1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở việt nam và nhật bản

93 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 584,5 KB

Nội dung

Quản trị công ty cổ phần theo nghĩa rộng nhất nó bao gồmtất cả các mối quan hệ liên quan không chỉ là nội bộ công ty như các cổ đông,hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, người

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HUY CƯƠNG

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Võ Ngọc Dao

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các sơ đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 5

1.1 Quản trị Công ty cổ phần 5

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm quản trị CTCP: 5

1.1.2 Nguyên tắc quản trị công ty 7

1.2 Pháp luật Việt nam về quản trị Công ty cổ phần 13

1.3 Pháp luật Nhật Bản về quản trị công ty cổ phần 14

Chương 2: PHÂN TÍCH, SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 16

2.1 Mô hình tổ chức công ty cổ phần 16

2.1.1 Mô hình tổ chức Công ty cổ phần ở Nhật Bản 16

2.1.2 Mô hình tổ chức công ty cổ phần ở Việt Nam 18

2.2 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần 22

2.2.1 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam .22

2.2.2 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật Nhật Bản .34

2.3 Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần 39

Trang 5

2.3.1 Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

392.3.2 Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo pháp luật Nhật Bản

51

2.4 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong công ty cổ phần 53

2.4.1 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong công ty cổ phần theo pháp

luật Việt Nam 532.4.2 Giám đốc và ban giám đốc trong công ty cổ phần theo pháp luật

Nhật Bản 54

2.5 Ban kiểm soát, kiểm soát viên trong công ty cổ phần 56

2.5.1 Ban kiểm soát, kiểm soát viên trong công ty cổ phần theo pháp

luật Việt Nam 562.5.2 Ban kiểm soát và kiểm soát viên trong công ty cổ phần theo

pháp luật Nhật Bản 60

Chương 3: HẠN CHẾ, BẤT CẬP VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN

THIỆN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG

TY CỔ PHẦN 63 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP ở

Việt Nam 63 3.2 Hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật Việt Nam về

quản trị công ty cổ phần 64

3.2.1 Bất cập trong các quy định pháp luật về quyền của cổ đông 643.2.2 Bất cập trong quy định pháp luật về HĐQT và thành viên HĐQT

653.2.3 Hạn chế trong quy định của pháp luật về Ban kiểm soát 68

3.3 Hướng hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty

cổ phần 72

3.3.1 Hoàn thiện về mô hình tổ chức quản lý điều hành 723.3.2 Hoàn thiện cơ chế về bảo vệ cổ đông 73

Trang 6

3.3.3 Luật hoá quy định về thành viên độc lập Hội đồng quản trị 76

3.3.4 Nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

Luật các tổ chức

tín dụng 2010

Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 16/6/2010

Luật Chứng

khoán 2010

Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006, sửa đổi, bổ sung ngày 24/11/2010

Luật Doanh

nghiệp 2005

Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005

Luật Doanh

nghiệp 2014

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 26/11/2014

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

g

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị công ty cổ phần ở Nhật Bản 16

Sơ đồ 2.2: Mô hình quản trị CTCP có Ban kiểm soát ở Việt

Sơ đồ 2.3: Mô hình quản trị CTCP không có Ban kiểm soát ở

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản trị công ty cổ phần là một hệ thống các thiết chế, chính sách, quyđịnh nhằm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, điều hành và giám sát hoạt động củacông ty cổ phần Quản trị công ty cổ phần theo nghĩa rộng nhất nó bao gồmtất cả các mối quan hệ liên quan không chỉ là nội bộ công ty như các cổ đông,hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, người quản lý, người laođộng mà bao hàm cả mối quan hệ với các chủ nợ, người cung cấp nguyên,nhiên vật liệu, khách hàng, nhà nước, cộng đồng, xã hội với công ty

Pháp luật về quản trị công ty cổ phần của Việt nam ra đời từ Luật công

ty năm 1990 đánh dấu sự ra đời của Công ty cổ phần, đến Luật Doanh nghiệp

2014 đã có những quy định pháp lý cụ thể về quản trị công ty cổ phần với vaitrò là loại hình doanh nghiệp phổ biến và quan trọng nhất của nền kinh tế

Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phần cần được hoàn thiện cảtrên cả trên phương diện lập pháp và áp dụng trong thực tiễn Trong bối cảnhnền kinh tế đang hòa nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì sựtương thích, đồng bộ với các quy định pháp luật của các quốc gia có nền kinh

tế phát triển, đòi hỏi pháp luật Việt Nam cũng phải có những điều chỉnh, sửađổi phù hợp Pháp luật Nhật Bản về quản trị công ty cổ phần có truyền thốnglịch sử hơn một trăm năm ra đời, phát triển và hoàn thiện, có những quy địnhtiến bộ, hiện đại để nâng cao hiệu quả của công ty, bảo vệ một cách tối đaquyền và lợi ích của công ty, của các cổ đông

Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, so sánh pháp luật về quảntrị công ty cổ phần ở Việt Nam và Nhật Bản, tham khảo kinh nghiệm lậppháp của Nhật Bản và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản

Trang 9

trị công ty cổ phần có vai trò thiết thực và ý nghĩa quan trọng nhằm giúp cácnhà làm luật, các nhà quản trị, các cổ đông, chủ sở hữu công ty, nhà quảnlý… tham khảo, tiếp thu các kinh nghiệm, pháp luật về quản trị công ty cổphần ở Nhật Bản để hướng tới việc hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty

cổ phần ở Việt Nam, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển loại hình công ty nàytrong nền kinh tế thị trường

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đối với vấn đề nghiên cứu này, hiện các nghiên cứu trong nước còn rấthạn chế Hiện chưa có một đề tài nào nghiên cứu toàn diện về so sánh pháp luật

về quản trị công ty cổ phần theo Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệpViệt Nam Chỉ có một số bài viết như chế độ sở hữu cổ phần, về quan hệ pháp

lý giữa công ty mẹ và công ty con; và quyền đại diện tố tụng của cổ đông.Ngoài ra, có một số Luận văn thạc sỹ nghiên cứu về quản trị CTCP, một sốLuận văn thạc sỹ và Luận án tiến sỹ luật học có đề cập đến mô hình tổ chức nội

bộ CTCP của Nhật Bản Các nghiên cứu này ít nhiều đã đề cập đến thực trạngpháp luật của Nhật Bản và so sánh, đối chiếu với những vấn đề pháp lý liênquan theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam nhằm đưa ra một số kiến nghị gópphần hoàn thiện các qui định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam

Do nguồn tư liệu hạn hẹp nên việc nghiên cứu về Luật công ty củaNhật Bản chưa nhiều Các văn bản Luật công ty của Nhật Bản hiện chỉ có tàiliệu bằng tiếng Anh, chưa có văn bản được dịch chính thức ra tiếng Việt.Nhìn chung, phương pháp đối chiếu pháp luật vận dụng là phù hợp nhằm tìm

ra sự tương đồng và khác biệt giữa các chế định Luật Doanh nghiệp Việt Nam

so với Luật công ty Nhật Bản Việc sử dụng phương pháp so sánh luật họccòn hạn chế do thiếu các nguồn thông tin cần thiết để đánh giá các qui địnhsửa đổi đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của Nhật Bản

Trang 10

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa những quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần ởViệt Nam

- Hệ thống hóa những quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phầntheo quy định của pháp luật Nhật Bản

- Phân tích, so sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam

và Nhật Bản như: cơ cấu tổ chức, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị,Ban giám đốc, Ban kiểm soát, quyền của cổ đông, cơ cấu vốn …

- Đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổphần ở Việt Nam

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vào các qui định pháp luật về quảntrị công ty cổ phần ở Việt Nam và Nhật Bản; phân tích, so sánh và đề xuấtphương hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật,phương pháp tổng hợp, thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh…

5 Tính mới và những đóng góp của đề tài

- Nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật về quản trị công ty cổphần ở Việt Nam và Nhật Bản;

- Phân tích, so sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam

Trang 11

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương:

- Chương 1: Quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty

cổ phần ở Việt Nam và Nhật Bản

- Chương 2: Phân tích, so sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở

Việt Nam và Nhật Bản

- Chương 3: Hạn chế, bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện của pháp

luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phần

Trang 12

Chương 1

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở

VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

1.1 Quản trị Công ty cổ phần

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm quản trị CTCP:

Quản trị công ty cổ phần là một hệ thống các thiết chế, chính sách, quyđịnh nhằm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, điều hành và giám sát hoạt động củacông ty cổ phần Quản trị công ty cổ phần theo nghĩa rộng nhất nó bao gồmtất cả các mối quan hệ liên quan không chỉ là nội bộ công ty như các cổ đông,hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, người quản lý, người laođộng mà bao hàm cả mối quan hệ với các chủ nợ, người cung cấp nguyên,nhiên vật liệu, khách hàng, nhà nước, cộng đồng, xã hội với công ty

Mối quan hệ giữa các bên liên quan này được xác định một phần bởi hệthống pháp luật và các nguyên tắc, quy định Đối với mỗi quốc gia khác nhauthì mối quan hệ này còn được xác định trên nền tảng của văn hoá, lịch sử, từxuất phát điểm, sự phát triển kinh tế của quốc gia Việc quản trị CTCP có vaitrò vô cùng quan trọng trọng định hướng, xây dựng và phát triển CTCP Lịch

sử kinh tế đã chứng minh việc quản trị CTCP không tốt đã dẫn đến sự sụp đổcủa rất nhiều các CTCP mang tầm vóc quốc gia, điều này một lần nữa khẳngđịnh thêm vai trò của việc quản trị CTCP

Đặc biệt, đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường, việc tăngcường tính chặt chẽ trong quản trị CTCP mang lại rất nhiều lợi thế cho nềnkinh tế quốc dân, quản trị CTCP tốt sẽ làm tăng hiệu quả của các chính sáchcông đối với nền kinh tế Quản trị CTCP tốt sẽ xây dựng một môi trườngkinh doanh lành mạnh, nền kinh tế được phát triển theo một cách bền vững

Trang 13

Cùng với đó, quản trị CTCP tốt còn giúp giảm thiểu những tổn thất có thểgặp phải khi các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra Mỗi quốc gia vì thếphải xây dựng một khuôn khổ pháp lý về quản trị CTCP Thực tế cho thấy,nếu quốc gia nào xây dựng được một khuôn khổ pháp lý về quản trị CTCPchặt chẽ, quốc gia đó sẽ có một nền kinh tế vững mạnh Ngược lại với nhữngquốc gia chưa xây dựng được hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản trịCTCP thì sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư và khôngkhuyến khích đầu tư từ bên ngoài.

Theo Giáo trình Luật Thương mại do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội xuất bản năm 2013 của PGS.TS Ngô Huy Cương:

Công ty cổ phần có sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền

sở hữu, điều hành công ty bởi các cổ đông không tham gia trực tiếpđiều hành các hoạt động thường nhật của công ty Việc quản trịcông ty cổ phần khác và phức tạp hơn so với việc quản trị các công

ty khác Do đó quản trị công ty cổ phần luôn luôn được sự quan tâmkhông chỉ của các thương nhân, người đầu tư, các nhà kinh tế màcòn cả các luật gia Quản trị công ty cổ phần được hiểu theo nhiềunghĩa rộng hẹp khác nhau Theo nghĩa rộng nhất nó bao gồm tất cảcác mối quan hệ liên quan tới sự ra quyết định của công ty như mốiquan hệ giữa cổ đông, các chủ nợ, người lao động, người cung cấpnguyên, nhiên vật liệu, khách hàng, nhà nước với công ty [4]

Quản trị Quản trị công ty cổ phần là một trong những nội dung quantrọng nhất trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam cũng nhưcác nước có nền kinh tế phát triển Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD) đã ban hành các nguyên tắc quản trị công ty, như một tiêu chuẩnchuẩn mực để các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, tham chiếu vàban hành các chính sách, quy định pháp luật về quản trị công ty, nhằm hạn

Trang 14

chế xung đột trong quy định pháp luật giữa các quốc gia và từng bước theođúng chuẩn mực quốc tế.

Trên thế giới, pháp luật về quản trị công ty cổ phần đã ra đời từ rấtsớm Từ thế kỷ 19, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ và một số nước có nềnkinh tế phát triển đã ban hành các Luật về Công ty, trong đó có các quy định

về quản trị CTCP

Nhật Bản là nền kinh tế phát triển đứng thứ hai thế giới Pháp luật vềquản trị công ty cổ phần ở Nhật Bản, với kinh nghiệm lập pháp hàng trămnăm, đã hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản trị công ty cổ phần, góp phầnphát triển công ty cổ phần thành loại hình công ty quan trọng nhất và là trụcột của nền kinh tế Nhật Bản

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay,thì các công ty cổ phần ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, quy mô cũng nhưsự đóng góp cho nền kinh tế Từ Luật công ty năm 1990 đánh dấu sự ra đờicủa Công ty cổ phần, đến Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những quy địnhpháp lý cụ thể về quản trị công ty cổ phần, đóng vai trò là loại hình doanhnghiệp phổ biến và quan trọng nhất của nền kinh tế

Do đó, việc nghiên cứu và phân tích các ưu điểm và hạn chế của phápluật về quản trị công ty cổ phần của các nước có nền kinh tế phát triển, trong

đó có Nhật Bản, để tham khảo kinh nghiệm lập pháp cũng như đề xuất sửađổi, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phần

1.1.2 Nguyên tắc quản trị công ty

Quản trị công ty cổ phần là một trong những nội dung quan trọng nhấttrong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam cũng như các nước

có nền kinh tế phát triển Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đãban hành các nguyên tắc quản trị công ty, như một tiêu chuẩn chuẩn mực để

Trang 15

các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, tham chiếu và ban hành cácchính sách, quy định pháp luật về quản trị công ty, nhằm hạn chế xung độttrong quy định pháp luật giữa các quốc gia và từng bước theo đúng chuẩnmực quốc tế.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra các nguyên tắcquản trị công ty như sau:

a Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả

Khuôn khổ quản trị công ty cần được phát triển dựa trên quan điểm vềtác động đối với hiệu quả kinh tế nói chung, tính toàn vẹn của thị trường vàcác cơ chế khuyến khích mà khuôn khổ này tạo ra cho các bên tham gia thịtrường, và thúc đẩy thị trường minh bạch và hiệu quả

Các quy định pháp lý và quản lý tác động tới thông lệ quản trị công

ty cần phù hợp với quy định của pháp luật, minh bạch và có khả năngcưỡng chế thực thi

Việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý khác nhau phảiđược quy định rõ ràng và đảm bảo phục vụ lợi ích của công chúng

Các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi phải liêm chính,

có đủ thẩm quyền, và nguồn lực để hoàn thành chức năng của mình một cáchchuyên nghiệp và khách quan Hơn nữa, các quyết định của những cơ quannày phải kịp thời, minh bạch và được giải thích đầy đủ

b Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản

Các quyền cơ bản của cổ đông bao gồm quyền được: 1) Đảm bảo cácphương thức đăng ký quyền sở hữu; 2) Chuyển nhượng cổ phần; 3) Tiếp cậncác thông tin liên quan và quan trọng về công ty một cách kịp thời và thườngxuyên; 4) Tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông; 5) Bầu và bãimiễn các thành viên Hội đồng quản trị; 6) Hưởng lợi nhuận của công ty

Cổ đông phải có quyền tham gia và được cung cấp đầy đủ thông tin về

Trang 16

các quyết định liên quan tới những thay đổi cơ bản của công ty, ví dụ: 1) Sửađổi các quy định hay điều lệ của công ty hay các văn bản quản trị tươngđương của công ty; 2) Cho phép phát hành thêm cổ phiếu; 3) Các giao dịchbất thường, bao gồm việc chuyển nhượng tất cả hay một phần lớn tài sản củacông ty, dẫn đến việc bán công ty.

