phương và đề xuất một số quan điểm, nguyên tắc phân cấp quản lý

ở nước ta hiện nay

- Nguyễn Đăng Dung (2011): “Các hình thức phân cấp, phân quyền”, bài

trong cuốn “Phân cấp quản lý nhà nước”, NXB Công an Nhân dân Tác giảitrình bày 06 hình thức phân cấp: hình thức phân cấp dựa vào các nguồn gốclịch sử; hình thức phân cấp bằng trật tự thứ bậc và chức năng; hình thức phâncấp qua vấn đề được đề cập và các giá trị của nhà nghiên cứu; hình thức tậptrung vào các mẫu hình và chức năng hành chính; hình thức dựa trên kinhnghiệm của một quốc gia; hình thức phân cấp trên cơ sở các mục đích: chínhtrị, thị trường, không gian và quản lý.Trong bài viết tác giả phân tích 3 thể loại

về phân cấp hành chính: tản quyền, phân quyền và ủy quyền [64]

Một số tác giả đã có các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý đăng trên các tạp chí chuyên ngành và trình bày tại các hội thảo khoa học:

- Nguyễn Minh Phương:“Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phương tại Việt Nam”, bài tham luận tại Hội thảo “Tổ chức chính

quyền địa phương ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Vănphòng Quốc hội, Oxfam, Unicef phối hợp tổ chức tại Ninh Thuận ngày06/4/2013 Bài tham luận đã trình bày các khái niệm phân cấp, phân quyền, tựquản địa phương và những vấn đề đặt ra trong phân cấp, phân quyền, tự quảnđịa phương ở nước ta hiện nay và đề xuất kiến nghị các giải pháp đẩy mạnhphân cấp, phân quyền, tự quản địa phương ở nước ta trong thời gian tới [55]

- Hoàng Mai: tham luận: “Thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển bền vững - kết quả của quá trình phân cấp quản lý ở

Trang 19

Việt Nam” được trình bày tại Hội thảo quốc tế về quản trị địa phương (tháng

3/2009 trong chương trình Đại hội khối Pháp ngữ năm 2009 tổ chức tại HàNội Tác giả nhấn mạnh: Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, cải cách nềnHCNN và hội nhập quốc tế, thực hiện phân cấp, phân quyền ngày càng đầy đủ,toàn diện hơn tiến đến tự quản địa phương là yêu cầu có tính quy luật, khôngthể trì hoãn được [49]

- Hoàng Thị Ngân (2010): “Thực trạng và xu hướng phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam”, bài tham gia hội thảo của Khoa

Luật, Đại học Quốc gia Bài tham luận đánh giá thực trạng phân cấp quản lýgiữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam, những kết quả đã đạt được, nhữnghạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và xu hướng phân cấp quản lý nhànước trong những năm tới Bài tham luận nhấn mạnh: Việc phân cấp cho mỗicấp mỗi địa phương và ở mỗi thời kỳ đòi hỏi phải khác nhau Tuy vậy, nó luônđược coi là vấn đề tất yếu của nhà nước và phụ thuộc vào khả năng của chínhquyền địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển Nếu phân cấp, giao nhiềuquyền quá có thể dẫn đến chính quyền địa phương sẽ quá tải, không thể thựchiện hết được các chức năng, nhiệm vụ, nếu phân cấp, giao ít quyền quá thì sẽkhông phát huy được các thế mạnh của địa phương, hiệu quả hoạt động củachính quyền địa phương sẽ không cao

Ngoài ra, nhiều nhiều nhà khoa học và quản lý đã công bố các công trình

nghiên cứu trên các tạp chí, như: Đàm Bích Hiên: “Bàn về phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Bộ Tư pháp, Số 9/2005; Hoàng Thị Ngân:“Đẩy mạnh công tác phân cấp Trung ương và địa phương”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 2+3/2009; Trần Anh Tuấn:“Đẩy mạnh phân cấp quản lý hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập toàn cầu”, Tạp chí

Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Số 10/2014; Nguyễn

Trang 20

Minh Phương: “Để tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước Học viện Hành chính,

Số 1/2007; Vũ Thư: “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 4/2009; Trần Thị Diệu Oanh:“Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước Học viện Hành chính Quốc gia, Số 4/ 2010; Trần Thị Diệu Oanh:“Một số vấn đề phân cấp quản lý cho chính quyền đô thị”,Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 12/2011; Phạm Thanh Huyền: “Một số vấn đề về phân cấp quản lý hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, Số 2/2014; Nguyễn Cửu Việt: “Phân cấp quản lý trong mối quan hệ giữa trung ương và địa phương”, Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 7/2005

1.1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới, phân cấp quản lý nhà nước đã được một số nhà khoa họcnghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua Các công trình nghiên cứu về phân cấpquản lý nhà nước có thể kể đến là:

- Ngân hàng thế giới (2005): “Phân cấp ở Đông Á để chính quyền địa phương phát huy tác dụng”, NXB Văn hóa - Thông tin Các tác giải cuốn sách

nhấn mạnh: phân cấp quản lý là một biện pháp hữu hiệu đưa chính quyền vềgần dân hơn và mang lại cho người dân cơ hội tham gia vào quá trình ban hànhquyết định quản lý Hệ thống phân cấp được thiết kế tốt sẽ mang lại nhiều lợiích, trong đó có việc đẩy mạnh tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội

Cuốn sách đề cập đến kinh nghiệm của các nước Đông Á trong quá trìnhphân cấp với mục tiêu nhận thức rõ những thách thức của quá trình thiết kế các

mô hình cải cách, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện

và nghiên cứu các tác động của tiến trình phân cấp quản lý Trong cuốn sách

có dẫn chứng tình hình phân cấp ở Việt Nam [50]

Trang 21

- Báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới: “What is Desentralization”,

năm 2002 Báo cáo phân tích khái niệm và đặc điểm của phân cấp, phân quyền;lịch sử phát triển của quá trình này ở một số quốc gia trên thế giới Báo cáo nhấnmạnh: Phân cấp là sự chuyển giao trách nhiệm và nguồn thu tài chính từ chínhquyền cấp cao xuống các cấp chính quyền thấp hơn và đây là một biện pháp hữuhiệu phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới, tạo điều kiện để phát triểnkinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương (Khan, 2002)

- Tài liệu nghiên cứu của Liên hiệp quốc (UNDP): “Desentralization – Sampling of defination” (Phân cấp - Sự thử nghiệm về phạm trù), năm 1999.

Tài liệu nghiên cứu nhấn mạnh: hoạt động quản lý HCNN được thực hiện bởicác cơ quan HCNN từ Trung ương đến cơ sở Bộ máy HCNN vận hành theonhiều mô hình và phương thức khác nhau, trong đó mô hình phân công và phốihợp giữa các bộ phận cấu thành bộ máy HCNN được coi là mô hình cơ bản.Mỗi cơ quan, tổ chức được xác định một cách cụ thể, rõ ràng, không hạn chế

về chức năng, nhiệm vụ nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật có hiệu lực,hiệu quả Để thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất cần phải trao cho các cơquan, tổ chức đó quyền hạn và các nguồn lực nhất định Trao quyền cho họ vàđòi hỏi họ phải chịu trách nhiệm với chức trách, nhiệm vụ được giao

- Osborne và Gaebler (2000): “Sáng tạo lại chính phủ”, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội Các tác giả cho rằng, phân quyền là một cách để nâng caohiệu quả hoạt động quản lý và thúc đẩy quá trình vận động và phát triển Phânquyền giống như sáng tạo lại chính phủ; sáng tạo lại các hoạt động; hành chínhcông mới hay quản lý công mới

Sáng tạo lại chính phủ nhằm chỉ ra một cách làm hoàn toàn mới so vớitrước đây để tiến hành các hoạt động của khu vực công Những vấn đề đề cậptrong 10 nội dung mà hai tác giả đưa ra không phải hoàn toàn mới, nhưng tiếpcận theo một cách thức mới để chuyển từ quan điểm chính phủ quản lý cai trịsang chính phủ mang tính doanh nghiệp Mô hình sáng tạo lại chính phủ được

Trang 22

coi là một cách để làm cho hoạt động của chính phủ năng động hơn, tốt hơn.Chính phủ theo mô hình doanh nghiệp khuyến khích cạnh tranh giữa các bêncung cấp dịch vụ, đẩy sự kiểm soát từ bộ máy hành chính sang cộng đồng [54].

- J M Cohen, S B Peterson (2002): “Phân cấp quản lý hành chính - Chiến

lược cho các nước đang phát triển”, NXBChính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách

dày 343 trang đã trình bày vị trí, vai trò và tính tất yếu khách quan của phân cấpquản lý hành chính đối với các nước đang phát triển Trong bối cảnh mở cửa hộinhập và chuyển đổi cơ chế quản lý, các quốc gia muốn phát triển cần đổi mới cáchthức quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa trung ương và các cấpchính quyền địa phương Không có mô hình phân cấp chung cho các quốc giađang phát triển Tùy từng điều kiện và trình độ phát triển khác nhau, các quốc gia

sẽ xác định mức độ phân cấp quản lý phù hợp [37]

1.2 Các công trình nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục

1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam hiện nay còn ít công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và GDPT nói riêng

- Có thể nói công trình nghiên cứu tương đối toàn diện đầu tiên về phâncấp quản lý nhà nước về GDPT là Đề tài khoa học cấp Bộ B98-52-22

“Nghiên cứu tập trung và phân quyền trong hệ thống quản lý ngành GDPT Việt nam” do TS Nguyễn Tiến Hùng làm chủ nhiệm Đề tài khoa học tập trung

nghiên cứu các kiểu tập trung và phân cấp trong quản lý ngành giáo dục; lợithế và rủi ro của phân cấp quản lý ngành giáo dục; các tiêu chí xác định tậptrung hay phân cấp trong hệ thống quản lý ngành GDPT; khuynh hướng tậptrung và phân cấp theo chức năng và các thành phần của chức năng quản lýgiáo dục [31]

- Tiếp theo, năm 2003, Dự án hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện

một khảo sát tại 12 tỉnh và thành phố và hoàn thành “Báo cáo hiện trạng và khuyến nghị về phân cấp quản lý giáo dục Việt Nam” Bản báo cáo đã mô tả

Trang 23

chi tiết hiện trạng và đề xuất khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở Việt Nam.

- Năm 2003, các tác giả Đậu Hoàn Đô, Nguyễn Công Giáp và Đào Vân

Vy đã cho công bố công trình nghiên cứu: “Phân cấp quản lý giáo dục Việt Nam: Thực trạng và xu hướng” Công trình này được thực hiện với sự hỗ trợ

của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển và Viện Chiến lược chương trình giáodục Công trình nghiên cứu đã bước đầu khái quát các xu hướng phân cấp quản

lý nhà nước về giáo dục của các quốc gia trên thế giới; thực trạng phân cấpquản lý nhà nước về giáo dục và đề xuất phương hướng đẩy mạnh phân cấpquản lý nhà nước về giáo dục ở Việt Nam [23]

- Trần Hồng Hạnh (2011): “Một số nhìn nhận về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”,bài trong cuốn “Phân cấp quản lý

nhà nước”, NXB Công an Nhân dân Tác giả trình bày cơ sở lý luận về phâncấp quản lý nhà nước đối với GD&ĐT; thực trạng phân cấp quản lý nhà nướcđối với GD&ĐT, qua đó đề xuất một số định hướng nhằm đổi mới, tăng cườngphân cấp quản lý nhà nước đối với GD&ĐT ở nước ta hiện nay

