1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC GIỜ HỌC KIẾN TẠO CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI, HUYỆN IAGRAI, TỈNH GIA LAI

39 57 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 34,95 KB

Nội dung

giáo dục kiến tạo giờ học cho học sinh tiểu học

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC GIỜ HỌC KIẾN TẠO CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI, HUYỆN IAGRAI, TỈNH GIA LAI

Trang 2

- Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

-Những nghiên cứu về dạy học

Vygotsky cho rằng ảnh hưởng của xã hội và văn hóa

là rất quan trọng để phát triển nhận thức Các hoạt độngdạy và học được hình thành dựa trên lý thuyết củaVygotsky theo hai phương thức cơ bản là:

(1) Sự tham gia có định hướng: người học có thể đượcnâng cao năng lực dần dần thông qua việc kết hợp giữa lýthuyết và thực hành Cùng với quá trình trưởng thành,người học có thể được giới thiệu những bối cảnh xã hộikhác nhau sao cho ở những lớp học cao hơn và khi trưởngthành hơn, những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cụ thể

sẽ được đưa vào

(2) Học việc: là hình thức tham gia có định hướng ởmức độ tăng cường hơn, quá trình học việc giúp nhữngngười mới vào nghề được cùng làm việc với những ngườigiàu kinh nghiệm Những người có kinh nghiệm tạo ra cấutrúc và sự định hướng để người học đạt tới trình độ năng

Trang 3

lực trong những kỹ năng cụ thể Đây là một hình thức cốvấn trong đó thợ cả muốn thợ học việc vừa biết được cả các

kỹ năng vừa biết cách tư duy về công việc và tìm ra cáchthức tốt nhất để hoàn thành tốt công việc Học việc baogồm rất nhiều hoạt động học tập, từ làm mẫu một hoạtđộng, giảng dạy và phản hồi, hỗ trợ trên cơ sở kiến thứchiện có, tìm hiểu vấn đề và các kỹ năng tư duy, suy ngẫm

về những gì đã đạt được và hoàn thành các nhiệm vụ đòihỏi kỹ năng phức tạp hơn dựa trên các kỹ năng mới thuđược

Như vậy, nếu xem việc học dựa trên sự hỗ trợ củangười dạy thì việc hỗ trợ người học dựa trên kiến thức hiện

có của họ như thế nào để tăng cường vùng cận phát triểntrong hoạt động giảng dạy Việc lựa chọn các chi tiết hỗ trợ

có thể được xem là yếu tố quyết định việc giúp học viênhọc thành công Do đó, tầm quan trọng của bối cảnh vănhóa – xã hội đối với việc học tập bao gồm các công cụ, cơcấu nhận thức hay chiến lược tư duy cần thiết để cải thiệnquá trình học tập

Trang 4

Giảng dạy không phải là một sự truyền đạt kiến thứcđơn thuần theo kiểu đọc thuộc lòng một bài giảng trướchọc trò hay theo kiểu phổ biến khoa học cho người học.Chức năng của người dạy là giúp đỡ người học, học vàhiểu Với cách đặt vấn đề này, Jean - Marc Denommé vàMadeleine Roy cho rằng “ Người dạy là người bằng kiếnthức, kinh nghiệm của mình chịu trách nhiệm hướng dẫnngười học Người dạy chỉ cho người học cái đích phải đạt,giúp đỡ, làm cho người học hứng thú học và đưa học tớiđích” [13,tr.18].

Theo Jean Piaget (1930), trẻ em hình thành kiến thức

từ kinh nghiệm, chứ không phải từ tiếp thu những kiến thứcđược giới thiệu cho chúng Ông mô tả, trẻ em sắp xếp các ýnghĩ hoặc hành động thành các cấu trúc nhận thức từnhững gì chúng làm và quan sát được trong các tình huống

cụ thể ngoài môi trường Cấu trúc nhận thức này được gọi

là “các cơ chế”, hoặc việc nhóm các ý nghĩ và hành độngtương tự Khi trẻ em lớn và trưởng thành, ý nghĩ và hànhđộng của chúng được mở rộng, điều chỉnh và hoàn thiện.Piaget sử dụng thuật ngữ “thích nghi” để chỉ quá trình trẻ

Trang 5

em hoàn hoàn thiện và điều chỉnh kinh nghiệm Thích nghi

có nghĩa tương tự thuật ngữ “học” và bao gồm các quátrình “đồng hóa” và “điều ứng” bổ sung Thuật ngữ “đồnghóa” được Piaget mô tả là quá trình quản lý thông tin, baogồm cả thông tin mới, trong một cơ chế hiện có Thuật ngữ