Cổ đông phải có cơ hội tham gia một cách hiệu quả và biểu quyết tạiĐại hội đồng cổ đông, và phải được thông tin về quy định họp Đại hội đồng

cổ đông, bao gồm cả thủ tục biểu quyết

Cổ đông cần được thông tin đầy đủ và kịp thời về thời gian, địa điểm

và chương trình của các Đại hội đồng cổ đông cũng như thông tin đầy đủ vàkịp thời về các vấn đề phải được thông qua tại các đại hội này

Cổ đông phải có cơ hội đặt câu hỏi cho Hội đồng quản trị, kể cả câu hỏiliên quan tới kiểm toán độc lập hàng năm, kiến nghị các vấn đề đưa vàochương trình nghị sự của Đại hội đồng cổ đông, và đề xuất các giải pháptrong giới hạn hợp lý

Phải tạo điều kiện cho cổ đông tham gia hiệu quả vào việc ra quyếtđịnh quản trị công ty ví dụ việc đề cử và bầu chọn thành viên Hội đồng quảntrị Cổ đông có thể đưa ra quan điểm của mình đối với chính sách thù lao chothành viên Hội đồng quản trị và người quản lý doanh nghiệp Thưởng cổphiếu hay quyền mua cổ phiếu trong kế hoạch thù lao cho thành viên Hộiđồng quản trị và người lao động phải được sự chấp thuận của cổ đông

c Đối xử bình đẳng với cổ đông

Mọi cổ phiếu cùng loại và cùng một đợt phát hành đều có quyền nhưnhau Nhà đầu tư trước khi mua cần được cung cấp thông tin đầy đủ về cácquyền gắn liền với tất cả các đợt phát hành và loại cổ phiếu Bất cứ thay đổinào về quyền biểu quyết phải được sự thông qua của các cổ đông sở hữu loại

cổ phiếu bị ảnh hưởng bất lợi bởi sự thay đổi đó

Trang 17

Cổ đông thiểu số phải được bảo vệ khỏi các hành động lạm dụng trựctiếp hoặc gián tiếp bởi hoặc vì lợi ích của các cổ đông nắm quyền kiểm soát

và họ cần có các phương tiện khiếu nại hiệu quả

Các tổ chức lưu ký hoặc được chỉ định đại diện cho cổ đông phải biểuquyết theo cách đã thỏa thuận với cổ đông mà họ đại diện

Những trở ngại đối với biểu quyết từ nước ngoài cần được loại bỏ.Hoạt động biểu quyết của cổ đông trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

có thể thực hiện trực tuyến từ bất kỳ nơi nào trên thế giới nhằm thực hiệnquyền của cổ đông

CácquytrìnhvàthủtụccủaĐạihộiđồngcổđôngphảiđảmbảosựđốixửbìnhđẳngvớimọicổđông.Cácthủtụccủacôngtykhôngđượcgâykhódễhoặcphátsinhchiphíkhôngcầnthiếtkhibiểuquyết

Cần ngăn cấm giao dịch nội gián và lạm dụng mua bán tư lợi cá nhân.Thành viên Hội đồng quản trị và người quản lý doanh nghiệp khác phảicông khai cho Hội đồng quản trị biết họ có lợi ích đáng kể nào trong bất kỳmột giao dịch hay vấn đề gì ảnh hưởng trực tiếp tới công ty hay không, cho

dù là trực tiếp, gián tiếp hay thay mặt cho bên thứ ba

d Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong Quản trị công ty

Quyền của các bên có quyền lợi liên quan được pháp luật quy địnhhoặc theo các thoả thuận song phương phải được tôn trọng

Khi lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan được pháp luật bảo vệ,các bên có liên quan phải có cơ hội được khiếu nại hiệu quả khi quyền lợi củahọ bị vi phạm

Cần xây dựng các cơ chế nâng cao hiệu quả tham gia của ngườilao động

Khi các bên có quyền lợi liên quan tham gia vào quá trình quản trị công

ty, họ phải được tiếp cận với thông tin phù hợp, đầy đủ và đáng tin cậy mộtcách kịp thời và thường xuyên

Trang 18

Các bên có quyền lợi liên quan, bao gồm cả người lao động và tổ chứcđại diện cho họ, phải được tự do truyền đạt những mối quan ngại của họ vềnhững việc làm không hợp pháp hoặc không phù hợp với đạo đức lên Hộiđồng quản trị và việc này không được phép ảnh hưởng đến quyền của họ.

Khuôn khổ quản trị công ty cần được hỗ trợ bằng một khuôn khổ vềphá sản hiệu quả và thực thi hiệu quả quyền của chủ nợ

e Công khai thông tin và tính minh bạch

Công bố thông tin phải bao gồm, nhưng không hạn chế các nội dungquan trọng về:

- Kết quả tài chính và hoạt động của công ty

- Mục tiêu của công ty

- Sở hữu cổ phần đa số và quyền biểu quyết

- Chính sách thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị và người quản lýcông ty, bao gồm trình độ, quy trình tuyển chọn, các vị trí đang nắm giữ tạicông ty khác và liệu họ có được Hội đồng quản trị coi là độc lập hay không

- Các giao dịch với các bên liên quan

- Các yếu tố rủi ro có thể tiên liệu

- Các vấn đề liên quan đến người lao động và các bên có quyền lợi liênquan khác

- Cơ cấu và chính sách quản trị, cụ thể là nội dung của bất kỳ quy tắchoặc chính sách quản trị nào và quy trình thực hiện nó

- Thông tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các tiêu chuẩnchất lượng cao về công bố thông tin kế toán, tài chính và phi tài chính

Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị kiểm toán độclập, đủ năng lực và có chất lượng cao nhằm cung cấp ý kiến đánh giá độc lập

và khách quan cho Hội đồng quản trị và các cổ đông, đảm bảo rằng các báo

Trang 19

cáo tài chính đã thể hiện một cách trung thực tình hình tài chính và hoạt độngcủa công ty về mọi mặt chủ chốt.

Đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm đối với cổ đông và cótrách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách chuyên nghiệp đối vớicông ty

Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận thông tin bìnhđẳng, kịp thời và hiệu quả chi phí cho người sử dụng

f Trách nhiệm của Hội đồng quản trị

Thành viên Hội đồng quản trị phải làm việc với thông tin đầy đủ, tincậy, siêng năng và cẩn trọng, và vì lợi ích cao nhất của công ty và cổ đông

Khi quyết định của Hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng tới các nhóm cổđông khác nhau theo cách khác nhau thì Hội đồng quản trị phải đối xử bìnhđẳng với mọi cổ đông

Hội đồng quản trị phải áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao, phải quantâm lợi ích của cổ đông

Hội đồng quản trị phải thực hiện các chức năng chủ yếu bao gồm:

- Xem xét và định hướng chiến lược công ty, các kế hoạch hoạt động

cơ bản, chính sách rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng năm; đặt racác mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục tiêu và hoạt động củacông ty; giám sát các hoạt động đầu tư vốn, thâu tóm và thoái vốn chủ yếu

- Giám sát hiệu quả thực tiễn quản trị công ty và thực hiện các thay đổikhi cần thiết

- Lựa chọn, trả lương, giám sát và thay thế người quản lý công ty khicần thiết và giám sát kế hoạch chọn người kế nhiệm

- Gắn mức thù lao của cán bộ quản lý cấp cao và Hội đồng quản trị vớilợi ích lâu dài của công ty và cổ đông

- Đảm bảo sự nghiêm túc và minh bạch của quy trình đề cử và bầu chọnHội đồng quản trị

Trang 20

- Giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của Ban giám đốc, Hộiđồng quản trị và cổ đông, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích

và lợi dụng các giao dịch với các bên có liên quan

- Đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài chínhcủa công ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập, và bảo đảm rằng các hệ thốngkiểm soát phù hợp luôn hoạt động, đặc biệt là các hệ thống quản lý rủi ro,kiểm soát tài chính và hoạt động, tuân thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩnliên quan

- Giám sát quy trình công bố thông tin và truyền đạt thông tin

Hội đồng quản trị phải có khả năng đưa ra phán quyết độc lập, kháchquan về các vấn đề của công ty

- Hội đồng quản trị phải xem xét việc bổ nhiệm một số lượng đủ cácthành viên Hội đồng quản trị không điều hành có khả năng đưa ra phán quyếtđộc lập đối với các vấn đề khi tiềm ẩn xung đột về lợi ích

- Khi các uỷ ban của Hội đồng quản trị được thành lập, thẩm quyền,thành phần và quy trình hoạt động của các uỷ ban phải được Hội đồng quảntrị quy định và công bố rõ ràng

- Thành viên Hội đồng quản trị phải cam kết thực hiện trách nhiệm củamình một cách hiệu quả

Để thực hiện trách nhiệm của mình, thành viên Hội đồng quản trị phảiđược tiếp cận với thông tin chính xác, phù hợp và kịp thời

1.2 Pháp luật Việt nam về quản trị Công ty cổ phần

Cùng với xu thế phát triển kinh tế chung của thế giới, pháp luật vềquản trị công ty cổ phần ở Việt Nam cũng đã được ban hành, sửa đổi và từngbước hoàn thiện Quản trị CTCP được hệ thống và quy định tại nhiều vănbản quy phạm pháp luật; bao gồm các Luật Công ty năm 1990, qua các lầnsửa đổi năm 1999, 2005 và mới đây nhất là Luật Doanh nghiệp 2014 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn

Trang 21

thi hành, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành,….Hiện nay, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 26/11/2014, chínhthức có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoảnmới về Công ty cổ phần.

Bên cạnh Luật Doanh nghiệp 2014, các quy định pháp luật về quản trịCTCP đặc thù còn được quy định căn cứ theo lĩnh vực kinh doanh đặc thù củadoanh nghiệp Theo đó, các luật chuyên ngành thường quy định dẫn chiếu để

áp dụng khung pháp lý về quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp,đồng thời, các Luật chuyên ngành (Luật Chứng khoán, Luật các tổ chức tíndụng) cũng có những quy định riêng về vấn đề quản trị CTCP đối với cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

1.3 Pháp luật Nhật Bản về quản trị công ty cổ phần

Công ty cổ phần (Kabushiki-Kaisha- Stock Company) là một trong sốcác loại hình công ty tại Nhật Bản Công ty cổ phần là loại hình công ty phổbiến nhất ở Nhật Bản cả về quy mô và số lượng

Pháp luật về quản trị công ty cổ phần của Nhật Bản ra đời từ hơn mộttrăm năm, ban đầu được quy định chung trong Bộ luật dân sự và Luật thươngmại Nhật Bản Trong quá trình phát triển, pháp luật về quản trị công ty cổ phầncủa Nhật Bản đã được sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh nhiều lần

Năm 2005, Nhật Bản đã ban hành Luật Công ty (Japanese Company Act2006-JCA 2006), một bộ luật đồ sộ quy định tương đối cụ thể, chi tiết choviệc quản trị và hoạt động của công ty, trong nỗ lực tái cơ cấu hệ thống phápluật về công ty đồng thời với việc tái cơ cấu nền kinh tế Luật Công ty NhậtBản đã tiếp thu và dựa trên các nguyên tắc do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh

tế (OECD) ban hành về quản trị công ty

Luật Công ty Nhật Bản đã xây dựng mô hình tổ chức nội bộ mới trong

Trang 22

đó thành lập các Ủy ban trực thuộc HĐQT, như Ủy ban bổ nhiệm, Ủy ban trảthù lao, Ủy ban giám sát với sự tham gia của đa số các thành viên độc lập, bênngoài công ty, tạo ra sự phân quyền, giám sát lẫn nhau trong HĐQT, nhằmkhắc phục tình trạng hình thức hóa của HĐQT, BKS theo như mô hình truyềnthống trước đây

Do đó, việc nghiên cứu, phân tích và so sách các ưu điểm của pháp luật

về quản trị công ty cổ phần của Nhật Bản, là nước có nền kinh tế phát triểnthứ hai thế giới, là rất cần thiết và mang tính thời sự để tham khảo kinhnghiệm lập pháp cũng như đề xuất sửa đổi, hoàn thiện pháp luật Việt Nam vềquản trị công ty cổ phần

Trang 23

Theo Luật Công ty Nhật Bản, một trong những mô hình tổ chức công

ty cổ phần phổ biến ở Nhật Bản được xây dựng như sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị công ty cổ phần ở Nhật Bản

(Nguồn: Ngô Viễn Phú (2005), Luận án tiến sĩ Luật học, Đaị học Quốc gia Hà Nội).

Đại hội đồng cổ đông

Cổ đông

Người giám sát kế toán

giám sự

Trang 24

Sơ đồ trên là một trong số những mô hình quản trị công ty cổ phần tạiNhật Bản Một điểm khác nhau về mô hình quản trị công ty cổ phần hiện đạitheo Luật công ty Nhật Bản so với Luật Doanh nghiệp Việt Nam Từ năm

2002, một mô hình quản trị công ty cổ phần mới được ra đời tại Nhật Bản đó

là mô hình quản trị công ty cổ phần có thiết lập các uỷ ban

Luật Công ty Nhật Bản đã xây dựng mô hình tổ chức nội bộ mới trong

đó thành lập các Ủy ban trực thuộc HĐQT, như Ủy ban bổ nhiệm, Ủy ban trảthù lao, Ủy ban giám sát với sự tham gia của đa số các thành viên độc lập, bênngoài công ty, tạo ra sự phân quyền, giám sát lẫn nhau trong HĐQT, nhằmkhắc phục tình trạng hình thức hóa của HĐQT, BKS theo như mô hình truyềnthống trước đây Đây là ưu điểm nổi bật trong mô hình tổ chức của CTCPtheo pháp luật Nhật Bản, đáng được các nhà lập pháp nghiên cứu và học hỏitrong quá trình lập pháp

Khác với CTCP có thiết lập BKS, mô hình CTCP có thiết lập ủy banbao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, các ủy ban, bên cạnh đó có người điều hành, giámsát viên kế toán

Việc du nhập mô hình công ty có thiết lập ủy ban trong hoàn cảnhHĐQT, BKS trong mô hình truyền thống bị hình thức hóa, không phát huyđược vai trò giám sát phát hiện ra những gian lận tài chính trong công ty

Về cơ bản, quyền hạn của ĐHĐCĐ trong CTCP có thiết lập ủy bangiống như trong CTCP có thiết lập BKS HĐQT bao gồm các thành viênHĐQT, các thành viên này được ĐHĐCĐ bầu ra, các thành viên đều có chứcdanh điều hành nhưng mỗi người có chức trách khác nhau Trong công ty cóthiết lập ủy ban, có chức danh thành viên HĐQT bên ngoài Vai trò của thànhviên này không những đảm bảo cho hoạt động kinh doanh an toàn mà còn tiếpnhận tư vấn từ bên ngoài và có vai trò trong nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty

Trang 25

Trong HĐQT có các ủy ban bao gồm: Ủy ban bổ nhiệm, Ủy ban quyếtđịnh thù lao và Ủy ban giám sát.

