MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng nghiên cứu 7 5. Phạm vi nghiên cứu 7 6. Giả thuyết khoa học 7 7. Phương pháp nghiên cứu 8 8. Cấu trúc luận văn 8 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Lý THUYẾN DIỄN NGÔN VÀ DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 9 1.1. Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn 9 1.1.1. Diễn ngôn từ ngôn ngữ học tới văn học 10 1.1.2. Diễn ngôn trong văn học 16 1.2. Vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 18 1.2.1. Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử 18 1.2.2. Một số đặc điểm của diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 20 CHƯƠNG 2. DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUAN THÂN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ 25 CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT 25 2.1. Cốt truyện Hội thề và sự bù lấp những “khoảng trống” lịch sử 25 2.1.1. Từ bối cảnh lịch sử xã hội thế kỷ XIV 25 2.1.2. Đến Hội thề của Nguyễn Quang Thân 27 2.2. Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng như một cách phục dựng lịch sử 30 2.2.1. Sự phong phú về loại hình 30 2.2.2. Sự đa dạng trong đặc điểm cấu trúc hình tượng 43 CHƯƠNG 3. DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC DIỄN GIẢI 54 3.1. Mô hình kết cấu 54 3.1.1. Kết cấu tương phản, đối lập 54 3.1.2. Kết cấu đồng hiện 56 3.2. Tổ chức ngôn từ và giọng điệu 59 3.2.1. Tổ chức ngôn từ 59 3.2.2. Giọng điệu trần thuật 67 3.3. Tổ chức không gian, thời gian nghệ thuật 74 3.3.1. Tổ chức không gian nghệ thuật 74 3.3.2. Tổ chức thời gian nghệ thuật 79 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Từ những năm 1960 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn học đã quan tâm đặc biệt tới khái niệm diễn ngôn với một loạt tên tuổi hàng đầu như M. Foucault, J. Derrida, R. Barthes, M. Bakhtin… Khái niệm diễn ngôn được thể hiện không chỉ trong một lĩnh vực duy nhất mà được xem xét rộng rãi trong ngôn ngữ học, văn hóa học và nghiên cứu văn học. Tuy nhiên mỗi lĩnh vực lại có sự nhìn nhận về diễn ngôn khác nhau. Diễn ngôn lịch sử là một loại diễn ngôn dựa trên sự phân định theo lĩnh vực tri thức. Diễn ngôn lịch sử trước hết là một loại hình khoa học – khoa học lịch sử với đầy đủ các đặc điểm, quy phạm riêng của mình như tính khách quan trong sự phản ánh, tính chân thực lịch sử… Tuy nhiên trong tiểu thuyết lịch sử, lịch sử trong tiểu thuyết lúc này trở thành lịch sử trong cảm nhận cá nhân, được nhà văn nhìn nhận bằng điểm nhìn văn hóa, triết học lịch sử và thụ hưởng trên tinh thần nhân văn hiện đại. Do đó, cần có sự nhìn nhận biện chứng và hệ thống về sự giống và khác nhau giữa diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử và diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử, để từ đó có cái nhìn khách quan, khoa học về tiểu thuyết lịch sử. 1.2. Sau năm 1986, đất nước ta có nhiều chuyển biến trên mọi phương diện, trong đó có văn học, nghệ thuật. Không khí cởi mở trong xã hội cùng với quan hệ giao lưu văn hóa ngày càng rộng rãi với các nước trong khu vực và trên thế giới đã tác động mạnh đến đời sống văn học Việt Nam đương đại. Có thể nói văn học giai đoạn này đang có những bước chuyển mình mới mẻ nhưng cũng đầy phức tạp trong cuộc hành trình “tìm lại chính mình”. Trong sự phát triển phong phú của văn học thời kỳ đổi mới không thể không nhắc đến tiểu thuyết thể loại luôn được coi là chủ chốt của một nền văn học. Những năm gần đây, tiểu thuyết nước ta đã và đang nỗ lực chuyển biến không chỉ ở bản chất thể loại mà ở cả đội ngũ sáng tác với những đổi mới mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật. Trong số các cây bút tiểu thuyết có nhiều đóng góp mới mẻ hiện nay, Nguyễn Quang Thân là được xem là một hiện tượng tiêu biểu. Hội thề là một trong số những tiểu thuyết đặc sắc, nổi bật của ông. Tác phẩm đã giành giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 2006 2009. Hội thề đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong giới nghiên cứu, phê bình cũng như người đọc, đặc biệt về vấn đề tính chân thực lịch sử, cách nhìn nhận, đánh giá về lịch sử và các nhân vật lịch sử… Từ các lí do trên, chúng tôi quyết định lấy việc nghiên cứu diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của nhà văn Nguyễn Quang Thân làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về diễn ngôn và diễn ngôn lịch sử 2.1.1. Nghiên cứu về diễn ngôn Quan niệm về diễn ngôn được giới thiệu ở ta sớm nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Có thể kể đến các công trình: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985); Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban (1998, 2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp (2000), Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp của Nguyễn Hoà (2003), Từ điển tu từ phong cách – thi pháp học của Nguyễn Thái Hoà (2005),... Bên cạnh những công trình biên khảo nói trên, cũng có một số công trình nghiên cứu về diễn ngôn của nước ngoài được dịch sang tiếng Việt, chẳng hạn: Ngôn ngữ học đại cương của F.de Sausure (Cao Xuân Hạo dịch, 2005), Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, 1997), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998), Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mak Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)… Các công trình này tập trung vào các nội dung: diễn ngôn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngôn, các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa diễn ngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn ngôn, các đường hướng phân tích diễn ngôn… Đây là những tiền đề lý thuyết hết sức quan trọng để người viết vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài của mình. 2.1.2. Nghiên cứu về diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử Trong thời gian gần đây, nghiên cứu về diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử được các nhà nghiên cứu, phê bình đặc biệt quan tâm. Trong đó, có thể kể đến các bài viết: Những quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử, Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử (Trần Đình Sử), Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa (Nguyễn Đăng Điệp), Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI (Thái Phan Vàng Anh), Tinh thần lịch sử trong văn học nghệ thuật (Lê Thành Nghị), Văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 (Nguyễn Thị Bình)… Nhìn chung, các công trình trên đã chỉ ra những đổi mới đáng chú ý của loại hình tiểu thuyết lịch sử trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và phương thức biểu hiện, đề cập đến những thay đổi trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử và những quan niệm mới của thế giới về diễn ngôn lịch sử, giải quyết mối liên hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu tưởng tượng của nhà văn, góc độ tiếp cận lịch sử của người sáng tác… Các tài liệu nghiên cứu trên đều là những cơ sở quan trọng để người viết tiếp cận vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân.
Trang 1MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng nghiên cứu 7
5 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Giả thuyết khoa học 7
7 Phương pháp nghiên cứu 8
8 Cấu trúc luận văn 8
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Lý THUYẾN DIỄN NGÔN VÀ DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 9
1.1 Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn 9
1.1.1 Diễn ngôn từ ngôn ngữ học tới văn học 10
1.1.2 Diễn ngôn trong văn học 16
1.2 Vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 18
1.2.1 Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử 18
1.2.2 Một số đặc điểm của diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 20
CHƯƠNG 2 DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUAN THÂN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ 25
CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT 25
2.1 Cốt truyện Hội thề và sự bù lấp những “khoảng trống” lịch sử 25
2.1.1 Từ bối cảnh lịch sử xã hội thế kỷ XIV 25
2.1.2 Đến Hội thề của Nguyễn Quang Thân 27 2.2 Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng như một cách phục dựng lịch sử.30
Trang 22.2.1 Sự phong phú về loại hình 30
2.2.2 Sự đa dạng trong đặc điểm cấu trúc hình tượng 43
CHƯƠNG 3 DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC DIỄN GIẢI54 3.1 Mô hình kết cấu 54
3.1.1 Kết cấu tương phản, đối lập 54
3.1.2 Kết cấu đồng hiện 56
3.2 Tổ chức ngôn từ và giọng điệu 59
3.2.1 Tổ chức ngôn từ 59
3.2.2 Giọng điệu trần thuật 67
3.3 Tổ chức không gian, thời gian nghệ thuật 74
3.3.1 Tổ chức không gian nghệ thuật 74
3.3.2 Tổ chức thời gian nghệ thuật 79
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Từ những năm 1960 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn học đã
quan tâm đặc biệt tới khái niệm diễn ngôn với một loạt tên tuổi hàng đầu như
M Foucault, J Derrida, R Barthes, M Bakhtin… Khái niệm diễn ngôn đượcthể hiện không chỉ trong một lĩnh vực duy nhất mà được xem xét rộng rãitrong ngôn ngữ học, văn hóa học và nghiên cứu văn học Tuy nhiên mỗi lĩnhvực lại có sự nhìn nhận về diễn ngôn khác nhau
Diễn ngôn lịch sử là một loại diễn ngôn dựa trên sự phân định theo lĩnhvực tri thức Diễn ngôn lịch sử trước hết là một loại hình khoa học – khoa họclịch sử với đầy đủ các đặc điểm, quy phạm riêng của mình như tính kháchquan trong sự phản ánh, tính chân thực lịch sử… Tuy nhiên trong tiểu thuyếtlịch sử, lịch sử trong tiểu thuyết lúc này trở thành lịch sử trong cảm nhận cánhân, được nhà văn nhìn nhận bằng điểm nhìn văn hóa, triết học lịch sử vàthụ hưởng trên tinh thần nhân văn hiện đại Do đó, cần có sự nhìn nhận biệnchứng và hệ thống về sự giống và khác nhau giữa diễn ngôn lịch sử trongkhoa học lịch sử và diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử, để từ đó có cáinhìn khách quan, khoa học về tiểu thuyết lịch sử
1.2 Sau năm 1986, đất nước ta có nhiều chuyển biến trên mọi phương
diện, trong đó có văn học, nghệ thuật Không khí cởi mở trong xã hội cùngvới quan hệ giao lưu văn hóa ngày càng rộng rãi với các nước trong khu vực
và trên thế giới đã tác động mạnh đến đời sống văn học Việt Nam đương đại
Có thể nói văn học giai đoạn này đang có những bước chuyển mình mới mẻnhưng cũng đầy phức tạp trong cuộc hành trình “tìm lại chính mình”
