Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch không chỉ để con người nghỉ ngơi giải trí, mà con nhằm thoả mãn nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tỉnh thành đều có những đặc trưng riêng về tự nhiên, lịch sử, văn hoá, truyền thống, thu hút khách du lịch. Thông qua việc phát triển du lịch, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các tỉnh thành trong cả nước ngày càng được mở rộng vì nền hoà bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới. Ngày nay du lịch du lịch mang tính nhận thức và tính phổ biến với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, củng cố hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Tại tỉnh Phú Thọ, chiến lược phát triển du lịch đang được quan tâm một cách hiệu quả hướng đến phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, giữ vững an ninh, quốc phòng, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường, tạo ra môi trường lành mạnh và thu hút khách du lịch và đầu tư trong du lịch. Bắt nhịp với xu hướng chung của đất nước và tỉnh Phú Thọ, Thanh Ba đã và đang cố gắng phát huy tiềm năng cho phát triển du lịch văn hoá với hệ thống nhiều các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, Thanh Ba còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đẹp, hấp dẫn, các kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc và các làng nghề truyền thống. Trải qua thời gian và sự tàn phá nặng nề của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, cùng với những biến động của thiên nhiên, xã hội, Thanh Ba vẫn còn lưu giữ được rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá có giá trị và mang chiều sâu lịch sử văn hoá. Mỗi di tích gắn với một truyền thuyết, nhân vật lịch sử hay một phong cách kiến trúc của một thời đại nào đó. Với những lợi thế trên, Thanh Ba hoàn toàn có cơ sở để khai thác các di tích lịch sử văn hóa nhằm phát triển du lịch ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tới các di tích lịch sử văn hoá của Thanh Ba lại chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Hình ảnh của Thanh Ba đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá Thanh Ba chưa thực sự tạo được dấu ấn, sự quan tâm trong lòng khách du lịch. Nguyên nhân cũng rất dễ hiểu vì khách du lịch chưa có sự hiểu biết nhiều thậm chí họ chưa biết đến tên của Thanh Ba thì họ không thể quyết định mua tour tới các di tích này. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm sao giúp cho khách du lịch có được sự hiểu biết rõ ràng hơn về các di tích lịch sử văn hoá Thanh Ba , để từ đó họ có được những quyết định đúng đắn khi mua tour du lịch đến với Thanh Ba. Với lý do trên em chọn đề tài “Khai các di tích lịch sử văn hoá nhằm phát triển du lịch văn hoá ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. Mong rằng bài khóa luận này phần nào sẽ giới thiệu được về những di tich lịch sử văn hoá nổi tiếng của Thanh Ba, giúp du khách có thêm sự hiểu biết hơn về các di tích ở đây. Đồng thời qua đây em cũng xin đóng góp một số ý kiến với các cấp, các ngành có liên quan để việc khai thác các di tích lịch sử văn hoá ở Thanh Ba vừa đạt hiệu quả về mặt kinh tế, vừa bảo tồn được những giá trị đặc sắc của các di tích này.
Trang 1KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ DUY TÙNG
KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hướng dẫn viên du lịch
PHÚ THỌ, NĂM 2018
Trang 2ĐỖ DUY TÙNG
KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Hướng dẫn viên du lịch
Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thị Hà
PHÚ THỌ, NĂM 2018
Trang 3quá trình làm và hoàn thành khoá luận em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo trong khoa Khoahọc Xã hội và Nhân văn, bộ môn văn hoá du lịch đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡchúng em trong suốt thời gian 4 năm ngồi trên ghế giảng đường Trường Đại họcHùng Vương.
Để hoàn thành bài khoá luận này em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Sở Vănhoá, thể thao và Du lịch Phú Thọ; Phòng văn hoá, thể thao và du lịch huyệnThanh Ba, Ban quản lý các di tích lịch sử văn hoá đã tạo điều kiện giúp đỡ vàcung cấp số liệu cho em Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn đến cô, Ths NguyễnThị Hà - người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em thực hiện đề tài khoáluận này
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thânluôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý và thôngcảm của các thầy cô giáo để giúp cho bài khoá luận này hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Phú Thọ, ngày tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Đỗ Duy Tùng
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Các khái niệm có liên quan 7
1.1.2 Phân loại di tích lịch sử văn hóa 7
1.1.3 Đặc điểm di tích lịch sử văn hóa 9
1.1.4 Các tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa 9
1.1.5 Vai trò của di tích lịch sử văn hóa 11
1.1.6 Quan hệ giữa du lịch với các di tích lịch sử văn hóa 13
1.2 Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1 Khái quát về huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 18
1.2.2 Khái quát về các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 21
Chương 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ 25
2.1 Giá trị các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.25 2.1.1 Đền Du Yến 25
2.1.2 Đền Mạo Phổ 27
2.1.3 Đền Năng Yên 30
2.1.4 Đền Chẻm 33
2.1.5 Đình Đông Thượng 35
2.2 Khai thác các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ nhằm phục vụ phát triển du lịch 37
2.2.1 Tổ chức quản lý khai thác các di tích lịch sử văn hoá 37
2.2.2 Thực trạng khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa tại các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 38
Trang 52.2.4 Thực trang cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ phục vụ cho phát
triển du lịch ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 42
2.2.5 Hiệu quả kinh tế - xã hội từ việc khai thác các di tích lịch sử văn hoá 43
Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ NHẰM PHÁT TRIỂN 45
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 45
3.2 Giải pháp 47
3.2.1 Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho các di tích 47
3.2.2 Bảo tồn, tôn tạo và tu bổ các di tích 49
3.2.3 Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng đến các di tích 51
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực 53
3.2.5.Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về du lịch 55
3.2.6.Nâng cao quản lý tại các di tích 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤC LỤC
Trang 6CHỮ VIẾT TẮT TÊN NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch đã trở thành nhu cầu không thểthiếu được trong đời sống văn hoá xã hội và hoạt động du lịch đang được pháttriển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốcgia trên thế giới Du lịch không chỉ để con người nghỉ ngơi giải trí, mà con nhằmthoả mãn nhu cầu to lớn về mặt tinh thần Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tỉnhthành đều có những đặc trưng riêng về tự nhiên, lịch sử, văn hoá, truyền thống,thu hút khách du lịch Thông qua việc phát triển du lịch, sự hiểu biết và mốiquan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các tỉnh thành trong cả nước ngày càngđược mở rộng vì nền hoà bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới Ngày nay dulịch du lịch mang tính nhận thức và tính phổ biến với mục tiêu không ngừngnâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, củng cố hoà bình và hữunghị giữa các dân tộc
Tại tỉnh Phú Thọ, chiến lược phát triển du lịch đang được quan tâm một cáchhiệu quả hướng đến phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa của dân tộc, giữ vững an ninh, quốc phòng, giữ gìn cảnh quan và bảo vệmôi trường, tạo ra môi trường lành mạnh và thu hút khách du lịch và đầu tưtrong du lịch
Bắt nhịp với xu hướng chung của đất nước và tỉnh Phú Thọ, Thanh Ba đã
và đang cố gắng phát huy tiềm năng cho phát triển du lịch văn hoá với hệ thốngnhiều các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện Bên cạnh đó, Thanh Ba cònlưu giữ nhiều phong tục tập quán đẹp, hấp dẫn, các kho tàng văn hoá dân gianđặc sắc và các làng nghề truyền thống Trải qua thời gian và sự tàn phá nặng nềcủa hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, cùng với những biến độngcủa thiên nhiên, xã hội, Thanh Ba vẫn còn lưu giữ được rất nhiều các di tích lịch
sử văn hoá có giá trị và mang chiều sâu lịch sử văn hoá Mỗi di tích gắn với mộttruyền thuyết, nhân vật lịch sử hay một phong cách kiến trúc của mộtthời đại nào đó
Với những lợi thế trên, Thanh Ba hoàn toàn có cơ sở để khai thác các ditích lịch sử văn hóa nhằm phát triển du lịch ở địa phương Tuy nhiên, hoạt động
du lịch tới các di tích lịch sử văn hoá của Thanh Ba lại chưa thực sự tương xứngvới tiềm năng vốn có của nó Hình ảnh của Thanh Ba đặc biệt là các di tích lịch
Trang 8sử văn hoá Thanh Ba chưa thực sự tạo được dấu ấn, sự quan tâm trong lòngkhách du lịch Nguyên nhân cũng rất dễ hiểu vì khách du lịch chưa có sự hiểubiết nhiều thậm chí họ chưa biết đến tên của Thanh Ba thì họ không thể quyếtđịnh mua tour tới các di tích này Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm saogiúp cho khách du lịch có được sự hiểu biết rõ ràng hơn về các di tích lịch sửvăn hoá Thanh Ba , để từ đó họ có được những quyết định đúng đắn khi muatour du lịch đến với Thanh Ba.
