1 số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty XNK và Đầu tư Hà Nội - UNIMEX - HN.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối của Đảng, đặc biệt là chủ trương chuyển dịch cơcấu hướng về xuất khẩu, trong những năm qua, một số doanh nghiệp ViệtNam đã chú trọng đầu tư vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đã gặt háiđược nhiều thành công Thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu không ngừngtăng cả về quy mô và tốc độ Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu nước ta ngày càngchuyển biến theo chiều hướng đa dạng hơn, trong đó, cơ cấu hàng nông sảnxuất khẩu cũng có hướng đi tương tự.
Từ đặc điểm có nền kinh tế là một nước nông nghiệp với dân số chủyếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt nam đã xác địnhnông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồnthu ban đầu rất cần thiết cho sự phát triển đất nước Xuất phát từ địnhhướng đó của Nhà nước, Công ty XNK và Đầu tư Hà Nội đã chú trọng mặthàng này trong cơ cấu xuất khẩu của mình Trong lĩnh vực xuất khẩu nôngsản, công ty đã gặt hái được nhiều thành công, song bên cạnh những thành
công đó vẫn còn những hạn chế nhất định Vì vậy, đề tài: “Một số giải phápnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty XNK và Đầu tưHà Nội (Unimex- Hà Nội)” đã được chọn để nghiên cứu trong chuyên đề.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm ra vai trò của xuất khẩuđối với sự phát triển của quốc gia nói chung và sự phát triển của Unimex HàNội nói riêng, đồng thời đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu hàngnông sản tại Công ty XNK và Đầu Tư Hà Nội Trên cơ sở đó đề ra một số giảipháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty.
Nội dung của chuyên đề gồm có:
Chương I: Lí luận chung về xuất khẩu của doanh nghiệp và sự cầnthiết phải thúc đẩy xuất khẩu nông sản hàng hoá.
Trang 2Chương II: Thực trạng xuất khẩu nông sản của công ty XNK và ĐầuTư Hà Nội.
Chương III: Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nôngsản ở Công ty XNK và Đầu Tư Hà Nội.
Trang 3Nói theo một cách khác, xuất khẩu chính là việc bán sản phẩm hànghoá sản xuất trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ chongân sách Nhà nước, đồng thời phát triển sản xuất kinh doanh và nâng caođời sống nhân dân Hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với việc muabán một sản phẩm nào đó trong thị trường nội địa, bởi vì hoạt động xuất khẩu
Trang 4diễn ra trên một thị trường vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệmạnh Do vậy, các quốc gia khi tham gia vào hoạt động giao dịch buôn bánquốc tế đều phải tuân theo các thông lệ quốc tế hiện hành.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương,đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển Hoạt động này diễn ra trên mọilĩnh vực, trong mọi điều kiện từ sản xuất hàng tiêu dùng cho đến máy mócthiết bị, tư liệu sản xuất và cả công nghệ kỹ thuật cao Dù ở lĩnh vực nào thìhoạt động xuất khẩu cũng đều nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho cácquốc gia tham gia.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian vàthời gian Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéodài hàng năm Nó có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốcgia hay nhiều quốc gia khác nhau.
2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
a Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia.
* Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu.Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào 4 nhân tố đó là:vốn, công nghệ, nhân lực và tài nguyên Song không phải quốc gia nào cũngcó đầy đủ cả 4 yếu tố này, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển vàchậm phát triển
Hiện nay hầu hết các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển đềuthiếu vốn nên họ không có cơ hội để nhập khẩu công nghệ hiện đại và khôngthể đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực, do đó trình độ sản xuất của họrất thấp Ngược lại, trình độ sản xuất yếu kém, đến lượt nó, lại là nguyên nhân
Trang 5làm cho quốc gia này thiếu vốn Vì vậy, đây chính là một vòng luẩn quẩn củacác quốc gia đang phát triển và chậm phát triển Để thoát khỏi vòng luẩn nàybuộc các quốc gia này phải có vốn để nhập khẩu công nghệ tiên tiến mà trongnước chưa sản xuất được và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, qua đó nângcao khả năng sản xuất Nhưng một câu hỏi được đặt ra với các quốc gia là :Làm thế nào để có một lượng ngoại tệ cần thiết đáp ứng cho nhu cầu này?
Thực tiễn cho thấy, để có đủ một lượng ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầunày, các quốc gia có thể sử dụng các nguồn huy động vốn chính sau:
- Nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.- Nguồn đầu tư nước ngoài.
- Nguồn vay nợ, viện trợ.
- Nguồn từ các dịch vụ thu ngoại tệ như dịch vụ ngân hàng, du lịch.Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển chậm lại như hiệnnay thì các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều khókhăn trong việc huy động được nguồn vốn từ các hoạt động đầu tư, vay nợ,viện trợ và các dịch vụ thu ngoại tệ Thêm vào đấy, với các nguồn vốn nàycác quốc gia phải chịu những thiệt thòi và những ràng buộc về chính trị nhấtđịnh Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất mà các quốc gia này có thể trôngchờ là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu.
* Hoạt động xuất khẩu phát huy được lợi thế của các quốc gia.
Để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả thì các quốc gia thường phải lựachọn các mặt hàng sản xuất ở quốc gia đó có lợi thế hơn so với sản xuất tạicác quốc gia khác Đây chính là những mặt hàng có sử dụng nguồn nguyênliệu dồi dào, lao động rẻ, ứng dụng nền sản xuất trong nước Chính vì vậy màhoạt động xuất khẩu phát huy được lợi thế của quốc gia.
Trang 6Ta có thể chứng minh điều này ở ví dụ sau:
Giả sử có sự khác biệt năng suất lao động trong sản xuất lúa mỳ (w) vàvải (c) giữa Anh và Mỹ như sau:
B ng 1: L i th kinh t ảng 1: Lợi thế kinh tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc giaợi thế kinh tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc giaế kinh tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc giaế kinh tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia ới nền kinh tế của mỗi quốc gia ền kinh tế của mỗi quốc giai v i n n kinh t c a m i qu c giaế kinh tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia ủa mỗi quốc giaỗi quốc giaối với nền kinh tế của mỗi quốc gia
Nhưng các nước chỉ có thể thu được lợi ích nếu tiến hành hoạt độngthương mại quốc tế, tức hoạt động xuất nhập khẩu Vì thế, có thể kết luận làhoạt động xuất nhập khẩu sẽ tạo cơ hội cho các nước phát huy lợi thế củamình.
* Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Thông thường các nhà xuất khẩu sẽ tập trung vào xuất khẩu những mặthàng có lợi thế của đất nước Khi lợi nhuận thu được từ xuất khẩu mặt hàngấy càng lớn thì số người tập trung vào sản xuất mặt hàng ấy ngày càng nhiều.Do vậy cơ cấu sản xuất trong nước sẽ thay đổi Sự thay đổi này không chỉdiễn ra trong ngành mà còn diễn ra ở cả những ngành phụ trợ cho ngành hàngxuất khẩu Ví dụ, khi hoạt động xuất khẩu hàng nông sản phát triển thì nó kéotheo sự phát triển của ngành sản xuất phân bón, ngành vận tải, ngành công
Trang 7nghiệp thực phẩm phát triển kéo theo ngành trồng trọt chăn nuôi phát triển;ngành dệt may phát triển kéo theo ngành trồng bông đay cũng phát triển.