Đối với mô hình quản trị công ty cổ phần truyền thống, pháp luật NhậtBản cũng như pháp luật Việt Nam đều thừa nhận sự thiết lập ĐHĐCĐ, HĐQT

và Ban kiểm soát Cổ đông góp vốn vào CTCP, thông qua ĐHĐCĐ quyếtđịnh phương hướng kinh doanh và những vấn đề quan trọng của công ty nhưbầu và bãi miễn thành viên HĐQT

Theo Luật công ty Nhật Bản, về nguyên tắc trong CTCP không cần

thiết lập HĐQT Tuy nhiên, LCT qui định: “có 3 loại CTCP phải thiết lập

HĐQT đó là công ty đại chúng, công ty có thiết lập BKS và công ty có thiết lập các ủy ban”, căn cứ theo Điều 327 Khoản 1 Còn công ty có thiết lập BKS

là CTCP buộc phải thiết lập BKS là công ty đại chúng trừ công ty có thiết lậpcác ủy ban căn cứ theo Điều 328 Khoản 1 Còn đối với những CTCP khôngcần thiết phải thiết lập BKS thì cũng có thể thỏa thuận thành lập BKS căn cứ

theo Điều 326 Khoản 2 “Trong CTCP có thiết lập HĐQT thì phải bầu một

thành viên làm đại diện HĐQT”, căn cứ theo Điều 362 Khoản 3.

Trong CTCP có thiết lập các ủy ban thì có đại diện điều hành, còntrong CTCP chỉ có một người điều hành thì người này trở thành đại diện điều

hành căn cứ theo Luật CT Nhật Bản Điều 420 Khoản 1 “Trong trường hợp

công ty có nhiều người điều hành, thì HĐQT sẽ xác định mối quan hệ giữa những người điều hành, xác định công việc và nhiệm vụ của từng người trong thực hiện Nghị quyết của HĐQT”, căn cứ theo Điều 416 Khoản 1 Mục 1.

2.1.2 Mô hình tổ chức công ty cổ phần ở Việt Nam

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty cổ phần lựa chọn mô hình tổchức công ty phù hợp với quy mô, tính chất sở hữu và sự đa dạng của cáchthức quản trị công ty Các văn bản quy phạm pháp luật về Doanh nghiệptrước đây chỉ cho phép công ty cổ phần tổ chức theo một mô hình duy nhất

Trang 26

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

1 Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý vàhoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp phápluật về chứng khoán có quy định khác:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát vàGiám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp công ty cổ phần códưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số

cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốchoặc Tổng giám đốc Trường hợp này ít nhất 20% số thành viênHội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toánnội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị Các thành viên độc lập thựchiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việcquản lý điều hành công ty

2 Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thìChủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc làngười đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệkhông có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đạidiện theo pháp luật của công ty Trường hợp có hơn một người đạidiện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốchoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luậtcủa công ty [24, Điều 134]

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty cổ phần có thể có một hoặcnhiều người đại diện theo pháp luật Trong mọi trường hợp, Chủ tịch Hộiđồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải nằm trong danh sáchnhững người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Trang 27

Sơ đồ 2.2: Mô hình quản trị CTCP có Ban kiểm soát ở Việt Nam

Đối với mô hình quản trị công ty có Ban Kiểm soát, việc tổ chức quản

lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quanquản lý, điều hành và kiểm soát Về mặt lý thuyết, đây là mô hình truyềnthống và điển hình của các CTCP Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp vàhiệu quả trong trường hợp CTCP mang tính đại chúng, tức là có sự tham giađông đảo của các cổ đông khác nhau Trong những trường hợp khác, bộ máynày sẽ trở nên cồng kềnh, khiên cưỡng Có lẽ xuất phát từ cách nhìn nhận đó

mà Luật Doanh nghiệp 2014 quy định đối với những CTCP có trên 11 cổđông phải có Ban kiểm soát Tuy nhiên, cũng theo Luật Doanh nghiệp 2014trong trường hợp CTCP có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổphần của công ty thì cũng bắt buộc phải có BKS

Theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014, việc xác định tính bắt buộcphải có BKS trong mô hình quản trị CTCP phụ thuộc vào hai yếu tố sau:

- Yếu tố số lượng, theo đó CTCP có trên 11 cổ đông không phân biệt là

cá nhân hay tổ chức phải có BKS

- Yếu tố sở hữu cổ phần công ty, theo đó CTCP có cổ đông là tổ chức

sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có BKS

Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2014 có sự thay đổi với Luật Doanhnghiệp 2005 về việc này Việc thay đổi này đã đảm bảo công ty có trên 11 cổđông không phân biệt là cá nhân hay tổ chức Trong trường hợp công ty có cổđông là tổ chức mà sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì phải lậpBan kiểm soát

Trang 28

Đối với yếu tố thứ nhất không phức tạp trong việc xác định CTCP cóphải cổ đông sáng lập BKS hay không, vì chỉ đơn thuần căn cứ vào số lượngcác cổ đông là cá nhân Tuy nhiên, yếu tố thứ hai phức tạp hơn, một phần do

điều luật quy định không cụ thể Điều luật chỉ quy định “hoặc cổ đông là tổ

chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty” mà chưa làm rõ là 1 tổ

chức hay nhiều tổ chức trong trường hợp này Việc điều luật chỉ quy địnhchung chung là “cổ đông” và không nói rõ là 1 hay nhiều cổ đông, do đókhông có cơ sở để xác định là 1 cổ đông mà không phải là nhiều cổ đông hoặcngược lại Vì vậy, ở đây có thể hiểu là một cổ đông trong trường hợp công tychỉ có một cổ đông là tổ chức (đồng thời có thêm từ 2 đến 11 hoặc nhiều hơncác cổ đông là cá nhân) và chính cổ đông này sở hữu trên 50% tổng số cổphần của công ty, khi đó công ty này bắt buộc phải có BKS Mặt khác, cũng

có thể cho rằng nếu công ty có nhiều cổ đông là tổ chức và tổng số cổ phầncủa các cổ đông này nắm giữ chiếm trên 50% tổng số cổ phần của công ty thìcũng đòi hỏi công ty phải lập Ban kiểm soát

Đối với những trường hợp công ty cổ phần không bắt buộc phải thànhlập Ban kiểm soát, mô hình công ty không cần thiết có sự xuất hiện của Bankiểm soát Tuy nhiên, việc có hay không sự xuất hiện của Ban kiểm soát trong

mô hình quản trị công ty cổ phần phụ thuộc vào Điều lệ công ty quy định Môhình quản trị công ty trong trường hợp này sẽ chỉ đơn giản như sau:

Sơ đồ 2.3: Mô hình quản trị CTCP không có Ban kiểm soát ở Việt Nam

Trang 29

2.2 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần

2.2.1 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ không làm việc thường xuyên mà chỉ tồntại trong thời gian họp

Căn cứ Khoản 1 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014, “Đại hội đồng cổ

đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần” [24].

a) Chức năng và thành phần

ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định (cơ quan quyền lực) cao nhất củaCTCP bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết bao gồm cổ đông phổthông và cổ đông ưu đãi biểu quyết Các cổ đông ưu đãi khác không thuộcĐHĐCĐ vì họ không có quyền biểu quyết như cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi

cổ tức hay cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại

Đối với cổ đông là cá nhân: căn cứ vào Khoản 1 Điều 140 Luật Doanhnghiệp 2014 thì:

Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bảncho một người khác dự họp

Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổđông phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành.Người được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuấttrình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phònghọp [24, Điều 140, Khoản 1]

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2014cho thấy Cổ đông chỉ được ủy quyền cho một người khác tham dự và biểuquyết tại cuộc họp Quy định này trước đó chưa được quy định rõ trong LuậtDoanh nghiệp Xét ở góc độ quản lý, việc quy định giới hạn này trong mộtchừng mực nào đó là cần thiết nhằm tránh trường hợp cuộc họp của ĐHĐCĐ

Trang 30

tiến hành khó khăn, thậm chí không tiến hành được do số lượng người thamdự họp quá lớn, từ đó phát sinh nhiều khó khăn khác như về kinh phí tổ chức,địa điểm tổ chức ÐHÐCĐ.

