Nếu nghiên cứu dướigóc độ khoa học pháp lý, các công trình này mới chỉ đề cập những quy địnhcủa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực phòng chống,khắc phục ô nhiễm môi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH THỊ THU HƯƠNG
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2HÀ NỘI, 2013ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH THỊ THU HƯƠNG
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Vũ Quang
Trang 3HÀ NỘI, 2013
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do nghiên cứu 7
2 Tình hình nghiên cứu 8
3 Mục đích nghiên cứu 9
4 Phạm vi nghiên cứu 9
5 Đối tượng nghiên cứu 10
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
7 Phương pháp nghiên cứu 10
8 Kết cấu của luận văn 11
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN 12
1.1 Tổng quan về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 12
1.1.1 Chất gây ô nhiễm trên biển 12
1.1.2 Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 17
1.2 Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 19
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 19
1.2.2 Vai trò của pháp luật trong hoạt động quản lý chất ô nhiễm trên biển 21
1.2.3 Nguồn luật điều chỉnh quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 24
1.2.4 Những nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 25
1.2.5 Chủ thể (cá nhân, tổ chức), quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 26
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30
2.1 Những hoạt động gây ô nhiễm trên biển 30
2.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 38
Trang 52.2.1 Pháp luật về kiểm soát chất gây ô nhiễm môi trường biển 38
2.2.2 Pháp luật về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường biển 43
2.2.3 Pháp luật về kiểm tra, kiểm soát và chế tài áp dụng nhằm quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 47
2.2.4 Pháp luật về tổ chức, phối hợp thực hiện quản lý chất gây ô nhiễm trên biển của các cơ quan quản lý nhà nước 55
2.3 Thực trạng việc thực thi các điều ước quốc tế về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập 58
2.4 Thực trạng thực thi pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam 61
2.4.1 Cơ chế tổ chức thực hiện 61
2.4.2 Yếu tố con người, kinh tế, trang thiết bị kỹ thuật 62
2.4.3 Cơ chế chính sách, pháp luật 63
2.4.4 Kiểm tra, giám sát và chế tài áp dụng 64
2.4.5 Tuyên truyền, giáo dục, tham gia của cộng đồng 65
2.4.6 Hợp tác quốc tế về quản lý chất gây ô nhiễm môi trường biển 67
Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN BƯỚC ĐẦU NHẰM HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM 70
3.1 Nhu cầu cấp thiết phải hoàn thiện pháp luật 70
3.2 Phương hướng hoàn thiện 73
3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 75
3.4 Giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật 79
3.4.1 Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường biển 79
3.4.2 Kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật 80
3.4.3 Tài chính và nhân lực 81
3.4.4 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 82
3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết 83
3.6 Giải pháp kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật 85
Trang 63.7 Giải pháp về cơ chế chính sách 87
KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Việt Nam là một quốc gia nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ sốcao nhất về chiều dài bờ biển, mở ra 3 hướng Đông, Nam và Tây; có vùngbiển và thềm lục địa rộng lớn, diện tích vượt quá một triệu km2, lớn gấp 3 lầndiện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ, chạy suốt
từ vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan Những vị thế, địa lý tự nhiên và tiềm năngkinh tế của vùng biển, đảo nước ta có tầm quan trọng trong chiến lược xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
Khai thác tài nguyên biển đã và đang trở thành chiến lược trong sựnghiệp phát triển của đất nước ta Biển nước ta rất giàu tiềm năng tài nguyên.Đây là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công cuộc phát triểnđất nước, trong đó nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn dầu quyđổi), ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản phổ biến khác như: than, sắt, ti tan,cát thuỷ tinh , hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn và cả những tàinguyên có giá trị năng lượng cao mà khoa học hiện đại mới phát hiện Đặcbiệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ án ngữ trêncác tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa ấn Độ Dương và TháiBình Dương, giữa Châu Á, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản vàcác nước trong khu vực Bờ biển Việt Nam dài 3260km, bao bọc lãnh thổ ViệtNam ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, tính trung bình cứ 100 km đấtliền có 1km bờ biển (tỉ lệ này cao gấp 6 lần tỉ lệ trung bình của thế giới) BiểnViệt Nam rất thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như dầu khí,hải sản, vận tải biển, cảng biển và kết cấu hạ tầng, công nghiệp tàu biển, dulịch biển và các ngành dịch vụ biển khác… Hội nghị lần thứ Tư Ban chấphành trung ương Đảng khóa X đã đưa ra Nghị quyết về Chiến lược Biển đến
Trang 8năm 2020, “phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55
- 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước”
Tuy nhiên cùng với nhu cầu ngày càng tăng về các giá trị từ biển lànhững nguy cơ gây ô nhiễm trên biển Vấn đề quản lý chất gây ô nhiễm trênbiển thực tế chưa được quan tâm một cách đúng mức Hệ thống pháp lý chovấn đề này còn rất thiếu và yếu Các văn bản quy phạm pháp luật chuyênngành chồng chéo, trùng lặp, không có sự gắn kết với nhau Hệ thống các cơquan quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam nóichung còn nhiều bất cập Mới đây, Tổng cục Biển và Hải đảo (trực thuộc BộTài nguyên và Môi trường) được thành lập theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CPcủa Chính Phủ ngày 4/3/2008 Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường Bên cạnh đó, nhiều điều ướcquốc tế về vấn đề này được ký kết mà Việt Nam là một quốc gia thành viêncàng đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật đủ mạnh, một hệ thốngcác cơ quan quản lý nhà nước đủ tầm để giải quyết được các vấn đề thực tếđặt ra
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các vấn đề thực trạng hệ thống phápluật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển, tìm ra những bất cập, hạn chế để từ
đó tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này làmột đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn Do vậy tác giả đã lựa chọn đề
tài "Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt
Nam" làm luận văn tốt nghiệp Chương trình đào tạo Thạc sĩ luật học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề ô nhiễm môi trường biển đã có nhiều nghiên cứu dưới dạng tạpchí, chuyên đề, đề tài, luận văn, luận án nhưng những công trình này hoặc đisâu dưới góc độ quản lý tài nguyên biển, hoặc dưới góc độ các yếu tố kĩ thuật,
Trang 9nghiên cứu về các hoạt động đối với tài nguyên biển Nếu nghiên cứu dướigóc độ khoa học pháp lý, các công trình này mới chỉ đề cập những quy địnhcủa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực phòng chống,khắc phục ô nhiễm môi trường biển ở một khía cạnh cụ thể của vấn đề ônhiễm môi trường biển như luận án tiến sĩ của Lưu Ngọc Tố Tâm với đề tài
“Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ởViệt Nam”; luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị Vân với đề tài “Pháp luật về phòngchống ô nhiễm dầu từ tàu biển”; luận văn thạc sĩ của Đặng Hoàng Sơn với đềtài “Pháp luật về ô nhiễm môi trường trong họat động dầu khí ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay” Có thể nói đến nay vẫn chưa có nhiều tài liệunghiên cứu dưới góc độ pháp luật môi trường một cách tổng quan, toàn diện
về những vấn đề lý luận, thực trạng về các khía cạnh pháp lý trong quản lýchất gây ô nhiễm trên biển liên quan đến kiểm tra, kiểm soát, phòng ngừa,khắc phục ô nhiễm môi trường biển cũng như việc tổ chức, phối hợp thựchiện quản lý chất gây ô nhiễm trên biển của các cơ quan quản lý nhà nước đểđưa ra những giải pháp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vềquản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam Vì vậy "Hoàn thiện pháp luật
về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam" về cơ bản là đề tài mới,chưa được nghiên cứu một cách tổng quan, toàn diện
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn củapháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển, chỉ ra những hạn chế, thiếtsót thông qua đó đề xuất những phương hướng, kiến nghị, giải pháp hoànthiện hệ thống pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào phân tích thực trạng pháp luật về quản lý chất gây ô
Trang 10nhiễm môi trường trên biển ở Việt Nam hiện nay và nêu ra một số giải phápkiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trênbiển ở Việt Nam.