* Hoạt động xuất khẩu giải quyết được công ăn việc làm, tạo nguồn thunhập, nâng cao mức sống và trình độ của người lao động.
Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợinhuận lớn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy số lượng laođộng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng hoá không ngừngtăng hàng năm ngành xuất khẩu giải quyết việc làm cho một số lượng lớn laođộng Thêm vào đó, do có điều kiện tiếp xúc với thị trường mới, phương thứcquản lý mới, khoa học công nghệ hiện đại nên trình độ của người lao độngcũng được cải thiện để đáp ứng với yêu cầu chung của thị trường quốc tế.
* Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tếĐể đánh giá uy tín của một quốc gia người ta thường dựa vào 4 tiêu chílà: GDP, lạm phát, thất nghiệp và cán cân thanh toán Hoạt động xuất khẩuđem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần làm cần bằng cán cân thanh toán, dovậy là một trong bốn tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốcgia Cao hơn nữa hoạt động xuất khẩu làm tăng tích luỹ ngoại tệ của một quốcgia và có thể biến quốc gia trở thành quốc gia xuất siêu và tạo sự đảm bảotrong thanh toán cho đối tác, tăng được uy tín trong kinh doanh Qua hoạtđộng xuất khẩu, hàng hoá của quốc gia được bày bán trên thị trường thế giới,khuyếch trương tiếng vang và sự hiểu biết từ nước ngoài Ngoài ra hoạt độngxuất khẩu còn làm tiền đề cho các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: dịchvụ, ngân hàng, đầu tư, hợp tác liên doanh… và làm cho quan hệ giữa các quốcgia trở nên chặt chẽ hơn.
b Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp.
Trang 8* Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vàocuộc cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hoá trên thị trường thếgiới Chính yếu tố này buộc doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo hơn, phảikhông ngừng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, tăng cường đầu tư đổimới trang thiết bị… để tự hoàn thiện mình.
* Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quanhệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài từ đó người lao động trong doanhnghiệp có thể nâng cao năng lực chuyên môn của mình, tiếp thu, học hỏi kinhnghiệm quản lý của đối tác.
* Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để mởrộng và nâng cao trình độ sản xuất đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn địnhcho người lao động trong doanh nghiệp.
3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.a Xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu các hàng hoá hoặc dịch vụdo doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nướctới các khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình Ưu điểm củahình thức xuất khẩu này là : các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp và đềuđặn với khách hàng, với thị trường nước ngoài, biết được yêu cầu của kháchhàng và tình hình bán hàng ở đó nên có thể chủ động trong sản xuất và tiêuthụ sản phẩm Ngoài ra hình thức xuất khẩu này làm tăng lợi nhuận của doanhnghiệp do giảm chi phí trung gian.
b Xuất khẩu uỷ thác.
Trang 9Trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu (Bên nhận uỷ thác) nhận xuấtkhẩu một lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình và nhận được một khoảnthù lao theo thoả thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu (Bên uỷ thác) Ưu điểmcủa hình thức này là: Đơn vị có hàng xuất khẩu không phải bỏ ra một khoảnvốn lớn để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, do đó sẽ không gặp nhiều rủi rotrong kinh doanh Tuy nhiên họ lại không trực tiếp liên hệ với khách hàng vàthị trường nước ngoài nên không chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm Ngoài ra họ thường phải đáp ứng những yêu sách của bên nhận uỷthác.
c Buôn bán đối lưu.
Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhậpkhẩu, bên bán hàng đồng thời là bên mua hàng và lượng hàng hoá mang traođổi thường có giá trị tương đương nhau Mục đích của hoạt động buôn bánđối lưu không nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là nhằm mục đích có đượcmột lô hàng có giá trị tương đương với lô hàng xuất khẩu Hình thức xuấtkhẩu này giúp cho doanh nghiệp tránh được sự biến động của tỷ giá hối đoáitrên thị trường ngoại hối đồng thời có lợi khi các bên không có đủ ngoại tệ đểthanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình.
d Xuất khẩu theo nghị định thư.
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu mà Nhànước giao cho để tiến hành xuất khẩu một hoặc một số loại hàng hoá nhấtđịnh cho Chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã được ký kết giữahai Chính phủ Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các
Trang 10khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng Mặt khác,thực hiện hình thức này thường không có rủi ro trong thanh toán.
e Xuất khẩu tại chỗ.
Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không cần vượt qua biêngiới quốc gia nhưng khách hàng vẫn có thể mua được ở hình thức này, doanhnghiệp không cần phải đích thân ra nước ngoài đàm phán trực tiếp với ngườimua mà chính người mua lại tìm đến với doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệptránh được những thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiệnvận chuyển, không phải mua bảo hiểm hàng hoá Hình thức này thường đượcáp dụng đối với quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều tổ chức nướcngòai đóng tại quốc gia đó.
f Gia công quốc tế.
Là hình thức xuất khẩu trong đó có một bên nhập nguyên liệu hoặc bánthành phẩm (bên nhận gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế tạo rathành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được một khoản lệ phínhư thoả thuận của cả 2 bên Trong hình thức này, bên nhận gia công thườnglà các quốc gia đang phát triển, có lực lượng lao động dồi dào, có tài nguyênthiên nhiên phong phú Họ sẽ có lợi vì tạo thêm công ăn việc làm cho ngườilao động, có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc để nâng cao năng suất sảnxuất Còn đối với nước đặt gia công thì khai thác được giá nhân công rẻ vànguyên phụ liệu khác từ nước nhận gia công.
g Tái xuất khẩu.
Trang 11Với hình thức này, một nước sẽ xuất khẩu những hàng hoá đã nhập từmột nước khác sang nước thứ 3 Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệpcó thẻ thu được một khoản lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầutư vào trang thiết bị, nhà xưởng, khả năng thu hồi vốn cao Hình thức nàyđược áp dụng khi có sự khó khăn trong quan hệ quốc tế giữa nước xuất khẩuvà nước nhập khẩu.
II NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ.
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá cho nước ngoài nhằm phát triển sảnxuất kinh doanh , tăng lợi nhuận và cải thiện đời sống Tuy nhiên để thực hiệnthành công hoạt động xuất khẩu không phải là một việc dễ vì nó vô cùng phứctạp Chính vì vậy hoạt động xuất khẩu phải được tổ chức theo từng nghiệp vụcụ thể Mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu trong mối quan hệ lẫn nhaunhằm tranh thủ nắm bắt những lợi thế và đảm bảo hiệu quả nhất.
Sau đây là một số nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu:
1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường.a Nghiên cứu thị trường hàng hoá.
Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm hiểutriển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể, kể cả phương pháp thực hiệnmục tiêu đó Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin sốliệu về thị trường , so sánh phân tích những số liệu đó và đưa ra kếtluận.Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra kết luận đúng đắn đểlập kế hoạch marketing Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ
Trang 12yếu trong việc thực hiện phương châm hành động :” chỉ bán cái thị trường cầnchứ không bán cái có sẵn” Hay có thể nói xác định đúng đắn nhu cầu kháchhàng.
Xuất phát từ hai loại thông tin về thị trường kinh doanh hàng hoá màchúng ta cần nắm được là thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp Cần áp dụnghai phương pháp nghiên cứu thị trường cơ bản là: Nghiên cứu tại hiện trườngvà nghiên cứu tại bàn.
Nghiên cứu tại hiện trường là cách thu thập thông tin thị trường trựctiếp từ khách hàng thông qua các cuộc phỏng vấn điều tra.
