1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

81 507 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 3,92 MB

Nội dung

Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Với xu hướng tiêu dùng mới của con người trong thời đại công nghiệp, du lịch đang phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành “công nghiệp không khói” mang lại hiệu quả cao. Du lịch không chỉ mang lợi nhuận lớn về mặt kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích chính trị, xã hội. Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ, thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, là vùng đất cổ; vùng hợp lưu của ba dòng sông lớn: Sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Là trung tâm sinh sống của người Việt cổ, nơi các vua Hùng chọn làm đất đóng đô, kinh đô Văn Lang kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ gắn liền với quá trình hình thành và phát triển, quá trình dựng nuớc và giữ nước của dân tộc. Tại đây còn tồn tại và lưu giữ nhiều di tích có giá trị nhân văn sâu sắc như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012; Hát Xoan, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tháng 122017. Đã thành thông lệ, cứ đến ngày 10 tháng 03 âm lịch hàng năm, người dân lại nô nức trẩy hội về Đền Hùng, hướng về cội nguồn, dâng nén hương thơm để tưởng nhớ công đức to lớn của các vị Vua Hùng đã có công xây dựng đất nước. Đền Hùng trở thành địa chỉ tâm linh, đề cao tinh thần dân tộc, là niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của mỗi người dân Việt Nam. Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ lớn của cả dân tộc. Trong những năm gần đây, lượng khách tham quan đến với Đền Hùng ngày càng gia tăng. Trước xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ của đất nước cũng như thực tiễn của ngành du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng cũng như của tỉnh Phú Thọ, đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ và chuyên nghiệp các sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đặc biệt trong đó không thể không kể đến đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những người được coi là linh hồn của sản phẩm du lịch. Việc hoạch định và đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sẽ góp phần vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, góp phần đưa ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói riêng, phát triển nguồn nhân lực về du lịch nói chung, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Hùng Vương, khoaKhoa học Xã hội và Nhân văn và trong suốt thời gian 3 tháng làm khóa luận, emxin gửi lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ của các thầy, cô giảng viên, cán bộcác phòng, ban chức năng Trường đại học Hùng Vương đã giúp đỡ em hoànthành bài khóa luận này

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – ThS Chu ThịThanh Hiền, cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em, giúp em rấtnhiều trong quá trình làm khóa luận

Em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng

đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thiện bài một cách tốt nhất

Việt Trì, ngày 17 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Nguyền Lâm Quỳnh Hương

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổbiến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lượng và chấtlượng Với xu hướng tiêu dùng mới của con người trong thời đại công nghiệp,

du lịch đang phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành “công nghiệp khôngkhói” mang lại hiệu quả cao Du lịch không chỉ mang lợi nhuận lớn về mặt kinh

tế mà còn mang lại nhiều lợi ích chính trị, xã hội Trong những năm gần đây,ngành du lịch Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ, thu hút được nhiều khách

du lịch trong nước và quốc tế

Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, là vùng đất cổ; vùng hợp lưu của badòng sông lớn: Sông Hồng, sông Lô và sông Đà Là trung tâm sinh sống củangười Việt cổ, nơi các vua Hùng chọn làm đất đóng đô, kinh đô Văn Lang - kinh

đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ gắnliền với quá trình hình thành và phát triển, quá trình dựng nuớc và giữ nước củadân tộc Tại đây còn tồn tại và lưu giữ nhiều di tích có giá trị nhân văn sâu sắcnhư: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đượcUNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm2012; Hát Xoan, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đạidiện của nhân loại tháng 12/2017

Đã thành thông lệ, cứ đến ngày 10 tháng 03 âm lịch hàng năm, người dânlại nô nức trẩy hội về Đền Hùng, hướng về cội nguồn, dâng nén hương thơm đểtưởng nhớ công đức to lớn của các vị Vua Hùng đã có công xây dựng đất nước.Đền Hùng trở thành địa chỉ tâm linh, đề cao tinh thần dân tộc, là niềm tự hào vềnguồn gốc con Rồng cháu Tiên của mỗi người dân Việt Nam Lễ hội Đền Hùng

là một ngày lễ lớn của cả dân tộc

Trong những năm gần đây, lượng khách tham quan đến với Đền Hùngngày càng gia tăng Trước xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ của đất nước cũngnhư thực tiễn của ngành du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng cũng như củatỉnh Phú Thọ, đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ và chuyên nghiệp các sản phẩmdịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Đặc biệttrong đó không thể không kể đến đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những ngườiđược coi là linh hồn của sản phẩm du lịch

Trang 3

Việc hoạch định và đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sẽ góp phần vô cùng quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, góp phần đưa ngành du lịch pháttriển mạnh mẽ Để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đội ngũhướng dẫn viên tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói riêng, phát triển nguồn

nhân lực về du lịch nói chung, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Khu di tích lịch sử đặc biệt Đền Hùng là nơi không chỉ thu hút đượclượng khách du lịch lớn mà còn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiêncứu, nhà kinh tế và nhà quản lý Nhiều bài viết, bài nghiên cứu, luận văn, luận

án đã nghiên cứu Khu di tích lịch sử này với nhiều cách tiếp cận khác nhau.Trong đó có thể nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu như sau:

Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2003), "Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong tiến trình lịch sử dân tộc", luận án Tiến sĩ lịch sử, Trung tâm khoa học xã hội và nhân

văn quốc gia thuộc Bộ giáo dục và đào tạo

Nhiều tác giả (2005), “Lễ hội truyền thống vùng Đất tổ”, Sở văn hóa

thông tin Phú Thọ, Hội văn nghệ dân gian

Dương Văn Sáu (2004), “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch”, đã

nghiên cứu tổng quan về lễ hội Việt Nam, các loại hình lễ hội trong sự phát triển

du lịch Trong đó tác giả cũng lấy lễ hội Đền Hùng và một số lễ hội trên địa bàntỉnh Phú Thọ làm đôi tượng nghiên cứu

Lê Tượng – Phạm Hoàng Oanh (2014), “Đền Hùng di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quốc gia” Cuốn sách này tác giả đã giới thiệu về Đền Hùng - Di

tích lịch sử văn hóa đặc biệt quốc gia, là nơi thờ tự các Vua Hùng có công dựngnước - Tổ tiên chung của cộng động dân tộc Việt Nam

Phạm Bá Khiêm (2013), “Đền Hùng và tín ngướng thờ cúng Hùng Vương” Biên soạn và giới thiệu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng và tín ngưỡng

thờ cúng Hùng Vương tại Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tạimột số địa phương khác trên đất nước ta

Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đăn, Kim Thị Dung (2014), Phát triển

du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và

Phát triển 2014, tập 12 số 2

Trang 4

Những nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về Khu

di tích lịch sử Đền Hùng và sự phát triển của du lịch tại lễ hội Đền Hùng Tuynhiên vẫn chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu về đội ngũ hướng dẫn viên

du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng Nghiên cứu thực trạng đội ngũ hướngdẫn viên du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, từ đó đưa ra một số giải phápgiúp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên dựa trên tình hình thực tế tại địaphương, là hướng nghiên cứu mới và có tính thực tiễn cao

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ ba, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn

viên du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Khu di tích lịch

sử Đền Hùng

- Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, xã Hy Cương, thành phố Việttrì, tỉnh Phú Thọ

+ Thời gian: từ năm 2016 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài Trên cơ sở thu thậpthông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tàinghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có đượctầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu

Trang 5

5.2 Phương pháp điền dã

Trong quá trình nghiên cứu, em đã vận dụng phương pháp nghiên cứu tạithực địa để thống kê, hệ thống lại, đưa ra những đánh giá chính xác về thựctrạng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Đền Hùng Từ đó mới có thể đưa ra cácgiải pháp phù hợp với thực tế

5.3 Phuơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Sau khi sưu tầm dữ liệu, cần tổng hợp kết quả, phân tích, đối chiếu giữa

cơ sở lý luận và thực tiễn, giữa các đối tượng với nhau để đưa ra kết luận Việc

so sánh với các giai đoạn khác nhau và với các địa bàn nghiên cứu khác sẽ manglại cái nhìn toàn diện hơn

5.4 Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhnghiên cứu đề tài Bản thân du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp và môi trường

du lịch bao hàm rất nhiều các yếu tố tác động liên quan Do vậy muốn đảm bảocho các giá trị tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả đòi hỏi sự tham gia củacác chuyên gia về nhiều lĩnh vực liên quan Phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản

lý rất quan trọng với việc nghiên cứu đề tài, nhất là trong việc đưa ra các giảipháp để phát triển du lịch

5.5 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành có thể vận dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu để phân tích tài liệu, giúp đạt được kết quả khách quan,chính xác Từ đó đưa ra được những nhận xét khách quan nhất về đội ngũ hướngdẫn viên tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Trang 6

là đi chơi; “lịch” là lịch lãm, từng trải, hiểu biết Du lịch là việc đi chơi nhằmtăng kiến thức.

Hội Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union

of Official Travel Organisation - IUOTO) cũng đưa ra định nghĩa về du lịch, làhoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đíchkhông phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiềnsinh sống

Khái niệm chung về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và cácmối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinhdoanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút vàtiếp đón khách du lịch”

Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đếnhoạt động du lịch:

Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở

ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìmkiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thầnkhác

Trang 7

Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều

kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người dulịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận

Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về

hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch,

là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịchtrong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương,tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dânđịa phương

Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội

mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểunền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội

để ìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thờicũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự anninh xã hội, nơi ăn, chốn ở

Theo khoản 1 điểu 3 Luật du lịch Việt Nam năm 2017:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên

du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO), khách du lịch bao gồm:

Khách du lịch quốc tế (International tourist):

Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nướcngoài đến du lịch một quốc gia

Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những ngườiđang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công

dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốcgia đó đi du lịch trong nước

Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong

nước và khách du lịch quốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú vàcác nguồn thu hút khách trong một quốc gia

Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước

và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

Trang 8

Theo khoản 2 điều 3 Luật du lịch Việt Nam thì: “Khách du lịch là người

đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” Khách du lịch được phân thành khách du lịch quốc tế vàkhách du lịch nội địa

Khách du lịch quốc tế: là người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá

một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khácnhau ngoài hoạt động để trả lương ở nơi đến Ngoài ra, Luật du lịch Việt Namcòn quy định: Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài

cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” Về cơ bản có thể phân loại như sau:khách du lịch quốc tế đi (Inbound Tourists); khách du lịch quốc tế đến(Outbound Tourists)

Khách du lịch nội địa: là người đang sống trong một quốc gia, không kể

quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trongquốc gia đó, ở 15 một thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm, với cácmục đích: giải trí, công vụ, hội họp, thăm thân… ngoài những hoạt động để lãnhlương ở nơi đến” Luật du lịch Việt Nam còn quy định: “Khách du lịch nội địa làcông dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trongphạm vị lãnh thổ Việt Nam”

1.1.2 Hoạt động hướng dẫn du lịch và chương trình du lịch

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động hướng dẫn du lịch và chương trình du lịch

Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức kinh doanh dulịch thông qua các hướng dẫn viên và những người có liên quan để đón tiếp,phục vụ, hướng dẫn khách du lịch thực hiện các dịch vụ, theo các chương trìnhđược thoả thuận và giúp đỡ khách giải quyết toàn bộ những vấn đề phát sinhtrong quá trình thực hiện chuyến du lịch

Theo điều 4, Luật du lịch Việt Nam quy định: “Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.

