1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội

51 98 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 570 KB

Nội dung

Hai là: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp điệnvà công nghệ viễn thông Hà Nội trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh đối sánh, t

Trang 1

TÓM LƯỢC

1 Tên đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây

lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội

2 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tho, Lớp K49K4

3 Thời gian thực hiện: Năm 2017

4 Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn

5 Mục tiêu ngiên cứu:

Một là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty kinhdoanh, bao gồm các khái niệm, đặc điểm, nội dung

Hai là: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp điệnvà công nghệ viễn thông Hà Nội trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh đối sánh, từ

đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó

Ba là: Từ cơ sở lý luận đã được hệ thống cũng với những đánh giá khách quan vềthực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của công ty đề tài đưa ra hệ thống các giảipháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp điện và côngnghệ viễn thông Hà Nội

6 Nội dung chính:

Khóa luận gồm phần mở đầu và 3 chương chính:

Phần mở đầu: Nêu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm tính cấp thiết nghiên

cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp điện và công nghệviễn thông Hà Nội, xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài, nêu lên các mục tiêu nghiêncứu đề tài, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài và kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Chương này đề cập một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty bao gồm: Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các

công cụ cạnh tranh; Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh và các nhân tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chương 2: Chương này tập trung vào phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh

của công ty cổ phần xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội thông qua kết quảcác phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, bao gồm thực trạng về hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty; Các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởngđến năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá, các công cụ cạnh tranh của công tycổ phần xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội; đánh giá năng lực cạnh tranh

Trang 2

những mặt đạt được và hạn chế của công ty cổ phần xây lắp điện và công nghệ viễnthông Hà Nội

Chương 3: Trong chương này đưa ra một số định hướng hoạt động kinh doanh và

định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp điện và côngnghệ viễn thông Hà Nội Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công tycổ phần xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội cũng như các kiến nghị chungđối với nhà nước

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Giải pháp nâng caonăng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp điện và công nghệ viễn thông HàNội” em đã gặp phải rất nhiều khó khăn vướng mắc nhưng được sự giúp đỡ của các côgiáo trường Đại học Thương Mại và cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xây lắpđiện và công nghệ viễn thông Hà Nội, em đã hoàn thành đợt thực tập và khóa luận tốtnghiệp của mình thuận lợi, tốt đẹp

Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học ThươngMại, khoa Quản trị kinh doanh và tập thể thầy cô giáo trong suốt 4 năm học đã tận tìnhgiảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức vô giá Em xin đặc biệt cảm ơn côNguyễn Thị Thanh Nhàn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho em về phương pháp cũngnhư các nội dung chi tiết trong bài khóa luận tốt nghiệp

Em xin cảm ơn tới Ban giám đốc, các anh, các chị của các phòng ban trong Công

ty cổ phần xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội đặc biệt phòng Hành chính

Kế toán đã tạo điều kiện, quan tâm, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em rất nhiều để emđược hiểu rõ những khó khăn trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty.Mặc dù bản thân em đã nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu, hoàn thiện đề tài này, song

do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm, kiến thức nên đề tài khó tránh khỏi những thiếusót Em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Tho

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 5

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 5

6 Kết cấu đề tài 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 7

1.1 Các khái niệm liên quan 7

1.1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh 7

1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7

1.1.3 Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh 8

1.2 Các nội dung lý luận nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9

1.2.1 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 9

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14

1.3.1 Nhóm nhân tố bên trong 14

1.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài 16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP XÂY LẮP ĐIỆN VÀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG HÀ NỘI 19

2.1 Tổng quan về Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội 19

Trang 5

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội 19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội20

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội từ năm 2014 – 2016 21

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội 22

2.2.1 Thực trạng các công cụ cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội 22 2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội qua các chỉ tiêu đánh giá 25 2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội 27

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội 33

2.3.1 Những mặt đạt được 33 2.3.2 Những mặt hạn chế 33

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP XÂY LẮP ĐIỆN VÀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG HÀ NỘI 35 3.1 Định hướng phát triển của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông

Hà Nội trong những năm tới 35

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội 35 3.1.2 Định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội 36

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội 36 3.3 Đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội 41 KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong

3 năm 2014 – 2016 tính đến ngày cuối cùng mỗinăm

21

2 Bảng 2.2.1 Bảng danh mục 1 số sản phẩm công ty 23

3 Biểu đồ 2.2.2 So sánh thị phần của công ty IET với các đối thủ

4 Bảng 2.2.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty IET

5 Bảng 2.2.3 Tình hình sử dụng chi phí của công ty IET qua

6 Bảng 2.2.4 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh

7 Bảng 2.2.5 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của

9 Bảng 2.2.7 Trình độ lao động của công ty qua các năm 29

Trang 8

IET Hà Nội Công ty Cổ phần Xây lắp Điện và Công nghệ

Viễn thông Hà NộiNLCT Năng lực cạnh tranh

TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình DươngTNHH Trách nhiệm hữu hạn

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng và đượccoi là động lực cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nóichung, nó làm cho nhà quản trị doanh nghiệp tìm mọi cách để sản xuất, kinh doanh cóhiệu quả, đứng vững trên thị trường Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển củamọi thành phần kinh tế, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất bình đẳng trong kinhdoanh, như ngành xây dựng phát triển sẽ thúc đẩy ngành sản xuất gạch, xi măng, sắtthép phát triển theo Kết quả của quá trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nàotiếp tục tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào sẽ phải ngừng hoạt động kinh doanhlại Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trở thành một vấn

đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm

Trước đây, tùy từng thời kỳ kinh tế nhà nước sẽ có những chính sách bảo hộriêng đối với từng ngành Nhưng sau khi hội nhập kinh tế, không còn là thời kỳ baocấp nữa, việc bảo hộ không còn nữa nên các doanh nghiệp phải cạnh tranh công bằngtrong một thị trường chung Các doanh nghiệp phải có sự tương đồng với các đốithủ và tìm ra sự khác biệt của riêng mình Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp là việc làm hết sức quan trọng tạo nên sự sống còn của mỗi doanhnghiệp Để có được năng lực cạnh tranh vững mạnh doanh nghiệp cần có chiếnlược cạnh tranh đúng đắn thông qua các chính sách giá hợp lý, sản phẩm đạt chấtlượng, cá biệt hóa sản phẩm… Luôn không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhânlực của mình, cố gắng tạo dựng uy tín, hình ảnh, thương hiệu của công ty của mìnhtrong tâm trí khách hàng

Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội là công ty với các dựán xây dựng các công trình xây lắp điện, công trình chống thấm, hệ thống làm mát nhàxưởng, CNTT và Scada Là một doanh nghiệp non trẻ hoạt động được 6 -7 nămnhưng đã đạt được một số kết quả nhất định Trong những năm vừa qua, Công ty đãtham gia đấu thầu và giành được một số công trình lớn, có hiệu quả kinh tế cao Tuynhiên, cũng như mọi DN khác, Công ty phải chịu sức ép cạnh tranh ghê gớm đến từcác đối thủ trong và ngoài nước như Công ty Cp xây lắp điện Hà Nội, Công ty CpCông nghệ Viễn thông Hà Nội, Công ty TNHH Tân An,…những công ty này đều cóNLCT cao Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong điều kiện như vậy, công ty CP xây lắp

Trang 10

điện và công nghệ viễn thông Hà Nội cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng sảnphẩm, hạ giá thành, rút ngắn thời gian thi công Để từ đó nâng cao NLCT trong đấuthầu xây dựng, tăng khả năng chiến thắng khi tham gia đấu thầu cũng như ngày càng

có nhiều khách hàng hơn

Nhận thấy vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp là một vấn đềhết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Vì vậy, trải qua quá trình học tập lýthuyết tại trường, sự trải nghiệm thực tập tại Công ty CP xây lắp điện và công nghệ

viễn thông Hà Nội em đã lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội ” làm đề tài tốt nghiệp

của mình nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về NLCT cũng như đề xuất một số giảipháp khả thi giúp ban lãnh đạo có được những quyết định đúng đắn trong chiến lượckinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua đã có một số luận văn nghiên cứu vể NLCT của doanhnghiệp trong đó có:

Sinh viên Cao Thị Phương Thảo-K45A2 (năm 2013), Đề tài: “Nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thụy việt”, khóa luận tốt nghiệp,Trường Đại Học Thương Mại Kết quả đạt được: Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lýthuyết có liên quan đến cạnh tranh và NLCT Đồng thời đề tài đã đi sâu vào phân tíchNLCT của công ty trên thị trường thông qua phân tích các nhân tố cấu thành NLCTcủa công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thụy Việt như trình độ quản lý, nguồn lực của

DN, NLCT của sản phẩm trong giai đoạn hiện nay, phân tích các tiêu chí đánh giáNLCT như thương hiệu và thị phần, chi phí sản xuất, tỷ xuất lợi nhuận Khóa luận đãđưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT cho công ty cổ phần vật liệu xây dựngThụy Việt như: Giải pháp về tài chính, giải pháp về nhân lực, hoàn thiện cơ cấu tổchức công ty, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại

Sinh viên Nguyễn Quang Phi- K45A1 (năm 2013), Đề tài “ nâng cao khả năngcạnh tranh công ty cổ phần xây dựng công trình thủy Hà Nội”, khóa luận tốt nghiệp,Trường Đại học Thương Mại Kết quả đạt được: Khóa luận đã nêu ra được những kháiniệm và các vấn đề liên quan đến cạnh tranh và khả năng cạnh tranh cuả DN, đã phântích được thực trạng hoạt động và NLCT của công ty cổ phần xây dựng công trìnhthủy Hà Nội qua các chỉ tiêu: Thị phần, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, chi phí và tỷ