“điều ứng” hàm ý hình thành một cơ chế hoàn toàn mớihoặc sửa đổi một cơ chế hiện thời để phù hợp với một tìnhhuống hoặc tập hợp kiến thức mới Và thuật ngữ “trạng tháicân bằng” được Piaget mô tả tình huống khi điều ứng vàđồng hóa là cân bằng với nhau Theo đó, một số quan điểmchính được ghi nhận là:

- Tương tác xã hội là quan trọng để phát triển nhậnthức, do con người bắt đầu học từ người khác rằng cónhững quan điểm khác nhau về cách thức thực hiện mộtcông việc hoặc nghĩ về các vấn đề khác nhau

- Trạng thái cân bằng trong đó các sự kiện có thể đượchiểu rõ từ những cơ chế hiện tại là không đủ khi con người

cố gắng giải thích một điều mới mẻ Quá trình phá vỡ trạngthái cân bằng là cần thiết cho việc học, song tiến bộ trong

Trang 6

quá trình này có thể đạt được dễ dàng hơn thông qua sự canthiệp được vào kế hoạch của người dạy.

- Phát triển nhận thức ở mỗi người học khác nhau,không diễn ra theo cùng tốc độ Người dạy có thể hỗ trợquá trình phát triển nhận thức thông qua một loạt các hoạtđộng giảng dạy bao gồm thảo luận, sử dụng các chiến lượcgiải quyết vấn đề, kinh nghiệm thực tiễn với các đối tượngvật chất, phản hồi của người học để sửa lại những điểmhiểu sai, sử dụng tình huống thực, các sự kiện có thể quansát và kinh nghiệm để giúp giải thích các khái niệm và tìnhhuống giả định

- Những nghiên cứu về dạy học kiến tạo

Thuyết kiến tạo (Construcktivism) được coi là bướcphát triển tiếp theo của thuyết nhận thức Thuyết kiến tạođược phát triển từ trong khoảng những năm 60 của thế kỷ

20, được đặc biệt chú ý vào cuối thế kỷ 20 với những đạidiện tiên phong là Piagiê, Vưgôtski Tư tưởng nền tảng cơbản của thuyết kiến tạo là đưa vai trò của chủ thể nhậnthức lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức Trong học

Trang 7

tập, mỗi người hình thành thế giới quan cho riêng mình.Tất cả những gì mà mỗi người trải nghiệm thì sẽ được sắpxếp chúng vào trong “ bức tranh toàn cảnh về thế giới” củariêng người đó, tức là tự kiến tạo riêng cho mình một bứctranh thế giới Qua đó cho thấy cơ chế học tập theo thuyếtkiến tạo sẽ trái ngược với cách học tập cơ học theo chủnghĩa hành vi: thay cho việc người học tham gia cácchương trình dạy học được lập trình sẵn, người ta để chongười học có cơ hội để tự tìm hiểu Người học phải học tập

từ lý trí riêng, tự tiếp thu và có thể làm điều này càng tốthơn nếu không phải tuân theo một chương trình giảng dạycứng nhắc, qua đó có thể tự mình điều chỉnh rất nhiều quátrình học tập của chính mình Những quan niệm chính củathuyết kiến tạo có thể tóm tắt như sau: (i) Không có trithức khách quan nào tuyệt đối Tri thức được lĩnh hộithông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thốngbên trong của mình, vì thế tri thức mang tính chủ quan (ii)Với việc nhấn mạnh vai trò của chủ thể nhận thức trongviệc giải thích và kiến tạo tri thức, thuyết kiến tạo thuộc lýthuyết định hướng chủ thể (iii) Cần có sự tương tác qua

Trang 8

lại giữa người học và đối tượng học tập, để giúp người họcxây dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy của chínhmình, đã được chủ thể điều chỉnh (iv) Học không chỉ làtìm tòi khám phá mà còn là sự giải thích, cấu trúc mới trithức

Các tác giả Treagust, Duit, & Fraser (1996) cho rằng:(i) kiến thức không thể nhận được bởi sự thụ động mà làxây dựng các hoạt động học tập tích cực cho người học.Các ý tưởng, suy nghĩ không thể truyền đạt cho người họctheo cách đóng gói thành các từ và gửi cho họ giải nén, lắpghép để hiểu ý nghĩa của nó Chúng ta không thể đặt các ýtưởng trong đầu người nào đó mà họ phải kiến tạo theocách hiểu của riêng họ (ii) Chức năng nhận thức dựa vàocác hành động có tính chất thực nghiệm Chúng ta chỉ cóthể kiến tạo qua tương tác với các đối tượng để tìm hiểu,giải thích chúng một cách khả thi từ kinh nghiệm củachúng ta