5 Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về quản lý chấtgây ô nhiễm trên biển
- Các Điều ước quốc tế liên quan đến quản lý chất gây ô nhiễm trênbiển mà Việt Nam là quốc gia thành viên
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ởViệt Nam
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp, đánh giá hiện trạng thông tin, tài liệu liên quanđến công tác quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
- Làm rõ sự cần thiết của việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển bằngpháp luật, cách tiếp cận của pháp luật quốc tế, những quan điểm, nội dung cơbản của pháp luật Việt Nam về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
- Xác lập cơ sở lý luận và đề xuất những kiến nghị cụ thể về việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở ViệtNam nhằm đáp ứng được những đòi của thực tiễn cả về trước mắt cũng như lâudài
7 Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chủ yếu vận dụng phương phápnghiên cứu pháp luật truyền thống và phổ biến là phương pháp duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, đó là:
Trang 11- Phương pháp khai thác các tài liệu sẵn có như các văn bản pháp luật,giáo trình, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học có liênquan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và so sánh luật
- Phương pháp diễn dịch và quy nạp
- Phương pháp tổng hợp
Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh được xác định lànhững phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn Từ đó rút ra nhữngnhận xét và kết luận trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ mà luận văn
đề ra
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luậnvăn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển và pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Đề xuất một số ý kiến bước đầu nhằm hoàn thiện khung pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam.
Trang 12Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT
GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN 1.1 Tổng quan về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
1.1.1 Chất gây ô nhiễm trên biển
1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a Môi trường biển: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
1982 thì: Môi trường biển bao gồm các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái biển vàchất lượng nước biển, cảnh quan biển (Điều 1.4) Như vậy, "môi trường biểnkhông chỉ bao gồm các vùng biển với các đặc trưng lý hóa của chúng mà còn cảtài nguyên sinh vật, vật lý và hóa học của vùng cửa sông, các vùng ngập mặnbao gồm cả trầm tích, các vùng thủy triều lên xuống, các vùng đầm lầy…" [18, tr.13] và bầu khí quyển phía trên mặt biển Ngoài ra, các hoạt động của conngười cũng là một phần của môi trường biển vì chúng tác động trực tiếp làmthay đổi chất lượng của các vùng ven biển
Tại Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và Bảo
vệ môi trường biển, hải đảo đã đưa ra định nghĩa: Môi trường biển là các yếu
tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước biển, đất ven biển, trầm tíchdưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tồn tại một cáchkhách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật (Điều 3.2)
b Ô nhiễm môi trường biển: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 định
nghĩa: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, viphạm tiêu chuẩn môi trường" (Điều 3); Công ước của Liên hợp quốc về LuậtBiển 1982 định nghĩa ô nhiễm môi trường biển là: việc con người trực tiếp
Trang 13hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, baogồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại nhưgây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và thực vật biển, gâynguy hại cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể
cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác,làm biến đổi chất lượng biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút cácgiá trị mỹ cảm của biển [22, Điều 1.4]
c Kiểm soát ô nhiễm biển: Là tổng hợp các hoạt động, hành động, biện
pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra,hoặc khi xảy ra ô nhiễm thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừđược nó Kiểm soát ô nhiễm bao gồm việc ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm mộtphần hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn, làm sạch môi trường, thu gom, sử dụnglại, xử lý chất thải, phục hồi chất lượng môi trường do ô nhiễm gây ra Kiểmsoát ô nhiễm có thể chia làm hai phần: ngăn ngừa ô nhiễm hay còn gọi làkiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm hay còn gọi là kiểm soát ônhiễm đầu ra [14]
d Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển: Bảo vệ môi trường là hoạt
động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác độngxấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suythoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệmtài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học (Điều 3 Luật Bảo vệ môitrường)
Từ khái niệm trên cho thấy ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển là việchạn chế, loại bỏ các nguồn, "giảm thiểu các khả năng, các tác động có khảnăng gây ô nhiễm môi trường hoặc ngăn chặn sự lan truyền tổn hại môitrường từ vùng này sang vùng khác, chuyển từ trạng thái tổn hại này sang
Trang 14trạng thái tổn hại môi trường khác" [24, tr 434] qua đó kiểm soát, chế ngự vàhạn chế đến mức thấp nhất khả năng biển bị ô nhiễm Trong các hoạt độngBảo vệ môi trường thì nguyên tắc phòng ngừa là quan trọng nhất theo chủtrương "phòng hơn chống" do đó ngăn ngừa ô nhiễm được đặt lên hàng đầu sovới khắc phục, xử lý ô nhiễm (Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường).
e Nguồn gây ô nhiễm trên biển: Ô nhiễm môi trường biển xuất phát từ
nhiều nguồn khác nhau, từ đất liền đổ ra và từ các hoạt động sử dụng biển Cácnguồn ô nhiễm môi trường biển đã được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO)thống kê và được Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 quy định cụthể tại các điều 207 - 212, bao gồm các nguồn ô nhiễm chủ yếu sau:
- Ô nhiễm biển từ đất liền: Các nguồn ô nhiễm từ đất liền theo sông ngòi
mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp,thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễmkhác Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển gồm đất, cát, rác thải, phế liệuxây dựng, chất phóng xạ Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven
bờ Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển
- Ô nhiễm do hoạt động liên quan đến đáy biển, công trình thiết bị trên biển: Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, khoáng sản và
tàng trữ chúng trên biển là nguồn gây ô nhiễm biển nghiêm trọng như cáchiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, sự cố tại các giànkhoan, cơ sở lọc dầu, do dung dịch khoan, bùn khoan và do các phương tiệnvận chuyển, con người phục vụ cho việc khai thác dầu khí, khoáng sản trênbiển gây ra
- Ô nhiễm biển từ tàu: Ô nhiễm biển từ tàu là do hoạt động của tàu thải
ra những chất gây ô nhiễm cho môi trường biển khi làm sạch các hầm hàng cóchứa cặn dầu hay hóa chất độc hại hoặc tháo nước dằn bẩn (ballast) có chứa
Trang 15cặn dầu; do tai nạn đâm va, chìm đắm tàu làm cho toàn bộ lượng hàng hóa(dầu hay hóa chất độc hại) bị chìm trong nước biển gây sự cố tràn dầu trênbiển, ô nhiễm toàn bộ khu vực lân cận; do khâu giao nhận dầu nhiên liệu thiếucẩn thận trong các khâu kỹ thuật, không tuân thủ những quy tắc kỹ thuật trongbốc dỡ hàng là dầu hoặc hóa chất độc hại.
- Ô nhiễm biển do nhận chìm và trút bỏ chất thải: Trước đây biển
được coi là nơi chứa chất thải rộng lớn do vậy các quốc gia đã tiến hành đổthải rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức mộtlượng lớn các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ, chất thải công nghiệp,hoá chất bền vững như DDT… thậm chí nhiều quốc gia trên thế giới đã bí mật
đổ, nhận chìm chất thải hạt nhân, hóa học ra biển
- Ô nhiễm biển từ bầu khí quyển: Ô nhiễm không khí có tác động
mạnh mẽ tới ô nhiễm biển Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cholượng CO2 hòa tan trong nước biển tăng Nhiều chất độc hại và bụi kim loạinặng được không khí mang ra biển Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển tráiđất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổimôi trường sinh thái biển
- Ô nhiễm biển từ tự nhiên: Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo
trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, taibiến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên v.v
Luật Bảo vệ môi trường 2005 đưa ra định nghĩa chất gây ô nhiễm làchất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường
bị ô nhiễm và định nghĩa chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
Như vậy, từ những khái niệm nêu trên có thể đưa ra một định nghĩa đầy
đủ về chất gây ô nhiễm biển như sau: Chất gây ô nhiễm biển là toàn bộ các
Trang 16thành phần có nguyên nhân từ những biến đổi bất thường của tự nhiên hoặc được phát sinh trong các hoạt động kinh tế- xã hội của con người, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường biển, gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật
và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng
nó và làm giảm sút các giá trị mĩ cảm của biển.