Trang 11

suất chi phí Đưa ra các giải pháp, các kiến nghị giúp cho công ty nâng cao được khảnăng cạnh tranh trên thị trường xây dựng Nhóm giải pháp tăng cường các yếu tố cấuthành khả năng cạnh tranh như: Giải pháp nâng cao trình độ tổ chức quản lý của công

ty, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực, giải pháp tăng năng lực cạnh tranh củasản phẩm, giải pháp nâng cao năng lực liên doanh liên kết, giải pháp nâng cao uy tín,thương hiệu cho công ty Nhóm giải pháp hoàn thiện sử dụng các công cụ cạnh tranhcủa công ty như: Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng chính sách giá cả, giải pháp

về chất lượng và đặc tính sản phẩm, giải pháp hòan thiện chính sách marketing, giảipháp về hệ thống kênh phân phối

Cao Thị Hiền (2011): “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty Vinasun” , Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học kỹ thuật công nghệ TP HồChí Minh Nội dung nghiên cứu thực trạng NLCT của công ty Vinasun, các đối thủcạnh tranh, sự cạnh tranh khốc liệt thị trường xe Taxi từ đó đưa ra giải pháp nâng caoNLCT cho công ty từ nhóm giải pháp về các công cụ cạnh tranh và các chỉ tiêu

GS TS Trần Minh Đạo (2013): “ Giáo trình Marketing căn bản” , Trường ĐạiHọc Kinh Tế Quốc Dân với nội dung nghiên cứu các lý luận về Marketing, bản chấtcủa Marketing, hành vi khách hàng, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường,các chính sách, chiến lược nhằm phát triển DN

Bộ môn quản trị chiến lược (2010) ;”Giáo trình quản trị chiến lược”, Trường ĐạiHọc Thương Mại với nội dung giúp người đọc hiểu và sử dụng thành thạo một số kỹthuật phân tích đơn giản các tác nhân môi trường bên ngoài và môi trường bên trongcủa DN từ đó đánh giá các điểm mạnh điểm yếu và nhận dạng các thời cơ và đe dọa.Hiểu khái niệm về cạnh tranh, NLCT, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, xây dựng vàphát triển lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN Nghiên cứu về hoạch định, thực thi,kiểm tra, đánh giá và thay đổi các chiến lược kinh doanh trong DN

Bộ 3 cuốn sách :” Chiến lược cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và lợi thế cạnh tranhquốc gia” của tác giả Michael E Porter thay đổi cả lý thuyết, thực hành và việc giảngdạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới Phân tích của Porter về ngành côngnghiệp đã thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng.Ông giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất: Ba chiến lược cạnhtranh phổ biến – chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những chiến lược đã biếnđịnh vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc Ông chỉ ra phương pháp định

Trang 12

nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối và trình bày một góc nhìn hoàntoàn mới về cách thức tạo và phân chia lợi nhuận Porter nghiên cứu và khám phánhững cơ sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh trong từng doanh nghiệp Cuốn sách Lợi thếcạnh tranh quốc gia đưa ra lý thuyết đầu tiên về sức cạnh tranh dựa trên năng suất, nhờ

đó các công ty cạnh tranh với nhau Porter cho thấy những lợi thế so sánh truyền thốngnhư tài nguyên thiên nhiên hay lực lượng lao động đã không còn là nguồn gốc củathịnh vượng và những lý giải vĩ mô về sức cạnh tranh là không đầy đủ

Như vậy, với đề tài nâng cao nâng cao NLCT có rất nhiều cách để nghiên cứu,nhưng đều đi đến mục tiêu cuối cùng là giúp DN ngày càng đứng vững trên thị trườngkinh doanh

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống lại cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện naytrong nền kinh tế thị trường

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty CP xây lắp điện và côngnghệ viễn thông Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016 từ đó tìm ra các hạn chế còn tồn tại vànhững nguyên nhân của hạn chế

Đưa ra những giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xâylắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của công ty CP xây lắp điện và côngnghệ viễn thông Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội tại số 15nhà A1 ngõ 51 đường Nguyễn Khoái - Phường Bạch Đằng - Quận Hai Bà Trưng - HàNội

Thời gian: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giai đoạn từ năm

2014 – 2016 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tớinăm 2020

Nội dung: Nghiên cứu các công cụ canh tranh cùng với các nhân tố ảnh hưởngtới năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp thu thập được từ việc nghiên cứu tài liệu sẵn có ở sách và tài liệu

do công ty cung cấp, cụ thể là:

Phần chương 1 của khóa luận được thực hiện bằng phương pháp thu thập tài liệu

từ nguồn tài liệu có sẵn trên sách tham khảo, giáo trình quản trị chiến lược, giáo trìnhMarketing căn bản, internet, các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tàinghiên cứu như các luận văn trên thư viện trường đại học Thương Mại…Dựa vào cácnguồn tài liệu đó em lựa chọn các kiến thức phù hợp làm cơ sở lý luận cho thực trạngtrình bày ở chương II

Phần chương 2 sử dụng tài liệu do công ty cung cấp như: hồ sơ giới thiệu nănglực công ty, bản báo cáo tài chính qua các năm 2014 – 2016, công tác quản trị chiếnlược, Marketing của công ty…