Với lý do trên em chọn đề tài “Khai các di tích lịch sử văn hoá nhằm phát
triển du lịch văn hoá ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay”
làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình Mong rằng bài khóa luận này phầnnào sẽ giới thiệu được về những di tich lịch sử văn hoá nổi tiếng của Thanh Ba,giúp du khách có thêm sự hiểu biết hơn về các di tích ở đây Đồng thời qua đây
em cũng xin đóng góp một số ý kiến với các cấp, các ngành có liên quan để việckhai thác các di tích lịch sử văn hoá ở Thanh Ba vừa đạt hiệu quả về mặt kinh tế,vừa bảo tồn được những giá trị đặc sắc của các di tích này
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã ít nhiều có liên quan đến đề tài mà tác giả đang thực hiện nghiên cứu Cụ thể gồm:
Cuốn “Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam” của tác giả TS
Dương Văn Sáu, do Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội ấn hành đã cung cấpnhững kiến thức cơ sở, cơ bản nhất về hệ thống di tích lịch sử văn hóa Việt Namcho những người mới bắt đầu tiếp cận lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn về khotàng di sản văn hóa của dân tộc, các hướng dẫn viên du lịch để họ từng bước “
giải mã văn hóa”, “ giải ảo hiện thực”…v.v đem đến cho du khách những hiểu
biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa Việt Nam [17]
Cuốn “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
trong đổi mới và hội nhập”, do GS TS Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật phát hành, [22] đề cập đến ba nội dung chính sauđây:
Thứ nhất, nội dung cuốn sách đề cập đến việc tiếp thu và xây dựng một hệthống các lý thuyết về văn hóa và hệ giá trị văn hóa, coi đó như là công cụphương pháp luận để nhận thức hệ giá trị văn hóa Việt Nam Thứ hai, cuốn sách
Trang 9đề cập đến hệ giá trị tổng quát truyền thống Việt Nam - một vấn đề đã đượcnhiều nhà nghiên cứu tiền bối khám phá và nghiên cứu Thứ ba, ngoài nghiêncứu hệ giá trị tổng quát, cuốn sách còn phân tích các giá trị văn hóa thể hiệntrong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân tộc
Cuốn “Bảo tàng- Di tích – Lễ hội” của tác giả Phan Khanh, Nxb Thông
tin ấn hành 1992, [5] đề cập đến nội dung:
Thứ nhất, Các bảo tàng, di tích và lễ hội ở nước ta có vai trò quantrọng đối với việc giáo dục truyền thống, bảo bệ di sản văn hóa dân tộc vàphát triển khoa học
Thứ hai, Cuốn sách Bảo tàng - di tích - lễ hội được trình bày có hệ thốngtheo một logic chặt chẽ, đi từ lý luận chung đến thực tiễn của hoạt động bảotàng, di tích, lễ hội ở Việt Nam
Thứ ba, Cuốn sách sẽ là một tài liệu tham khảo quý có tính chất hướngdẫn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý ngành Văn hóa và Du lịch cấp tỉnh, huyện
và học sinh, sinh viên các trường Đại học, trung học văn hóa nghệ thuật Đồngthời, cuốn sách cũng là một tài liệu bổ ích có các đọc giả quan tâm đếncông tác bảo tàng, di tích, lễ hội
Đề tài “Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh phú thọ: thực trạng và giải
pháp” đăng trên tạp chí Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 2: [23;
259-268] của tác giả Lê Thị Thanh Thuỷ, Đinh Văn Đãn, Kim Thị Dung, thuộcNghiên cứu sinh, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội 2 Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội, đề cập đến nội dung sau đây: Tỉnh Phú Thọ có vị trí trung tâm ởvùng miền núi phía Bắc Việt Nam, là cầu nối vùng Tây Bắc với Hà Nội và cáctỉnh đồng bằng Bắc Bộ Lợi thế nổi bật của du lịch Phú Thọ là mảnh đất cộinguồn của dân tộc với 02 di sản văn hóa thế giới, 1.372 di tích lịch sử văn hóa,
260 lễ hội, hơn 13.000 hiện vật qua các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước.Đây là kho tàng di sản văn hóa vô giá, là niềm tự hào của vùng đất mạch nguồntrong dòng chảy lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Nhưng, đến nay du lịch cộinguồn ở Phú Thọ vẫn chưa thật sự là “điểm dừng chân” của du khách Bài viếtnày góp phần phản ánh rõ thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở Phú Thọ, từ
đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh
Trang 10Tại Hội thảo ngày 25/11/2009, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và
UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Di tích lịch sử Đền Hùng
và không gian văn hoá Hùng Vương” Nội dung hội thảo nêu bật giá trị của di
tích lịch sử Đền Hùng và không gian văn hoá Hùng Vương, từ đó đưa ra nhữngbiện pháp và kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vậtthể, những giá trị nổi bật của Lễ hội Đền Hùng, xem xét khả năng đáp ứng cáctiêu chí đề ra đối với việc công nhận di sản văn hoá phi vật thể thế giới, từ đóđưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng xem xét trình Thủ tướngcho lập hồ sơ trình UNESCO
Trong khóa luận tốt nghiệp K49, khoa Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội
(2003 ) của sinh viên Nguyễn Song Toàn đã khái quát về “ Tiềm năng và
định hướng khai thác điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ” Tác giả với tình yêu
quê hương đã chọn đề tài này, đề tài đã nói lên tiềm năng du lịch của Phú Thọđưa ra định hướng xây dựng tuyến điểm du lịch hấp dẫn tại tỉnh Phú Thọ Vớikhóa luận đề cập đến điểm du lịch thuộc cụm thị xã Phú Thọ - Thanh Ba – HạHòa – Đoan Hùng nối kết với nhau [25]
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu ở trên chủ yếu nêu khái quát
về di tích, thực trạng khai thác các di tích phục vụ hoạt động du lịch nói chung,chưa hình thành được những tuyến du lịch đặc trưng để phục vụ khách du lịch.Tại thời điểm, tác giả khóa nghiên cứu thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể
về các di tích, lịch sử - văn hóa huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ Do đó, khóa
luận “Khai các di tích lịch sử văn hoá nhằm phát triển du lịch văn hoá ở huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” được coi như chuyên đề đầu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 11Với đề tài “Khai thác các di tích lịch sử văn hoá nhằm phát triển du
lịch ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay”, khoá luận
nhằm mục đích sau:
Hệ thống hóa lý luận chung về di tích lịch sử văn hóa
Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu ở Thanh Ba và thựctrạng khai thác các di tích lịch sử văn hoá với hoạt động du lịch văn hoá
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với chính quyền, với ngành dulịch cũng như các ngành có liên quan về việc đánh giá tài nguyên du lịchnhân văn của Thanh Ba để phục vụ du lịch văn hóa, từ đó đẩy mạnh công tácbảo tồn và đưa ra kế hoạch khai thác hợp lý
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu củahuyện Thanh Ba có khả năng khai thác để phục vụ phát triển du lịch vănhoá
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương phápnghiên cứu sau đây:
5.1.Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Với đề tài nghiên cứu về di
tích lịch - văn hóa, thông tin được thu thập để làm nghiên cứu được tìmthấy từ các nguồn tài liệu sau: Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, địnhluật, khái niệm, vv có thể thu thập được từ sách giáo khoa, tài liệuchuyên ngành, sách chuyên khảo, vv Các số liệu, tài liệu đã công bố đượctham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên
đề khoa học, vv Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên giám thốngkê: Chi cục thống kê, Tổng cục thống kê, …vv Tài liệu lưu trữ, văn kiện,
hồ sơ, văn bản về luật, chính sách, …vv thu thập từ các cơ quan quản lý
Trang 12Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội Thông tin trên truyền hình, truyềnthanh, báo chí, …vv mang tính đại chúng cũng được thu thập, và được xử
lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học đang nghiêncứu
5.2 Phương pháp điền dã văn hóa: Khảo sát tại các xã có di tích trên địa bàn
huyện Thanh Ba nhằm tập hợp thông tin bước đầu về thực trạng khai thác các ditích theo các loại hình tại địa phương này Tiến hành khảo sát tại điểm du lịch,điểm di tích có trong đề tài Khảo sát và phỏng vấn khách du lịch về thực trạngtại các điểm di tích lịch sử văn hóa của huyện Thanh Ba Trong quá trình điền dãtại điểm du lịch, tác giả đưa ra nhưng số liệu thống kê về di tích của địa phương
5.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp và phân tích các nguồn tài
liệu của Việt Nam và quốc tế, tỉnh Phú Thọ, nhằm xem xét, đánh giá các lýthuyết, các quan điểm nghiên cứu có liên quan đối tượng nghiên cứu của khóaluận Nguồn tài liệu được nghiên cứu trước khi được đi tìm hiểu theo các vấn đề
có liên quan tới thưc trạng di tích, quản lý di tích lịch sử văn hóa, các di tích cụthể tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Ba Xây dựng chiến lược phát triển Thanh Ba,bảo tồn và phát huy các di di tích lịch sử văn hóa…vv Tổng hợp và phân tíchcác số liệu, thống kê và phân loại di tích, mật độ phân bố, các nguồn lực choviệc bảo tồn, phát huy giá trị di tích, số lượng khách tham quan một năm…Trong hoạt động quản lý, cơ hội tiềm năng và những thách thức đặt ra đối vớicông tác quản lý sẽ tạo cho ngườn quản lý chủ động trong công tác quản lý từ đó
ra những quyết sách định hướng phát triển, phương pháp này phù hợp với đốitượng Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tiềm năng về di sản cũng nhưthực trạng của hoạt động quảng lý di tích lịch sử văn hóa hiện nay, định hướngphát triển của địa phương, khóa luận sẽ phan tích nhưng điều đó để thấy những
ưu nhược điểm, điểm mạnh, điểm hạn chế, chỉ ra được những thuận lợi vànhững thách thức quản lý di tích Đó chính là cơ sở để tác giả khóa luận có thểbước đầu đưa ra giả pháp phát triển du lịch tại huyện Thanh Ba trong giai đoạnhiện nay
5.4 Phương pháp liên ngành: Tác giả khóa luận sử dụng kết hợp các ngành để nghiên cứu
cho đề tài Với Lịch sử để nghiên cứu về lịch sử hình thành các di tích và thời gian tồn tại của
Trang 13các di tích Với địa lý để nghiên cứu vị thế, vị trí di tích Với văn hóa để nghiên cứu giá trị vănhóa, từ các giá trị văn hóa nhằm phát triển du lịch.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Các khái niệm di tích, di tích lịch sử.
1.1.1.1 Khái niệm về di tích
Trong cuốn Hán Việt của Thiều Chửu, Nxb Thành phố HCM, xuất bản
năm 1993, di tích được hiểu như sau: “di” là só lại, là để lại; “tích” là tàn tích, dấu vế “di tích là tàn tích,dấu vết còn để lại quá khứ”.[3]
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (2003) của tác giả Hoàng Phê, do Nxb ĐàNẵng –Trung tâm từ điển học biên soạn đưa ra khái niệm di tích được hiểu là:
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lại trong long đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩ về mặt lịch sử văn hóa [11;254]
Tác giả khóa luận đồng tình với quan điểm của từ điển Hán Việt đưa ra:
“Di tích là dấu vết của quá khứ còn lại trong long đất hoặc trên mặt đất có ý
nghĩ về mặt lịch sử văn hóa”.