1.1.1.2 Những tác động của chất gây ô nhiễm trên biển đến môi trường
Có hai nguyên nhân tạo nên chất ô nhiễm trên biển, thứ nhất là do conngười gây nên thông qua việc con người đưa vào môi trường biển các chấtgây ô nhiễm (dưới dạng chất liệu và năng lượng) ở mức vượt quá khả năng tựchuyển hóa (tự phân hủy, tự làm sạch) của môi trường biển Thứ hai, các chấtgây ô nhiễm phát tán trong môi trường biển bằng nhiều chu trình khác nhau,qua đó gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật sống, gây nguy hiểm cho sức khỏecon người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển
Tác hại của chất ô nhiễm đến môi trường biển là vô cùng to lớn, nó gây
ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, vàđến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người,gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc
sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển vềphương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mĩ cảm của biển Điểnhình phải kể đến hậu quả của ô nhiễm biển do dầu gây ra Ô nhiễm dầu tácđộng xấu cho môi trường biển, đặc biệt đời sống của các sinh vật biển, gây trởngại cho vận tải đường biển, dịch vụ giải trí, du lịch biển do dầu có thể lan
Trang 17đi rất xa, cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển làm ảnhhưởng cả một vùng biển rộng lớn, hủy hoại nghiêm trọng chất lượng nướcbiển và làm chết các nguồn sinh vật biển Lớp dầu ngăn cách nước với khôngkhí cũng đủ làm cho sinh vật sống trong nước bị chết ngạt Dầu mỏ lan nhanhtrên mặt biển do tính chất lý - hóa học của nó, dưới tác động của dòng chảy,thủy triều và của gió, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sự sống của các loàisinh vật, động vật sống ở biển và thực vật của rừng ngập mặn Ngoài ra cònphải kể đến các chất gây ô nhiễm trên biển khác như các hóa chất, khí hóalỏng, sơn chống hà độc hại, nước ballast, các sự cố tai nạn trong hoạt độnghàng hải; hoạt động nuôi trồng khai thác thủy sản đã và đang gây nguy cơ ônhiễm đất, nguồn nước ngọt, môi trường nước biển ven bờ; hoạt động côngnghiệp như khai thác khoáng sản, chế biến hợp kim, lò nung gây ô nhiễmnghiêm trọng đối với nước biển
1.1.2 Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
1.1.2.1 Khái niệm quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển gồm các hoạt động liên quan đếnviệc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý,tiêu hủy chất gây ô nhiễm trên biển
Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển không chỉ là các hoạt động kiểmsoát chất gây ô nhiễm mà bao gồm hàng loạt hoạt động quản lý theo một chutrình chặt chẽ từ việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, xử lý,tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường biển Thông qua đó tráchnhiệm trong việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển của cơ quan nhà nước vàcác tổ chức, cá nhân có liên quan được nâng cao hơn để có thể vừa hạn chế,vừa xử lý, tiêu hủy được lượng chất gây ô nhiễm phát sinh trong thực tế
Trang 181.1.2.2 Ý nghĩa và vai trò của quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển hiệu quả là nhiệm vụ trọng tâmtrong việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội biển một cách bền vững
Tuy nhiên, việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển, hải đảo còn gặp rấtnhiều khó khăn Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những khó khăn nhưsau:
- Tính đặc thù của việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển khác so vớitrên đất liền Việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển cũng cần những công
cụ, phương tiện và nhân lực đặc thù Điều này là hết sức khó khăn do kinh phí
và lực lượng mỏng
- Do đường bờ biển của Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, ngoài ra córất nhiều đảo lớn, nhỏ nên việc quản lý chất gây ô nhiễm và kiểm soát môitrường rất tốn kém và đòi hỏi nguồn nhân lực lớn
- Biển và hải đảo là khu vực diễn ra rất nhiều hoạt động kinh tế khácnhau điều này dẫn tới sự chồng chéo trong quản lý chất gây ô nhiễm và kiểmsoát ô nhiễm theo ngành, lĩnh vực dẫn tới không rõ ràng trong việc phân côngtrách nhiệm quản lý và kiểm soát cho các cơ quan đơn vị có thẩm quyền thuộccác ngành, lĩnh vực khác nhau
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn,chưa được triển khai đến huyện xã và chưa có nhưng hướng dẫn cụ thể dẫnđến tình trạng không thể quản lý được các số liệu thống kê được thải lượng từcác hoạt động kinh tế - xã hội khu vực ven biển
- Quản lý ô nhiễm biển đòi hỏi phải phối hợp liên ngành, liên vùng đểgiải quyết các mối quan hệ tương tác trong phát triển theo nguyên tắc phòngngừa Tuy nhiên cơ chế phối hợp giữa các ngành, liên vùng còn yếu, chưa rõ ràng
Trang 19Để giải quyết những vấn đề trên đòi hỏi cần phải thay đổi phương thứcquản lý theo hướng quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảomang tính liên ngành, liên vùng, bảo đảm lợi ích quốc gia kết hợp hài hòa lợiích của các ngành, lĩnh vực, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan đếnviệc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
1.2 Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
a Khái niệm
Chất gây ô nhiễm trên biển là một bộ phận của môi trường, là mộttrong những nguyên nhân khiến cho môi trường nói chung, môi trường biểnnói riêng ngày càng ô nhiễm trầm trọng Vì vậy pháp luật quản lý chất gây ônhiễm trên biển cũng nằm trong hệ thống pháp luật môi trường và là một bộphận không thể thiếu của pháp luật môi trường
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý chất gây ô nhiễm trênbiển bao gồm các quan hệ phát sinh trong quá trình thu gom, vận chuyển, tiêuhủy chất gây ô nhiễm trên biển, bồi thường thiệt hại do chất gây ô nhiễm trênbiển gây ra…
Mục đích của pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm trên biển là bảo vệmôi trường và sức khỏe cộng đồng, thông qua vấn đề đặt ra các khung phápluật quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về môi trường; quyền
và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến chất gây ô nhiễm trênbiển Pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm trên biển đã phân định rõ quyền hạncho các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước vềchất gây ô nhiễm trên biển đạt được hiệu quả cao hơn; định hướng xử sự vàhành vi của các chủ thể liên quan đến quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
Trang 20nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế số lượng chất gây ô nhiễm trên biển phátsinh vào môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối vớimôi trường và sức khỏe con người.
