quan đến các tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng sẽ thể hiện ra bằng những hành vi làm cho cá nhân có thể thích nghi và giải quyết một cách có hiệu quả các yêu cầu và thách thứ
Trang 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
Trang 2- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
- Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em
Trên thế giới, đã có nhiều tổ chức quan tâm, tìm hiểu vànghiên cứu về KNS Đây là một nhu cầu cấp thiết của việc nghiêncứu và phát triển con người Hiện nay chưa có một khái niệm nàothống nhất trên toàn thế giới về KNS KNS được tiếp cận theonhiều quan điểm khác nhau.Quan niệm rộng nhất là quan niệm
do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc(UNESCO) đưa ra, dựa trên cơ sở của 4 trụ cột của giáo dục đólà: Học để biết – Học để làm – Học để là chính mình – Học để
cùng chung sống Dựa vào đó, UNESCO định nghĩa “KNS là
năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.Quan niệm hẹp hơn là quan niệm
do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, dựa trên lý thuyết họctập xã hội của Bandura (1997), tức là nhấn mạnh sự học tập quaquá trình trải nghiệm của con người, qua sự tích lũy kinh nghiệmsống, cấu trúc kinh nghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm
[28] Theo đó, WHO định nghĩa “Kỹ năng sống là những năng
lực giao tiếp đáp ứng và những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(UNICEF) thì “Kỹ năng sống là những KN tâm lý xã hội có liên
Trang 3quan đến các tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng sẽ thể hiện ra bằng những hành vi làm cho cá nhân có thể thích nghi và giải quyết một cách có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống”.
Việc GDKNS, ở các nước phương tây, đã vận dụng tổnghợp những quan điểm và các nghiên cứu của những tổ chức trênthế giới như WHO, UNICEF để GDKNS cho thanh thiếu niên.Các nhóm KNSchuyên biệt mà các nước xác định, đó là: KNthuộc về tâm lý cá nhân, KN trong mối quan hệ với người khác,
KN cộng đồng và KN làm việc nhóm Tuy nhiên, việc rèn luyệnhay trang bị KNS cho thanh thiếu niên còn được lồng ghép và tíchhợp một cách chủ động, có mục đích vàotrong từng môn họcthuộc chương trình giáo dục.Mỗi kế hoạch bài dạy và từng mônhọc đều xác định rõ yêu cầu hình thành KNS một cách cụ thểthông qua các hoạt động chi tiết
Tại Australia, Hội đồng Kinh doanh Australia(BCA) vàPhòng thương mại và công nghiệp Australia (ACCI) dưới sự bảotrợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (DEST) và Hội đồnggiáo dục quốc gia Australia (ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ nănghành nghề cho tương lai” (năm 2002) “Cuốn sách cho thấy các
KN và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc
phải có KN hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần
Trang 4thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức”[30].
Tác giả Pat Broadhead trong cuốn: “Early years play andlearning: Developing social skills and cooperation” đã thiết kếmột quy trình khá đầy đủ, cụ thể và chi tiết để giúp GVcó thể tổchức các trò chơi cho trẻ tham gia để thông qua đó phát triển các
kỹ năng xã hội và KN hợp tácNgoài ra, tài liệu này còn giúp chocác GVnhận thức rõ mối quan hệ giữa sự phát triển trí thông minhvới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ [29]
Những năm đầu của thế kỷ XX, một số nước trong khu vựcĐông Nam Á như: Lào, Indonexia, Malaysia, Thái Lan, …cũngbắt đầu nghiên cứu về GDKNS Việc nghiên cứu KNS theohướng dạy thử nghiệm rất được các nước quan tâm và triển khai
áp dụng vào chương trình GDKNS ở các bậc học phổ thông Mục
tiêu lớn nhất của việc GDKNS được xác định là: “Nhằm nâng cao
tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo ra sự đổi thay và nâng cao chất lượng cuộc sống”
Điển hình như tại Lào (1997 – 2002), GDKNS được thực hiệnvới các KN cơ bản như: KN giao tiếp có hiệu quả; KN tư duy sáng
Trang 5tạo; KN giải quyết vấn đề… Trongquá trình triển khai, các nhà giáodục Lào đã đúc kết được một số bài học như: Cần có nhiều tài liệutham khảovề GD KNS cho GVvà họcsinh Bên cạnh đó, cần đổimới công tác bồi dưỡng GVchuyên về GDKNS trực tiếp tại các nhàtrường ở cả khía cạnh nội dung và phương pháp theo hướng tíchcực hóa các hoạt động
Tại Malaysia, một số nhà nghiên cứu khoa học xem KNS làmột môn học của cuộc sống và môn học này được dạy như mộtmôn học chính ở các bậc học của trường phổ thông Mục tiêu củamôn học về KNS ở trường tiểu học là cung cấp cho người họcnhững KN cần thiết cơ bản để có thể thực hiện tốt nhất các nhiệm
vụ trong đời sống hằng ngày; còn ở bậc Trung học cơ sở(THCS)
là hướng đến việc trang bị các KN để góp phần tạo nên những cánhân độc lập, tự chủ về cuộc sống của mình, có KN sáng tạo và
sự tự tin, có khả năng tương tác tốt với người khác
Tại Thái Lan, KNS được mọi người quan tâm khá sớm Các
đề tài nghiên cứu về KNS được các tổ chức phi chính phủ cũngnhư các tổ chức giáo dục của Chính phủ, nhà nước Thái Lan triểnkhai thực hiện nghiên cứukhá sớm và tương đối nhiều Ở đây,mọingườichorằng KNS là những thuộc tính hay năng lực tâm lý xãhội, giúp bản thân của mỗi người đương đầu được với tất cảnhững tình huống xảy ra cuộc sống và đáp ứng được với từng
Trang 6hoàn cảnh cụ thể để sống hạnh phúc Hay nói cách khác, KNS lànăng lực của mỗi cá nhân có thể giải quyết tốt những vấn đề nảysinh trong cuộc sống hằng ngày để con người sống an toàn vàhạnh phúc Với cách hiểu như trên, các nhà giáo dục Thái Lancho rằng: Muốn con người trưởng thành và thích ứng với cuộcsống thì cần hình thành cho họ ít nhất 10 KNS lõi sau: KN raquyết định, KN giải quyết xung đột, KN sáng tạo, KNphân tích –đánh giá, KN giao tiếp, KN quan hệ liên nhân cách, KN làm chủcảm xúc, KN làm chủ được những cú sốc, KN đồng cảm, KNthực hành.
Còn ởIndonexia, KNS được tập trung nghiên cứu như mộtmôn khoa học giáo dục.KNS được xem như những kiến thức,
KN, thái độ giúp người học sống một cách độc lập Việc GDKNScho con người sẽ mang đến những lợi ích nhất định như: Cơ hộiviệc làm cho người học được nâng cao, chất lượng nguồn nhânlực cũng được nâng cao, từ đó thúc đẩy việc thực hiện các chínhsách tự chủ tại địa phương, tạo ra chất lượng giáo dục cho ngườinghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Mặc khác,việcGDKNS tại quốc gia này do các tổ chức phi chính phủ cũng nhưnhững trung tâm giáo dục chuyên biệt thực hiện và được đầutưkhá tốt
Trang 7Trước những năm 1990, việc GDKNS cho thế hệ trẻ luôn làmục tiêu được chú trọng của các nhà giáo dục ở Việt Nam.Mặc
dù các khái niệm về KNS chưa được nêu ra và những nghiên cứu
về KNS chưa có.Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề nàyđược đề cập đến trong chương trình giáo dục của nước ta, nhưmôn học Đạo đức, Giáo dục công dân Bên cạnh đó, có nhiều tácgiả, dịch giả, học giả nghiên cứu và biên soạn ra những tài liệu,sách học, giúp người học có thể học và biết về cách làm người,cách đối nhân xử thế, phương pháp học tập, tổ chức công việctheo khoa học,… Có thể nêu lên một số tác phẩm nổi tiếng như:
tác phẩm “Đắc nhân tâm” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê.[11] Tác phẩm “Giao tiếp và ứng xử sư phạm” của Ngô Công Hoàn [9] Và tác phẩm “Nhân cách trước đã” của Hoàng Xuân Việt
[22] , … Những tài liệu này đã góp phần rất lớn trong việc trang
bị những KNS nhất định cho người Việt Nam Điều đó cho thấyviệc nghiên cứu KNS tuy chưa được coi chính thức như nghiêncứu về KNS nhưng đã được chú ý và đề cập đến nhiều
Tuy nhiên, thuật ngữ “Kỹ năng sống” chỉ bắt đầu xuất hiện
và được quan tâm tại nước ta vào những năm 90 của thế kỷ XX.Khi ấy, nền kinh tế - xã hội mới bắt đầu có những chuyển biếnphức tạp với việc du nhập các nền văn hóa từ nhiều nước trên thếgiới vào Việt Nam; bên cạnh đó, sự biến đổi của môi trường tự
Trang 8nhiên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến con người; Vì vậy, đòi hỏicon người cần phải học cách thích nghivới những biến đổi nhanhchóng và nhiều mặt đó; Bên cạnh những yêu cầu cao về trình độhọc vấn, tư cách đạo đức, thì cũng đòi hỏi ở mỗi người phải đượctrang bị hệ thống các KNS cần thiết Đây chính là điều kiện đểnhững người làm công tác trong ngành giáo dục ở Việt Nam chútâm đến thuật ngữ “Kỹ năng sống” trong chương trình giáo dục vàtriển khai một số dự án của các tổ chứcphi chính phủ tại ViệtNam.
Một trong những văn bản đầu tiên của Chính phủ nước ta cóliên quan đến GDKNS cho học sinh làquyết định 1363/TTg về
việc “đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục
quốc dân”được thông qua vàođầu những năm 1990.Văn bản này
có đề cập đến việc trang bị những KN ứng xử với môi trường,thái độ sống cũng như những biểu hiện ban đầu của cácKNS.Tuynhiên, thuật ngữ “Kỹ năng sống”theo đúng tên gọi của nó đượcngười Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF(1996) "GDKNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDScho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường"[5] Tiếptheolàchỉ thị số 24/CT&GD năm 1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềcông tác phòng chống ma túy tại các trường học Trong chỉ thị
Trang 9này nhữngKNS được đề cập cần giáo dục cho học sinh như: KN
từ chối, KN bảo vệ bản thân, KN ứng xử với ngưới có HIV…[4]
Sau những năm 1990, một số dự án bắt đầu được thực hiện
ở các tỉnh thành để thử nghiệm việc GDKNS cho những đốitượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Trên cơ sở đó, nhữngnghiên cứu về KNS bắt đầu được phát triển từ những năm 1998 –2000.Dưới sự phát triển cùng với những thử thách của đời sống
xã hội, KNS không chỉ là vấn đề cần thiết cho trẻ em mầm non
mà thanh thiếu niên cũng là những đối tượng rất cần trang bị cácKNS[15]
Năm 2009, tác giả Lê Bích Ngọcxuất bảntác phẩm “Giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5- 6 tuổi” Ngoài mục đích chính là
GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổitác giả còn muốn “nhằm” đến các bậccha mẹ có con từ 5-6 tuổi ở vùng miền núi Trên cơ sở phân tíchkhoa học, tác giả đã phân chia các KNScủa trẻ 5- 6 tuổi thành7nhóm; mỗi nhóm được tác giả liệt kê nhiều KNScụ thểvới từngtên gọi, những điều cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ và những gợiýmang tính định hướngvề các hoạt động, phương tiện và hìnhthức giáo dục cho trẻ [13]
Tác giả Nguyễn Thanh Bình trongtác phẩm “Giáo trình
chuyên đề giáo dục kỹ năng sống” đã đi sâu làm rõ khái niệm
KNS, các phương pháp và nguyên tắc GDKNS hiệu quả.Tuy
Trang 10nhiên, vì đây là giáo trình giảng dạy tại cơ sở đào tạo GV, nêntácgiả không đi sâu phân tíchcác nội dung cơ bản của từng KN [2].