1.1.2.2 Nguyên tắc thực hiện hoạt động hướng dẫn du lịch

Đảm bảo tính kế hoạch

Căn cứ vào chương trình thực hiện, dựa vào điều kiện và hoàn cảnh đãđịnh trước, hướng dẫn viên du lịch phải làm thế nào phát huy được tính năng

Trang 9

động chủ quan, sắp xếp hợp lý hành trình du lịch để đảm bảo thực hiện tốtchương trình đã được giao Hướng dẫn viên du lịch trong công tác phục vụnếu không coi trọng vai trò của kế hoạch, sắp xếp kế hoạch thiếu khoa học thìcông việc sẽ vấp phải cục diện hỗn loạn và bị động Thực chất của nguyên tắc

“tính kế hoạch” chính là tính mục đích và tính khoa học trong công việc củahướng dẫn viên

Tính đối xứng

Tính đối xứng là nguyên tắc chỉ đạo hướng dẫn viên du lịch trong côngtác phục vụ phải phù hợp với yêu cầu thực tế của từng du khách Đối tượngcủa công tác dịch vụ hướng dẫn du lịch là hàng nghìn, hàng vạn người thuộc

đủ thành phần, lứa tuổi khác nhau, điều này yêu cầu hướng dẫn viên ở cácmặt như phương thức tiếp đón, hình thức dịch vụ, nội dung hướng dẫn dulịch, vận dụng ngôn ngữ, thái độ phục vụ, phương pháp thuyết minh cũngphải tương ứng Như trong hoạt động thuyết minh, đối với du khách lần đầutiên đến thăm, hướng dẫn viên nên giới thiệu nhiều những thông tin cơ bảncủa đất nước, tỉnh, địa phương nơi họ đến thăm; những du khách là các chuyêngia, học giả đi với mục đích nghiên cứu hoặc những người đã nhiều lần đếnthăm thì nội dung thuyết minh phải có độ sâu, độ rộng, khi cần thiết còn phải tậptrung vào một số chuyên đề Tóm lại, trong việc tiếp đón, phục vụ du khách,hướng dẫn viên du lịch cần nghiên cứu đầy đủ về họ, thành thục về kiến thứcđiểm du lịch, nên dùng năng lực quan sát phán đoán, căn cứ vào tình hình thực

tế có được sự phục vụ mang tính đối xứng, nâng cao trình độ làm vừa lòng dukhách

Tính linh hoạt

Tính linh hoạt là nói đến sự thích nghi với thời gian, nơi chốn củahướng dẫn viên Hoạt động hướng dẫn du lịch chịu sự hạn chế, ảnh hưởng củanhiều nhân tố như thời tiết, địa lý, giao thông, sự phối kết hợp của các đơn vị

tổ chức những cái gọi là thời gian đẹp nhất, tuyến đường đẹp nhất, cảnh dulịch đẹp nhất đều chỉ là tương đối mà thôi Mặc dù đạt được những điều kiệntốt nhất về mặt khách quan nhưng nếu thiếu sự phát huy nghệ thuật hướngdẫn chủ quan thì chương trình cũng có thể bị thất bại Thế giới tự nhiên thiênbiến vạn hoá, nắng mưa bất định, vẻ đẹp của các cảnh vật không giống nhau Dovậy, tuy làm việc nhiều lần trên tuyến, điểm du lịch đó nhưng mỗi lầnhướng dẫn viên thực hiện đều không giống nhau Phải khẳng định rằng không

Trang 10

bao giờ có sự lặp lại trong công việc của hướng dẫn viên, dù một hướng dẫnviên du lịch có kinh nghiệm, kiến thức phong phú như thế nào cũng sẽ gặp cácloại tình huống mới, hướng dẫn viên cần tuỳ cơ ứng biến, phải tránh việclặp lại, bảo thủ, cứng nhắc, thiếu tính sáng tạo.

1.1.2.3 Các nhân tố tác động tới hoạt động hướng dẫn du lịch

Hoạt động hướng dẫn du lịch liên quan tới nhiều yếu tố và do đó cũngchịu sự tác động của các yếu tố này Các yếu tố khách quan tác động vào hoạtđộng hướng dẫn du lịch làm cho hoạt động này có những thay đổi nhất định.Các tổ chức kinh doanh du lịch có hoạt động hướng dẫn và các hướng dẫn viêncần chú ý tới các yếu tố tác động này Các yếu tố này là thời gian, hình thứcchuyến đi, cơ cấu khách du lịch, điểm đến trong chương trình…

Hình thức tổ chức chuyến đi

Có hai hình thức tổ chức các chuyến đi du lịch được áp dụng phổ biến là

tổ chức cho khách du lịch đi theo đoàn (Group Inclusive Traveller) và tổ chứccho khách du lịch đi lẻ (Free In de pendent Traveller)

Đối với hình thức tổ chức khách du lịch đi theo đoàn, hoạt động hướngdẫn thường tổ chức theo chương trình trọn gói với mức giá tổng hợp, và đượclên kế hoạch từ trước Vì thế, hướng dẫn viên có điều kiện chủ động phục vụkhách, nâng cao chất lượng chương trình và thực hiện trọn vẹn nội dung hoạtđộng hướng dẫn theo chương trình đã được ký kết Đối với khách du lịch theođoàn, hướng dẫn viên dễ dàng tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, tạo đượckhông khí vui vẻ thoải mái

Với khách du lịch đi riêng lẻ, do số lượng khách ít, thường đến công ty kýhợp đồng trực tiếp và không mua chương trình trọn gói do vậy hoạt động hướngdẫn du lịch của hướng dẫn viên được tiến hành thuận lợi và dễ dàng, có khi chỉtiến hành trong vài giờ, nội dung thực hiện chương trình du lịch có những điểm

có thể rút gọn hoặc linh động thay đổi theo yêu cầu của khách Đồng thời, việctiếp nhận thông tin của du khách cũng sẽ dễ dàng hơn so với đoàn khách đông.Hướng dẫn viên cũng cần chuẩn bị tốt và cẩn thận các câu hỏi có liên quan đếncác lĩnh vực mà khách quan tâm

Thời gian của chuyến đi

Độ dài ngắn của chuyến du lịch cũng có tác động không nhỏ đến hoạtđộng hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên

Trang 11

Đối với chương trình du lịch dài ngày, hướng dẫn viên có nhiều điều kiệntiếp xúc với khách nên dễ tạo được mối quan hệ thân thiện, do vậy có thể đơngiản hoá được những thao tác trong công việc của mình Với thời gian dài, nộidung hướng dẫn cũng được thực hiện phong phú, đầy đủ kể cả các hoạt độngmang tính bổ trợ Đối với một chương trình du lịch dài ngày, sẽ có nhiều vấn đềphát sinh và tình huống bất ngờ xảy ra, đòi hỏi hướng dẫn viên phải giải quyếtnhanh chóng, linh hoạt và khéo léo.

Còn đối với chương trình du lịch ngắn ngày, thời gian ít, hướng dẫn viênkhông có nhiều điều kiện tiếp xúc với khách dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau hạnchế Đồng thời, thời gian ngắn khiến cho nội dung hoạt động hướng dẫn củahướng dẫn viên chỉ chủ yếu tập trung vào việc cung cấp thông tin, ít có điềukiện để tiến hành các hoạt động khác

Cơ cấu của đoàn khách

Cơ cấu của đoàn khách thể hiện qua ba yếu tố: độ tuổi, nghề nghiệp vàquốc tịch

Độ tuổi của khách là nhân tố tác động không nhỏ đến hoạt động tổ chứchướng dẫn của hướng dẫn viên Đối với khách du lịch lớn tuổi, sức khoẻ của họkhông còn tốt, du khách dễ mệt mỏi Người cao tuổi cũng là nhóm người từngtrải, kinh nghiệm và vốn hiểu biết của họ cũng dày dặn hơn Bởi vậy, họ thườngđòi hỏi cao về chất lượng phục vụ và khó tính Những nội dung thông tin màhướng dẫn viên cung cấp cho khách đòi hỏi độ chính xác cao và nên đi sâu vàochuyên đề cụ thể Với khách trẻ tuổi (thanh niên, thiếu niên), đối tượng này thểlực, sức khoẻ tốt, rất ham thích các hoạt động giải trí tập thể, thích tìm hiểu,khám phá những điều mới lạ, thích giao lưu kết bạn, kinh nghiệm sống và nghềnghiệp chưa nhiều vì vậy tiến độ thực hiện chương trình nhanh hơn, không đòihỏi thời gian nghỉ ngơi Đối với đối tượng du khách này, thông tin hướng dẫnviên đưa ra nên ở diện rộng, chú trọng tới hoạt động vui chơi, giải trí nhiềuhơn…

Về nhân tố nghề nghiệp, nếu khách đi du lịch có cùng nghề nghiệp họthường quan tâm tới một dạng thông tin nhất định hoặc những vấn đề liên quantrực tiếp đến nghề nghiệp của họ Vì vậy, các thông tin hướng dẫn viên du lịchcung cấp cho đoàn khách cần phải hướng và đi sâu hơn vào lĩnh vực mà dukhách quan tâm Còn đối với đoàn khách có nghề nghiệp khác nhau thì họ cũng

sẽ quan tâm đến các thông tin từ nhiều khía cạnh Cho nên trong hoạt động

Trang 12

hướng dẫn của mình, hướng dẫn viên cũng phải đưa ra những thông tin ở diệnrộng, mang tính tổng hợp

Nhân tố quốc tịch thực sự là một yếu tố có tác động mạnh đến hoạt độngcủa hướng dẫn viên Nếu đoàn khách cùng quốc tịch, cùng chung ngôn ngữ, tâm

lý truyền thống, sở thích, thói quen, phong tục tập quán thì hoạt động hướngdẫn du lịch được tổ chức thuận lợi và đơn giản hơn Nếu đoàn khách đa quốctịch thì tâm lý, phong tục tập quán, sở thích, thói quen cũng khác nhau Điều

đó sẽ gây trở ngại, phức tạp cho công tác tổ chức hoạt động hướng dẫn du lịchcủa người hướng dẫn Trong khi hướng dẫn đoàn khách nước ngoài, hướng dẫnviên cũng cần lưu ý đến những vấn đề nhạy cảm như chính trị, ngoại giao…tránh gây những hiểu lầm với du khách

Phương tiện vận chuyển

Phương tiện được sử dụng cho chuyến du lịch của khách cũng là mộttrong những nhân tố gây ảnh hưởng đến hoạt động của hướng dẫn viên nhất làhoạt động tuyên truyền, thông tin trên lộ trình

Phương tiện vận chuyển là ô tô là phương tiện được sử dụng phổ biếnnhất và cũng thuận lợi nhất cho công tác hướng dẫn của hướng dẫn viên Đối vớiphương tiện này, cả đoàn khách cùng ở chung trên phương tiện, không có đốitượng khách khác, do vậy hoạt động tổ chức, hướng dẫn sẽ được thực hiện thuậnlợi hơn

Đối với phương tiện vận chuyển là tàu hoả, do trên phương tiện bao gồmnhiều loại khách khác nhau, khách du lịch lại bị phân tán vào nhiều toa, phòngđiều này gây khó khăn cho công tác quản lý và tiếp xúc với khách của hướngdẫn viên Nhiệm vụ chính của hướng dẫn viên khi đưa khách đi trên phương tiệnnày là giúp đỡ khách làm thủ tục, sắp xếp chỗ ngồi, chỗ để hành lý cho khách vàđảm bảo sự an toàn cho khách và hành lý

Đối với phương tiện vận chuyển là máy bay thì thông thường thời giandành cho mỗi chuyến bay ở Việt Nam là ngắn và không có các đối tượng thuyếtminh trên đường đi Đồng thời, trong khoang máy bay cũng có nhiều đối tượngkhách khác nhau, du khách lại phải tuân thủ nhiều quy định đối với hành kháchkhi bay, cho nên nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch khi đưa khách đi trênphương tiện này chủ yếu là giúp đỡ khách làm thủ tục, theo dõi khách ở điểmxuất phát và điểm đến

Trang 13

Riêng với phương tiện vận chuyển là tàu thủy, do điều kiện di chuyểnthường phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố tự nhiên bên ngoài nên nhiệm vụ củahướng dẫn viên là phối hợp với các thành viên có liên quan tổ chức phục vụkhách trên tàu sao cho thật an toàn và có thể tiến hành tổ chức các hoạt độnggiống như trên phương tiện vận chuyển là ô tô.