Trang 4Trong sự phát triển phong phú của văn học thời kỳ đổi mới không thểkhông nhắc đến tiểu thuyết - thể loại luôn được coi là chủ chốt của một nềnvăn học Những năm gần đây, tiểu thuyết nước ta đã và đang nỗ lực chuyểnbiến không chỉ ở bản chất thể loại mà ở cả đội ngũ sáng tác với những đổimới mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật Trong số các cây bút tiểu thuyết cónhiều đóng góp mới mẻ hiện nay, Nguyễn Quang Thân là được xem là một
hiện tượng tiêu biểu Hội thề là một trong số những tiểu thuyết đặc sắc, nổi
bật của ông Tác phẩm đã giành giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn
Việt Nam 2006 - 2009 Hội thề đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong giới
nghiên cứu, phê bình cũng như người đọc, đặc biệt về vấn đề tính chân thựclịch sử, cách nhìn nhận, đánh giá về lịch sử và các nhân vật lịch sử…
Từ các lí do trên, chúng tôi quyết định lấy việc nghiên cứu diễn ngôn
lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của nhà văn Nguyễn Quang Thân làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình
2 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu về diễn ngôn và diễn ngôn lịch sử
2.1.1 Nghiên cứu về diễn ngôn
Quan niệm về diễn ngôn được giới thiệu ở ta sớm nhất trong lĩnh vực
ngôn ngữ học Có thể kể đến các công trình: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985); Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban (1998, 2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp (2000), Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp của Nguyễn Hoà (2003), Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học của Nguyễn Thái Hoà (2005),
Trang 5Bên cạnh những công trình biên khảo nói trên, cũng có một số côngtrình nghiên cứu về diễn ngôn của nước ngoài được dịch sang tiếng Việt,
chẳng hạn: Ngôn ngữ học đại cương của F.de Sausure (Cao Xuân Hạo dịch, 2005), Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, 1997), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998), Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mak Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004)…
Các công trình này tập trung vào các nội dung: diễn ngôn là gì, đặcđiểm và chức năng của diễn ngôn, các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa diễnngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn ngôn,các đường hướng phân tích diễn ngôn… Đây là những tiền đề lý thuyết hếtsức quan trọng để người viết vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài củamình
2.1.2 Nghiên cứu về diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử
Trong thời gian gần đây, nghiên cứu về diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch
sử được các nhà nghiên cứu, phê bình đặc biệt quan tâm Trong đó, có thể kể
đến các bài viết: Những quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử, Suy nghĩ về lịch
sử và tiểu thuyết lịch sử (Trần Đình Sử), Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa (Nguyễn Đăng Điệp), Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI (Thái Phan Vàng Anh), Tinh thần lịch sử trong văn học nghệ thuật (Lê Thành Nghị), Văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 (Nguyễn Thị Bình)…
Nhìn chung, các công trình trên đã chỉ ra những đổi mới đáng chú ý củaloại hình tiểu thuyết lịch sử trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và
Trang 6phương thức biểu hiện, đề cập đến những thay đổi trong tư duy nghệ thuậttiểu thuyết lịch sử và những quan niệm mới của thế giới về diễn ngôn lịch sử,giải quyết mối liên hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu tưởng tượng của nhàvăn, góc độ tiếp cận lịch sử của người sáng tác…
Các tài liệu nghiên cứu trên đều là những cơ sở quan trọng để người
viết tiếp cận vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn
Quang Thân
2.2 Những nghiên cứu về tác phẩm Hội thề
Kể từ khi ra đời, tiểu thuyết Hội thề đã thu hút được sự quan tâm, chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình Có thể kể đến các bài nghiên cứu về tiểu
thuyết Hội thề với những nhận định, đánh giá cao về tác phẩm như: Hội thề, một cách nhìn về lịch sử (Hoài Nam), Trớ trêu trí thức, bẽ bàng tình nhân (Văn Hồng), Đọc Hội thề (Thanh Giảng), Hình tượng nhân vật Lê Lợi trong tác phẩm Hội thề của Nguyễn Quang Thân (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết lịch sử không phải là cuộc chơi của người trẻ (Thu An), Trong tiếng người xưa vẫn vọng về (Ngô Thị Kim Cúc), Bi kịch về nỗi cô đơn của người trí thức trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) và Hội thề (Nguyễn Quang Thân) (Nguyễn Thị Hương Quê), Lịch sử và tiểu thuyết (Lê Thành Nghị), Hội thề (Đỗ Ngọc Thạch), Mấy vấn đề chủ yếu trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Nguyễn Văn Dân)… Các bài viết trên đã nhìn nhận, đánh giá Hội thề ở những góc độ khác nhau như đề tài phản ánh,
hình tượng nhân vật, cấu trúc tác phẩm, khả năng hư cấu, tưởng tượng của
nhà văn… Trong bài Hội thề, một cách nhìn về lịch sử, Hoài Nam đánh giá:
“Chọn “trúng” khoảnh khắc lịch sử để mô tả và để triển khai ý tưởng củamình, không đơn giản hóa sự kiện lịch sử, không một chiều hóa các danhnhân lịch sử khi biến họ thành nhân vật của tiểu thuyết, đồng thời kích thích
Trang 7được ở người đọc hứng thú suy nghĩ tiếp về những vấn đề của lịch sử, có thể
nói, đây là những thành công cần phải được ghi nhận ở tác phẩm Hội thề của
nhà văn Nguyễn Quang Thân” [44]
Thanh Giảng trong bài Đọc Hội thề nhận xét: “Nguyễn Quang Thân đã
chọn cách dựng truyện giống như một cuốn phim với các chương mang chủ
đề khác nhau, các hành động nhân vật đan xen làm nổi bật chủ đề củachương Với lối viết chừng mực, thanh nhã, nhà văn đã lột tả được những tưtưởng sâu sắc về lịch sử mà ông muốn chuyển tải đến người đọc” [20]
Nhà thơ, nhà phê bình Lê Thành Nghị cũng dành những lời đánh giá
tích cực cho tác phẩm Trong bài Lịch sử và tiểu thuyết, ông cho rằng: “Hội thề là tiểu thuyết lịch sử nhưng được viết với cảm hứng khám phá theo tinh
thần mới của thời đại tuy tác phẩm vẫn mang nét đẹp của văn chương cổ điển
thường thấy trong văn phong Nguyễn Quang Thân Có thể còn đòi hỏi ở Hội thề những trang, những chương cuốn hút hơn nữa Nhưng cái đẹp vẫn thường
ẩn chứa đằng sau sự giản dị, dung dị Về mặt này Hội thề có sức chứa lớn hơn
dung lượng câu chữ của nó Và đó chính là một trong những mặt đang ghinhận của tác phẩm” [49]
Tác giả Ngô Thị Kim Cúc nhận định: “Hội thề được viết khá chân
phương, dụng công lớn của tác giả là khắc họa những tính cách đối nghịchcủa các nhân vật: một bên là những nông dân võ biền thô lậu và bên kia lànhững nho sĩ khoa bảng kiến văn xuất chúng Chung nhau mối thù mất nước,
họ đã liên kết lại dưới bóng cờ của người anh hùng Lê Lợi, dâng hiến tài năngtheo cách của mình, lấy lại nền độc lập cho Đại Việt suốt mấy trăm năm sauđó” [11]
Bên cạnh đó, cũng có những bài viết mang tính phản biện, tranh luận
chung quanh tác phẩm Hội thề như: Hội thề - tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch
Trang 8sử, Nguyễn Quang Thân cho các tướng lĩnh Lam Sơn theo Mao khí sớm (Trần Mạnh Hảo), Đọc Hội thề (Phạm Viết Đào), Kinh ngạc khi Hội nhà văn tôn vinh cuốn tiểu thuyết Hội thề (Từ Quốc Hoài), Thẩm bình Hội thề (Vương Quốc Hoa), Về Hội thề (Trần Hoài Dương)… Về cơ bản, các bài viết trên chủ yếu phê bình Hội thề ở phương diện giải quyết mối quan hệ giữa sự thực và
hư cấu lịch sử cũng như quan điểm lịch sử của nhà văn trong cách nhìn nhận,đánh giá về các nhân vật lịch sử
Trong bài “Hội thề - tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sử, NguyễnQuang Thân cho các tướng lĩnh Lam Sơn theo Mao khí sớm”, nhà văn TrầnMạnh Hảo cho rằng: “Viết truyện lịch sử trước hết phải tôn trọng sự thật lịch
sử, tuy rằng cần phải có hư cấu mới thành tiểu thuyết, nhưng việc hư cấu ra
cây ngô khi nó chưa có mặt trên cõi Việt Nam như tác giả Hội thề đã viết thì chỉ là sự hư cấu phi hiện thực Trong Hội thề tác giả cũng từng hư cấu bao
thứ phi lịch sử” [26]
Nhà thơ Trần Hoài Dương nhận xét: “Còn về quan điểm lịch sử, vềhình tượng các nhân vật, đặc biệt là các nhân vật kẻ thù trong “Hội thề’ khiếntôi rất ngỡ ngàng Tôi không hiểu nổi, sao anh Thân lại viết tác phẩm này ”[12]
Như vậy, có thể thấy những ý kiến quanh Hội thề rất đa dạng, thậm chí
trái chiều, đối nghịch nhau Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng ngày nay, trongnghiên cứu văn học nói chung, nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử nói riêng cần có
sự soi chiếu, tiếp cận từ góc nhìn lý thuyết diễn ngôn để có thể đem đến mộtcách nhìn, cách lí giải đầy đủ và thuyết phục
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Xác định rõ các đặc điểm của diễn ngôn lịch sử trong văn học; làm rõ
sự khác biệt giữa diễn ngôn lịch sử trong văn học và diễn ngôn lịch sử với tư
Trang 9cách một khoa học Trên cơ sở đó, ứng dụng phân tích trường hợp tiểu thuyếtlịch sử Hội thề của Nguyễn Quang Thân
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề về lí thuyết diễn ngôn, diễn ngôn trongtiểu thuyết lịch sử
Thứ hai, chỉ rõ biểu hiện của diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề qua các phương diện cốt truyện, nhân vật, cấu trúc, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian, thời gian, từ đó thấy được sự tương đồng và khác biệt trong diễn
ngôn lịch sử với diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử
4 Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn
6 Giả thuyết khoa học
Nghiên cứu về một tác giả mới, gây nhiều tranh cãi như Nguyễn QuangThân, chúng tôi mong muốn đề xuất một cách tiếp cận, lí giải mới về tiểuthuyết lịch sử Trên cơ sở đó có thể nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí, đóng gópcủa tác giả đối với tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Trang 107 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này giúp phân loại
và lựa chọn chính xác đối tượng nghiên cứu Trong quá trình triển khai và giảiquyết vấn đề, phương pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hóa các khía cạnhcủa vấn đề
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sưu tầm và tìm hiểu các tác phẩm
khác trong mối tương quan thời đại để có cái nhìn chính xác, đầy đủ về hìnhtượng nhân vật
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh (lịch đại, đồng đại)
nhằm mục đích chỉ ra sự tiếp nối cũng như những sáng tạo mới mẻ riêng biệtcủa đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp liên ngành: vận dụng hiệu quả các môn khoa học liên