Ngày nay có rất nhiều xu hướng khác nhau của lýthuyết kiến tạo Điều cơ bản của việc học tập theo thuyết

Trang 9

kiến tạo chính là tính độc lập của người học ( học tập tựđiều chỉnh trong nhóm) Nhưng các xu hướng khác nhaucủa thuyết kiến tạo không nhất trí về mức độ của tính độclập này và ảnh hưởng từ người dạy Ba xu hướng cơ bảnlà:

(i) Thuyết kiến tạo nội sinh là quan điểm đi xa nhất.Các đại diện của chúng chỉ muốn tạo ra những điều kiệnhọc tập (MTHT có tính khuyến khích), sao cho từ nhữngkinh nghiệm mới cũng như những kiến thức và kỹ năngvốn có từ trước đến nay người học trong nhóm học tập cóthể mở rộng và thiết kế lại sự hiểu biết (kiến thức và kỹnăng) của mình mà không cần sự giúp đỡ quan trọng củangười dạy

(ii) Thuyết kiến tạo ngoại sinh là những người ủng hộ

sự tác động mạnh của người dạy, người dạy sẽ tác độngnhư mô hình theo nghĩa của sự học tập mang tính xã hội.Người học sẽ quan sát người dạy trong các hành động và tưduy sau đó tìm cách để có thể tiếp nhận các hành động và

tư duy đó Thông qua những thử nghiệm tiếp nhận này,

Trang 10

những kinh nghiệm đã có từ trước đến nay và những kiếnthức mới sẽ được kết hợp lại và định hướng vào sự hiểubiết của chính bản thân Mô hình do người dạy đưa ra sẽkhông chỉ được tiếp nhận mà còn được điều chỉnh sao chophù hợp với sự hiểu biết của bản thân người học

(iii) Thuyết kiến tạo biện chứng nằm ở giữa thuyếtkiến tạo nội sinh và thuyết kiến tạo ngoại sinh Nhữngngười theo thuyết kiến tạo biện chứng biện chứng tin rằngnếu chỉ có sự học tập độc lập theo suy nghĩ của thuyết kiếntạo nội sinh thì ít có hiệu quả học tập Họ ủng hộ việc giảngdạy mà trong đó người dạy cung cấp các trợ giúp, nhưnglại từ chối việc truyền đạt các cấu trúc và chiến lược có sẵncũng như việc học tập theo mô hình Mục đích của chúng

là làm cho người học ngày càng trở nên độc lập hơn

Lý thuyết học tập theo thuyết kiến tạo hàm ý nhữngkinh nghiệm học tích cực, trong đó người học tham gianhiệt tình vào việc phát hiện, giải quyết vấn đề và thửnghiệm với các tư liệu và sự vật trong MTHT của họ

Trang 11

Wheatley (1991) đề xuất một mô hình dạy học kiếntạo là mỗi người học phải được khuyến khích xây dựngkhái niệm của riêng họ mà sẽ cho phép sử dụng kiến thứcvào giải quyết các vấn đề hữu ích Wheatley đề nghị rằngvai trò của người dạy là để khuyến khích và đưa ra kinhnghiệm tạo động cơ thông qua thỏa thuận và nhiệm vụhướng dẫn trong việc xây dựng lược đồ học tập của cánhân người học Phương pháp dạy học này tập trung vào bahoạt động chính: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, và chia

sẻ Các hoạt động này cần dựa trên cơ sở kiến thức củangười học và chúng cần có 10 thuộc tính: 1) có thể tiếp cậnđến tất cả mọi người khi bắt đầu; 2) mời người học đưa raquyết định; 3) khuyến khích đặt câu hỏi; 4) khuyến khíchngười học sử dụng phương pháp của họ; 5) thúc đẩy thảoluận và giao tiếp; 6) được trang bị đầy đủ các mẫu; 7) dẫndắt, làm mẫu; 8) tạo yếu tố bất ngờ; 9) thú vị và 10) mởrộng

Theo Jean Piaget (1930), trẻ em hình thành kiến thức

từ kinh nghiệm, chứ không phải từ tiếp thu những kiến thứcđược giới thiệu cho chúng Ông mô tả, trẻ em sắp xếp các ý

Trang 12

cả thông tin mới, trong một cơ chế hiện có Thuật ngữ “điều chỉnh” hàm ý hình thành một cơ chế hoàn toàn mớihoặc sửa đổi một cơ chế hiện thời để phù hợp với một tìnhhuống hoặc tập hợp kiến thức mới Và thuật ngữ “ trạngthái cân bằng” được Piaget mô tả tình huống khi điều chỉnh

và đồng hóa là cân bằng với nhau Theo đó, một số quanđiểm chính được ghi nhận là:

- Tương tác xã hội là quan trọng để phát triển nhậnthức, do con người bắt đầu học từ người khác rằng có

Trang 13

những quan điểm khác nhau về cách thức thực hiện mộtcông việc hoặc nghĩ về các vấn đề khác nhau.