Đề cập đến những khó khăn, tồn tại trong quá trình phân cấp quản lý giáodục ở Việt Nam, tác giả nhấn mạnh: hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện phâncấp quản lý còn hạn chế, chưa có sự phân định rõ ràng, cụ thể nhyieemj vụ,quyền hạn giữa trung ương và địa phương; việc phân cấp quản lý còn gặpnhiều lúng túng, thiếu sự đồng bộ, dẫn đến tình trạng cắt khúc, chia việc màthiếu sự liên thông trong hệ thống; sự phối hợp giữa ngành giáo dục với cácngành liên quan chưa chặt chẽ, thống nhất nên ngành giáo dục thực hiện cácchức năng chuyên môn rất khó khăn [64]

Một số tác giả đã công bố các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý đối với GD-ĐT trên các tạo chí chuyên ngành, như:

- Nguyễn Tiến Hùng (2004): “Tìm hiểu quy trình nghiên cứu phân cấp quản lý giáo dục”, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 4 (64) Theo tác giả, để có

Trang 24

thể xác định lại hợp lý trách nhiệm, quyền hạn và trách nhiệm của từng cấpquản lý và nhà trường phổ thông, cũng như cơ chế phối hợp làm việc giữa cáccấp đòi hỏi phải xác định được các mâu thuẫn, khó khăn trong thực hiện cácchức năng quản lý giáo dục hiện hành của từng cấp quản lý và nhà trường, từ

đó đề ra các giải pháp khắc phục Vì vậy, quy trình nghiên cứu về phân cấpquản lý giáo dục cần được thực hiện theo 3 bước: (1) xây dựng bức tranh hiệntrạng về phân cấp quản lý giáo dục; (2) phân tích hiện trạng về phân cấp quản

lý giáo dục; và (3) xây dựng các giải pháp về phân cấp quản lý giáo dục [32]

- Nguyễn Tiến Hùng (2006): “Vai trò của các cấp quản lý trong xu thế phân cấp quản lý giáo dục đại học”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 6 năm

2006 Bài báo phân tích vai trò của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào

tạo, các bộ và cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh/thành phố, Sở giáo dục và Đàotạo, các trường đại học trong xu hướng phân cấp quản lý giáo dục đại học [33]

- Đinh Thị Minh Tuyết (2007): “Về phân cấp quản lý giáo dục - đào tạo

ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 142 (11-2007) Tác giả bài

báo đã phân tích thực trạng phân cấp quản lý trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo

ở nước ta hiện nay; những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, bấtcập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập; đề xuất định hướng và một sốgiải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý giáo dục - đào tạo Tác giả bài báo nhấnmạnh: đổi mới phân cấp quản lý về giáo dục - đào tạo là một yêu cầu kháchquan nhưng không thể tự do, tùy tiện Không thể nhận thức đơn giản trongphân cấp quản lý về giáo dục - đào tạo và cũng không nên cứng nhắc quanniệm cho rằng tập trung là bất hợp lý, phân cấp là hợp lý và ngược lại [74]

- Trần Hồng Thắm: “Một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước

về giáo dục phổ thông”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí

Minh, số tháng 2/2012 Bài báo phân tích thực tiễn phân cấp quản lý nhà nước đốivới bậc giáo dục phổ thông ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phâncấp quản lý nhà nước đối với bậc học này Tác giả đã trình bày một

Trang 25

số ý kiến về việc phân cấp quản lý GDPT với mong muốn góp phần địnhhướng cho việc thực hiện công tác này ở nước ta trong thời gian tới [65].

Theo tác giả, phân cấp quản lý GDPT chỉ có tác dụng thực sự khi traoquyền quyết định cho chính quyền cấp cơ sở và cấp nhà trường Sẽ khó tìmthấy mô hình phân cấp GDPT thống nhất cho cả nước, vì mỗi địa phương đều

có những điều kiện cụ thể khác nhau Điều quan trọng là cần tìm ra nhữngđiểm chung để quy định và tùy thuộc vào đặc điểm riêng mà có những hướngdẫn cụ thể cho từng địa phương

- Đinh Minh Dũng: “Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

ở cấp huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số

195 (4-2012) Tác giả bài báo trình bày quá trình phân cấp về GD-ĐT ở đồng

bằng sông Cứu Long từ sau giải phóng miền Nam và nhấn mạnh: tuy có nhiềuthời kỳ phân cấp quản lý nhà nước về GD-ĐT khác nhau, nhưng giáo dục tiểuhọc và THCS cơ bản được phân cấp quản lý cho UBND cấp huyện và nó đãphát huy tác dụng nhất định Bài báo cũng đã trình bày những vấn đề đặt ra đốivới phân cấp quản lý về GD-ĐT ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long[17]

1.2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

- Rondineli D và Nellis J (1996): “Assessing decentralization policies in Developing countries: the case for cautious optimism” (Chính sách phân cấp

sự định ở các nước đang phát triển: Trường hợp về chủ nghĩa lạc quan cẩn

trọng), Delelopment Policy Review 4 Theo các tác giả, ngay từ những năm 80

của thế kỷ XX, nhiều nước trên thế giới tại châu Âu, châu Úc, châu Mỹ, châu

Á và châu Phi đã bắt đầu thể nghiệm và thực hiện hệ thống phân cấp quản lýđối với GD-ĐT theo hướng tra quyền ban hành các quyết định quản lý cho cấpdưới của chính phủ trung ương (chính quyền cấp vùng/bang/tỉnh/thànhphố/quận/huyên) và cho các trường Lý do phân cấp quản lý đối với GD-ĐT ởcác quốc gia là rất khác nhau nhưng chủ yếu là do cấp trung ương không thểtiếp tục gánh vác việc cung cấp tài chính cho hệ

Trang 26

thống GD-ĐT và do hệ thống quản lý về giáo dục quá cồng kềnh, quan liêu gây tốn kém và lãng phí cho ngân sách nhà nước [102].