Từ các đặc điểm trên ta có thể hiểu: Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý chất gây ô nhiễm trên biển như: thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất gây ô nhiễm trên biển nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trường biển, khắc phục và xử lý hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam.
b Đặc điểm
Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển chịu sự chi phối trựctiếp bởi pháp luật môi trường và pháp luật chuyên ngành (luật đất đai, luật tàinguyên nước, luật khoáng sản, luật dầu khí, bộ luật hàng hải…), trong đó, cácluật chuyên ngành hướng tới việc đảm bảo thực hiện các hoạt động thuộcchuyên ngành, lĩnh vực đó, còn pháp luật môi trường lại hướng tới việc giảmthiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ các hoạt động này chomôi trường nói chung và môi trường biển nói riêng
Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển quy định cụ thể vềquyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyền vànghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân liên quan tới kiểm soát ô nhiễm môitrường biển trong
Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển qui định cụ thể cácbiện pháp đảm bảo cho việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển thông qua cácloại trách nhiệm pháp lí có chứa đựng các chế tài cụ thể tương ứng với hành
vi làm ô nhiễm môi trường biển
Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển Việt Nam cụ thể hóacác nghĩa vụ được đề cập đến trong các điều ước quốc tế có liên quan mà ViệtNam tham gia với tư cách là quốc gia thành viên
Trang 211.2.2 Vai trò của pháp luật trong hoạt động quản lý chất ô nhiễm trên biển
Với tầm quan trọng của môi trường biển và những tác động tiêu cựccủa chất ô nhiễm đối với môi trường biển, việc quản lý chất gây ô nhiễm trênbiển đặt ra như là một nhu cầu cấp thiết trước tiên bởi các quốc gia có biển,trong đó có Việt Nam Để Bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững,các quốc gia đều phải tiến hành bảo vệ môi trường biển bằng nhiều công cụkhác nhau như chính sách, pháp luật, kinh tế…, trong đó Đảng và Nhà nước
ta đã coi hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong những công cụtrọng tâm được định hướng và xây dựng hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững, thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam về ngănngừa ô nhiễm môi trường biển
Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử
sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc định hướng các tổ chức cánhân có xử sự đúng đắn trong hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm biển thông quacác chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thựchiện đầy đủ các biện pháp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm biển Pháp luật cũng gópphần nâng cao trách nhiệm của quốc gia, của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền trong việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển
Biện pháp pháp luật là một trong những biện pháp thực hiện có hiệuquả, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Biện pháppháp luật xác định một hành lang pháp lí và tạo ra các bảo đảm nhằm hỗ trợcho tất cả các biện pháp khác đạt hiệu quả nhằm quản lý chất gây ô nhiễmtrên biển Bằng những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với các chủthể, pháp luật đã tác động trực tiếp đến các tổ chức và cá nhân, buộc các chủthể này khi tiến hành các hoạt động trên biển cần hạn chế đến mức thấp nhất
Trang 22những thiệt hại xảy ra cho môi trường biển Với tất cả những ý nghĩa đó, phápluật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển có những vai trò cụ thể sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển góp phần
thực thi nguyên tắc của pháp luật môi trường Pháp luật về quản lý chất gây ônhiễm trên biển là một bộ phận của pháp luật môi trường Vì vậy, pháp luật vềquản lý chất gây ô nhiễm trên biển tuân thủ theo các nguyên tắc của pháp luậtmôi trường – là những nguyên tắc chi phối một cách toàn diện việc điều chỉnhpháp luật đối với các quan hệ làm phát sinh từ hoạt động bảo vệ môi trường.Pháp luật môi trường Việt Nam có bốn nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt quátrình xây dựng và thực hiện pháp luật môi trường Đó là: nguyên tắc đảm bảoquyền con người được sống trong một môi trường trong lành, nguyên tắc tínhthống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường, nguyên tắc đảm bảo sự pháttriển bền vững hay nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa Pháp luật về quản
lý chất gây ô nhiễm trên biển được xây dựng cũng góp phần thực thi bốnnguyên tắc nêu trên của hệ thống pháp luật môi trường, đồng thời góp phầnthực hiện nguyên tắc về bảo vệ môi trường biển Điều 55 Luật Bảo vệ môitrường 2005 qui định Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển là: “1 Bảo vệ môitrường là một nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển nhằmgiảm thiểu tác động xấu đối với môi trường biển và tăng hiệu quả kinh tếbiển; 2 Phòng ngừa và hạn chế chất thải từ đất liền và từ các hoạt động trênbiển; chủ động, phối hợp ứng phó sự cố môi trường biển; 3 Bảo vệ môitrường biển phải trên cơ sở phân vùng chức năng bảo vệ và sử dụng tàinguyên thiên nhiên; 4 Bảo vệ môi trường biển phải gắn với quản lý tổng hợptài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển bền vững”
Thứ hai, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam là
công cụ để phòng ngừa ô nhiễm biển, góp phần hạn chế và khắc phục ô nhiễmmôi trường nói chung và ô nhiễm biển nói riêng Bằng các qui phạm pháp luậtqui định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, pháp luật về quản lý
Trang 23chất gây ô nhiễm trên biển có vai trò rất lớn trong việc phòng ngừa ô nhiễmmôi trường biển, suy thoái tài nguyên sinh vật biển Với mục tiêu phòng ngừa
ô nhiễm môi trường biển, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển baogồm các qui định pháp luật về qui chuẩn kĩ thuật môi trường như qui chuẩn kĩthuật quốc gia về chất lượng nước biển, chất lượng nước biển ven bờ, quichuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh Theo đó, cácchủ thể khi tiến hành hoạt động trên biển cần kiểm soát hoạt động của mìnhtrong phạm vi mà pháp luật cho phép, không vượt quá ngưỡng mà các quichuẩn kĩ thuật về môi trường đã đề ra Hơn nữa, pháp luật về quản lý chất gây
ô nhiễm trên biển còn qui định về trách nhiệm của các chủ thể trong kiểm soát
ô nhiễm trong mọi hoạt động Không chỉ có vai trò trong việc phòng ngừa ônhiễm, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển còn nhằm phục hồimôi trường khi có sự cố và khắc phục những hậu quả xảy ra Pháp luật vềquản lý chất gây ô nhiễm trên biển còn quy định trách nhiệm của các chủ thểkhi có sự cố xảy ra
Thứ ba, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển Việt Nam, mang lại giá trị kinh tếcho đất nước Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển được ban hành
để qui định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan nhằm tạo sự an toàn vềmôi trường và con người, làm cho các hoạt động kinh tế biển phát huy lợi ích
và hiệu quả Khi hoạt động kinh tế biển diễn ra an toàn, đảm bảo an ninh môitrường, các chủ thể tiến hành hoạt động sẽ không tốn thời gian, công sức vàtài chính để khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường, thúc đẩy sự phát triểnngành kinh tế biển ViệtNam
Thứ tư, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam
giúp nâng cao ý thức, góp phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trườngbiển của người dân Pháp luật được qui định và thực hiện có hiệu quả bởi haiđặc tính, tính bắt buộc thực hiện và tính cưỡng chế Các loại trách nhiệm pháp
Trang 24lí có tác dụng ngay lập tức, buộc các chủ thể phải tuân thủ các quy định phápluật mà nhà nước đặt ra Vì vậy, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trênbiển sẽ góp phần tích cực vào quá trình thay đổi nhận thức và tư duy củangười dân, góp phần tăng cường ý thức của họ trong việc kiểm soát ô nhiễmmôi trường biển.
Thứ năm, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam
nhằm thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam, từ đó xem xét gia nhập cácđiều ước quốc tế về bảo vệ môi trường nói chung, kiểm soát ô nhiễm biển nóiriêng Khi tham gia vào các điều ước quốc tế hoặc phê chuẩn nội dung nàotrong các điều ước quốc tế này, Việt Nam đã chấp nhận việc phải thực hiệncác nghĩa vụ như một quốc gia thành viên Để có thể thực hiện các nghĩa vụ
mà nội dung của công ước đặt ra, Việt Nam phải chuyển hóa các nội dung củađiều ước quốc tế đó vào hệ thống pháp luật Việt Nam để áp dụng thống nhấttrên phạm vi toàn lãnh thổ Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển sẽgóp phần thực hiện nội dung của các công ước kể trên nhằm hạn chế ô nhiễmmôi trường biển, hạn chế đến mức thấp nhất việc xả các loại chất thải ra biển,tuân thủ các nghĩa vụ chung của quốc gia thành viên cúa các Công ước này
1.2.3 Nguồn luật điều chỉnh quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
Cơ sở pháp lý của bảo vệ môi trường biển là các văn bản luật quốc tế
và luật quốc gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường biển:
Luật quốc tế về môi trường: Là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm cơbản và đặc thù của luật quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia, giữaquốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, giảm bớt tiếntới xóa bỏ, khắc phục những thiệt hại các loại, do các nguồn gây ra đối vớimôi trường tự nhiên của các nước và môi trường ngoài phạm vi quyền tàiphán quốc gia Sự Bảo vệ môi trường biển bằng luật quốc tế được tiến hành ởcấp toàn cầu, khu vực và hợp tác hai bên thông qua việc cam kết thực hiện các
Trang 25quy định tại các điều ước quốc tế song phương và đa phương được các bên kýkết, gia nhập.