- Trạng thái cân bằng trong đó các sự kiện có thể đượchiểu rõ từ những cơ chế hiện tại là không đủ khi con người

cố gắng giải thích một điều mới mẻ Quá trình phá vỡ trạngthái cân bằng là cần thiết cho việc học, song tiến bộ trongquá trình này có thể đạt được dễ dàng hơn thông qua sự canthiệp được vào kế hoạch của người dạy

- Phát triển nhận thức ở mỗi người học khác nhau,không diễn ra theo cùng tốc độ Người dạy có thể hỗ trợquá trình phát triển nhận thức thông qua một loạt các hoạtđộng giảng dạy bao gồm thảo luận, sử dụng các chiến lượcgiải quyết vấn đề, kinh nghiệm thực tiễn với các đối tượngvật chất, phản hồi của người học để sửa lại những điểmhiểu sai, sử dụng tình huống thực, các sự kiện có thể quansát và kinh nghiệm để giúp giải thích các khái niệm và tìnhhuống giả định

Điều này cho thấy sẽ rất là quan trọng khi tạo ra cơhội học tập thông qua việc khám phá môi trường học tập

Trang 14

Như vậy, khi nghiên cứu về dạy học kiến tạo, chúngtôi nhận thấy có các loại mô hình, chiến lược dạy học kiếntạo khác nhau Một số vấn đề quan trọng về dạy học kiếntạo là: (1) Hiệu quả của dạy học kiến tạo; (2) Một số môhình dạy học kiến tạo và (3) Một số chiến lược dạy họckiến tạo.

a) Mô hình kiến tạo - tìm tòi di chuyển

Theo tác giả Đặng Thành Hưng (2010), chức năngkiến tạo được thể hiện ở qui trình di chuyển đối tượng họctập từ tình huống này sang tình huống khác do người họcthực hiện và người dạy hoạch định Trong khi di chuyển,đối tượng học tập tự bộc lộ những thuộc tính, khuynhhướng, đặc điểm, chức năng của nó, nhờ vậy người họcquan sát được, phát hiện được chúng, tìm kiếm được trithức mới, học được kĩ năng mới, phát triển được tri thức vànăng lực mới, thiết kế được tư duy và giải pháp mới dướicác hình thức khái quát hóa như định nghĩa, định lí, địnhluật, qui luật, nguyên tắc

Trang 15

Tác giả Đặng Thành Hưng (2010) đề nghị rằng vớinhiệm vụ và đối tượng học tập đã đề ra thì người dạy có vaitrò hoạch định trước qui trình tìm tòi của người học xem họcần trải qua tối thiểu bao nhiêu tình huống thực nghiệm,nội dung cụ thể của các tình huống đó là gì, có những liên

hệ logic và chức năng nào tồn tại giữa những tình huốngnày

Phương pháp tiếp cận này được giáo viên sử dụngkhi muốn người học khái quát hóa và lĩnh hội được nộidung học tập như học vấn khoa học thực sự Điểm chú ýcủa mô hình này là có hai mức độ tìm tòi di chuyển khácnhau: 1) Tìm tòi có tính chất chứng minh, xác nhận giảthuyết đã có, hoặc bác bỏ nó; 2) Tìm tòi có tính chất pháthiện, điều tra, khảo sát, sau đó chứng minh, xác nhậnhoặc bác bỏ giải thuyết do chính người học nêu ra dựavào những dữ liệu thu được

Với hai hướng tìm tòi nêu trên, tác giả Đặng ThànhHưng cho rằng chúng đều phụ thuộc khả năng của ngườihọc Điều đó đòi hỏi người dạy phải thiết kế chiến lược cụ