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, em đã sử dụng phương pháp quan sát đểthu thập dữ liệu Với phương pháp này, trong quá trình thực tập em đã quan sát cáchoạt động quản trị chiến lược, kinh doanh, hoạt động Marketing của công ty để từ đó

có những đánh giá đúng trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trong bài khóa luận tốt nghiệp này, em đã sử dụng một số phương pháp phân tíchsau:

Phương pháp thống kê:

Từ những dữ liệu thứ cấp thu thập được, em đã liệt kê các dữ liệu này theo cácyêu cầu nghiên cứu của đề tài như: liệt kê tên các công trình nghiên cứu có liên quanđến đề tài, liệt kê các các công cụ cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnhtranh của công ty

Phương pháp so sánh:

Trên cơ sở những dữ liệu thứ cấp thu thập được em đã lập bảng so sánh các chỉtiêu theo số tuyệt đối và số tương đối giữa năm 2014 so với 2015 và năm 2015 so vớinăm 2016 kết hợp với số liệu báo cáo năng lực cạnh tranh để thấy được sự khác biệtqua các năm

Trang 14

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ

đồ, biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được trình bày thành 3 chươngnhư sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP

xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện

và công nghệ viễn thông Hà Nội

Trang 15

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh

Thuật ngữ "Cạnh tranh" được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vựcnhư kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao Theo nhà kinh tếhọc Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần Bản chấtcủa cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trungbình mà DN đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trongngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi

Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các DN và các ngànhkinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng Hệthống DN tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra các quyết định về mặthàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ.Qua đó ta thấy cạnh tranh luôn được xem xét trong trạng thái động và có sự đốisánh, và trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh được các chủ thểkinh tế sử dụng một cách rộng rãi vì vậy khái niệm cạnh tranh cần được xây dựng mộtcách đầy đủ, có hệ thống và tính lôgic cao Trong xu hướng toàn cầu hóa thì các nướcđều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là cơ hội vừa là thách thức để DNkhẳng định mình Do vậy, cạnh tranh được hiểu như là quan hệ kinh tế mà ở đó cácchủ thể kinh tế ganh đua với nhau, tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn đểđạt được mục tiêu của mình Kết quả là sẽ loại bỏ những DN làm ăn kém hiệu quả, từ

đó thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển hơn

1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của DN là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp sovới đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thulợi ngày càng cao hơn

Như vậy, NLCT của DN trước hết phải được tạo ra từ thực lực của DN Đây làcác yếu tố nội hàm của mỗi DN, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ,tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánhvới các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thịtrường

Trang 16

Thực tế cho thấy, không một DN nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả nhữngyêu cầu của khách hàng Thường thì DN có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặtkhác Vấn đề cơ bản là DN phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốtnhững điểm mạnh mà mình có để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng.Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong DN được biểu hiện thông qua các hoạt độngchủ yếu của DN như marketing, tài chính, sản xuất, cộng nghệ, quản trị, hệ thốngthông tin,…

Như vậy, có thể thấy, khái niệm NLCT là một khái niệm động, được cấu thànhbởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô Một sản phẩm

có thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng năm sau, hoặc năm saunữa lại không còn có khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế

1.1.3 Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để tồn tại và đứngvững trên thị trường các DN cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các DNtrong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn xuyên quốc gia Đối vớicác DN , cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các DNkhông đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường Mặt khác cạnh tranh buộccác DN phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh củamình để tồn tại và phát triển Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoahọc kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệtiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người.Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vôtận, luôn có " ngách thị trường " đang chờ các DN tìm ra và thoả mãn Do vậy các DNphải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng đểqua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của DN để đápứng nhu cầu khách hàng Trong cuộc cạnh tranh này DN nào nhạy bén hơn thì DN đó

sẽ thành công

Chính vì vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trong điều kiện hộinhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của DN

Trang 17

1.2. Các nội dung lý luận nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường, DN có thể sử dụng các công cụ cạnhtranh khác nhau để chiếm lĩnh thị trường, tăng tốc tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần….Các công cụ thường được các DN sử dụng là chất lượng sản phẩm, giá cả, hệ thốngphân phối

1.2.1.1 Chất lượng sản phẩm

Để có thể sử dụng công cụ chất lượng sản phẩm để cạnh tranh có hiệu quả cầnlàm rõ thế nào là chất lượng sản phẩm Cách hiểu về chất lượng sản phẩm ảnh hưởngtrực tiếp đến quản lý chất lượng sản phẩm Bởi chất lượng sản phẩm là một phạm trùkhá rộng và phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật và xã hội

Về phía DN hoặc nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sảnphẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn quy cách đã xác định trước

Nếu chỉ xét từ mỗi loại sản phẩm thì chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi cácthuộc tính đặc trưng từ sản phẩm đó Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào số lượng vàchất lượng các thuộc tính được thiết kế dựa vào sản phẩm Những thuộc tính đó phảnánh công dụng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm và biểu hiện ở những chỉ tiêu chấtlượng cụ thể