Nghiên cứu tại bàn là cách thu thập thông tin thị trường thông quaphương tiện thông tin đại chúng, các xuất bản phẩm hoặc các cơ quan có liênquan.
Khi nghiên cứu thị trường cần phải phân tích kĩ tình hình cung cầu trênthị trường các nhân tố khác của thị trường như các yếu tố về quan hệ chính trịgiữa hai nước, về thể chế tài chính về văn hoá các nước đó.
b Dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng.
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trênphạm vi thị trường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định Dunglượng thị trường biến động chủ yếu là do ảnh hưởng của ba nhóm nhân tố sau:* Nhóm nhân tố làm dung lượng thị trưòng thay đổi có tính chu kì: gồmcó : sự vận động tình hình kinh tế của các nước xuất khẩu, tính thời vụ trongsản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá Do đặc điểm của sản xuất lưuthông và tiêu dùng là khác nhau nên ảnh hưởng của nhân tố thời vụ đến thịtrường hàng hoá cũng rất đa dạng về phạm vi và mức độ
Trang 13* Nhóm các nhân tố ảnh hưởng lâu dài tới đến dung lượng thị trườngnhư : tiến bộ khoa học công nghệ, chế độ chính sách của nhà nước, thị hiếu vàtập quán người tiêu dùng
* Nhóm các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đến dung lượng thị trường: sựđầu cơ trên thị trường làm đột biến tình hình cùng, cầu, sự biến động củathiên nhiên …
c.Giá cả hàng hoá trên thị trường
Nghiên cứu thị trường còn phải nghiên cứu giá cả của hàng hoá, xácđịnh và dự đoán khuynh hướng biến động của giá cả thị trường thế giới.
Giá cả quốc tế là gía mua bán hàng trên thị trường không kèm theo điềukiện Xác định đúng đắn giá cả hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới kinh doanh xuất khẩu Trong kinh doanh quốc tế việc xác định giá cảhàng hoá là vô cùng phức tạp do việc buôn bán diễn ra trong một thời gian dài, hàng hoá vận chuyển qua nhiều nước khác nhau với các chính sách thuếkhắc nhau Khi nghiên cứu giá cả, đối với những hàng hoá không có trungtâm buôn bán lớn thì có thể căn cứ vào gía cả của nước xuất khẩu, hoặc nướcnhập khẩu biểu hiện bằng đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao Đối vớinhững hàng hoá thuộc đối tượng buôn bán của sở giao dịch hoặc trung tâmbán đấu giá thì có thể tham khảo ở các trung tâm giao dịch đó.
2.Lựa chọn đối tác giao dịch
Khi đã lựa chọn được thị trường, mặt hàng kinh doanh , doanh nghiệpcần lựa chọn bạn hàng để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh của mình Khinghiên cứu bạn hàng không nên chỉ dựa vào sự quảng cáo hay sự tự giác giới
Trang 14thiệu của họ mà phải tiến hành điều tra theo nhiều phương pháp khác nhau ,đặc biệt phải biết được mục đích của khách hàng đó , khả năng tài chính sảnphẩm , và chất lượng cũng như quan điểm của họ về chữ “tín” trong kinhdoanh với bạn hàng.
Trong việc lựa chọn đối tượng giao dịch tốt nhất là nên lựa chọn đối táctrực tiếp , tránh đối tượng trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốnthâm nhập vào thị trường mới mà minh chưa có kinh nghiệm
Việc lựa chọn bạn hàng có căn cứ khoa học là điều kiện cần thiết đểthực hiện thắng lợi các hợp đồng kinh doanh song nó cũng phụ thuộc nhiềuvào kinh nghiệm của người giao dịch.
3 Lập kế hoạch kinh doanh
Trên cơ sở kết quả thu gom được trong qúa trình nghiên cứu tiếp cậnthị trường , đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình Phươngán này là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt tới mục tiêu đã định trongkinh doanh.Việc xây dựng phương án bao gồm:
* Đánh giá tình hình thị trường, dựa trên sự đánh giá đó doanh nghiệpsẽ phác hoạ nên bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh , những thuậnlợi và khó khăn.
* Lựa chọn mặt hàng thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh, sựlựa chọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liênquan.
* Đề ra mục thiêu cụ thể : Sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán baonhiêu , thâm nhập thị trường nào.
Trang 15* Đề ra những biện pháp, cách thực hiện để đạt được những mục tiêuđó Đó có thể là những biện pháp trong nước và những biện pháp ngoài nước Một kế hoạch kinh doanh có khoa học dựa trên sự phân tích chuẩn xácvà đúng đắn về thị trường , bạn hàng cũng như nội lực của doanh nghiệp sẽquyết định nhiều đến thành công trong kinh doanh cuả doanh nghiệp.
4 Kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩua Kí kết hợp đồng xuất khẩu
Sau khi nghiên cứu về thị trường, mặt hàng xuất khẩu , tìm hiểu đối tácvà đàm phán để thoả thuận mọi điều kiện có liên quan thì doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu và đối tác sẽ thực hiện bước tiếp theo là kí kết hợp đồng Khikí kết hợp đồng doanh nghiệp cần căn cứ vào :
* Các định hướng kế hoạch của nhà nước , các chính sách, chế độ vàcác chuẩn mực kinh tế hiện hành.
* Khả năng phát triển của định mức kinh doanh, chức năng hợp đồngkinh tế các bên
b Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Sau khi kí hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tổ chức thựchiện hợp đồng minh kí Căn cứ vào nội dung hợp đồng , doanh nghiệp tiếnhành các công việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợpđồng.
Các bước tiến hành thực hiện hợp đồng xuất khẩu sẽ được thể hiện ởhình sau:
Trang 16Hình 1: Các bước tiến hành thực hiện hợp đồng xuất khẩu
II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU.
Bất kỳ một hoạt động thương mại nào cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc củamôi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh có thể tạo điều kiện thuận lợithúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, song cũng có thể tạo ranhững khó khăn, kìm hãm sự phát triển của hoạt động này.
Đối với hoạt động xuất khẩu – một trong những hoạt động quan trọngcủa thương mại thì ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động nàycàng trở nên mạnh mẽ bởi trong thương mại quốc tế, các yếu tố thuộc môitrường kinh doanh rất phong phú và phức tạp Ta có thể phân chia các nhân tốthuộc môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp thành các nhóm sau:
1 Các nhân tố vĩ mô.
a Các công cụ của Nhà nước trong việc quản lý kinh tế.
Chuẩn bị h ng àng hoá
Xin giấy phép xuất khẩu
Thuê
t uàng nghiệm Kiểm
h ng àng hoá
L m thàng ủ tụchải quanGiao
h ngàng lên t uàng
Mua bảohiểmHo n àng
th nh bàng ộ CTTTGiải
quyết khiếu
nại
Trang 17Các quốc gia khác nhau thường có những chính sách thương mại khácnhau thể hiện ý chí và mục tiêu của Nhà nước trong việc can thiệp và điềuchỉnh các hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nền kinh tế quốc giamình Để nền kinh tế quốc dân vận hành có hiệu quả thì những chính sáchthương mại thích hợp là thực sự cần thiết Trong lĩnh vực xuất khẩu, các côngcụ chính sách chủ yếu thường được sử dụng để điều tiết hoạt động này gồm
* Thuế quan.
Trong hoạt động xuất khẩu, thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vịhàng xuất khẩu Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằmquản lý hoạt độgn xuất khẩu theo chiều hướng có lợi cho quốc gia mình.Công cụ này thường chỉ được áp dụcn với một số ít mặt hàng xuất khẩu nhằmbổ sung cho Ngân sách Nhà nước, hạn chế xuất khẩu để đáp ứng đầy đủ nhucầu tiêu dùng mặt hàng ấy trong nước.
Ngoài thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu là loại thuế được sửdụng thường xuyên hơn nhiều Loại thuế này cũng có tác động đến hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp Thuế quan nhập khẩu là loại thuế quan mà nướcnhập khẩu đánh vào một đơn vị hàng nhập khẩu Do vậy, nó sẽ làm cho tínhcạnh tranh của mặt hàng nhập khẩu giảm đi, bảo hộ hàng hoá sản xuất trongnước nhập khẩu Do vậy hàng xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ giảm sức cạnhtranh.
* Hạn ngạch.
Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhấtmột mặt hàng hay một nhóm hàng của doanh nghiệp được phép xuất khẩu haynhập khẩu Quốc gia xuất khẩu sẽ quy định hạn ngạch xuất khẩu hằm điềuchỉnh lượng hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu Quốc gia nhậpkhẩu sẽ quy định hạn ngạch nhập khẩu nhằm hạn chế lượng hàng nhập khẩu
Trang 18vào trong nước, bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên và cảithiện cán cân thanh toán Tương tự thuế quan, cả hạn ngạch xuất khẩu vànhập khẩu đều có thể gây tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu củadoanh nghiệp.
* Tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngoài hai công cụ thuế quan và hạn ngạch, một công cụ khác tinh vihơn ngày càng được nhiều quốc gia sử dụng đó là việc đề ra các tiêu chuẩnchất lượng, kỹ thuật cho sản phẩm nhập khẩu Đây là biện pháp phi thuế quancũng nhằm mục đích hạn chế lượng hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
* Tỷ giá hối đoái và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyếnkhích xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái là sức mua của một đồng tiền so với đồng tiền khác.Sức mua của đồng tiền là khả năng than toán của một đơn vị tiền tệ với mộtkhối lượng hàng xuất khẩu nhất định gắn liền với thanh toán quốc tế Trongthanh toán quốc tế người ta thường sử dụng những đồng tiền mạnh như USDđể thanh toán Nếu tỷ giá hối đoái tăng, tương đương với giá trị ngoại tệ tăngso với nội tệ, khi đó hoạt động xuất khẩu sẽ được khuyến khích Ngược lại,nếu tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động xuất khẩu.Trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong những biện pháp có tác dụng thúcđẩy, mở rộng xuất khẩu đối với mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu Biệnpháp này thường được nhiều nước sử dụng vì: khi xâm nhập vào thị trườngnước ngoài, doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro cao hơn so với thị trường trongnước Việc trợ cấp xuất khẩu có thể được Nhà nước sử dụng dưới nhiều hìnhthức như: trợ giá, miễn giảm thuế xuất khẩu, hạ lãi suất vốn vay, hoặc cấp tíndụng cho bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua sản phẩm của nướcmình…
Trang 19* Các chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại.
Việc đảm bảo cán cân thanh toán và cán cân thương mại sẽ góp phầncủng cố lòng tin của đối tác nước ngoài với quốc gia, nâng cao uy tín củaquốc gia trên trường quốc tế Biện pháp để quốc gia có thể giữ cho cán cânthanh toán, cán cân thương mại của mình ở thế tích cực có thể là: khuyếnkhích xuất khẩu, cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, vay vốn… Tuy nhiên, sự cânbằng theo các hình thức cấm nhập khẩu là biện pháp tiêu cực, gây tác độngxấu đến sự phát triển kinh tế của quốc gia Chính vì vậy, để cải thiện cán cânthanh toán và cán cân thương mại, các quốc gia không còn con đường nàokhác ngoài khuyến khích xuất khẩu, trong đó chú trọng đến những mặt hàngmang tính chủ lực.
Như vậy nhìn chung việc giữ cân bằng cán cân thanh toán và cán cânthương mại đã chứa đựng trong đó yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu củaquốc gia.
b Các quan hệ kinh tế quốc tế.
Các mối quan hệ quốc tế sẽ có tác động cực kỳ mạnh mẽ tới hoạt độngthương mại quốc tế của một quốc gia nói chung và tác động đến hoạt độngthương mại của doanh nghiệp nói riêng Hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thương mạiquốc tế, chính vì vậy nó cũng chịu tác động mạnh mẽ của các mối quan hệnày.
Khi hàng hoá của doanh nghiệp thâm nhập vào được thị trường của mộtquốc gia thì nó sẽ được hưởng chính sách ưu đãi hoặc phải đối mặt với cácrào cản thương mại từ quốc gia nhập khẩu Mức độ ưu đãi mà doanh nghiệpđược hưởng hay các rào cản mà doanh nghiệp phải chịu là nhiều hay ít hoàn
Trang 20toàn phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế song phương giữa quốc gia xuất khẩuvà quốc gia nhập khẩu.
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, nhiềuHiệp định kinh tế song phương và đa phương đã được ký kết, nhiều liên minhkinh tế đã được hình thành với mục tiêu giảm bớt các hàng rào thuế quan vàphi thuế quan giữa các nước tham gia, giảm giá cả, thúc đẩy hoạt động thươngmại trong khu vực và trên thế giới Nếu là một thành viên trong liên minhkinh tế hoặc hiệp định thương mại ấy thì các quốc gia sẽ có cơ hội thúc đẩyhoạt động xuất khẩu Nếu không phải, chính các Hiệp định thương mại, liênminh kinh tế này sẽ trở thành một rào chắn lớn cho việc thâm nhập và mởrộng thị trường của doanh nghiệp.
Tóm lại, có được những mối quan hệ mở rộng, bền vững và tốt đẹp sẽtạo tiền đề cho việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
c Ảnh hưởng của nền sản xuất, thương mại trong nước và quốc tế
Sản xuất trong nước là nhân tố chủ yếu quyết định đến lượng cunghàng hoá xuất khẩu Nếu nền sản xuất trong nước phát triển, khả năng cungứng hàng hoá xuất khẩu sẽ tăng lên , giá cả thu mua hàng xuất khẩu sẽ giảmxuống, doanh nghiêp sẽ gặp thuận lợi trong khâu đầu vào Ngược lại khi nềnsản xuất trong nước bị giảm sút dẫn tới gía cả hàng xuất khẩu sẽ tăng lên ,doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc chọn được hàng có chất lượng cao ,đồng loạt phục vụ cho xuất khẩu.
Đối với nền sản xuất nước ngoài thì ngược lại, khi nền sản xuất nướcngoài phát triển thì nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm đi, khả năng xuất khẩu của cácdoanh nghiệp vào thị trường của họ sẽ bị hạn chế Ngược lại khi nền sản xuất
Trang 21của họ bị giảm sút, nhu cầu nhập klhẩu của họ sẽ tăng cao, đây là thời cơ đểdoanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình.
Ngoài ra, sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước và quốc tếcũng góp phần hạn chế hay khuyến khích xuất khẩu vì nó quyết định đến sựchu chuyển hàng hóa triong nội bộ nền kinh tế của một quốc gia.
d Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, cơ sởhạ tầng.
Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đang phát triển khá mạnh và cócan thiệp rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực Mộthệ thống ngân hàng phát triển không đơn thuần chỉ là nơi cấp vốn cho doanhnghiệp mà nó còn giúp các doanh nghiệp trong việc thanh toán một cáchthuận tiện, nhanh chóng và chính xác Đây là một trong những yếu tố thúcđẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin liên lạc của một quốc gia cũng gọp phần thúc đẩyhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp qua việc cung cấp thông tin đầy đủchính xác, và nhanh chóng cho doanh nghiệp Hệ thống cơ sở hạ tầng quốcgia cũng tác động rất lớn tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Một quốcgia có hệ thống đường xá , cầu cống phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất,nâng cao khả năng tham gia của doanh nghiệp vào thị trường thương mạiquốc tế Đặc biết là hệ thống nhà ga, bến bãi, cảng biển có tác động trực tiếptới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Nếu hệ thống này được đầu tư xâydựng phù hợp với yêu cầu chung của thị trường quốc tế sẽ là nhân tố tác độngtích cức tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Ngược lại , nếu không đạtyêu cầu tối thiểu về kĩ thuật sẽ gây tâm lí nghi ngại từ nước ngoài và có thểdoanh nghiệp sẽ mất cơ hội kinh doanh.
Trang 222 Các nhân tố vi mô.a Nguồn nhân lực
Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội và kinh doanh củadoanh nghiệp Bởi vậy con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm khi xem xétcác vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp Một đội ngũ lao động vững vàngtrong chuyên môn, có kinh nghiệm buôn bán quốc tế, có khả năng ứng phólinh hoạt trước những biến động của thị trường và đặc biệt có lòng say mêtrong công việc luôn là đội ngũ lí tưởng trong hoạt động của doanh nghiệp.Ngược lại, nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp yếu kém về chất lượng vàhạn chế về số lượng thì doanh nghiệp sẽ luôn trong tình trạng bị động và kinhdoanh kém hiệu quả Như vậy nhân lực quyết định hoạt động của doanhnghiệp nên doanh nghiệp hoạt động muốn có hiệu quả nhất thiết phải quantâm tuyển chọn đội ngũ lao động có hiệu quả, thực sự có năng lực, đồng thờichú trọng đến công tác quản lí nhằm tạo động lực hoạt động trong doanhnghiệp có hiệu quả hơn.
b Khả năng tài chính.
Đây là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh của doanh nghiệptrong thời đại ngày nay Nếu có tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp sẽ cóthể đầu tư đổi mới công nghệ, thu hút lao động có chất lượng cao, mở rộngqui mô hoạt động Ngoài ra khi có tiềm lực về tài chính doanh nghiệp có thểthúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình thông qua việc cấp tín dụng chokhách hàng qua hình thức mua trả chậm Như vậy có thể nói hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi khả năng tài chính của doanhnghiệp.
Trang 23c Vị trí địa lý
Nếu được bố trí ở gần nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt độngsản xuất kinh doanh hoặc gần vùng nơi nhà ga cảng bến, doanh nghiệp sẽgiảm được chi phí vận chuyển, đây là cơ sở để doanh nghiệp giảm giá thànhsản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Đặc biệt, với ưu thế vềkhoảng cách địa lí nhà cung ứng yếu tố đầu vào, doanh nghiệp có thể thườngxuyên xuống cơ sản xuất tạo lập mối quan hệ, nhằm xây dựng mối chân hàngvững chắc phục vụ hoạt động xuất khẩu Như vậy để hoạt động xuất khẩu đạthiệu quả ,doanh nghiệp cần chọn vị trí tối ưu phù hợp với khả năng và điềukiện của mình.
d Uy tín của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp là tình cảm, là sự tin tưởng mà khách hànggianh cho doanh nghiệp Khi doanh nghiệp đã có uy tính cao , đối với kháchhàng nhiều khi họ mua hàng dựa trên uy tín của doanh nghiệp chứ khônghoàn toàn dựa trên chất lượng của doanh nghiệp Vì vậy uy tín cũng quyếtđịnh vị thế của doanh nghiệp trên thị truờng.
IV ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG NÔNG SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN HÀNG HÓA.
1 Đặc điểm của hàng nông sản.
Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thờivụ Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại,chất lượng khá đồng đều và giá lại rẻ Ngược lại vào những lúc trái vụ, hàng
Trang 24nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều mà giá bán lại cao Chính vìvậy, đối với mỗi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng nông sản, phải nghiêncứu thị trường từ đó đưa ra những dự báo phục vụ cho quá trình thu mua dựtrữ để đáp ứng những đơn đặt hàng vào lúc trái vụ là sự cần thiết Nếu doanhnghiệp đáp ứng được những đơn đặt hàng vào lúc trái vụ thì lợi nhuận màdoanh nghiệp thu được so với lúc chính vụ sẽ lớn hơn rất nhiều Ngoài ra dođặc tinh thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoạch hàng nông sảnthường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn Với đặc tính này buộc doanhnghiệp phải có mạng lưới thu mua rộng khắp và phải chuẩn bị đủ vốn để thựchiện công tác thu mua có hiệu quả.
Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố khí hậu,thời tiết Nếunăm nào, khu vực nào có mua thuận gió hoà thì cây cối phát triển, cho năngxuất cao , hàng nông sản sẽ tràn ngập trên thị trường mà giá lại rẻ Ngược lại,nếu năm nào có khí hậu thời tiết khắc nghiệt, hạn hán , lũ lụt,thường xuyên thìhàng nông sản sẽ khan hiếm và có chất lượng không cao , giá lại đắt Căn cứvào đặc tính nàycác doanh nghiệp có thể tìm ra cơ hội kinh doanh cho mình.Chẳng hạn: Khu vực thị trường nào có các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranhcủa mình , mà ở đó bị mất mùa thì doanh nghiệp phải chớp thời cơ, đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu của mình.
Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khoẻ và tínhmạng ngưòi tiêu dùng Chính vì vậy nó luôn là yếu tố đầu tiên được ngưòitiêu dùng quan tâm Tại các quốc gia phát triển nhập khẩu hàng nông sản,ngày càng có nhiều yếu tố đặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn , chấtlượng , vệ sinh, an toàn thực phẩm… Vì vậy để thâm nhập vào các thị trườngkhó tính này buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu mà họ đặt ra.
Đối với hàng nông sản, khâu bảo quản và chế biến là rất quan trọng vì:Giá cả xuất khẩu hàng nông sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng Chất lượng
Trang 25hàng nông sản không những phụ thuộc nhiều vào khâu sản xuất mà còn phụthuộc rất nhiêù vào khâu bảo quản và chế biến Chính vì vậy, để nâng cao giáhàng nông sản xuất khẩu thì khâu bảo quản và chế biến phải được các doanhnghiệp đặc biệt quan tâm Ngoài ra, với tính chất ẩm, mốc, dễ biến chất củaghàng nông sản buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải quan tâm tớiđiều khoản thời hạn giao hàng bởi điều khoản này qui định trách nhiệm củadoanh nghiệp đối với chất lương hàng nông sản khi có vấn đề phát sinh.
Chủng loại hàng nông sản rất phong phú và đa dạng nên chất lượng củacùng một mặt hàng cũng rất phong phú và đa dạng Thói quen tiêu dùng và sựđánh giá về cùng một mặt hàng trên thị trường thế giới là rất khác nhau.Chẳng hạn: Đối với mặt hàng gạo, trên thị trường thế giới hiện nay có nhiềuloại gạo, mỗi loại lại có thể phân chia thành nhiều nhóm , mỗi nhóm lại thíchứng với từng thị trường riêng Cụ thể: Thị trường Châu Âu quen tiêu dùnggạo ngon, hạt dài song thị trường Châu á lại quen tiêu dùng gạo chất lượngtrung bình, chất lượng không cao song loại gạo này lại không được chấp nhậnở Châu Âu.
