Đồng thời, chăn nuôi gia cầm đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến cả về con giống và trang thiết bị, đã coi khoa học công nghệ là động lực phát triển, là lực lượn
Trang 1TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở VIỆT NAM NĂM 2019
Trong những qua số đầu gia cầm tăng bình quân mỗi năm trên 6% Sản lượng thịt hơi của gia cầm đạt trên 1 triệu tấn, trứng đạt trên 11 tỷ quả Đạt được thành quả đó là do Việt Nam đang
sở hữu một bộ giống gia cầm rất phong phú, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao, gồm các giống gia cầm siêu thịt, các giống gia cầm siêu trứng, kiêm dụng, các giống gia cầm từ nguồn nhập ngoại, nguồn gen quý trong nước và chọn tạo ra các dòng giống mới Đồng thời, chăn nuôi gia cầm đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến cả về con giống và trang thiết bị, đã coi khoa học công nghệ là động lực phát triển, là lực lượng sản xuấtquan trọng, đã có được những bước đột phá trong khoa học công nghệ để cho ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao có tính cạnh tranh trên thị trường Chuyển giao nhanh và có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi, để đẩy nhanh công nghiệp hóahiện đại hoá trong ngành chăn nuôi gia cầm góp phần chuyển dịch sang sản xuất hàng hoá để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm cuối cùng để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và như vậy mới có thể công nghiệp hoá hiện đại hoá Nông nghiệp nông thôn Đến nay có thể nói rằng đã có nhiều thay đổi về phươngthức nuôi, chất lượng con giống và sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong Nông nghiệp một cách hợp lý hơn, có nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất có hiệu quả.Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này một cách bài bản, cùng những giải pháp căn cơ
và đã có những sản phẩm gia cầm có lợi thế, có tính cạnh tranh, tham gia xuất khẩu đi một số nước
Việt Nam đã cơ bản làm chủ được công nghệ sản xuất con giống bố mẹ trong nước, đồng thời chọn lọc tạo ra được một số dòng có năng suất và chất lượng cao cho nên các giống gia cầm phát huy mạnh trong sản xuất đã trở thành nguồn thu nhập lớn cho người chăn nuôi
Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm còn hạn chế trong liên kết sản xuất, đôi khi còn mất cân đối cung-cầu do chăn nuôi nông hộ còn nhiều, giá thành sản phẩm còn cao, dịch bệnh luôn đe dọa Nên chăn nuôi gia cầm cần phải có định hướng và các giải pháp để phát triển bền vững
Trang 2I HI N TR NG CHĂN NUÔI GIA C M Ệ Ạ Ầ
1.1 Tổng đàn và sản phẩm chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2016-2018
Ở bảng 1 tổng đàn gia cầm trong 3 năm với tốc độ tăng trưởng 6,33%; đàn gà tăng trưởng 6,93%, trong đó gà thịt tăng 7,24%, gà đẻ tăng 5,88%; đàn thủy cầm tăng 4,38%, trong đó thủy cầm đẻ trứng tăng rất cao là 10,85% còn thủy cầm thịt tăng 1,27% Năm 2018 đạt 409 triệu con gia cầm trong đó có 317 triệu con gà chiếm 77,5% và 92 triệu con thủy cầm chiếm 22,5% Trong tổng đàn gà thì gà thịt chiếm 77,6%, còn gà đẻ chiếm 22,4% Trong 3 năm tỷ lệ giữa các chủng loại gia cầm chỉ có thủy cầm đẻ trứng có biến động nhiều là trên 4% còn các đối tượng khác không có biến động lớn về tỷ lệ giữa các chủng loại
gia cầm
Bảng 1 Quy mô đàn gia cầm giai đoạn 2016-2018
Sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, thịt gà gần 840 ngàn tấn chiếm 76,5%, thịt thủy cầm gần 258 ngàn tấn chiếm 23,5%
Trang 3Bảng 2 Sản lượng thịt gia cầm giai đoạn 2016-2018
là 7,92%, trong đó trứng vịt tăng bình quân 7,78%, trứng ngan tăng trưởng bình quân 14,18%
và trứng ngỗng tăng bình quân 15,21%
Bảng 3 Sản lượng trứng gia cầm giai đoạn 2016-2018
Trang 4Bảng 4 Tổng đàn, sản lượng thịt và trứng GC giai đoạn 2016-2018 cả nước
BTB &
DHMT
Tây Nguyên ĐNB ĐBSCL
Tổng cả nước
Tổng S/lượng thịt GC (tấn)
Tổng S/lượng trứng GC (ngàn quả)
Trang 5là ĐBSH 4,7% Tốc độ tăng trưởng của đàn vịt cao nhất là vùng ĐNB 22,2% và thấp nhất là ĐBSCL 0,5% Ngan có tốc độ tăng trưởng cao nhất là vùng ĐNB 21%, thấp nhất là ĐBSH 1%.
1.2 Diễn biến số lượng đầu con và sản lượng thịt gia cầm tại các vùng sinh thái giai đoạn 2016-2018
Khu vực TD&MN phía Bắc về số lượng gia cầm tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Hoà Bình 23,8%, thấp nhất là Bắc Giang tăng trưởng bình quân tăng 3,9%; về sản lượng thịt tăng trưởng cao nhất là Hòa Bình 26,2%, tỉnh thấp nhất là Thái Nguyên 4,2% Tỉnh có đàn gia cầmlớn nhất là Bắc Giang gần 17,5 triệu con, tỉnh có đàn gia cầm ít nhất là Lai Châu gần 1,3 triệu con
Bảng 5 Số lượng và sản lượng qua các năm tại TD&MN phía Bắc
Địa phương
Số lượng (ngàn con) Sản lượng (tấn)
2016 2017 2018
Tăng trưởng
BQ (%)
2016 2017 2018
Tăng trưởng
Trang 6Bảng 6 Số lượng và sản lượng qua các năm tại các tỉnh ĐBSH
Địa phương
Số lượng (ngàn con) Sản lượng (tấn)
2016 2017 2018
Tăng trưởng
BQ (%)
2016 2017 2018
Tăng trưởng
Khu vực ĐBSH về số lượng gia cầm tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Ninh Bình
10,58%, thấp nhất là Nam Định tăng trưởng bình quân có 0,77%; về sản lượng thịt tăng trưởng cao nhất là Quảng Ninh 12,17%, tỉnh thấp nhất là Hà Nam 1,99% Tỉnh có đàn gia cầm lớn nhất là Hà Nội trên 25,6 triệu con, tỉnh có đàn gia cầm ít nhất là Quảng Ninh 3,3 triệucon
Bảng 7 Số lượng và sản lượng qua các năm tại các tỉnh BTB và DHMT
Địa phương
Số lượng (ngàn con) Sản lượng (tấn)
2016 2017 2018
Tăng trưởng
BQ (%)
Tăng trưởng
BQ (%)
Thanh Hóa
17.72 9
18.55
7 19.578 5,1 37.028 39.128 40.667 4,8Nghệ An
Trang 73 0
Khu vực BTB và DHMT về số lượng gia cầm tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Quảng Trị 17%, thấp nhất là Đà Nẵng tăng trưởng bình quân giảm 1%; về sản lượng thịt tăng trưởng cao nhất là Thừa Thiên-Huế 23,2%, tỉnh thấp nhất là Đà Nẵng 0,8% Tỉnh có đàn gia cầm lớn nhất là Nghệ An trên 20 triệu con, tỉnh có đàn gia cầm ít nhất là Đà Nẵng 326 ngàn con
Bảng 8 Số lượng và sản lượng qua các năm tại các tỉnh Tây Nguyên
BQ (%)
Tăngtrưởng
50.38
Khu vực Tây Nguyên về số lượng gia cầm tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Gia Lai 16%,thấp nhất là Lâm Đồng tăng trưởng bình quân tăng 2,1%; về sản lượng thịt tăng trưởng cao nhất là Gia Lai 21,2%%, tỉnh thấp nhất là Lâm Đồng 4,6% Tỉnh có đàn gia cầm lớn nhất là Đắk Lắk gần 10,5 triệu con, tỉnh có đàn gia cầm ít nhất là Kon Tum 1,1 triệu con
Bảng 9 Số lượng và sản lượng qua các năm tại các tỉnh ĐNB
Địa phương
Số lượng (ngàn con) Sản lượng (tấn)
2016 2017 2018
Tăng trưởng BQ (%)
TăngtrưởngBQ(%)
Bảng 10 Số lượng và sản lượng qua các năm tại các tỉnh ĐBSCL
Trang 8Địa phương
Số lượng (ngàn con) Sản lượng (tấn)
Tăng trưởng
BQ (%)
Tăng trưởng
1.3 Cơ cấu các loại gia cầm ở các vùng sinh thái năm 2018
Cơ cấu gia cầm ở các vùng sinh thái cụ thể số lượng gà tập trung ở 2 vùng chính là ĐBSH 24,6%, TD&MN phía Bắc 23,8%, số lượng vịt tập trung phần lớn ở ĐBSCL 34%, ĐBSH 26,8% và BTB&DHMT 22,7% Số lượng ngan chủ yếu phân bố từ các tỉnh DHMT trở ra, ở 3 vùng này chiếm tỷ lệ 78%
Bảng 11 Cơ cấu về số con có mặt tại thời điểm 01/10/2018 (1000 con)
ĐBSH TD&MNphía Bắc BTB &
DHMT
TâyNguyên
ĐôngNam Bộ ĐBSCL Cả nước
Trang 9Về số con xuất chuồng ở bảng 12 cho thấy: đối với gà nhiều nhất là ĐBSH 27,1%, thấp nhất