1.1.1.2 Khái niệm di tích lịch sử- văn hoá
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Trung tâm Ngôn ngữ Văn Hóa – Bộ Giáodục và Đào tạo của Nguyễn Như Ý - nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin, xuất bản
năm 1998, thì di tích lịch sử - văn hóa: “Tổng thể những công trình, đị điểm, đồ
vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa” [30;414]
Theo Luật di sản văn hóa thì: “Di tích lịch sử văn hoá được hiểu là công
trình xây dựng, địa điểm và các di vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”[15;33] Ở đây, có thể rộng ra là
các công trình xây dựng, địa điểm đó là tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trườngkhu phố, gắn với sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn vớitôn giáo tín ngưỡng…
Để các quan niệm được thống nhất với nhau tác giả đưa ra kết luận chung
theo tác giả có thể đồng tình khái niệm Luật di sản văn hóa: “Di tích lịch sử văn
Trang 14hoá được hiểu là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.
1.1.2 Phân loại di tích lịch sử văn hóa
1.1.2.1 Phân lạo theo chí xếp hạng
Di tích nằm trong danh mục kiểm kê di sản văn hóa : Các di tích lịch sử
văn hóa nằm trong danh mục và kiểm kê rất nhiều, cần kiểm lại và có chính sáchphát triển cũng bảo tồn các di tích Bộ VHTT&DL đã phối hợp với các địaphương làm tốt công tác này.Ví dụ: Tại Phú Thọ đã kiểm kê số lượng di tích baogồm các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, diễn xướng dân gian, hèm tục, ngữ văndân gian, tri thức dân gian gắn liền với các truyền thuyết lịch sử thời đại HùngVương dựng nước, phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp trong tiến trìnhlịch sử hình thành và phát triển của quốc gia, dân tộc; với 1.432 di tích lịch sửvăn hóa; trong có 1 di tích quốc gia đặc biệt (Khu di tích lịch sử Đền Hùng - nơithờ các Vua Hùng - Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam), 73 di tích quốc gia, 221 ditích cấp tỉnh; với 260 lễ hội các loại, trong đó có 223 lễ hội dân gian, có 97 lễhội được bảo tồn, lưu giữ tại các địa phương, 43 lễ hội được tổ chức thườngxuyên hàng năm Đặc biệt, Phú Thọ đã có 2 di sản văn hóa phi vật thể đã đượcUNESCO công nhận: Hát Xoan Phú Thọ - di sản văn hóa phi vật thể đạidiện của nhân loại và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản vănhóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương Chủ tịch Uỷban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh Ví dụ: Tại HuyệnThanh Ba có 17 di tích cấp tỉnh do phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thanh
Ba cung cấp gồm các đình, đền trên địa bàn: Đình Phao Thanh, Đền Năng Yên,Đình Bộ Đầu, Đình Ngõa, Chùa Thọ Khuê Đình Trại, Chùa Bảo Sái, Đình Cóc,Đền Thông, DT lưu niệm Chủ tịch HCM tại Nhà máy Chè Phú Bền, ĐềnThượng, Đình Thanh Ba, Đình Cả, Đình Đông Thượng, Chùa Minh Linh, ĐìnhVàng, Đình Chẻm, Nhà thờ họ Lê Kim (Nguồn: phòng Văn hóa và Thôngtin huyện Thanh Ba)
Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) quyết định xếphạng di tích quốc gia Ở địa phương Thanh Ba có 2 di tích cấp quốc gia là khu ditích Đền Du Yến, Đền Mạo Phổ
Trang 15-Di tích quốc gia đặc biệt là những di tích Việt Nam có giá trị đặc biệt tiêubiểu của quốc gia Di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhxếp hạng trên cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng đã được Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia Hiện nay, qua 8 đợt xếp hạng, ViệtNam có tổng số 95 di tích quốc gia đặc biệt được xếp hạng, trong đó Hà Nội làđịa phương sở hữu 20 di tích quốc gia đặc biệt, Quảng Ninh có 5 di tích quốc giađặc biệt, tiếp đó là các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Bắc Ninh, Thanh Hóa, HảiDương với 04 di tích quốc gia đặc biệt, Cao Bằng, Bắc Giang, Bình Phước đều
có 3 di tích quốc gia đặc biệt, có tới 36 di tích thuộc vùng châu thổ sông Hồng.Các Di sản thế giới tại Việt Nam đều được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.Trong số di tích quốc gia có 95 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 disản thế giới Ở Phú Thọ có di tích quốc gia đặc biệt là khu di tích lịch sử đềnHùng
1.1.2.2 Phân lọa theo tiêu chí đặc trưng của di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổvật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quátrình dựng nước và giữ nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng,
Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ…
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anhhùng dân tộc, danh nhân của đất nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như:Khu di tích lịch sử Kim Liên, Đền Kiếp Bạc, Quần thể di tích danh thắng Yên
Tử, Lam Kinh, đền Đồng Nhân
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của cácthời kỳ cách mạng, kháng chiến Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như: Khu ditích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử cách mạngPắc Bó, Phòng tuyến Tam Điệp, Hành cung Vũ Lâm, Khu rừng Trần HưngĐạo
Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng Các ditích này không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trịlớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch
Trang 161.1.3 Đặc điểm di tích lịch sử văn hóa
Thứ nhất, dấu ấn cội nguồn: Ở một số dân tộc có phong tục hành hương
về cội nguồn Nhưng họ đi như vậy vì mang tính chất tôn giáo Thí dụ: Ngườitheo đạo Kitô thì về Jerusalem, người theo đạo Phật thì về Tây Trúc, người theođạo Hồi thì về La Mecca Người Việt Nam hành hương không vì tín ngưỡng tôngiáo mà vì lòng kính tổ tiên Nhiều quốc gia có đài tưởng niệm, khải hoàn mônvinh danh tiền bối nhưng khó tìm thấy nước nào có đền thờ chung cho cả quốcgia như Việt Nam Giỗ Tổ Vua Hùng rõ ràng là một biểu trưng đặc biệt của dântộc ta Ở Việt Nam, có hàng nghìn di tích thờ Vua Hùng rải khắp các địaphương Tại các di tích lịch văn hóa của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ mangđậm tính cội nguồn dân tộc Các di tích liên quan đến thời đại Hùng Vương, nơi
có đền Hùng là địa điểm về nguồn, nơi khởi nguồn của dân tộc Việt Nam Dù điđâu ta không quên được cội nguồn, uống nước nhớ nguồn.dân ta có câu rằng:
Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
Thứ hai, dấu ấn lịch sử dựng và giữ nước: Đất nước trải qua quá trìnhdựng nước và giữ nước, nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, khởi đi từ nhànước Văn Lang, là nhà nước đầu tiên của dân tộc ta Các cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc, quá trình giữ nước đánh đuổi quân xâm lăng nước ta đều ghi dấu
ấn của các vị anh hùng giải phóng dân tộc Mỗi đình, đền gắn với một sự kiệnlịch sử về các cuộc chiến đấu, thân thế sự nghiệp của một vị tiếng trong lịch sửoai hùng dân tộc Việt Nam
Thứ ba, dấu ấn lối sống: Mỗi di tích gắn với từng vùng khác nhau Cáchsinh hoạt, lối sống của người dân địa phương cũng khác nhau Phong tục củatừng vùng miền khác Mỗi vùng mang một đặc trưng riêng về văn hóa
Thứ tư, dấu ấn gắn với tôn giáo tín ngưỡng: Các di tích lịch sử văn hóa có dấu
ấn của tôn giáo, tín ngưỡng Những cụm di tích Chùa mang dấu ấn của Phậtgiáo, hay tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên như ví dụ: Ở Phú Thọ có tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hằng năm có ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3,uống nước nhớ nguồn
Thứ năm, bản sắc Việt Nam: Việt Nam là một đa sắc tộc, đa tôn giáo, tínngưỡng Mỗi di tích lịch sử ở Việt Nam mang bản sắc văn hóa riêng, gắn với
Trang 17những lễ hội khác nhau, gắn mỗi vị tướng mỗi thời khác nhau trong lịch sửViệt Nam
Thứ sáu, phong cách phương Đông: Việt Nam là quốc gia thuộc văn hóaphương Đông, văn hóa gôc nông nghiệp Tất cả những di tích lịch ở Việt Nammang dáng dấp kiến trúc, phong cách phương Đông ví du: đình, đền, chùa,miếu, mạo… Ở phương Đông khi xây dựng chùa, đình, đền, miếu…thì xemphong thủy, hướng xây dựng, lối kiến trúc theo chữ Đinh (丁)…
Thứ bảy, tâm hồn và lối sống Việt: Trải qua bao thăng trầm lịch sử, từthuở mang gươm đi mở nước, người Việt Nam đã đổ bao mồ hôi xương máu để
tô màu xanh sự sống lên mảnh đất quê hương Từng oe oe cất tiếng khóc chàođời trên đất Việt, từng bao phen quyết chiến với giặc ngoại xâm, từng vui vớiniềm vui, buồn với nỗi buồn quê Việt, có người Việt Nam nào chẳng yêu mếnquê hương? Tình yêu nước chứa chan quyện vào bức tranh Tây Hồ buổi sớm:
Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mờ khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Thứ tám, hệ thống di tích: có quy mô vừa và nhỏ, phân bố tương đối tậptrung và thường gắn kết với các khu dân cư, chủ yếu vươn theo chiều rộng,chiều ngang, trang trí điêu khắc dày đặc, thiên nhiên được phản ánh đa dạng,sinh động
Thứ chín, chủ yếu tập trung ở đồng bằng Bắc bộ: Các di tích lịch sử vănhóa Việt Nam nằm tập trung ở vùng Bắc bộ, vì các triều đại phong kiến lịch sửViệt Nam đều gắn liền với vùng đất này Nhiều đình, đền, chùa được xây dựng
và có giá trị về mặt lịch sử
Thứ mười, hệ thống di tích lịch sử mang trên mình nhiều dấu ấn lịchsử: Các di tích trên địa bàn huyện Thanh Ba gắn với thời kỳ dựng nước,gắn với nhiều cuộc đấu trang giải phóng dân tộc, với các vị tướng anh hùngdân tộc Mỗi di tích gắn với một sự kiện lịch sử
1.1.4 Vai trò của di tích lịch sử văn hóa
Thứ nhất, giáo dục truyền thống: Di tích lịch sử văn hóa chứa đựng nhữngtruyền thống tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ, những tài năng, giá trị văn hóa, kiếntrúc mỹ thuật, của mỗi địa phương, mỗi quốc gia Trong đời sống cộng đồng,
Trang 18các di tích lịch sử văn hóa còn là một biểu tượng của đời sống văn hoá, tinhthần, tâm linh của con người Đến với các di tích lịch sử văn hóa du khách vàcộng đồng có cơ hội được tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, vănhoá, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội Đồng thời thông qua đó giáodục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc Thông quachuyến đi du lịch mà con người được làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử, vănhoá dân tộc, qua đó càng thêm yêu đất nước mình; cộng đồng dân cư địa phươngcũng thấy được sự hấp dẫn của văn hoá bản địa, nhận thức ngày một sâu sắcviệc bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể địa phương mình, góp phầnkhai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tựnhiên và xã hội.
Thứ hai, giáo dục thẩm mỹ: Thông qua các di tích lịch sử văn hóa giáodục và làm giàu thêm khả năng thẩm mỹ, tôi luyện tình cảm, thoải mái tinh thầnkhi được tham quan những kho tàng văn hoá nghệ thuật của đất nước, một vùng,một địa phương cho du khách và cộng đồng địa phương Đến với các di tích lịch
sử văn hóa, du khách có dịp được tìm hiểu, ngắm nhìn những công trình nghệthuật kiến trúc, những kiệt tác điêu khắc mỹ thuật, làm thỏa mãn nhu cầu vềthẩm mỹ và tăng thêm sự hiểu biết cho du khách về giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc nghệthuật của di tích
Thứ ba, kinh tế: Các khu di tích được khai thác phục vụ cho tham quan dulịch là cơ hội tạo công ăn việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho người dân địaphương Đi kèm với việc phát triển các di tích là việc xây dựng và phát triển cơ
sở vật chất, cơ cấu hạ tầng gần nơi có di tích như: nhà hàng, khách sạn, các củahàng lưu niệm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác như: vận chuyển, vui chơigiải trí…
Khi một di tích lịch sử văn hóa trở thành một điểm du lịch, du khách từmọi nơi đổ về sẽ làm tăng nhu cầu về mọi hàng hóa tăng lên đáng kể Việc đòihỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngànhkinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến v.v…Bêncạnh đó, các hàng hóa, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phongphú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn Điều này có nghĩa là yêu cầu hànghóa phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến Các chủ xí
Trang 19nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng côngnhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của du khách
Như vậy, nhiều di tích lịch sử văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch quý giáđem lại nhiều lợi ích kinh tế cho ngành du lịch đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy cácngành kinh tế khác phát triển vì du lịch là một ngành kinh tế mang tính liênngành và đa ngành cao
Thứ tư, du lịch: Nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được khai thác và trởthành đối tượng tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều
du khách và là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt hấp dẫn
Việc đưa các di tích lịch sử văn hóa vào phát triền du lịch còn tạo ranguồn kinh phí để tôn tạo trùng tu và phát triển các di tích đó, nhằm khôi phụccũng như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, từngbước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân Nhiều lễ hội truyềnthống gắn liền với các nghi lễ tín ngưỡng tâm linh, các hoạt động văn hóa thểthao dân gian được khôi phục và tổ chức dần đi vào nền nếp, thu hút các tầnglớp nhân dân và du khách trong nước và ngoài nước đến với các địa chỉ du lịchvăn hóa
Nếu như nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn du khách bởi sựhoang sơ, độc đáo thì tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt là các di tích lịch sửvăn hóa thu hút du khách bởi tính văn hóa, tính truyền thống và tính thẩm mỹcủa nó
Tài nguyên nhân văn là một trong những điều kiện quan trọng để pháttriển du lịch, đặc biệt là đối với Việt Nam Trong Pháp lệnh Du lịch được Quốc
hội nước ta thông qua đã nêu rõ: “Nhà nước Việt Nam xác định Du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.
Như vậy, Pháp lệnh đã thể hiện rõ nội dung cơ bản của du lịch Việt Nam là dulịch văn hoá Nói cách khác, tài nguyên nhân văn hiện nay đang được coi là đốitượng sáng giá, có ưu thế nổi trội trong quá trình cạnh tranh quốc tế củangành du lịch Việt Nam hiện nay
1.1.5 Quan hệ giữa du lịch với các di tích lịch sử văn hóa
Trang 20Tác động của hoạt động du lịch với các di tích lịch sử văn hóa: Ngày naykhi nền kinh tế phát triển, đời sống của con người được nâng cao thì du lịch trởthành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người Đặc biệt
là nhu cầu về du lịch văn hóa, du lịch nhân văn, du lịch trở về cội nguồn đangtrở thành nhu cầu cần thiết và chính đáng của con người Do đó, mối quan hệgiữa du lịch và các di tích lịch sử văn hóa càng trở nên gắn bó và khăng khít vớinhau
Một trong những ý nghĩa quan trọng của du lịch là góp phần cho việc traođổi, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền Từ việc giao lưu này, các di tích lịch
sử văn hóa có cơ hội tiếp nhận những cái mới trên cơ sở chọn lọc, giữ nguyênnhững nét đặc trưng vốn có của mình, làm cho văn hóa dân tộc ngày càng thêmphong phú, tiên tiến đậm đà bản sắc, vừa có thể hội nhập với văn hóa khu vực
mà không mất đi bản sắc riêng của mình theo phương châm “hòa nhập nhưngkhông hòa tan” Đồng thời qua quá trình giao lưu văn hóa cũng góp phần quảng
bá hình ảnh các di tích lịch sử văn hóa địa phương đến với mọi người, mọi vùngmiền khác nhau trên thế giới
Hoạt động du lịch còn góp phần to lớn vào chiến lược bảo tồn các di tíchlịch sử văn hóa để phục vụ cho hoạt động du lịch Nhu cầu về nâng cao nhậnthức trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý đến việckhôi phục, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Và ngược lại, việc pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc lại góp phần làm cho du lịch văn hóa phát triển.Hoạt động du lịch phát triển đã tạo ra nguồn thu để đầu tư cho công tác bảo tồncác di tích lịch sử văn hóa Như vậy, qua hoạt động du lịch, các di tích lịch sửvăn hóa được khai thác phục vụ du khách, mang lại nguồn lợi cho cộng đồng địaphương, giúp cho người dân nhận thức rõ về giá trị của các di tích lịch sử vănhóa, góp phần nâng cao nhận thức của họ trong việc bảo vệ các di tích ấy
Các điểm du lịch còn tạo ra một không gian sống cho các hoạt động vănhóa dân gian truyền thống gắn với các di tích, đặc biệt là các giá trị văn hóa phivật thể, hoạt động du lịch góp phần thổi hồn vào di tích, đưa các giá trị truyềnthống tham gia vào cuộc sống hàng ngày với người dân Điều này đã góp phầngiáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc cho mỗi người dân địa phương cũngnhư những du khách đến từ mọi miền Tổ quốc và kiều bào nước ngoài Khôngnhững thế, hoạt động du lịch còn góp phần giáo dục con người về tình yêu thiên
Trang 21nhiên, tình yêu truyền thống và những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Qua
đó thể hiện lòng tự hào dân tộc, tình yêu đối với đất nước, với con người và môitrường xung quanh Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ ngày nay thường xuyên tiếpnhận những yếu tố văn hóa ngoại lai từ bên ngoài, thì việc giáo dục truyềnthống, giáo dục ý thức hướng về cội nguồn có ý nghĩa vô cùng lớn lao Đâychính là yếu tố quyết định, vì chỉ khi có tình yêu quê hương đất nước, tự hào vềdân tộc mình, thì con người mới có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn
và phát huy truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc
Bên cạnh ý nghĩa giáo dục truyền thống, thông qua hoạt động du lịch vềvới các di tích lịch sử văn hóa còn đáp ứng yêu cầu văn hóa tâm linh của khách
du lịch Bởi vì, gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa là các lễ hội, lễ tưởngniệm các vị thần linh được thờ ở các di tích Đó là những người có công lập ralàng xã, những tổ nghề, những anh hùng dân tộc Họ là những vị thần đượcnhân dân tôn sùng, có sức mạnh và có ảnh hưởng rất lớn, chi phối đời sống tinhthần của con người Tham gia vào các lễ hội, du khách muốn hòa mình vàokhông khí tưng bừng của các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tình đoànkết cộng đồng Nhất là khi con người phải đối mặt với những khó khăn, áp lựccủa cuộc sống đời thường thì họ luôn có nhu cầu hướng về thế giới tâm linh bêncác vị thần để được xoa dịu những nỗi đau trần thế, giúp họ vượt qua đượcnhững khó khăn, những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời dù chỉ là về mặt tinhthần Khi gặp những nỗi đau, những điều bất hạnh, hầu như bất kì ai cũng cónhu cầu được chia sẻ được an ủi, và chính những lúc rơi vào tình huống như vậynhiều người sẽ hướng về thế giới tâm linh để cầu mong sự che chở, vỗ về
Ngoài ra, hướng về đời sống tâm linh còn tạo ra sự đoàn kết, tạo ra sự kếtnối quá khứ - hiện tại - tương lai Nó có sức lan truyền mạnh mẽ, tạo ra nhữngcảm xúc, những rung động thiêng liêng, và do đó, nó có tác dụng tập hợp đoànkết, gắn bó con người một cách có hiệu quả và dường như còn là một cách giúpcon người sống lương thiện hơn, tốt đẹp hơn
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: du lịch với các di tích lịch sử văn hóa vừamang tính giáo dục truyền thống, vừa đáp ứng yêu cầu văn hóa tâm linh Đâychính là những yếu tố thu hút một lượng lớn khách du lịch tham gia vào hoạtđộng du lịch văn hóa về với các di tích lịch sử văn hóa Tuy nhiên xét về một
Trang 22khía cạnh nào đó thì du lịch cũng có những ảnh hưởng không tốt đến các di tíchlịch sử văn hóa:
Thứ nhất, khi hoạt động du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch ngàycàng đông mà nhiều khi những người quản lý ở các di tích lại không chú ý tớiquy mô, sức chứa làm cho các di tích lịch sử văn hóa bị khai thác quá mức dẫntới tình trạng bị xuống cấp, bị xâm hại nghiêm trọng Khách du lịch đến thamquan các di tích lịch sử văn hóa quá đông mà không được hướng dẫn cụ thể haykhông có ý thức vô tình đã làm phá vỡ cảnh quan môi trường xung quanh khuvực có di tích Cộng thêm việc xả rác bừa bãi cũng là một vấn đề đáng báo độnggây ô nhiễm môi trường ở các khu vực di tích lịch sử văn hóa vốn được coi lànhững chốn thanh tịnh
Thứ hai, do chạy theo lợi nhuận kiếm lời, không ít người đã làm méo mócác giá trị đích thực của các di tích lịch sử văn hóa bằng việc thuyết minh sai,chèo kéo khách mua hàng, bán hàng kém chất lượng Điều này vô tình đã làmmất đi ấn tượng không tốt của của du khách về các di tích lịch văn hóa Hoạtđộng du lịch phát triển còn kéo theo nhiều tệ nạn phát sinh tại các khu vực có ditích như: mê tín dị đoan, người ăn xin quá đông hay một số kẻ lợi dụng lúc đôngngười đã trộm cắp đồ của khách gây hoang mang cho du khách Chính nhữnghành động ấy đã làm mai một đi truyền thống dân tộc, làm cho những giá trị tốtđẹp đã có từ lâu đời của dân tộc bị mờ dần do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế
Xu hướng phát triển của du lịch với các di tích lịch sử văn hóa
Thứ nhất là gia tăng nhanh chóng: Nền kinh tế phát triển dẫn đến giá cảcác dịch vụ giảm đi trong khi mức thu nhập của họ lại tăng Thu nhập tăng càngcao thì càng nhiều người đi du lịch Đời sống xã hội được cải thiện, trình độ giáodục được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch tăng lên rõ rệt, sự ham hiểu biết vàmong muốn tìm hiểu cũng tăng lên trong nhân dân, thói quen đi du lịch hìnhthành ngày càng rõ Mặt khác do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy mócdần dần thay thế sức lao động của con người nên làm giảm bớt thời gian làmviệc, tăng thời gian rỗi Điều này góp phần làm cho du khách gia tăng đáng kể
Quá trình đô thị hóa tạo nên một lối sống đặc biệt là lối sống thành thị.Quá trình đô thị hóa làm thúc đẩy quá trình cải thiện điều kiện vật chất và vănhóa cho nhân dân, làm thay đổi tâm lý và hành vi của con người Mặt khác, quátrình đô thị hóa làm giảm chất lượng môi trường, có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Trang 23con người Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa làm tăng nhu cầunghỉ ngơi du lịch của người dân thành phố Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dulịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện giúp du khách đi lại dễdàng hơn.
Thứ hai là, xã hội hóa thành phần du khách: Trước chiến tranh thế giớithứ II du lịch chủ yếu dành cho tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội Sauchiến tranh du lịch không còn là đặc quyền của tầng lớp này nữa Xu thế quầnchúng hóa thành phần du khách trở nên phổ biến ở nhiều nước Và trong bốicảnh đó du lịch đại chúng thời hiện đại đã khẳng định mình
Thứ ba là mở rộng địa bàn: Sau khi người Anh chỉ ra giá trị du lịch củaĐịa Trung Hải với 3 chữ S, luồng khách Bắc - Nam là hướng du lịch chủ đạođược quan sát trên thế giới Người Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ đổ về các miền bờbiển Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý
Ngày nay hướng Bắc - Nam vẫn là hướng hấp dẫn nhiều du khách nhưngkhông còn giữ vai trò áp đảo như trước nữa Luồng khách thứ 2 ngày nay cũng
đã thịnh hành là hướng về các vùng núi cao phủ tuyết được mệnh danh là vàngtrắng với các loại hình du lịch: trượt tuyết, leo núi, săn bắn
Một luồng khách tuy mới phát triển nhưng rất có triển vọng, trong tươnglai gần là chuyển động hướng Tây - Đông Theo các chuyên gia thế kỉ XXI đượcgọi là thế kỉ châu Á - Thái Bình Dương Trong những năm gần đây du kháchđến các nước này với mục đích làm ăn ký kết hợp đồng, nghiên cứu đầu tư một số khác đến đây vì cảnh quan hay vì muốn tìm hiểu nền văn hóa phươngĐông giàu bản sắc và phần nào kì bí đối với họ
Thứ tư là kéo dài thời vụ du lịch: Một trong những đặc điểm của hoạtđộng du lịch là mang tính thời vụ rõ nét Ngày nay với trình độ của khoa học kĩthuật và khả năng kinh tế, người ta đã và đang khắc phục những hạn chế củathiên nhiên, do tính thời vụ là một yếu tố bất lợi trong kinh doanh cho nên người
ta phải tìm mọi cách để hạn chế ảnh hưởng của nó như mở rộng loại hình dulịch, dịch vụ do đó góp phần tăng lượng khách trong những năm gần đây
Du lịch văn hóa đang có xu hướng ra tăng, bên cạnh loại hình du lịch tựnhiên, du lịch sinh thái, hoạt động du lịch văn hóa cũng không ngừng phát triển
Có xu hướng này là do một số nguyên nhân sau:
Trang 24Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với
du khách Nếu như tài nguyên du lịch thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sựhoang sơ, độc đáo và hiếm có của nó thì tài nguyên du lịch văn hóa thu hút dukhách bởi tính phong phú đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tínhđịa phương của nó, các đối tượng văn hóa là cơ sở để tạo nên các loại hình dulịch văn hóa phong phú có khả năng thu hút đông đảo du khách với mục đíchtham quan nghiên cứu và nhiều mục đích khác Các tài nguyên du lịch văn hóathường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn Vì vậy thuận tiện cho dukhách tham quan
Tài nguyên du lịch văn hóa không mang tính thời vụ, không phụ thuộcvào các điều kiện khí hậu và các điều kiện khác Vì vậy du khách có thể sử dụngloại hình du lịch này vào bất kỳ thời gian nào
Một trong những đặc trưng của tài nguyên du lịch văn hóa là việc khác nóphụ thuộc rất nhiều vào trình độ văn hóa, nghề nghiệp, lứa tuổi của khách dulịch Ngày nay trình độ văn hóa cộng đồng không ngừng được nâng cao, du lịchtrở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người Số người
đi du lịch ngày càng nhiều xuất phát từ lòng ham hiểu biết, nhu cầu thích thưởngthức những cảnh đẹp, mới lạ, những nền văn hóa độc đáo của các nước xa gần
Xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động Các quốc giatrên thế giới đang trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế, văn hóa và nhiềulĩnh vực khác Vậy nhu cầu giao lưu, tìm hiểu các nền văn hóa của các dân tộckhác nhau trên thế giới cũng là một động lực thúc đẩy khách du lịch tham giavào hoạt động du lịch văn hóa, khiến cho du lịch văn hóa ngày một pháttriển không ngừng
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát về huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
1.2.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý: Phía Đông Bắc Thanh Ba giáp huyện Đoan Hùng; phíaTây Bắc giáp huyện Hạ Hoà, Tây Nam giáp huyện Cẩm Khê; phía Nam giáphuyện Tam Nông, Đông Nam giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh
Về địa hình: Thanh Ba có địa hình đồi gò xen kẽ thung lũng tích tụ xâmthực, dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam Trên địa bàn huyện có sông Hồng chảyqua
Trang 25Về khí hậu: Khí hậu thuận lợi để tạo điều kiện cho cây lúa, rau màu vàcây nông nghiệp phát triển Đặc điểm địa hình đồi gò xen kẽ, thung lũng, chạydài dọc theo sông Hồng nên huyện có điều kiện phát triển trồng cây trên đất bãinhư ngô, dâu tằm, chuối, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồngthủy sản trên mặt nước Tất cả đã góp phần tạo cho vùng đất Thanh Ba một vẻđẹp hấp dẫn để phát triển du lịch sinh thái.