Như vậy có thể thấy với mỗi loại nông sản nó có thể được ưa thích ở thịtrường này song lại không được chấp nhận ở thị trường khác, giá có thể cao ởthị trường này song lại thấp ờ thị trường khác Vì vậy, trong kinh doanh hàngnông sản đối với một doanh nghiệp vấn đề xác định thị trường mục tiêu , thịtrường tiềm năng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp.
2 Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu nông sản hàng hoá
Việc tăng cường xuất khẩu nông sản hàng hoá là rất quan trọng bởi nó:
a Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Trang 26Việt Nam với các điều kiện tự nhiên và con người thuận lợi cho việcphát triển nông nghiệp đã tạo nên lợi thế so sánh về nông sản, để tạo đà chonền kinh tế phát triển thì trước hết phải khai thác được lợi thế so sánh này.
Từ một nền nông nghiệp lạc hậu tự cung tự cấp phát triển lên thành nềnnông nghiệp hàng hóa hướng về thị trường trong nước và thế giới, vấn đề lớnnhất của nông nghiệp nước ta cũng như bất cứ quốc gia nào khác trên thế giớilà thị trường Nước ta với gần 80 triệu dân có thể được xem là một thị trườnglớn nhưng để phát triển một nền nông nghiệp hiên đại với sản xuất qui mô lớnthì không chỉ dựa vào thị trường nội địa được Lấy ngành cà phê làm ví dụ,năm 2000 nước ta có 460 nghin ha cà phê với sản lượng đến 690 nghìn tấnnhân nhưng nhu cầu cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nước cũng chỉ có 25đến 30 nghìn tấn, trong khi đó nhu cầu thế giới là gần 7 triệu tấn Như vậy thịtrường thế giới là điều kiện tiên quýết để phát triển nông nghiệp với qui môlớn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời khai thác được lợi thế so sánh đối vớisản xuất nông sản.
b Tạo nguồn vốn ngoại tệ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhập khẩumáy móc thiết bị, công nghệ hiện đại của nước ta là rất lớn, trong khi đónguồn cung ngoại tệ từ du lịch còn hạn chế , đầu tư nước ngoài đang giảmxút, các khoản vay ngaỳ càng khó khăn và xuất khẩu cho các sản phẩm côngnghiệp cũng đem lại ngoại tệ chẳng bao nhiêu vì sử dụng quá nhiều nguyênliệu nhập khẩu Trong bối cảnh đó, xuất khẩu nông sản đã và đang là mộtnguồn đóng góp ngoại tệ quí giá cho nền kinh tế, hiện nay kim nghạch xuấtkhẩu nông lâm thuỷ sản hàng năm đạt đến mức 4 tỷ USD , chiếm tỷ trọng gần
Trang 2730% tổng kim nghạch xuất khẩu, trong đó riêng nông sản đạt ở mức trên 2 tỷUSD/ năm
B ng 2 : Xu t kh u nông s n vi t nam 1995 - 2000ảng 1: Lợi thế kinh tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc giaất khẩu nông sản việt nam 1995 - 2000ẩu nông sản việt nam 1995 - 2000ảng 1: Lợi thế kinh tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc giaệt nam 1995 - 2000
NămTổng kim ngạchxuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001
c Tạo việc làm giải quyết nạn thất nghiệp.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nôngthôn và khoảng 76% lao động thuộc khu vực nông nghiệp Hiện nay tỉ lệ thấtnghiệp ở nước ta đang ở mức báo động với con số chính thức là 7,4%, số laođộng nông thôn là 29 triệu người và hàng năm bổ sung thêm 0,6 triệu người,trong đó có 9 triệu người thất nghiệp Thực tế thất nghiệp sẽ còn cao hơn dotình trạng thất nghiệp trá hình Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ởnông thôn nhưng thực ra đây chính là do lực lượng lao động ở nông thôn đổxô ra các thành phố để tìm việc làm Ngoài ra thời gian sử dụng lao động ởnông thôn từ 15 tuổi trở lên chỉ đạt 74,37 % Tình trạng này gây ra những hậuquả xấu về kinh tế – xã hội Phát triển nông nghiệp là một trong những giảipháp mang tính chiến lược để giải quyết nạn thất nghiệp hiện nay, trong đóxuất khẩu nông sản phải đóng vai trò là động lực thúc đẩy, tạo đầu ra cho mộtnền nông nghiệp hàng hoá qui mô lớn, tạo ra hiệu qủa kinh tế cao để thu hút
Trang 28đầu tư, lao động, từ đó giải quyết nạn thất nghiệp nói chung và thất nghiệptrong nông nghiệp nói riêng.
d Nâng cao đời sống nhân dân, tạo động lực phát triển cho các nghànhkhác.
Hiện nay thu nhập của nông dân đang ở mức rất thấp và khoảng cáchgiữa thành thị và nông thôn đang ngày càng gia tăng, năm 1996, mức chênhlệch giữa thu nhập bình quân đầu người của thành thị và nông thôn là 2,71lần, từ năm 1999, tốc độ tăng thu nhập của thành thị và nông thôn là 16,4%năm, trong khi đó mức tăng trưởng ở nông thôn chỉ là 6,1% /năm, do vậy mứcchênh lệch đã tăng lên thành 3,71 lần Ngoài ra, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôncũng ở mức rất cao so với thành thị ( Xem bảng)
Nguồn: Niên giám thông kê 2000
Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người 1996 -1999
( giá hiện hành)
n v tính: tr m nghìn ng / ng i / thángĐơn vị tính : %) ị tính : %) ăm nghìn đồng / người / tháng đồng / người / tháng ười / tháng
Trang 29NămCả nướcThành thịNông thôn
Nguồn : Niên giám thống kê 2000
Từ các phân tích ở trên , ta thấy việc phát triển nông nghiệp , nâng caođời sống nhân dân, thu hẹp chênh lệch thành thị- nông thôn là một ưu tiên cầnđược đặt lên hàng đầu do các ý nghĩa kinh tế- chính trị- xã hội của nó Trongđó thúc đẩy xuất khẩu nông sản là một trong những giải pháp hiệu quả nhất.Theo thống kê, chênh lệch giá gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đã đóng góp23% kim nghạch xuất khẩu, nhờ vậy giá lúa trong nước tăng đáng kể, và hiệnđang giao động ở mức 1800-1900 VND/Kg thay vì chưa đến 1 nghìn đồngtrên một cân của các năm trước đó Giá trị gia tăng của nông sản sẽ ở mức caohơn nếu được xuất khẩu và do đó sẽ nâng cao đời sống của nhân dân, từ đómức cầu của nông nghiệp sẽ gia tăng và tạo động lực phát triển cho toàn bộnền kinh tế Ngoài ra xuất khẩu nông sản còn kéo theo sự phát triển của cácnghành sản xuất và dịch vụ có liên quan Theo tính toán của các chuyên giacủa Tổng cục thống kê, tỷ lệ giữa mức tăng giá trị các nghành sản xuất nôngnghiệp so với mức tăng kim nghạch xuất khẩu nông sản là 1,62, đó là chưa kểmức tăng của các nghành công nghiệp chế biến và dịch vụ khác, điều đó cónghĩa là tăng xuất khẩu nông sản sẽ tao ra một động lực thúc đẩy sự phát triểncủa nghành nông nghiệp cũng như các nghành khác, đồng thời nâng cao đờisống của nông dân.