ngành (lịch sử học, văn hóa học…) nhằm giúp cho vấn đề được nhìn nhận baoquát và chính xác hơn
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dungchính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và diễn ngôn lịch sử
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 2: Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn
Quang Thân nhìn từ góc độ cốt truyện và nhân vật
Chương 3: Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn
Quang Thân nhìn từ phương thức diễn giải
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾN DIỄN NGÔN
VÀ DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn
Trong vài thập kỷ gần đây, khái niệm diễn ngôn xuất hiện nhiều trongcái công trình, các bài nghiên cứu Lí thuyết về diễn ngôn bước đầu được dịchthuật, giới thiệu rộng rãi trong giới nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam.Tuy nhiên, diễn ngôn là một khái niệm khá phức tạp, cho tới nay vẫn chưađược giải thích cặn kẽ Thậm chí, có không ít nhà nghiên cứu cho rằng đó làkhái niệm còn bỏ ngỏ, vì vậy mỗi người nghiên cứu lại có những cách hiểuriêng
Trong cuốn Các lý thuyết diễn ngôn hiện đại: Phân tích đa ngành của
Viện Nghiên cứu – Khoa học, Chi nhánh Ural thuộc Viện Hàn lâm Khoa họcLiên bang Nga tổ chức biên soạn và xuất bản (Lã Nguyên dịch) đã chỉ ra 22định nghĩa khác nhau về diễn ngôn
Theo Nguyễn Thị Ngọc Minh, trong cuốn Diễn ngôn (Dissourse), tác
giả Sara Mills cho rằng diễn ngôn là thuật ngữ “có phạm vi nghĩa khả hữurộng nhất so với bất cứ thuật ngữ nào khác thuộc lí luận văn học và văn hóa”
[42] Theo Manfred Frank, từ diễn ngôn (discourse) có nguồn gốc từ tiếng La
tinh: “discoursus” Gốc động từ của từ này là “discurere” có nghĩa là “tán láochơi, nói huyên thuyên” Tức là, diễn ngôn được hiểu như một lối nói, cáchnói không xác định độ dài, không bị chi phối bởi những quy định nghiêm ngặt
mà có tính tự do, phóng túng
Theo Từ điển New Webster thì diễn ngôn được định nghĩa gồm hainghĩa Một là sự giao tiếp bằng tiếng nói (trò chuyện, lời nói, bài phát biểu);
Trang 12hai là sự nghiên cứu tường minh, có hệ thống về một đề tài nào đó (luận án,các sản phẩm của suy luận…)
Nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban trong cuốn Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản cho rằng nhà ngôn ngữ học người Bỉ E.Buysen là người đầu
tiên sử dụng “discourse” như một khái niệm chuyên môn Từ những năm
1960, nghiên cứu diễn ngôn được quan tâm đặc biệt và nhanh chóng lưu hànhrộng rãi Từ đó đến nay, khái niệm diễn ngôn luôn có sự “vận động” khôngngừng Trong mỗi bối cảnh sử dụng khác nhau, khái niệm diễn ngôn lại đượcphát triển, mở rộng với những nét nghĩa mới phong phú, đa dạng hơn Chính
vì thế, nghĩa gốc ban đầu của diễn ngôn bị nhòe mờ đi và những nét nghĩa thứsinh lại phát triển, đan kết, chồng chéo, không dễ gì phân tách
Như vậy, có thể khẳng định, việc đưa ra một khái niệm đầy đủ, toàndiện về diễn ngôn không phải là vấn đề dễ dàng, đơn giản mà cần phải đặtdiễn ngôn vào những bối cảnh sử dụng khác nhau, từ đó nghiên cứu xemtrong mỗi bối cảnh ấy, nét nghĩa nào của thuật ngữ đã được triển khai Hiệnnay nghiên cứu diễn ngôn rất phong phú, đa dạng nhưng về cơ bản có thể kháiquát thành các khuynh hướng với các cách tiếp cận cơ bản như sau
1.1.1 Diễn ngôn từ ngôn ngữ học tới văn học
Người đầu tiên đề xuất, đưa khái niệm diễn ngôn thành một nghiên cứukhoa học là nhà ngôn ngữ học người Thụy Sĩ – Ferdinand de Saussure, “cha
đẻ của ngôn ngữ học hiện đại” Cuốn sách Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure xuất bản năm 1916 đã trở thành nền tảng cho mọi nghiên
cứu về ngôn ngữ trong thế kỉ XX Một trong những tư tưởng cốt lõi củaSaussure khi tìm hiểu về ngôn ngữ học là ông phân biệt giữa hai khái niệm
“ngôn ngữ” (langue) và “lời nói” (parole) được sử dụng trong hoạt động ngônngữ Nếu ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, tồn tại bên ngoài ý muốn của mỗi
Trang 13cá nhân, được lưu giữ trong trí óc của mỗi người thì lời nói lại là sản phẩmhành động của cá nhân Nếu ngôn ngữ có tính hệ thống, mang giá trị là mộtkết cấu tinh thần trừu tượng, khái quát thì lời nói chính là sự vận dụng hệthống ngôn ngữ ấy của mỗi cá nhân theo những cách riêng, trong những hoàncảnh khác nhau Như vậy, đóng góp tích cực, quan trong của Saussure trongviệc nghiên cứu nghiên cứu ngôn ngữ học là đã phát hiện bản chất hệ thốngcủa ngôn ngữ và sự quy định lẫn nhau của ngôn ngữ trong một hệ thống, từ
đó, vạch ra một phương hướng tiếp cận mới cho việc nghiên cứu ngôn ngữ,làm nền tảng cho những nghiên cứu khoa học khác, ngay cả những lĩnh vựckhông thuộc ngôn ngữ học Tuy nhiên, theo Saussure, ngôn ngữ học chỉ tậptrung đi vào nghiên cứu ngôn ngữ với tính hệ thống, những quan hệ cấu trúc,những nguyên tắc về ngữ âm, từ vựng, cú pháp… Trong khi đó, lời nói cánhân lại không thuộc phạm vi nghiên cứu Điều này khiến cho việc nghiêncứu những đơn vị cao hơn của ngôn ngữ gặp không ít khó khăn, thậm chí đivào bế tắc
Sau này, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã nhận thấy những hạn chếtrong quan điểm của Saussure nên đã đề xuất thêm quan điểm cần phải nghiêncứu lời nói, nghiên cứu văn bản và nghiên cứu diễn ngôn Từ đây, diễn ngônđược coi là một đối tượng mới của ngôn ngữ học Trong đó có ba hướngnghiên cứu diễn ngôn trong ngôn ngữ học như sau:
Thứ nhất, vào những năm 50 của thế kỉ XX, Emile Benveniste đã sửdụng thuật ngữ “discourse” với ý nghĩa là diễn ngôn khi nghiên cứu ngôn ngữhọc Pháp Theo Emile Benvenniste “diễn ngôn” là lời nói thuộc về người nói,lời nói trái ngược với “trần thuật” như là hoạt động được triển khai không có
sự can thiệp rõ ràng của chủ thể phát ngôn” [45] Ông cho rằng: “Diễn ngônphải được hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó: mọi phát ngôn giả định có mộtngười nói và một người nghe, và trong người nói, nó bao gồm cả những dự
Trang 14định có ảnh hưởng đến người khác theo một cách thức nào đó… Nó là tất cảnhững diễn ngôn nói rất đa dạng thuộc tất cả các bản chất khác nhau, từnhững cuộc trò chuyện nhỏ nhặt cho đến những diễn văn công phu nhất…song nó cũng là vô số những văn bản viết tái tạo lại những diễn ngôn nói hoặcvay mượn cách thức diễn đạt hoặc mục đích của diễn ngôn nói: những thư từ,hồi kí, kịch bản, những bài thuyết giáo, tóm lại, tất cả các thể loại mà trong
đó, người nào đó tự nhận mình là người nói, và tổ chức cái mà họ nói trongphạm trù ngôi” [dẫn theo 28]
Cùng với hướng nghiên cứu đó, năm 1952, Zeling Harris trong bài viết
Phân tích diễn ngôn cũng cho rằng diễn ngôn là văn bản liên kết ở bậc cao
hơn câu Theo ông, văn bản mới thể hiện hoạt động của ngôn ngữ, chứ khôngphải là câu hay từ như người ta vẫn thường quan niệm và đặc trưng của đơn vịnày là sự thống nhất nghĩa và chức năng giao tiếp Như vậy, tác giả quanniệm diễn ngôn là sự giải thích quan điểm, tư tưởng của phát ngôn với nhiềulượt hội thoại, hành động nói và sự kiện ngôn ngữ không được quan tâm,đánh giá đúng mức
Thứ hai, phải kể tới hướng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học theotrường phái cấu trúc – ký hiệu học với các tên tuổi hàng đầu như G.Genette,R.Barthes, Tz.Todorov, Iu.Lotman… Các nhà nghiên cứu này quan niệm diễnngôn là cách thức cấu trúc văn bản Khi đứng trước một văn bản, các nhà cấutrúc không quan tâm đến bối cảnh văn hóa, xã hội, lịch sử tồn tại của nó màchỉ quan tâm tới những đặc trưng văn học, “tính văn học” của văn bản Có thểđiểm qua một số tư tưởng cụ thể như sau:
G.Genette đưa ra khái niệm diễn ngôn tự sự trên cơ sở phân biệt haithuật ngữ “disourse” và “story” Theo ông, diễn ngôn tự sự đó chính là cáchthể hiện, cách trình bày một câu chuyện Từ đó, ông phân chia khái niệm
Trang 15thành các phạm trù ngữ pháp nhỏ hơn gồm “thời”, “thức” và “giọng”, “điểmnhìn”, “phản hồi”, “người trần thuật ngôi thứ ba”, “người trần thuật biết hết”,
“trình tự”, “tốc độ”, “tần suất”…
R.Barthes trong Độ không của lối viết quan niệm diễn ngôn văn học
chính là “lối viết” Ông đã phân biệt văn viết và khẩu ngữ, sáng tác và nóinăng: “Viết biểu hiện ra tính phong bế khác với khẩu ngữ Viết hoàn toànkhông phải là phương tiện giao lưu, cũng chẳng phải con đường mở rộng chothông hành của ý hướng ngôn ngữ” [dẫn theo 58]
Sau này, quan niệm của Barthes về diễn ngôn còn được mở rộng đến
hệ thống các kí hiệu khác Theo tác giả, diễn ngôn có thể được viết ra ở dạngvăn bản như tác phẩm văn học nhưng cũng có thể được thể hiện ở các hìnhthức khác như phóng sự, thể thao, quảng cáo, chụp ảnh…
Tz.Todorov trong Thi pháp văn xuôi lại phân biệt hai khái niệm “văn
bản” (texte) và “diễn ngôn” (discous) Theo Todorov “Văn bản là một chuỗi
câu”… còn “Diễn ngôn không phải là do câu cấu thành mà là do câu được
trần thuật cấu thành” [theo 58] Vì thế, Todorov chú ý đến chủ ý, địa vị vàthái độ của chủ thể diễn ngôn
Iu Lotman trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật lại đưa ra các khái niệm
“khung”, “không gian”, “truyện kể”, “nhân vật”, “đặc trưng của thế giới nghệthuật”, “điểm nhìn”… Quan điểm quan trọng nhất của Iu Lotman là lấy vănbản làm trung tâm (textecentrisme) Theo Lotman, “ngôn ngữ không phải làcái gì có sẵn, tồn tại trước văn bản, mà ngược lại, văn bản bao giờ cũng cótrước ngôn ngữ và rộng hơn ngôn ngữ.” [45]
Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu cấu trúc đã vận dụng mô hìnhngôn ngữ để lí giải diễn ngôn văn học Các hình thức diễn ngôn đều thuộc về
Trang 16hệ thống kí hiệu Diễn ngôn không mô phỏng thực tại mà do hệ tư tưởng tạo
ra và diễn ngôn lại tạo ra hiện thực
Thứ ba, hướng nghiên cứu diễn ngôn thuộc về các nhà nghiên cứu vănhọc, tiêu biểu là M.Bakhtin và M.Foucault
M.Bakhtin đã nhận ra hạn chế trong quan điểm của Saussure cũng nhưcác nhà cấu trúc luận khi phủ định mối quan hệ giữa văn học và ý thức hệ xãhội Tác giả đưa ra khái niệm “slovo”, “tekst”, “vyskazyvania”, “rech” để chỉhoạt động nói và viết trong thực tiễn Ông xác định đối tượng nghiên cứutrong khoa học xã hội và nhân văn là “tekst”, còn đối tượng nghiên cứu trongvăn học là “slovo” Theo Bakhtin: “Tất cả mọi đặc điểm của diễn ngôn mà tôibiết là tính kí hiệu thuần tuý, tính thích ứng phổ biến về ý thức hệ, tính tham
dự giao tiếp đời sống, trở thành tính chức năng bên trong của diễn ngôn, vàcuối cùng là tính tồn tại tất yếu của các hiện tượng kèm theo của mọi hành vi
ý thức hệ Tất cả các đặc tính đó làm cho diễn ngôn trở thành đối tượngnghiên cứu cơ bản của khoa học hình thái ý thức” tức là khoa học xã hội vànhân văn [57]