1.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tiềm năng kinh tế: Thanh Ba có lợi thế trồng cây trên đất bãi như:ngô, dâu tằm, chuối; trồng cây công nghiệp; cây nguyên liệu; cây ăn quả
và chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thủy sản
Ngoài ra, Thanh Ba có thế mạnh trong khai thác khoáng sản (đá vôi, than,vật liệu chịu lửa), chế biến khoáng sản (sản xuất xi măng, gốm, sứ, gạchngói…), chế biến nông sản (chè, rượu, bia…), chế biến thủy sản và thực phẩm.Trên địa bàn Thanh Ba có các tuyến tỉnh lộ: 314, 314B, 314C, 314D, 320C;đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai; đường cao tốc Hà Nội - Vân Nam chạy qua.Văn hoá, xã hội
Huyện Thanh Ba có 26 đơn vị hành chính gồm thị trấn Thanh Ba và 25xã: Thanh Vân, Hanh Cù, Đông Lĩnh, Đồng Xuân, Yển Khê, Vũ Yển, Đại An,Thái Ninh, Năng Yên, Quảng Nạp, Ninh Dân, Yên Nội, Phương Lĩnh, Mạn Lạn,Khải Xuân, Võ Lao, Thanh Xá, Hoàng Cương, Chí Tiên, Đông Thành, SơnCương, Thanh Hà, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên và Lương Lỗ
Thanh Ba là địa bàn cư trú của các dân tộc: Dao, Kinh, Cao Lan…
1.2.1.3 Lịch sử
Thanh Ba là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, vùng đất thuộc nướcVăn Lang cổ đại của các Vua Hùng, với những "rừng cọ, đồi chè, đồng xanhngào ngạt" Dòng sông Thao như một dải lụa đào ôm lấy sườn tây Thanh Ba,miệt mài bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng bát ngát hạ huyện, những bãingô, khoai xanh tốt ven bờ
Thời Bắc thuộc, Thanh Ba thuộc quận Giao Chỉ, đến năm 939 khi NgôQuyền xưng vương Thanh Ba thuộc đất Thừa Hóa (quận Phong Châu) tên huyệnThanh Ba ra đời vào thời Lý (khoảng 1084) thuộc châu Thao Giang, phủ TamGiang Từ thời Lê đến thời Nguyễn, Thanh Ba thuộc phủ Lâm Thao, trấn SơnTây; lỵ sở lúc đầu đóng ở xã Chí Chủ, sau rời về xã Vũ Yển Đến năm Minh
Trang 26Mệnh thứ 13 (1832) rời về xã Hoàng Xá Cả huyện khi đó có 09 tổng, 32 xã,phường là: Vĩnh Chân, Yên Kỳ, Thanh Cù, Hoàng Cương, Mạn Lạn, Ninh Dân,Phao Thanh, Lương Lỗ, Chí Chủ.
Cuối thế kỷ XIX, Thanh Ba có 8 tổng với 54 làng do thay đổi về hànhchính (hai tổng Vĩnh Chân, Yên Kỳ và các xã Cổ Tùng, Vụ Cầu, PhùngThượng, Tiên Châu, Thổ Khối của tổng Chí Chủ đưa sang huyện Hạ Hòa vànhận về từ huyện Sơn Vi hai tổng Hạ Mạo và Yên Lành)
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Nhà nước Việt Nam xóa bỏ cấp tổng,huyện Thanh Ba có 55 xã
Sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, từ ngày 30/12/1996 huyện Thanh Bachính thức đi vào hoạt động và đến ngày 01/1/1997 trở thành huyện Thanh Bacủa tỉnh Phú Thọ với 27 xã, thị trấn, phân bổ thành 256 khu dân cư
Thanh Ba qua quá trình thay đổi, song vẫn mang trong mình bản sắc văn hóacủa các vùng đất Sơn Vi, Lâm Thao và Phù Ninh Truyền thống đó đã tạo lậpnên một Thanh Ba đa dạng, phong phú và giàu đẹp.( Nguồn:thanhba.phutho.gov.vn)
Huyện Thanh Ba là nơi có truyền thống hiếu học, nơi đây có nhiều ngườitài giỏi từ thời xa xưa tới hiện tại Biết đối nhân xử thế, giáo dục nhân cách toàndiện Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong nhữnghoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn Còn trong điều kiện sống tốt hơn,giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện
1.2.1.5 Những nét văn hóa đặc trưng
Trang 27Cùng với sự phát triển ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội các giá trịvăn hoá cũng được quan tâm bảo tồn và phát huy Những nét văn hóa đặc trưngcủa huyện Thanh Ba mang dấu ấn của văn hóa vật thể và văn hóa di vật thể
Về văn hóa vật thể: Trải qua các cuộc chiến tranh, nhiều ngôi đình, chùa,miếu là nơi sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng của nhân dân đã bị tàn phá thìngày nay đều được chính quyền địa phương quan tâm tu bổ, tôn tạo và xây dựnglại nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương Trên địa bàn huyện đến nay
đã có 19 di tích được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá; trong đó cónhiều di tích tiêu biểu như: Đền Du yến – xã Chí Tiên, Đình và Đền Mạo phổ –
xã Lương Lỗ, Đình Phao Thanh – xã Thanh Hà
Về văn hóa phi vật thể: Nhiều lễ hội truyền thống, nhiều phong tục tậpquán tốt đẹp của Thanh Ba cần được phục hồi và phát triển như: Hội bơi chảitrên sông Thao, Hội chọi trâu ở Hoàng Cương, Hội múa tiên ở Tiên Châu – ChíTiên, tiệc cầu xuân, tiệc cầu chay ở Lương Lỗ Ở Thanh Ba có nhiều tôn giáotín ngưỡng đa dạng: Đạo Kitô giáo với nhiều nhà thờ, giáo xứ như: Chiêu Ứng,Đồng Xa, Phụng Thượng…Đạo Phật với nhiều ngôi chùa: Chùa Minh Linh,chùa Thọ Khuê…vv Khi được chú trọng, đây sẽ là tiền đề cho Thanh Ba mởrộng phát triển du lịch; Đền Du yến – Di tích lịch sử Quốc gia nằm trên trụcđường tỉnh lộ 314 sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan (theo tour Đền Hùng– Du Yến – Ao Châu; Đền Hùng – Du Yến – Đền Mẫu Âu Cơ )
1.2.2 Khái quát về các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Trong quá trình sống con người Phú Thọ nói chung và con người Thanh
Ba nói riêng đã thể hiện những nỗ lực mạnh mẽ trong việc không ngừng khámphá những bí ẩn của thiên nhiên và chính bản thân mình Những khám phá của
họ trong một mức độ nào đó được chưng cất và đúc kết lại trong các di tích Các
di tích lịch sử văn hoá của Thanh Ba là bằng chứng sinh động - nơi lưu giữnhững sự kiện lịch sử tiêu biểu, phản ánh quá trình đấu tranh kiên cường củanhân dân Thanh Ba chống thiên nhiên và chống ách xâm lược, nơi hội tụ tinhhoa giá trị kiến trúc mỹ thuật của nhiều triều đại Nói chung di tích lịch sử vănhoá của Thanh Ba là rất phong phú và đa dạng với những ngôi đình, đền, miếu,chùa… cổ kính và hết sức quý báu đối với các làng quê của Thanh Ba nói riêng
và của cả nước nói chung Những ngôi đình là nơi thờ thần, còn gọi là Thành
Trang 28Hoăng lăng Còn đền cũng lă nơi thờ thần, thờ thânh, lă câc vị thiín thần hoặcnhđn thần Chùa lă nơi thờ Phật lă chính song cũng có nhiều ngôi chùa thờ phốihưởng câc vị thần vă có thím điện thờ Mẫu Ở câc đình đền, chùa hăng nămthưòng diễn ra câc cuộc tế lễ vă hội lăng nhằm diễn lại sự tích của câc vị thần, vịthânh Câc lễ hội năy thường được diễn ra một câch tôn nghiím, thănh kínhnhằm giúp cho dđn lăng vă khâch thập phương nhớ tới câc vị thần được thờ ởđđy.
Tại huyện Thanh Ba, có nhiều loại di tích lịch văn hóa Theo số liệuphòng văn hóa vă thông tin huyện Thanh Ba cung cấp, hiện nay trín địa bănhuyện có 19 di tích lịch sử văn hóa do phòng quản lý vă khai thâc, trong đó có
17 di tích cấp tỉnh vă 2 di tích cấp quốc gia
Tại huyện Thanh Ba có 2 di tích cấp quốc gia lă đền Du Yến vă đền MạoPhổ Đền Du Yến thuộc khu 2, xê Chí Tiín Di tích được công nhận di lịch sửcấp quốc gia năm 1993 Di tích thờ nữ tướng Hạnh Nương Đền Mạo Phổ thuộc
xê Lương Lỗ, được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1992
Thanh Ba còn có 17 di tích cấp tỉnh bao gồm:
Đình Văng thuộc xê Yển Khí Theo câc vị cao niín trong lăng thì di tíchthờ 3 vị thần núi lă Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn, 18 đời Hùng Vương vă Thanhhoăng lăng Trong câc thuyết lưu lại tại đại phương nhắc tới việc vua Hùng đisăn đến đđy dừng chđn nghỉ, vua truyền chia thịt thú rừng cho dđn vă cùngdđn nấu cơm
Đền Năng Yín thuộc xê Năng Yín Cả Ngọ Cao Sơn, nhị Ngọ Cao Sơn,útNgọ Cao Sơn Con Hùng Nghị Vương (Vua Hùng thứ 17) Tam vị đê được cấpbinh trưởng nhiệm trấn ải vùng núi Năng yín đem lại bình yín cho dđn lăng vămuôn loăi đồng thời Tam vị đê giúp Vua Hùng Vương thứ 18 (Hùng DuệVương ) Trong 10 năm nội chiến Hùng Thục buổi đầu dựng nước vă giữ nước
Đình Ngõa thuộc xê Yển Khí lă nơi thờ 03 vị thần núi có tín lă Cao Sơn
-Ất Sơn - Viễn Sơn Sự tích 03 vị thần trín được tóm lược như sau: Triều nhăHùng truyền tới Hùng Duệ Vương thảy được 2650 năm, Hùng Duệ Vương lẵng vua thứ 18 trong thời đại Vua Hùng Hùng Duệ Vương lín ngôi nối dõi nhăHùng trị vì đất nước được trong ấm ngoăi ím, bờ cõi yín vui sông trong biểnlặng
Trang 29Đình Trại thuộc xã Đồng Xuân Lễ hội Đình Trại Đồng xuân đượcUBND tỉnh xếp hạng vào năm 1996, nơi đây thờ phụng ba vị thần núi cùng làThành Hoàng Làng của xã đó là: Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn Đại Vương ĐìnhTrại là công trình kiến trúc tôn giáo được tạo dựng năm 1830 dưới triều MinhMệnh Trải qua thăng trầm lịch sử, những cuộc chiến tranh tàn phá, đến năm
1940 của thế kỷ XX nhân dân Đồng Xuân đã tôn tạo lại Đình, Đền, Miếu là mộtquần thể trên mảnh đất địa linh nhân kiệt mà các vị tiền nhân đã khởi công xâydựng
Đình Cóc – Đền Thông xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, lànơi linh thiêng thờ 3 vị thần núi Cao Sơn; Ất Sơn; Viễn Sơn được người dâncung kính và tôn sùng Với lối kiến trúc tinh xảo cùng bề dày lịch sử, ngôi đềntrở nên nổi tiếng và thu hút rất đông du khách thập phương đến tham quan trongcác mùa lễ hội hằng năm
Đền Thượng thuộc xã Ninh Dân - Thờ Đức Hùng Cao Sơn Thánh Tổ cócông giúp Vua Hùng thứ 18 đánh giặc an dân trong cuộc chiến tranh Hùng Thục
ở Trại Ninh Hoài - Phủ Lâm Thao chấn Sơn Tây theo ngọc phả thì thần xuấthiện từ Ba Hạc, Phong Châu, Việt Trì dẫn quân quyền binh mã lên đỉnh núi này( ngày nay thuộc khu 9 - Ninh Dân ) thấy cảnh hùng vĩ, có rồng hổ bao bọc lợithế đánh giặc Đức Thánh cho dừng binh mã ở đồn sở này sau đó xuất quân điđánh giặc giết được chánh phó tướng, đánh tan quân giặc, dẹp yên bờ cõi, đấtnước trở nên yên ấm thanh bình Ngài cho hồi quân về đồn sở cũ trại Ninh Hoài
- Phủ lâm Thao - Chấn Sơn Tây khao quân mừng thắng trận Đức Thánh đã hóathân về trời Quân sỹ và quân trại Ninh Hoài tấu về triều đình nhà hùng phongcho Đức Thánh Lệnh cho dân trại lập đền thờ Đức Thánh từ thời ấy tiếp nối bácvương triều đến lê triều - Trần Triều - Nguyễn triều đều gia phong sắc chỉ tônthờ như xưa để tỏ lòng tôn kính nhớ công ơn
Đình Cả thuộc xã Thanh Hà hiện nay không còn sắc phong, ngọc phảnhưng theo truyền ngôn thì đình thờ 4 vị đại vương thời Hùng Vương thứ 18, đó
là chàng Cả, chàng Hai, chàng Ba, chàng Tư, là những vị thời kỳ Hùng Vươngdựng nước
Đình Đông Thượng và Chùa Minh Linh thuộc xã Đông Thành thuộc cụm
di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, được công nhận vào năm 2011, nơi đây thờphụng đức thành hoàng tứ vị Đại vương: Tuấn công cao lĩnh sơn linh ứng Đại
Trang 30vương; Hiển công cao viên sơn linh ứng Đại vương; Thỏa kì đô hộ thông minhNẫm ứng Đại vương; Trung quân chính trực dũng lược Hùng đoán Đại vương.Đây đều là những tướng lĩnh tài ba xuất chúng trong lịch sử dựng nước và giữnước của dân tộc ta.
Đình Chẻm thuộc xã Khải Xuân Khải Xuân là xã nằm ở phía Nam huyệnThanh Ba thuộc vùng đất cổ thuộc quốc gia Văn Lang xưa Căn cứ vào nhữngphát hiện về dấu tích nền văn hóa Sơn Vi ở núi Thắm, cùng những truyềnthuyết, mẩu chuyện còn lưu truyền trong dân gian thì đây là vùng đất sớm cóngười Việt cổ đến sinh sống và khai phá, định cư lập nghiệp Nơi đây thờ ThánhMẫu Xuân Dung - chính cung Hoàng hậu và hai người con trai của Vua Hùngthứ 17 (tức Hùng Nghị Vương) đó là: Đông Hải Ất sơn, Bảo Ninh Bảo quốc,những vị Thần đã có công phù trợ các Vua Hùng khai thiên dựng nước từbuổi bình minh của dân tộc Việt Nam
Ngoài ra, đình Phao Thanh thuộc xã Thanh Hà, nhà thờ họ Lê Kim thuộc
xã Hoàng Cương, đình Bộ Đầu thuộc xã Lương Lỗ, chùa Thọ Khuê thuộc xãYển Khê Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà máy Chè Phú Bền Thịtrấn Thanh Ba, đình Thanh Ba thuộc xã Mạn Lạn, chùa Bảo Sái thuộc xã Lương
Lỗ đang được sưu tầm và lưu trữ Các di tích ở huyện Thanh Ba chủ yếu liênquan đến thời kỳ Hùng Vương và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Đền MạoPhổ, Đền Năng Yên, Đền Chẻm…và có di tích đền Du Yến liên quan đến thời
kỳ đấu tranh giữ nước của hai Bà Trưng, nơi có nữ tướng Hạnh Nương Đây lànhững di tích có khả năng khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch văn hóa
Tiểu kết chương 1
Di tích lịch sử - văn hóa là vấn đề mà xã hội quan tâm, vừa mang yếu tốtâm linh, vừa mang yếu tố lịch sử, gắn liền với những sự kiện, nhân vật từ xaxưa, gắn với một giai đoạn lịch sử Xung quanh vấn đề khai thác di lịch – vănhóa ở huyện Thanh Ba, tác giả khóa luận trình bày nội dung của vấn đề nghiêncứu lý luận và thực tiễn Ở huyện Thanh Ba nhiều di tích do nhà nước xếp hạng
Trang 31Nam có đặc điểm đậm nét mang dấu ấn cội nguồn, dấu ấn lịch sử dựng và giữnước, dấu ấn lối sống, dấu ấn gắn với tôn giáo tín ngưỡng, bản sắc Việt Nam,phong cách phương Đông….Đặc biệt, di tích lịch sử văn hóa có vai trò giáo dụcthẩm mỹ, giáo dục truyền thống, đối với kinh tế và du lịch.Trong chương 1, tácgiả khóa luận đưa ra cơ sơ thực tiễn khi khái quát về địa bàn huyện Thanh Banhư điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người….Đây là chương tiền đề để tác giảkhóa luận nghiên cứu chương 2 Ở Chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu một
số di tích tiêu biể có thể đưa vào khai thác du lịch, tìm hiểu thực trạng khai thác
di tích lịch sử ở huyện Thanh Ba
Chương 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Giá trị các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
2.1.1 Đền Du Yến
Đền Du Yến thuộc khu 2, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ Ditích đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia ngày 23/07/1993 Ditích mang đậm dấu ấn của người con quê hương, anh hùng giải phóng dân tộc làNgọc Loan công chúa Quốc mẫu đại vương
Về giá trị văn học:
Theo Ngọc phả truyền lại thì xưa kia ở vùng Thao Giang, tại trang BổngChâu nay là thôn Tiên Châu, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ cómột gia đình họ Nguyễn sống hiền từ phúc hậu và chịu khó làm ăn nên có uy tínlớn trrong vùng Nhờ phúc trời phù hộ, ông bà đã sinh hạ được một người congái đặt tên Hạnh Nương Ngay từ nhỏ, Hạnh Nương đã luôn được cha mẹ chămsóc chu đáo nuôi dạy nên người Bà là người con gái thông minh kỳ lạ, nhan sắctuỵêt vời, tính tình hiền dịu nết na, ham học văn chương, say mê võ nghệ Traitài trong làng nhiều người ướm hỏi nhưng bà đều từ chối không muốn vương bụitrần để giữ mình trong sạch Bà đã dựng cờ tụ nghĩa, ngày đêm luyện tập cungkiếm, xa gần nức tiếng, gọi là Nữ thần giáng thế
Về giá trị lịch sử:
Trang 32Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, Bà đã mang đội nữ binhcủa mình từ trang Bổng Châu về hội quân với Hai Bà Trưng.Thấy Hạnh Nươngthông minh tài sắc, văn võ song toàn, lại cầm quân đánh đâu thắng đó nên Hai
Bà Trưng đã sắc phong cho Bà là Ngọc Loan Công chúa và phong chức làTrưởng lĩnh tiền quân