Trang 30KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Tóm lại, hoạt động xuất khẩu là vô cùng quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế của một quốc gia Nó giúp giải quyết công ăn việc làm, cảithiện đời sống người lao động, tạo nguồn vốn cho quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, cải thiện cán cân thanh toán , phát huy lợi thếcủa một quốc gia Chính vì vây, đây có thể là một hoạt động mang tínhchất sống còn đối với nhiều quốc gia.
Trong những năm vừa qua , kể từ khi nước ta chuyển sang cơ chếthị trường, hoạt động xuất khẩu của nước ta đã có những bước tiến lớn.Trong đó không thể không kể đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản.Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm quacó tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởngcao , và đã vươn lên đứng vị trí cao trong số các nứoc tham gia xuất khẩutrên thế giới Cùng với sự tăng lên về số lượng , chất lượng hàng nông sảntrong những năm qua cũng có sự cải thiện rõ rệt Do vậy, ngoài những thịtrường truyền thống như thị trường Nga và các nước Đông Âu trước đây,nay hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các châu lục, bắt đầuthâm nhập vào những thị trường khó tính như Anh, Pháp, Nhật Bản vàđã xây dựng được mối quan hệ liên doanh, liên kết lâu dài với một số cơ sởchế biến nông sản nổi tiếng trên thế giới Tuy đạt được những kết quả đángkhích lệ như trên song hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Namcũng còn không ít tồn tại Đó là: Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Namchủ yếu còn tồn tại ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, bao bì , mẫu mãlạc hậu, thiếu hấp dẫn, khả năng thâm nhập vào những thị trường chínhngạch chưa cao, thị trường xuất khẩu không ổn định, hoạt động thu thậpthông tin, xúc tiến thương mại còn bộc lộ nhiều yếu kém,.,.chính vì vậy ,
Trang 31trong thời gian tới, Việt Nam cần có những chính sách phù hợp nhằm pháthuy kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, để khai thác tối đa thếmạnh trong sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của mình.
Trang 32CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XNKVÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI
I/ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XNK VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà nội là một tổ chức kinh tế, làmchức năng quản lý sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, chịu sự chỉ đạo vềkinh tế – kỹ thuật ngoại thương của Bộ Ngoại thương nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam.
Cùng với sự phát triển và xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giớicủa đất nước, công ty XNK và Đầu tư Hà Nội đã trải qua các giai đoạn hìnhthành và phát triển với các mốc thời gian như sau:
Tháng 2/1962, Công ty thu mua hàng xuất khẩu được thành lập do nhucầu kinh doanh, sản xuất hàng xuất khẩu của thành phố ngày càng pháttriển Năm 1976 được đổi tên thành công ty Ngoại thương Hà Nội, sauđó là Sở ngoại thương Hà Nội.
Tháng 4/1980 hoạt động ngoại thương của Thành phố phát triển,UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập Liên hiệp công ty XNK HàNội Với tổng số hơn 2000 lao động gồm 6 công ty kinh doanh XNKvà 2 xí nghiệp thảm len, Liên hiệp công ty XNK Hà Nội là một đơn vịkinh tế làm chức năng kinh doanh XNK tổng hợp, tổ chức sản xuất vàkinh doanh trong nước.
Năm 1981, Liên hiệp công ty XNK Hà Nội được Nhà nước cho trựctiếp kinh doanh XNK với thị trường nước ngoài.
Trang 33 Năm 1987, UBND Thành phố đã chỉ đạo việc sắp xếp lại các cơ sởkinh doanh sản xuất trực thuộc liên hiệp công ty theo hướng tạo điềukiện về cơ sở vật chất, tài chính và cơ chế quản lý để các công ty cấpdưới có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, bộ phận vănphòng công ty vừa làm chức năng quản lý trong phạm vi được phâncông, vừa trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư sản xuất và kinhdoanh trong nước.
Trong thời kỳ này, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đẩymạnh xuất khẩu theo hướng đổi mới, nhưng hoàn toàn chưa có tính thực tế đểxây dựng thành các quy định chính thức, nền nếp suy nghĩ trong công tácquản lý của cơ chế bao cấp chưa dễ thay đổi Đây cũng là những khó khăncủa công ty Nhưng với những cố gắng của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công ty đãđạt được những kết quả nhất định Điều này đã chứng minh được hướng điđúng đắn của công ty cũng như khả năng phát triển trong tương lai.
Cuối năm 1991, để phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới,hoạt động của liên hiệp công ty được tăng thêm chức năng đầu tư, liên doanhvới nước ngoài, nên được đổi tên thành Liên hiệp công ty XNK và đầu tư HàNội.
Trong giai đoạn này tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiềubiến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vựcphân phối và lưu thông hành hoá bị tác động mạnh mẽ Đây là giai đoạn cơchế thị trường dần dần rõ nét Vấn đề cạnh tranh xảy ra dữ dội, các kháchhàng cũ của công ty trong nước không còn như trước nữa Hầu hết các đơn vịTỉnh đã trực tiếp xuất khẩu Chính vì vậy, thị trường xuất khẩu và nhập khẩuđã bị thu hẹp, mất thị trường các nước XHCN, khu vực thị trường TBCN bắtđầu bị các đơn vị khác cạnh tranh Các mặt hàng xuất khẩu uỷ thác lớn củacông ty không còn nhiều, tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau
Trang 34trong tổ chức kinh doanh khá phổ biến… Tóm lại, giai đoạn này công ty hoạtđộng trong tình hình chung đang diễn biến phức tạp, nên việc giữ vững vàphát triển để thoát khỏi bế tắc là một nỗ lực rất lớn của công ty.
Sau khi nghiên cứu kỹ Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủtướng chính phủ, Chỉ thị số 18/CP-UB ngày 16/04/1994 của UBND Thànhphố Hà Nội, Thông tư số 04-UB/KHH ngày 5/5/1994 của Uỷ ban kế hoạchNhà nước và Chỉ thị số 272/TTg ngày 3/5/1995 của Thủ tướng chính phủ, Hộiđồng giám đốc liên hiêp, ban chấp hành Đảng bộ liên hiệp, Ban chấp hànhcông đoàn Liên hiệp công ty xin chuyển đổi: Liên hiệp công ty XNK và đầutư Hà Nội thành: Tổng công ty XNK và đầu tư Hà nội Việc thành lập Tổngcông ty XNK và đầu tư Hà nội trên cơ sở của liên hiệp công ty là cần thiết,tạo khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của từng cơ sở và toàn Tổng côngty.
Công ty XNK và đầu tư Hà nội (nằm trong Tổng công ty XNK và đầutư Hà Nội, được thành lập ngày 24/3/1993 theo Quyết định thành lập Doanhnghiệp Nhà nước số 1203/QĐUB của Uỷ ban Nhân dân Thành phố) là đơn vịkinh tế, hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tạingân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương) và sử dụngcon dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Công ty XNK và đầu tư Hà Nội có tên giao dịch đối ngoại: Hà NộiIMPORT-EXPORT-CORPORATION.