- Lockheed, Marlaine (2004): “Decentralization of education: Eight lessons for school effectiveness and improvement” (Phân cấp giáo dục: Tám bài học của sự tiến triển và ấn tượng trường học), The word Bank, Washington, D.C Theo các tác giả, mô hình phân cấp quản lý cho chính quyền cấp dưới có

hai kiểu điển hình: Phân cấp quản lý cho một cấp chính quyền (tỉnh/thành phố)chịu trách nhiệm quản lý GDPT và mô hình phân cấp cho hai cấp chính quyền(vùng/bang và tỉnh/thành phố) quản lý GDPT Mô hình phân cấp quản lý chonhà trường thực chất là mô hình nâng cao quyền tự chủ của các trường phổthông, coi nhà trường là một đơn vị cải cách chính và dựa trên sự phân bổ lạiquyền hạn ban hành quyết định quản lý như là một động lực để khuyến khích

và duy trì cải cách Kinh nghiệm tại các quốc gia cải cách thành công đều cóchung đặc điểm là đẩy mạnh phân cấp quản lý cho các trường phổ thông vànâng cao quyền tự chủ của các trường mà vẫn tuân thủ các quy định của chínhquyền trung ương và chính quyền cấp trên [100]

- Elizabeth M King và Susana Corderio Guerra (2005): “Những cuộc cải cách giáo dục ở Đông Á: chính sách, quá trình và tác động” trong cuốn sách

“Phân cấp ở Đông Á để chính quyền địa phương phát huy tác dụng”, NXB Vănhóa Thông tin, Hà Nội Theo tác giả, phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ởĐông Á có những đặc trưng chung Đặc trưng lớn nhất là hệ thống giáo dụcđược chuyển giao dựa trên các cơ cấu điều hành và quản lý đa tầng, kết quả là

để có được một chính sách quốc gia nhất quán đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn.Chính phủ trung ương và các cấp chính quyền trung gian vẫn tiếp tục quản lýcấp giáo dục cơ bản, song chính quyền cấp thấp nhất và bản thân các trườngphổ thông lại quản lý chế độ giáo dục cơ bản

Sau khi phân tích thực trạng cải cách giáo dục ở các nước Đông Á, bàiviết rút ra những bài học kinh nghiệm trong phân cấp quản lý giáo dục: (1)

Trang 27

Cần làm sáng tỏ sự phân chia các chức năng, đơn giản hóa các quy trình vàcung cấp các cơ chế để phối hợp và thúc đẩy chia sẻ hiểu biết về cải cách ở cáccấp chính quyền khác nhau cũng như phân xử những bất đồng; (2) Chính phủtrung ương giữ nhiều vai trò quan trọng nhưng cũng rất khác nhau trong bốicảnh phân cấp và cần thay đổi cấu trúc và kỹ năng của mình; (3) bản thiết kếphân cấp cần thiết để vận hành hệ thống giáo dục bao gồm các hệ thống đánhgiá cá nhân, tài chính, học sinh và quản lý thông tin Hệ thống này cần đượcsắp xếp lại để phản ánh mối quan hệ liên chính quyền với các chức năng đượcphân công và năng lực cần được nâng cao; (4) Để quá trình mang lại tác độngtích cực đối với thành tích học tập của học sinh, các hệ thống thông tin và đánhgiá không chỉ phải đúng chỗ mà còn phải hoạt động phối hợp với nhau trongsuốt quá trình tham gia [25].

- Donal R Winkler (1998): Decentralization in education: An Economic Perspective (Phân cấp quản lý trong giáo dục: Viễn cảnh kinh tế), World bank

[93] Theo tác giả, ở hầu hết các nước đang phát triển, trách nhiệm cung cấp giáodục bậc tiểu học và trung học cơ sở vẫn thuộc về chính phủ trung ương Tuynhiên, ngày càng có nhiều nước trên thế giới đang tách trách nhiệm này khỏi trungương như một phần của cải cách nhằm phân cấp chức năng của chính phủ Việcchuyển giao này diễn ra dưới nhiều hình thức, bao gồm cả việc chuyển giao cáctrách nhiệm tài khóa và quản lý cho các cấp chính quyền thấp hơn, cho phép cáctrường công lập có quyền hoạt động độc lập, yêu cầu có sự tham gia của cộngđồng trong việc điều hành hoạt động của các trường học, mở rộng hình thức tài trợ

từ cộng đồng, cho phép phụ huynh tự lựa chọn trường học cho con em mình,khuyến khích hình thức cung ứng dịch vụ tư nhân

Phân tích quá trình phân cấp quản lý trong giáo dục, tác giả chia quá trìnhphân cấp thành các các hình thức khác nhau: dựa trên mục đích phân cấp quản

lý ta có phân cấp về chính trị, hành chính, tài chính và thị trường; dựa theomức độ chuyển giao quyền hạn từ cấp trung ương xuống cấp thấp hơn, ta

Trang 28

có các hình thức phân cấp: Phi tập trung hóa; ủy thác; ủy quyền; tư nhân hóa.

