Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội

2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội

2.2.3.1. Các nhân tố bên trong a, Tài chính

Bảng 2.2.4: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2014 – 2016

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tài sản 12 915 19 134 30 487

Tài sản lưu động 12 113 17 584 25 301

Tài sản cố định 802 1 550 5 186

Qua bảng số liệu cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2015 so với năm 2014 tăng 48,15% tương ứng 6 219 triệu đồng. Tổng tài sản của công ty năm 2016 so với năm 2015 tăng 59,33% tương ứng tăng 11 353 triệu đồng. Tổng tài sản của công ty tăng lên, đây là một tín hiệu khả quan cho thấy công việc kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Tài chính lớn mạnh cũng là một lợi thế cạnh tranh góp phần nâng cao NLCT của của công ty.

Bảng 2.2.5: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2014– 2016

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nguồn vốn 12 915 19 134 30 487

Nợ phải trả 5 562 11 348 17 860

Vốn chủ sở hữu 7 353 7 786 12 627

(Nguồn Phòng tài chính kế toán) Nguồn vốn tăng đều qua các năm. Năm 2015 tốc độ tăng nợ phải trả cao hơn vố chủ sợ hữu gấp 17,66 lần, nợ phải trả tăng 104,05% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 5,89%. Tuy nhiên tới năm 2016 con số này thay đổi chóng mặt khi nợ phải trả tăng lên 53,38% thì vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 62,17%. Từ năm 2014 tới năm 2015 lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng 63,12% một phần là do nợ phải trả tăng nhanh, chi phí lãi suất cũng khiến cho công ty giảm lợi nhuận. Năm 2016 tình hình cải thiện hơn, vốn chủ sở hữu tăng lên nhanh hơn nợ phải trả góp phần tăng khả năng cạnh tranh của DN trong các năm tiếp theo.

b, Máy móc thiết bị

Bảng 2.2.6: Thiết bị, máy móc của công ty

STT Tên thiết bị Số lượng Nơi sản suất Công suất

trung bình

1 Máy in 1 Nhật Bản

2 Máy vi tính 7 Nhật Bản

3 Oto tải Bel 2 Hàn Quốc 8T – 13T

4 Xe máy 2 Nhật Bản

5 Xe cẩu 3 Nhật Bản 8T-10T

6 Máy xúc 3 Nhật Bản 1,7m3/gàu

7 Máy ủi, Xe lu 2 Nhật Bản 8T-14T

8 Máy móc, thiết bị khác 4 Việt Nam, Trung Quốc,

Nhật Bản

(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán) Số lượng cũng như chất lượng thiết bị, máy móc của công ty đều tốt, đảm bảo phục vụ nhu cầu công việc. Nhờ việc đầu tư trang thiết bị hiện đại cũng như số lượng đáp ứng đủ nhu cầu công việc nên hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi. Xử lý công việc nhanh và chuẩn xác hơn, vận chuyển hàng hóa, dụng cụ tới nơi thi công lắp đặt cũng nhanh hơn. Đủ điều kiện đáp ứng các công trình yêu cầu độ khó cao, công nghệ hiện đại mới đáp ứng được. Qua đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

c, Nguồn nhân lực

Công ty IET Hà Nội đang có trong tay một đội ngũ cán bộ có tri thức, có trình độ. Đa số nhân viên của công ty là cán bộ trẻ, năng động và có nhiều sáng tạo, tiềm năng.

Bảng 2.2.7: Trình độ lao động của công ty qua các năm

Stt Chỉ tiêu đánh giá Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng nguồn lực ( người) 76 80 85

Theo trình độ

1 Đại học và trên đại học (%) 11,14 13,6 16,15

2 Trung cấp, cao đẳng (%) 88,6 86,4 83.85

Theo phòng ban

1 Ban giám đốc (%) 3,95 3,75 3,53

2 Phòng hành chính – tổng hợp

(%) 3,95 3,75 3,53

3 Phòng tài chính kế toán (%) 2,63 2,5 2,35

4 Phòng KT&KHPT (%) 89,47 90 90,59

Từ bảng trên ta thấy được trong công ty lao động có trình động từ trung cấp trở lên, chủ yếu có trình độ trung cấp cao đẳng và tăng dần theo các năm, chủ yếu nhân sự

tăng lên vào phòng KT&KHPT. Phòng KT&KHPT có số lượng nhân viên lớn nhất, phòng tài chính – kế toán có số lượng nhân viên ít nhất trong công ty. Sự phân chia này là khá hợp lí theo yêu cầu, nhiệm vụ mà công ty đang làm, không lãng phí, dư thừa nhân lực ở các phòng ban nên có thể thấy rằng chi phí cho nhân lực của công ty rất có hiệu quả.