Dựa trên nghiên cứu các định nghĩa trên, tổ chức quốc tế về chuẩn hóa (ISO) đãđưa ra định nghĩa chất lượng sản phẩm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 như sau:” Chấtlượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, tạo cho sản phẩm đókhả năng thỏa mãn yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn” Định nghĩa trên cho thấy sự thốngnhất giữa các thuộc tính nội tại của sản phẩm, các nhu cầu của khách hàng, giữa cácyêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng, giữa nhu cầu hiện tại và kỳ vọng trongtương lai của khách hàng về sản phẩm Vì vậy định nghĩa này được chấp nhận và sửdụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế hiện nay

Chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng trong cạnh tranh của mỗi DN Mộttrong các căn cứ quan trọng khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn sử dụng sảnphẩm của DN là chất lượng sản phẩm Theo M.Porter thì NLCT của mỗi DN được thểhiện thông qua hai chiến lược cơ bản là cá biệt hóa sản phẩm (chất lượng) và chi phíthấp Vì vậy chất lượng sản phẩm trở thành công cụ quan trọng nhất làm tăng NLCTcho DN

Trang 18

1.2.1.2 Giá cả

Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với sự rađời và phát triển của sản xuất hàng hóa Ngày nay, gía cả hiện diện trong tất cả cáckhâu của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành, các khu vực của nền kinh tế, các lĩnhvực của đời sống xã hội Giá cả không chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của gía trị hànghóa, nó còn hiểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung cầu hàng hóa, tích lũy,tiêu dùng… Vì vậy mà giá cả hình thành thông qua quan hệ cung cầu hàng hóa, thôngqua sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, gía được chấp thuận là giá mà cả haibên đều có lợi

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì giá bán sản phẩm là một trong nhữngcông cụ quan trọng thường được sử dụng Bởi giá bán sản phẩm có ảnh hưởng trựctiếp đến sự hấp dẫn của sản phẩm và sản lượng tiêu thụ Hai hàng hóa có cùng côngdụng chất lượng như nhau, khách hàng sẽ mua hàng hóa nào có giá trị thấp hơn Cónhiều chính sách giá khác nhau được DN sử dụng phù hợp với sản phẩm, mục tiêu,tình hình thị trường và khả năng thanh toán của khách hàng Trong quá trình hìnhthành và xác định giá bán, DN có thể tham khảo một số chính sách giá sau:

Chính sách định giá thấp: là chính sách DN đưa ra mức giá thấp hơn giá thị

trường Có hai cách áp dụng chính sách này: Định giá thấp hơn giá thị trường nhưngvẫn cao hơn giá thành sản phẩm và định giá thấp hơn giá thị trường và thấp hơn giáthành sản phẩm

Chính sách định giá cao: DN áp dụng với mức giá cao hơn giá thị trường và cao

hơn giá thành sản phẩm trong trường hợp sản phẩm mới tung ra thị trường, chưa cóđối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng chưa biết rõ về sản phẩm và chưa có cơ hội sosánh về giá Giai đoạn này DN sẽ tranh thủ chiếm lĩnh thị trường sau đó sẽ hạn giá dầnđến mức bằng hoặc thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận

Chính sách ổn định giá: Theo chính sách này DN sẽ chọn một mức giá vừa phải

và áp dụng trong thời gian dài để tạo uy tín và củng cố niềm tin của cách hàng về sựổn định của sản phẩm Nó giúp sản phẩm có những nét độc đáo khác biệt với đối thủcạnh tranh từ đó DN có điều kiện giữ vững và mở rộng thị phần

Chính sách bán phá giá: Là chính sách DN bán hàng với mức giá rất thấp, không

có lợi nhuận, thậm chí không bù đắp được chi phí sản xuất làm cho đối thủ không thểcạnh tranh được về giá và phải rút lui khỏi thị trường, Khi đó DN độc chiếm thị trường

Trang 19

thì lại chủ động nâng giá lên Chính sách này rất nguy hiểm, ít sử dụng vì nó là condao hai lưỡi Hiện nay bán phá giá được coi là phương thức cạnh tranh không lànhmạnh và bị cấm sử dụng.

Chính sách phân biệt giá: Là chính sách đưa ra các mức giá khác nhau đối với

cùng một loại sản phẩm khi bán cho những đối tượng khác nhau, cho những khu vựcthị trường khác nhau, hoặc khách hàng mua với số lượng khác nhau hoặc trong nhữngthời điểm khác nhau Chính sách này giúp DN thoả mãn được nhiều đối tượng kháchhàng có nhu cầu và khả năng thanh toán khác nhau, tạo nên sự linh hoạt về giá để hấpdẫn khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo bù đắp được những chi phí phát sinh do sảnxuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn hoặc do vận chuyển sản phẩm đến nhữngđịa điểm khác nhau