Theo quy định của các Luật chuyên ngành:

Luật Chứng khoán: Quản trị công ty cổ phần (công ty đại chúng) theoLuật Chứng khoán được quy định tại Điều 28: Việc quản trị công ty cổ phần(công ty đại chúng) được quy định theo Luật Chứng khoán, Luật Doanhnghiệp và các quy định khác của pháp luật với nguyên tắc quản trị:

- Bảo đảm quyền lợi của cổ đông, những người có liên quan;

- Bảo đảm đối xử công bằng giữa các cổ đông;

Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quyđịnh chi tiết về: Cổ đông và Đại hội đồng cổ đông; Thành viên Hội đồng quảntrị và Hội đồng quản trị; Thành viên Ban kiểm soát và Ban kiểm soát; Báocáo và công bố thông tin; Công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết

Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam khóa XII thông qua ngày 16/06/2010, quy định về quảntrị tổ chức tín dụng tại Chương III và quy định chi tiết về Tổ chức tín dụng làcông ty cổ phần tại mục 2 và mục 3 về:

- Các loại cổ phần, cổ đông (quyền và nghĩa vụ, tỷ lệ sở hữu, chào bán

và chuyển nhượng, mua lại);

- Đại hội đồng cổ đông (triệu tập, báo cáo);

b) Thẩm quyền của ĐHĐCĐ

Trong CTCP, ĐHĐCĐ được xem là cơ quan đại diện quyền lực củanhững người góp vốn, là nơi phản ánh tập trung nhất quyền lực của các cổđông Với ý nghĩa đó, ĐHĐCĐ có quyền quyết định hầu hết những vấn đềtrọng đại của công ty Căn cứ Khoản 2, Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014 cóthể phân thẩm quyền của ĐHĐCĐ thành các nhóm sau đây:

Trang 31

- Thứ nhất, “ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hướng phát triển công

ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty” Đây là những vấn đề liên quan

đến nền tảng của công ty, nên chỉ có ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhấtmới có thẩm quyền này Ở đây, có thể thấy, việc Luật Doanh nghiệp 2014 quyđịnh ĐHĐCĐ có quyền quyết định định hướng phát triển công ty mà không

có một giới hạn cụ thể nào Bởi định hướng phát triển công ty có thể là chiếnlược phát triển công ty, hoặc đơn giản chỉ là định hướng thay đổi, thu hẹp, mởrộng ngành nghề kinh doanh, hay là thay đổi mục tiêu kinh doanh Trong khi

đó, Điểm a, Khoản 2, Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cho HĐQT

có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạchkinh doanh hàng năm của công ty Do đó, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quyđịnh rõ về thẩm quyền của ĐHĐCĐ (kế hoạch phát triển dài hạn) và HĐQT(kế hoạch phát triển ngắn hạn và trung hạn)

- Thứ hai, “ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ

phần của từng loại được quyền chào bán” Đây là thẩm quyền liên quan đến

việc phát hành cổ phần mới để tăng vốn điều lệ của công ty trong quá trìnhcông ty hoạt động, nghĩa là “loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chàobán của từng loại” trong trường hợp này nằm trong phạm vi số cổ phần pháthành mới của công ty, bởi vì khi thành lập công ty thì “loại cổ phần và tổng

số cổ phần được quyền chào bán của từng loại” đã được quy định trong điều

lệ công ty và được thông qua bởi các cổ đông sáng lập

- Thứ ba, “ĐHĐCĐ có quyền quyết định về mức cổ tức hàng năm của

từng loại cổ phần” Việc quyết định mức cổ tức hàng năm sẽ ảnh hưởng trực

tiếp đến quyền lợi về vật chất của các cổ đông, do đó vấn đề này Luật Doanhnghiệp 2014 trao thẩm quyền cho ĐHĐCĐ với tư cách là cơ quan có quyềncao nhất trong công ty

- Thứ tư, “ĐHĐCĐ có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính hàng

năm của công ty” Báo cáo tài chính hàng năm của công ty là văn bản phản

Trang 32

ánh đầy đủ tình trạng tài sản, tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công

ty và qua đó trở thành cơ sở cho các quyết định của cổ đông, cũng như làm cơ

sở để tính toán thuế thu nhập của công ty Báo cáo tài chính hàng năm củacông ty do HĐQT lập và gửi BKS để thẩm định theo Khoản 1 Điều 170 LuậtDoanh nghiệp 2014, sau đó BKS thẩm định và trình báo cáo thẩm định lênĐHĐCĐ theo Khoản 3 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2014 Bên cạnh việcxem xét và thông qua báo cáo tài chính, ĐHĐCĐ còn xem xét báo cáo đánhgiá công tác quản lý và điều hành công ty Các báo cáo này là cơ sở đểĐHĐCĐ đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của HĐQT, Giám đốc/Tổnggiám đốc công ty, quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Giámđốc/Tổng giám đốc, quyết định khen thưởng hay quy trách nhiệm vật chất đốivới các chức danh này

- Thứ năm, “ĐHĐCĐ có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ

phần đã bán của mỗi loại” Như đã phân tích, ĐHĐCĐ có quyền quyết định

loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, do đó khicông ty mua lại các cổ phần đã bán, đặc biệt là khi mua lại với số lượng lớn(trên 10%) có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn điều lệ của công ty, do đóphải được chính ĐHĐCĐ quyết định việc mua lại

- Thứ sáu, “Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc

lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác” Mặc dù đây

là những vấn đề có tính chất quản lý (mang tính chất kinh doanh đầu tư hoặcbán tài sản của công ty) nhưng với phạm vi đầu tư hoặc bán này (hơn 35%tổng giá trị tài sản của công ty) có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính

và nền tảng chung của công ty, do đó quyết định này cần được dành cho cơquan quyền lực cao nhất của công ty là ĐHĐCĐ

- Thứ bảy, “ĐHĐCĐ có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên

Trang 33

HĐQT, thành viên BKS; đồng thời có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông”.

- Thứ tám, “ĐHĐCĐ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ

công ty” Có thể nói trong toàn bộ văn kiện pháp lý, hồ sơ thành lập công ty, thì

bản điều lệ của công ty đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình tồntại và hoạt động của công ty Tuy nhiên, ở đây cần chú ý là ĐHĐCĐ không cóquyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty trong trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ

do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán quyđịnh trong điều lệ công ty Bởi lẽ thẩm quyền này thuộc về HĐQT, Căn cứKhoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014: HĐQT có quyền quyết định chàobán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán, do đó việcsửa đổi, bổ sung điều lệ công ty liên đến vấn đề này thuộc về HĐQT

Ngoài các quyền và nhiệm vụ kể trên, ĐHĐCĐ còn có các quyền vànhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và điều lệ công ty

c) Triệu tập và thể thức tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ

Kỳ họp của ĐHĐCĐ: Căn cứ Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014:

Kỳ họp của ĐHĐCĐ: Căn cứ Điều 136 Luật Doanh nghiệp2014: Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họpbất thường Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổViệt Nam Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chứcđồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng

cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp

Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính Theo đề nghị của Hội đồngquản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng khôngquá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính [24, Điều 136].Họp bất thường: Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đạihội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