Luật quốc gia và các văn bản về luật quốc tế được các nước ký kết, phêduyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệmôi trường biển
1.2.4 Những nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
Do đặc thù của vấn đề môi trường cũng như đặc thù của pháp luật môitrường, nguyên tắc của ngành luật môi trường có những điểm khác biệt so vớicác nguyên tắc của các ngành luật khác
Thứ nhất, nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế biển với
kiểm soát ô nhiễm môi trường biển: đây là nguyên tắc dựa trên quan điểmphát triển bền vững, nguyên tắc xương sống của toàn bộ hệ thống pháp luậtmôi trường Việt Nam Nguyên tắc này chỉ ra việc cần phải có sự quản lý tổnghợp và cân đối giữa các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường trong việc xâydựng các qui định pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm Hoạt động kinh tế biểnmang lại nhiều lợi ích kinh tế, các chủ thể tiến hành hoạt động phải tuyệt đốituân thủ việc quản lý chất gây ô nhiễm môi trường biển Nguyên tắc này dựatrên chính lợi ích của biển, cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích môi trường
Thứ hai, khi đã có sự cố xảy ra, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa
nhằm giảm bớt thiệt hại về tài sản, về môi trường và về tính mạng, sức khỏecon người Rõ ràng các biện pháp ngăn ngừa sẽ trở nên hữu hiệu hơn khichúng nhằm giảm thiểu các nguồn gây tổn hại môi trường biển nhiều hơn lànhằm giải quyết hậu quả của các tác động tổn hại Áp dụng nguyên tắc nàycũng nhằm ngăn ngừa sự lan truyền tổn hại môi trường biển từ vùng này sangvùng khác, hoặc chuyển từ trạng thái tổn hại môi trường biển này sang trạngthái tổn hại môi trường biển khác Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm môi
Trang 26trường biển luôn đề cao và coi trọng nguyên tắc phòng ngừa bởi chính sự đặcthù trong quản lí môi trường biển.
Thứ ba, nguyên tắc phối hợp, liên kết: Môi trường biển được quản lý
bởi nhiều chủ thể, mỗi chủ thể lại có các trách nhiệm cụ thể khác nhau theoquy định của pháp luật Để việc quản lý đạt hiệu quả, sự phối hợp, liên kếtgiữa các chủ thể với nhau là vô cùng quan trọng Quản lý chất gây ô nhiễmtrên biển đòi hỏi sự phối hợp giữa các chủ thể như các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, các tổ chức, các cá nhân, các chủ thể có liên quan nhằm phòngngừa ô nhiễm môi trường biển, suy thoái tài nguyên biển và đặc biệt là khắcphục hậu quả, phục hồi môi trường biển khi có sự cố môi trường xảy ra
1.2.5 Chủ thể (cá nhân, tổ chức), quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnhvực pháp luật còn tương đối mới mẻ Hệ thống pháp luật môi trường đượcchia thành hai mảng lớn Mảng thứ nhất bao gồm tất cả các qui định pháp luật
về bảo tồn và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên Điều chỉnhvấn đề này, Nhà nước ban hành pháp luật về quyền và trách nhiệm của cácchủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn tàinguyên, bảo tồn đa dạng sinh học như: bảo vệ nguồn nước, nguồn thuỷ sinh,bảo tồn nguồn gen, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên khoáng sản… Cácquy định về mảng này điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh theohướng đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhânkhi khai thác, sử dụng tài nguyên phụcvụ cho các hoạt động phát triển, đồngthời gắn chặt trách nhiệm của họ với việc bảo tồn và sử dụng hợp lý chúng,đảm bảo lợi ích chung lâu dài về môi trường của cộng đồng
Mảng thứ hai gồm tất cả các qui định pháp luật về kiểm soát, ngănngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường Về mảng này, pháp luật môi
Trang 27trường được xây dựng và thực hiện theo hướng ràng buộc trách nhiệm của cácchủ thể có liên quan để giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường, phòngngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực cho môi trường,trong đó có môi trường biển Các quy định pháp luật về mảng này bao gồmcác nội dung: đánh giá môi trường; quản lí chất thải; hệ thống qui chuẩn kĩthuật môi trường; giải quyết các tranh chấp môi trường; kiểm soát ô nhiễmmôi trường trong các hoạt động cụ thể…Pháp luật về quản lý chất gây ônhiễm trên biển thuộc mảng thứ hai trong hệ thống pháp luật môi trường.Theo đó, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển điều chỉnh các mốiquan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác nhằm mục đích bảo vệmôi trường biển Các mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tiếnhành các hoạt động này nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được chiathành hai nhóm sau đây:
Nhóm thứ nhất gồm các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quátrình họ tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặchoạt động khác mà có xả thải ra biển Các chủ thể này có thể là các chủ thểtiến hành hoạt động hàng hải, dầu khí, công nghiệp, thủy sản, du lịch biển…
và các tổ chức đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư Ngoài việc thực hiệnnghĩa vụ pháp lí theo qui định của pháp luật, các chủ thể này có trách nhiệmphối hợp để cùng nhau giải quyết khi có sự cố môi trường biển, vấn đề bồithường thiệt hại giữa các chủ thể với nhau khi có thiệt hại xảy ra Xem xétdưới góc độ quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, nhómđối tượng này được xem là những chủ thể bị quản lí bởi nguy cơ gây ô nhiễmtrên biển từ các hoạt động của họ Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trênbiển qui định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan Mục đíchcủa việc ban hành pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển là định
Trang 28hướng hành vi xử sự cho các chủ thể Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các chủthể trong từng trường hợp sẽ được xác định Trong quá trình tiến hành cáchoạt động của mình, các chủ thể có quyền thực hiện những công việc mà phápluật cho phép, thậm chí được thực hiện cả những hành vi mà pháp luật khôngcấm Một trong hai đặc trưng cơ bản của pháp luật là tính bắt buộc thực hiện.
Vì vậy, pháp luật xác lập ranh giới giữa những hành vi được làm, không đượclàm và phải làm của các chủ thể nhằm quản lý chất gây ô nhiễm trên biển.Ngoài ra, biện pháp pháp luật còn bao gồm cả việc đưa ra những định hướnghành vi xử sự của các chủ thể khi họ tiến hành các hoạt động liên quan đếnviệc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
Nhóm thứ hai gồm các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhànước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển: đặc trưng của nhóm quan hệ này
là một hoặc các bên trong quan hệ là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Nhà nước thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thông qua hoạtđộng của các cơ quan quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường Nhànước có nhiều thế mạnh để tiến hành hoạt động kiểm soát của mình như banhành pháp luật và đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế, thiết lập hệ thống các
cơ quan quản lí, trong đó có kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Đây là hệthống cơ quan được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ các cơ quan cóthẩm quyền chung cho đến các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn Hệ thốngcác cơ quan này chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và giám sátthực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cánhân trong xã hội, nhằm đạt đến những mục tiêu đã được xác định mà Nhànước đặt ra Đồng thời, quan hệ này cũng có thể phát sinh giữa các cơ quannhà nước có thẩm quyền với nhau trong việc phối hợp giải quyết các sự cốmôi trường trên biển do hoạt động hàng hải Có thể khẳng định rằng vớiquyền lực và sức mạnh cưỡng chế, hiệu quả quản lí nhà nước về kiểm soát ô
Trang 29nhiễm môi trường biển phụ thuộc rất nhiều vào sự hoạt động của hệ thống các
cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này Nội dung các qui định pháp luật vềquản lý chất gây ô nhiễm trên biển đối với nhóm chủ thể này bao gồm quyền
và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức và cá nhân có liênquan Các cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện các hoạt động hướng dẫn,kiểm tra, tổ chức thực hiện hoặc giám sát việc thi hành pháp luật về quản lýchất gây ô nhiễm trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn luật định củamình Tương tự, đối với các tổ chức và cá nhân, pháp luật cũng xác địnhkhung pháp lí buộc các chủ thể điều chỉnh hành vi xử sự của mình nhằm kiểmsoát ô nhiễm môi trường biển Những qui định về quyền và nghĩa vụ của cácchủ thể tham gia vào hoạt động quản lý chất gây ô nhiễm biển nói trên cuốicùng cũng nhằm vào mục tiêu cơ bản là phát triển bền vững, góp phần duy trì
và phát triển kinh tế biển Việt Nam
Trang 30Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Những hoạt động gây ô nhiễm trên biển
a Hoạt động hàng hải
Ô nhiễm dầu: Theo đánh giá chung trên cơ sở các kết quả nghiên cứukhoa học của thế giới, lượng dầu thải xuống các vùng nước hàng năm (đặcbiệt là với nước biển) ước tính theo tỷ lệ: 73% từ hoạt động tàu biển, 21% từ
sự cố hàng hải và 6% từ các nguồn khác [21, tr.13] Việc khai thác các loạitàu, xà lan dầu làm cho tỷ lệ ô nhiễm dầu ở mức cao nhất Trong các vụ tràndầu dưới 7 tấn thì 90% là trong quá trình nhận, trả hàng, tiếp nhận nhiên liệu
và thường xảy ra trong cảng hoặc tại bến nhận/trả hàng Các vụ tràn dầu vớikhối lượng lớn hơn thường do tàu đâm va hoặc mắc cạn Tại các cảng biển,hiện tượng ô nhiễm dầu mỡ do các phương tiện để rò rỉ nước lacanh, nướcbuồng máy, thậm chí bơm trái phép ra biển vào ban đêm hoặc khi tàu bắt đầurời cảng hay vào những lúc thời tiết xấu Việc cung cấp dầu mỡ, nhiên liệucho tàu, việc sửa chữa nhỏ và vứt bừa bãi các loại chất gây ô nhiễm dính dầu
mỡ cũng là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm vùng nước cảng biển Các sự
cố như vỡ đường ống, tai nạn nhỏ cũng dẫn đến ô nhiễm dầu mỡ tại các cảngbiển Sự cố tràn dầu hoặc tai nạn do đâm va là nguyên nhân gây ô nhiễm dầu
ở mức nghiêm trọng [21, tr.13]
Ô nhiễm do chở xô hóa chất và khí hóa lỏng: Các hóa chất và khí hóalỏng thường được chở xô trong các khoang két của các tàu chuyên dùng Cácloại tàu chở hóa chất thường có cấu trúc phức tạp để đảm bảo các yêu cầutrong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa Việc đổ thải hoặc rò rỉ các
Trang 31hóa chất ra biển thường gây ra ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và lâu dàicho môi trường biển và khó có thể khắc phục được hậu quả.
Ô nhiễm do chở hàng nguy hiểm ở dạng xô và bao gói: Trong tổnglượng hàng hóa được chuyên chở bằng đội tàu chở hàng tổng hợp, hàng nguyhiểm chiếm khoảng 15% [21, tr.13] Đặc biệt, hàng nguy hiểm ở dạng bao góithường được vận chuyển bằng container Ngoài ra, xu hướng chuyên chở cáchóa chất trong các thùng, các két nhỏ và trong các container ngày càng tăng.Một số hóa chất phục vụ cho hoạt động khai thác tàu như các loại sơn bảoquản, xà phòng, các dung dịch tẩy rửa cũng là nguy cơ gây ô nhiễm cho môitrường biển
Ô nhiễm do rác và nước thải sinh hoạt: Rác trên tàu bao gồm các loạidung môi, nhựa hữu cơ, thủy tinh, bao gói… Nguyên nhân gây ô nhiễm chủyếu là do rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất không được thu gom đưa đi xử
lý mà thải thẳng xuống biển Một phần đáng kể các chất gây ô nhiễm này là từcác con tàu đậu trong khu vực cảng Số lượng và tính chất của rác thải do tàusinh ra phụ thuộc nhiều vào kích cỡ và loại tàu Người ta ước tính rằng, mỗingày một người trên tàu hàng tạo ra một lượng chất gây ô nhiễm sinh hoạt là1,5kg và số lượng này sẽ gấp đôi với một người trên tàu khách Trong đó cókhoảng 20% là chất gây ô nhiễm thực phẩm (gồm cả chất lỏng), 40 – 55% lànhững chất gây ô nhiễm dễ cháy (như giấy, giẻ…), những chất gây ô nhiễmkhông cháy được thường chiếm từ 25 – 40%, 8 – 10% chất gây ô nhiễm cònlại là thủy tinh [21, tr.14]
Ô nhiễm do nước ballast: Hàng năm, các loại tàu biển đã chuyểnkhoảng 10 tỷ tấn nước ballast giữa các vùng trên thế giới [21, tr.14] Nướcballast đóng vai trò quan trọng đối với an toàn và hoạt động hiệu quả củangành vận tải hiện đại, giúp cho tàu cân bằng và giữ được ổn định khi không
Trang 32có hàng hay chở hàng không hết tải Điều đáng quan tâm là trong nước ballast
có chứa hàng ngàn loại sinh vật biển bao gồm vi khuẩn, động vật khôngxương sống, nang, ấu trùng của nhiều loại sinh vật khác nhau Các loài sinhvật không mong muốn này sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu đến đời sống của môitrường biển tại nơi mới đến, tiêu diệt thủy hải sản, đến ngành công nghiệp venbiển và cả sức khỏe con người
Ô nhiễm do sử dụng sơn chống hà độc hại: Sơn chống hà bảo vệ vỏ tàu,chống lại bám dính của các loại như hà, các phù du khác của biển Tàu khôngđược phủ bởi các chất chống hà có thể có tới 150kg hà/m2 trong khoảng thờigian dưới 6 tháng tàu hoạt động trên biển Chỉ cần một lượng nhỏ hà cũng cóthể làm tăng lượng nhiên liệu tiêu thụ lên tới 40% và có thể lên tới 50% [21,tr.14] Chất độc trong sơn chống hà sẽ làm tăng hiệu quả việc giữ cho vỏ tàu,thuyền sạch và nhẵn và ít độc hại hơn khi sử dụng các phương pháp có cácchất thạch tín Mặc dù chất độc trong sơn chống hà đã bị Tổ chức Hàng hảiquốc tế cấm sử dụng, tuy nhiên, hiện nay nhiều tàu thuyền vẫn sử dụng loạiđộc tố này
Ô nhiễm khí thải từ động cơ: Để duy trì hoạt động nhiều ngày trên biển,tàu phải có hệ thống động lực như máy chính, một vài tổ hợp máy phát điện,các hệ thống bơm, các hệ thống tàu bè, một mạng lưới đường ống và các kétchứa nhiên liệu, dầu mỡ… Trong đó, máy chính và các máy phát điện trên tàuthường là các động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu diezel Khí thải từ cácmáy này đem theo các khí độc hại như CO2, CO, NO2, CmHn, RCHO vàmuội than vào môi trường không khí [21, tr.15] Lượng khí xả có trong cácđộng cơ tàu thủy là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể nhất từ vận tải biển
Ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng cảng, nạo vét duy tu luồnglạch: Quá trình xây dựng cảng như xây kè, đóng cọc, nạo vét, xây dựng đê
Trang 33chắn sóng gây xáo trộn mạnh trầm tích đáy biển và môi trường nước tại khuvực xây dựng cảng Đây chính là nguyên nhân làm tăng độ đục, tăng chất ônhiễm trong nước và nhu cầu ôxy sinh hóa Việc nạo vét, duy tu luồng trướccảng cũng gây những xáo trộn rất lớn đối với lớp trầm tích bề mặt, làm mất
ổn định tạm thời trầm tích đáy, gia tăng hàm lượng các chất lơ lửng gây ảnhhưởng xấu đến chất lượng nước
Ô nhiễm môi trường do sự cố tai nạn hàng hải: Tai nạn và sự cố hànghải là một trong những nguồn gây ô nhiễm biển trong quá trình khai thác và
sử dụng phương tiện giao thông đường biển Nguyên nhân của các sự cố cóthể từ đâm va, va quệt, mắc cạn, thủng vỏ tàu, cháy nổ, tràn dầu, thiên tai, sự
cố máy… Có thể nói, bất kỳ sự cố tai nạn hàng hải nào cũng đều gây thiệt hạilớn về vật chất và gây ô nhiễm trên biển
b Hoạt động thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển
Trong các sự cố môi trường biển gây ra do dầu, thì nguyên nhân dohoạt động khai thác và vận chuyển dầu khí chỉ góp một tỷ lệ nhỏ (khoảng 2%)[21, tr.19] Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố thì hậu quả để lại với môi trường biển
và các hệ sinh thái là vô cùng nặng nề và có có thể khôi phục được Cácnguồn ô nhiễm chính được ghi nhận là từ dầu, phụ gia và sự cố tràn dầu, sự cố
kỹ thuật như va chạm tàu trên biển, sự cố xảy ra tại các cơ sở khai thác dầukhí trên biển cũng như các loại hình ô nhiễm dầu không rõ nguồn gốc [21,tr.19]
Quan trắc chất lượng nước ở các khu công nghiệp dầu khí miền NamViệt Nam được thực hiện tại sáu trạm chính Người ta đánh giá rằng lượngdầu thất thoát từ các giàn khoan vào biển là 270 tấn năm 1995 và 550 tấn năm
2000 Từ năm 1990 đến 1995 đã có 12 vụ tràn dầu (từ 2-3 m3 đến 15 m3 )được ghi nhận Từ năm 1995 đến 2000 đã có 91.497 tấn từ 31 vụ tràn xảy ra ở
Trang 34biển Việt Nam [21, tr.19] Khai thác dầu khí ở Việt Nam đứng hàng thứ tưĐông Nam Á, sau Malysia, Indonesia và Philippine, đứng thứ 44 trong danhsách các nước sản xuất dầu lửa trên thế giới.
Hiện dầu thô được khai thác tại các dàn khoan Bạch Hổ, Đại Hùng,Rồng, Rạng Đông Bên cạnh đó, khí đốt cũng được khai thác ở một số dànkhoan như Bạch Hổ, Thăng Long Tổng công ty dầu khí đang xây dựng dự
án khai thác khí đốt tại vùng Nam Côn Sơn (khu vực Lan Anh, Lan Đổ) [21,tr.20] Tuy nhiên, song song với các hoạt động khai thác và vận chuyển dầukhí tăng lên thì các sự cố gây ô nhiễm dầu cũng ngày một nhiều lên
c Hoạt động công nghiệp ven biển
Do các hoạt động sản xuất: Hiện nay trong tổng số 134 khu côngnghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu côngnghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải Nhiều nhà máy vẫn dùng côngnghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưaqua xử lý Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạncho phép Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chếbiến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, khôngđược xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ônhiễm nặng [21, tr.29]
Do khai thác khoáng sản: Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khókhăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn Trong chất thải này
có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất
đá Trong chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng
có thể tạo thành axít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồngruộng và nguồn nước ở xung quanh Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối cóthể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt Một lượng chất thải rất lớn bao
Trang 35gồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải hàng năm, không được quản lý và xử
lý, gây ô nhiễm môi trường Hiện tượng ô nhiễm và lắng đọng trầm tích ở cácsông và biển do khai thác khoáng sản cũng có thể đe dọa đến đa dạng sinhhọc trong các thủy vực, đe dọa đến sức khỏe của người dân gần đó, và xa hơnnữa là làm ảnh hưởng đến các cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước.Các chất thải có thể làm bẩn các nguồn nước dự trữ khác như các túi nướcngầm Xói lở từ các mái dốc không có rừng bao phủ làm các con sông đầy ắpbùn phù sa và làm tăng khả năng lũ lụt Khai thác khoáng sản gần các lưuvực sông, đặc biệt là mỏ than hầm lò càng làm tăng thêm những nguy cơ tainạn do bị ngập lụt
Từ các lò nung và chế biến hợp kim: Trong quá trình sản xuất và chếbiến các loại kim loại như đồng, nicken, kẽm, bạc, kobalt, vàng và kadmium,môi trường bị ảnh hưởng nặng nề Hydrofluor, Sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khóiđộc cũng như các kim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nickel,đồng và kẽm bị thải ra môi trường Một lượng lớn axít-sunfuaric được sửdụng để chế biến [21, tr.30] Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môitrường Thông thường con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúngthâm nhập vào chuỗi thực phẩm Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng tớinguồn nước
Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp này có chứa xyanua(CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêuchuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùngdân cư [21, tr.30] Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chếxuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn Điều nguy hiểm hơn là trong sốcác cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lýnước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môitrường
Trang 36d Hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản
Trong những năm gần đây khi phong trào nuôi trồng thủy hải sản tăngmạnh thì diện tích đất rừng ngập mặn giảm mạnh do bị phá hủy để đắp đầmnuôi tôm, cá Việc suy giảm nghiêm trọng diện tích rừng ngập mặn còn kéotheo những hậu quả khác như suy giảm nguồn lợi sinh vật như cá, tôm và đặcbiệt là một số loài thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao do môi trường sống bịthay đổi, mất nơi cư trú, sinh sản Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đếnngành khai thác thủy, hải sản; ngoài ra, còn dẫn tới nguy cơ cường hóa các taibiến thiên nhiên như hiện tượng sạt lở, bồi, xói đường bờ biển với mức độkhác nhau
- Nuôi trồng thủy hải sản đã và đang gây ra nguy cơ ô nhiễm đất, nguồnnước ngọt và môi trường nước biển ven bờ Nuôi trồng thủy hải sản cần diệntích đầm và nguồn cung cấp nước khá lớn Khai thác nước nuôi tôm, cá thiếuquy hoạch đã cường hóa các quá trình mặn hóa tại các vùng cửa sông và cáctầng nước ngầm Lượng thức ăn cung cấp cho các đầm nuôi tôm, cá chủ yếugồm hai loại: thức ăn công nghiệp và cá con Lượng thức ăn do không sửdụng hết dễ dàng bị phân hủy gây ô nhiễm hữu cơ và lắng đọng trong các đầmnuôi Do vậy, sau mỗi vụ nuôi trồng việc vệ sinh và tẩy uế các đầm nuôi đểchuẩn bị cho vụ kế tiếp là hết sức cần thiết Các chất tẩy uế hiện nay được sửdụng rộng rãi tại các đầm nuôi trong khu vực là CuSO4 và clorophoc [21,tr.26] Đây là các chất rất có hại cho môi trường, đặc biệt đối với các đầmnuôi có trình độ xử lý thiếu khoa học Chất thải đáy đầm chủ yếu là các loạisinh vật chết, các thức ăn thừa và các hợp chất hóa học chưa phân hủy hết.Khi dọn đầm nuôi các chất đáy đầm được đưa đi nơi khác hoặc được thảingay trên bờ đầm và khi có mưa thì các chất thải đáy này theo mưa chảy trởlại đầm hay chảy ra các kênh dẫn nước ra sông, suối gây ô nhiễm nguồn nướcxung quanh
Trang 37- Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản còn có nguồn thải sinh hoạt từ lựclượng công nhân hàng ngày phục vụ tại các đầm bè Rác thải sinh hoạt khôngđược thu gom, xử lý và được thải trực tiếp ra khu vực ven biển cũng làm ảnhhưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển.