Chiến lược giá cả là một công cụ cạnh tranh sắc bén của DN, ảnh hưởng khôngnhỏ đến sự tồn tại và phát triển của DN Vì vậy mỗi DN cần nghiên cứu kỹ các chiếnlược giá và hoạch định chiến lược giá cả sao cho phù hợp với biến động của thị trườngvà mục tiêu phát triển của DN

1.2.1.3 Hệ thống kênh phân phối

Có thể hiểu kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân và tổ chức tham gia vàoquá trình làm cho sản phẩm tới được khách hàng Nếu DN lựa chọn kênh phân phốikhông hợp lý có thể sẽ giảm sản lượng tiêu thụ rất nhiều và gặp thất bại trong cạnhtranh Nhất là trong giai đoạn hiện nay kênh phân phối càng thể hiện vai trò quan trọngcủa nó

Để xây dựng hoặc thay đổi kênh phân phối cần rất nhiều công sức và thời gian vì

nó còn phụ thuộc nhiều nhân tố khách quan khác chứ không chỉ phụ thuộc mong muốnchủ quan của DN Trên thực tế để lựa chọn và tiến hành xây dựng một kênh phân phốivận hàng trơn tru có khi phải mất rất nhiều năm Vì vậy chọn kênh phân phối hợp lý sẽđảm bảo khả năng tiêu thụ và duy trì sức cạnh tranh cho DN

Tuy có rất nhiều hình thức tiêu thụ nhưng đa số các sản phẩm là những máy móc,thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng trong quá trình tiêu thụ nói chung đều thôngqua một số kênh chủ yếu như bán trực tiếp, thông qua các công ty bán buôn của mình,các hãng bán buôn độc lập, sử dụng mạng lưới bán lẻ của các hãng…Việc sử dụngkênh phân phối phải dựa trên các kết quả nghiên cứu các đặc điểm thị trường, bao gồmđặc điểm khách hàng (cá nhân, tổ chức, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm

Trang 20

năng…), đặc tính sản phẩm (tính dễ hư hỏng, tính thời vụ, đặc điểm kỹ thuật của sảnphẩm…), đặc điểm môi trường (điều kiện kinh tế, khả năng quản lý, các ràng buộcpháp lý, điều kiện địa lý…)

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Có khá nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của DN Tuy nhiên, một

số chỉ tiêu tiêu đặc trưng nhất để đánh giá tình hình khả năng cạnh tranh của một DN

đó là chỉ tiêu thị phần, chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, chỉ tiêu chi phí và tỷ suấtchi phí

1.2.2.1 Thị phần của doanh nghiệp

Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thịtrường của mình so với đối thủ cạnh tranh Thị phần càng lớn thể hiện sức mạnh cạnhtranh của doanh nghiệp càng mạnh

Thị phần của doanh nghiệp được chia làm hai loại sau:

Thị phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối: Là phần trăm kết quả tiêu thụ sản phẩm

của DN so với kết quả tiêu thụ sản phẩm cùng loại của tất các doanh nghiệp khác bántrên cùng một thị trường

Thị phần của doanh nghiệp = x100%

M Mdn

Trong đó: Mdn : doanh thu của doanh nghiệp đạt được

M : tổng doanh thu của toàn ngành trên cùng một thị trường

Thị phần tương đối: Là tỷ lệ giữa phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối của DN so

với phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngànhtrên cùng một thị trường

Thị phần tương đối = x100%

Mđ Mdn

Trong đó: Mdn : doanh thu của doanh nghiệp đạt được

Mđ : doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành trêncùng thị trường

Thị phần được coi là công cụ để đo lường vị thế của doanh nghiệp trong thịtrường Do đó, doanh nghiệp phải duy trì và phát triển thị phần

1.2.2.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của DN trong

một thời kỳ nhất định hay là phần vượt trội giữa giá bán của sản phẩm so với chi phítạo ra và thực hiện sản phẩm đó Lợi nhuận được sử dụng để chia cho các chủ sở hữu

Trang 21

và được trích để lập quỹ đầu tư và phát triển Đồng thời giúp cho việc phân bổ cácnguồn lực của DN cũng như của nền kinh tế hiệu quả hơn.

Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất LN theo DT là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa LN sau thuế so với

DT tiêu thụ của DN Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó không chỉ phản ánh NLCT của

DN mà còn thể hiện trình độ năng lực cán bộ quản trị cũng như chất lượng lao độngcủa DN

Tỷ suất lợi nhuân theo doanh thu = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu tiêu thụ x100%

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời củađồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp vànguồn gốc của vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuân

theo vốn kinh doanh =

Lợi nhuận sau thuế

x100%Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

1.2.2.3 Chi phí và tỷ suất chi phí.

Chi phí là chỉ tiêu phản ánh số tiền DN bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất

kinh doanh Nếu chi phí thấp DN có thể định giá bán sản phẩm thấp hơn đối thủ cạnhtranh nhằm thu hút khách hàng và thu được lợi nhuận cao hơn

Tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối trọng phản ánh tỷ lệ phần trăm

của chi phí trên doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này thể hiện trình độ tổ chức quản lýhoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí của DN