- Caldwell B J (2003): “Self-Management and the Public good in School education: getting the balance right for Australia”(Tự quản và lợi ích

xã hội trong giáo dục phổ thông: quyền bình đẳng ở Úc), Invited paperpresented as a counry report at an International workshop on “Leading andManaging schools for Quality and Equity” organized by the Ministry ofEducation of Chile Tác giả bài tham luận viết: trong bối cảnh nền kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế, cần phải quan niệm đầy đủ hơn về một hệ thốnggiáo dục phổ thông phát triển Một nền giáo dục phổ thông tốt không chỉ baogồm sự đầy đủ về các yếu tố vật chất như lớp học, số lượng giáo viên, sáchgiáo khoa…mà quan trọng hơn là tạo động lực thúc đẩy chất lượng dạy và học

Về bản chất, có 3 yếu tố tạo nên động lực cho việc dạy và học đạt hiệu quả là:(i) có nhiều cơ hội cho việc lựa chọn và cạnh tranh; (ii) nhà trường tự chủ; và(iii) nhà trường tự chịu trách nhiệm

Như vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dụcphổ thông sao cho chất lượng dạy và học được nâng lên đồng thời với nhữngchi phí lợi ích hợp lý

- Winkler R, Donald R and Gershberg (2003): Effects on Quality of Schooling (Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học), Word Bank, Washington D.C Cuốn sách đã cung cấp nhiều kinh nghiệm quý trong việc giải

quyết mâu thuẫn cơ bản trong quản lý giáo dục giữa việc cần tập trung quản lýcái gì ở cấp trung ương và phân cấp những gì cho các cấp quản lý thấp hơntrong quản lý nhà nước về GDPT Đặc biệt là những kinh nghiệm giải quyết cóhiệu quả và hợp lý khuynh hướng trao quyền tự chủ quản lý và trách nhiệmcho quá trình ban hành quyết định tại các trường đang phát triển mạnh mẽ trênthế giới Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học ở cáctrường phổ thông hiện nay [103]

Trang 29

- Cheema, G Shabbir and Rondineli (1993): “Decentralization and development: Policy implementation in developing countries” (Phân cấp và phát triển: thực thi chính sách ở các nước đang phát triển), Sage, Beverly Hills.

Các tác giả cuốn sách nhấn mạnh: trong bối cảnh phân cấp quản lý đối với

GDPT, các quốc gia trên thế giới đều có cùng một điểm chung, đó là: một mặt,

cần duy trì vai trò của tập trung trong quản lý, nhưng chỉ tập trung vào thiết lậpđường lối mang tính định hướng cho toàn bộ hệ thống, đề ra mục tiêu và cáctiêu chuẩn học tập cho học sinh, các chính sách hỗ trợ cho nhà trường và kiểm

soát việc thực hiện của nhà trường; mặt khác, cần nâng cao quyền tự chủ cho

nhà trường trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực để đáp ứng tốt nhấtnhu cầu học tập của học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng Tuy nhiên, mốiquan hệ giữa trách nhiệm và quyền hạn, nhất là trách nhiệm của các cấp quản

lý và nhà trường phổ thông vẫn là vấn đề khó khăn đang được các quốc gia tiếptục nghiên cứu phù hợp với tình hình thực thế của mỗi nước [92]

- Báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Dân chủ và Quản trị thuộc cơ quan

phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID: “Decentralization and democratic Local Government” (Phân cấp và Quản trị địa phương dân chủ), Washington D.C,

USAID, May 2000 Báo cáo trình bày mối quan hệ giữa phân cấp và quản trịđịa phương dân chủ Bản báo cáo nhấn mạnh: Xu hướng chung trong các nhànước dân chủ hiện đại là khi xã hội phát triển càng cao thì việc phân cấp quản

lý càng diễn ra nhiều hơn, chính quyền các địa phương được trao nhiều nhiệm

để thực hiện phân cấp quản lý và khẳng định: phân cấp quản lý là quá trình

Trang 30

chuyển đổi phương thức thực thi quyền lực nhà nước tập trung quan liêu sangdân chủ; là chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn từ chính quyền trung ương chochính quyền địa phương các cấp nhằm mục tiêu hiệu quả Phân cấp, phânquyền không có nghĩa là làm giảm vai trò của trung ương mà ngược lại trungương làm đúng việc phải làm là xây dựng chính sách, pháp luật và giải quyếtcác vấn đề có tính chiến lược, đồng thời thúc đẩy tính độc lập, chịu tráchnhiệm trong quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện của chính quyền địaphương các cấp [89].

1.3 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.3.1 Những nội dung đã được nghiên cứu

Từ việc hệ thống hóa tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiluận án, chúng ta có thể thấy những công trình nghiên cứu trên thế giới và ởViệt Nam đã giải quyết được nhiều vấn đề có tính chất nền tảng cho nghiêncứu về phân cấp quản lý nhà nước nói chung, phân cấp quản lý nhà nước vềGDPT nói riêng

Những công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu và đưa ra nhiều quanniệm khác nhau về phân cấp quản lý dựa trên quan điểm của các học giả, sosánh, phân biệt phân cấp với phân quyền, ủy quyền, tản quyền Các nghiên cứu

về lịch sử hình thành và phát triển của phân cấp quản lý trên thế giới cũng chothấy các đặc điểm của của hoạt động phân cấp ở mỗi giai đoạn khác nhau củaquá trình phát triển của mỗi quốc gia

Các công trình nghiên cứu cũng đã đề cấp đến các đặc điểm, nguyên tắcphân cấp quản lý, từ đó đề xuất quy trình và mô hình phân cấp quản lý phù hợpvới đặc điểm của các quốc gia trên thế giới

Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý về giáo dục đã phân tíchvai trò của phân cấp quản lý từ nhiều góc nhìn; lợi thế và rủi ro của phân cấpquản lý; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện phân cấp, các kiểu tập trung vàphân cấp quản lý về giáo dục

Trang 31

Các công trình nghiên cứu chủ yếu phân tích, đặt nền tảng lý luận và thựctiễn, quan điểm tiếp cận tổng thể cho việc tiến hành nghiên cứu về mối quan hệtrong phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương, về bản chất, vaitrò, chức năng của chính quyền địa phương, cơ sở của việc phân cấp nói chung,phân cấp về giáo dục nói riêng.