Để phát triển thị trường tốt các nhà quản trị công ty IET Hà Nội cần có chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả, khai thác hết tiềm năng đội ngũ nhân viên của mình.

Muốn vậy, công ty phải có cơ cấu tổ chức quản trị hợp lý, tạo ra tính cân đối giữa các bộ phận, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tạo khả

năng cạnh tranh hiệu quả cho công ty.

d, Khả năng liên doanh liên kết của doanh nghiệp

Hiện nay công ty không thực hiện chiến lược liên doanh liên kết với DN khác.

Điều này làm giảm NLCT trên thị trường của công ty do các DN cùng ngành trên thị trường rất mạnh. Một mình công ty đương đầu với sức cạnh tranh như vậy rất khó khăn khi công ty chưa có tài lực hùng hậu.

2.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài a, Khách hàng

Để tồn tại được trong thị trường với sự cạnh tranh khóc liệt, Công ty IET Hà Nội luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo uy tín cũng như thành công, với mỗi công trình, IET Hà Nội đều chăm chút cho từng chi tiết nhỏ nhất trong lắp đặt. Trước

khi bàn giao công trình cho khách hàng, IET luôn kiểm tra kỹ càng từng ngóc ngách nhỏ trong nhà để đảm bảo sự hài lòng cho chủ đầu tư. Cùng với chính sách bảo trì - bảo hành cho sản phẩm sau khi bàn giao, IET ý thức sâu sắc rằng duy trì tốt dịch vụ bảo trì – bảo hành là cam kết đồng hành cùng khách hàng trong thời gian sử dụng sản phẩm, đồng thời dịch vụ như thay lời cám ơn của IET đã được khách hàng tin tưởng và

lựa chọn. IET luôn quan tâm tới cảm nhận của khách hàng, quan tâm tới phản hồi, đánh giá của khách hàng để từ đó rút ra kinh nghiệm, hoàn thiện tổ chức hơn nữa.

Chính vì lẽ đó, IET luôn chiếm được lòng tin của khách hàng và ngày càng mở rộng được thị phần.

b, Nhà cung cấp

Các chi phí trong xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công. Trong đó chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất. Vì vậy các nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp trong việc đấu thầu xây dựng cũng như việc thi công công trình.

Do đặc thù riêng biệt của sản phẩm xây dựng là làm việc trong một thời gian dài, giá trị của sản phẩm là rất lớn nên việc bị ứ đọng vốn trong sản phẩm dở dang là một tất yếu khách quan. Vì vậy, việc bảo đảm cung cấp nguyên liệu trong một thời gian dài với chất lượng, giá cả ổn định là điều rất khó khăn, nhất là trong tình hình hiện nay, giá

các loại vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, nhựa đường biến động liên tục do biến động chính trị từ Trung Đông. Hiện nay công ty đã thiết lập được quan hệ tốt với một số nhà cung cấp nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép, đá, nhựa đường, sơn… tuy vậy công ty vẫn luôn bị động vì với nguồn hạn mức tín dụng mà công ty phải chi phí chho nhiều việc nên mức bảo lãnh để mua trả chậm là co hạn, vì vậy khi chủ đầu tư chưa thanh toán kịp thời thì công ty rất khó khăn.

Hiện nay, phần lớn các đối thủ cạnh tranh của công ty (những đối thủ có năng lực tương đương trở lên) đã chủ động phần nào trong việc cung cấp nguyên vật liệu bằng cách đầu tư mua các mỏ nguyên liệu như đá xây dựng, xí nghiệp sản xuất gạch…

trong khi công ty vẫn chưa chủ động về nguồn nguyên liệu và vẫn đi mua ngoài. Đây là một điểm yếu mà doanh nghiệp cần phải khắc phục sớm.

c, Đối thủ cạnh tranh

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thị trường xây dựng gia tăng mạnh mẽ với quy mô cũng như số lượng các nhà thầu trong nước và các nhà thầu nước

ngoài xâm nhập khi tiến hành mở cửa. Ban đầu các nhà thầu nước ngoài đến chủ yếu để nhận thầu các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc dự án viện trợ không hoàn lại, nhưng sau này các nhà thầu nước ngoài vào dự thầu và thắng thầu hàng loạt các gói thầu thuộc nguồn vốn ODA, WB, ADB và thậm chí các dự án vốn trong nước như sân vận động Mỹ Đình, bệnh viện, trường học…Cho đến nay các nhà thầu nước ngoài đã thực hiện một khối lượng lớn về tư vấn và xây lắp công trình tại Việt Nam, chiếm thị phần rất lơn trong ngành xây dựng, trong đó phần lớn là các dự án 100% vồn đầu tư nước ngoài và dự án viện trợ không hoàn lại.

Trên thị trường xây dựng hiện nay sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt do năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước được nâng lên rất nhiều sau quá trình sắp xếp, đổi mới DN và sự xuất hiện ngày càng nhiều của DN nước ngoài. Việc xác định và

nắm rõ thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thắng thầu, giành được hợp đồng kinh tế về công ty. Tuy nhiên hiện nay công tác nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh của công ty còn sơ sài, yếu kém.

Trong nhiều trường hợp vì chưa nắm rõ năng lực và số lượng đối thủ cạnh tranh khi tham gia đấu thầu, nhất là các gói thầu rộng rãi nên công ty đã đánh mất ưu thế cạnh tranh của mình.

Công ty cần phải tăng cường thu thập, tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh, nhất là các đối thủ trong lĩnh vực mà công ty còn yếu như dân dụng, cầu.

d, Môi trường vĩ mô

Kinh tế: Lạm phát năm nào cũng tăng, lãi suất ngân hàng không giảm mà còn tăng. Chủ đầu tư chậm giải phóng mặt bằng dẫn đến công trình bị kéo dài tiến độ, bố trí vốn trả nợ không tương ứng giá trị công ty thực hiện, một số mặt hàng do nhà nước quản lý như nhiên liệu... để biến động lớn dẫn đến các loại vật tư khác tăng theo nhưng không cho đơn vị thi công điều chỉnh giá, chính sách sách điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát, chính sách tiền tệ không theo kịp sự biến động của thị trường đã tác động rất lớn đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chính trị - pháp luật: Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tình hình chính trị khá ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố. Mặc dù còn thiếu sót trong hệ thống pháp luật nhưng các chính sách mới đang được xem xét như bổ

sung nghị định về sửa đổi luật xây dựng, luật thương mại sao cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, giảm lãi suất ngân hàng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

xuống 22-20%. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cho công ty IET yên tâm kinh doanh, mở rộng nhằm tạo điều kiện cạnh tranh, góp phần tạo hành lang pháp lý cho công ty hoạt động.

Văn hóa xã hội: Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Các lĩnh vực xã hội đã đạt được những thành công nhất định. Cùng với việc am hiểu luật pháp Việt Nam, Công ty còn dành thời gian, sức lực đi nghiên cứu văn hóa, phong tục, thói quen của từng vùng miền, từng đối tượng khách hàng và ghi lại làm dữ liệu để có thể nắm bắt tâm lý, thi hiếu của khách hàng hoàn thành công việc tốt hơn, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến Công ty quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập trung bình, phân phối thu nhập, lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống, điều kiện sống. Phong cách tiêu dùng của mỗi tập khách hàng của công ty là khác nhau. Đó cũng là lợi thế cạnh tranh của công ty khi tiến gần với khách hàng, hiểu họ và thỏa mãn họ.

Khoa học,công nghệ: Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp và các sản phẩm, dịch vụ.

Đã từ lâu khoa học công nghệ trở thành một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Hiện nay công ty đang sử dụng và làm việc trên máy vi tính có kết nối Internet, ngoài sử dụng các phần mềm word, excel còn sử dụng các phần mềm đồ họa để thiết kế bản vẽ thi công trên máy tính, ứng dụng chát Gmail, Facebook để giao tiếp với khách hàng thuận lợi và thường xuyên hơn. Công ty có trang web riêng cho mình để quảng bá tên, sản phẩm của công ty cho tất cả mọi người cùng biết đến. Bên cạnh đó, công ty thường xuyên đổi mới máy móc cũ kĩ làm việc ở công trường bằng các loại hiện đại, tiên tiến hơn phù hợp với công việc đáp ứng độ khó trong thi công và chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp điện và công nghệ viễn thông Hà Nội (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w