Ngoài ra còn có các phương tiện vận chuyển khác như: xe, xích lô, thú,

ca nô… Tùy vào đặc điểm của phương tiện, hướng dẫn viên lựa chọn nhữngphương pháp thích ứng cho hoạt động của mình

Đặc điểm của điểm tham quan, hướng dẫn du lịch

Các điểm du lịch khác nhau cũng có những tác động khác nhau tới hoạtđộng hướng dẫn du lịch

Nếu những điểm du lịch là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, chínhtrị thì đòi hỏi hướng dẫn viên phải nắm được một khối lượng kiến thức lớn, đadạng trên nhiều lĩnh vực

Đối với những điểm du lịch là các điểm du lịch tự nhiên, nơi tham quan,nghỉ dưỡng thì các hoạt động hướng dẫn của hướng dẫn viên thường được địnhsẵn, đã có sự sắp xếp và kế hoạch cụ thể từ trước nên hoạt động được triển khai

sẽ đơn giản và thuận lợi hơn

Mối quan hệ của các tổ chức, doanh nghiệp lữ hành

Việc tạo dựng mối quan hệ của các doanh nghiệp lữ hành với các tổ chức,doanh nghiệp lữ hành khác rất quan trọng Có được mối quan hệ tốt sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình du lịch, đáp ứng và làm thoả mãnnhững nhu cầu của du khách Nếu mối quan hệ của các đơn vị cùng tham giavào quá trình phục vụ khách không chặt chẽ hoặc không tốt sẽ làm ảnh hưởngbất lợi đến công tác tổ chức hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên du lịch trênthực tế

1.1.3 Hướng dẫn viên du lịch

1.1.3.1 Định nghĩa hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch được quan niệm chung là một người nào đó,hướng dẫn một nhóm người thực hiện chuyến tham quan Tuy nhiên, theo mỗicách tiếp cận sẽ có những quan niệm khác nhau về hướng dẫn viên du lịch

Trang 14

Các giáo sư của trường Đại học British Columbia (Đại học của Canada)chuyên đào tạo về quản trị kinh doanh du lịch khách sạn và hướng dẫn viên dulịch đã đưa ra định nghĩa về hướng dẫn viên du lịch dưới giác độ đào tạo nhưsau: “Hướng dẫn viên du lịch là các cá nhân làm việc trên các tuyến du lịch, trựctiếp đi kèm hoặc di chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đoàn khách theo mộtchương trình du lịch, nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trình theo đúng kếhoạch, cung cấp các lời thuyết minh về các điểm du lịch và tạo ra những ấntượng tích cực cho khách du lịch.”

Ở Việt Nam, theo quy chế hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục Du lịchViệt Nam ban hành theo quyết định số 235/ DL - HTĐT ngày 4/10/1994 thì

“Hướng dẫn viên du lịch được hiểu là những cán bộ chuyên môn làm việc chocác doanh nghiệp lữ hành (bao gồm các doanh nghiệp khác có chức năng kinhdoanh lữ hành) thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham quan theo chươngtrình du lịch đã được ký kết”

PGS.TS Đinh Trung Kiên đưa ra quan điểm: “Hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch trong các chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu được thoả thuận của khách trong thời gian nhất định và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình”

Theo khoản 10, 11 điều 3 Luật du lịch Việt Nam thì: “Hướng dẫn du lịch

là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch”

Nhìn chung, những khái niệm trên đã phản ánh khá hoàn thiện và chínhxác, phù hợp với thực tế và bản chất công việc của người hướng dẫn du lịch.Tuy nhiên, sự kết hợp những quan niệm về hướng dẫn viên du lịch từ nhiều góc

độ của các khái niệm này sẽ tạo nên một khái niệm hoàn chỉnh hơn: “Hướng dẫnviên du lịch là những người có chuyên môn làm việc cho các tổ chức kinh doanh

du lịch với nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình du lịch đã được ký kết trênthực tế nhằm đảm bảo đúng kế hoạch và đáp ứng các nhu cầu được thoả thuậncủa du khách Chỉ dẫn và cung cấp lời thuyết minh về các điểm du lịch Giảiquyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịchtrong phạm vi quyền hạn, khả năng của mình và tạo ra những ấn tượng tích cựccho khách du lịch”

Trang 15

Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy khái niệm về hướng dẫn viên dulịch bao gồm ba tầng hàm nghĩa sau:

Một là, hướng dẫn viên du lịch là chỉ những người đạt được thẻ hướngdẫn viên du lịch theo quy định Trong cuộc sống thường ngày của con người, cónhững đơn vị tổ chức cho nhân viên đi du lịch, nhưng do nhân viên của đơn vị

đó có sự hiểu biết về điểm du lịch, am tường đường đi lối lại đảm nhiệm chức

vụ hướng dẫn Đây không phải là hướng dẫn viên du lịch, vì người này không cóthẻ hướng dẫn viên du lịch theo luật pháp, không thể gọi là hướng dẫn viên dulịch (hướng dẫn viên du lịch là một nghề có điều kiện)

Hai là, hướng dẫn viên du lịch là nhân viên làm việc cho các công ty dulịch Điều này có nghĩa: hướng dẫn viên du lịch phải có hợp đồng với công ty dulịch, do các công ty du lịch cử đi, hướng dẫn, thuyết minh, cung cấp những dịch

vụ cho khách du lịch Trong cuộc sống thường ngày, cũng có người cung cấpdịch vụ hướng dẫn, thuyết minh cho khách đi du lịch nhưng không phải do công

ty du lịch ủy quyền, điều đi thì không được gọi là hướng dẫn viên du lịch

Ba là, hướng dẫn viên du lịch là người cung cấp sự hướng dẫn thuyếtminh và các dịch vụ du lịch tương ứng, đáp ứng yêu cầu đã được thoả thuận vànhu cầu của du khách “Hướng dẫn”, thường là chỉ sự chỉ dẫn, đưa đường, còn

“thuyết minh” là chỉ sự giảng giải tỉ mỉ về lịch sử văn hoá và danh lam thắngcảnh cho du khách

1.1.3.2 Phân loại hướng dẫn viên du lịch

Theo tính chất công việc, hướng dẫn viên được phân loại như sau:

Hướng dẫn viên chuyên nghiệp (Tour Guide): là người hướng dẫn đoànkhách thực hiện chương trình tham quan du lịch được thỏa thuận của tổ chứckinh doanh du lịch, được cấp thẻ hành nghề

Hướng dẫn viên tại điểm (On-site Guide): là người hướng dẫn du kháchthực hiện chuyến tham quan trong vài giờ tại một điểm du lịch cụ thể, ví dụ nhưhướng dẫn khách thăm bảo tàng Hồ Chí Minh, Địa đạo Vịnh Mốc, Phố cổ HộiAn…

Hướng dẫn viên thành phố (City Guide): là người hướng dẫn du kháchthực hiện chuyến du lịch quanh thành phố, chủ yếu trên các phương tiện côngcộng như: xe buýt, taxi, xích lô… với nhiệm vụ như là giới thiệu, bình luậnnhững điểm du lịch nổi bật trong thành phố, ngoài tra hướng dẫn viên còn giải

Trang 16

đáp các thắc mắc của du khách trong lộ trình tham quan trên các phương tiện dichuyển.

Hướng dẫn viên không chuyên (Step-on Guide): là các cộng tác viên đượccác tổ chức kinh doanh du lịch thuê theo hợp đồng để hướng dẫn du khách Họ

có thể là: giáo viên ngoại ngữ, nhà báo, nhà khoa học… có kiến thức về cáctuyến hoặc điểm du lịch mà du khách cần tìm hiểu Hướng dẫn viên dạng này đaphần cũng có khả năng hướng dẫn du lịch và khả năng ứng xử linh hoạt vớikhách và thường được thuê theo mùa du lịch cao điểm hoặc làm tại những tuyến

du lịch cố định nào đó

Theo phạm vi hoạt động nghiệp vụ, hướng dẫn viên được phân thành:

Hướng dẫn viên điều hành: là người được công ty du lịch ủy quyền điều

ra nước ngoài làm công tác du lịch, toàn quyền đại diện cho công ty du lịch nàylãnh đạo đoàn tham gia các hoạt động du lịch tại nơi đến du lịch

Hướng dẫn viên suốt tuyến: là những hướng dẫn viên chuyên nghiệp cónhiệm vụ hướng dẫn khách từ lúc đón khách, trong quá trình khách du lịch chođến lúc tiễn khách Hướng dẫn viên chịu trách nhiệm chủ yếu về việc thực hiệnchương trình du lịch của khách theo hợp đồng

Hướng dẫn viên địa phương: là hướng dẫn viên tại những điểm du lịchhoặc thành phố cụ thể nào đó làm nhiệm vụ hướng dẫn du khách ở một điểm dulịch đó chứ không theo khách trong suốt chuyến du lịch Hướng dẫn viên địaphương ít nhiều gì cũng cần có những kiến thức nhất định về đối tượng tham gia

và nghiệp vụ, chuyên môn, không giống những người giới thiệu tại chỗ, vốnkhông phải là hướng dẫn viên

Hướng dẫn viên của điểm du lịch (thuyết minh viên) là những nhân viên ởtrong phạm vi điểm du lịch làm công việc thuyết minh, hướng dẫn du khách.Phạm vi điểm du lịch bao gồm các di tích, khu phong cảnh, khu bảo tồn thiênnhiên, bảo tàng, cửa hàng lưu niệm, khu lưu niệm danh nhân, các công trìnhkiến trúc nổi tiếng…

Phân loại theo ngôn ngữ sử dụng của hướng dẫn viên du lịch

Theo ngôn ngữ sử dụng, hướng dẫn viên du lịch được phân thành hướngdẫn viên tiếng Việt và hướng dẫn viên dùng tiếng nước ngoài

Hướng dẫn viên tiếng Việt là người có thể dùng tiếng phổ thông, tiếng địaphương hoặc tiếng dân tộc thiểu số để phục vụ sự hướng dẫn du lịch Hiện nay,

Trang 17

đối tượng phục vụ chủ yếu của hướng dẫn viên du lịch là kiều bào ở nước ngoài

và công dân Việt Nam

Hướng dẫn viên du lịch dùng tiếng nước ngoài là chỉ người có thể vậndụng tiếng nước ngoài để phục vụ công việc hướng dẫn du lịch Hiện nay, đốitượng chủ yếu của hướng dẫn viên du lịch loại này là du khách nước ngoài vàoViệt Nam du lịch và công dân Việt Nam du lịch ra nước ngoài

Phân loại theo tính chất quản lý

Hướng dẫn viên du lịch được phân thành hướng dẫn viên du lịch chínhthức và hướng dẫn viên du lịch tạm thời/ cộng tác (Step - on guides)

Hướng dẫn viên chính thức là những người lấy công việc hướng dẫn dulịch làm chính Còn hướng dẫn viên du lịch công tác hay tạm thời thường lànhững giáo viên ngoại ngữ, những nhà sử học, những học giả có ngành nghềchính nhờ có trình độ ngoại ngữ, am hiểu kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyênngành, nắm được các tuyến, điểm tham quan, có phương pháp hướng dẫn kháchđược các hãng du lịch thuê họ theo hợp đồng Đa số hướng dẫn viên du lịch nàythường làm tự do hoặc theo mùa và có thể đảm đương các chức năng như mộthướng dẫn viên

Công ty du lịch dùng hướng dẫn viên du lịch tạm thời là để giải quyết thời

kỳ cao điểm của du lịch, hoặc phục vụ cho các loại hình du lịch đòi hỏi chuyênmôn, tri thức sâu Hướng dẫn viên du lịch loại này nhiều khi là những nhân viênkhông cung cấp đủ ngôn ngữ, nhưng phải là những nhân viên có khả năng giaotiếp

1.1.3.3 Vai trò, nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch

Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động dịch vụ đặc trưng của dịch vụ

du lịch và đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch, đem lại nhiều lợiích cho đơn vị kinh doanh du lịch và cả khách du lịch

Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động chủ yếu của hướng dẫn viên,hướng dẫn viên là người tiếp xúc và phục vụ khách nhiều nhất trong toàn bộhoạt động hướng dẫn du lịch của tổ chức kinh doanh du lịch Chất lượng côngviệc của hướng dẫn viên quyết định hiệu quả của hoạt động hướng dẫn du lịch,

vì vậy, hướng dẫn viên chính là người đại diện của đơn vị kinh doanh du lịchthực hiện hợp đồng với khách du lịch theo tour mà khách đã mua

Nghề hướng dẫn du lịch khá phức tạp và quan trọng, đòi hỏi hướng dẫnviên phải có nghiệp vụ cao khi đảm nhận công việc Tuy công việc của hướng

Trang 18

dẫn viên ngày nay được giảm đáng kể nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị, phươngtiện kỹ thuật hiện đại nhưng các trang thiết bị hỗ trợ vẫn không thể thay thếhướng dẫn viên hoàn toàn vì chính hướng dẫn viên mới đem lại sự sống độngtrong các chuyến tham quan của du khách, chỉ có hướng dẫn viên mới giải đápthắc mắc của du khách về phong tục, tập quan, đặc điểm, địa hình… nơi kháchtham quan ngay lập tức và sự dẫn dắt của hướng dẫn viên làm chuyến du lịch cóhồn hơn.