là Tây Nguyên là 5,5%; vịt chủ yếu là ĐBSCL 37,6%, thấp nhất là Tây Nguyên 1,8%; ngan thịt xuất chuồng chủ yếu tập trung ở ĐBSH 34,5% sau đó đến BTB và DHMT 22,9% Trong tổng thể với trên 611 triệu gia cầm xuất chuồng, trong đó gà chiếm 78,2%, vịt chiếm 18,4%
Bảng 12 Cơ cấu về số con xuất chuồng 01/10/2018 (1000 con)
ĐôngNam Bộ ĐBSCL Cả nước
Trang 10ĐôngNam Bộ ĐBSCL Cả nước
Về cơ cấu sản lượng trứng gia cầm giữa các vùng miền ở bảng 14 cho thấy: trứng gà chủ yếu
ở ĐBSH chiếm 32,7%, thấp nhất là Tây Nguyên 6,7%, 4 khu vực còn lại chiếm 14,2-15,6%.; trứng vịt tập trung chủ yếu ở 2 vùng ĐBSCL và ĐBSH chiếm 37 và 35,7%, BTB và DHMT 18,6%, TD&MN phía Bắc 5,4%, ĐNB 2% và thấp nhất là Tây Nguyên 1,2% Trong tổng gần 11,65 tỷ quả trứng gia cầm thì trứng gà chiếm 60%, trứng vịt chiếm 39%, trứng ngan và trứngngống chỉ có 1%
Bảng 14 Cơ cấu về sản lượng trứng trong kỳ 01/10/2018 (1000 quả)
ĐôngNam Bộ ĐBSCL Cả nước
Trang 11Trong chăn nuôi gia cầm ngoài gà, vịt, ngan, ngỗng còn đối tượng chim cút cũng được phát triển tốt đặc biệt là các tỉnh phí nam đã có những mô hình liên kết nuôi chim cút với 22 hộ chăn nuôi (THT Trần Nguyễn Hồ) sản xuất rất có hiệu quả
Bảng 15 Quy mô, năng suất và sản lượng thịt, trứng chim cút
giai đoạn 2016-2018
BQ (%)
Số con xuất chuồng 1000 con 13.064 29.376 46.827 92,13
Sản lượng trứng 1000 quả 1.803.764 3.558.630 3.381.655 46,16Theo số liệu bảng 15 qua 3 năm thì tốc độ tăng trưởng rất cao bình quân 17,83% về số lượng đầu con năm 2018 đạt trên 25,6 triệu con, số con xuất chuồng 2018 đạt gần 47 triệu con tăng trưởng bình quân trên 92%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng trưởng gần 62% đạt 6,52 ngàn tấn và sản lượng trứng tăng bình quân trên 46% đạt gần 3,4 tỷ quả
Với dân số 97,2 triệu người (năm 2019) và nền kinh tế tăng trưởng ổn định, Việt Nam là thị
trường vô cùng tiềm năng của ngành chăn nuôi gia cầm So với các nước trong khu vực, Việt Nam tiêu thụ thịt gà ở mức chưa nhiều và còn có xu hướng tăng cao
1.4.1.1 Các giống gà nội
Gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Tàu vàng, gà Tre, gà Chọi (hoặc Đá hoặc Nòi), gà Tè,
gà Ác, gà H’Mông, gà nhiều cựa Phú Thọ, gà Tiên Yên, gà Ri Ninh Hòa, … chủ yếu để lai với gà Lương Phượng và một số giống gà địa phương khác Bằng công tác lai tạo một số công
ty tư nhân đã tạo ra các giống gà màu được người chăn nuôi rất ưa chuộng như thương hiệu
gà Minh Dư, gà Lượng Huệ, gà Phùng Dầu Sơn, gà Gò Công, ….hiện nay một số giống gà được chọn lọc, nhân thuần nuôi giữ giống gốc tại một số cơ sở như Trung tâm bảo tồn giống vật nuôi, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Trung tâm huấn luyện chăn nuôi, Công ty Phùng Dầu Sơn, Công ty Phúc Long với các giống gà Ri, Ninh Hòa, Mía, Tiên Yên, H’Mông
Trang 12Gà Minh Dư ở Bình Định hiện đang duy trì 200 ngàn gà sinh sản cung cấp số lượng rất lớn con giống (trên 20 triệu con/năm) cho khu vực Miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Gà Ninh Hòa ở Khánh Hòa với quy mô 50 ngàn mái sinh sản cung cấp con giống cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên khoảng gần 6 triệu con/năm
Gà Lượng Huệ ở Hải Phòng đang có 90 ngàn con sinh sản cung cấp con giống cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khoảng trên 8 triệu con/năm
Gà Gò Công ở Tiền Giang đang có 50 ngàn gà sinh sản cung cấp con giống cho khu vực Tây Nam Bộ và một số doanh nghiệp khác
- Gà thịt lông màu
Gà Redbro, Sasso, Kabir, JA57, : là các giống được nhập ngoại, JA57 được nuôi ở Công ty DABACO, các giống còn lại được nuôi giữ giống gốc tại 2 đơn vị thuộc Bộ là Công ty CP gà giống Châu Thành, XN gà giống Tam Đảo với 3.800 mái sinh sản Các giống này chủ yếu để lai tạo với các giống gà màu khác, trong đó Công ty DABACO đã tạo ra các cặp lai phát triển được ở vùng Đồng bằng Sông Hồng có hiệu quả
* Các giống gà hướng trứng
Gà Leghorn, Goldline 54, Brown Nick, Hyline, Lohmann Brown, Hisex Brown, ISA Brown, Babcock- 380, Novogen (Novo White và Novo Brown), VCN-G15, Isa Warren, I Shaver, Dominant, Ai Cập, Newhampshire Godollo, Yellow Godollo VCN-Z15
* Các giống gà kiêm dụng
Tam Hoàng (Jiangcun và 882), Lương Phượng (hoặc LV), Sao, Grimaud, Rhode Island Các giống gà này phù hợp với nhiều phương thức chăn nuôi và quy mô chăn nuôi khác nhau Trong đó gà Lương Phượng được phát triển phù hợp ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước chăn nuôi trang trại và nông hộ, chăn nuôi gà Lương Phượng thuần, đồng thời sử dụng gà máiLương Phượng để làm mái nền lai với các giống gà màu nhập ngoại và các giống gà nội như lai với gà Sasso, Kabir, gà Chọi, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, Gà Móng
Nhìn chung hiện nay các giống gà nhập khẩu nuôi tại Việt Nam đạt năng suất thịt, trứng trên 90% so với nguyên gốc Tuy nhiên do phần lớn giống gia cầm bố mẹ nuôi trong nông hộ hiện nay là sử dụng gà thương phẩm, nên năng suất sinh sản thấp Giống được nhập từ nước ngoài được chọn lọc nhân thuần và nuôi giữ tại các cơ sở giống thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửdụng làm mái nền để lai với các giống gà nội nhằm nâng cao chất lượng thịt
Trang 131.4.2 Giống vịt
Việt Nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất con giống thủy cầm bố mẹ trong nước, đồng thời chọn lọc tạo ra được một số dòng có năng suất và chất lượng cao, hiện nay đã tạo ra giống vịt siêu trứng cao nhất thế giới, cho nên các giống thủy cầm phát huy mạnh trong sản xuất đã trở thành nguồn thu nhập lớn cho người chăn nuôi
Việt Nam đang sở hữu đầy đủ các giống vịt có năng suất cao trên thế giới
1.4.2.1 Vịt hướng thịt:
Bộ giống vịt của Vương quốc Anh (SM); Bộ giống vịt của Cộng hòa Pháp (MT, STAR; ST) Hiện nay các đàn vịt dòng thuần và ông bà giống gốc được nuôi ở 3 đơn vị của Viện Chăn nuôi; HVNNVN; GRIMAUD Việt Nam
1.4.3 Công tác quản lý giống gia cầm
1.4.3.1 Văn bản quy phạm pháp luật
Pháp lệnh Giống vật nuôi đã giúp thống nhất quản lý giống vật nuôi, tuy nhiên một số nội dung của Pháp lệnh đã và đang không phù hợp với các Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm
Các Nghị định, Thông tư, Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý.Bên cạnh đó, thiếu các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan; nhiều địa phương áp dụng các quy định của ngành khác trong xử lý các cơ sở chăn nuôi đã gây không ítkhó khăn cho sản xuất và người chăn nuôi
Luật Chăn nuôi đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (ngày 19/11/2019), các văn bản dưới luật (2 Nghị định và 7 Thông tư) đang trong quá trình xây dựng Luật và các Nghị định, Thông tư đều có hiệu lực từ 01/01/2020 Theo đó, quản lý chăn nuôi có điều kiện về giống, thức ăn, môi trường, vật nuôi khác, xuất nhập khẩu
1.4.3.2 Thực hiện chiến lược và các chương trình, đề án
Trên cơ sở Chiến lược phát triển chăn nuôi ban hành theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản quy hoạch tổng thể quốc gia, các địa phương
đã triển khai quy hoạch vùng chăn nuôi công nghiệp để phát triển trang trại, đảm bảo đất đai
và cơ sở hạ tầng cho sản xuất
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án tái cơ cấu ngành, từ đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 2 đề án: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao
Trang 14giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi.
Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện tích cực "nhưng hiệu quả chưa đạt như mong muốn,nguyên nhân khách quan cũng có, nhưng nguyên nhân chủ quan chiếm phần nhiều", thiếu sự vào cuộc của các ngành khác, ngoài ngành nông nghiệp, "nhận thức về tái cơ cấu chưa đúng mức" nên các giải pháp trong các Đề án chưa được thực hiện đúng mức
1.4.3.3 Công tác chọn tạo, bảo tồn giống
Ngoài Viện Chăn nuôi là một cơ sở chọn tạo giống vật nuôi, thì có nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên toàn quốc đã chủ động chọn lọc các giống gia cầm "đặc sản" để nhân giống cho mỗi vùng miền để sản xuất giống, cung ứng giống cho sản xuất
Tuy cách làm này của một số cơ sở chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về công tác chọn tạo, nhân giống, lý do bởi số lượng quần thể gia cầm không
đủ lớn để phân dòng tạo giống dẫn đến các thế hệ sau dễ bị cận huyết, chất lượng con giống giảm sút sau một thời gian Nhưng đây cũng là điều đáng mừng khi một số địa phương đã quan tâm đến giống vật nuôi bản địa và tập trung vào nghiên cứu, giữ giống với sự phối hợp của Viện, Trường Một số giống gia cầm quý của Việt Nam đã và đang phát triển tốt như gà
Ri, gà Chọi, gà H'Mông, Ninh Hòa, Tiên Yên, Mía, Đông Tảo, vịt Cỏ, vịt Pất Lài, vịt Hòa Lan, vịt Bầu, vịt Cổ Lũng, vịt Mốc
1.4.3.4 Công tác lai tạo giống
Trên cơ sở các giống gia cầm trong nước và các giống nhập ngoại, Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra các dòng, giống mới có năng suất tương đương giống ngoại nhập, có những giống có năng suất cao nhất thế giới hiện nay và có khả năng thích nghi cao với điều kiện chăn nuôi của nước ta như vịt TC, vịt PT; một số gà lai có chất lượng cao phù hợp với thị hiếucủa người tiêu dùng như gà Ri lai, gà Mía lai, gà Chọi lai, gà LV, gà HA…
Tuy nhiên, nhiều con giống được tạo ra từ sản xuất nông hộ không đảm bảo chất lượng hoặc không rõ tên giống
1.5 Thức ăn chăn nuôi trong chăn nuôi gia cầm
Trong chăn nuôi gia cầm sử dụng 4 loại thức ăn chính: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc; thức ăn bổ sung và thức ăn sẵn có của địa phương, tùy loại hình chăn nuôi để người chăn nuôi sử dụng thức ăn phù hợp
Việc sử dụng thức ăn công nghiệp đối với chăn nuôi gia cầm, sử dụng thức ăn tinh bổ sung trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gia cầm được áp dụng có chiều hướng ngày một tăng Đối với các giống gà nội, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn chăn nuôi/kg thịt hơi khoảng 2,5-3 kg thức ăn/kg tăng khối lượng thì gà công nghiệp chỉ chi phí khoảng 1,6-2 kg thức ăn/kg tăng khối lượng
Đối với vịt chuyên thịt tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 2,4-2,8kg thức ăn Đối với vịt kiêm dụng từ 2,8-3kg thức ăn/kg tăng khối lượng, trứng vịt thương phẩm từ 2,2-2,3kg thức ăn/10 quả trứng
Trang 151.6 Phương thức chăn nuôi
Hiện nay đang tồn tại song song 3 phương thức nuôi gia cầm: nuôi thả rông, nuôi bán chăn thả (bán công nghiệp) và nuôi nhốt hoàn toàn (nuôi công nghiệp), đối với vịt còn phương thứcnuôi chạy đồng
Nuôi thả rông, đây là phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng và tồn tại hầu hết ở các
vùng nông thôn Việt Nam Đặc trưng của phương thức này là đầu tư thấp, nuôi thả rông không có kiểm soát, không có chuồng trại, gia cầm đi lại tự do, tự kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, năng suất thấp, không đảm bảo ATSH, thường xảy ra dịch bệnh Tuy vậy, do đặc điểm của phương thức này là tận dụng thức ăn tự nhiên, phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ nông dân nhằm cải thiện nhu cầu thực phẩm hàng ngày Phương thức chăn nuôinày phù hợp với các giống bản địa có khả năng chịu kham khổ cao, cho ra thịt, trứng có vị thơm ngon, hợp thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và một số thực khách Có khoảng gần 7 triệu hộ chăn nuôi theo phương thức này, phổ biến mỗi hộ có khoảng 5-30 con, với tổng
số gia cầm theo thời điểm chiếm tỷ trọng hàng hoá sản phẩm gia cầm khoảng 40- 50%
Phương thức nuôi bán chăn thả (bán công nghiệp) là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp
những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, rất phổ biến ở những vùng gò đồi Đặc điểm của phương thức nuôi này là đã có kiểm soát trong khu có chuồng cho gia cầm, kết hợp sân chơi để vận động, có sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệpkết hợp với thức ăn ở địa phương để nâng cao chất lượng thịt Đây là phương thức áp dụng cho những giống gà kiêm dụng, gà lai giữa gà ngoại và gà nội, cho tất cả các giống thủy cầm, nhằm phát huy tính ưu việt về sinh thái, nơi có đất trại rộng kết hợp trồng trọt cây ăn quả, cây bóng mát và nuôi cá Với phương thức này, tỷ lệ nuôi sống cao và hiệu quả chăn nuôi lớn, quy mô khoảng 200-1.000 con/lứa, mang đậm tính hàng hoá, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn so với chăn nuôi thả rông, người chăn nuôi cho ra những sản phẩm thịt, trứng hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam Phương thức này chiếm tỷ trọng hàng hoá sản phẩm gia cầm khoảng 30-35%
Phương thức nuôi nhốt: là phương thức chăn nuôi công nghiệp, mới bắt đầu ở nước ta từ
năm 1974, khi nhà nước có chủ trương phát triển ngành kinh tế này Tuy nhiên, nó chỉ thực sự
phát triển trong khoảng 10-15 năm trở lại đây, sử dụng hoàn toàn thức ăn, nước uống do người chăn nuôi cung cấp, áp dụng chủ yếu đối với gà công nghiệp, vịt siêu thịt và vịt siêu
trứng Khi áp dụng phương thức nuôi này, các chủ trang trại đã đầu tư hệ thống chuồng kín, nhà lồng để nuôi gà thịt, gà trứng và vịt thịt với sự kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, ngăn chặn các tác nhân của môi trường bên ngoài ảnh hưởng xấu đến đàn gia cầm Điểm đáng chú ý của phương thức này là hệ thống sản xuất giống, do cần nhiều con giống một ngày tuổi cho một lứa (hàng vạn con/lứa) nên không có cơ sở sản xuất giống ông bà, cụ kỵ, các cơ sở giống chỉ tập trung đầu tư nhập khẩu bố mẹ ở nước ngoài về để nhân giống thương phẩm, sau khi khai thác xong một thế hệ lại loại thải và nhập lứa mới Vấn đề này minh chứng cho sự phụ thuộc giống gà nuôi công nghiệp vào các doanh nghiệp nước ngoài Hiện nay, các công ty nước ngoài sản xuất và cung ứng phần lớn các giống gà công nghiệp lông trắng, các doanh nghiệp trong nước và các trang trại tư nhân chiếm thị phần lớn về gà lông màu thả vườn Nhìn chung,chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển như các nước khác,một mặt hạn chế bởi trình độ khoa học công nghệ, quản lý trang trại, nguồn giống và vấn đề thị hiếu của người tiêu dùng cũng như thị trường tiêu thụ, xuất khẩu
Trang 16Phương thức nuôi vịt chạy đồng: chủ yếu là nuôi vịt đẻ trứng, phổ biến là khu vực ĐBSCL,
có 2 phương thức nuôi vịt chạy đồng:
- Chạy đồng gần: ban ngày thả vịt chạy đồng để tận dụng thức ăn tự nhiên hoặc sau vụ gặt lúa, tối nhốt vịt vào chuồng nuôi
- Vịt chạy đồng xa: cho vịt chạy đồng từ vùng này đến vùng khác, có thể cho vịt chạy đồng từtỉnh này đến tỉnh khác kể cả chạy đồng sang Campuchia
Phương thức nuôi vịt chạy đồng rất khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh, nguy cơ lây truyền dịch bệnh cao, không thực hiện được các biện pháp an toàn sinh học
1.7 Hình thức chăn nuôi
Hiện nay trong chăn nuôi gia cầm có 2 hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ Trong đó, chăn nuôi trang trại đang có xu hướng phát triển nhanh
1.7.1 Chăn nuôi trang trại
Đây là hình thức chăn nuôi với quy mô tập trung, sử dụng chủ yếu thức ăn công nghiệp; có đầu tư lớn về chuồng trại, thiết bị chăn nuôi; chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, kiểm soát tốt được dịch bệnh
Do nhu cầu sản xuất hàng hoá, tập trung và tác động của các chính sách hỗ trợ của trung ương
và địa phương, nên loại hình chăn nuôi trang trại, công nghiệp đã phát triển nhanh trong thời gian qua Cụ thể:
- Về số lượng các trang trại: Theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2016 cả nước có 12.160 trang trại chăn nuôi gia cầm, năm 2017 số trang trại giảm xuống 10.991 trang trại (giảm 9,61% về số lượng trang trại)
- Về sản lượng sản phẩm chăn nuôi: Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, chăn nuôi trang trại những năm vừa qua không những phát triển về số đầu gia cầm mà đặc biệt do áp dụng đồng bộ các yếu tố kỹ thuật làm tăng hệ số quay vòng, tăng sản lượng sản phầm rất lớn; sản phẩm chăn nuôi trang trại ngày càng chiểm tỷ trong cao trong tổng thực phẩm sản xuất trong nước cung cấp cho người tiêu dùng nội địa Cụ thể:
Bảng 16 Cơ cấu về số trang trại chăn nuôi gia cầm
phía Bắc
BTB và DHMT
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ ĐB SCL Cả nước
Trang 17So sánh giữa năm 2017 với 2016, vùng Đồng bằng sông Hồng tăng rõ rệt, trong khi đó các vùng khác có xu hướng giảm số lượng trang trại gia cầm.