Như vậy, có thể thấy trong quan niệm của Bakhtin, diễn ngôn khôngphải là ngôn ngữ Bakhtin đã đưa ra xu hướng nghiên cứu lấy diễn ngôn (lờinói, văn bản) làm đối tượng Diễn ngôn bản chất là ngôn ngữ trong chỉnh thểsống động, trong hoạt động giao tiếp cụ thể, có tính tư tưởng, có tính thựctiễn Hiểu theo nghĩa rộng, diễn ngôn là sản phẩm của sự tác động qua lạigiữa tác giả, độc giả và nhân vật Diễn ngôn là sự hội tụ, giao cắt của những
tư tưởng, quan niệm khác nhau giữa các đối tượng giao tiếp
Với quan niệm này, Bakhtin đã đưa khái niệm diễn ngôn gắn với lí luậnvăn học, triết học chứ không đơn thuần là ngôn ngữ học như quan niệm trướcđây Mặc dù không nêu khái niệm diễn ngôn nhưng có thể khẳng định nghiên
Trang 17cứu của Bakhtin có ý nghĩa nhất với sự phát triển khái niệm diễn ngôn trongnghiên cứu văn học
M.Foucault cũng là một trong những tác giả có những đóng góp hết sứcquan trọng trong việc sử dụng và phát triển khái niệm “diễn ngôn”.M.Foucault đã nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra những cách hiểu về nội hàm kháiniệm diễn ngôn rất phong phú, phức tạp Theo Foucault, diễn ngôn bao gồmcác ý kiến học thuyết, khoa học, thiết chế và kiểm soát xã hội Nghiên cứudiễn ngôn là được hiểu trong phạm vi rộng là nghiên cứu các quy tắc, cấu trúc
xã hội quy định sự hình thành các ý kiến, học thuyết, khoa học hay các cơ chếsản sinh ra văn bản, các dạng ngôn từ trong đời sống xã hội Như vậy, khácvới các nhà nghiên cứu trước đó, Foucault quan tâm đến những quy tắc chiphối sự hình thành diễn ngôn Ông đưa ra ba nội dung chính cần lưu ý khi tiếpcận diễn ngôn, bao gồm: (1) sự biểu hiện của diễn ngôn chính là ngôn ngữ và
là ngôn ngữ biểu đạt tư tưởng và có tính lịch sử; (2) diễn ngôn có tính hệthống, có tính chỉnh thể, “thuật ngữ diễn ngôn có thể xác định là một chỉnhthể trần thuật hình thành hệ thống đồng nhất” [57]; và (3) diễn ngôn là kết quảcủa cả một quá trình dài kiến tạo nên diễn ngôn có tính lịch sử, tính liên tục
Từ những quan niệm trên, có thể phân loại diễn ngôn thành nhiều loạikhác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau Nếu dựa vào hình thái tri thức
có thể có diễn ngôn văn học, diễn ngôn khoa học, diễn ngôn chính trị, diễnngôn pháp luật, diễn ngôn tôn giáo… Trong diễn ngôn văn học lại có thể chiathành diễn ngôn thơ, diễn thơ tiểu thuyết… Nếu căn cứ vào yếu tố xã hội học
có thể chia diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn thực dân… Nếu căn cứ vào chủ thểdiễn ngôn có thể có diễn ngôn lịch sử, diễn ngôn con người, diễn ngôn tínhdục, diễn ngôn văn hóa… Tất nhiên, sự phân chia này mang tính chất tươngđối bởi mọi tri thức đều có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau
Trang 18Như vậy, quan niệm về diễn ngôn vô cùng phong phú, đa dạng Chúngtôi tán thành ý kiến mà TS Nguyễn Thị Hải Phương đề xuất: “Diễn ngôn lànhững tổ chức kí hiệu, những cấu trúc ngôn ngữ đầy ắp nội dung tư tưởng hệ,thể hiện nhãn quan giá trị, hệ thống quan niệm về thực tại của một thời đại,của các nhóm xã hội khác nhau Nó là một cấu trúc liên văn bản, liên chủ thể,một sản phẩm của môi trường sinh thái văn hóa, nó chứa đựng bên trong mộtcấu trúc biểu nghĩa khái quát mang nội hàm văn hóa, ý thức hệ Nói đến diễnngôn là ta nói đến một sự kiện ngôn ngữ đồng thời là một sự kiện xã hội, một
sự kiện của văn hóa tư tưởng, là cách kiến tạo thế giới bằng ngôn từ và cáchkiến tạo này chịu sự chi phối của một quan niệm tư tưởng, một ý thức hệ nhấtđịnh” [51; 35]
1.1.2 Diễn ngôn trong văn học
Diễn ngôn văn học tạo ra hiện thực, tạo ra cách nhìn về thế giới Tuynhiên khác với các diễn ngôn khác, diễn ngôn văn học là diễn ngôn về mộthình thái nghệ thuật ngôn từ, trong đó có sự thống nhất giữa nội dung và hình
thức, tư tưởng và hình thức “Diễn ngôn văn học tạo lập tri thức, biểu hiện
năng lực cảm thụ cái đẹp, cách lí giải, cách cắt nghĩa thế giới và con ngườicủa chủ thể phát ngôn” [36]
Diễn ngôn văn học không tách rời với hệ tư tưởng thống trị trong xãhội, chịu sự chi phối của ý thức xã hội, ý thức văn hóa, thẩm mỹ, tín ngưỡng,tôn giáo… Về cơ bản, diễn ngôn trong văn học có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, diễn ngôn văn học có tính lịch sử Những tri thức, cách nhìn
về thế giới không bất động mà luôn có sự biến đổi theo những bước thăngtrầm của thời gian khác nhau Trong mỗi thời đại sẽ có những quy ước riêng
về ý thức hệ tư tưởng và lối nói Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thể chế chính trị
xã hội sẽ tạo ra những quy định riêng về diễn ngôn riêng Thực chất, đây
Trang 19chính là mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong diễn ngôn Cần phải lưu
ý thêm rằng, mỗi thời đại sẽ có những diễn ngôn chung thống trị và chi phối
sự hoạt động của các diễn ngôn khác, trong đó có diễn ngôn văn học
Thứ hai, diễn ngôn văn học có tính quy chiếu Sự quy chiếu này được
thể hiện trên hai cấp độ là ngoại quy chiếu và nội quy chiếu Ngoại quy chiếutức là sự mô phỏng về hiện thực, về ý đồ của người viết, về bối cảnh xuất phátcủa sự phát ngôn và bối cảnh của sự tiếp nhận… Nội quy chiếu là quy chiếuvào chính nó và các văn bản khác tạo nên khả năng mở rộng, liên văn bản chotác phẩm
Thứ ba, diễn ngôn văn học có tính hư cấu Diễn ngôn văn học sáng tạo
ra cuộc sống chứ không phải ghi chép cuộc sống vì thế hư cấu trở thành đặctính sáng tạo của nghệ thuật Nhờ có tính hư cấu, diễn ngôn vừa có thể biểuhiện chân lí cuộc sống, vừa có thể bộc lộ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.Diễn ngôn văn học tạo ra thế giới “khả nhiên” - một thế giới có thể tồn tạitrong thực tế qua trí tưởng tượng, nhờ đó tăng cường tri thức, mở rộng vốnhiểu biết cho con người về thực tại, về những cái có thể có
Thứ tư, diễn ngôn văn học mang tính vô thức tập thể Điều này có
nghĩa là diễn ngôn luôn bị chi phối bởi ý thức chung của thời đại, của nềntảng ý thức tinh thần đã ngầm định sẵn Bản thân chủ thể trong diễn ngôn khiphát ngôn cũng không tách rời khỏi hệ thống tri thức đã được nảy sinh, pháttriển trong hệ hình của mọi chủ thể trong thời đại
Thứ năm, diễn ngôn văn học được “lạ hóa” Bản chất hoạt động văn
học là sáng tạo Văn học nằm trong hệ thống tri thức của thời đại nhưng vănhọc luôn có xu hướng vượt thoát, phá vỡ những khuôn khổ thông thường,vươn tới những giá trị mới, vươn tới sự độc đáo, không lặp lại Chính vì thế,Jakobson nói: “diễn ngôn văn chương “cưỡng bức có tổ chức đối với lời nói
Trang 20thông thường”, nó thu hút sự chú ý đến bản thân nó, sự tồn tại của nó Chủnghĩa hình thức Nga cho rằng diễn ngôn văn chương đi chệch khỏi nhữngchuẩn mực, nó tạo ra một quy ước đọc, một cách đọc riêng” [36].
Thứ sáu, diễn ngôn văn học mang tính phỏng nhại, tức là diễn ngôn văn
học có khả năng tiếp thu trong nó các tổ chức diễn ngôn của các lĩnh vực khácnhư văn hóa, triết học, lịch sử… đồng thời trong chính diễn ngôn văn họccũng có sự phỏng nhại phong cách của các thể loại khác nhau
Như vậy, diễn ngôn trong văn học là lối nói, quy tắc phát ngôn của hìnhthái nghệ thuật ngôn từ, được quy định bởi đặc điểm thời đại Do đó, mỗi thờiđại, mỗi giai đoạn văn học sẽ có những hình thức diễn ngôn khác nhau
1.2 Vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Tiểu thuyết lịch sử là một thể tài tiểu thuyết chuyên khai thác vấn đềlịch sử, lấy nhân vật lịch sử làm trung tâm, lấy sự kiện lịch sử làm đề tài phảnánh Có thể nói, đây là một thể loại đặc biệt, có sự giao thoa, kết hợp của haiyếu tố “tiểu thuyết” và “lịch sử” Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, để hiểuđược vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết, trước hết cần phải hiểu diễnngôn lịch sử trong khoa học lịch sử
1.2.1 Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử
Lịch sử là bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những
sự kiện liên quan đến con người trong quá khứ Diễn ngôn lịch sử trong khoahọc lịch sử là cách tổ chức ngôn từ, là những quy tắc phát ngôn trong bộ mônkhoa học về lịch sử Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử có đặc điểmsau:
Thứ nhất, diễn ngôn lịch sử có tính khách quan, chân thật Các tác giảlịch sử phải ghi chép lịch sử một cách trung thực, không được tự ý thêm bớt,
Trang 21hư cấu, xuyên tạc sự thật lịch sử Lịch sử có nhiệm vụ tường thuật lại những
sự kiện, nhân vật như nó vốn có, tái hiện lại quá khứ một cách cụ thể, minhxác nhất Aristote đã phân biệt rõ rằng lịch sử ghi lại những sự việc đã xảy ra,khác với thơ ca – ghi lại những gì có thể xảy ra Theo quan niệm truyền thốngxưa nay, những gì ghi chép vào sách sử đều là những chân lí khách quan Bởithế mới có chuyện nhiều nhà viết sử phương Đông thà bị chém đầu còn chứnhất định không chịu uốn ngòi bút ghi sai sự thật Tất nhiên, cái sự thật màlịch sử ghi chép không mang ý nghĩa của sự tuyệt đối mà thực tế diễn ngônlịch sử nằm trong đặc thù chung của mọi diễn ngôn, đó là có sự chi phối của ýthức hệ tư tưởng của thời đại Bản chất của diễn ngôn lịch sử trong khoa họclịch sử là trình bày sự việc đã xảy ra theo quan điểm nào đó Nhưng việc trìnhbày ấy vẫn phải tuân theo yêu cầu trung thực, khách quan của một bộ mônkhoa học
Thứ hai, cách thức ghi chép trong lịch sử chú trọng ở sự ngắn gọn, rõràng với mục đích cung cấp thông tin là chính Nhiệm vụ của lịch sử là để chongười đời sau biết việc của đời trước với những sự kiện, thời gian, diễn biến,nguyên nhân, kết quả, hậu quả… Vì thế, diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch
sử không yêu cầu những lời văn trau chuốt, cầu kỳ, nhiều hình ảnh, đặc biệtkhông có ẩn ý, đa nghĩa, hàm ẩn, tránh những cách hiều trái ngược ảnh hưởngtới tính khách quan của phát ngôn Thông tin lịch sử, sự kiện lịch sử đượcphản ánh do đó cũng hết sức chắt lọc, tiêu biểu
Thứ ba, nhân vật lịch sử là những con người có thật trong lịch sử Đókhông phải là số đông những con người chung chung, mờ nhạt mà là nhữngcon người có tên tuổi, lai lịch cụ thể Đặc biệt, những con người này hoặc lànhững “yếu nhân” của lịch sử, có chiến công hiển hách, có đóng góp quantrọng vào sự vận hành của cỗ máy lịch sử hoặc ngược lại là những “tội nhân”của lịch sử Nhà viết sử không quan tâm tới việc nhân vật lịch sử nghĩ gì, diễn
Trang 22biến nội tâm, tâm trạng ra sao mà chỉ chú ý tới sự việc, hành động của nhânvật trong mối quan hệ với tiến trình phát triển của lịch sử Nhân vật lịch sửkhông được khai thác ở yếu tố đời tư, cá nhân mà chỉ được nhìn nhận, đánhgiá trong cái nhìn lịch sử.
Thứ tư, điểm nhìn của diễn ngôn lịch sử về cơ bản là khách quan, trungtính, bên ngoài Trong các tác phẩm lịch sử cổ có nhiều lời bàn của ngườichép sử nhưng nhìn chung, người chép sử luôn đứng ngoài sự kiện, khôngtham gia vào câu chuyện, càng không bày tỏ thái độ cá nhân trước các sự kiệnxảy ra Người chép sử tường thuật diễn biến lịch sử theo ngôi thứ ba, theo trật
tự thời gian, cái nào xảy ra trước kể trước, cái nào xảy ra sau, kể sau Yếu tốbàn luận, đánh giá của người chép sử bao giờ cũng đặt ở phần cuối của câuchuyện lịch sử Sự đánh giá này không xuất phát từ quan điểm cá nhân màphải dựa trên quan điểm chính thống của giai cấp cầm quyền
Tóm lại, diễn ngôn lịch sử là diễn ngôn của một ngành khoa học – khoahọc lịch sử Nó vừa mang tính khách quan của một bộ môn khoa học, vừa thểhiện sự ghi chép của cá nhân người viết Người viết một mặt phải tuân theonhững nguyên tắc chung của khoa học lịch sử, mặt khác, chính quá trình tạolập văn bản của họ sẽ tạo nên diễn ngôn khoa học lịch sử với những đặc trưngriêng biệt
1.2.2 Một số đặc điểm của diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Tiểu thuyết Việt Nam bắt đầu xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XVII.Với quan niệm văn – sử - triết bất phân, tiểu thuyết Việt Nam thời trung đạiluôn chứa đựng trong mình những ghi chép, những sự kiện, nhân vật lịch sửcủa thời đại Trong số khoảng trên dưới mười bộ tiểu thuyết còn lại đến ngàynay, các tiểu thuyết lịch sử trong văn học trung đại đáng chú ý hơn cả là
Trang 23Hoàng Lê nhất thống chí, Nam triều công nghiệp diễn chí và Hoàng Việt Long hưng chí Đến thời kỳ văn học cận đại, có thể kể tới bộ tiểu thuyết Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu, Tiếng sấm đêm đông của Nguyễn Tử
Siêu Giai đoạn 1930 – 1945, tiểu thuyết lịch sử phát triển với những tên tuổi
tiêu biểu như Lan khai với Chế Bồng Nga, Chiếc ngai vàng, Rỡn sóng Bạch Đằng… Chu Thiên với Lê Thái Tổ, Bà quận Mỹ… Nguyễn Huy Tưởng với Đêm Hội Long Trì, An Tư công chúa… Giai đoạn từ 1945 đến 1975 có Quân
He khởi nghĩa của Hà Ân, Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy
Tưởng… Đặc biệt, từ năm 1975 đến nay tiểu thuyết lịch sử cũng phát triển nở
rộ với nhiều tác phẩm, tác giả đặc sắc như Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Gió lửa (Nam Giao), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Minh sư – Chuyện Nguyễn Hoàng mở cõi (Thái Bá Lợi), Đường về Hà Tiên (Diệp Mai), Đàm dạo về Điều ngự giác hoàng (Bùi Anh Tấn)… và Hội thề (Nguyễn Quang Thân).
Giống như khoa học lịch sử, tiểu thuyết lịch sử chứa đựng những “sựthật lịch sự”, nhưng tiểu thuyết khác với lịch sử ở chỗ, nếu trong lịch sử, yếu
tố “sự thật” được tôn trọng hàng đầu thì ở tiểu thuyết, sự thật lịch sử chỉ là cáiđinh để nhà văn móc lên tấm áo của mình theo cách nói của nhà vănA.Duyma Tiểu thuyết lịch sử trước hết vẫn là tiểu thuyết, tức là mang đậmyếu tố hư cấu, tưởng tượng Chính vì thế có người cho rằng tỉ lệ sự thật/hưcấu trong tiểu thuyết lịch sử là 98/2 Nếu trong văn học trung đại, yếu tố “sựthật” vẫn được coi trọng hàng đầu thì sang đến thời hiện đại, sự thay đổi vềquan niệm lịch sử đã dẫn sự đổi thay về quan niệm “sự thật” trong tiểu thuyết.Thời hiện đại, người ta nhận ra rằng lịch sử chỉ là sự trần thuật về lịch sử Conngười chỉ có thể tiếp cận “sự thật” ở một góc nhìn nào đó chứ không thể nhìnhết những gì đã xảy ra trong quá khứ Tính chân thực của văn bản lịch sử làtương đối chứ không thể toàn vẹn Do đó, tiểu thuyết lịch sử hôm nay đã có
Trang 24sự chuyển biến căn bản trong tính chất diễn ngôn Về cơ bản, diễn ngôn lịch
sử trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại phát triển theo xu hướng chung củatiểu thuyết lịch sử trên thế giới với các đặc điểm sau:
Thứ nhất, diễn ngôn tiểu thuyết mang tính đối thoại Theo M.Bakhtin,bản chất của đời sống là đối thoại Sống có nghĩa là tham gia vào đối thoại:đặt câu hỏi, lắng nghe, trả lời, đồng ý Có thể nói, đối thoại là xu hướng tiêubiểu của mọi loại hình diễn ngôn Trong văn bản, diễn ngôn của người này tácđộng tới diễn ngôn của người khác, tạo ra mối quan hệ sống động, đa dạng vôcùng Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nằm trong xu hướng phát triểnchung của tiểu thuyết trên thế giới, hướng trở về với văn hóa dân gian, quansát, chiêm nghiệm lịch sử bằng nhãn quan của những con người nhỏ bé, bìnhthường chứ không phải của nhà viết sử hay của thể chế chính trị Trong tâmthế ấy, nhà văn có khả năng bày tỏ những suy nghĩ, những cảm nhận củariêng mình trước những chân lí tưởng như đã tồn tại vĩnh hằng, những kinhnghiệm cộng đồng vững chắc đã tồn tại sâu bền trong nhận thức của conngười cả ở quá khứ và hôm nay Tác giả tiểu thuyết đối thoại với lịch sử bằngcách phán xét, tìm hiểu lại lịch sử, nhìn lịch sử ở những góc khuất, những
“khoảng trống”, soi rọi lại những vấn đề mà khoa học lịch sử cho rằng “đãxong xuôi”, có hồi kết Tiểu thuyết nhào nặn ra một thế giới lịch sử mới vớinhững tưởng tượng, giả định khác nhau, làm lung lay các xác tính, các địnhkiến vốn ngự trị trong tâm thức cộng động Các tiểu thuyết gia đã bằng cáinhìn hiện đại để nhìn về quá khứ, từ đó rút ra những bài học cho hôm nay
Không chỉ vậy, các nhà tiểu thuyết còn đối thoại với người đọc cảnhững vấn đề liên quan đến nhân vật, nhất là những mẫu nhân vật anh hùng,lâu nay vốn được tôn vinh như những tượng thần của dân tộc Các nhà tiểuthuyết một mặt chiêu tuyết, “linh thiêng hóa” vai trò, công đức của các nhânvật, mặc khác lại có xu hướng “giải thiêng” các thần tượng bằng cách phán
Trang 25xét, nhìn nhận lại những “khoảng tối” của lịch sử Nhà văn đã giải phóng conngười còn sự sùng bái lịch sử, từ đó đối thoại với độc giả về những cách nhìnnhận khác nhau với nhân vật lịch sử
Thứ hai, diễn ngôn lịch sử là diễn ngôn về cuộc sống tiếp diễn chưa cóhồi kết Khác với diễn ngôn trong khoa học lịch sử quan tâm đến những gìthuộc về quá khứ đã qua, mang tính chất “đứng im” “bất động” thì diễn ngônlịch sử trong tiểu thuyết lại xoáy sâu vào cuộc sống đời thường với những conngười đời thường trong biết bao mối quan hệ chồng chéo, phức tạp Bởi thế,mặc dù viết về quá khứ, nhưng các nhà tiểu thuyết luôn đem đến cho ngườiđọc thời hiện đại cảm nhận những câu chuyện như đang xảy ra xung quanhmình, đang diễn ra ngay trong chính cuộc sống của mình với những màu vẻ
đa dạng Lịch sử không phải là quá khứ đã đóng băng, không phải là hằng sốvĩnh hằng bất biến mà lịch sử đang sống dậy, đang sinh sôi, nảy mầm trongđời sống hôm nay Lịch sử đang hòa vào hiện tại, đang bị hiện tại hóa Có thểnói, tiểu thuyết là thể loại nắm bắt nhanh nhạy hiện tại, có khả năng vô hạntrong việc kiến tạo thế giới muôn màu muôn vẻ
Thứ ba, lịch sử được tái hiện, phục dựng bằng những thủ pháp củakhuynh hướng hậu hiện đại Sau năm 1975, đặc biệt, kể từ năm 1986, nhữngthay đổi lớn lao trong đời sống xã hội đã khiến cho tiểu thuyết có sự chuyểnbiến mạnh mẽ, đi tìm những hình thức nghệ thuật mới mẻ, phù hợp biểu đạtnhững nội dung mới Tiểu thuyết lịch sử không nằm ngoài xu thế đó Các nhàvăn đương đại đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật của khuynh hướng hậuhiện đại để tạo nên sự đột phá trong cách tân nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử.Nhân vật và cốt truyện tiểu thuyết được giản lược, không còn cồng kềnh, bềthế như tiểu thuyết sử thi trước đó Cấu trúc tiểu thuyết có sự chuyển dịch từcấu trúc lịch sử - sự kiện sang cấu trúc lịch sử - tâm hồn bởi thế dung lượngtiểu thuyết cũng được rút ngắn, nén chặt, cô đúc và hàm súc hơn Các nhà tiểu
Trang 26thuyết đương đại có thể phá vỡ cấu trúc không gian, thời gian quen thuộckhiến mạch tự sự tuyến tính bị đảo lộn Để phát huy tinh thần dân chủ, cởi mởtrong văn học, điểm nhìn trần thuật cũng được mở rộng Nhà văn luôn soichiếu nhân vật, sự kiện từ nhiều điểm nhìn khác nhau, tạo nên tính đa thanh,
đa giọng điệu cho tác phẩm Điều đó làm tăng tính khách quan cho truyện kể,tăng khả năng phản biện, đối thoại của người viết, chống lại sự “độc tài chânlý” Cách nhìn nhận nhân vật lịch sử cũng có sự chuyển dịch từ thái độ chiêmngưỡng, sùng bái sang đời tư, thế sự, kéo gần nhân vật về với cuộc sống hômnay
Như thế, sự vận dụng các thủ pháp hậu hiện đại khiến tiểu thuyết lịch
sử đương đại sống động, gắn chặt với thời đại và mang hơi thở của thời đại
Có thể nói, nghiên cứu về diễn ngôn là hướng nghiên cứu mới trongvăn học hiện nay, góp phần đem đến cái nhìn mới mẻ, toàn diện về tác phẩmvăn học gắn với mỗi thời đại lịch sử cụ thể Diễn ngôn lịch sử là một hìnhthức diễn ngôn theo phân loại từ chủ thể diễn ngôn Nhưng nếu diễn ngôn lịch