Bằng hoạt động nghiệp vụ, hướng dẫn viên tạo mối quan hệ từ các nguồnkhách hàng khác nhau để lôi cuốn khách mua tour và luôn có nhu cầu được muadịch vụ hướng dẫn từ một tổ chức kinh doanh du lịch cụ thể nào đó Do có cơhội tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, hướng dẫn viên còn góp phần ngănngừa các hoạt động gây hại cho an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích của du khách,bảo vệ môi trường ở những nơi mà họ đang dẫn tour

Hướng dẫn viên trở thành người bạn đồng hành của du khách trong suốtchuyến tham quan, từ các hoạt động ăn uống, nghỉ dưỡng cho đến các hoạt độngvui chơi, giải trí, mua sắm… khi du khách đặt chân đến những nơi xa lạ lần đầutiên

Khi xảy ra những tình huống bất thường, ảnh hưởng đến chuyến du lịchcủa du khách thì hướng dẫn viên vẫn là người đại diện, là người đầu tiên đứng ragiải quyết, dàn xếp ổn thỏa mọi chuyện để du khách an tâm tiếp túc cuộc hànhtrình của mình, điều này chứng tỏ hướng dẫn viên có vai trò quan trọng khôngthua kém gì vai trò của các cơ quan chức năng khi các cơ quan chức năng chưakịp xử trí để bảo vệ du khách

Hướng dẫn viên còn có vai trò truyền tải thông tin, quảng bá về du lịchquốc gia, quảng bá cho doanh nghiệp, cho địa phương Bên cạnh đó, hướng dẫnviên còn có thể nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách, nhận được những phản hồichân thật nhất từ du khách liên quan tới thông tin và hoạt động du lịch Vai trònày được ví von hướng dẫn viên như một nhà tiếp thị, có ý nghĩa to lớn đối vớicác doanh nghiệp kinh doanh du lịch để xác định thị trường, khách hàng tiềmnăng để có kế hoạch mở rộng trong tương lai

Có thể thấy rằng, hướng dẫn viên giữ vai trò quan trọng trong hoạt độngcủa các tổ chức kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên phải là những người thật sựyêu nghề, giỏi nghiệp vụ và hội đủ các tố chất cần có của một hướng dẫn viên,

Trang 19

như vậy mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với sứ mệnh quảng bá dulịch đất nước đến bạn bè gần xa trên khắp mọi miền và cả thế giới.

Bên cạnh những vai trò đó, hướng dẫn viên còn phải hoàn thành nhữngnhiệm vụ của mình Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch là giới thiệu, hướngdẫn cho du khách một số loại hình du lịch theo mục đích cụ thể mà khách hàng

và doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã ký kết và thỏa thuận trong hợp đồng

Hướng dẫn viên du lịch phải nắm rõ nội dung chi tiết trong bản hợp đồngcủa đơn vị mình và các đơn vị trong nước và nước ngoài, nắm rõ chương trình

du lịch Khi hiểu rõ về tour của khách thì các bạn mới có thể xây dựng được kếhoạch, dự đoán được các tình huống có thể xảy ra để chuẩn bị tâm lý và cáchgiải quyết nhanh hơn

Hướng dẫn viên cần phải linh động để trở thành người bạn đồng hànhđáng tin cậy đối với du khách Chính vì vậy, hướng dẫn viên phải giao tiếp tốt,biết cách ứng xử, nắm bắt được tâm lý khách du lịch Hướng dẫn viên cần nắm

rõ và diễn đạt thật tốt trước khách du lịch – là những người mới gặp lần đầu, cóthói quen, khả năng cảm nhận và suy nghĩ khác nhau Nắm được tâm lý của dukhách, sử dụng ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, có sức hút

Những thông tin mà các hướng dẫn viên du lịch đưa ra phải chính xác và

có sức thuyết phục và được du khách tiếp thu dễ dàng, thỏa mãn nhu cầu và tạo

ấn tượng tốt cho du khách

1.1.3.4 Đặc điểm nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch

Thời gian lao động

Lao động hướng dẫn có một số đặc điểm khác biệt so với các loại hình laođộng khác Trước hết về mặt thời gian thì lao động của hướng dẫn viên đượctính bằng thời gian đi cùng với khách, do đó thời gian lao động của hướng dẫnviên có những đặc điểm sau:

- Thời gian làm việc không ổn định

- Khó có thể định mức lao động cho hướng dẫn viên một cách chínhxác Không chỉ những lúc hướng dẫn cho khách du lịch mà ngay cả trong thờigian lưu trú tại khách sạn hướng dẫn viên cũng phải tham gia vào quá trình phục

vụ khi có yêu cầu Đôi khi hướng dẫn viên phải phục vụ nhiều việc ngoàichương trình

Trang 20

Đối với một số loại hình du lịch theo tính chất mùa vụ của nó nên thờigian làm việc của hướng dẫn viên trong năm phân bổ không đều Thường vất vảtập trung vào mùa du lịch còn không vào mùa thì lại có nhiều thời gian rảnh rỗi.

Khối lượng công việc

Lao động hướng dẫn thường có khối lượng công việc lớn và phức tạp baogồm nhiều loại công việc khác nhau tùy theo từng nội dung và tính chất củachương trình Mặt khác không phải khi đi cùng khách mới là làm việc mà ngay

cả khi chưa đi hướng dẫn vẫn phải trau dồi nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn.Hơn nữa trong công việc chuẩn bị trước chuyến đi như khảo sát hay xây dựngcác tuyến tham quan cũng như các bài thuyết minh mới, bổ sung sửa đổi nhữngtuyến tham quan cũng như các bài thuyết trình cũng luôn đòi hỏi hướng dẫn viênphải luôn tự trau dồi kiến thức để nâng cao chất lượng công việc

Cường độ công việc

Cường độ lao động trong du lịch nói chung không cao nhưng cường độlao động của hướng dẫn viên thì ngược lại, khá cao và căng thẳng Trong suốtquá trình thực hiện chương trình du lịch hướng dẫn viên luôn phải tự đặt mìnhvào trạng thái luôn sẵn sàng phục vụ bất cứ thời gian nào, với khối lượng côngviệc lớn và thời gian không định mức (nhiều khi ngay cả vào ban đêm có chuyệnbất thường hướng dẫn viên cũng phải làm việc phục vụ khách, chẳng hạn cókhách bị ốm hay phàn nàn về sự ồn ào và yêu cầu phải đổi phòng)

Tính chất công việc

Hướng dẫn viên là người phục vụ tiếp xúc trực tiếp với nhiều nhóm kháchkhác nhau, phải tiếp xúc và phối hợp với nhiều đối tượng của các cơ sở phục vụ.Ngoài ra, hướng dẫn viên phải xa nhà trong thời gian dài, kế hoạch sinh hoạttrong cuộc sống riêng tư bị đảo lộn Trong suốt quá trình đi du lịch, hướng dẫnviên luôn ở tư thế người phục vụ trong khi những người khác được vui chơi.Mặt khác công việc của hướng dẫn viên mang tính đơn điệu đặc biệt là hướngdẫn viên chuyên tuyến và hướng dẫn viên tại điểm Tất cả các yếu tố nói trêndẫn đến lao động hướng dẫn viên đòi hỏi chịu đựng cao về tâm lý

Tính độc lập cao

Hướng dẫn viên du lịch sau khi tiếp nhận sự uỷ thác của công ty dulịch, trong quá trình dẫn đoàn đi luôn luôn phải làm việc một mình Họ độclập tuyên truyền, tự chấp hành chính sách quốc gia và căn cứ vào kế hoạch để

Trang 21

triển khai công tác tiếp đón và phục vụ du khách; độc lập dẫn đoàn đi thamquan du lịch Đặc biệt là khi phát sinh vấn đề, hướng dẫn viên du lịch cần tưduy nhanh nhạy, tiến hành xử lý một cách độc lập, hợp tình hợp lý Đây cóthể coi là một hình thức lao động vô cùng vất vả.

Kết hợp cao độ lao động trí óc và lao động thể lực

Hướng dẫn viên du lịch phải thực hiện một công việc mang tính phục

vụ kết hợp cao độ lao động thể lực và lao động trí óc Trong số các du khách

mà hướng dẫn viên du lịch tiếp đón, họ ở mọi bối cảnh xã hội và trình độ vănhoá, trong đó không ít người là các chuyên gia và học giả, vì vậy, hướng dẫnviên du lịch cần đọc lướt các tri thức như kim cổ, trong ngoài, thiên văn địa

lý, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, dược liệu, y tế, tôn giáo, phong tục tậpquán… Đồng thời vận dụng những tri thức và sự hiểu biết mà mình nắmđược để đối phó và giải đáp các câu hỏi của du khách Đây là một loại laođộng trí óc gian khổ mà phức tạp Mặt khác, ngoài giới thiệu, thuyết minhtrong quá trình du lịch tham quan, còn phải tuỳ theo thời gian, địa điểm đápứng yêu cầu của du khách, giúp giải quyết các vấn đề, không phân việc lớnviệc nhỏ, không phân biệt khách trong nước và ngoài nước Đặc biệt, khi vàomùa du lịch, hướng dẫn viên du lịch phải làm việc liên tục, bất kể là giá réthay nóng nực, phải làm việc ở bên ngoài trong thời gian dài, sức lực tiêu haorất lớn

Sự phức tạp, đa dạng của công việc

Công việc phục vụ hướng dẫn du lịch không chỉ phức tạp mà còn biếnhoá rất nhanh, tính phức tạp của nó chủ yếu biểu hiện ở một số điểm:

+ Đối tượng phục vụ phức tạp

Đối tượng của dịch vụ du lịch là du khách, họ đến từ rất nhiều nơi Do

sự khác biệt về quốc tịch, dân tộc, màu da, nghề nghiệp, tính cách, tuổi tác, tínngưỡng tôn giáo và sự giáo dục làm cho tính cách, thói quen, sở thích vànhững hành vi biểu hiện của họ khác nhau rất nhiều Cái mà hướng dẫn viên

du lịch phải đối mặt là quần thể phức tạp như thế

+ Những yêu cầu đa dạng nhiều loại của du khách

Hướng dẫn viên du lịch ngoài việc đi theo sự sắp xếp của kế hoạch tiếpđón và lo việc đi lại, tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, mua bán, vui chơi còn

Trang 22

phải có trách nhiệm giải quyết hoặc giúp đỡ giải quyết các loại yêu cầu khác

mà du khách đưa ra Trong quá trình du lịch, tuỳ thời gian có thể xuất hiệnnhững vấn đề như: gặp bạn thân, gửi thư, bưu phẩm, du khách ốm, chết, tàisản của du khách bị trộm hoặc visa của khách bị mất Do đối tượng khônggiống nhau, trường hợp thời gian không giống, điều kiện khách quan khônggiống nhau, yêu cầu và vấn đề không giống nhau sẽ làm xuất hiện tình huốngkhông giống nhau Điều này cần hướng dẫn viên du lịch phải có phán đoánchuẩn xác, thẩm tra xem xét thời gian, tình huống kĩ lưỡng đồng thời có biệnpháp xử lý hài hoà

+ Số người tiếp xúc đông, quan hệ con người phức tạp

Hướng dẫn viên du lịch ngoài việc ngày ngày tiếp xúc với du khách,khi sắp xếp tổ chức các hoạt động du lịch còn phải tiếp xúc với nhân viên cáckhách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, cửa hàng, điểm vui chơi, giao thông vànhân viên các cơ quan, đồng thời cũng phải xử lý các quan hệ dịch vụ du lịch,phối hợp với lãnh đạo phía khách Mặc dù quan hệ nhiều mặt mà hướng dẫnviên du lịch phải đối mặt là quan hệ hợp tác trên cơ sở thiết lập mục tiêu cộngđồng Tuy nhiên, đằng sau mỗi loại quan hệ đều có lợi ích của mỗi bên, liênquan đến từng nhân viên cụ thể, tình huống có thể càng phức tạp Hướng dẫnviên du lịch một mặt là đại diện mà công ty du lịch cử đi, cần duy trì uy tín vàlợi ích của công ty du lịch; mặt khác lại đại diện cho du khách, phải bảo vệquyền lợi hợp pháp của du khách, phải làm đại diện cho cả hai bên và quan hệvới nhiều bên Hướng dẫn viên du lịch chính là trung tâm của các mối quan

lý khi có các vấn đề này xảy ra để bảo vệ cho chính mình, cho du khách vàcho cả cộng đồng xã hội

Tính văn hoá

Công tác phục vụ du lịch là một con đường quan trọng để truyền bá vănhoá Tuy nhiên, văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, thói quen, điềucấm kỵ của các nước, các vùng trên thế giới không giống nhau; nhận thức tư

Trang 23

tưởng, quan niệm giá trị, phương thức tư duy của du khách cũng không giốngnhau, điều này quyết định tính văn hoá của công việc dịch vụ du lịch Do vậy,hướng dẫn viên du lịch cần xác định mình làm việc trong sự khác biệt của cácloại văn hoá, thậm chí trong sự mâu thuẫn giữa văn hoá các nước, các dân tộc.

Vì thế, hướng dẫn viên nên tìm hiểu nhiều về sự khác biệt văn hoá giữa ViệtNam và các nước khác, hoàn thành một cách xuất sắc trọng trách truyền bávăn hoá của mình

1.1.3.5 Một số yêu cầu đối với hướng dẫn viên du lịch

Chất lượng của hướng dẫn viên du lịch thể hiện qua khả năng, trình độ,kiến thức của hướng dẫn viên và do sự đánh giá, cảm nhận của du khách

Chất lượng hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò rất lớn đối với việc kinhdoanh lữ hành Có thể nói rằng thành công của một công ty du lịch phụ thuộc rấtnhiều vào nhân tố con người, đặc biệt là chất lượng hướng dẫn viên du lịch.Hướng dẫn viên du lịch là cầu nối giữa doanh nghiệp lữ hành và khách hàng.Hướng dẫn viên du lịch là người tiếp xúc trực tiếp với khách nên chiếm vị trí rấtquan trọng, hướng dẫn viên là người đại diện cho doanh nghiệp trước mắt củakhách hàng và do vậy họ giữ vai trò liên kết doanh nghiệp với môi trường bênngoài

Chất lượng hướng dẫn viên du lịch tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích chođiểm du lịch, cho du khách, cho công ty du lịch, cho đất nước Ví dụ như nếungười hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ khách, quan tâm đếnkhách, chắc chắn sẽ làm cho du khách hài lòng với chuyến đi Sự đảm bảo bằngtrình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc cũng như thái độ nhãnhặn, dễ gần của hướng dẫn viên sẽ tạo niềm tin cho khách về sự đảm bảo chấtlượng dịch vụ trong mỗi chuyến đi Sự thông cảm của hướng dẫn viên thể hiệnqua thái độ chia sẻ, lo lắng quan tâm đến từng du khách sẽ làm cho họ có cẳmgiác được nâng niu, tôn trọng Những lời hỏi thăm du khách sau những chuyến

đi tham quan, lúc khách mệt mỏi sẽ có tác động rất lớn tạo sự thông cảm vớikhách

Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch là đưa chất lượng dịch vụ dulịch lên mức cao hơn, thỏa mãn được sự trông đợi của du khách, xã hội, đem lạihiệu quả cao cho doanh nghiệp, tạo sức hút mạnh mẽ cho điểm đến du lịch

Trang 24

Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi, có chất lượng tốt cần phảituân thủ một số nguyên tắc, người hướng dẫn viên phải đáp ứng những yêu cầu

cơ bản sau:

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Hướng dẫn viên phải trang bị cho mình những kiến thức tổng hợp về một

số môn khoa học để phục vụ nhu cầu tìm hiểu của du khách trong quá trìnhhướng dẫn tham quan du lịch

- Nền tảng kiến thức tổng hợp vững vàng: Đây là cơ sở cho việc tích lũycác tri thức cần thiết cho hoạt động hướng dẫn du lịch, giúp hiểu rõ vấn đề, nhìnnhận thấu đáo

- Nắm chắc các môn khoa học về lịch sử, địa lý, văn hoá, kiến trúc

- Hiểu biết về hầu hết mọi mặt của cuộc sống và nắm được những thôngtin mới nhất từ đó có những lời thuyết minh phong phú và thuyết phục du khách

+ Phong phú trong giao tiếp với khách

Nắm vững nội dung và phương pháp

- Nội dung:

+ Nguyên tắc chỉ thị của cơ quan quản lý

+ Quy định về công tác hướng dẫn trong nội bộ công ty

+ Tư liệu dùng để thuyết minh cho phù hợp với từng đối tượng

+ Các điều khoản trong hợp đồng 3 bên: Hợp đồng du lịch, khách, công ty

lữ hành Cần nắm vững các điều khoản được đảm bảo một cách đầy đủ khônggây tổn thất cho doanh nghiệp

Trong hoạt động giao tiếp

- Luôn luôn khôi hài, lạc quan, vui vẻ

- Lòng hiếu khách hoà đồng và không thiện kiến

- Biết cương quyết trong xử lý

- Luôn đúng giờ

Trang 25

- Cách phát âm ngôn ngữ, giọng nói.

+ Ngôn ngữ: biết vận dụng những từ vựng dễ hiểu, tránh sử dụng lối nóitắt, không sử dụng khi không rõ nghĩa, từ lấp chỗ trống, sử dụng đúng ngữ pháp,biết vận dụng những câu ngắn gọn đơn giản, tránh sự xao lãng của khách khilàm thuyết minh

+ Cách phát âm: cách phát âm phải chuẩn, rõ ràng

+ Giọng nói: là một trong những biểu hiện của người nói, thể hiện tâm tưtình cảm Phải biết tìm ra giọng nói chính xác của mình như luyện tập giọng mộtcách ấn tượng, nói năng dõng dạc có âm điệu lúc trầm lúc bổng, đôi khi phảidừng lại để lời nói năng có sức hấp dẫn quyến rũ Chú ý không nói giọng nhátngừng, đứt quãng, giọng địa phương, phát âm không chuẩn hay nói nhỏ Tránhviệc gào thét khi giao tiếp

- Chọn vị trí:

+ Đặt mình vào vị trí của khách

+ Nhận được một lời dẫn giải rõ ràng

+ Biết được tất cả điều đó nói về cái gì

+ Có thời gian để thấu hiểu những điều đã được nghe

- Các cử chỉ

+ Các cử chỉ làm nổi bật bài thuyết trình

+ Làm cho vấn đề dễ hiểu, cuốn hút sự chú ý

+ Các cử chỉ được phối hợp một cách tự nhiên, đưa lên đưa xuống mộtcách tự nhiên, nhẹ nhàng, không nên rời rạc lạc lõng hời hợt

+ Khi không cần biểu hiện thì nên để ở tư thế thoải mái, không gò ép rấtcần sự tự nhiên

- Cách ăn mặc trang điểm

+ Chăm sóc cơ thể: Luôn luôn biết chăm sóc đầu tóc, răng miệng, khuônmặt, móng tay, móng chân luôn được chăm sóc gọn gàng sạch sẽ đúng kiểu,đúng độ dài, luôn luôn sử dụng một loại nước hoa nhẹ mùi

+ Trang phục: Nên chọn cho mình một đôi giày vững trãi, chắc chắn, đặcbiệt là có đế chống trơn, vượt và luôn luôn phải sạch sẽ, đồ trang sức sử dụngphải phù hợp với hoàn cảnh phù hợp

+ Quần áo chọn sắc phục tao nhã, phù hợp với công việc, phù hợp vớiđiều kiện phù hợp với từng loại khách, từng loại chương trình

Trang 26

+ Thẩm mỹ ăn mặc, trang điểm phải lịch sự, tao nhã, đẹp nhưng khôngphô trương.

+ Các tư thế làm việc: Ngẩng đầu vừa phải đứng ngồi ngay ngắn, trọnglượng phân bố đều, đứng thẳng, thở thoải mái, giữ tư thế cân bằng, không tỳ dựavào vật xung quanh hoặc cho tay vào túi áo, quần Không đi đứng hấp tấp, vộivàng, không chạy và khi đi nhớ chú ý vật phía trước

+ Cách sử dụng Micro khi thuyết trình: Nói chậm hơn bình thường, tránhhít thở vào Micro, điều chỉnh âm thanh vừa phải đủ to Chọn vị trí để âm thanhvọng ra rõ ràng Cầm micro chắc chắn Nếu có tiếng vang thì không dùng Nếuquay đầu thì nhớ hướng micro theo, đừng để âm thanh bị mất hoặc không ngherõ

- Phép xã giao:

+ Luyện thói quen cư xử tao nhã, lịch thiệp

+ Chào hỏi mọi người một cách trịnh trọng lịch sự

+ Bắt tay khi mới quen biết nhau

+ Biết cách xưng hô lịch thiệp

+ Phong cách khi nói chuyện: Hãy nhìn vào mắt của người nói chuyện vànhững người xung quanh và dừng lại ở mỗi người một chút là tốt nhất, hãy quantâm tất cả mọi người đồng đều, không thiên vị một ai

+ Không có hoạt động riêng khi làm việc

+ Biết tổ chức, hướng dẫn chương trình đúng cách

Trình độ ngoại ngữ

Tiêu chuẩn về hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam gồm có 4 chữ "N" đólà: Nghiệp vụ, ngoại ngữ, ngoại giao, ngoại hình Trong 4 chữ "N" đó thì ngoạingữ là đòi hỏi trước tiên với các hướng dẫn viên du lịch quốc tế

- Hướng dẫn viên nói chung cần phải có kiến thức ngoại ngữ tốt khôngchỉ để giao tiếp, giới thiệu mà còn là phương tiện để học hỏi, đọc tài liệu, kiểmtra các văn bản trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hướng dẫn viên du lịch

- Không có ngoại ngữ hay không có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữhướng dẫn viên không thể truyền đạt những tri thức về du lịch theo yêu cầukhách đòi hỏi Sự yếu kém về ngoại ngữ sẽ dẫn tới làm hỏng nội dung và nghiệp

vụ hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên Các kiến thức cơ bản của hướng dẫn

Trang 27

viên sẽ chỉ là khốc kiến thức chết cứng nếu cần hướng dẫn cho khách du lịchquốc tế.

- Thông thường với hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải thông thạo ít nhấtmột ngoại ngữ và biết ở mức độ giao tiếp thông thường một ngoại ngữ nữa Vớihướng dẫn viên du lịch Việt Nam những ngoại ngữ thường được sử dụng là:Tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc…

Khả năng tổ chức

Chất lượng hướng dẫn viên còn thể hiện ở trình độ tổ chức bao gồm: Tổchức đưa đón khách du lịch, tổ chức phục vụ khách tại cơ sở lưu trú, ăn uống; tổchức hướng dẫn tham quan, tổ chức các hoạt động tập thể, chương trình vui chơigiải trí cho khách, tổ chức các hoạt động khác, tổ chức tiễn khách…

Phẩm chất chính trị

- Hướng dẫn viên du lịch phải có bản lĩnh chính trị, lòng yêu nghề, tự tôndân tộc chưa đủ mà còn phải nắm vững quan điểm đường lối của Đảng nhà nước

ta đặc biệt là đường lối ngoại giao

- Theo xu thế hội nhập làm bạn với tất cả các nước Những hiểu biết vềchính trị trong nước và quốc tế sẽ tránh cho hướng dẫn viên những tình huốngkhó xử khi gặp các đối tượng khách du lịch châm chọc, dụng ý xấu hoặc lôi kéo.Kích động cả hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch vào các hoạt động xấu xa.Nguyên tắc chung là phải khéo léo tế nhị song phải có thái độ rõ ràng và có kiếnthức chính trị vững vàng Hướng dẫn viên du lịch phải không ngừng học hỏi quasách báo, các nghị quyết, các báo chính trị Theo dõi sát biết động chính trị trong

và quốc tế có sự nhạy cảm chính trị, kiến thức chính trị của hướng dẫn viên dulịch giúp khách thoả mãn nhu cầu hiểu biết của mình một cách đúng hướng, gópphần vào bang giao quốc tế, bang giao hữu nghị giữa các dân tộc, một trongnhững chức năng quan trọng của ngành du lịch

Đạo đức nghề nghiệp

- Là yếu tố quan trọng hàng đầu

- Hướng dẫn viên phải có lòng yêu nghề

- Đức tính kiên nhẫn, tận tuỵ, trung thực

- Hướng dẫn viên phải có tính chín chắn và tính kế hoạch

Trang 28

- Hướng dẫn viên phải lịch sự và tế nhị

Sức khoẻ và sự nhiệt tình

Hướng dẫn viên du lịch thường không đòi hỏi lao động cơ bắp, không đòihỏi phải mang vác ghánh gồng những vật dụng nặng nề song luôn luôn cần cósức khoẻ ổn định và dẻo dai Do thường xuyên di chuyển: Giờ giấc không ổnđịnh và phải thực hiện nhiều thao tác và hoạt động nghiệp vụ, hướng dẫn viênphải có khả năng chịu đựng cao

Hướng dẫn viên đồng thời phải chăm lo cả những điều nhỏ nhặt cho từngthành viên của đoàn khách, trong khi bản thân của hướng dẫn viên sử dụng sứclực cho công tác chuyên môn nhiều hơn hẳn so với khách Vì thế sự dẻo dai, bềnsức là một yêu cầu đối với hướng dẫn viên, tuy không phải là yêu cầu vóc dáng

to lớn, cơ bắp cuồn cuộn, sức mang vác hơn người Yêu cầu về vóc dáng củahướng dẫn viên còn bao gồm cả hình thể không có những dị tật có thể làm kháchkhông thoải mái khi đi cùng

Hướng dẫn viên cần phải biết tự điều chỉnh sức lực sao cho phù hợp đểcùng một lúc có thể thực hiện việc hướng dẫn đồng thời đảm bảo an toàn chokhách, an ninh trong chuyến đi du lịch giúp đỡ khách khi cần mà vẫn giữ đượcphong thái nhanh nhẹn, cẩn trọng thân thiện và dáng vẻ khả ái, tươi tắn

Những chuyến đi dài ngày với vùng khí hậu khác nhau, việc ăn ở cũngthất thường, hướng dẫn viên càng cần phải có sức chịu đựng cao Sự kết hợp cảhoạt động trí tuệ và hoạt động cơ bắp cùng một lúc và thường lặp lại cũng giúpcho hướng dẫn viên thích ứng với hoạt động nghề nghiệp

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao

về đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn.Trong đó, du lịch là một trong những nhu cầu ngày càng trở nên phổ biến,Ngành Du lịch cũng từ đó mà phát triển hơn Từ thực tế đó, cùng với những đam

mê, những mơ ước trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhiều bạn trẻ đã chọn đâylàm một nghề nghiệp để phát triển trong tương lai

Hướng dẫn viên du lịch nằm trong top những ngành phát triển lâu dài vàbền vững Làm hướng dẫn viên du lịch có thể “được” rất nhiều: được đi rấtnhiều nơi, được tiếp xúc với nhiều người, được ăn nhiều món ngon, biết đến

Trang 29

nhiều nền văn hóa với những phong tục tập quán khác nhau, được học hỏi nhiềuđiều mới lạ về mỗi miền đất nước Nhưng bên cạnh đó, người hướng dẫn viên

du lịch còn mang trong mình sứ mệnh cao cả, vừa là nhà quảng cáo, vừa là nhàngoại giao, đại diện cho hình ảnh con người Việt Nam thân thiện, mến khách

Họ là những người trực tiếp quảng bá hình ảnh nước nhà đến cho thế giới Ngoài

ra, những hướng dẫn viên là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển củangành Du lịch Ngày nay, ngành Du lịch đang ngày càng trở thành một ngànhkinh tế thiết yếu, mang lại nhiều lợi nhuận cho kinh tế quốc gia, nên hướng dẫnviên cũng như những nhà kinh doanh Vì thế, vai trò của hướng dẫn viên là vôcùng quan trọng

Ngoài kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn viên phải hiểubiết nhiều về địa lý, văn hóa lịch sử, phong tục tập quán của nước mình và nướcbạn Khi đứng trước du khách, hướng dẫn viên sẽ là một nhà ngoại giao, một đại

sứ, một nhà kinh doanh tiếp thị, một người bạn… thông qua lăng kính củahướng dẫn viên, du khách sẽ hiểu được từng vùng, từng miền của đất nước ViệtNam Đây cũng là hình thức quảng bá tại chỗ hiệu quả nhất để khách có thểquay lại lần tiếp theo

Để làm được nghề hướng dẫn viên du lịch, trước hết phải có thẻ hànhnghề Ngoài ra, hướng dẫn viên cần phải có lòng yêu thích và xác định đượcnhững khó khăn của nghề đòi hỏi hướng dẫn viên phải làm quen, thích nghi như

di chuyển nhiều, phải có sức khỏe tốt, có một nền tảng văn hóa, kiến thức,ngoại ngữ tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp để sẵn sàng đối phó với các tình huốngphát sinh trong suốt thời gian dẫn tour Tuy vậy hiện nay, đa phần hướng dẫnviên du lịch đều chung quan điểm, chỉ làm nghề này một thời gian nhất định, sau

đó sẽ chuyển nghề hoặc chuyển vị trí khác Nhất là với hướng dẫn viên nữ, côngviệc còn khó khăn, vất vả hơn nhiều, “tuổi thọ” của nghề có khi chỉ vài ba năm.Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), trong những năm tới nghề hướng dẫnviên du lịch sẽ khan hiếm nhân lực do học sinh, sinh viên theo học ngành này ít,trong khi bởi những đòi hỏi khắt khe về nghề nên không phải ai cũng đáp ứngđược

Tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch đến nay vẫn là vấn đề nan giảicủa Ngành Du lịch chưa có giải pháp tháo gỡ của Ngành Du lịch Việt Nam từnhiều năm nay, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế vừa yếu vừathiếu chuyên nghiệp Số lượng khách du lịch tăng cao trong khi hướng dẫn viên

Trang 30

du lịch khan hiếm khiến, do đó nhiều đơn vị buộc phải “linh động” trong tuyểnchọn nguồn nhân lực thông thạo về ngoại ngữ để đào tạo thành hướng dẫn viên.Tuy nhiên, những đối tượng này giỏi ngoại ngữ nhưng lại “trống” về nghiệp vụ,

về kiến thức văn hóa – xã hội, làm ảnh hưởng đến chất lượng tour

Thực tế, ai cũng nhận ra rằng tình trạng hướng dẫn viên du lịch “chui”xuất hiện ngày càng nhiều tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước, đây là mộttrong những hệ lụy từ việc đào tạo không theo kịp nhu cầu mà ngành Du lịchđang phải đối mặt Có thể thấy rằng, một trong những nguyên nhân của thựctrạng này là do lực lượng hướng dẫn viên du lịch chưa phát triển đồng bộ vàchưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường Theo quy định, muốn được cấp thẻhướng dẫn viên du lịch quốc tế phải tốt nghiệp Đại học cùng nhiều đòi hỏi khắtkhe về nghiệp vụ, ngoại ngữ, sức khỏe… nhưng nguồn nhân lực nói chung chưađáp ứng được Đó là khó khăn rất lớn trong việc cân bằng “cung – cầu”

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch hiện nay đang mất cân bằng giữa cung vàcầu Điều dễ nhìn thấy là sự khập khiễng trong trình độ của hướng dẫn viên:Người có nghiệp vụ du lịch thì yếu về ngoại ngữ, người giỏi ngoại ngữ lại thiếuhụt về kỹ năng nghề Thế nên việc cần làm cho du lịch Việt Nam hiện nay là cânbằng những khập khiễng trong trình độ đội ngũ hướng dẫn viên Trong tình hìnhkhách du lịch đến Việt Nam ngày một nhiều, không thể bằng lòng với những thứtiếng thông dụng như Anh, Pháp, Trung, mà cần sớm có chiến lược phát triểnđội ngũ hướng dẫn viên biết những ngôn ngữ ngoài những thứ tiếng thông dụng

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tađang hướng đến một thị trường khách đa dạng Bên cạnh nguồn khách đến từcác thị trường truyền thống châu Âu, còn quan tâm tới các thị trường mới như

Ấn Độ, Ả Rập… Để đón đầu được những dự báo và những mục tiêu phấn đấunày, không gì khác là phải cân đối ngay lập tức quan hệ cung - cầu hướng dẫnviên du lịch Do đó, Ngành Du lịch cần sớm có chính sách cụ thể đi đối với mởrộng thị trường để phát triển ngành du lịch, phát triển và mở rộng những nhiềuthị trường tiềm năng và giữ chân du khách lưu trú dài hơn, giới thiệu cho nhiềungười cùng đến và trở lại nhiều lần hơn

1.2.2 Thực trạng hướng dẫn viên du lịch ở tỉnh Phú Thọ

Là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, Phú Thọ hiện có rất nhiều

di tích lịch sử văn hóa, các di tích khảo cổ học, chùa và nhiều di tích kiến trúc cổxưa, trong đó nổi bật là di tích lịch sử Đền Hùng đã được xếp hạng đặc biệt quốc

Trang 31

gia và di sản “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được UNESCO công nhận

là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Phú Thọ là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác cũng đãđược xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia mang đậm dấu ấn của nền văn minh Việt

cổ như: Làng Cả, Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn Các

lễ hội diễn ra trên quê hương đất Tổ cũng rất đa dạng, phong phú mang đậm giátrị văn hóa đặc sắc thời đại Hùng Vương như Hội Đền Hùng, hội Phết HiềnQuan, Hội bơi chải Bạch Hạc, hội rước voi Đào Xá, hội ném còn của đồng bàodân tộc Mường… Ngoài ra Phú Thọ còn có kho tàng thơ, ca, hò vè rất đặc sắc,những làn điệu hát Xoan, Ghẹo, Đối, Ví, Giang mang âm hưởng của miền quêtrung du, đặc biệt “hát Xoan Phú Thọ” đã được UNESCO công nhận là di sảnvăn hóa phi vật đại diênh của nhân loại