Sau khi đánh thắng giặc Tô Định, Quốc mẫu Đại Vương trở về thăm quêhương, chính tại nơi đây Bà đã mở yến tiệc khao quân, ban thưởng dân làng Hộimừng công được mở trên một gò đất hình con hổ trắng đang uống nước nằm ven
bờ Sông Thao Nơi đây, về sau nhân dân lập đền thờ gọi là Hành Cung Du Yến(ngày nay là Đền Du Yến, xã Chí Tiên) và cũng từ đó cứ vào dịp rằm ThángGiêng hàng năm, dân làng lại mở hội cầu tế để tưởng nhớ ơn đức của bà và cầuxin cho mưa thuận gió hoà, cho muôn nhà được hạnh phúc
Do công lao to lớn và phẩm hạnh trong sáng, nữ tướng Nguyễn Thị Hạnh
đã được các triều đại phong kiến trước đây ban tặng 6 sắc phong và 13 đạo sắckhác Các triều đại nhà Nguyễn từ năm 1889 đến năm 1909 đã phong bà là NhànUyển Dực Bảo Trung Hưng Ngọc Loan phu nhân, đồng thời xuống chiếu bổ chodân làng Tiên Châu phải ngày ngày phụng thờ hương khói, việc thờ cúng đócũng được ghi vào Lễ tiết Quốc Khánh và chép vào sử sách thờ tự chung của cảnước
Về giá trị giáo dục:
Di tích đền Du Yến thờ vị anh hùng dân tộc, người con yêu dấu huyệnThanh Ba là Ngọc Loan công chúa Quốc mẫu đại vương Người sinh ra tại nơiđây và trọn đời vì dân vì nước, kiên cường bất khuất, tấm gương sáng ngời tronglịch sử dựng nước và giữ của dân tộc Việt Nam Giáo dục các thế hệ sau có tinhthần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, luôn hướng về Tổ quốc Với mỗi người dânViệt Nam luôn nhớ về nguồn cội, tri ân nữ tướng Hạnh Nương có công lớn tronglịch sử dựng nước và giữ nước
Về giá trị cố kết cộng đồng:
Lễ hội đền Du Yến (xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba) vào ngày 15 thángGiêng âm lịch hàng năm, đông đảo nhân dân địa phương và du khách thậpphương đến hành hương lễ hội đền Du Yến, đồng thời tham gia vào các hoạtđộng sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tại địa phương
Về giá trị tâm linh:
Trang 33Đền Du Yến thờ Ngọc Loan công chúa, tương truyền là một nữ tướng tài
ba của Hai Bà Trưng Từ đó, cứ vào dịp 14- 15 tháng Giêng, dân làng mở hộicầu tế để nhớ ơn công đức của bà, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươitốt, mọi nhà được yên vui, hạnh phúc Những đồ thờ dâng Mẫu chủ yếu là cácloại bánh chay và hoa quả… được chia thành 6 giáp, mỗi giáp 2 mâm, được 2thanh niên khiêng vào đặt lên ban thờ để các cụ cầu tế Trong lúc cầu tế có xenlẫn những điệu múa tiên, múa sinh tiền đặc sắc và hấp dẫn
Về giá trị văn hóa:
Di tích đền Du Yến được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm
1993, đây là di tích quốc gia, thờ vị tướng tài giỏi có công với đất nước là HạnhNương Du lịch đền Du Yến để trải nghiệm lễ hội dân gian truyền thống từ xaxưa truyền lại Lễ hội được mở với các phần lễ và hội rất long trọng có các nghithức như rước nước từ bến sông về đền, rước kiệu, dâng lễ vật, tế lễ…
Về giá trị du lịch:
Di tích đền Du Yến đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, làđiểm đến du lịch tâm linh trong cả nước Đây là lễ hội diễn ra vào ngày 15 thánggiêng hàng năm tại đền Du Yến, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Cứ mỗi dịp xuân về, người dân xã Chí Tiên và các du khách gần xa lại nô nứccùng nhau trẩy hội đền Du Yến, giống như một nét đẹp văn hóa đã từ lâu đời.Đền Du Yến là điểm du lịch hấp dẫn nối kết với điểm du lịch tâm linh trongtỉnh Tuyến du lịch tâm linh trong tỉnh Phú Thọ Đền Du Yến đang dần khẳngđịnh giá trị tâm linh và giá trị du lịch Lễ hội đền Du Yến đang được tỉnh PhúThọ, đặc biệt huyện Thanh Ba quan tâm đầu tư và trùng tu trước nguy cơ bịxuống cấp
2.1.2 Đền Mạo Phổ
Về giá trị văn học:
Tương truyền rằng ngày xửa, ngày xưa ở làng Mạo Phổ, cụ sinh ra mộtngười một người con gái, mẹ cô đã đã qua đời sớm, hai bố con nuôi một con bò
để sản xuất Một hôm, thuyền rồng của Vua Hùng thứ 17( tức Hùng Nhị Vương)
đi kinh lý ngược dòng sông Thao, ngang qua vùng đất một bên là rừng cọ, rừngchám, sơn ta còn một bên là chuối mía bạt ngàn, đất đai màu mỡ, bầu trời trongthanh gió mát Bỗng nghe vỏng đâu đây, một cô thôn nữ cất lên:
Tay cầm bán nguyệt sênh sang
Trang 34Một trăm giặc cỏ về hàng tay ta
Nhà vua nghe tiếng hát vừa trong trẻo, vừa lạ lùng, lại có khẩu khí vuanbèn lệnh cho quân cắm thuyền Vua lên bờ thấy cô gái trắng trẻo, đẹp xinh,duyên dáng Vua bèn hỏi, cô gái quỳ xuống trình bày, sau đó vua cùng cô gái vềnhà thân phụ, và xin cô về làm vợ Hai cha con cùng nhà vua xuống thuyền trở
về kinh đô Cô gái ấy đã dự buổi yến tiệc trước triều đình trở thành thứ phi trongcung điện, tức là vợ thứ 6 của vua Hùng thứ 17 Người vợ thứ 6 này, người làngMạo Phổ sinh hạ được 5 người con trai: Người con thứ nhất là chàng Cả (BútCông), người con thứ hai là chàng Hai (Lôi Công), người con thứ là chàng Ba(Mao Công), người con thứ tư là chàng Tư (Phúc Công), mất sớm, người conthứ năm là chàng Năm (Út Công), mất sớm Lúc này nước ta giặc phong kiếnsang xâm lược khi đó Hoàng Thái Tử cùng các tướng sĩ chiêu mộ binh sĩ, ngàyđêm luyện tập chống lại quận giặc, trước vận nước bị xâm lăng ba anh em là BútCông, Lôi Công, Mao Công xin phép và được Hoàng Thái Tử ưng thuận Độiquân của ba ông cùng Hoàng Thái Tử chấn thủ một chuyến tuyến quan trọng,ông bị bao vây chờ trời tốt rút lui về rừng Do thế trận không cân sức nên ba ông
và một số binh sĩ hy sinh Lúc này vua Hùng Vướng thứ 17 đã già yếu, nênHoàng Thái Tử nối ngôi vua cha đã đánh giặc dành thắng lợi Khi nhà nước yênvui, thanh bình Nhà vua đã luận công ban thưởng và phong cho ba ông là ĐứcBản Cảnh Thành Hoàng Làng Ghi sổ vàng đưa về làng Mạo Phổ Còn bà mẹđược phong là Duyên Hòa Thánh Mẫu, giao do làng Mạo Phổ lập đền thờ phùng Phong cho chàng Tư và chàng Năm thành Thủy tề long vương
Về giá trị lịch sử:
Đình và Đền Mạo Phổ nằm bên tả ngạn sông Hồng, là nơi thờ phụng BàDuyên hóa thánh Mẫu (là vợ thứ 6 của Vua Hùng Vương thứ 17) cùng với 3 vịđại vương: Bút Công, Nội Công, Mao Công - những tướng lĩnh có công lớn giúpvua Hùng Vương thứ 17 đánh giặc trong buổi đầu dựng và giữ nước Di tích đãxếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 3959-QĐ/BT ngày 2tháng 12 năm 1992
Về giá trị kiến trúc:
Khu di tích Đình và Đền Mạo Phổ được xây dựng từ thời Hậu Lê với quy
mô kiến trúc chia làm 2 phần:
Trang 35Đình Mạo Phổ: Đình nằm trên một khu đất rộng, bằng phẳng, cảnh quan thiênnhiên rất đẹp, dân cư đông đúc Đình quay đầu về hướng Đông với nền kiến trúckiểu chữ Đinh Đình gồm 3 gian 2 dĩ với 5 hàng chân cột - gian giữa và 2 gianbên có kích thước bằng nhau Đình được xây dựng với kỹ thuật gia cố cẩn thậntheo mực thước chính xác với nghệ thuật điêu khắc - chạm trổ khéo léo tinh xảo.Hiện nay Đình Mạo Phổ còn lưu giữ 16 bức chạm trổ mang đậm nét nghệ thuậtthời Lê và Nguyễn, loại hình chạm trổ chủ yếu là đục bong, chạm lộng và chạmnổi với những đề tài quen thuộc như Long, Ly, Quy, Phượng, Sen và cácloại hoa lá khác.
Đền Mạo Phổ: Đền Mạo Phổ nằm trên một khu đất rộng cùng với Đình MạoPhổ bên tả ngạn Sông Hồng Đền thờ các vị thần tương tự ngôi Đình Đền quaytheo hướng Đông Nam, theo kiểu chữ Nhất (-) gồm 5 gian Đền được xây dựngtheo kiểu kiến trúc cổ kính mà thâm nghiêm, thanh thoát Hiện nay trong đềncòn giữ 8 bức chạm với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ khéo léo tình sảomang đậm phong cách thời Lê
Đình và Đền Mạo Phổ vẫn còn lưu giữ nhiều di vật quý giá như đồ gỗ(Án giang, kiệu …) đồ gốm (lư, bát hương) các sắc phong Đây là khu di tích cógiá trị lịch sử, nghệ thuật văn hóa cao, là nguồn tư liệu lịch sử quý báu bổ sungthêm phần nghiên cứu về thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc
Về giá trị giáo dục:
Giáo dục tinh thần yêu nước của nhân dân địa phương, lòng tự tôn dântộc, đấu tranh giữ bờ cõi của dân tộc, uống nước nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồngcây, nhớ về nguồn cội dân tộc, những tướng lĩnh có công lớn giúp vua HùngVương thứ 17 đánh giặc trong buổi đầu dựng và giữ nước
Về giá trị cố kết cộng đồng:
Ngôi đình và đền Mạo Phổ gắn kết nhân dân tại xã Lưng Lỗ hiện nay(cũng thời xa xưa) đoàn kết trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc, giữ in bờcõi Nơi đây thờ những vị Thành Hoàng Làng là những người đứng đầu tronglàng, trong văn hóa Việt Nam từ xa xưa Nhân dân luôn nhớ về nguồn cội
Về mặt giá trị tâm linh:
Đình và đền Mạo Phổ có từ rất lâu đời, ngôi đình và đền Mạo Phổ thờĐức Bản Cảnh Thành Hoàng Làng Là những vị tướng thời Hùng Vương, nhớ
về cội nguồn dân tộc Ngay thời vua Hùng Vương thứ 17, sau khi vua cha mất,