Trang 34

- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

- Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thànhviên theo quy định của pháp luật;

- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2Điều 114 của Luật Doanh nghiệp 2014;

- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.Như vậy, ĐHĐCĐ thường niên mỗi năm họp 1 lần và khi thấy cần thiết

có thể tổ chức những cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường ngoài các ĐHĐCĐthường kỳ mỗi năm theo yêu cầu và trong các trường hợp nói trên Đồng thời,Luật Doanh nghiệp 2014 không hạn chế số lần họp ĐHĐCĐ bất thường làbao nhiêu trong một năm Quy định này mang tính mềm dẻo, thông thoáng,tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCP hoạt động có hiệu quả, bởi lẽ trong quátrình kinh doanh, có những vấn đề phát sinh đột xuất đòi hỏi cần được giảiquyết kịp thời, mà vấn đề đó lại thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ nên nếukhông quy định cuộc họp bất thường thì không thể đáp ứng được nhu cầukinh doanh của công ty vì không thể cứ phải chờ đến cuộc họp thường niêncủa ĐHĐCĐ vốn mỗi năm chỉ họp một kỳ

Trên thực tế, để giải quyết vấn đề này và cũng để không phải tiến hànhĐHĐCĐ bất thường, các CTCP thường quy định việc ĐHĐCĐ uỷ quyền một

số vấn đề cho HĐQT, theo đó trong thời gian giữa các kỳ ĐHĐCĐ thườngniên, thì các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ sẽ do HĐQTquyết định trên cơ sở sự uỷ quyền này Chúng ta biết rằng việc thông qua cácquyết định của ĐHĐCĐ là theo nguyên tắc “đa số phiếu” (có ấn định tỷ lệ cụthể ví dụ 51%, 45%…), nghĩa là việc biểu quyết là dựa vào số phiếu đượctính trên cơ sở số cổ phần mà cổ đông sở hữu tương ứng, còn việc thông quaquyết định của HĐQT là dựa trên nguyên tắc “đầu người” Như vậy, bản chất

Trang 35

của việc thông qua quyết định dựa trên số phiếu của cổ đông có quyền biểuquyết và việc thông qua quyết định dựa trên đầu người là hoàn toàn khácnhau Mặt khác, việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ là do chính cổ đôngthể hiện ý chí của mình, còn việc thông qua quyết định của HĐQT là nơi thểhiện ý chí của các thành viên HĐQT, và nhiều khi hai luồng ý chí này làkhông phù hợp nhau Do đó, việc uỷ quyền quyết định của ĐHĐCĐ choHĐQT là một cách làm có lợi cho các CTCP nhằm tránh việc phải triệu tậphọp ĐHĐCĐ bất thường vốn rất phức tạp và tốn kém, nhưng rõ ràng việc uỷquyền này là sai về mặt nguyên lý và bản chất hoạt động của hai loại cơ quannày với hai cách thức ra quyết định hoàn toàn khác nhau.

136 Luật Doanh nghiệp 2014 Kết hợp quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều

136 Luật Doanh nghiệp 2014, có thể thấy BKS chỉ có quyền tập họp ĐHĐCĐbất thường trong một số trường hợp mà đáng lẽ ra Hội đồng quản trị phảitriệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường, và Hội đồng quản trị đã không triệu tậptrong thời hạn do điều lệ công ty quy định (nếu điều lệ không quy định thìthời hạn này là 30 ngày) kể từ ngày xảy ra một trong 3 vấn đề sau:

+ Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quyđịnh của pháp luật

+ Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2,Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014

+ Theo yêu cầu của BKS

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ

Trang 36

thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn quyđịnh tại điều lệ công ty) đã yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập họp có quyềnthay thế Hội đồng quản trị, BKS triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp Hộiđồng quản trị và BKS không triệu tập ĐHĐCĐ theo quy định.

Như đã phân tích, việc cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên

có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ trong một số trường hợp là nhằm bảo vệquyền lợi của các cổ đông nhỏ trong công ty, nhằm hạn chế sự lạm dụngquyền lực kiểm soát công ty của các cổ đông lớn và những chủ thể quản lýcông ty (HĐQT và BKS) Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 149 Luật Doanh nghiệp

2014 lại cho phép Hội đồng quản trị có quyền duyệt chương trình, nội dung,tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ Như vậy, nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêutrên triệu tập họp ĐHĐCĐ mà Hội đồng quản trị không thông qua chươngtrình, nội dung, tài liệu cuộc họp thì ĐHĐCĐ trong trường hợp này có thểkhông tiến hành họp được Điều này rất dễ xảy ra trong trường hợp Hội đồngquản trị lạm dụng quyền lực để tư lợi và không thông qua chương trình, nộidung cuộc họp

Sự thiếu chặt chẽ của luật còn thể hiện ở điều kiện triệu tập họpĐHĐCĐ bởi theo quy định tại Điều 114 Khoản 3 thì cổ đông hoặc nhóm cổđông nêu trên triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp Hội đồng quản trị “viphạm nghiêm trọng” quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý doanhnghiệp hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao Nhưng LuậtDoanh nghiệp 2014 không xác định rõ thế nào là vi phạm nghiêm trọng, vàviệc xác định vi phạm đến mức độ nào, trong trường hợp nào là nghiêm trọng

sẽ rất phức tạp trên thực tế

* Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

Quyền dự họp của Cổ đông được thể hiện tại Khoản 1, Điều 114 vàĐiều 140 Luật Doanh nghiệp 2014

Trang 37

Căn cứ Khoản 1, Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ “Mỗi

cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết” Như vậy, Cổ đông sở hữu từ

một cổ phần phổ thông trở lên sẽ có tương ứng số phiếu biểu quyết trong cuộchọp Đại hội đồng cổ đông

Căn cứ Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2014:

Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bảncho một người khác dự họp hoặc thông qua một trong các hình thứcquy định tại khoản 2 Điều này Trường hợp cổ đông là tổ chức chưa

có người đại diện theo ủy quyền quy định tại khoản 4 Điều 15 củaLuật này thì ủy quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông

Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổđông phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành Ngườiđược ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình vănbản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp

2 Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họpĐại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

b) Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tạicuộc họp;

c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏphiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax,thư điện tử [24, Điều 140]

Luật Doanh nghiệp 2014 có thay đổi lớn về việc khuyến khích và tạođiều kiện doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào hệ thống quản trị nhằm giảmchi phí cho doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp 2014 đã được bổ sung thêm đểthừa nhận giá trị pháp lý như nhau giữa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội

Trang 38

đồng quản trị theo cách thông thường và dưới hình thức hội nghị trực tuyếnhoặc phương tiện thông tin tương tự khác.