Công thức tỷ suất chi phí :

F’ = x100%

M

F

Trong đó: F’: Tỷ suất chi phí kinh doanh

F: Tổng mức chi phí kinh doanh

M: Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ

Trang 22

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh mà DN có được do sự phấn đấu bền bỉ và lâu dài của DN

Nó là kết quả của rất nhiều hoạt động thực hiện theo chiến lược cạnh tranh đã đề ra vàphụ thuộc vào nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài DN

1.3.1 Nhóm nhân tố bên trong

1.3.1.1 Tài chính

Nguồn lực tài chính là vấn đề không thể không nhắc đến bởi nó có vai trò quyếtđịnh đến hoạt động cạnh tranh của DN Trước hết, nguồn lực tài chính được thể hiện ởquy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh vàhiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó Quy mô vốn tự có phụ thuộc quá trình tích lũycủa DN Nếu DN hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm cao, phần lợi nhuận đểtái đầu tư cho sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó Quy mô vốntự có phụ thuộc quá trình tích lũy DN Nếu DN hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận hàngnăm cao, phần lợi nhuận để tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ lớn và quy mô vốntự có sẽ tăng DN có quy mô vốn tự có lớn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính vàchiếm được lòng tin của nhà cung cấp, chủ đầu tư và khách hàng…

Để đánh giá năng lực tài chính của DN cũng cần xem xét kết cấu vốn cố định vàvốn lưu động của DN Kết cấu vốn hợp lý sẽ có tác dụng đòn bẩy góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn Có những DN có quy mô vốn lớn nhưng không mạnh, do kếtcấu tài sản và nguồn vốn không phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh,

DN đó chưa biết khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình.Ngược lại, có những DN có quy mô vốn không lớn nhưng vẫn được coi là mạnh vì DN

đó đã duy trì được tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động nguồn tài chính thíchhợp đề sản xuất những sản phẩm đáp ứng các nhu cầu thi trường mục tiêu Một DN cótiềm lực tài chính mạnh sẽ có điều kiện thuận lợi trong đổi mới công nghệ, đầu tưtrang thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giữ vững được sức cạnhtranh và củng cố vị thế của mình trên thị trường

1.3.1.2 Máy móc thiết bị và công nghệ

Máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định, nólà những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của DN, là nhân

tố đảm bảo năng lực cạnh tranh Nếu máy móc thiết bị và trình độ công nghệ thấp kém

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, làm tăng các chi

Trang 23

phí sản xuất Sản phẩm của DN sẽ không đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa vàthống nhất hóa.

Cùng với máy móc thiết bị, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nănglực cạnh tranh của DN Theo M Porter mỗi DN phải làm chủ hoặc ít ra có khả năngtiếp thu công nghệ mới có ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm dịch vụ Không đơn giảnlà việc có được công nghệ mà điều quan trọng hơn là khả năng áp dụng công nghệ, đómới là nguồn gốc cạnh tranh

1.3.1.3 Nguồn nhân lực

Nhân tố con người là vô cùng quan trọng đối với hoạt động của mỗi DN, để quản

lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết phải làm tốt công tác về quản lýnguồn nhân lực Nguồn nhân lực không đảm bảo về số lượng và chất lượng là nguyênnhân giảm sút năng suất và chất lượng sản phẩm Làm tốt công tác quản lý nguồn nhânlực là con đường dẫn tới thành công của các DN bởi quản lý nguồn nhân lực giúp chocác DN khai thác được mọi tiềm năng của người lao động góp vào sự phát triển, sửdụng chi phí tiền lương một cách hiệu quả nhất, ngăn chặn mọi sự di chuyển lao động

ra khỏi DN làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy

Nguồn nhân lực của DN cần đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp

vụ, trình độ đối với từng vị trí làm việc Chất lượng nguồn nhân lực của DN ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và NLCT của DN

1.3.1.4 Khả năng liên doanh liên kết của doanh nghiệp

Liên doanh liên kết là sự kết hợp hai hay nhiều pháp nhân kinh tế để tạo ra mộtpháp nhân mới có sức mạnh tổng hợp về kinh nghiệm và khả năng tài chính Đây làmột trong những yếu tố đánh giá năng lực của DN Nhất là đối với những DN thườngtham gia vào các dự án quy mô lớn, những yêu cầu đôi khi vượt qua năng lực một DNđơn lẻ trong cạnh tranh Để tăng NLCT trên thị trường vấn đề mở rộng quan hệ liêndoanh liên kết dưới nhiều hình thức thích hợp là giải pháp quan trọng và thích hợp.Qua đó DN có thể đáp ứng một cách toàn diện những yêu cầu của dự án có quy mô lớnvà độ phức tạp cao

Liên doanh liên kết tạo điều kiện cho DN có thể đi sâu vào chuyên môn hóa, khaithác được những thế mạnh, khắc phục những điểm yếu, thích ứng với cơ chế thịtrường, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, từ đó nâng cao NLCT cho DN