- Hoạt động chế biến thủy sản cũng gây ra những nguy cơ ô nhiễm caocho môi trường nước khu vực ven biển Hầu hết nước thải các nhà máy chếbiến thủy sản thường không được xử lý mà thải thẳng ra biển, gây ô nhiễmmôi trường
- Ngoài ra, với khoảng 130.000 tàu cá hoạt động trên biển, lượng dầuthải, dầu rò rỉ do các tàu cá này cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm [21,tr.26]
e Hoạt động du lịch ven biển
Du lịch nói chung, du lịch ven biển, đảo nói riêng là một ngành côngnghiệp không khói, đóng góp đáng kể vào GDP của Việt Nam Tuy nhiên dulịch ven biển cũng tạo sức ép lớn về tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễmcục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài Chất thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải vànước thải tại trung tâm du lịch làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường venbiển Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch được trình bày trong Báocáo Hiện trạng môi trường biển năm 2004, lượng chất thải rắn do các hoạtđộng du lịch tính trên toàn phạm vi dải ven biển năm 2000 mới chỉ là 11.388tấn, đến năm 2003 đã tăng lên khoảng 32.273 tấn Lượng chất thải lỏng docác hoạt động du lịch ở các tỉnh ven biển năm 2000 là 2.971.852 m3, năm
2003 là 4.817.000 m3 và năm 2010 là 9.645.000 m3 [21, tr.32] Chất thải vànước thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch, cụ thể là từ hoạt động của du khách
là nguyên nhân trực tiếp làm ô nhiễm nguồn nước mặt ở các khu vực gần cáckhách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ du lịch Ở Việt Nam, nước thải khu vực ven
Trang 38biển, trong đó du lịch là nguồn đóng góp chính, chiếm ¼ tổng lượng nước thảitoàn quốc.
2.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến quản lý chất gây ô nhiễmmôi trường biển bao gồm các quy định được ghi nhận trong các văn bản phápluật do Việt Nam ban hành và tại các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã gianhập, ký kết Trong đó quy định về bảo vệ môi trường biển được định hướngtại Hiến pháp 1992 (Điều 29) trên cơ sở các nguyên tắc chung và được cụ thểhóa tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cùng với các luật chuyên ngành vàcác văn bản hướng dẫn thi hành kèm theo đưa ra những quy định về quản lýchất gây ô nhiễm môi trường biển, tạo ra một khung pháp lý toàn diện về bảo
vệ môi trường biển
Ngày 21/6/2012, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Biển Việt Nam.Đây là bước phát triển mới nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về biển củaViệt Nam Luật Biển Việt Nam được ban hành đã tạo cơ sở pháp lí quan trọngcho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển vì đây là văn bản luật mang tínhtổng thể xác định phạm vi, chế độ pháp lý của từng vùng biển và thềm lục địacủa Việt Nam; qui định các nội dung quản lý nhà nước về biển; bảo vệchủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển;vấn đề bảo vệ quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội, giữ gìn và bảo vệ môitrường biển
2.2.1 Pháp luật về kiểm soát chất gây ô nhiễm môi trường biển
Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định về kiểm soát chất gây ô nhiễmmôi trường biển như sau: nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ, đô thị, khu dân cư ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra,
Trang 39thống kê, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối vớimôi trường biển; Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biểnphải được kiểm soát và xử lý đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường đãđược Việt Nam công bố và áp dụng (Mục 1, chương II - Nghị định80/2006/NĐ-CP); Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hóa chất và các chất độc hạikhác được sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển saukhi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng và phảiđược xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại; Nghiêm cấm mọi hìnhthức đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(Điều 57 Luật Bảo vệ môi trường 2005) Bên cạnh đó luật cũng đưa ra hàngloạt các quy định nhằm ngăn ngừa ô nhiễm biển như các cam kết bảo vệ môitrường (Mục 3, chương III) và việc cấp các loại giấy phép trong khai thác, sửdụng môi trường biển theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt (Điều 32).
Các Luật chuyên ngành cũng quy định về kiểm soát chất gây ô nhiễmmôi trường biển, cụ thể: Luật Dầu khí 1993 và Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Dầu khí 2000, 2008 (Điều 4, 5) quy định: Tổ chức và cá nhânkhi tiến hành hoạt động dầu khí phải tuân thủ các quy định của pháp luật ViệtNam về Bảo vệ môi trường Phải có đề án Bảo vệ môi trường, thực hiện tất cảcác biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, loại trừ ngay các nguyên nhân gây ra ônhiễm và có trách nhiệm khắc phục hậu quả do sự cố ô nhiễm môi trường gây
ra Luật Thủy Sản 2003 đưa ra quy định nhằm nghiêm cấm các chủ thể đượcthực hiện các hành vi có nguy cơ gây hại cho môi trường nói chung và chomôi trường biển nói riêng: Đối với các chủ thể tiến hành nuôi trồng và khaithác thủy sản, pháp luật nghiêm cấm việc vi phạm các qui định về an toàngiao thông, an toàn của các công trình theo quy định của pháp luật về hàng
Trang 40hải, về giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật cóliên quan (theo khoản 9 Điều 6 Luật Thủy sản 2003); quy định về trách nhiệmbảo vệ môi trường biển nói chung và bảo vệ môi trường sống của các loàithủy sản (Điều 7); Luật Du lịch quy định: Chủ thể tiến hành hoạt động du lịchkhông được xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, gây ảnh hưởngxấu đến môi trường và tài nguyên sinh vật biển (theo Điều 12 Luật Du lịch2005)…
Đặc biệt, quy định về kiểm soát chất gây ô nhiễm môi trường biển phải
kể đến pháp luật hàng hải do đặc thù của các hoạt động giao thông trên biển,
là các hoạt động nhằm vào những mục đích khác nhau và có nguy cơ gây ranhiều hậu quả đối với môi trường biển, tiêu biểu là hoạt động giao thông vậntải biển, hoạt động giao thông nhằm các mục đích thăm dò và khai tháckhoáng sản trên biển, nuôi trồng và khai thác hải sản, du lịch biển và việc vậnchuyển chất thải trên biển Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 đưa ra cácquy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ hoạt động của tàu như: Yêu cầu tất cảcác tàu phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển vàđảm bảo các quy chuẩn môi trường mới được cấp các giấy chứng nhận kỹthuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môitrường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Điều 23) Tàu biển phải được sửdụng đúng mục đích đã đăng ký, cấu trúc, trang thiết bị, các giấy chứngchứng nhận và tài liệu của tàu biển, định biên và khả năng chuyên môn củathuyền bộ phù hợp với quy định của pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môitrường; tàu biển khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển ViệtNam phải chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, anninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường (Điều 28) Ngoài ra Bộ luật