* Điều kiện tiến hành họp Đại Hội Đồng Cổ Đông:

Căn cứ Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2014:

- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổđông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụthể do Điều lệ công ty quy định

- Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiếnhành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lầnthứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất,nếu Điều lệ công ty không quy định khác Cuộc họp của Đại hộiđồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đôngdự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể

do Điều lệ công ty quy định

- Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điềukiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tậphọp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lầnthứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác Trường hợp này,cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộcvào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp [24, Điều 141].Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm tỷ lệ số cổ đông dự họp đại diện từmức 65% tổng số phiếu biểu quyết theo Luật Doanh nghiệp 2005 xuốngcòn 51% tổng số phiếu biểu quyết Việc giảm tỷ lệ như trên đạt được nhiềukết quả tốt: cuộc họp được tiến hành ngay trong lần triệu tập đầu tiên; tiếtkiệm chi phí triệu tập cuộc họp; dễ dàng triệu tập đủ số cổ đông dự họp đạidiện, đặc biệt là các cổ đông thiểu số có nhu cầu triệu tập cuộc họp Đại hộiđồng cổ đông, …

Trang 39

Cuộc họp của ĐHĐCĐ có thể được triệu tập đến lần thứ 3 và chỉ có 3lần nhằm đảm bảo cho cuộc họp của ĐHĐCĐ có thể tiến hành được trongmọi trường hợp, kể cả khi các cổ đông lớn trì hoãn không tham dự cuộc họp

vì nhiều lý do khác nhau Cuộc họp lần thứ 3 của ĐHĐCĐ được tiến hànhkhông phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểuquyết của các cổ đông dự họp

d) Thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông thông qua các nghị quyết thuộc thẩm quyền bằnghình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản

- Thông qua nghị quyết bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp căn cứKhoản 1, Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 Luật Doanh nghiệp 2014 có sựthay đổi mạnh mẽ về việc thông qua Nghị quyết của ĐHĐCĐ Nghị quyếtđược thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểuquyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành về các vấn đề:

a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổnggiá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ,giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;

e) Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định

Đối với các nghị quyết khác sẽ được thông qua khi số cổ đông đại diệncho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành

- Đối với việc lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định củaĐHĐCĐ trong trường hợp không tiến hành cuộc họp thì quyết định củaĐHĐCĐ được thông qua khi có số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếubiểu quyết, tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định

Trang 40

Vậy, vấn đề nào thì ĐHĐCĐ thông qua quyết định bằng hình thức biểuquyết hay bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản Khoản 2, Điều 143 LuậtDoanh nghiệp 2014 quy định:

Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thìnghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phảiđược thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hộiđồng cổ đông:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty;

b) Định hướng phát triển công ty;

c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị

và Ban kiểm soát;

đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặclớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chínhgần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều

lệ công ty quy định;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Tổ chức lại, giải thể công ty [24, Điều 143, Khoản 2].Quy định này có thể dẫn đến cách hiểu là trong trường hợp Điều lệcông ty không có quy định về các trường hợp bắt buộc ĐHĐCĐ phải thôngqua bằng hình thức biểu quyết thì các trường hợp nêu tại điểm a, b, c, d, đ, e,

và g Khoản 2, Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2014 phải được ĐHĐCĐ thôngqua bằng hình thức biểu quyết Còn nếu Điều lệ công ty có quy định cáctrường hợp ĐHĐCĐ phải thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết thìkhi đó áp dụng theo Điều lệ công ty Cách quy định này là điểm mở của LuậtDoanh nghiệp 2014 nhằm đảm bảo tính tự chủ, linh hoạt cho các CTCP Bởi

lẽ điều lệ công ty có thể quy định một số vấn đề quan trọng phải được

Ngày đăng: 10/12/2019, 21:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Châu Quốc An (2006), Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luật doanh nghiệp Việt Nam, Đại học Luật TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luậtdoanh nghiệp Việt Nam
Tác giả: Châu Quốc An
Năm: 2006
2. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty – vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty – vốn, quản lý vàtranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2009
3. Bùi Ngọc Cường (2001), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằmbảo đảm quyền tự do kinh doanh ở nước ta
Tác giả: Bùi Ngọc Cường
Năm: 2001
4. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Thương mại
Tác giả: Ngô Huy Cương
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2013
5. Ngô Huy Cương (2014), “Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: Bình luận những vấn đề pháp lý chủ yếu”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: Bình luậnnhững vấn đề pháp lý chủ yếu”, "Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ sở lý luận vàthực tiễn hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2014
6. Ngô Huy Cương (2014), “Sửa đổi Luật doanh nghiệp 2005: Phân tích, bình luận và kiến nghị”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi Luật doanh nghiệp 2005: Phân tích,bình luận và kiến nghị”, "Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ sở lý luận và thựctiễn hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2014
7. Trần Minh Hải (2012), Cổ đông nhỏ thiệt thòi vì khó tiếp cận thông tin, kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quan-diem/co-dong-nho-thiet-thoi-vi-kho-tiep-can-thong-tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổ đông nhỏ thiệt thòi vì khó tiếp cận thông tin
Tác giả: Trần Minh Hải
Năm: 2012
8. Phan Đức Hiếu (2014), “Mục tiêu, nội dung cơ bản của Dự thảo Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi”, Hội thảo khoa học: Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư trong bối cảnh cải cách thể chế trị trường ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu, nội dung cơ bản của Dự thảo Luậtdoanh nghiệp 2005 sửa đổi”, "Hội thảo khoa học: Hoàn thiện pháp luậtvề doanh nghiệp và đầu tư trong bối cảnh cải cách thể chế trị trường ởViệt Nam hiện nay
Tác giả: Phan Đức Hiếu
Năm: 2014
9. Hữu Hòe (2014), “Sửa Luật doanh nghiệp – đừng để cổ đông lớn quyết tất”, Báo Đầu tư – Chứng khoán, số ra ngày 14/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa Luật doanh nghiệp – đừng để cổ đông lớn quyếttất”, "Báo Đầu tư – Chứng khoán
Tác giả: Hữu Hòe
Năm: 2014
10. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), “Một số so sánh về công ty cổ phần theo Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học, (25), tr. 87-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số so sánh về công ty cổ phần theoLuật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam”, "Tạp chí Khoahọc ĐHQGHN Luật học
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Năm: 2009
11. Khoa Luật – ĐHQGHN (2001), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật kinh tế Việt Nam
Tác giả: Khoa Luật – ĐHQGHN
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
12. Khoa Luật – ĐHQGHN (2013), Giáo trình Luật thương mại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật thương mại
Tác giả: Khoa Luật – ĐHQGHN
Nhà XB: NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
13. Nhuệ Mẫn (2014), “Soi những điểm yếu trong quản trị doanh nghiệp Việt”, Báo Đầu tư – Chứng khoán, số ra ngày 16/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soi những điểm yếu trong quản trị doanh nghiệpViệt”, "Báo Đầu tư – Chứng khoán
Tác giả: Nhuệ Mẫn
Năm: 2014
14. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2006), Báo cáo đánh giá về tình hình quản trị công ty của Việt Nam, www.worldbank.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá về tình hìnhquản trị công ty của Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
Năm: 2006
15. Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật Kinh tế - Tập 1: Luật Doanh nghiệp, Tình huống – Phân tích – Bình luận, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Kinh tế - Tập 1: Luật Doanhnghiệp, Tình huống – Phân tích – Bình luận
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia HàNội
Năm: 2006
16. Phạm Duy Nghĩa (2014), “Tổng quan bối cảnh cải cách thể chế thị trường và nhu cầu hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư ở Việt Nam hiện nay”, Hội thảo khoa học: Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư trong bối cảnh cải cách thể chế trị trường ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan bối cảnh cải cách thể chế thịtrường và nhu cầu hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư ở ViệtNam hiện nay”, "Hội thảo khoa học: Hoàn thiện pháp luật về doanhnghiệp và đầu tư trong bối cảnh cải cách thể chế trị trường ở Việt Namhiện nay
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Năm: 2014
17. Nguyễn Như Phát (1997), “Lý luận chung về Luật kinh tế”, Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận chung về Luật kinh tế”, "Giáo trìnhLuật kinh tế Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Như Phát
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 thông qua ngày 14/6/2005 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự số33/2005/QH11 thông qua ngày 14/6/2005 và các Nghị định hướng dẫnthi hành
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI
Năm: 2005
19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 thông qua ngày 29/11/2005 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệpsố 60/2005/QH11 thông qua ngày 29/11/2005 và các Nghị định hướngdẫn thi hành
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI
Năm: 2005
21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thông qua ngày 16/6/2010 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật các tổ chứctín dụng số 47/2010/QH12 thông qua ngày 16/6/2010 và các Nghị địnhhướng dẫn thi hành
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w