Nhìn chung, các nội dung liên quan đến hoạt động phân cấp, phân cấpquản lý về giáo dục đã được các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, phântích ở nhiều khía cạnh khác nhau Những công trình khoa học này cung cấp hệthống những kiến thức khoa học phong phú, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu

đề tài này

1.3.2 Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung

Nhìn chung các nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dụcmớichỉ mang tính chất khái quát bước đầu, trên địa bàn cả nước hoặc ở một sốvùng nhất định Những nghiên cứu về phân cấp quản lý đối với GDPT đặc biệtgắn với địa bàn đặc thù là Thủ đô Hà Nội thì chưa có công trình nào Mặt khác,chủ yếu các công trình nghiên cứu giai đoạn sau khi Nghị định 115/2010/NĐ-

CP ban hành Hiện nay Nghị định 127/2018/NĐ- CP thay thế Nghị định115/2010/NĐ-CP với những thay đổi nhất định trong phân cấp quản lý nhànước về GD nói chung và GDPT nói riêng Việc tiếp tục nghiên cứu đánh giá

sự phù hợp thể chế hiện hành với thực tiễn của GDPT ở thủ đô Hà Nội là hoàntoàn cần thiết

Trên cơ sở phân tích những vấn đề đã được nghiên cứu, luận án cần tiếptục nghiên cứu những nội dung sau:

Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động phân cấp, nhất là phân cấp

phân cấp quản lý nhà nước về GDPT: Đặc điểm, nội dung, vai trò; các yếu tốảnh hưởng đến phân cấp quản lý nhà nước về GDPT; làm rõ kinh nghiệm vềphân cấp QLNN đối với GDPT một số nước trên thế giới để tham khảo choViệt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Những nội dung này sẽ là

Trang 32

khung lý thuyết để xác định, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giảipháp đẩy mạnh và tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địabàn Thành phố Hà Nội trong những năm tới.

Hai là,nghiên cứu hệ thống hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động

phân cấp quản lý và phân cấp quản lý nhà nước về GDPT ở Việt Nam Nhữngquy định mang tính pháp lý về phân cấp quản lý còn nằm rải rác ở nhiều vănbản quy phạm khác nhau Luận án cần nghiên cứu để tập hợp và hệ thống hóacác quy định này nhằm xây dựng cơ sở cho việc đánh giá thực trạng phân cấpquản lý nhà nước về GDPT ở nước ta hiện nay

Ba là, với đặc thù của thành phố Hà Nội, luận án cần làm rõ đặc trưng

phân cấp QLNN về GDPT với chính quyền đô thị có gì khác với các địaphương khác Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đã đạtđược, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trongphân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bốn là, nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và nâng

cao hiệu quả phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố HàNội trong những năm tới Luận án cũng đề xuất các giải pháp đổi mới phân cấpquản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiệnnay

Trang 33

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận án đã tập trung nghiên cứu các công trình nghiên cứu

ở trong nước và trên thế giới về phân cấp quản lý, phân cấp quản lý về giáodục và đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận

án Trong chương này luận án đã chỉ rõ những nội dung đã được các tác giảtrong nước và quốc tế nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục;những nội dung tác giải luận án cần nghiên cứu, bổ sung

Tuy chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về phân cấp quản lý nhànước về GDPT, nhưng đã có một số công trình nghiên cứu cơ sở lý luận vàthực tiễn, giải quyết được nhiều vấn đề có tính chất nền tảng cho nghiên cứu vềphân cấp quản lý nhà nước nói chung, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT nóiriêng

Các công trình nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới đã đưa ra nhiềuquan niệm khác nhau về phân cấp quản lý dựa trên quan điểm của các học giả,

so sánh, phân biệt phân cấp với phân quyền, ủy quyền, tản quyền Các nghiêncứu về lịch sử hình thành và phát triển của phân cấp quản lý cũng cho chung tathấy được đặc điểm của của phân cấp quản lý ở mỗi giai đoạn khác nhau củaquá trình phát triển Các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến đặc điểm,nguyên tắc phân cấp quản lý, từ đó đề xuất quy trình và mô hình phân cấp quản

lý phù hợp với đặc điểm của từng nước

Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý về giáo dục đã phân tíchvai trò của phân cấp quản lý từ nhiều góc nhìn; lợi thế và rủi ro của phân cấp;các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện phân cấp, các kiểu tập trung và phâncấp quản lý về giáo dục

Các công trình nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn, quan điểmtiếp cận cho việc tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ trong phân cấp, phânquyền giữa trung ương và địa phương, về bản chất, vai trò, chức năng củachính quyền địa phương, cơ sở của việc phân cấp quản lý về giáo dục

Trang 34

Các nội dung liên quan đến phân cấp, phân cấp quản lý về giáo dục đãđược các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, phân tích ở nhiều khía cạnhkhác nhau Những công trình khoa học này cung cấp những kiến thức khoa học

cơ bản, đặt nền tảng cho nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài này

Tuy vậy, những nghiên cứu về phân cấp và phân cấp quản lý nhà nước vềgiáo dục mới chỉ mang tính chất khái quát bước đầu, chưa đi vào cụ thể Cácnghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục còn rất ít, được đề cậprời rạc, không mang tính hệ thống và toàn diện Những nghiên cứu về phân cấpquản lý đối với GDPT hầu như chưa có, nhất là phân cấp quản lý nhà nước vềGDPT ở một địa phương cụ thể

Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, luận áncần tiếp tục nghiên cứu đặc điển, mục tiêu, các nguyên tắc phân cấp quản lý;các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý nhà nước về GDPT; các kiểu tậptrung và phân cấp quản lý nhà nước về GDPT; những vấn đề đặt ra khi thựchiện phân cấp quản lý nhà nước về GDPT ở nước ta hiện nay Luận án cũng đề

ra nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trênđịa bàn Thành phố Hà Nội; nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp đẩymạnh phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nộitrong những năm tới

Trang 35

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

2.1 Quản lý và quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

2.1.1 Quản lý và quản lý nhà nước

Nếu chiết tự theo từ, thuậtngữ “quản lý" (tiếng Việtgốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá trình "quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái "ổn định"; quá trình “ lý" là sửa sang, sắp xếp, đổi mới

để đưa tổ chức vào thế “phát triển”.

Dưới góc độ khoa học, có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý Cótác giả cho rằng, quản lý là việc đạt đến mục tiêu thông qua hoạt động củangười khác Tác giả khác lại coi quản lý như một hoạt động thiết yếu bảo đảmphối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt tới mục tiêu của nhóm

Theo Harol Koontz: "Quản lý là mộtnghệthuậtnhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp,

hướng dẫn hoạt động của những người khác", [36]

Còn Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hộivà hành vi hoạt động của

con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra" [20]

Giáo trình Khoa học quản lý của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thì quan niệm: "Quản lý

là việc đạt tới mục đích của tổ chức mộtcách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế

hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức" [71]

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng phổ quát hơn cả có thể hiểu:quản lý là sự tác động có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý lên đốitượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới mục tiêu đề ra

27

Trang 36

Quản lý bao gồm các yếu tố cấu thành sau: (1) Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động; (2) đối tượng quản lý bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý; (3) Các khách thể quản lý là mục tiêu mà chủ thể quản lý tác động để mong muốn đạt được.

Theo đối tượng quản lý, các hoạt động quản lý có thể phân chia thành 3 nhómchủ yếu: quản lý giới vô sinh ( ví dụ như nhà xưởng, ruộng đất, tài nguyên, hầm mỏ,thiết bị máy móc, nguyên vậtliệu, sản phẩm.) , quản lý giới sinh vật và quản lý xã hội.Quản lý xã hội với tư cách là quản lý các hoạt động của con người, giữa con ngườivới nhau trong xã hội là một bộ phận của quản lý chung

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tạicùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt độnggắn liền với hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, có tính chất cưỡng chếđơn phương đối với xã hội Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộcvào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hoá, trình độ phát triển kinh tế -

xã hội của mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử

Quản lý nhà nước thực hiện 3 quyền: 1) Quyền lập pháp do các cơ quanlập pháp thực hiện Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp vàluật, tức là quyền xây dựng các quy tắc pháp lý cơ bản để điều chỉnh các quan

hệ xã hội theo định hướng của nhà nước; 2) Quyền hành pháp là quyền chấphành và điều hành do hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, tức là hoạt động chấp hành luật

và điều hành, quản lý các mặt của đời sống sống kinh tế - xã hội theo các quyđịnh của pháp luật; 3) Quyền tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện Quyền

tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật của các cơ quan tư pháp

Trong quản lý xã hội có rất nhiều chủ thể tham gia: các đảng phái chínhtrị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các hội nghềnghiệp , trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng Nhà nước là trung tâm

28

Trang 37

của hệ thống chính trị và là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội So vớiquản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt:1) Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nướcđược trao quyền; 2) Đối tượng quản lý nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chứcsinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bênngoài lãnh thổ quốc gia; 3) Quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,quốc phòng, ngoại giao ; 4) Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước,

sử dụng công cụ pháp luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội; 5) Mục tiêucủa quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển củatoàn xã hội [28, 242]

Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể hiểu, quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

2.1.2 Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

Để làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông cần làmsáng tỏ thuật ngữ: giáo dục phổ thông Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyđịnh tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổthông; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trìnhgiáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT(có hiệu lực từ 22/07/2017), thì: Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học,giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổthông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp)

Như vậy, thuật ngữ giáo dục phổ thông là thuật ngữ mang nội hàm rộngbao gồm cả giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơbản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghềnghiệp)

Trang 38

Trên cơ sở phân tích trên có thể hiểu: quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông là một lĩnh vực của quản lý nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thực hiện sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu duy trì kỷ luật, kỷ cương, phát triển giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Từ quan niệm trên có thể xác định các yếu tố cấu thành của QLNN vềGDPT ở Việt Nam hiện nay như sau:

Thứ nhất, chủ thể QLNN về GDPT là các cơ quan nhà nước Cụ thể

trong phạm vi nghiên cứu của luận án là hệ thống các cơ quan hành chính nhànước Theo quy định của Luật Giáo dục hiện nay hệ thống các cơ quan quản lýnhà nước về GDPT được quy định như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về GDPT Chính phủ trình Quốchội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnhhưởng đến quyền vànghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cảicách nội dung chương trình của các bậc học phổ thông, hằng năm báo cáoQuốc hội về kết quả hoạt động GDPT và việc thực hiện việc thu chi ngân sáchGDPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việcthực hiện quản lý nhà nước về GDPT

Các Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước vềGDPT quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của mỗi Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạobảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về GDPT Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủtrì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan tổng hợp chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng hàngnăm và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước trình Thủ tươngChính phủ phê duyệt; chịu trách nhiệm về tính hợp lý, sự đáp

Trang 39

ứng nhu cầu thực tiễn và cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liênquan lập dự toán, phân bổ, tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; xây dựngcác chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về tài chính - ngân sách; bảo đảmtài chính và thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách đối với lĩnh vựcGDPT theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nuớc và các văn bản pháp luật

có liên quan Bộ Nội vụ có trách nhiệm thực hiện những quy định về quản lýbiên chế GDPT quy định tại Nghị định của Chính phủ