Trang 16

thể, thích hợp với khả năng của người học cũng như điềukiện học tập Người dạy nên sử dụng chức năng kiến tạotheo mô hình này một cách linh hoạt Ví dụ như có thể tạo

ra qui trình và chiến lược tìm tòi sao cho người học cónhiều cơ hội huy động kinh nghiệm cá nhân, trao đổi ý kiếnvới nhau và suy nghĩ nhiều hơn trong học tập

b) Mô hình kiến tạo - tìm tòi biến đổi

Ở mô hình này, các nhiệm vụ cơ bản của người họccũng tương tự như ở mô hình tìm kiến tạo tòi di chuyển.Nhưng về chức năng thì tác giả Đặng Thành Hưng (2010)cho rằng chức năng kiến tạo được thể hiện ở qui trình biếnđổi đối tượng học tập từ trạng thái này sang trạng thái khác

do người học trực tiếp thực hiện và giáo viên hoạch định,hướng dẫn Trong khi biến đổi, đối tượng học tập sẽ tự bộc

lộ những thuộc tính và quan hệ bản chất của nó trướcnhững hành động và suy nghĩ có tính chất tìm tòi của ngườihọc

Ở mô hình này, người dạy cần xác định được đốitượng học tập cần biến đổi qua mấy trạng thái, đó là những

Trang 17

trạng thái cụ thể nào, đủ để tiến trình tìm tòi của người họctiến đến được khái niệm hay kĩ năng có giá trị Điều đó chothấy tại mỗi trạng thái người dạy và người học cần xác địnhmục tiêu học tập, nhận thức bộ phận, hoặc mục tiêu có tínhchất phân bậc so với mục tiêu chung.

Theo tác giả Đặng Thành Hưng (2010) thì hành độngtrụ cột trong quá trình tìm tòi biến đổi chính là những hànhđộng biến đổi của các đối tượng về hình dạng, khối lượng,kích thước, cấu trúc, liên hệ, chức năng, tính chất v.v Việc thực hiện hành động biến đổi đã có tính chất hoạtđộng rõ rệt, có vai trò khám phá, phát hiện, so sánh, phântích, rất bổ ích Những hành động trí óc như tri giác, suyngẫm, phán đoán, khái quát hóa của người học luôn cónhững điểm tựa vững chắc, đáng tin cậy - đó là những sựkiện sống động, thực tế được phơi bày qua các hành động,biến đổi đối tượng của chính họ Và qui trình biến đổi đốitượng được tạo ra càng tối ưu thì nhịp độ và hiệu quả họctập càng cao

c) Mô hình kiến tạo - tìm tòi bằng phân hóa hành động

Trang 18

Ở mô hình này chức năng kiến tạo cũng được thựchiện bởi các hành động nhận thức vấn đề, nêu giả thuyết, dichuyển hay biến đổi đối tượng học tập, đánh giá các sựkiện, thu thập nguồn số liệu, xử lí, kết luận và phát biểubản chất của tri thức nhưng theo tác giả Đặng Thành Hưng(2010) thì các hành động này được phân hóa tương ứng với

4 hình thức biểu đạt tri thức khác nhau:

- Tri thức hay mục tiêu học tập ở hình thức một tậphợp hành động vật chất - cảm tính, các tài liệu vật chất thấyđược, các vật trực quan

- Mục tiêu học tập ở hình thức hình ảnh, đồ họa, tranh

vẽ, phim ảnh, bản đồ có mức độ trừu tượng hóa cao hơn

- Mục tiêu học tập ở hình thức các biểu tượng logicnhư biểu thức, sơ đồ, hàm số, đồ thị, bảng thống kê, matrận, các loại biểu trưng khác

- Mục tiêu học tập ở hình thức mô hình lời nói, sự mô

tả trừu tượng bằng các mệnh đề, giả thuyết, lập luận, địnhnghĩa, định lí, nguyên lí, thuật ngữ khoa học

Trang 19

Chiến lược tìm tòi được áp dụng phân hóa cho từngloại người học xét theo khả năng hoặc phong cách của từngnhóm Sự phân hóa và phân bậc hành động trong mô hìnhnày chỉ có hiệu quả thực tế nếu giáo viên hiểu rõ học sinhnói chung và trước khi vào bài học mới.

d) Mô hình kiến tạo - tìm tòi theo giai đoạn

Scott, Dyson và Gater (1987) cho rằng một chuỗigiảng dạy kiến tạo có thể bao gồm ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Gợi mở các ý tưởng cho người học Việcgiảng dạy nên mở đầu với một định hướng hoặc một câuhỏi ( liên quan đến khám phá những ý tưởng người học,thảo luận về sự khác biệt giữa các ý tưởng của người học,tiến hành các thí nghiệm, và cố gắng để giải thích hiệntượng quan sát được)

Giai đoạn 2: Tái cấu trúc và áp dụng các ý tưởng.Trong giai đoạn này suy nghĩ của người học có thể đượclàm sáng tỏ, không được thừa nhận, và trao đổi thông quathảo luận với những người khác, hoặc người dạy có thể tạo

ra sự mâu thuẫn của khái niệm thông qua việc sử dụng một

Ngày đăng: 23/03/2020, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w