Trang 24

1.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động cạnhtranh của DN là khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, môi trường vĩ mô

1.3.2.1 Khách hàng

Thị trường hay nói chính xác là khách hàng là nơi bắt đầu cũng là nơi kết thúcquá trình tái sản xuất của DN Căn cứ vào nhu cầu khách hàng, DN đưa ra các quyếtđịnh sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ sau đó dùng để đáp ứng nhu cầu kháchhàng Số lượng khách hàng quyết định quy mô thị trường hàng hóa của DN Mặc dùđối tượng có thể là khác nhau song người mua có xu hướng tối đa hóa lợi ích của mìnhvới chi phí thấp nên họ luôn tìm cách gây áp lực cho DN Để phòng thủ trước sức ép

đó, việc phải xem xét lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu là một quyết định rất quantrọng đảm bảo sự tồn tại của DN

Hơn nữa không chỉ đơn giản là đáp ứng tốt mọi nhu cầu khách hàng khi họ cần,

DN cần xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, nhất là xây dựng quan hệbạn hàng tin cậy với khách hàng lớn, có nhu cầu làm ăn lâu dài với DN, sử dụng linhhoạt các chính sách ưu đãi, thời gian giao hàng và phương tiện vận chuyển…Nhờ vậyduy trì được thị phần hiện có và tăng khả năng mở rộng thi phần cho DN Giữ đượckhách hàng là một yếu tố thể hiện NLCT của mỗi DN

1.3.2.2 Nhà cung cấp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi DN không thể thiếu được các yếu tố đầuvào như vốn, vật tư máy móc…Vai trò của nhà cung cấp đối với DN thể hiện ở áp lực

về giá yếu tố đầu vào

Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thì DN có thể lựa chọn nhà cung cấp,điều đó tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường yếu tố đầu vào, có tác dụng làm giảm chiphí đầu vào cho DN Thế mạnh của nhà cung cấp tăng lên nếu số lượng nhà cung cấp

ít, không có hàng thay thế, DN không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấphoặc vật tư cung cấp là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định chất lượng sản phẩmhoặc hiệu quả kinh doanh của DN Do đó, nhà cung cấp nói chung có ảnh hưởngkhông nhỏ đến NLCT của DN

1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là nhân tố bên ngoài có tác động trực tiếp đến DN Trongngành nào đó mà tồn tại một hoặc một số DN thống lĩnh thì cường độ cạnh tranh ít

Trang 25

hơn và DN thống lĩnh đóng vai trò chỉ đạo giá Trong trường hợp này nếu DN không ở

vị trí thống lĩnh thì sức cạnh tranh là rất kém Nhưng nếu tồn tại nhiều DN có thế lựcvà quy mô tương đương nhau thì cạnh tranh trong ngành sẽ rất gay gắt Cần phải coitrọng lợi thế so sánh của mình và biến nó thành lợi thế cạnh tranh, DN nào có nhiều lợithế cạnh tranh thì DN đó có NLCT cao hơn

Trong thị trường tự do cạnh tranh, gần như không có rào cản gia nhập thị trường,luôn có những đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng tham gia thị trường bất cứ lúc nào Sự xuấthiện của đối thủ mới có thể gây ra cú sốc mạnh cho các DN hiện tại vì thông thườngngười đi sau có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định hơn và họ thường có những chiêubài mang tính bất ngờ

Để chống lại đối thủ tiềm ẩn, DN phải thường xuyên củng cố NLCT của mình bằngcách không ngừng cải tiến, hoàn thiện, bổ sung những ưu việt hơn cho sản phẩm dịch vụcủa mình, luôn phấn đấu giảm chi phí để sẵn sàng tham gia cuộc tranh tài về giá

1.3.2.4 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng gián tiếp lên hoạt động kinh doanh của DN, tuynhiên sức ảnh hưởng có tác động rất mạnh vì bất kỳ DN nào khi hoạt động kinh doanhcũng không thể nằm ngoài môi trường vĩ mô được Môi trường vĩ mô gồm 4 nhân tố:Kinh tế, chính trị- pháp luật, Khoa học công nghệ, văn hóa xã hội

Kinh tế:

Môi trường kinh tế quốc gia ổn định hay bất ổn có ảnh hưởng lớn đến hoạt độngkinh doanh của DN, từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh của DN Tính ổn định củanền kinh tế được thể hiện dựa trên sự ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ,khống chế lạm phát

Nền kinh tế ổn định, tăng trưởng tốt, nâng cao được mức thu nhập, đời sống dân

cư, từ đó yêu cầu của họ cũng tăng lên đối với các sản phẩm dịch vụ, và các DN cũngphải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình để thỏa mãn nhu cầu đó Khikinh tế ổn định và tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận cao, nhiều DN tham gia vào thịtrường, cường độ cạnh tranh cũng sẽ tăng cao và ngược lại

Các yếu tố như tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay… cũng có tác động, tỷ giá hốiđoái biến động sẽ tác động ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của DN

Chính trị - pháp luật:

Ngày đăng: 11/04/2020, 13:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w