Theo số liệu thống kê năm 2018, gà thịt nuôi theo phương thức công nghiệp chiếm 26,1% về đầu con nhưng chiếm 44,6% về sản lượng thịt, gà trứng nuôi công nghiệp chiếm 43,3% về số lượng đầu con nhưng sản lượng trứng chiếm 63,8%
1.7.2 Chăn nuôi nông hộ
Đây là phương thức chăn nuôi đang tồn tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước; quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ; thức ăn đầu tư là TĂ hỗn hợp và tận dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất vàkhai thác tại chỗ hoặc tận dụng các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm ngành nghề phụ; con giống sử dụng đa dạng như giống ngoại, con lai, giống địa phương cho năng suất chăn nuôi chưa cao, giá thành sản phẩm cao, sản xuất thiếu tính liên kết:
Trong các năm gần đây, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra và diễn biến rất phức tạp; ảnh hưởng của đô thị hóa nông thôn và biến động giá đầu vào (thức ăn, con giống, vật tư thú y) làm ảnh hưởng hiệu quả chăn nuôi, nên chăn nuôi gia cầm nông hộ đã thay đổi đáng kể tại cácvùng miền
1.7.3 Chăn nuôi gia cầm VietGAHP
Bảng 17 Số cơ sở và sản lượng chăn nuôi gia cầm VietGAHP
Trang 18quản lý trang trại và biết cách phòng ngừa các nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Hiện nay tổng số trang trại thực hiện quy trình VietGAP giấy chứng nhận còn hiệu lực là 437 trang trại Trong khuôn khổ DA Lifsap đã chứng nhận được 11.048 hộ, 21 HTX và 140 THT ở
12 tỉnh thành Tổng sản lượng thịt ở tất cả các cơ sở thực hiện theo quy trình VietGAP là gần
17 ngàn tấn
Trong những năm qua các cơ sở được chứng nhận VietGAHP sau khi hết hạn hầu như không
đề nghị chứng nhận lại với lý do về kinh phí đồng thời công tác tuyên truyền, nhận thức về chăn nuôi VietGAP chưa được đầy đủ
Bảng 18 Số cơ sở chăn nuôi áp dụng biện pháp an toàn sinh học
hộ với tổng số đàu con là gần 3,1 triệu con gia cầm các loại
Được hỗ trợ của FAO và các tổ chức quốc tế xây các mô hình thực hiện các biện pháp tối thiểu an toàn sinh học cho cơ sở ấp trứng gia cầm và nuôi gia cầm sinh sản Mô hình được xây dựng ở Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc
1.8 Sản xuất và thị trường gia cầm
1.8.1 Liên kết trong sản xuất
Trong những năm vừa qua, trước những bất lợi về giá cả thị trường biến động, dịch bệnh xảy
ra thường xuyên và diễn biến phức tạp, các trang trại chăn nuôi đã liên kết nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất như: hỗ trợ vốn sản xuất; mua vật tư đầu vào khối lượng lớn và giá rẻ; gắn sản xuất chăn nuôi với giết mổ, chế biến và tiêu thụ hình thành chuỗi sản phẩm điều này đã làm cho giảm giá thành sản phẩm, tăng giá sản phẩm và chăn nuôi có lãi Cụ thể:
- Liên kết hỗ trợ vốn sản xuất, mua vật tư đầu vào: Điển hình như Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông (Sơn Tây-Hà Nội) đã liên kết nhiều hộ chăn nuôi cùng mua giống, thức ăn, lập qũy hỗ trợ cho vay vốn trong hợp tác xã và xuất bán sản phẩm, tham gia quảng bá, xây dựng thương hiệu tại các hội chợ…
- Liên kết chuỗi sản phẩm: Điển hình là các mô hình chăn nuôi gia công của các doanh nghiệpnước ngoài (CP, JAPFA, ) và một số doanh nghiệp trong nước như DABACO, Ba Huân, San Hà, ĐTK, Anh Kim (Cây Thị), Trần Nguyễn Hồ, Hương Việt,…
HTX chăn nuôi và thủy sản Gò Công - Tiền Giang: Được thành lập ngày 13/4/2007, tổng vốn
đầu tư 13.700 triệu đồng, tổng số lao động 50 người Với các sản phẩm: heo, gà, vịt, lươn, nhưng chủ đạo của HTX là chăn nuôi gà HTX sản xuất theo quy trình an toàn theo chuỗi, truy xuất được nguồn gốc và bao tiêu toàn bộ sản phẩm Chủ trương nuôi gà dài ngày, chất
Trang 19lượng thịt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng - đó cũng chính là chiến lược lâu dài của HTX
Mô hình hợp tác sản xuất, chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Yên Thế - Bắc Giang: Được thành lập
năm 2010, với quy mô 800 hội viên trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi gà đồi Yên Thế chất lượng cao HTX thực hiện nhiệm vụ chính: Tập trung vào lĩnh vực hoạt động vì lợi ích hội viên (đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho hội viên; cung cấp thông tin và tổ chức tham quan mô hình thực tiễn; kiến nghị và đề xuất chính sách tạo thuận lợi cho các hội viên để pháttriển sản xuất; tổ chức tốt mối liên kết 4 nhà trong chăn nuôi gà đồi Yên Thế chất lượng cao); Tuyên truyền, vận động đầu tư phát triển sản xuất gà đồi; Xây dựng mô hình, tập huấn chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; Tổ chức phát triển sản xuất gà đồi (đề xuấtUBND huyện quy hoạch, xây dựng các vùng chăn nuôi gà đồi chất lượng cao theo hướng bền vững; Phối hợp với các Viện, Trung tâm nghiên cứu, công ty giống để đảm bảo nguồn con giống có chất lượng) Tuy nhiên đến nay việc sản xuất và tiêu thụ gà đồi Yên Thế đang gặp rấtnhiều khó khăn về thị trường (chưa sản xuất theo chuỗi hoàn chỉnh)
- Đối với các liên kết chuỗi gà thịt, gà trứng tại các tỉnh, thu nhập bình quân/lao động dao động từ 3,5 đến 4,0 triệu đồng/lao động/tháng (Hải Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế…) lêntới 5-6 triệu đồng/lao động/tháng (Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình…)
Việc hình thành và phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi gia cầm thịt và giacầm trứng đã bước đầu được nhiều địa phương quan tâm Các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi gà theo báo cáo từ các địa phương được nêu cụ thể như sau:
- Liên kết với doanh nghiệp (chăn nuôi gia công):
Với hình thức liên kết này các doanh nghiệp cung ứng con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; người chăn nuôi xây dựng chuồng trại, hệ thống xử
lý chất thải theo yêu cầu kỹ thuật của doanh nghiệp, tổ chức sản xuất và nhận tiền công theo hợp đồng ký kết Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi gia công như: Công
ty CP Việt Nam, Công ty Japfa, Công ty Emivest, Công ty TNHH MTV Bình Minh… Hình thức liên kết này được triển khai ở một số địa phương như: Hà Nội, Yên Bái, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Đồng Nai, Sóc Trăng…
Điển hình với liên kết chuỗi thịt gà ở Đồng Nai với hình thức Công ty TNHH MTV Bình Minh hợp tác với hộ nông dân, trang trại theo hình thức gia công Về tiêu thụ sản phẩm theo hình thức bao tiêu theo hợp đồng và sản lượng đạt 4.200.000 con gà/năm tương ứng với 7.000tấn thịt gà/năm Chuỗi liên kết được cụ thể: Công ty đầu tư giống, thức ăn, quy trình nuôi, phòng bệnh – Hệ thống gia công (các trang trại chăn nuôi ký kết hợp đồng với công ty) – Công ty thu mua lại sản phẩm gà lông từ hệ thống gia công – Giết mổ, sơ chế tại cơ sở giết
mổ, xưởng sơ chế của Công ty – Công ty phân phối cho các đối tác thông qua hợp đồng tại các địa điểm liên kết (tại các tỉnh Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu và Tiền Giang)
Tại Trà Vinh, Công ty chăn nuôi CP Việt Nam đã triển khai hình thức nuôi gia công đối với sản phẩm gà thịt với quy mô 6.000-12.000 gà thịt/1 đợt nuôi, sản lượng xuất chuồng đạt 200 tấn/năm Tương tự tại Thừa Thiên Huế, Công ty chăn nuôi CP Việt Nam cũng đã liên kết nuôi gia công với quy mô 84.000 con gà thịt/năm và sản lượng là 126 tấn thịt/năm
Trang 20Tại Hà Tĩnh, hiện có 2 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn (có mặt thường xuyên 10.000 con/lứa) liên kết theo chuỗi với Công ty Japfa quy mô 10.000 con/lứa, lợi nhuận bình quân 200 triệu đồng/năm.
Liên kết chăn nuôi theo hình thức nuôi gia công cũng đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển tại các địa phương trong thời gian qua
- Liên kết chăn nuôi - tiêu thụ:
Liên kết giữa các trang trại chăn nuôi gia cầm (giống, thịt, trứng gia cầm) và thị trường tiêu thụ là các siêu thị, nhà hàng, chợ và các bếp ăn tập thể
Chuỗi liên kết này được phát triển nhiều tại các tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An…
Điển hình là liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi của 4 doanh nghiệp để xuất khẩu thịt gà đi Nhật Bản: De Heus cung cấp thức ăn – Bel gà cung cấp con giống - Hùng Nhơn chăn nuôi - Koyu giết mổ và chế biến để xuất khẩu
Tại Tiền Giang Tổ hợp tác Trần Nguyễn Hồ với 22 hộ chăn nuôi chim cút, xuất khẩu trứng chim cút đóng hộp Công ty Anh Kim (nhãn hiệu sản phẩm là Cây Thị) liên kết với các hộ chăn nuôi gà ác, thu mua, giết mổ, chế biến xuất khẩu đi Mỹ
Tại Hà Nội đã xây dựng thành công 8 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ gà đồi Ba Vì, Sóc Sơn;
gà Mía Sơn Tây; vịt Vân Đình, Đại Xuyên; trứng vịt Liên Châu; trứng gà Tiên Viên; trứng sạch 729 Hình thức tiêu thụ của các chuỗi liên kết này chủ yếu là bán lẻ và một số bao tiêu theo hợp đồng (trứng sạch 729)
Tại Vĩnh Phúc, mô hình liên kết chuỗi trứng gà được hình thành liên kết giữa Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Phát Đạt với hai hộ chăn nuôi gà đẻ trứng Công ty đã tổ chức kênh tiêu thụ sản phẩm (cửa hàng bán thực phẩm an toàn cho người dân) Quy mô sản xuất của chuỗi là 16.000 con/năm và sản lượng trứng là 3,5 triệu quả/năm Hình thức tiêu thụ là bán lẻ tại cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn và bán buôn cho thương lái trên địa bàn tỉnh
- Liên kết chăn nuôi - tiêu thụ thực phẩm an toàn:
Mô hình liên kết chăn nuôi này điển hình là mô hình chuỗi GreenFood Hà Nội và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch 3F của Hà Nội
Chuỗi liên kết chăn nuôi GreenFood Hà Nội hiện nay gồm 30 trại chăn nuôi gà với 60.000 gà
đẻ trứng và 35.000 gà thịt/lứa Đây là chuỗi khép kín cung cấp đầy đủ cho các trại chăn nuôi
từ thức ăn có chất lượng, giá hợp lý, cung cấp con giống, các cơ sở giết mổ công nghiệp và hệthống cửa hàng tiện ích Sản phẩm của chuỗi được phân phối tại 8 cửa hàng; 5 siêu thị; 12 trường học, bệnh viên; 25 bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội với sản lượng 100 tấn thịt gà/tháng và 25.000 quả trứng/tháng
Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch 3F được tổ chức bởi Công ty Cổ phần thực phẩm sạch 3F vớitiêu chí xây dựng thương hiệu thực phẩm sạch dựa trên hệ thống khép kín từ chăn nuôi trang trại- sơ chế- chế biến đến bàn ăn Các trang trại vệ tinh thành viên của Công ty gồm 200 trang
Trang 21trại gà lớn nhỏ và hệ thống 15 trang trại lợn rừng và trại giống gốc 750 nái (6.000 đến 10.000 con lợn thương phẩm) kết hợp khu chế biến thực phẩm đóng gói thực phẩm sống (đã qua sơ chế) và thực phẩm chín (đã qua chế biến) với công suất 3 tấn lợn/ngày + 2.000 con gà/ngày + 100.000 quả trứng/ngày Hệ thống phân phối tại hơn 100 siêu thị, 250 cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định… Mới đây, Công ty đang mở rộng hệ thống tiêu thụ tại Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh… và đã được nhận chứng chỉ ISO 9001-
2000 và HACCP của tổ chức TQSI (Úc) Các sản phẩm thực phẩm được sản xuất trên quy trình khép kín, sử dụng thức ăn có nguồn gốc tự nhiên, tự canh tác theo tiềm năng vùng miền,
sử dụng công nghệ vi sinh trong nâng cao chất lượng thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Đặc biệt là đưa vào ứng dụng các sản phẩm thảo dược dùng để nâng cao sức đề
kháng, cải tạo chất lượng thịt, trứng thơm ngon dần thay thế hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh (không sử dụng kháng sinh trong quá trình chăn nuôi) Kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hệ thống từ con giống, thức ăn, vệ sinh thú y, giết mổ chế biến và đặc biệt là tổ chức hệ thống phân phối (nhà hàng, siêu thị, đại lý, trường học) và hệ thống bán lẻ trực tiếp Quê Việt
- Xây dựng mã định danh và truy xuất nguồn gốc
Trong những năm qua được hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như FAO, USAD, Cục Chăn nuôi
đã xây dựng các mô hình tại Thái Nguyên và Tiền Giang, thực hiện mã định danh quốc gia cho 711 cơ sở chăn nuôi gia cầm được quản lý bằng phần mềm Đồng thời, thực hiện việc truyxuất nguồn gốc trứng gia cầm (gà và vịt) kết hợp thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho các mô hình tại 2 tỉnh đảm bảo ATTP và tiếp tục thực hiện tại 5 tỉnh trong năm 2019
Rất nhiều cơ sở chăn nuôi gia cầm áp dụng công nghệ cao để thưc hiện việc xây dựng mã định danh cho sản phẩm như DABACO, Công ty Thanh Đức
1.8.2 Diễn biến giá sản phẩm chăn nuôi gia cầm
Bảng 19 Tổng hợp giá sản phẩm gia cầm bình quân/năm (ngàn đồng)
Trứng
gà
Trứng vịt
Gà lông màu
Gà màu thả vườn
Gà trắng CN
Gà trứng
Gà màu nuôi CN
Gà màu nuôi thả vườn
Gà trắng CN
Vịt siêu thịt SM
Vịt siêu thịt ST
Trang 22Tại thị trường trong nước, giá trứng biến động không ngừng.
Tháng 2-7/2017 giá trứng gà trên thị trừng ở mức dưới giá thành (1.000 – 1.200 đồng/quả) Giá trứng gà đạt cao nhất vào thời điểm tháng 7/2018 với mức 2.250 đồng/quả Giá trứng gà năm 2016 bình quân là 1.770 đồng/quả, năm 2017 giảm mạnh với bình quân là 1.370
đồng/quả, nhưng đến năm 2018 giá trứng lên mức bình quân 1.820 đồng/quả có thời điểm lên trên 2.250 đồng/quả Giá trứng vịt luôn cao hơn trứng gà công nghiệp khoảng 15-20%, thấp nhất là 1.200 đồng/quả và cao nhất 2.630 đồng/quả, giá bình quân cao nhất cũng ở năm 2018 2.300 đồng/quả
Giá gia cầm giống: giá gà công nghiệp lông trắng bình quân cao nhất là năm 2016 là 10.930 đ/con, năm 2017 là 10.400 đ/con và thấp nhất là 2017 với 9.700 đ/con, con giống gà lông màu
và gà hướng trứng có giá bình quân cao nhất cũng ở năm 2016 (8.600 và 20.070 đ/con có thờiđiểm lên đến 23.000 đồng/con, giá thấp nhất là 4.200 đ/con) và thấp nhất ở năm 2017 là 6.420
và 14.610 đ/con Giá vịt giống dao động trong khoảng 10-17 ngàn đ/con
Trang 23Đối với giá thịt hơi: theo dõi qua 3 năm giá gà công nghiệp lông trắng cao nhất là 34 ngàn
đ/kg, thấp nhất là 19,5 ngàn đ/kg, giá bình quân cao nhất là năm 2018 27.442 đ/kg; gà lông màu nuôi công nghiệp giá cao nhất là 43 ngàn đ/kg, giá thấp nhất là 25.300 đ/kg và giá trung bình cao nhất ở năm 2016 trên 36 ngàn đ/kg; gà màu thả vườn có giá cao cơ bản là trên 50 ngàn/kg; vịt thịt có giá thấp nhất là 31 ngàn đ/kg, cao nhất là gần 52 ngàn đ/kg, giá vịt thịt
bình quân cao nhất là năm 2016 trên 40 ngàn đ/kg
1.8.3 Xuất nhập khẩu sản phẩm gia cầm
1.8.3.1 Xuất khẩu sản phẩm gia cầm
Bảng 20 Số lượng và giá trị xuất khẩu giống gia cầm và sản phẩm gia cầm giai
đoạn 2016-2018
TT Mặt hàng ĐVT
Số lượng
Kim ngạch (USD)
Số lượng
Kim ngạch (USD)
Số lượng Kim ngạch(USD) lượngSố
Kim ngạch (USD)
Trang 248 Gà ác tiềm 1000con 23 229.997 23 229.997
Giống gia cầm xuất khẩu từ 1,25-1,5 triệu con, thấp nhất là năm 2017 là 1,25 triệu con
Đối với sản phẩm gia cầm đã qua chế biến xuất khẩu: đối với trứng vịt muối duy trì mỗi năm khoảng từ 10 đến 15 triệu quả và thấp nhất ở năm 2018
Thịt gà qua chế biến bắt đầu xuất khẩu từ tháng 9/2017, năm 2018 đạt gần 8 ngàn tấn Ngoài
ra còn xuất khẩu trứng chim cút đóng hộp, gà ác tiềm, lòng đỏ trứng vịt muôi, trứng vịt muối luộc và bột trứng
ĐBSCL là nơi duy nhất xuất khẩu trứng vịt muối, hiện đang có 3 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là DNTN Vĩnh Nghiệp (Vĩnh Long) 32,9%, Công ty TNHH SX TM&DV Nguyễn Phan 61% và XN CBTP Meko 6,1% (Cần Thơ)
Kim ngạch (USD)
Số lượng
Kim ngạch (USD)
Số lượng
Kim ngạch (USD)
Số lượng
Kim ngạch (USD)
Nhập khẩu thịt gà các loại năm 2018 nhập khẩu trên 128 ngàn tấn, năm 2016 nhập khẩu trên
122 ngàn tấn và ít nhất là năm 2017 gần 86 ngàn tấn Quý 1 năm 2019 nhập khẩu trên 33 ngàntấn
1.8.4 Sản phẩm gia cầm bình quân đầu người
Lượng tiêu thụ thịt gà của Việt Nam ở mức thấp so với các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên mức tiêu thụ bình quân có xu hướng tăng trong những năm qua, từ 5,6 kg/đầu người năm
2010 tăng lên 8,1 kg/đầu người năm 2015 và dự kiến 9,3-10,0 kg/người/năm vào năm 2019
Bảng 16: Tiêu thụ thịt gà bình quân đầu người tại một số quốc gia
Trang 256 Philippin 7,9 9,9
Đơn vị: Kg/người/năm
Ghi chú: Thịt tiêu thụ tính theo thịt xẻ; (*) số dự báo
II ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.1 Thuận lợi
2.1.1 Về quản lý nhà nước:
- Đã ban hành một số văn bản giúp cho công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi
- Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã được ban hành giúp tạo sự chuyển biến trong định hướng sản xuất tại các địa phương
- Đề án tăng cường năng lực quản lý giống vật nuôi giúp quản lý tốt hơn công tác giống
- Thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh gia cầm ở 5 tỉnh giáp Thành phố Hồ Chí Minh làmột chủ trương đúng đắn đề nhằm xuất khẩu thịt gà sang các nước trong khu vực và trên toàn thế giới
2.1.2 Về giống:
- Nhiều giống có năng suất và chất lượng cao được nhập vào Việt Nam
- Chọn tạo được một số giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái
- Một số nguồn gen quý đã được khai thác và phát triển để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, tạo sản phẩm cạnh tranh
- Một số dự án giống vật nuôi đã xây dựng được hệ thống giống cho một số địa phương
Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệuquả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 đã đưa ra mức hỗ trợ mua gà giống bố mẹ hậu bị,chính sách này đang từng bước hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi nói
Trang 26- Chính sách hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai
Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh Tuy nhiên, những chínhsách này, sau khi ban hành chậm đi vào cuộc sống, khó thực hiện, thủ tục hành chính rườm rà,chưa hấp dẫn được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nói chung và giống vật nuôi nói riêng
- Chính sách cho nuôi giữ giống gốc:
Theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứngsản phẩm, dịch vụ công ích, giống vật nuôi (trong đó có giống gia cầm), Thông tư
116/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 130, nhà nước hỗ trợ nuôi giữ giống gốc, sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc hàng năm Nghị định này đã giúp các địa phương và các bộ xây dựng chương trình trợ giá, bù lỗ cho các cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi
Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng Bộ Tài chính đã phối hợp triển khai hỗ trợ kinh phí nuôi giữ gia cầm giống gốc cho các cơ sở sản xuất giống Trong đó năm 2016-2018 có 14 đơn vị nuôi giữ giống gà như: (1) Công ty CP giống gà Châu Thành; (2) XN gà giống Tam Đảo; (3) Trung tâm nghiên cứu và PTCN Miền Trung; (4) Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương; (5) Trung tâm Công nghệ sinh học chăn nuôi; (6) Trung tâm NC & PTCN gia cầm VIGOVA (7) Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi; (8) Công ty Phùng Dầu Sơn; (9) Công ty Phúc Long; (10) Trung tâm bảo tồn giống vật nuôi; (11) Công ty Thiên Thuận Tường; (12) Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên; (13) Trung tâm vật nuôi chất lượng cao; (14) Công ty Biển Đông
Hiện nay, chất lượng con giống ở các cơ sở này ngày càng tạo được uy tín trong sản xuất Tuynhiên, việc triển khai Nghị định số 130/2013/NĐ-CP chưa thực sự được triển khai ở các địa phương
- Chính sách tín dụng
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/QĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (thay thế Nghị định số 41/2010/QĐ-CP) Đây là một chính sách mới ban hành nhằm giúp về vốn vay cho doanh nghiệp; chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các hộ gia đình trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
2.1.4 Về liên kết chuỗi giá trị
Qua phân tích các loại hình liên kết chuỗi ở trên cho thấy việc tổ chức sản xuất chăn nuôi theoliên kết chuỗi đã thực sự mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi Với những chuỗi liên kết về gia cầm đã cho thấy hiệu quả khi thực hiện các liên kết này trong chăn nuôi, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị là hình thức tổ chức phổ biến hiện nay trong nềnkinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất có thể chia sẻ được quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo cho việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm
Trang 27Với định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi, việc phát triển sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị đã nhận được sự ủng hộ về chủ trương và quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành, do vậy các
cơ sở chăn nuôi đã dần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Chưa có hệ thống giống hoàn chỉnh theo mô hình giống nhất là các giống nội, giống kiêm dụng Vùng sâu, vùng xa chưa có mạng lưới cung cấp giống cho sản xuất
- Các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống được xây dựng tự phát, không đăng ký, nhân giống và sảnxuất giống không theo hệ thống giống, không được kiểm tra, kiểm soát
- Giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không an toàn dịch bệnh, tự do làm giống,buôn bán, lưu thông Rất nhiều hộ chăn nuôi sử dụng gia cầm thương phẩm để sản xuất giống Kiểm dịch con giống chỉ mang tính hình thức
2.2.3 Về tổ chức sản xuất:
- Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với giết mổ, chế biến với thị trường Thường xuyên mất cân đối giữ cung – cầu
- Giá cả phụ thuộc vào thương lái
- Hiệu quả chăn nuôi chưa cao, chi phí thức ăn cao (từ 1,8-2,2 kg thức ăn/kg tăng trọng đối với gà nuôi công nghiệp, trang trại; từ 2,3-2,5 kg thức ăn/kg tăng trọng ở chăn nuôi hộ, thậm chí trên 3 kg thức ăn/kg tăng trọng)
Trang 28- Hệ thống sổ sách ghi chép về công tác giống còn mang tính hình thức, chưa có tính khoa học.
- Trình độ quản lý trang trại chăn nuôi còn hạn chế vì thiếu cơ sở đào tạo
- Chưa kiểm soát được hoàn toàn dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm
2.2.4 Về khoa học công nghệ:
- Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong khâu sản xuất giống còn thấp, sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường
- Hoạt động nghiên cứu, chọn tạo giống vật nuôi thiếu trọng tâm, trọng điểm, vì vậy chưa tạo
ra sản xuất hàng hóa phù hợp cho từng vùng
- Tình hình tiêm phòng cho chưa đảm bảo, áp dụng các biện pháp ATSH trong chăn nuôi chưanhiều
- Chi phí về thức ăn trong chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao và làm tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi
- Chăn nuôi nông hộ còn nhiều nên việc áp dụng công nghệ cao, tiên tiến còn gặp khó khăn
2.2.6 Về thị trường giá cả và cạnh tranh
- Công tác thông tin thị trường, dự báo còn rất hạn chế, cho nên luôn bị động trong sản xuất
- Việc thống kê trong chăn nuôi còn thiếu chính xác, chưa phù hợp với thực tế
- Sản xuất còn thiếu ổn định về cung - cầu, khi giá bán trên thị trường cao thì nhiều người nuôi dẫn đến dư thừa, cung lớn hơn cầu dẫn đến mất giá, thua lỗ, rồi lại bỏ chuồng
- Chi phí sản xuất lớn hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, khó cạnh tranh với sản phẩm của các nước
2.2.7 Về liên kết chuỗi giá trị
Trong quá trình phát triển chăn nuôi theo liên kết chuỗi giá trị hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn
đề tồn tại, chưa được tháo gỡ, đó là:
Trang 29- Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết.
- Các chế tài ràng buộc sự liên kết còn lỏng lẻo, quy mô hẹp, mới dừng ở mức độ mô hình; một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và chia sẻ lợi ích với người chăn nuôi; đó là lý dokhiến cho mối liên kết thiếu tính bền vững
- Vấn đề thị trường, tiêu thụ, chế biến, giết mổ chưa được nêu bật trong nội dung của tái cơ cấu Đây là vấn đề khó và cũng là nội dung quan trọng cần đặc biệt quan tâm
- Việc tổ chức liên kết từ người sản xuất đến người chế biến và tiêu thụ sản phẩm hiện nay là công việc hết sức khó khăn do tính làm ăn nhỏ lẻ, không sẵn sàng chia sẻ lợi ích, hay rủi ro, chưa chuyên nghiệp
- Giết mổ nhỏ lẻ, thủ công, chưa đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn chiếm ưu thế hơn giết mổ công nghiệp, khiến vấn đề chất lượng sản phẩm trở nên đáng lo ngại hơn
- Chăn nuôi an toàn có nguồn gốc đang phải cạnh tranh thiếu lành mạnh với các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc có mặt tràn lan trên thị trường, không cạnh tranh được giá bán do vậy sản lượng tiêu thụ còn thấp, chưa tạo ra hiệu quả kinh tế
- Thị trường sản phẩm tiêu thụ bấp bênh, không ổn định Việc tiếp cận các nguồn thông tin thịtrường còn hạn chế Việc tiêu thụ sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian đẩy giá bán sản phẩm lên cao, mặt khác người sản xuất còn bị tư thương ép giá bán Việc khai thác thị trường trong nước và quốc tế còn yếu, nhất là thị trường xuất khẩu
- Việc hội nhập quốc tế cũng đang trở thành thách thức lớn cho ngành chăn nuôi
III C H I VÀ THÁCH TH C Ơ Ộ Ứ
3.1 Cơ hội
Chăn nuôi gia cầm các năm tiếp theo có nhiều cơ hội phát triển:
- Nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt gia cầm ngày càng tăng cao, với thị trường trên 95 triệu dân và khoảng 15 triệu khách du lịch Trứng vịt là một trong những sản phẩm có khả năng xuất khẩu các nước Đông Nam Á và Nam Á Thịt và gan xuất khẩu sang các nước châu Âu
- ĐBSCL có hệ sinh thái phù hợp với phát triển chăn nuôi vịt; Tận dụng được nguồn thức ăn phụ phẩm của trồng trọt
- Việt Nam sở hữu các giống gia cầm có năng suất và chất lượng cao, có một số giống đạt năng suất cao nhất thế giới
- Triển khai các chương trình dự án thích ứng với biến đổi khí hậu
- Có các chính sách của Chính phủ và các đề án của Bộ, khuyến khích phát triển chăn nuôi trong đó có chăn nuôi gia cầm: Quyết định 2194/QĐ-CP; Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg;
Trang 30Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN; Quyết định số 680/QĐ-BNN-CN; Quyết định số
50/2014/QĐ-TTg, đây là cơ hội giúp các trang trại, hộ chăn nuôi gia cầm nâng cao năng suất
và hiệu quả
- Việc tiếp cận và tham gia các tổ chức Quốc tế, các Hiệp định song phương, đa phương, Hiệpđịnh thương mại tự do đã và đang được đẩy mạnh sẽ có tác động đến khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm gia cầm
- Công tác quản lý giống, thức ăn chăn nuôi được tăng cường, Luật Chăn nuôi và các văn bản dưới luật sẽ có hiệu lực từ năm 2020, chăn nuôi sẽ có điều kiện đạt được hiệu quả cao
3.2 Thách thức
Bên cạnh những thuận lợi, chăn nuôi gia cầm còn một số khó khăn,
thách thức:
- Chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ, tận dụng là những điểm yếu của ngành chăn nuôi hiện nay
- Nguy cơ về dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhận thức của người chăn nuôi còn hạn chế về các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học Công tác vệ sinh môi trường và phòng bệnh còn nhiều bất cập, chưa chủ động được vác xin phòng bệnh
- Công tác quản lý giống vật nuôi còn nhiều bất cập, chưa có được hệ thống giống hình tháp 4cấp hoàn chỉnh, các tỉnh chưa chủ động được con giống gia cầm chất lượng cao, người chăn nuôi còn sử dụng rất nhiều con thương phẩm làm giống bố mẹ nên ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng
- Việc nhập con giống, sản phẩm chăn nuôi không rõ nguồn gốc còn diễn ra thường xuyên và diễn biến rất phức tạp
- Thiếu tính liên kết trong tổ chức sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vịt
- Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm của người dân chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa thực
sự khoa học
- Giá cả các sản phẩn chăn nuôi biến động nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi, thị trường sản phẩm chăn nuôi không ổn định, công tác dự báo chưa theo kịp thực tiễn, giá giống và vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc thú y còn cao, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm chăn nuôi
Về vốn, tín dụng:
Người chăn nuôi thiếu vốn, thiếu đất đai để đầu tư và phát triển trang trại chăn nuôi Ảnh hưởng suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và giá sản phẩm, làm hiệu quả chăn nuôi thấp, nhiều cơ sở sản xuất chăn nuôi bị lỗ trong thời gian dài
Tình hình biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu hàng ngày, hàng giờ đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng Tác động tớisản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng
Trang 31IV Đ NH H Ị ƯỚ NG CHO CHĂN NUÔI GIA C M Ầ
4.1 Thực hiện từng bước đề án tái cơ cấu ngành cụ thể:
Phat huy lợi thế về khả năng sản xuất một số loại gia cầm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng; phát triển bề vững góp phần đảm bảo an sinh
xã hội và bảo vệ môi trường
4.1.1 Tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi theo vùng
Chăn nuôi gà: trước mắt duy trì cơ cấu đàn tại vùng ĐBSH, MT&TD phía Bắc, BTB và ĐBSCL; sau đó mở rộng vùng Tây Nguyên (tăng từ 7% lên 20%)
Chăn nuôi vịt: Trước mắt, duy trì ở vùng ĐBSH, ĐBSCL, sau đó mở rộng sang vùng Trung
du miền núi phía Bắc lên 15% và DHMT lên 31% năm 2020
4.1.2 Tái cơ cấu vật nuôi
Phát triển đàn gà lông màu, thả vườn, sản lượng thịt gà lông màu lên 60% năm 2020 Duy trì
ổn định đàn gà công nghiệp lông trắng
Tăng đàn vịt đẻ trứng, vịt nuôi thịt: Tổng đàn thủy cầm đạt 100 triệu con năm 2020, trong đó vịt đẻ trứng lên 40 triệu con; sản lượng thịt chiếm 30% tỷ trọng thịt gia cầm
4.1.3 Tái cơ cấu về phương thức sản xuất chăn nuôi
Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại Xác định quy mô trang trại phù hợp với từng loại vật nuôi, từng vùng, địa phương
Phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi công nghiệp, chăn thả có kiểm soát, áp dụng tiến
bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Đến năm 2020, cơ cấu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi đối với trang trại chăn nuôi gà về số lượng đầu con tăng từ 30 lên 60%, sản lượng thịt trứng từ 45 lên 75%, chăn nuôi vịt về số lượng đầu con tăng từ 20% lên 60%, sản lượng thịt tăng từ 25% lên 50%, trứng tăng từ 25% lên 45%
4.1.4 Tái cơ cấu theo chuỗi giá trị, ngành hàng
Tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò làm trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như liên kết Tổ hợp tác,HTX, Hội, Hiệp hội ngành hàng, cần xây dựng các thương hiệu, chỉ dẫn địa lý
4.2 Định hướng các giống chủ lực
Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững gắn với sự khai thác hợp lý các lợi thế vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cần đạt mục tiêu phát triển chăn nuôi gia cầm như sau:
4.2.1 Về giống gà
4.2.1.1 Gà hướng thịt
- Chọn lọc, nhập khẩu những giống gà, dòng gà có năng suất, chất lượng cao nhất hiện nay để
Trang 32- Gà trắng: Tập trung cho các năm tới là giống Ross, AA, Hubard, Cobb
+ Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: Thời gian nuôi 35-42 ngày; khối lượng cơ thể đạt 1,8-2,6 kg/con; tiêu tốn thức ăn từ ≤1,8kg TA/kg tăng khối lượng
+ Nguồn giống: chủ yếu nhập ngoại
- Gà màu: Tập trung các giống ISA Colour, Redbro và Lương Phượng
+ Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: Thời gian nuôi 56-70 ngày; khối lượng cơ thể đạt 1,8-2,6 kg/con; tiêu tốn thức ăn từ 2,2-2,6 kg TA/kg tăng khối lượng
+ Nguồn giống: Chủ động sản xuất trong nước 80% đối với giống Lương Phượng và con lai còn lại chủ yếu nhập ngoại
4.2.1.2 Gà hướng trứng
- Nuôi công nghiệp: Tập trung các giống ISA Brow, Hyline, Novogen
+ Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: năng suất trứng ≥ 280 quả/72 tuần tuổi ; tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng ≤ 1,2kg;
+ Nguồn giống: chủ yếu nhập ngoại
- Nuôi thả vườn; bán công nghiệp: Tập trung các giống Ai Cập và các tổ hợp lai
+ Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: năng suất trứng ≥ 185 quả/72 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng ≤ 2kg;
+ Nguồn giống: tự túc 100% giống trong nước
- Nghiên cứu để tìm cặp lai có ưu thế đem lại hiệu quả kinh tế cao cho từng vùng miền
- Duy trì và phát triển nguồn gen bản địa nhằm mục đích tạo các tổ hợp lai với một số giống nhập ngoại nâng cao chất lượng thịt đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về giữ gen giống gà hiện có ở các địa phương
4.2.2 Về giống vịt
4.2.2.1 Vịt chuyên thịt:
- Tập trung phát triển bộ giống vịt SM, Grimaud, ST5
- Chỉ tiêu năng suất cần đạt: Thời gian nuôi từ 49-56 ngày; khối lượng đạt ≥ 3,4 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 2,7 kg
Trang 33- Nguồn giống: Tiếp tục chọn lọc và nhân thuần từ các dòng đã có kết hợp nhập ngoại làm tươi máu và lai tạo Tự túc 100% giống bố mẹ trong nước.
4.2.2.2 Vịt chuyên trứng:
- Tập trung giống Triết Giang, TC, TsN và vịt Cỏ
- Chỉ tiêu năng suất cần đạt: Năng suất trứng đạt ≥ 270 quả/mái/52 tuần đẻ; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ≤ 2,1kg
- Nguồn giống: Chọn lọc và nhân giống từ các dòng đã có Tự túc 100% giống bố mẹ trong nước
4.2.2.3 Vịt kiêm dụng:
- Tập trung giống vịt Biển, vịt PT, vịt Hòa Lan
- Chỉ tiêu năng suất cần đạt: Năng suất trứng đạt ≥ 220 quả/mái/52 tuần đẻ; vịt nuôi thịt 10 tuần tuổi đạt ≥2,5kg
- Nguồn giống: Chọn lọc và nhân giống từ các dòng đã có Tự túc 100% giống bố mẹ trong nước
4.3 Về số lượng đàn vật nuôi
Tăng trưởng về số lượng đàn gia cầm hợp lý từ 3-4%/năm Đảm bảo tổng đàn gia cầm tăng lên 440 triệu con vào năm 2020 Trong đó: đàn gà tăng 4-5%/năm; đàn thủy cầm tăng 3-5%/năm
4.3.2 Về phương thức chăn nuôi
Quan điểm chung là tạo ra bước đột phá về phương thức chăn nuôi, theo đó tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn Chăn nuôi nhỏ lẻ từng bước tổ chức lại theo hướng có kiểm soát bảo đảm an toàn sinh học và giảm dần tỷ trọng Dự kiến số lượng đầu con vật nuôi và khối lượng sản phẩm sản xuất theo
phương thức trang trại tăng lên đến năm 2020 đối với vịt: tăng tỷ lệ đầu con từ 20% lên 50%, sản lượng thịt và trứng tăng từ 25% lên 55% so với tổng thể các loại vật nuôi
Trang 34- Hình thành các mô hình liên kết chăn nuôi để tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả chăn nuôi Thành lập các tổ hợp tác, HTX, chi hội, hiệp hội… để phát triển chăn nuôi gia cầm theo chuỗi bền vững.
V CÁC GI I PHÁP TRONG CHĂN NUÔI GIA C M Ả Ầ
Thực hiện các quy định và hướng dẫn trong Luật Chăn nuôi và các văn bản dưới luật
5.1 Giải pháp về giống
- Nhập khẩu các giống mới làm tươi máu hoặc làm nguyên liệu tạo tổ hợp lai mới tiến bộ kỹ thuật Nâng cao chất lượng đàn giống dòng thuần, ông bà để sản xuất gia cầm bố mẹ có chất lượng cao
- Tổ chức lại hệ thống chọn lọc, nhân giống cung ứng cho sản xuất Cơ sở TƯ phối hợp với
ĐP xây dựng hệ thống giống theo mô hình hình tháp
- Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ cho mỗi địa phương Các địa phương cần tìm ra con giống chủ lực cho mình và phát triển chăn nuôi gia cầm phù hợp với lợi thế vùng
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen, các giống bản địa
- Tiếp thu nhanh các TBKT cả về giống và công nghệ để cải tạo năng suất đàn giống, tạo sản phẩm cạnh tranh
- Chọn tạo các giống có năng suất, chất lượng phù hợp với từng địa phương, đảm bảo mỗi địa phương chỉ có một đến hai giống chủ lực
- Xây dựng hệ thống giống 4 cấp Các cơ sở nuôi giống bố mẹ phải nằm trong hệ thống giống
và có đăng ký với chính quyền địa phương Không được phép lưu hành con giống không rõ nguồn gốc
- Quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, không sử dụng gia cầm thương phẩm làm giống bố
mẹ, bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống
- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở ấp trứng , sản xuất và cung ứng giống (kiểm tra đầu vào và kiểm soát đầu ra)
- Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi ATSH, thực hành chăn nuôi tốt, ATDB
- Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ cho các địa phương, để chủ động nguồn giống tại chỗ cho sản xuất
5.2 Thức ăn chăn nuôi
- Phát triển chế biến thức ăn công nghiệp
- Sử dụng các nguyên liệu có sẵn (thóc, gạo, sắn, ngô,…), phối trộn với thức ăn đậm đặc, cao đạm làm thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi
- Áp dụng công nghệ sinh học trong việc chế biến thức ăn để tăng hiệu quả sử dụng
Trang 35- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về chất lượng thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
5.3 Công tác thú y
- Kiểm soát, phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, khống chế, tiến tới thanh toán một số bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người; kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm
có nguồn gốc động vật bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; tăng cường quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hóa chất dùng trong thú y bảo đảm chất lượng,
an toàn và hiệu quả
- Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Xây dựng lộ trình cơ cấu lại chăn nuôi nói chung
và chăn nuôi gia cầm nói riêng
- Từng bước giảm đần các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần cơ sở chăn nuôi lớn, khuyến khíchxây dựng cơ sở chăn nuôi ATSH, ATDB, chăn nuôi VietGAP… để tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi hội nhập quốc tế, phục vụ xuất khẩu
- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm cho các cơ sở giết mổ, chế biến
- Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu đối với gia cầm và sản phẩm chăn nuôi
- Xây dựng mới, củng cố và tiêu chuẩn hóa hệ thống phòng phân tích về chăn nuôi - thú y, an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực, quốc tế Xây dựng và chỉ đạo có hiệu quả mạng lưới thú y cộng đồng
- Đàm phán, ký các hiệp định về thú y với các nước, khu vực có trao đổi khoa học công nghệ, thương mại đối với các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam
- Xây dựng quy trình giám sát dịch từ xã đến tỉnh, đặc biệt hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất
5.4 Giải pháp về khoa học kỹ thuật và khuyến nông
- Hướng dẫn trang trại ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giống, sản xuất và quản lý thức ăn chăn nuôi
- Xây dựng quy trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm từ khâu sảnxuất giống, chế biến thức ăn, bảo quản chế biến đến tiêu thụ sản phẩm…, chuyển giao công nghệ chăn nuôi kiểu công nghiệp cho người chăn nuôi
Trang 36- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại khuyến nông viên, kỹ thuật viên, người chăn nuôi chuyên nghiệp.