Ủy ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cáp thực hiệnquản lý nhà nước về GDPT ở địa phương theo quy định của Chính phủ

Ở cấp tỉnh có Sở Giáo dục và Đào tạo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạochịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về GDPT trongphạm vi tỉnh, bao gồm các trường tiểu học, THCS, THPT Một số Sở Giáo dục

và Đào tạo chỉ được quản lý chuyên môn và một vài mặt khác thuộc quá trìnhGDPT Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp THCS,THPT

Cấp huyện có Phòng Giáo dục và Đào tạo Trưởng Phòng Giáo dục vàĐào tạo chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước

về GDPT trong phạm vi các quận, huyện Phòng Giáo dục và Đào tạo cấphuyện quản lý các trường tiểu học, THCS Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạođược cấp bằng tốt nghiệp tiểu học

Trang 40

Sơ đồ 2.1 Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về GDPT

CHÍNH PHỦ

Ghi chú:  Quan hệ trực thuộc về tổ chức

Quan hệ chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ

Thứ hai, nội dung quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông.

Chủ thể QLNN sẽ tiến hành các hoạt động sau trong lĩnh vực GDPT:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục phổ thông;

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về GDPT;ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động củacác cơ sở giáo dục phổ thông;

- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung GDPT; tiêu chuẩn nhà giáo;tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in vàphát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứngchỉ;

- Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông;

Ngày đăng: 15/04/2020, 04:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, NXB Chính quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: NXB Chính quốc gia
Năm: 2004
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2003), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI - kinh nghiệm của các quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI - kinh nghiệm của cácquốc gia
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2003
7. Bộ Nội vụ, Đề án phân cấp quản lý nhà nước trung ương - địa phương, Hà Nội, 8/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phân cấp quản lý nhà nước trung ương - địa phương
8. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2019 , NXB Thống kê, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả Tổngđiều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2019
Nhà XB: NXBThống kê
13. Chính phủ, Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 09/6/2014 ban hànhChương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chươngtrình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
17. Đinh Minh Dũng,“Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở cấp huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 195 (4-2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ởcấp huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long”
20. Nguyễn Minh Đạo, Cơsở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơsở khoa học quản lý
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
21. Nguyễn Tiến Đạt,Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới, tập 1 và 2,NXB Giáo dục Hà Nội - 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội - 2006
22. PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan, Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
23. Đậu Hoàn Đô, Nguyễn Công Giáp và Đào Vân Vy,Phân cấp quản lý giáo dục Việt Nam: Thực trạng và xu hướng,NXB Giáo dục Hà Nội, 2003 24. Trần Khánh Đức - Bùi Quốc Dũng, Xu hướng và đặc trưng phân cấpquản lý giáo dục ở các nước đang phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân cấp quản lý giáo dục Việt Nam: Thực trạng và xu hướng,"NXB Giáo dục Hà Nội, 200324. Trần Khánh Đức - Bùi Quốc Dũng, "Xu hướng và đặc trưng phân cấp"quản lý giáo dục ở các nước đang phát triển
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
25. Elizabeth M. King và Susana Corderio Guerra (2005): “Những cuộc cải cách giáo dục ở Đông Á: chính sách, quá trình và tác động”, sách “Phân cấp ở Đông Á để chính quyền địa phương phát huy tác dụng”, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cuộc cảicách giáo dục ở Đông Á: chính sách, quá trình và tác động”, sách "“Phâncấp ở Đông Á để chính quyền địa phương phát huy tác dụng”
Tác giả: Elizabeth M. King và Susana Corderio Guerra
Nhà XB: NXB Vănhóa Thông tin
Năm: 2005
26. Phạm Minh Hạc - Trần Kiều - Đặng Bá Lãm - Nghiêm Đình Vy, Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
27. Ðỗ Thị Thu Hằng, Nghiên cứu các chính sách phi tập trung hóa tài chính giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đối với các trường THPT Việt Nam, Ðề tài trọng điểm cấp trường Ðại học Quốc gia Hà Nội, mã số: QGTÐ 10.20, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các chính sách phi tập trung hóa tài chínhgiáo dục nhằm nâng cao chất lượng đối với các trường THPT Việt Nam
28. Nguyễn Ngọc Hiến(chủ biên),Hành chính công (dùng cho nghiên cứu sinh và giảng dạy sau đại học),NXB Thống kê, Hà Nội - 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành chính công (dùng cho nghiên cứu sinh và giảng dạy sau đại học)
Nhà XB: NXB Thống kê
29. Nguyễn Tiến Hùng, Một số kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lý giáo dục phổ thông, Tạp chí Phát triển giáo dục,số 12/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lý giáodục phổ thông
30. Nguyễn Tiến Hùng, Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý trường trung học phổ thông Việt Nam, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện KHGD Việt Nam, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lýtrường trung học phổ thông Việt Nam
31. TS. Nguyễn Tiến Hùng,Đề tài khoa học cấp Bộ B98-52-22:Nghiên cứu tập trung và phân quyền trong hệ thống quản lý ngành GDPT Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Nguyễn Tiến Hùng,Đề tài khoa học cấp Bộ B98-52-22
32. Nguyễn Tiến Hùng, Tìm hiểu quy trình nghiên cứu phân cấp quản lý giáo dục, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 4 (64), năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển giáo dục, số 4 (64)
34. Phạm Thanh Huyền, Một số vấn đề về phân cấp quản lý hành chính nhà nước, tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 12/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phân cấp quản lý hành chính nhà nước
35. Đặng Thị Thanh Huyền,Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, NXB Khoa học Hà Nội – 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực
Nhà XB: NXB Khoa học Hà Nội – 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w