sử trong khoa học lịch sử mang tính khách quan, trung thực với người thực,việc thực, cách kể chuyện trung tính, tôn trọng chân lí khách quan thì diễnngôn lịch sử trong văn học, trong tiểu thuyết lại có sự hư cấu, sáng tạo, thểhiện một cuộc sống chưa hoàn thành, đang tiếp diễn thông qua những thủpháp độc đáo của khuynh hướng hậu hiện đại Diễn ngôn lịch sử trong tiểuthuyết đem đến cái nhìn mới về lịch sử, gắn với sự cảm nhận của con ngườihiện đại Đây là những cơ sở lý thuyết hết sức quan trọng để người viết tiến
hành nghiên cứu, khảo sát diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề với các
bình diện cụ thể
Trang 27CHƯƠNG 2 DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT
HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUAN THÂN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
2.1 Cốt truyện Hội thề và sự bù lấp những “khoảng trống” lịch sử
“Cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu
tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhấttrong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch Cốttruyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học Trong cácloại tác phẩm trữ tình, cốt truyện (với ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệmnày) không tồn tại vì ở đây tác giả biểu hiện sự diễn biến của tình cảm, tâmtrạng” [23; 21] Có thể nói, cốt truyện có vai trò đặc biệt quan trọng trong tácphẩm tự sự nói chung, trong tiểu thuyết nói riêng Cốt truyện là phương tiện
để nhà văn tái hiện các xung đột của xã hội đồng thời bộc lộ mối quan hệ, tínhcách, sự tác động qua lại giữa các nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng của tác
giả Là một tiểu thuyết lịch sử, Hội thề lấy bối cảnh, sự kiện, nhân vật có thật
trong giai đoạn lịch sử thế kỷ XV nhưng đã có những hư cấu, tưởng tượng tạonên sự phong phú, đa dạng của tác phẩm
2.1.1 Từ bối cảnh lịch sử xã hội thế kỷ XIV
Sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc, năm 938, chiến thắng lẫy lừng củaNgô Quyền trên sông Bạch Đằng đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho dântộc Việt Nam – thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ, vữngmạnh Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê,
Lý, Trần, xã hội phong kiến Việt Nam đã phát triển rực rỡ, đạt được nhữngbước tiến mới trong đời sống kinh tế, xã hội, củng cố bảo vệ vững chắc chủquyền lãnh thổ, lập nên nhiều chiến công hiển hách trong cuộc đấu tranhchống kẻ thù xâm lược Tuy nhiên, từ khoảng giữa thế kỷ XIV, nhà Trần mất
Trang 28đi vai trò thống trị của mình dẫn đến đời sống nhân dân khổ cực, lầm than.Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và lập nên triều đại mới – triều Hồ.Tuy Hồ Quý Ly thực hiện nhiều chính sách mới mẻ, táo bạo để cải tổ xã hội,nhưng cuối cùng nhà Hồ cũng chỉ tồn tại được 7 năm và đất nước lại rơi vào
sự xâm lược của nhà Minh – Trung Quốc kéo dài suốt 20 năm (1407 – 1427).Giữa bão táp của thời đại lịch sử ấy, những cuộc khởi nghĩa yêu nước dànhđộc lập dân tộc liên tiếp nổ ra, trong đó phải kể đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
của người anh hùng Lê Lợi Đại Việt sử ký toàn thư và các sách lịch sử hiện
nay đã ghi chép tương đối đầy đủ về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
từ ngày còn khó khăn, gian khổ tới khi phản công và giành thắng lợi cuốicùng Đặc biệt sự kiện Hội thề ở Đông Quan được ghi chép lại cẩn thận tớitừng lời nói của Lê Lợi:
“Bấy giờ, các tướng sĩ và người trong nước căm thù quân Minh tột độ
vì chúng đã giết cha con, thân thích của họ, bèn kéo nhau tới khuyên vua nêngiết hết bọn chúng đi Vua dụ rằng:
- Trả thù và báo oán là lẽ thường tình của con người Nhưng không nỡgiết người là bản tâm của bậc có lòng nhân đức Vả lại, giết kẻ đã hàng làđiều xấu không gì sánh được Nếu được hả mối thù trong chốc lát mà phảimang tiếng xấu với muôn đời là thảm họa chiến chinh cho đời sau, khiến sửxanh phải ghi mãi tiếng thơm đến muôn thuở Đó chẳng phải là việc lớn haysao?
Nói xong, vua hạ lệnh: Số giặc về bằng đường thủy thì cấp cho 500chiếc thuyền, giao cho Phương Chính và Mã Kỳ nhận lãnh Số giặc về bằngđường bộ thì cấp thêm lương thực, giao cho Sơn Thọ và Hoàng Phúc nhậnlãnh Riêng số giặc bị bắt hoặc đầu hàng từ trước, tổng cộng hơn hai vạnngười cùng với hơn hai mươi vạn con ngựa thì giao cho Mã Anh nhận lãnh và
Trang 29cho Chinh Man tướng quân là Trần Tuấn đem quân trấn thủ đi theo Tất cảquân Minh đều kéo nhau đến dinh Bồ Đề để lạy tạ mà về Bọn Phương Chính,
phần vì xúc động, phần vì hổ thẹn mà rơi cả nước mắt” [38; 74,75] “Tháng
12, năm Đinh Mùi, Lê Lợi ra lệnh Cánh đường thủy, cấp 500 chiếc thuyền,cho Phương Chính, Mã Kỳ lãnh nhận Cánh đường bộ, cấp lương thảo, choSơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận Còn hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng
và 2 vạn con ngựa thì do Mã Anh lãnh nhận Chinh man tướng quân TrầnTuấn đem quân trấn thủ đi theo Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về” [17;84] “Ngày 12, tháng 12, Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt LêLợi, ở lại suốt một buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩmhậu tặng” [17; 354] “Ngày 17, Vương Thông nhà Minh dẫn quân bộ đi sau.Vương Thông cùng vua nói chuyện từ biệt suốt đêm rồi đi Vua sai đưa trâurượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu Quân thủy, bộ của
ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp Từ đây, việc binhđao dập tắt, khắp thiên hạ thái bình” [38; 360] Như vậy điểm qua một sự kiệnquan trọng liên quan tới diễn biến chính của cốt truyện trong tác phẩm ta nhậnthấy, trong tác phẩm lịch sử, diễn biến sự việc được chú trọng ghi chép khá tỉ
mỉ nhưng là ở phía “bề nổi” bên ngoài Người chép sử chú ý đến nhân vật nói
gì, làm gì ở đâu, vào lúc nào và lời nói, hành động ấy tác động tới lịch sử, xãhội, thời đại ra sao Những ghi chép này một mặt cung cấp cơ sở dữ liệu,thông tin tối quan trọng cho các nhà tiểu thuyết, mặc khác sẽ để lại rất nhiều
“khoảng trống” “khe hở” để nhà tiểu thuyết thỏa sức vẫy vùng, sáng tạo
2.1.2 Đến Hội thề của Nguyễn Quang Thân
Nguyễn Quang Thân đặc biệt yêu thích những trang sử đã qua của dântộc Nhà văn tự nhận: “Nếu không viết văn, có lẽ tôi đã là một nhà nghiên cứusử” Có lẽ bởi thế, ông am hiểu rất sâu sắc về những thời kỳ đã đi qua, nhữngcột mốc vàng son, những con người phi thường làm nên lịch sử Tuy nhiên,
Trang 30trước sau, ông vẫn là một nhà “viết văn”, một tiểu thuyết gia mượn lịch sửlàm chất liệu để phản ánh những vấn đề của con người ở tầm phổ quát, gắnvới cuộc sống hôm nay.
Cốt truyện Hội thề không xâm nhập vào toàn bộ tiến trình của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn mà tập trung xoáy sâu vào khoảng thời gian cuối của
cuộc khởi nghĩa từ trận chiến Xương Giang lịch sử tới Hội thề tại Đông Quan
và kết thúc bằng bản Bình ngô đại cáo nức lòng dân chúng Khi xây dựng cốt
truyện, nhà văn cũng không đi vào mô tả các trận đánh thế nào, nguyên nhân,diễn biến, kết quả, bài học mà ông đi vào những “điểm mờ” bị lịch sử bỏrơi Đó là những tư tưởng chia rẽ trong nội bộ tướng lĩnh của nghĩa quân LamSơn trước việc đánh giặc hay cho giặc xin hàng, rút về nước với một bên làPhạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân… một bên là Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn vàngười đứng đầu, ở giữa là chủ tướng Lê Lợi Một quyết định đánh hay chohòa của Lê Lợi trong lịch sử chỉ gói gọn trong một câu nói, nhưng NguyễnQuang Thân đã dành tới gần 1/3 dung lượng tiểu thuyết để lí giải từ lôgic nộitâm bên trong Lịch sử nhường “cái bề sâu, bề xa” trong mỗi con người,nhường vị trí những con người vô danh nhỏ bé, nhường những “góc khuất”…cho các nhà tiểu thuyết Nhà văn đã phát hiện những dục vọng, toan tính cánhân, những dằn vặt đau xót của mỗi số phận con người khác nhau Từ đó,người đọc có thể thấy được mỗi cá nhân bằng những trải nghiệm riêng củamình đã góp phần thúc đẩy bánh xe lịch sử vận hành
Thêm nữa, khi xây dựng cốt truyện, nhà văn không đi theo trật tự tuyếntính thông thường của các nhà chép sử - sự kiện nào xảy ra trước kể trước, sựkiện nào xảy ra sau kể sau mà ông xáo trộn trật tự trần thuật, xoay vặn, lắpghép các phân đoạn trong cuộc đời nhân vật qua hồi tưởng, tâm lý Vì thế cốttruyện tiểu thuyết có sự gián cách, nhảy cóc, đan xen quá khứ, hiện tại, thậmchí cả tương lai Nhiều chỗ, cả quá khứ, cả hiện tại và tương lai cùng đồng
Trang 31hiện Những dòng suy nghĩ miên man của Lê Lợi vừa hé mở cho độc giả vềnhững ngày tháng rong chơi phóng khoáng, thảnh thơi của anh đầu mục ưa tự
do, vừa dội lại thực tại trầm uất mang nặng tránh nhiệm vác của thủ lĩnh, vừathấy được tiền đồ bá vương đã hiện ra trước mắt Hay những hồi ức củaNguyễn Trãi trong lời tâm sự với Thái Phúc bên chén rượu nặng tình tri âmcho thấy quá khứ nơi tiễn biệt cha trên ải Nam Quan, dự cảm những tương lai
ảm đạm cho số phận thiên tài cô đơn Sợi dây quá khứ - hiện tại – tương laikhi bị kéo căng, khi chùng xuống, khi ẩn, khi hiện, khi mờ, khi tỏ để tạo ranhững mảnh ghép muôn màu dệt nên cuộc đời, số phận nhân vật Vì thế, takhó có thể tìm thấy sự tương đồng giữa chính sử và cốt truyện tiểu thuyếttrong các chi tiết, diễn biến cụ thể
Như vậy, có thể nói nhà văn tôn trọng cốt lịch sử nhưng ông đã tự giảiphóng khỏi sự sùng bái lịch sử, đúng như bộc bạch: “Những gì đã được ghitrong sách giao khoa về sử thì không nên nói khác đi Nhưng có rất nhiềuđiều, nhiều sự kiện không được ghi trong chính sử Đó là nhưng trang trắng,những khoảng trắng Nhà văn là người có tham vọng, bằng sự hiểu biết, bằngtrí tượng tượng không giới hạnh lấp đầy những trang trắng ấy theo cách củamình Người đời tin hay không là do nghệ thuật và văn chương của nhà văn
có đủ sức thuyết phục hay không mà thôi Nhà văn chỉ là người lựa chọn, chứ
không có quyền áp đặt được ai”[7] Với Hội thề, Nguyễn Quang Thân thật sự
đã “lấp đầy” những vấn đề còn bỏ ngỏ của chính sử để nâng lên vấn đề mốiquan hệ gắn bó giữa số phận con người và lịch sử, đặc biệt số phận người tríthức Thiết nghĩ, đây không phải là vấn đề mới nhưng vẫn có sức hấp dẫnriêng bởi nhà văn đã viết bằng tất cả tài năng và sự trải nghiệm sâu sắc củabản thân mình
Trang 322.2 Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng như một cách phục dựng lịch sử
Nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm tự sự cũng nhưtrong tiểu thuyết Nếu không có nhân vật, không có tiểu thuyết “Nhân vật làhình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tạitoàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhânvật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đườngđược gán cho những đặc điểm giống với con người” [4; 241]
Trong Hội thề, thế giới nhân vật hiện lên vô cùng sống động Bên cạnh
những nhân vật chính sử như Lê Lợi, Tư Tề, Ngọc Trần, Nguyễn Trãi,Nguyễn Thị Lộ, Trần Nguyên Hãn, Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân nhữngtướng giặc như Vương Thông, Thái Phúc, Mã Kỳ, Trần Chính, PhươngThọ… nhà văn còn sáng tạo thêm rất nhiều những nhân vật khác nhằm phục
vụ ý đồ nghệ thuật của mình như cô gái, ông già thành Đông Quan, cô gái
trong tay Vương Thông, Thái Phúc… Thế giới nhân vật trong Hội thề đông
đảo vô cùng mà mỗi nhân vật lại là một “tiểu vũ trụ” riêng không giống nhau.Căn cứ vào đặc điểm của các tuyến nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi xemxét hình tượng nhân vật ở hai góc độ: loại hình nhân vật và đặc điểm cấu trúchình tượng
2.2.1 Sự phong phú về loại hình
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử chủ biên): “Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung một loạiphẩm chất, tính cách nào đó của con người hoặc các phẩm chất, tính cách, đạođức của một loại người nhất định của một thời đại” [23; 67]
Trang 33Đặt câu chuyện vào một thời khắc bối cảnh gay go, quyết liệt của lịch
sử, Nguyễn Quang Thân đã lựa chọn xây dựng những nhân vật loại hình tiêubiểu nhất của thời đại, đó là nhân vật võ tướng, nhân vật người trí thức vànhân vật người dân qua hình tượng người phụ nữ Đây đều là những conngười có vai trò vô cùng quan trọng trước giờ phút quyết định của lịch sử,góp phần không thể thiếu đối với thắng lợi cuối cùng của quân dân Đại Việt
2.2.1.1 Nhân vật võ tướng
Trong Hội thề, nhân vật võ tướng xuất hiện khá đông đảo Có thể chia
loại nhân vật này thành hai tuyến: Tuyến nhân vật võ tướng thân thích, đãtừng kề vai sát cánh cùng Lê Lợi từ những ngày còn trong trứng nước nhưPhạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân, Lê Văn An và tuyến nhân vật võ tướng Bắc Hàtheo Lê Lợi tụ nghĩa gồm Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Thống
Nguyễn Quang Thân miêu tả khá rõ nét tuyến nhân vật võ tướng đãtừng vào sinh ra tử với Lê Lợi từ ngoại hình, diện mạo bên ngoài đến tínhcách, phẩm chất bên trong
Phạm Vấn vốn là anh rể Lê Lợi Đó là “một người đàn ông đẹp, vẻ đẹpcủa một võ tướng can trường từng qua trăm trận… Đôi mắt xếch, trán thấp,không tương xứng mấy với bộ mặt và thân hình cao lớn, làm ông có vẻ một
võ quan nhiều mưu trí lắt léo và một tâm hồn hẹp hòi, lắm tham vọng hơn làmột tráng sĩ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” [61; 14] Trong các tướng, PhạmVấn là người “có bề ngoài đẹp và oai nhất Ông cao to, mặt phương trượng,cầm tinh con Rồng nên dáng điệu khoan thai mà vẫn oai vệ, đôi hàm răng nhỏđều ngăn ngắt ít khi lộ hết ra kể cả lúc cười” [61; 161] Lê Sát thì đươc miêutả: “Cao lớn khác thường, mặt chữ điền phương phi, đôi mắt hơi nhỏ bộc lộtính khí cố chấp, nhiều dục vọng và có chút gì đó thô bạo” [61; 96] Lê Văn
An “nhỏ con, hơi gầy, đôi mắt sâu dưới cặp lông mày bí hiểm” [61; 97], trong
Trang 34khi Lê Ngân lại có “dáng vóc to cao, khoáng hoạt nhưng trán dô và hơi thấp”[61; 97] Ngoài ra, nhân vật võ tướng còn có Nguyễn Xí, Đinh Lễ và nhiềutên tuổi lẫy lừng khác nhưng ngòi bút Nguyễn Quang Thân chỉ tập trung xoáysâu phục dựng những chân dung tiêu biểu Ông tả nhân vật theo lối chấm phá,chọn nét thần thái nhất và tập trung chủ yếu ở vóc dáng, khuôn mặt, đặc biệt ởcặp mắt Nhà văn vận dụng những đặc điểm của nhân tướng học để mô tảnhân vật, khiến người đọc có thể “trông mặt mà bắt hình dong” Hầu hết các
võ tướng đề cao to, vạm vỡ, thể hiện sức vóc phi thường của dũng tướng quentrận mạc, quen với gian khó, vất vả Nhưng cặp mắt kẻ nào cũng bộc lộ tínhcách hiếu sát, ích kỷ, nhỏ nhen với nhiều toan tính, dục vọng cá nhân thâmhiểm
Vốn xuất thân từ kẻ võ biền ít học, cuộc đời chỉ quen cây cung, ngọngiáo chứ không màng chuyện chữ nghĩa, sách vở nên cách cư xử, hành độngcủa các võ tướng này có phần lỗ mãng, thô tục Phạm Vấn khi ăn thì “nhaingấu nghiến”, ăn xong lấy tay “lau một vòng quanh mồm” Lê Sát thường cólối “cư xử, ăn nói bỗ bã hoa tay múa chân” Khi được Lê Lợi ban thưởng vòrượu, vì phấn khích, say sưa trước trận đánh, Lê Sát bỏ quên luôn tại sân đình.Chính Lê Lợi cũng cảm thấy “Lê Sát là kẻ học mọn” [61; 78]
Có thể nói, bộ ba Sát, Ngân, Vấn là những người đã kề vai sát cánhthân thích với Lê Lợi từ những ngày gian khổ khó khăn nhất Họ có thể sẵnsàng chết hai lần vì nhà vua và nghĩa lớn Họ là tâm phúc, là tay chân, sốngchết sinh tử vì ông Nhưng những con người ấy lại mang trong mình tính cáchnhỏ nhen, tị hiềm, ích kỷ Họ ham chém giết hơn là hiếu sinh, thích nhìn thấymáu chảy, đầu rơi hơn là nghe đạo lí chữ nghĩa thánh hiền, ưa hành động hơn
là mưu lược sâu xa Họ là dân võ biền, lớn lên từ cây cỏ, đồng ruộng, “mộtvốc chữ thánh hiền không có”, chỉ duy nhất lòng gan dạ, can trường, không sợđầu rơi máu chảy, tuyệt đối trung thành phụng thờ chủ tướng… Nguyễn
Trang 35Quang Thân đã không chỉ xây dựng hình ảnh những phe cánh trong nội bộnghĩa quân mà còn ngầm gửi gắm sự lí giải vượt thời gian về nguyên nhânsâu xa trong quá khứ của vụ án Lệ Chi Viên thảm khốc 14 năm sau này
Cùng là những dũng tướng nhưng Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Thốnglại mang phong thái khác hẳn
Nguyễn Thống mang dáng vẻ của một thích khách trượng nghĩa, mộthiệp sĩ hành nghĩa hơn là một võ tướng Khi bị bắt “không chút sợ hãi trên nétmặt chớm phong trần của anh ta”, thậm chí nhân vật còn “ngẩng mặt lên trầncung điện cười ngất Tiếng cười rung mái, một viên ngói mủn rơi xuống trướcmặt Vương Thông” [61; 55,56] Phong thái của Nguyễn Thống thể hiện trênkhuôn mặt lãng tử “chớm phong trần”, tiếng cười ngất ngạo nghễ, khinh bạc,kinh động cả mái nhà Tiếng cười của sức mạnh, của chí khí ngang tàng, củakhí phách kiêu bạc khiến rơi cả viên ngói mủn trước mặt tên tướng giặc lãoluyện, ranh ma Cả một triều đại xưa cũ, đổ nát như rơi xuống trước tiếngcười ấy, cả một triều đình quen thói cướp bóc, áp bức như lung lay, rụng rời,tàn lụi Khi Nguyễn Thống rời Đông Quan: “Cái bóng cao lớn của anh in lênnền trời đêm màu bạc xỉn”[61; 210], nhưng khi chấp nhận làm con tin:
“Thống ăn mặc như một nho sinh, gọn gàng nghiêm chỉnh, khăn xếp màulam, áo lương xanh Tam Giang, quần lụa mỡ gà, mảnh mai như lá trúc giữađám tướng Ngô to lớn” [61; 241] Nhà văn không tả kỹ khuôn mặt, diện mạonhân vật như các tướng giặc mà chú ý vào những chi tiết làm nên thần thái
Có lúc tầm vóc Nguyễn Thống vụt lớn lao, phi thường, có lúc lại thanh thoátnhư nho sinh, mảnh mai thanh tao giữa lũ giặc chỉ ưa giết chóc, phàm tục Chíchất, phong thái của nhân vật đẹp đẽ, phi phàm, vượt lên trên thói chém giếtsát sinh thường thấy trong chiến tranh
Trang 36Trần Nguyên Hãn vốn dòng dõi quý tộc tôn thất nhà Trần, tính tình ưa
tự do phóng khoáng, ngay từ nhỏ Trần Nguyên Hãn đã “luôn ăn mặc chỉnh tềnhư mọi vương tôn công tử trong triều, lên mười mà tác phong đĩnh đạc”, cônquyền thao lược đủ tài Khi vào Lam Sơn tụ nghĩa, “ông là người có học, lạikhông biết giấu đi mà còn tìm dịp để bày tỏ tri thức thâm hậu cũng như tàivăn võ song toàn của mình” [61; 250] “Bà Lộ biết Nguyên Hãn tuy tính khíbộc trực, ăn nói kiêu căng nhưng ăn uống lại tinh tế Ông ấy chỉ mong đượcmột ấm trà ướp sen mà phải là sen hái ở Hồ Dâm Đàn cơ” [61; 251] Như thếTrần Nguyên Hãn không chỉ là một dũng tướng xông pha nơi trận địa mà ôngcòn mang trong mình khí chất cao sang, quý tộc, vẻ thanh lịch của người tríthức Bắc Hà Nhà văn cũng không tả sâu vào những chi tiết làm nên diện mạo