Tên điện tín: UNIMEX Hà Nội, trụ sở giao dịch: 41 Ngô Quyền. Telex: 411506 UHVT
Telex Fax: 84-4-5926 Telephone: 8255008
Trang 35 Tổng hợp vốn của UNIMEX Hà Nội có kết quả sau: Vốn cố định: 5.538.394.661 đồng
Vốn lưu động:34.858.477.601 đồng. Vốn khác: 27.424.439.632 đồng.
Từ năm 1995 đến nay, công ty bắt đầu mở rộng đối tượng kinh doanhra các đơn vị nhỏ, lẻ như: Quận, Huyện, kể cả các thành phần kinh tế ngoàiquốc doanh, chuyển dần từ XNK uỷ thác sang tự doanh; triển khai kinh doanhgia công XNK; khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch phục vụ cho đối tượngngười Việt Nam công tác, lao động, học tập ở nước ngoài được hưởng chế độmiễn thuế; xây dựng kho chứa hàng XNK…
Nhờ hàng loạt biện pháp kịp thời, đúng lúc, có hiệu quả nên công tyvẫn đứng vững và tiếp tục phát triển.
2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Ban giám đốc: chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọihoạt động của công ty Ban giám đốc gồm có giám đốc và các phó giámđốc Mỗi phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu tráchnhiệm trước giám đốc công ty về lĩnh vực công tác được giao.
Phòng kế toán và tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộkết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch (tháng, quý, năm).Đảm bảo vốn phục vụ cho các hoạt động của phòng, ban trong công ty,điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, vốn quay vòngnhanh Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổchức tài chính, ngân hàng hàng năm.
Trang 36Phòng tổ chức: quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu chogiám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực một cách phù hợp Quy hoạch đàotạo, điều hành, bổ sung yêu cầu kinh doanh Ngoài ra phòng tổ chức cònlàm một số công việc khác như: bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra laođộng tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Hình số 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Phòng kế hoạch tổng hợp: đưa ra kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, nắm toànbộ tình hình công ty về kinh doanh XNK, báo cáo cho giám đốc nhằmgiúp cho giám đốc có quyết định đúng đắn phù hợp với yêu cầu pháttriển của công ty.
Các phòng nghiệp vụ: Phòng kinh doanh1 Phòng kinh doanh2 Phòng kinh doanh3 Phòng kinh doanh4 Phòng kinh doanh5 Phòng thị trường
Phòng hành chính và quản trịLiên doanh.
Liên doanh với công ty du lịch Hà Nội kinh doanh khách sạn SofitelMetropol.
Ban Giám Đốc
Ban Giám Đốc
Các đơn vị quản lí
Các đơn vị quản
lí Các đơn vị trực thuộcCác đơn vị trực thuộc
Phòng tổng hợp
Phòng tổng hợp
Phòng tổ chức
Phòng tổ chức
Liên doanh
Liên
doanh ChiNhánh HảiPhòng
ChiNhánh HảiPhòng
PhòngKinhDoanh 1
PhòngKinhDoanh 1
PhòngKinhDoanh 2
PhòngKinhDoanh 2
PhòngKinhDoanh 3
PhòngKinhDoanh 3
PhòngKinhDoanh 4
PhòngKinhDoanh 4
PhòngKinhDoanh 5
PhòngKinhDoanh 5
Các đơn vị kinh doanhPhòng
kế toán
Phòng kế toán
ChiNhánhTP HCM
ChiNhánhTP HCM
PhòngThịTrường
Trang 37Liên doanh với Malaysia triển khai trung tâm thương mại dịch vụCầu Giấy
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 208 người,trong đó 75% có trình độ đại học.
Nhìn chung, ở Công ty XNK và đầu tư Hà Nội hầu hết cán bộ côngnhân viên đều có sức khỏe tốt, trình độ khá được tuyển chọn và có kinhnghiệm trong kinh doanh, vì vậy công ty là một đơn vị có uy tín cao trongkinh doanh xuất nhập khẩu.
4 Chức năng và quyền hạn của công tya Chức năng
Trang 38o Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹnghệ, hàng tạp phẩm, hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến và cácsản phẩm dệt may.
o Nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất, vậtliệu xây dựng, phương tiện vận tải, hoá chất, hàng tiêu dùng.
o Hoạt động theo pháp luật hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam vànhững qui định riêng của toàn công ty.
b Quyền hạn
o Được sản xuất và gia công chế biến hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùngtrong nước, hàng may mặc, đồ chơi điện tử, lắp ráp xe máy, điện tửđiện lạnh, hàng nông lâm, hải sản chế biến và dược liệu.
o Được làm dịch vụ thương mại nhập khẩu, tái xuất, chuyển khẩu quácảnh và môi giới thương mại.
o Được cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho tàng,nhà xưởng.
o Được mở đại lý và mở cửa hàng buôn bán lẻ hàng XNK và hàng sảnxuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà nước, được liêndoanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoàinước ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
5 Một số kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
a Một số chỉ tiêu chung đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của côngty
Trang 39Nhìn vào bản báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm (xem bảng 5), ta
thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 đã tăng vọt so vớinăm 2001 và năm 2000, mức tăng này là gần gấp đôi Đối với hoạt động đầutư tài chính thì mức tăng trưởng về thu nhập cũng vào khoảng 1,5 lần Thunhập từ hoạt động bất thường còn có mức tăng trưởng kỳ diệu hơn nhiều: gần5 lần so với năm 2001 Nếu nói về doanh thu thì đây quả là những con số tăngtrưởng rất ấn tượng, đặc biệt là trong hoàn cảnh công ty vừa trải qua năm2001, một năm đầy sóng gió và công ty đã phải hứng chịu nhiều tác động cóchiều hướng tiêu cực của thị trường quốc tế Mức tăng trưởng ấy đã phản ánhnhững nỗ lực đáng khâm phục của cán bộ công nhân viên toàn công ty trongviệc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng và những biếnđộng của mọi nhân tố ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của công ty Từđó tìm ra được những giải pháp đúng đắn để giúp công ty dần khôi phục vàphát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 5 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công tytrong 3 năm 2000, 2001, 2002.
n v : Tri u VNĐơn vị tính : %) ị tính : %) ệu VNĐ ĐChỉ tiêu200020012001/200020022002/2001
Tổng doanh thu115.14688.892154.440
Doanh thu thuần115.14688.89277,19%154.440173,73%Giá vốn hàng bán110.42584.98176,96%150.165176,70%Lợi nhuận gộp4.7213.91182,63%4.275109,31%CP bán hàng2.2691.73876,59%2.211127,71%Chi phí QLDN2.1611.95290,86%1.77490,88%Lợi nhuận thuần29121172,50%290137,44%Thu nhập hoạt động 9341.376147,32%1.904138,37%
Trang 40Lợi nhuận sau thuế325340104,61%33899,41%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội
trong 3 năm
b Tình hình chi phí của công ty
Bảng 6: Bảng các yếu tố chi phí của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội
n v : Tri u VNĐơn vị tính : %) ị tính : %) ệu VNĐ Đ
Tiền lương + Phụ cấp1.1981.295108,11.937149,6BHXH, BHYT, KPCĐ300324108484149,4Khấu hao TSCĐ354369104,23630170,7Tiền thuê đất đai38429276,04440150,68Chi phí điện nước, điện
Chi phí dịch vụ muangoài
Thủ tục phí ngân hàng,lãi vay ngân hàng
Phí uỷ thác XNK8321.0401251.694162,88Chi phí khác70118168,57731619,5