III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XNK VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM QUA.
3. Tăng cường huy động nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Vốn luôn là một vấn đề khó khăn đối với các công ty xuất nhập khẩu tổng hợp muốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm. Để giải quyết vấn đề này công ty phải chủ động tạo nguồn vốn kinh doanh từ nguồn vốn trong và ngoài nước .
Việc huy động vốn trong nước , công ty có thể thực hiện qua một số nguồn sau:
• Huy động vốn từ ngân hàng thông qua hình thức vay. Mặc dù có nhiều khó khăn để tiếp cận nguồn vốn này nhưng công ty vẫn phải coi đây là nguồn vốn quan trọng nhất để khai thác. Hiện nay ngân hàng đã giảm lãi xuất cho vay nên rất thuận lợi cho công ty vay vốn trực tiếp từ ngân hàng để thu mua nông sản , chế biến , xuất khẩu .
• Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty . Hiện nay nguồn vốn nhàn rỗi trong lực lượng nay là khá lớn. Tận dụng nguồn vốn này , công ty có thể phải trả lãi suất cao hơn một chút song thu lợi về được nhiều mặt
• Công ty phải tự huy động vốn từ lợi nhuận tích luỹ được . Đây là nguồn cơ bản lâu dài để mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty
• Ngoài việc huy động vốn trong nước thì vay vốn nước ngoài cũng là giải pháp quan trọng và có hiệu qủa mà công ty cần lưu ý. Nguồn
vốn nước ngoài có ưu điểm là rất lớn song huy động lại khó vì các chủ nợ nước ngoài thường đòi hỏi công ty phải có những đảm bảo đáng tin cậy như tài sản thế chấp , tình hình sản xuất, xuất khẩu của công ty .
• Vay từ các nhà nhập khẩu là khách hàng của công ty: đặc biệt là đối tượng khách hàng có số lượng mua lớn, đã có quan hệ truyền thống đối với công ty. Để huy động được nguồn vốn này công ty phảI đảm bảo được chữ tín trong kinh doanh. Có nghĩa là công ty phảI thường xuyên chấp hành nghiêm chỉnh các đIều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng kinh doanh.
• Hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoàI: đây cũng là một giảI pháp hữu hiệu mà công ty có thể áp dụng trong giai đoạn hiên nay. Với phương thức này , công ty dựa vào quan đIểm cả hai bên cùng có lợicó như vậy thì quan hệ của công ty và đối tác liên doanh mới đươc lâu.
Khi đã huy động được vốn, vấn đề tiếp theo mà công ty cần phảI quan tâm là làm thế nào để sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Muốn vậy công ty cần phảI thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, phảI có biện pháp quản lí nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Vốn của công ty phảI tập trung vào những dự án mang tính khả thi cao. Đặc biệt công ty phảI hạn chế kinh doanh những mặt hàng thô, có khối lượng lớn nhưng trị giá kinh tế lại không cao, để dần dần chuyển sang nhưng mặt hàng tinh có gía trị kinh tế cao và sức cạnh tranh lớn.