cụ thể của nhân vật mà ông chú ý ở cốt cách, phẩm chất ngạo nghễ, hơn ngườicủa Trần Nguyên Hãn Trần Nguyên Hãn là người anh hùng ôm mộng lớn,tỉnh táo, kiêu ngạo, bộc trực, giàu tự trọng và khí tiết Từ những thông tin còn
sơ lược, ít ỏi về Trần Nguyên Hãn trong sách sử để lại, Nguyễn Quang Thân
đã đem đến những góc nhìn mới chân thật, thú vị về nhân vật
Lê Lợi cũng có thể được xếp vào tuyến nhân vật võ tướng Lê Lợi tựnhận mình “ta là kẻ ít học” Giống như đám tướng sĩ tâm phúc của mình, LêLợi xuất thân từ anh đầu mục, quanh năm quen với cỏ cây, trang trại, ruộngđồng, cung kiếm nơi hoang dại chứ không tường việc bút nghiên, đèn sách
Lê Lợi có cái phàm tục của con người chốn hoang dã, có thể “cầm đùi gànhai, uống rượu cần với tướng sĩ, khuy áo không cài hết cúc hở cả rốn” Cầmđũa gắp miếng bánh chưng không được, ông sẵn sàng “cáu tiết vứt đôi đũa,lấy tay nhón bánh ăn ngấu nghiến” [61; 12] Khi đứng, khi ngồi “ông có cáisốt ruột của võ biền, tay chân như dưa thừa không biết làm gì” [61, tr.94].Nhưng Lê Lợi trở thành chủ tướng bởi Lê Lợi đã vượt lên được những cáitầm thường, nông cạn trong chính con người mình, đã nỗ lực chế ngự cái thấp
Trang 37hèn, bản năng của mình để biết yêu lẽ phải, biết sống với lòng nhân, biếttrọng dụng hiền tài cho đại cuộc Lê Lợi biết được hạn chế, nhược điểm củachính mình.Ông mong muốn sau này thái bình thịnh trị, về triều đình mới sẽhọc được cái sang trọng đế vương của Trần Nguyên Hãn Ông không đượchọc chữ nghĩa thánh hiền nhưng đọc được, hiểu được tư tưởng cốt lõi nhất
của Bình Ngô sách Lê Lợi ở giữa hai thái cực trong nội bộ tướng sĩ Ông
dung hòa được hàng ngũ tì hổ của mình và vượt lên tất cả bằng tầm vóc củamột minh chủ anh hùng
Có thể nói, trong mỗi cuộc chiến, vai trò của tướng lĩnh vô cùng quantrọng Họ là những người trực tiếp tham gia chiến trận, góp phần quyết địnhlàm nên sự thành bại của trận đánh Những tướng soái của nghĩa quân LamSơn đều là những con người dũng cảm, ra sống vào chết, căm thù sục sôi,nguyện thề giết giặc cứu nước Nhưng ngay trong hàng ngũ tướng lĩnh đã có
sự không đồng nhất Sự phân tuyến nội bộ tướng không chỉ là sự khác biệttrong tư tưởng, nhận thức mà còn là sự khác biệt của sang và hèn, thanh tao
và phàm tục, quý tộc và bình dân, cao thượng và ti tiện Chính vì thế, mặc dùcùng chung mục đích, chung lí tưởng nhưng hai tuyến nhân vật này đối lậpvới nhau như nước với lửa Họ hỗ trợ nhau trên chiến trường nhưng thù địchnhau trong triều chính Đặt trong thời khắc lịch sử dân tộc nguy nan, vậnmệnh ngàn cân treo sợi tóc, họ có thể dẹp bỏ tư hiềm để vì nghĩa lớn, nhưngkhi binh đao gác lại, mâu thuẫn ấy sẽ có dịp bùng phát Đó cũng là điều saunày Trần Nguyên Hãn đã lường trước được, chỉ có điều ông vẫn không tránhđược
2.2.1.2 Nhân vật người trí thức
Trong bất kì thể chế, xã hội nào, vai trò của người trí thức cũng vôcùng quan trọng Theo quan niệm của Nho gia, vua là người “thủ mệnh” (thực
Trang 38hiện sứ mệnh trời giao phó), còn nhà nho, những người trí thức là người “trithiên mệnh” (biết được mệnh trời) “Nhà nho là một nhân vật văn hóa Rahành đạo, làm quan không chỉ đơn giản là làm những công việc giấy tờ, hànhchính, sự vụ mà còn đem hiểu biết về văn hóa, chính trị giảng giải, khuyênbảo, can gián người lãnh đạo” [64; 86] Như vậy, trước hết, nhà nho phải làngười có “một học thuyết chính trị có văn hóa” Sau đó, chính họ phải làngười có nhiệm vụ truyền bá học thuyết đó cho vua chúa và thứ dân trăm họ.Những tư tưởng đúng đắn, tiến bộ của nhà nho sẽ có tác động tích cực, quyếtđịnh đến sự hưng vọng, tồn tại, phát triển của quốc gia, dân tộc Trong dòng
chảy lịch sử của Hội thề, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã nhắc tới bóng dáng
những người trí thức như anh học trò dại dột nơi hàng rượu, một ông đồ dạychữ dắt con đi chạy loạn… nhưng tiêu biểu, sáng ngời nhất chính là NguyễnTrãi Nguyễn Trãi thật sự là một người trí thức chân chính Hơn thế, ông còn
là một trí thức tầm cỡ, thông tuệ, có tầm nhìn xa trông rộng, với “đôi mắttrông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời”
Nguyễn Trãi vốn sinh ra trong dòng dõi danh gia vọng tộc Dáng hìnhcủa ông đã thể hiện đúng sức vóc của một nho sinh “trói gà không chặt”.Thuở bé, Nguyễn Trãi “gày gò, khẳng khiu với chiếc áo cánh và quần đùi vámấy chỗ… trông nhếch nhác như trẻ trâu” Lớn lên, “Nguyễn Trãi mảnh maihơn, áo dài, không đóng khăn mà để đầu trần búi tó”, “cái vẻ mệt mỏi, ẻo lảthư sinh” [61; 38] Giống như Nguyễn Thống, Trần Nguyên Hãn, diện mạobên ngoài của Nguyễn Trãi không được nhà văn Nguyễn Quang Thân chú ý tả
kỹ Có lẽ bởi bởi đây không phải là kiểu con người hành động mà là conngười của tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ bên trong Ngay từ bé, Nguyễn Trãi đãkhông đam mê võ thuật, luyện rèn binh thư bởi với ông, môn võ lợi hại nhất,cần thiết nhất là “làm sao để giặc không đến nhà thì khỏi phải đánh” [61;247] Ông quan niệm “muốn anh hàng xóm côn đồ không sang đánh ta, phá
Trang 39nhà ta, giết lợn gà của ta thì chỉ có một cách là đi lại với y, coi y như hàngxóm Chỉ có nước lã mới rửa được máu, lấy máu rửa máu chỉ làm bẩn mãithêm” [61; 274] Ông tỉnh táo, thức thời, nhận thức sâu sắc hơn ai hết mối họacủa giặc phương Bắc luôn rình rập, đe dọa sự tồn vong của dân tộc suốt mấytrăm năm lịch sử: “Núi không thể dời, sông không thể cho chảy đi nơi khác,chỉ có mỗi cách là biết đối xử với hàng xóm thế nào để hai bên cùng nhauđược yên thân”[61; 197] Khi đất nước loạn lạc, chiến tranh, ông tìm đến Lê
Lợi để dâng lên Bình Ngô sách Bình Ngô sách chính là tư tưởng lớn cả đời
Nguyễn Trãi theo đuổi “Dĩ chí nhân đại thắng hung tàn, dĩ chí nhân nhi địchcường bạo” Thuật đánh giặc mà ông tâm niệm là “mưu phạt tâm công, bấtchiến tự khuất” Ông yêu dân, thương xót người dân điêu linh, khổ cực.Xuyên suốt tác phẩm, ta luôn thấy ông đăm chiêu, toan tính cho sự sống còncủa người dân Nỗi đau đáu của ông không phải là chiến thắng mà là chiếnthắng thế nào để tránh được tổn thất, mất mát lớn nhất, để giữ được hòa hiếu,giao bang với nước láng giềng lớn mà tâm địa hẹp hòi Đánh thành khôngbằng đánh vào lòng người Người cầm quân phải biết khi cương, khi nhu,phải biết đặt lòng nhân lên hàng đầu để thực hiện “đại nghĩa” Đó là tư tưởngđẹp đẽ, lớn lao mà ông để cả đời theo đuổi Vậy nên, nếu Trần Nguyên Hãnnhìn thấy được thảm cảnh sau chiến tranh, “vua ta là người sáng nhưng khônghiền Cũng như Câu Tiễn cái tướng chim cổ dài cằm nhọn nói lên ngài làngười có thể chia hoạn nạn chứ không thể chia phú quý” [61; 254] TrầnNguyên Hãn chỉ mong xong giặc là “chuồn về Lập Thạch ngay”, tránh xacạm bẫy triều chính thì Nguyễn Trãi biết trước tương lai “mũi tên sẽ được bắn
đi, con thỏ sẽ chết nhưng người dâng cung sẽ không được ăn thịt thỏ và câycung sẽ bị bẻ gẫy làm đôi ngay sau cuộc săn” [61; 149] song ông vẫn kiên trìtheo đuổi giấc mộng làm bậc thánh nhân phương Nam Có lẽ, khao khát đượcthực hiện lí tưởng nhân nghĩa cao đẹp trong ông cao hơn cả sinh mạng
Trang 40Nguyễn Trãi thực sự là người trí thức có lí tưởng cao quý và dành hết tâmsức, cuộc đời mình để phụng sự lí tưởng
Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng nói: “Trí thức là cái kết tinh quý giánhất của sức sinh tồn dân tộc” Có lẽ bởi nhờ người trí thức vĩ đại nhưNguyễn Trãi, “sức sinh tồn” của dân tộc Việt Nam mới được sâu gốc, bền rễ,vững vàng qua cơn bão táp của lịch sử
2.2.1.3 Nhân vật người phụ nữ
Người phụ nữ luôn tự hào là “một nửa” của thế giới Nhưng trong suốtchiều dài lịch sử, người phụ nữ luôn phải gánh chịu những nhọc nhằn, đauthương Đặc biệt, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, những tổn thấtnhất, những nỗi đau đớn nhất đều dồn lên đôi vai của người phụ nữ
Trong Hội thề, thế giới nhân vật phụ nữ hiện lên sống động, phong phú.
Đó là cô gái bán hoa góc thành Đông Quan, cô gái kỹ nữ được Thái Phúc cứuvớt, cô gái Ngọc Nương hầu hạ Vương Thông, cô thôn nữ Lài bên Lê Lợi, mụ
Lý nấu bếp trong doanh trại Lam Sơn, người vợ Nguyễn Thống, bà đại học sĩNguyễn Thị Lộ hay hoàng hậu Ngọc Trần Họ là những con người khácnhau, xuất thân, địa vị khác nhau nhưng đều mang vẻ đẹp khỏe khoắn, đầysức sống
Thị Lộ “khoảng ba mươi tuổi, cao ráo, nhan sắc đậm đà Đôi mắt nồngnàn, sáng sủa của người có học Nhưng trong chiếc áo tứ thân bó chặt vai và
bộ ngực nở nang, bà lại có dáng một phụ nữ quen việc đồng áng, tươi mát,mạnh bạo, hơi thô nhưng quyến rũ nhờ tuổi thanh xuân thôn nữ Đứng gần, bàthơm nức mùi rơm mới hay mùi gì tương tự như thế” [61; 10] Người kỹ nữcủa Thái Phúc “còn xuân sắc, bộ ngực thây lẩy căng trong cái yếm lụa nâusồng đã nhạt màu Đôi mắt long lanh trên khuôn mặt trái xoan phảng phất