Đến năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạomới chính thức đưacụm từ GDKNS vào trong các cơ sở giáo dục phổ thông tại công
văn số: 463/BGDĐT GDTX về việc” hướng dẫn triển khai thực
hiện GDKNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”[6].Cụ thể:Giáo dục cho người
học những KNScơ bản và cần thiết, với mục đích nhằm hìnhthành những thói quen tốt giúp người học thành công,đồng thờiphải đảm bảo vừa phù hợp với thực tế địa phương và thuần phong
mỹ tục của nước ta vừagiúp cho người học hội nhập quốc tế Bộyêu cầu các nội dung GDKNS phải phù hợp với mọi lứa tuổi vàđược thiết kế theo hướng đồng tâm theo mức độ khótăng dần Đốivới từng bậc họcviệc GDKNS cần tập trung vào các nội dung sau:
* Đối với trẻ lứa tuổi mầm non:
GDKNS sẽ giúp trẻ biết tự nhận thức về bản thân, tự tin, tựlực, thực hiện những quy tắc đảm bảo an toàn cho bản thân,biếttự phục vụ bản thânhình thành và phát triển một số KN xã hộicần thiết như: KN thể hiện tình cảm với mọi người, KNchia sẻ,hợp tác, kiên trì, vượt khó; các KN ứng xử phù hợp với gia đình,cộng đồng, bạn bè và môi trường
Trang 11* Đối với học sinh tiểu học:
Các em học sinh ở lứa tuổi nàycần tiếp tục rèn luyện các KN
đã được học ở bậc học mầm non, đồng thời chú trọnghình thànhcho các em KN giao tiếp; KN xây dựng tình bạn đẹp; KN kiên trìtrong học tập…tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện về nhâncách của học sinh
* Đối với học sinh Trung học
Ở bậc học này, các em HS được yêu cầu tiếp tục rèn luyệncác KN đã được học ở bậc học tiểu họcvàtập trung giáo dục cácKNS cốt lõi,cần thiết cho người học ở lứatuổi nàynhư: KN tư duyphê phán và sáng tạo, KN giao tiếp và hợp tác, KN tự nhận thức
và cảm thông,KN ra quyết định và giải quyết vấn đề,…
Nhìn chung GDKNS cho con người nói chung, cho trẻ mầmnon nói riêng đã được các nước trên thế giới và đặc biệt là nướcta
đã quan tâm khai thác, nghiên cứu, tiếp cậndưới nhiều góc độkhác nhau, nhưng với vấn đề GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thông quahoạt động vui chơi ở các trường mầm non, huyện Sơn Hòa, TỉnhPhú Yên thì chưa có đề tài nào nghiên cứu
-Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non
Trang 12Từ thập kỷ 80 trở lại đây vấn đề GDKNS cho trẻ 5-6 tuổithông qua hoạt động vui chơi được các nhà giáo dục quan tâmnhiều hơn Một số nhà khoa học trong nước nghiên cứu về hoạtđộng vui chơi đối với sự phát triển của trẻ nhỏ được chú ý đến
như: Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong sách: "Trò chơi của trẻ
em" đã đề cập đếnmột sốloại hìnhtrò chơi và làm rõ vai trò quan
trọng của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻlứa tuổimầm non Tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ bản chất xã hội củatrò chơi, cấu trúc và đặc điểmcủa hoạt động chơi và sự tác độngtích cực của người lớn lên trò chơi của trẻ.Đồng thời, tác giảcũngkhẳng trò chơi như là một trong những phương tiện quan
trọng để giáo dục trẻ [19] Bên cạnh đó, trong “Giáo trình giáo
dục hành vi văn hóa cho trẻ em” bà cũng đề cập đến rất nhiều
khía cạnh có liên quan đến GDKNS cho trẻ mầm non dưới tên gọi
là giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ trong các mối quan hệvớithiên nhiên; đồ dùng, đồ chơi;và đối với người xungquanh[20]
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, “ trong lĩnh vực giáo
chơi được coi là một trong những phương tiện giáo dục không thểthay thế” [7]
Trang 13Theo nhóm tác giảPhạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, TrầnThị Sinh cho rằng: Hoạt động vui chơi chính là phương tiện giáodục có hiệu quảở mọi khía cạnh giúptrẻ mẫu giáo phát triển toàndiện nhân cách[4].
* Hoạt động vui chơi là phương tiện phát triển trí tuệ chotrẻ mẫu giáo: Đối với trẻ mẫu giáo, việc học của trẻ thông quavui chơi diễn ra một cách tự nhiên, không gò bó với nhiều nộidung phong phú, đa dạng, phản ánh thế giới hiện thực xung quanhtrẻ Chính vì thế, qua hoạt đông chơi, trẻ sẽ củng cố, chính xáchóa, cụ thể hóacũng như làm tăng vốn hiểu biết của mình về thếgiới xung Ngoài ra, trong quá trình chơi trẻ không những vậndụng những kiến thức hiểu biết đã có mà còn có thể lĩnh hội đươcnhững hiểu biết mới bởi vìtrong quá trình chơi sự hấp dẫn vàhứng thú của các trò chơisẽ tạo điều kiện để trẻ chiếm lĩnh tri thứcmới một cách tự nhiên nhất Chính điều này góp phần thúc đẩyphát triển các năng lực trí tuệ của trẻ như năng lực tư duy, nănglực ngôn ngữ, năng lực cảm xúc…
* Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục đạo đức chotrẻ mẫu giáo:Hoạt động vui chơi có tác động rất lớn đến tâm tư,tình cảm, đạo đức của trẻ mẫu giáo.Thông qua các hoạt động vuichơi đặc biệt là trò chơi “sắm vai”, trò chơi theo chủ đề với nhữngtình huống, những nhân vật phản ánh hiện thực xung quanh trẻ, từ
Trang 14đó giúp trẻ tập làm quen và hình thành những cách ứng xử, cáchthể hiện tình cảm, cũng như những hiểu biết về các mối quan hệ,
sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau như thế nào trong từng trườnghợp Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuồi, trẻ ở lứa tuổi này chưaphân biệt rành mạch giữa trò chơi với đời thường nên những gìcác em được “học” được “thể hiện” trong trò chơi, các em sẽ thểhiện nó trong cuộc sống hàng ngày, trong mối quan hệ với mọingười Trẻ sẽbiết quan tâm giúp đỡ bạn bè, biết yêu thương các
em nhỏ hơn, biết chăm sóc cho người thân khi người thân bịbệnh,… Nghĩa là “các quy tắc ứng xử “bên ngoài” do động cơchơi đã trở thành các quy tắc ứng xử “bên trong” của trẻ nhưthông cảm, sẻ chia, quan tâm, trung thực, dũng cảm, ý chí kiêncường,…Có thể nói rằng vui chơi là cầu nối giữa trẻ với các quytắc đạo đức, giúp quá trình hình thành những phẩm chất đạo đứcdiễn ra dễ dàng, tự nhiên và bền vững hơn”
* Hoạt động vui chơi là phương tiện phát triển thể chất chotrẻ mẫu giáo:Trong quá trình chơi, trẻ vận động rất nhiều cộng vớikhông khí thoải mái, vui vẻ nên chơisẽ giúp trẻ phát triển thể lực
và tinh thần khỏe mạnh, sảng khoái
* Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triểnthẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo:Trong khi chơi, trẻ được tiếp xúc vớinhiều loại đồ chơi khác nhau Điều này sẽ giúp trẻ sẽ cảm nhận
Trang 15được cái đẹp của một số đồ chơi như màu sắc, hình dạng, kíchcỡ , Đồng thời, cách cư xử của các nhân vật trong trò chơi cũnggiúp trẻ cảm nhận được cái đẹp trong hành vichơi từ lời ăn, tiếngnói đến cách cư xử,….Ngoài ra, với những trò chơi đóng vai theochủ đề, trò chơi xây dựng….trẻ còn có cơ hội, điều kiện để tạo racái đẹp thông qua việc tạo ra các sản phẩm cũng như cách sửdụng các ngôn từ trong giao tiếp, trong ứng xử với các tìnhhuống…
* Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục lao động chotrẻ mẫu giáo:Trong khichơi, nhờ sự hướng dẫn của GV sẽ giúptrẻhình thành một số KN như: KN sáng tạo, kiên trì, yêu lao động
Năm 2009, tác giả Lê Bích Ngọc đã đề cập đến việc
GDKNS xã hội cho trẻ qua tác phẩm “Giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ từ 5-6 tuổi”, tác giả nhận định “Trẻ từ 5 đến 6 tuổi thích kết
bạn mới, Trẻ có thể hợp tác, nhận và hoàn thành nhiệm vụ,tôn trọng quy tắc xã hội, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, quý trọng đồngtiền.Những KN này thúc đẩy sự phát triển trí lực, tinh thần tráchnhiệm, tính tích cực, lạc quan, dễ thích ứng với xã hội của trẻ”[13]
Các quan điểm của các nhà khoa học nêu trên cho thấy họđều đề cập đến sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi cũng nhưthông qua hoạt động vui chơi để giáo dục trẻ nói chung
Trang 16và GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng Nhưng hầu như ít ngườinghiên cứu về GDKNS qua hoạt động vui chơi Đặc biệt là đề tàiGDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở cáctrường mầm non huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú Yên chưa có tác giảnào nghiên cứu.
- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường mầm non
- Khái niệm và phân loại kỹ năng sống
- Khái niệm kỹ năng sống
Trên diễn đàn khoa học, hiện tồn tại nhiều quan niệm khácnhau, dẫn đến nhiều định nghĩa về KNS Mỗi định nghĩa nhấnmạnh đến các khía cạnh riêng:
(i) Theo UNESCO: KNS là năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năngvà tham gia vào cuộc sống hàng ngày Vì thế, theo tổ chức này thì KNS gắn với 4 trụ cột của giáo
dục, đó là: Học để biết, Học làm người, Học để sống với người
khác và Học để làmbao gồm các KNS như: KN tư duy, KN giao
tiếp, KN đảm nhận trách nhiệm
(ii) Theo WHO: “KNS là khả năng để có hành vi thích ứng
(adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xửhiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng
Trang 17ngày Đó là cácKN tâm lý xã hội và KN giao tiếp mà mỗi cá nhân
có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả
và giải quyết một cách tích cực hoặc ứng phó với những vấn đềhay những thách thức của cuộc sống hàng ngày”[28]
(iii)Theo UNICEF: KNS là tập hợp nhiều KN tâm lý, xã
hội và giao tiếp mang tính cá nhân giúp con người đưa ra nhữngquyết định đúng đắn, giao tiếp hiệu quả, phát triển các KN quản
lý bản thân để từ đó giúp cá nhân có cuộc sống lành mạnh, antoàn, có chất lượng
(iv)Tương đồng với quan niệm của WHO, “còn có quan
niệm KNS là những KN tâm lí xã hội liên quan đến những tri
thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra
bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giảiquyết có hiệu quảcác yêu cầu và thách thức của cuộc sống” [2]
các công cụ cần thiết để làm chủ sự căng thẳng do sự thay đổi, ốmđau, mất mát, làm việc quá độ, li dị, đi lại kéo dài và những trảinghiệm bình thường khác của cuộc sống, KNS là những kế hoạch,chương trình thực tế nhanh chóng và hiệu quả mà bạn có thể sửdụng bất kỳ lúc nào để trở nên lạc quan ứng xử và hưởng thụtrong công việc và khi vui chơi" [31]
Trang 18(vi) Một khái niệm khác, KNS là tập hợp các hành vi tích
cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệuquả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàngngày[29].Nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội[26],đó là tậphợp các KN mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệmtrực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặptrong đời sống con người Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vàochuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng.KNS có chức năngđem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực
và có ích cho cộng đồng
Các quan niệm nêu trên cho thấy quan niệm về KNS của tổchức UNESCO có nội hàm rộng nhất.Nó bao gồm những KNScốtlõi như: KN đọcviết, KN tự nhận thức, KN giao tiếp; KN cảmthông; KN làm việc nhóm; KN điều chỉnh cảm xúc; KN ứng phó
với sự căng thẳng….Theo tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, “Kỹ
năng sống là những KN tinh thần hay những KN tâm lý, KN tâm
lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộcsống Những KN này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mìnhcũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển.KNS còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lựctâm lý xã hội giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống cónhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại”[17] Từ
Trang 19góc độ tâm lý học tác giả Nguyễn Quang Uẩn khẳng định: “KNS
là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống KN nói lên năng lực sốngcủa con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vàocuộc sống hằng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác địnhcủa cuộc sống” [22]
Tuy nội hàm của khái niệm về KNS nêu trên rộng, hẹp khácnhau, nhưng về cơ bản giữa chúng có sự thống nhất đó là hiểu
KNS thuộc về phạm trù năng lực, bao hàm cả tri thức, hành vi và thái độ trong một lĩnh vực cụ thểnào đó.
Theo quan niệm của chúng tôi, “KNS là những năng lực tâm
lý – xã hội cơ bản giúp cho mỗi cá nhân thích ứng và tồn tại trongcuộc sốnghàng ngày.Bên cạnh đó, những KN này sẽ giúp bảnthân của mỗi ngườithể hiện được năng lực của mình vàtham giavào giải quyết các vấn đề của cuộc sống hằng ngàymột cách cóhiệu quả, an toàn và chất lượng”
- Phân loại kỹ năng sống
Tùy vào mỗi quan niệm khác nhau về KNS mà tên gọivàsốlượng của những KNS sẽ khác nhau Có thể đề cập đến một vàicách phân loại như sau:
(i) Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Theo WHO [1]“danh
sách KNS có thể rất dài, nhưng các KN có thể được chấp nhận ở
Trang 20những nền văn hóa khác nhau được xác định là các KN cơ bảnsau:
- Ra quyết định;
- Giải quyết vấn đề;
- Suy nghĩ sáng tạo;
- Suy nghĩ có phán đoán;
- Truyền thông có hiệu quả;
- Giao tiếp giữa người và người;
KN ra quyết định giúp chúng ta chọn những quyết định tíchcực liên quan đến cuộc sống của chúng ta
Trang 21KN giải quyết vấn đề giúp ta xử lý những khó khăn gặp phảimột cách tích cực nhất Những vấn đề gặp phải nếu không quantâm giải quyết sẽ gây ra stress, dẫn theo những xáo trộn về cuộcsống và sức khoẻ Truyền thông có hiệu quả là khi chúng ta diễnđạt suy nghĩ của mình bằng lời nói hay không bằng lời nói, mộtcách phù hợp với hoàn cảnh hay bối cảnh văn hóa Điều này cónghĩa là khả năng diễn đạt những ước muốn cũng như tìm sựtham vấn khi cần.
KN giao tiếp giúp ta quan hệ một cách tích cực với những aitương tác với chúng ta.Có nghĩa là kết bạn, gìn giữ tình bạn vìđiều này có thể rất quan trọng cho sức khỏe tinh thần và xã hộicủa ta.Nó cũng có nghĩa là giữ mối quan hệ tốt với gia đình,nguồn hỗ trợ quan trọng Nhưng cũng có ý nghĩa cắt đứt các mốiquan hệ một cách xây dựng, ý thức về bản thân bao gồm: Sự nhìnnhận về bản thân, tính tình, mặt mạnh, mặt yếu, ước muốn củachúng ta cũng như những điều mà chúng ta không thích Ý thức
về bản thân giúp chúng ta nhận ra stress hay tình trạng bị áp lực
để ứng phó kịp thời Ý thức về bản thân là một tiền đề quan trọng
để truyền thông và giao tiếp có hiệu quả cũng như để thấu cảmvới người khác Khả năng thấu cảm là khả năng hình dung hoàncảnh sống của người khác mà có khi họ còn xa lạ với ta Thấucảm giúp ta chấp nhận người kia dù họ rất khác với chúng ta
Trang 22Điều này sẽ giúp cải thiện các mối tương tác xã hội.Đồng thời,thấu cảm còn giúp chúng ta có thái độ phù hợp với những ngườicần sự giúp đỡ, chăm sóc của chúng ta Ứng phó với cảm xúc, đó
là nhìn nhận các cảm xúc nơi ta và người khác, ý thức rằng cảmxúc ảnh hưởng đến hành vi như thế nào và có khả năng ứng phóvới cảm xúc một cách phù hợp Ứng phó với stress, đó là biếtnhận ra các nguyên nhân gây stress trong đời sống chúng ta, nhận
ra stress tác động đến chúng ta như thế nào và hành động để giảmbớt các nguồn gây stress, giữ stress ở mức độ chấp nhận được,hoặc học cách thư giãn để giữ sự căng thẳng không hại đến sứckhỏe”
(ii) Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) [27]
“Theo UNESCO thì KN phải được phân chia dựa trênnhững KN cơ bản cũng như những KN chuyên biệt trong đời sống
cá nhân của con người ở những mối quan hệ khác nhau cũng như
ở những lĩnh vực khác nhau Theo đó, có thể có những nhómKNS như sau:
* Nhóm KN chung: Nhóm chung này bao gồm những KN
cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể có để thích ứng với cuộc sốngchung bao gồm các KN nhận thức, KN liên quan đến cảm xúc vàcác KN cơ bản về xã hội
Trang 23* Nhóm KN chuyên biệt: Nhóm KN chuyên biệt gồm các
KN được thể hiện trong các lĩnh vực cụ thể khác nhau của đờisống xã hội như: Các KN về sức khỏe và dinh dưỡng, KN liênquan đến giới và giới tính, KN về các vấn đề xã hội như ma túy,HIV- AIDS, các KN liên quan đến môi trường thiên nhiên, cácvấn đề bạo lực, rủi ro, những KN quan đến cuộc sống gia đình,môi trường cộng đồng, hòa bình và giải quyết xung đột, phòngtránh buôn bán trẻ em và phụ nữ”
(iii) Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) [1]: “Tổ
chức này nghiên cứu sâu về KNS dưới góc độ tồn tại và phát triểncủa cá nhân Theo đó, các KN phân loại theo các mối quan hệ nhưsau:
Trang 24- KN đương đầu với căng thẳng.
*.Nhóm KN nhận thức và sống với người khác Nhóm này
có các KN:
- KN thiết lập quan hệ
- KN tương tác liên nhân cách
- KN Sự cảm thông – thấu cảm (Empathy)
- KN Giao tiếp có hiệu quả - KN thương lượng
- KN đứng vững trước những áp lực tiêu cực của bạn bè hoặccủa người khác
* Nhóm KN ra quyết định và làm việc hiệu quả, bao gồm
những KN sau:
- Tư duy phê phán
- Tư duy sáng tạo
- Ra quyết định
- Giải quyết vấn đề”
(iv) Tổ chức ESCAP KNS được phân thành 3 loại như sau:
- KNS liên quan đến phát triển cá nhân
Trang 25- KNS liên quan đến mối quan hệ với người khác
- KNS công nghệ thông tin,
Từ những cách phân loại KNS nêu trên, chúng ta có thể thấycách phân chia KNS của mỗi tổ chức, cá nhân, đều mang tínhtương đối.Tùy thuộc vào các khía cạnh xem xét, hoặc các góc độnhìn nhận mà một KNS có thể được xếp vào các nhóm KNSmang các tên gọi khác nhau Có nhiều cách phân loại như vậy,nhưng dù phân loại theo hình thức nào thì KNS phải là những khảnăng thuộc vềphạm trù năng lực của mỗi cá nhân giúp bản thân
họ tồn tại, thích nghivà làm chủ cuộc sống của mình.Một số KNđược coi là những KN cốt lõi như:
Trang 26trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhóm KN cơ bản hướng đến sự pháttriển toàn diệnnhân cáchcho trẻ: KN phát triển thể chất, KN pháttriển nhận thức, KN phát triển tình cảm xã hội, KN phát triển ngônngữ - giao tiếp
1.2.1.3.Mối quan hệ giữa các kỹ năng sống [1]
Trên thực tế các KNS thường có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau, đan xen và hỗ trợ cho nhau, nhờ đó con người có thể ứngphó linh hoạt và cóhiệu quả đối với những vấn đề khó khăn trongcác tình huống đa dạng, phức tạpcủa cuộc sống hàng ngày Ví dụ:
(i) Khi cần giải quyết vấn đềnào đó để đưa ra quyết định
đúng đắnthì những KN sau đây thường được vận dụng: KN tựnhận thức; KN tư duy phê phán; KN tư duy sáng tạo; KN xácđịnh giá trị; KN kiên định
(ii) Để có thể giao tiếp có hiệu quả, chúng tacần phối hợp
vận dụng các KN như: KN tự nhận thức; KN thương lượng; KN
tư duy phê phán; KN lắng nghe tích cực; KN chia sẻ; KN kiềmchếcảm xúc
(iii) Chính vì vậy, trong quá trình GDKNS cho người họcthì chúng thường không được dạy riêng biệt mà phải đượcdạylồng ghép, tích hợpnhư một phần không thể tách rời của cácchương trình giáo dục gắn với từng hoàn cảnh cụ thể
Trang 27-Giáo dục kỹ năng sống [1]; [11]
-.Giáo dục kỹ năng sống là gì?
“GDKNS là quá trình tác động sư phạm tích cực, có chủđích, có kế hoạch nhằm giáo dục cách sống tích cực trong xã hộihiện đại, là quá trình xây dựng những hành vi lành mạnh và thayđổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học
có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các KN thích hợp
GDKNS có mục tiêulà làm cho người học, các đối tượnghưởng lợi từ chương trình GDKNS biết sống một cách phù hợp vàhữu ích, quản lý được các tình huống rủi ro, quản lý bản thântrước những thách thức của xã hội hiện đại từ đó giúp nâng caochất lượng cuộc sống cá nhân và giảm thiểu các vấn đề xã hội.Hay nói cách khác, GDKNS giúp cho người học thay đổi hành vi
từ thụ động, tiêu cực sang những hành vi tích cực, mang tính xâydựng để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần pháttriển bền vững cho xã hội”
- Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống
Nguyên tắc GDKNStrước hết là phải dựa vào sự trải
nghiệm Để giáo dụcthói quen hành vi tích cực, cũng như chuyển
các hành vi, thói quen tiêu cực thành hành vitích cực thì phải tổ
chức giáo dục dựa vào sự trải nghiệmdựa trên các hoạt động
Trang 28trong đó người học sẽ đóng vai trò chủ đạo,người dạychỉ đóng
vai trò là người hướng dẫn thúc đẩy việc trực tiếp trải nghiệm của người học.
Chính vì thế, GDKNS cầntuân thủcác nguyên tắc cơ bản sau
(i)“Cung cấp thông tin là điểm khởi đầu tất yếu của bất cứ
sự cố gắng mong muốn thay đổi hành vi nào Thông tin cần dễhiểu và phù hợp với người học - đối tượng mà chúng ta muốn họthay đổi hành vi
(ii)Tập trung vào những thông điệp tích cực, hình thành, duy
trì và củng cố những hành vi lành mạnh và hướng tới cuộc sống tốthơn cho mọi người trong cộng đồng Cần rất hạn chế sử dụngnhững thông điệp mang tính đe dọa để động viên sự thay đổi hành
vi
(iii)Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần độ lâu về thời gian
Điểm phân biệt giữa chương trình GDKNS với các chươngtrình khác là: Trong khi các chương trình giáo dục khác thườngchỉ cung cấp thông tin ngắn cho một số lớn người tham dự, thìchương trình GDKNS được tiến hành trong các nhóm nhỏ trongkhoảng thời gian dài để động viên người tham gia chấp nhậnnhững hành vi mới, để dạy mô hình các KN cần thiết nhằm đạt
Trang 29được những hành vi đó, để tiếp tục củng cố những KN mới chođến khi người tham gia cảm thấy có thể thực hiện được nhữnghành vi lành mạnh.
(iv)Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn
Mỗi cá nhân thường thích chấp nhận những hành vi mới nếu
họ được lựa chọn nó trong số những phương án có thể trên cơ sở
tự phân tích, phê phán và tìm ra phương án phù hợp với mình.Cho nên phương pháp GDKNS cần hướng tới phát triển KN tưduy phê phán giúp người tham gia học được rất nhiều sự lựa chọnkhi giải quyết những tình huống khó khăn
(v) Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi
Vì sự thay đổi sẽ dễ dàng hơn nếu môi trường cũng khuyếnkhích sự thay đổi đó đối với cá nhân, nên các chương trìnhGDKNS cần chú trọng cộng tác với cộng đồng một cách toàndiện để tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi
(vi) Tăng cường sử dụng giáo dục đồng đẳng
Người mang ảnh hưởng có thể làm thúc đẩy những thay đổi,nên phương pháp đồng đẳng có thể được bổ sung vào các chươngtrình GDKNS để tạo cơ sở thuận lợi cho sự thay đổi, cũng như
Trang 30chấp nhận hành vi mẫu của người khác.Tập huấn cho nhữngngười có tác động ảnh hưởng để họ có thể đóng vai trò mẫu trongnhóm của mình sẽ giúp tăng đáng kể tác động của chương trình”
- Chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường mầm non[6]
Nội dung Chương trình hoạt động GDKNS ở các trườngmầm nonđược thể hiện trong công văn số463/BGDĐT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ký ngày 28 tháng 01 năm 2015 Công văn đã
xác định rõ mục tiêu: “Giáo dục những KN cơ bản và cần thiếtchotrẻ, hướng tới hình thành những KN tốt giúp trẻ thành công, đảmbảo vừa phù hợp với thực tiễn của địa phương và thuần phong mỹtục Việt Nam… Nội dung GDKNS phải phù hợp với mọi lứa tuổi
và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ cao dần” Văn bản của Bộcũng đưa ra nhữngnội dung cơ bản vềGDKNS đối với trẻ mầmnon Nội dung GDKNShướng đến việc giúp trẻ nhận thức về bảnthân: Trẻ tự tin hơn, biết thực hiện những nguyên tắc an toàncơbản, biết làm một số việc giảnđơn giúp người thân; hình thành vàphát triển các KN xã hội cần thiếtnhư: biếtthể hiện tình cảm vớimọi người, biết chia sẻ, hợp tác,hình thành một số KN ứng xử phùhợp trong các mối quan hệ với gia đình, cộng đồng, bạn bè vàmôi trường
Trang 31Cụ thể, nội dung chương trình được phân thành hai nhómchính như sau:
* Nhóm KN giúp trẻ nhận thức về bản thân, bao gồm:
- KN bảo vệ bản thân, như thực hiện các KN an toàn thông
thường, phòng chống các tai nạn thông thường
- KN tự phục vụ, quản lí thời gian, kiểm soát cảm xúc, ănuống từ tốn, mặc chỉn chu, sạch sẽ, nói năng lễ phép, lịch sự, nóilời cảm ơn, xin lỗi…
- KN tự tin trong cuộc sống, gồm các KN về nhận thức giátrị của bản thân, trình bày ý kiến, thể hiện khả năng, tự trọng
* Nhóm các KN xã hội, ứng xử, bao gồm:
- KN giao tiếp, như thân thiện, cởi mở, hòa nhã, biết lắngnghe, trình bày ý kiến rõ ràng, bình tĩnh; biết khởi xướng, duy trì
và kết thúc cuộc giao tiếp…
- KN làm việc nhóm, như biết thỏa thuận mục đích, phâncông vai trò, thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ được phân công;biết giúp đỡ và tìm kiếm sự giúp đỡ; biết chấp nhận và vượt quathử thách…
Trang 32- KN tài chính sẽ trang bị cho trẻ các kiến thức nền tảng vềtài chínhvới mục đíchgiúp trẻ hiểu được vai trò của mình trongnền kinh tế; hiểu được giá trị của sức lao độngcũng nhưgiá trị củađồng tiền; có thái độ đúng mực với những quyết định tài chínhcủa mình;Nâng cao bản lĩnh tự lập, tự chịu trách nhiệm với những
gì mình làm, từ đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ
Dựa vào Chương trình GDMN hiện hành và Bộ chuẩn pháttriển trẻ 5 tuổi, chúng tôi cho rằng những KNS của trẻ 5 – 6 tuổicần được trang bị như sau:
- KN chăm sóc SK vàdinh dưỡng
- KN chăm sóc vệ sinh cá nhân
- KN giữ an toàn cá nhân
Trang 33- Hình thức và phươngpháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
-Các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Việc GDKNS cho trẻ mầm non cần được thực hiện thôngqua toàn bộ đời sống nhà trường, qua tất cả các HĐGDcủa trẻ
Trang 34MN Đó là các HĐ vui chơi, HĐhọc, HĐlao động và HĐăn, ngủ,
vệ sinh cá nhân
(i)Hoạt động chơi: Chính là HĐchủ đạo của trẻ mầm non.
Trẻ chơi mà học Thông qua chơi, trẻ được phát triển các KN vềbản thân, về các mối quan hệ XH, về giao tiếp, về ứng xử với cáctình huống đa dạngcủa cuộc sống… Đó là các trò chơi đóng vai
có chủ đề, trò chơi vận động, trò chơi học tập…
(ii) Hoạt động học: Thông qua HĐhọc giúp cung cấp cho
trẻ mầm non những kiến thức mới và trẻ được trải nghiệm qua cáchoạt động do GV tổ chức Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,việc học tập giúp cho trẻ có những KN cần thiếtđểchuẩn bị vàolớp 1 Học tập giúp trẻ phát triển toàn diện cả 5 lĩnh vực giáo dục
đó là: lĩnh vực thể chất, lĩnh vực ngôn ngữ, lĩnh vực nhận thức,lĩnh vực tình cảm - KN xã hội và lĩnh vực thẩm mỹ Từ đó giúptrẻ mạnh dạn tự tin hơn khi bước vào học tập ở Trường tiểu học
Mỗi một hoạt động học tập đều nhằm cung cấp cho trẻnhững kiến thức KN cụ thể như:
* Hoạt động phát triển thể chất: Bao gồm dinh dưỡng sức
khỏe và vận động thông qua các hoạt động này sẽ hình thành ởtrẻ một số KN cơ bản như: KN quan sát, KN không ăn những đồ
ôi thiu, KN chạy, KN bật, KN trườn, bò…
Trang 35*.Hoạt động làm quen chữ viết: Cho trẻ LQCV và chữ cái
còn giúp trẻ hình thành và rèn luyện một số KN như cầm bút, cầmsách, mở từng trang sách, tư thế ngồi của học sinh Nhờ vậy, trẻđược hình thành dần một số KN cần thiết cho việc học Tiếng Việt
ở lớp một
phá môi trường sự vật, các hiện tượng tự nhiên, xã hội xungquanh trẻ, thông qua hoạt động này sẽ giúp trẻ hình thành các KNsau: KN quan sát, KN phán đoán, KN tư duy, KN sáng tạo…Những KN này góp phần tạo nền tảng để trẻ học tốt hơn ở các bậchọc phổ thông sau này
*.Hoạt động làm quen với các biểu tượng toán: Giúp trẻ
hình thành các KN như KN Tư duy, KN so sánh, KN xếpchồng…
*.Hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học: Giúp trẻ
hình thành và phát triển các KN như: KN lắng nghe, KN quan sát,
KN trả lời câu hỏi, KN giao tiếp…
* Hoạt động tạo hình:Giúp trẻ củng cố và phát triển các
biểu tượng đã được học về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻvàcác mối quan hệ giữa chúng thông qua màu sắc, hình dạng,bốcụcvà cấu tạocủa chúng.Củng cố khả năng vẽ nặn xé dán…,cũng
Trang 36như các KN quan sát sự vật; phát triển các thao tác tư duy,phântích,so sánh, tổng hợpvàkhái quát hóa;đồng thời, thực hiện cácthao tác theo trình tựvàlogic Ngoài ra, thông qua hoạt động tạohình, còn giúp phát triển ở trẻ khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng,sáng tạo, động cơ vàhứng thú học tập…
* Hoạt động âm nhạc: Đối với trẻ mẫu giáo, việc hình
thành các KNS thông qua hoạt động âm nhạc sẽ là một biện phápđem lại kết quả cao nhất Vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là “học
mà chơi, chơi mà học”.Các trò chơi âm nhạc được coi là mộttrong các hình thức vận động trong nhà trường Nó có vai tròquan trọng giúp trẻ hình thành các KN như: Luyện tai nghe nhạc,củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âmnhạc, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn…
(iii) Hoạt động lao động: Hoạt động lao động cho trẻ mẫu
giáo có ý nghĩa quan trọng đối với việc GDKNS, giúp cho quá
trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện Ví dụ: thông qua hoạt động lao động nhổ cỏ, nhặt rác đòi hỏi trẻ phải hoạt động
bằng tay, di chuyển bằng chân như vậy giúp trẻ phát triển các KNnhư: KN quan sát, KN vận động … Mặc khác, thông qua lao độngcòn giúp trẻ hình thành những phẩm chất nhân cách quantrọngnhư: Yêu thích lao động, quý trọng người lao động cũngnhưhình thành ở các bé tính mục đích, kiên trì vàgiúp trẻ nắm
Trang 37được một số KN lao động đơn giản Ví dụ: Trong buổi làm vệ sinh xung quanh lớp học trẻ biết tự phân công cho mình một
công việc cụ thể và cố gắng hoàn thành nó, trong một số côngviệc thì đòi hỏi tập thể ở các trẻ cùng nhau làm vệ sinh thì có trẻtrồng cây, một trẻ khác nhặt rác và lá vàng, trẻ khác lại chăm sóctưới nước…Như vậy, thông qua hoạt động lao động giúp trẻ pháttriển các KNS như: KN làm việc nhóm, KN tương tác, KN giaotiếp Chính vì vậy mà GV thường xuyên tổ chức lồng ghépGDKNS thông qua các hoạt động lao động trong tuần
(iv)Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: Là hoạt động quan
trọng không thể thiếu trong GDMN, thông qua hoạt động nàygiúp trẻ hình thành các KN như: KN tự phục vụ, KN nhận thức,
KN lịch sự trong ăn uống, KN tự giác…
- Các phương pháp giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ mầm non
Dựa trên đặc điểm của trẻ mầm non cũng như đặc trưng củaGDKNS các nhà nghiên cứu về GDMN tập trung vào các nhómphương pháp sau:
(i)Nhóm phương pháp giáo dục trực quan:
Các phương pháp giáo dục trực quan được dùng trong GDtrẻ mầm non bao gồm các PP làm mẫu, PP làm cùng, PP làmgương Những PP này giúp trẻ MNquan sát, bắt chước, tập làm