II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XNK VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘ
b. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường của Công ty XNK và đầu tư Hà Nộ
Cho đến nay Unimex- Hà nội đã trực tiếp tham gia hoạt động xuât khẩu với 23 thị trường. Nguồn hàng nhìn chung là ổn định, có đủ khả năng cung cấp nhiều mặt hàng cho một số thị trường lớn như : Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan,...Điều nổi bật là công ty đã mở rộng quan hệ trực tiếp với Trung Quốc một thị trường đầy triển vọng, chi phí vận chuyển thấp, và thị trường lớn nữa là Mỹ, I rắc
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy : tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản giảm dần qua các năm từ: 3.887.541 USD vào năm 2000 xuống còn 1/ 2 vào năm 2002 (1.993.508) và đặc biệt giảm mạnh ở thị trường các nước ASEAN, nguyên nhân chính là do trong những năm gần đây các nước trong khu vực đã dần dần tự túc được lương thực cũng như một số sản phẩm khác, hơn thế nữa Việt Nam trong nhưng năm qua chịu không ít những khó khăn do thời tiết gây ra cho nên không thể cung cấp một số mặt hàng đúng kì hạn , điều này làm cho ta mất đi uy tín đối với một số mặt hàng, hơn thế nữa yêu cầu kiểm dịch ở những nước này ngay càng cao trong khi về mặt này công ty chưa có đủ điều kiện kiểm tra hết lượng hàng xuất khẩu của mình
Trên một số thị trường truyền thống khác : Nhật, Mỹ giá trị xuất khẩu hàng nông sản cũng bị giảm sút, một phần là do công ty chưa nắm vững các thị trường một cách có hiệu quả, một phần là do nguyên nhân như đã nêu ở trên đó là ta liên tiếp chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt dẫn đến sản lượng nông nghiệp thấp gây nên tình trạng khan hiếm nguồn hàng , dẫn đến thu mua gặp nhiều khó khăn.
Tuy vậy với những đổi mới trong công tác thị trường , công ty đã mở rộng được sang một số thị trường mới như: ấn độ , I Rắc …đây là những thị trường có cơ chế hoạt động rất khác so với thị trường Đông âu cũ và các nước
trong khối ASEAN. Song công ty đã làm tốt việc xử lý thông tin , chỉ ra được thị trường nào triển vọng và đang cần mặt hàng gì, phong tục tập quán , sở thích người tiêu dùng ra sao, chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước nhập khẩu như thế nào...
Bên cạnh đó một thị trường vừa mới , vừa rộng lớn đang mở ra là thị trường Trung Quốc. Ơ thị trường hơn một tỷ dân này có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng của Việt Nam như : Cao su, càphê, hạt điều, chè và nhiều loại nông sản nguyên liệu khác, lại không có đòi hỏi cao như những thị trường giàu có khác. Đó chính là một lợi thế, ngoài ra việc chuyển giao hàng, vận chuyển cũng diễn ra vô cùng thuận lợi, phù hợp với mặt hàng nông sản cần vận chuyển nhanh . Hơn thế nữa ngày 8/8/1998 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 143/1998/QĐ- TTg về việc bãi bỏ thúê xuất nhập khẩu tiểu ngạch và áp dụng chế độ thuế hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, quyết định này đã mở ra cho các doanh nghiệp nói chung và cho UNIMEX- Hà nội nói riêng những cơ hội lớn.
Về tỷ trọng thị trường xuất khẩu hàng nông sản , nhóm thị trường chính vẫn là các nước SNG, chiếm một tỷ trọng lớn 56, 18%. Đặc biệt thị trường ấn Độ cũng là một thị trường có tiềm năng lớn.
Tóm lại việc nghiên cứu tốt về thị trường, tìm ra thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng sẽ giúp công ty có những kế hoạch kinh doanh đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao.