IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG NÔNG SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN HÀNG HÓA.
b. Tạo nguồn vốn ngoại tệ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
nhất của nông nghiệp nước ta cũng như bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới là thị trường. Nước ta với gần 80 triệu dân có thể được xem là một thị trường lớn nhưng để phát triển một nền nông nghiệp hiên đại với sản xuất qui mô lớn thì không chỉ dựa vào thị trường nội địa được. Lấy ngành cà phê làm ví dụ, năm 2000 nước ta có 460 nghin ha cà phê với sản lượng đến 690 nghìn tấn nhân nhưng nhu cầu cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nước cũng chỉ có 25 đến 30 nghìn tấn, trong khi đó nhu cầu thế giới là gần 7 triệu tấn. Như vậy thị trường thế giới là điều kiện tiên quýết để phát triển nông nghiệp với qui mô lớn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời khai thác được lợi thế so sánh đối với sản xuất nông sản.
b. Tạo nguồn vốn ngoại tệ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. nước.
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại... của nước ta là rất lớn, trong khi đó nguồn cung ngoại tệ từ du lịch còn hạn chế , đầu tư nước ngoài đang giảm xút, các khoản vay ngaỳ càng khó khăn và xuất khẩu cho các sản phẩm công nghiệp cũng đem lại ngoại tệ chẳng bao nhiêu vì sử dụng quá nhiều nguyên liệu nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu nông sản đã và đang là một nguồn đóng góp ngoại tệ quí giá cho nền kinh tế, hiện nay kim nghạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản hàng năm đạt đến mức 4 tỷ USD , chiếm tỷ trọng gần
30% tổng kim nghạch xuất khẩu, trong đó riêng nông sản đạt ở mức trên 2 tỷ USD/ năm
Bảng 2 : Xuất khẩu nông sản việt nam 1995 - 2000
Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
nông sản Tỷ lệ
Triệu USD Triệu USD %
1995 5.448,9 1.745,8 32,04 1996 7.255,9 2.159,6 29,76 1997 9.185,0 2.231,4 24,29 1998 9.360,3 2.274,3 24,30 1999 11.540,0 2.336,6 20,24 2000 14.300,0 2.056,0 14,30
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001