- Đào tạo hoặc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý giống
- Tập huấn cho chủ trang trại, hộ chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi Phổ biến rộng rãi các giống, tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kế hoạch thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi tại địa phương
- Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc
- Đào tạo, tập huấn cho các các chủ trang trại, chủ hộ có kiến thức về chăn nuôi gia cầm theo quy trình ATSH, VietGAHP, an toàn dịch bệnh, quản lý trang trại chăn nuôi, kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế
5.5 Giải pháp chính sách
- Xây dựng, củng cố, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi
- Đất đai: Dành quỹ đất quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, kéo dài thời gian cho thuê đất
để người chăn nuôi có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chăn nuôi
- Tín dụng: Đa dạng các hình thức và phương thức tín dụng theo hướng tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư chăn nuôi, giết mổ, chế biến dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn với lãisuất ưu đãi
- Thương mại: Đơn giản hóa thủ tục hành chính để các tổ chức và cá nhân dễ dàng tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn để kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm với hàng hóa nhập khẩu
5.6 Giải pháp quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi
- Căn cứ vào tình hình chăn nuôi của tỉnh, thành phố Sở Nông nghiệp và PTNT hoàn thiện các văn bản pháp lý để tăng cường công tác quản lý, công tác chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực CN
- Tập trung tăng cường quản lý quy hoạch, giống, thức ăn và môi trường chăn nuôi
- Tổ chức cập nhật và thông tin thị trường các sản phẩm chăn nuôi, nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp,
- Kiện toàn hệ thống tổ chức hệ thống tổ chức chăn nuôi - thú y tại địa phương Căn cứ đặc thù công tác quản lý ngành từng địa phương nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh giống gia cầm
5.7 Giải pháp về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sảnphẩm đến các thị trường tiềm năng
Trang 37- Tổ chức liên kết giữa các khâu trong sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ: Sản xuất - thu mua - chế biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm Giảm bớt các khâu trung gian nhằm tăng thu nhập cho người chăn nuôi
- Tiếp tục hỗ trợ các hộ chăn nuôi phát triển sản xuất trở thành các trang trại chăn nuôi, liên kết với các doanh nghiệp thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã…
- Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm
5.8 Giải pháp về quy hoạch
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển KT-XH trong đó có chăn nuôi Từng bước chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp, phù hợp vớithực tế địa phương
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với quy hoạch giết mổ và thị trường tiêu thụ Công bố, công khai rộng rãi quy hoạch, đặc biệt các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và định hướng Tái cơ cấu ngành trên địa bàn tỉnh
VI CHĂN NUÔI CHIM Y N Ế
6.1 Tình hình nuôi chim yến trong nước
Ở nước ta, nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại là một hoạt động sản xuất đã xuất hiện lẻ tẻ từ năm 2004 ở một số tỉnh Nam bộ Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển khá mạnh và với nhiều loại hình và quy mô khác nhau
Theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh, hiện nay cả nước có 42/63tỉnh có nuôi chim yến với tổng số8.304 nhà yến Nhiều nhất là tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; tiếp đến là Đông nam Bộ; Duyên hải miền Trung; Một số nhà yến cũng đã xuất hiện tại Bắc Trung Bộ; Tây Nguyên; Đồng bằng Sông Hồng
BẢN ĐỒ PHÂN BỐ NHÀ NUÔI CHIM YẾN
Trang 386.2 Đánh giá nuôi chim yến trong thời gian qua
6.2.1 Mặt được
6.2.1.1 Về thể chế và quản lý
Ngày 22/07/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số
35/2013/TT-BNNPTNT quy định tạm thời quản lý nuôi chim yến (Thông tư 35) Ngay sau khiThông tư 35 có hiệu lực cho thấy những khó khăn, vướng mắc trước đây trong quản lý lĩnh vực nuôi chim yến đã dần được tháo gỡ
- Thông tư 35 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên liên quan đến những quy định về quản
lý hoạt động nuôi chim yến Văn bản này ra đời đúng thời điểm thực tiễn đang cần công cụ quản lý
- Việc triển khai Thông tư 35 đã giúp kiểm soát chặt chẽ tình hình nuôi chim yến; trên cơ sở
đó đánh giá hiện trạng, nhận định tình hình và có kế hoạch triển khai các biện pháp quản lý, kiểm soát phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm phù hợp, hiệu quả
- Thông tư 35 đã trở thành công cụ hữu hiệu để đánh giá điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, bảo quản tổ yến (trước đây chưa có)
Thống kê được số lượng nhà yến, kiểm tra đánh giá vệ sinh thú y các nhà nuôi yến góp phần kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động nuôi chim yến, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm góp phần đẩy lùi sản phẩm yến giả, kém chất lượng trên thị trường
Trang 39Ngày 01/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tưkinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm Tại khoản 2 Điều 11 có quy định "Đối với dẫn dụ, gây nuôi chim yến: Thiết bị phát âm thanh dẫn dụ đảm bảo không vượt quá 70 đề xi ben A", tuy nhiên Nghị định không quy định về thời gian phát âm thanh và vị trí đầu tư kinh doanh nuôi chim yến Để khắc phục thời gian phát âm thanh dẫn dụ chim yến Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2018/NĐ-CP trong đó có bổ sung thời gian phát âm thanh dẫn dụ chim yến.
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể vận dụng
để tiến hành xử phạt hành chính đối với hành vi phát âm thanh gây tiếng ồn quá quy định tại
cơ sở nuôi chim yến;
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030, trong đó có các nội dung liên quan đến yến sào Dựa trên căn cứ pháp lý và những bằng chứng khoa học việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt yến sào Việt Nam là sản phẩm quốc gia là hết sức cần thiết và có thể thực hiện được
Đặc biệt, Luật Chăn nuôi mới được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 (có hiệu lực từ 01/01/2020) đã đề ra những quy định cụ thể về quản lý nuôi chim yến Chi tiết như sau:Điều 64 Quản lý nuôi chim yến
1 Dẫn dụ chim yến là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để thu hút chim yến về làm tổ trong nhà yến
2 Hoạt động nuôi chim yến bao gồm dẫn dụ, ấp nở, gây nuôi chim yến và khai thác tổ yến
3 Tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi chim yến trong vùng nuôi chim yến phải bảo đảm môi trường, tiếng ồn, phòng ngừa dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
4 Cụ thể về quản lý nuôi chim yến được quy định trong Nghị định của Chính phủ sẽ được ban hành trong năm 2019 và có hiệu lực từ 01/01/2020
6.2.1.2 Về kỹ thuật chăn nuôi
Kiến thức khoa học kỹ thuật được phát triển trong nghề nuôi chim yến phát triển không ngừngtrong những năm qua, một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ cao trong nghề nuôi chim yến (Công ty yến sáo Khánh Hòa) như: kỹ thuật ấp nở nhân tạo trứng chim yến; kỹ thuật nuôi nhân tạo chim yến; kỹ thuật sản xuất thức ăn cho chim yến giai đoạn nuôi chim yến nhân tạo;
kỹ thuật dẫn dụ, di đàn, dẫn dụ yến, kỹ thuật xây dựng nhà…
6.2.2 Những tồn tại, hạn chế hiện nay
- Về công tác quy hoạch: chưa có quy định cụ thể về vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến,
đây là một việc rất khó cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt công tác quy hoạch Thực trạng cơ sở nuôi chim yến nằm xen lẫn trong khu dân cư (trên 90%), nhà nuôi yến được xây dựng trên nhà ở của người dân
Trang 40- Về điều kiện cơ sở nuôi chim yến: Quyết định số 2655/QĐ-BNN-PC ngày 29/06/2016 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã bãi bỏ Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số
35/2013/TT-BNNPTNT, đây là hai điều rất quan trọng liên quan đến điều kiện ban đầu cơ sở nuôi chim yến:
+ Về việc khai báo của chủ cơ sở nuôi chim yến đã bị bãi bỏ; Cơ quan quản lý về hoạt động nuôi chim yến cũng bị bãi bỏ theo
- Về kỹ thuật nuôi chim yến
+ Trình độ, nghiệp vụ quản lý cán bộ quản lý còn hạn chế (chưa được tâp huấn, đào tạo chuyên môn quản lý chim yến);
+ Rất nhiều trường hợp đầu tư xây nhà hàng tỷ đồng mà không dẫn dụ được đàn chim yến hoặc dẫn dụ được chim yến vào rồi lại bỏ đi
- Quản lý về điều kiện vệ sinh thú y và giám sát dịch bệnh: Chim yến với đặc thù là chim
hoang dã, sống thành đàn lớn, bay lượn trên cao nên rất khó kiểm soát dịch bệnh hơn gia cầm khác khi dịch cúm gia cầm xảy ra
- Công tác phối hợp giữa địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý chim yến trên địa bàn chưa tốt:
+ Việc cấp giấy phép xây dựng nhà nuôi chim yến gặp nhiều khó khăn
+ Hiện nay chưa có các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chim yến
+Nghề nuôi chim yến phát triển nhanh trong khi thiếu các hướng dẫn và quy định về mặt kỹ thuật đã tạo ra nhiều kẽ hở trong công tác quản lý nhà nước về nuôi chim yến
Mặc dù đã có Hiệp hội yến sào Việt Nam nhưng chưa thể hiện được vai trò tư vấn (kỹ thuật nuôi chim yến , thông tin về thị trường) và những vấn đề có liên quan đến nuôi chim yến của người dân và hội viên
6.3 Đánh giá tiềm năng phát triển
Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy, thực tế tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta rất lớn Nhiều tỉnh có lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái Tuy nhiên, không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể phát triển nghề nuôi chim yến Để phát triển nghề nuôi chim yến cần có quy hoạch các vùng trong nước; đồng thời có những giải pháp đồng bộ về quản lý, sự phối hợp và thống nhất để
có thể phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam
6.4 Cơ hội, thách thức và những vấn đề cần tháo gỡ
6.4.1 Cơ hội phát triển
Nghề nuôi chim đến nay đã được phát triển tại các địa phương trên toàn quốc từ Hải Phòng đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên Trong đó, tỉnh Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có ngành nghề yến sào phát triển từ lâu đời Để phát triển ngành nghề nuôi chim yến cần có quy hoạch chi tiết các tiểu vùng địa phương thuộc các xã, phường thuộc các quận,