Cùng với những di tích lịch sử văn hóa, thiên nhiên ưu đãi cho Phú Thọnhững danh lam thắng cảnh làm đắm say lòng du khách gần xa như Đầm AoChâu với huyền thoại 99 ngách; Ao Giời suối Tiên đậm nét hoang sơ vẻ đẹp tựnhiên; Vườn quốc gia Xuân Sơn với những hang động nhũ đá vôi lung linhhuyền ảo và hệ động thực vật nguyên sinh quý hiếm, nhiều loài có mặt trongsách đỏ Việt Nam và thế giới Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy với trữ lượnglớn và hàm lượng chất radon đạt tiêu chuẩn quốc tế có khả năng chữa bệnh rấttốt đang mở ra triển vọng cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh quy

mô lớn… đã tạo điều kiện cho du lịch Phú Thọ phát triển

Tuy nhiên để ngành du lịch của tỉnh ngày càng phát triển mạnh hơn đòihỏi cần phải đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn nghiệp vụbởi đội ngũ này được coi là cầu nối khách du lịch với điểm du lịch vì vẻ đẹp, sựlôi cuốn, hấp dẫn của điểm du lịch không chỉ là vẻ đẹp về văn hóa, lịch sử,phong cảnh… mà còn một phần phụ thuộc và trình độ, kiến thức của ngườihướng dẫn viên Không chỉ vậy đội ngũ hướng dẫn viên còn đóng một vai trò rấtquan trọng đó là khả năng đóng góp tại cơ sở mà họ đang làm việc, làm chochương trình du lịch phù hợp hơn với nhu cầu của du khách qua việc trực tiếptiếp xúc với du khách bằng kinh nghiệm của bản thân

Một thực tế cho thấy hiện nay các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnhđang thu hút một lực lượng lao động khá đông tuy nhiên do chưa coi trọng côngtác đào tạo nghề nên đội ngũ lao động có tay nghề cao còn bất cập Các doanhnghiệp du lịch phần lớn tuyển lao động phổ thông không có chuyên môn điều

Trang 32

này làm cho các nghiệp vụ du lịch thiếu tính chuyên nghiệp vì vậy việc pháttriển nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao được sứccạnh tranh và thu hút đầu tư vào thị phần du lịch của tỉnh.

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch luôn là vấn đề then chốt không chỉ củangành Du lịch mà là của cả Quốc gia và các địa phương Luôn có vị trí quantrọng trong nền kinh tế xã hội và là một trong những khâu đột phá của tỉnh,những năm qua ngành du lịch đã được quan tâm, tập trung đầu tư phát triển cáclĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực nguồn nhân lực Để cải thiện chất lượng nguồnnhân lực du lịch, Phú Thọ đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là đãchú trọng ưu tiên từ công tác đào tạo

Đội ngũ lao động trong du lịch tỉnh Phú Thọ đang ngày càng được nângcao về cả số lượng lẫn chất lượng Đây là hướng đi đúng đắn để phát triển dulịch tại tỉnh nhà, góp phần làm cho du lịch Phú Thọ phát triển bền vững, tạo vịthế trong khu vực cũng như trong cả nước

Trang 33

Tiểu kết chương 1

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp,dịch vụ, đời sống của con người được cải thiện, nhu cầu đi du lịch của du kháchđòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn, thỏa mãn được những mong muốn của họ

Chương 1 đã chỉ ra thực trạng chất lượng hướng dẫn viên tại Việt Nam.Bên cạnh đó, nội dung chương này cũng đã đưa ra những cơ sở lý luận về dulịch, chất lượng hướng dẫn viên du lịch để từ đó có thể áp dụng vào thực tế tạiKhu di tích lịch sử Đền Hùng, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu gópphần nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại đây

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG

2.1 Giới thiệu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng và hoạt động hướng dẫn du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

2.1.1 Khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Tỉnh Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằmtrong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc.Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc,huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnhHòa Bình Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính; trong đó, thành phố Việt Trì làtrung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hóa giáo dục của tỉnh

Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ tích, xã Hy Cương, thànhphố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khu Di tích nằm trong vùng tam giác kinh tế côngnghiệp Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao, trên vùng đất thấp phía Tây Bắc thànhphố Việt Trì, cách thành phố Việt Trì 12 km, cách Thủ đô Hà Nội 90 km PhíaĐông giáp phường Vân Phú, xã Kim Đức (Thành phố Việt Trì); Phía Tây giáp

xã Phù Ninh, Huyện Phù Ninh và xã Tiên Kiên (Huyện Lâm Thao); Phía Namgiáp xã Chu Hoá (Thành phố Việt Trì); Phía Bắc giáp xã Kim Đức (Thành phốViệt Trì) và xã Phù Ninh (Huyện Phù Ninh) Thời xa xưa vùng đất này là khuvực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãyhào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các Vua Hùng

Khu di tích được xây dựng trên núi Hùng, thuộc đất Phong Châu, kinh đôcủa Nhà nước Văn Lang Núi Hùng hay núi Cả - theo tiếng địa phương và nhiềutên khác như: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh,Bảo Thiếu Sơn Núi có độ cao 175m so với mặt nước biển

Xét về mặt phong thủy, Đền Hùng là một nơi vô cùng đặc biệt, là địa linhnổi tiếng cả nước

Núi Nghĩa Lĩnh như hình đầu rồng bay từ hướng Tây Bắc về và dừng lại

ở Hy Cương Thân của rồng uốn lượn, lúc ẩn, lúc hiện tạo thành 100 con voi.Sống lưng của rồng là núi Thắm Đuôi của rồng vùng vẫy tạo thành 99 ngáchcủa đầm Ao Châu ở Hạ Hòa Trong 100 con voi, có một con quay đầu về hướngBắc Có người cho nó là con voi bất nghĩa, bị Vua Hùng chém ở cổ Núi Thắm

Trang 35

và 100 con voi là thế trận sơn địa hùng vĩ, không đâu có địa thế "đầu gối sơn"tuyệt vời như vậy

Bên trái núi Nghĩa Lĩnh là sông Lô xanh ngắt với bao nhiêu chiến cônghiển hách đã từng vào thơ, vào nhạc mà Trường ca Sông Lô của Văn Cao là mộtgiai điệu bất hủ Bên phải núi Nghĩa Lĩnh là dòng sông Thao ngầu đỏ phù sa gắnliền với khúc tráng ca Du kích Sông Thao nổi tiếng của Đỗ Nhuận Sông Lô,sông Thao, sông Đà hợp lưu tại ngã ba Hạc Trì rồi thành sông Hồng làm nênmột miền châu thổ màu mỡ, trù phú Ở đây, xưa kia là biển cả mênh mông lênđến tận Lâm Thao bây giờ Ngã ba Hạc Trì là thuỷ khẩu nối với huyệt là ĐềnHùng và minh đường là miền châu thổ bao la thoáng đãng trước mặt Cho nênthủy khẩu ngã ba sông đã tạo nên thế "chân đạp thủy" tốt nhất cho Đền Hùng

Hy Cương là trung tâm của vùng phong thủy đẹp hiếm có của nước ta, mànúi Nghĩa Lĩnh chính là huyệt của cả vùng đất thiêng đó Nếu Nghĩa Lĩnh nhưmột bệ rồng, thì Đền Hùng là bệ chính với hai tay ngai giang rộng ra, ôm lấymột vùng sông nước và châu thổ sông Hồng

Khu di tích này xưa kia nằm trong rừng già nhiệt đới Đến nay chỉ còn núiHùng là rừng núi rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó

có một số cây đại thụ như chò, thông, nụ và một vài giống cây cổ sơ như kimgiao, thiên tuế… Ngoài hệ thống núi non hùng vĩ, Khu di tích còn là đầu nguồncủa nhiều sông suối, một số các hồ nhỏ nằm rải rác ở các thung lũng giữa cácnúi như hồ Lạc Long Quân, hồ Gò Cong, hồ Khuôn Muồi… và một số ao hồnhỏ hơn, liên hoàn thành một nhóm

Thời tiết khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ mưa và gió ở khu vực này thuậnlợi cho nhiều loài động vật và thực vật sinh trưởng, phát triển tốt Thiên nhiênhài hòa kết hợp với linh khí đất trời hội tụ nơi đây khiến bức tranh toàn cảnh củaKhu di tích Đền Hùng thu hút người xem hơn bao giờ hết Dựa trên các tiêu chíđánh giá, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Khu di tích Đền Hùng được đánh giá

ở mức độ rất hấp dẫn Khu di tích này sở hữu nhiều phong cảnh đẹp và đa dạng;

độ bền vững của tài nguyên thiên nhiên cao Có thể nói, tiềm năng thiên nhiên lànguồn tiềm năng lớn mạnh cho các hoạt động du lịch của Khu di tích Đền Hùng

Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm Khu di tíchgồm có đền Hạ và chùa, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng, đền Giếngđược xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh; Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được xâydựng dưới chân núi Sim; Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên đỉnh núi Vặn

Trang 36

Đền Hạ

Được xây dựng vào thế kỷ XVII - XVIII Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồmTiền bái và Hậu cung Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóngtrụ, mái lợp ngói mũi Tương truyền rằng nơi đây, mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trămtrứng, sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc của cộng đồng người Việt,nghĩa “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây Khi các con khôn lớncha Lạc Long Quân mang theo 50 người con về vùng biển quai đê lấn biển, mở mang bờ cõi Mẹ Âu Cơ mang theo 49 người con ngược lên vùng núi, trồngdâu, chăn tằm, dệt vải, xây dựng cuộc sống Người con trưởng ở lại làm Vua,cha truyền con nối 18 đời đều gọi là Hùng Vương

Chùa Thiên Quang

Chùa xưa có tên gọi là "Viễn Sơn Cổ Tự" sau đổi thành "Thiên QuangThiền Tự" Chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thờiNguyễn chùa được đại trùng tu Hiện nay chùa có kiến trúc kiểu chữ công (I)gồm ba toà tiền đường (5 gian) Tam bảo (3 gian) và Thượng điện (3 gian) cáctoà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột, kèo suốt cài nóc Phíangoài có hành lang xây xung quanh Mái chùa lợp ngói mũi có đầu đao cong, bờnóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa Trướccửa chùa có cây Vạn tuế có tuổi gần tám trăm năm

Nơi đây ngày 19/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi về tiếp quản thủ đô

Hà Nội, Bác đã ngồi làm việc bên gốc cây Vạn Tuế

Đền Trung

Đền Trung xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng Kiến trúc buổi đầu thời nhàTrần (thế kỷ XIV) Vào thế kỷ XV (thời Lê) bị giặc phía Bắc tàn phá Dân sở tạisau chiến tranh đã xây dựng một ngôi đền khá lớn, có thớt đá kê cột gỗ, mái lợpngói Cách ngày nay khoảng 300 năm, Đền Trung được xây dựng lại kiểu chữ

“Nhất”, tồn tại đến bây giờ Tương truyền nơi đây các vua Hùng thường họp bànviệc nước, hay mỗi khi đi săn qua khu vực này thường đốt lửa nướng thịt chiađều phần cho mọi người trong cuộc săn Vào thời Hùng Vương thứ 6, sau khiđánh đuổi giặc Ân từ phía Bắc tràn xuống, vua muốn chọn con kế vị, Người đãcho gọi 18 người con về núi Nghĩa Lĩnh, mở cuộc thi làm cỗ để tìm người connào có lòng kính hiếu mẹ cha, yên trọng non nước sẽ nhường ngôi cho LangLiêu là người con út, thương dân, yêu lao động, hiếu thảo và sáng tạo làm haithứ bánh tượng trưng cho Đất và Trời (Bánh Chưng và Bánh Dày) dâng cha

Trang 37

Bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất, ở giữa có nhân hành, thịt mỡ, đỗ xanh(ý muốn nói trái đất có vạn vật cư trú), bánh dày tròn tượng trưng cho Trời Haithứ bánh biểu tượng đó đều được làm bằng sức lao động của con người, nênnguyên liệu đều từ lúa gạo Vua Hùng thứ 6 cho đó là: “Bánh thì ngon, Ý thìhay” nên nhường ngôi cho người con út Lang Liêu nối nghiệp cha là HùngVương thứ 7.

Đền Thượng

Có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh).Tương truyền các vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễtín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ Thần lúa cầu mong cho mùamàng tốt tươi, nhân khang vật thịnh Trên đỉnh núi Hùng xưa có mảnh vỏ chấukhổng lồ, có chiếc thuyền nan ba cắng gắn với truyền thuyết về hạt lúa thần,phản ánh mơ ước về cuộc sống ấm no Truyền thuyết kể rằng vua Hùng thứ 6sau chiến thắng giặc Ân đã lập miếu thờ Thánh Gióng để ghi nhớ công ơn ngườianh hùng đã đánh giặc cứu nước Người đời sau, biết ơn các vua Hùng nhân dân

ta đã lập đền thờ Hùng Vương Đền thượng đến thế kỷ XV được xây dựng quy

mô, vào thời Nguyễn triều đình cấp tiền, cử quan về giám sát việc đại trùng tu.Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ Vương, được xây dựng 4 cấp: Nhà chuôngtrống, Đại bái, Tiền tế và Hậu cung

Ngày 18/9/1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, người đã nghỉtrưa ở cửa ngách Đông Nam đền Thượng trước khi về Bác căn dặn phải trồngcây cối Xây dựng Đền Hùng thành công viên lịch sử cho con cháu sau này thămviếng

Ngày xa xưa, núi Nghĩa Lĩnh là nơi thờ thần tự nhiên trước khi thờ cácvua Hùng Tục truyền rằng Hùng Vương và các quan tướng thường đến đây làm

lễ tế trời thờ lúa, cầu mong cho giống nòi sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi,cộng đồng no đủ Do đó cho đến nay Đền Thượng vẫn còn có tên gọi KínhThiên Lĩnh Điện, là nơi cấm địa Đồng bào địa phương còn kể lại rằng: Trướcđây gần một thế kỷ vẫn có thờ hạt lúa thần Đó là hình tượng hạt thóc làm bằng

đá to như cái thuyền 3 cẳng được thờ tại Đền Thượng Phía sau núi Nghĩa Lĩnhcòn có ngọn núi thứ hai cao gần bằng Nghĩa Lĩnh, đó là núi Trọc, còn có hòn cốixay hay là hòn đá ông đá bà (tục truyền là nghi thức thờ sinh thực khí) Như vậy

từ xa xưa, cư dân ở đây đã có những tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp tôn thờnhững thế lực huyền bí của tự nhiên, mong được những thế lực đó phù hộ cuộc

Trang 38

sống của con người Khi con người chưa khắc phục chế ngự nổi tự nhiên, thìviệc thờ các thần tự nhiên là lẽ tất nhiên Về sau, vào thời kỳ phong kiến độc lập

tự chủ, khoảng thế kỷ XIII-XIV, với ý thức “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn Tổtiên dựng nước, người Việt xây dựng các đền thờ Hùng Vương trên núi NghĩaLĩnh Ba ngôi đền: Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ đều thờ 18 đời vua Hùng,cùng với các vị thần núi Trong 3 ngôi đền đều gồm 4 cỗ Long ngai, 3 cỗ ngaichính diện bài vị thờ:

- Đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng, thị thập bát thế thánh vương thánh vị(thần núi cao, 18 đời Hùng Vương thánh vương thánh vị)

- Ất sơn thánh vương thánh vị (thần núi gần thánh vương thánh vị)

- Viễn sơn thánh vương thánh vị (thần núi xa thánh vương, thánh vị)

Đó là tục thờ thần núi (Tam Sơn Cấm Địa – 3 ngọn núi cấm) của cư dânvùng cao và cả 18 đời Hùng Vương Như vậy vào khoảng thế kỷ XIII-XIV trênnúi Nghĩa Lĩnh đã có tín ngưỡng thờ nhân thần (Vua Hùng tổ tiên người Việt)bên cạnh các thiên thần

- Cỗ long ngai thứ 4 lùi xuống phía bên trái của đền không bài vị thờ congái vua Hùng Trong truyền thuyết và văn tế tại Đền Hùng ngày xưa là thờ hainàng Tiên Dung và Ngọc Hoa

- Ngôi chùa Thiên Quang thờ Phật

Lăng Hùng Vương

Được xây dựng vào thời gian nào không ai nhớ rõ Xưa có thể là mộ đất

có mái che, sau tới năm 1874 được xây dựng kiểu dáng như ngày nay

Vào những năm từ 1740 - 1786 thời nhà Lê, vua Lê Hiển Tông khi lênviếng Tổ có bài thơ vô đề rằng:

Quốc tịch Văn Lang cổ

Vương thư Việt sử tiến

Hiển thừa thập bát đái

Hình thắng nhất tam xuyên

Cựu trưng cao phong bán

Sùng từ tuấn Lĩnh biên

Phương dân ngưng trắc giáng

Hương hỏa đáo kim truyền

Dịch rằng

Mở nước Văn Lang cổ

Trang 39

Dòng vua đầu viết sử

Mười tám đời nối nhau

Ba sông đẹp như vẽ

Mộ cũ ở lưng đồi

Đền thờ bên sườn núi

Muôn dân tới phụng thờ

Khói hương còn mãi mãi

Tương truyền phần mộ là của vua Hùng thứ 6, theo lời dặn của Người:Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho concháu

Cột đá thề

Cạnh Đền Thượng còn có một cột đá, người xưa truyền lại khi Thục Phánđược vua Hùng nhường ngôi, đã dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thềnguyện muôn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc mà vua Hùng trao lại và đời đờihương khói tại Lăng miếu vua Hùng

Đền Giếng

Tên chữ là Ngọc Tỉnh Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung

và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha

đi kinh lý qua vùng này Hai nàng là người có công dậy dân trồng lúa, trị thuỷnên nhân dân lập đền thờ Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18, đền được xâydựng lên trên giếng nên hiện nay giếng ở bên trong hậu cung của đền bốn mùanước trong mát, không bao giờ cạn Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ công (I)gồm Tiền bái, ống muống, Hậu cung, hậu cung được xây dựng kiểu chuỗi vồ.Mái đền lợp ngói mũi, bờ nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt

Ngày 19/9/1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, Người nóichuyện với các đồng chí cán bộ Đại Đoàn quân tiên phong, tại đền Giếng Ngườicăn dặn

"Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên đỉnh núi Vặn (tên mỹ là tự là núi

Ốc Sơn), thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,

có độ cao 170,2m so với mặt biển, nằm trong hệ thống “Tam sơn cấm địa” là núiHùng, núi Trọc, núi Vặn

Trang 40

Đứng trên đỉnh núi Vặn có thể bao quát một vùng rộng lớn sơn thuỷ hữutình Phía trước núi Vặn là núi Hùng, nơi thờ tự các vua Hùng Núi Hùng trông

xa giống như đầu con rồng lớn, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn ởphía sau Bên tả có dòng sông Hồng, bên hữu có dòng sông Lô tựa như hai dảilụa đào, bao bọc lấy ba ngọn “Tổ Sơn” ở giữa Phía sau núi Vặn là những dãyđồi lớn san sát như bát úp, gắn với truyền thuyết “Trăm voi chầu về Đất Tổ”.Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ tụ hội

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ là một quần thể kiến trúc bao gồm: Đền chính thờMẫu Âu Cơ, nhà tả vu, nhà hữa vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan… được thiết kếtheo phong cách xây dựng truyền thống, xen lẫn tính hiện đại Các họa tiết trêntrống đồng Đông Sơn: Cột gỗ có thớt đá kê, tường xây gạch mộc đỏ, mái đền cóđầu đao cong vút như cánh chim Lạc, trụ biểu đá giống như cây bút đang viếtlên trời xanh… cho nhân dân ta vừa cảm giác gần gũi với mẹ vừa thiêng liêngcao quý

Trong Hậu cung đền đặt tượng Tổ Mẫu Âu Cơ được làm bằng đồng Phíadưới đặt tượng Lạc hầu, Lạc tướng Truyền thuyết xưa kể rằng: 3 ngọn “TổSơn” là nơi lưu giữ dấu tích của Tổ tiên Mẹ Âu Cơ kết duyên cùng cha LạcLong Quân tại Động Lăng Xương – Thanh Thuỷ, về đến núi Hùng, sinh ra mộtbọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai Khi các con khôn lớn, ChaLạc Long Quân đưa 50 người con xuôi về vùng biển mở mang bờ cõi Mẹ Âu

Cơ đưa 49 người con lên vùng núi sinh cơ lập nghiệp, trồng dâu, chăn tằm, dệtvải xây dựng cuộc sống Trong dân gian hình ảnh mẹ Âu Cơ là người mẹ đầutiên khai sinh ra cả dân tộc

Về thăm Di tích lịch sử Đền Hùng, viếng đền Tổ Mẫu Âu Cơ, thể hiệnđạo lý truyền thống của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, mà câu đối ở Đền TổMẫu đã nói hộ tấm lòng của nhân dân ta:

Tòng lai thiên thượng hữu tiên biệt thành vũ trụ.

Thí vẫn nhân gian vô mẫu hà đẳng càn khôn

Dịch rằng

Xưa nay trên trời có tiên tạo thành vũ trụ

Thử hỏi ở đời không mẹ sao có đất trời.

Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ là một công trình văn hoá lớn của thời đại chúng

ta – con cháu các vua Hùng xây dựng nên, nhằm mục đích quy tụ và hội tụ vănhoá Đền Hùng Bổ sung cho quần thể kiến trúc tín ngưỡng trong Di tích lịch sử

Ngày đăng: 07/01/2019, 08:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đăn, Kim Thị Dung (2014), Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12 số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dulịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: thực trạng và giải pháp
Tác giả: Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đăn, Kim Thị Dung
Năm: 2014
5. Nhiều tác giả (2005), “Lễ hội truyền thống vùng Đất tổ”, Sở văn hóa thông tin Phú Thọ, Hội văn nghệ dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lễ hội truyền thống vùng Đất tổ”
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 2005
6. Đinh Trung Kiên, Nguyễn Quang Vinh (2007), Giáo trình nghiệp vụ lữ hành, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ lữ hành
Tác giả: Đinh Trung Kiên, Nguyễn Quang Vinh
Năm: 2007
7. Phạm Bá Khiêm (2013), “Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, NXB Văn hóa Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”
Tác giả: Phạm Bá Khiêm
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông Tin
Năm: 2013
8. Đinh Trung Kiên (2000), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2000
9. Đoàn Hương Lan (2005), Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Tác giả: Đoàn Hương Lan
Nhà XB: NXB Đạihọc Kinh tế Quốc dân
Năm: 2005
10. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2005), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh lữhành
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2005
12. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
Tác giả: Vũ Đức Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
13. Trần Nhạn (2002), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành
Tác giả: Trần Nhạn
Nhà XB: NXBChính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
14. Nguyễn Quang Vinh (2009), Bài giảng quản trị kinh doanh lữ hành, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản trị kinh doanh lữ hành
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh
Năm: 2009
15. Trần Quốc Vượng (1998), “Vị thế địa – văn hóa vùng Đất Tổ”, NXB Văn hóa dân tộc – Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vị thế địa – văn hóa vùng Đất Tổ”
Tác giả: Trần Quốc Vượng
Nhà XB: NXB Vănhóa dân tộc – Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
Năm: 1998
17. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia
Năm: 2003
18. Bùi Thanh Thủy (2009), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch", NXB Đại học Quốcgia Hà Nội
Tác giả: Bùi Thanh Thủy
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Hà Nội."Các trang web
Năm: 2009
1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2012), Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Khác
16. Lê Tượng, Phạm Hoàng Oanh (2014), Đền Hùng di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quốc gia Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w