IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG NÔNG SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN HÀNG HÓA.
d. Nâng cao đời sống nhân dân, tạo động lực phát triển cho các nghành khác.
khác.
Hiện nay thu nhập của nông dân đang ở mức rất thấp và khoảng cách giữa thành thị và nông thôn đang ngày càng gia tăng, năm 1996, mức chênh lệch giữa thu nhập bình quân đầu người của thành thị và nông thôn là 2,71 lần, từ năm 1999, tốc độ tăng thu nhập của thành thị và nông thôn là 16,4% năm, trong khi đó mức tăng trưởng ở nông thôn chỉ là 6,1% /năm, do vậy mức chênh lệch đã tăng lên thành 3,71 lần. Ngoài ra, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn cũng ở mức rất cao so với thành thị. ( Xem bảng)
Bảng 3: tỉ lệ hộ nghèo 1996- 1999
(đơn vị tính : %)
Năm Cả nước Thành thị Nông thôn
1996 15,70 6,85 17,73
1999 13,33 4,51 15,96
Nguồn: Niên giám thông kê 2000
Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người 1996 -1999
( giá hiện hành)
Năm Cả nước Thành thị Nông thôn
1996 226,7 509,4 187,9
1999 295,0 832,5 225,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
Từ các phân tích ở trên , ta thấy việc phát triển nông nghiệp , nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp chênh lệch thành thị- nông thôn là một ưu tiên cần được đặt lên hàng đầu do các ý nghĩa kinh tế- chính trị- xã hội của nó. Trong đó thúc đẩy xuất khẩu nông sản là một trong những giải pháp hiệu quả nhất. Theo thống kê, chênh lệch giá gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đã đóng góp 23% kim nghạch xuất khẩu, nhờ vậy giá lúa trong nước tăng đáng kể, và hiện đang giao động ở mức 1800-1900 VND/Kg thay vì chưa đến 1 nghìn đồng trên một cân của các năm trước đó. Giá trị gia tăng của nông sản sẽ ở mức cao hơn nếu được xuất khẩu và do đó sẽ nâng cao đời sống của nhân dân, từ đó mức cầu của nông nghiệp sẽ gia tăng và tạo động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra xuất khẩu nông sản còn kéo theo sự phát triển của các nghành sản xuất và dịch vụ có liên quan. Theo tính toán của các chuyên gia của Tổng cục thống kê, tỷ lệ giữa mức tăng giá trị các nghành sản xuất nông nghiệp so với mức tăng kim nghạch xuất khẩu nông sản là 1,62, đó là chưa kể mức tăng của các nghành công nghiệp chế biến và dịch vụ khác, điều đó có nghĩa là tăng xuất khẩu nông sản sẽ tao ra một động lực thúc đẩy sự phát triển của nghành nông nghiệp cũng như các nghành khác, đồng thời nâng cao đời sống của nông dân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Tóm lại, hoạt động xuất khẩu là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó giúp giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống người lao động, tạo nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cải thiện cán cân thanh toán , phát huy lợi thế của một quốc gia...Chính vì vây, đây có thể là một hoạt động mang tính chất sống còn đối với nhiều quốc gia.
Trong những năm vừa qua , kể từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động xuất khẩu của nước ta đã có những bước tiến lớn. Trong đó không thể không kể đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao , và đã vươn lên đứng vị trí cao trong số các nứoc tham gia xuất khẩu trên thế giới. Cùng với sự tăng lên về số lượng , chất lượng hàng nông sản trong những năm qua cũng có sự cải thiện rõ rệt. Do vậy, ngoài những thị trường truyền thống như thị trường Nga và các nước Đông Âu trước đây, nay hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các châu lục, bắt đầu thâm nhập vào những thị trường khó tính như Anh, Pháp, Nhật Bản... và đã xây dựng được mối quan hệ liên doanh, liên kết lâu dài với một số cơ sở chế biến nông sản nổi tiếng trên thế giới. Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ như trên song hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam cũng còn không ít tồn tại. Đó là: Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu còn tồn tại ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, bao bì , mẫu mã lạc hậu, thiếu hấp dẫn, khả năng thâm nhập vào những thị trường chính ngạch chưa cao, thị trường xuất khẩu không ổn định, hoạt động thu thập thông tin, xúc tiến thương mại còn bộc lộ nhiều yếu kém,.,.chính vì vậy , trong thời gian tới,
Việt Nam cần có những chính sách phù hợp nhằm phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, để khai thác tối đa thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của mình.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XNKVÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI