MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MỚI TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (Trang 124 - 130)

Liên Hợp Quốc ước tính rằng sẽ có 8 tỷ người trên hành tinh này vào năm 2030, mức thu nhập trung bình sẽ tăng 32% so với năm 2006; Tiêu thụ thịt mỗi người mỗi năm sẽ tăng 26 % , và sự gia tăng tiêu dùng này chủ yếu sẽ là thịt gà, đặc biệt (FAO, 2018, OECD-FAO, 2018). Bên cạnh tăng về số lượng, vấn đề an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động môi trường và bảo đảm phúc lợi động vật sẽ được đặc biệt quan tâm trong những thập kỷ tới. Trong đó, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm gia cầm sẽ trở nên rất cần thiết. Đã đến lúc, khách hàng quan tâm tới chất lượng sản phẩm hơn là giá cả.

Người ta cũng đã xác định rằng, trong chuồng gà thịt, 80 % nhiệt không phải sinh ra từ đèn hoặc dụng cụ chăn nuôi mà do cơ thể gà broiler tự sinh ra. Nếu sử dụng hết nguồn năng lượng này có thể tiết kiệm đáng kể chi phí năng lượng trong chăn nuôi.

Sử dụng nutraceuticals để điều chỉnh vi sinh vật đường ruột và hệ thống miễn dịch như là một giải pháp thay thế cho điều trị và sử dụng các khẩu phần đặc biệt cho gà con. Trên thế giới, Nutraceutical được chiết xuất theo công nghệ đặc biệt từ các loại thảo dược trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động, bao gồm: thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng, thực phẩm cận dược, thực phẩm dược-nông trại…

Nutraceuticals kết hợp từ hai từ – “nutrient” (thành phần thực phẩm bổ dưỡng) và “pharmaceutical” (thuốc chữa bệnh). Tên được đặt ra vào năm 1989 bởi

Stephen DeFelice, người sáng lập và là chủ tịch của Quỹ Đổi mới trong Y học, một tổ chức của Mỹ đặt tại Cranford, New Jersey. Triết lý đằng sau Nutraceuticals, theo Hippocrates: “chúng ta hãy xem thực phẩm như là thuốc của mình”. Thông thường chúng được nhóm lại theo các loại sau: Thực phẩm bổ sung, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm cận dược, Thực phẩm dược-nông trại.

Thực phẩm bổ sung (Dietary supplements) đại diện cho một loại sản phẩm – chứa các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ các sản phẩm thực phẩm, và thường tập trung ở dạng lỏng, viên nang, bột hoặc dạng viên. Mặc dù chế độ ăn uống bổ sung được quy định bởi FDA là thực phẩm, quy định của chúng khác với các loại thuốc và thực phẩm khác.

Thực phẩm chức năng (Functional food) là một loại trong đó bao gồm cả các loại thực phẩm và chất bổ sung, các thành phần có chế độ ăn uống làm giàu hoặc nâng cao chất dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính và cung cấp một lợi ích về sức khỏe vượt ra ngoài những chất dinh dưỡng truyền thống mà nó chứa.

Thực phẩm cận dược (Medicinal food) được pha chế để được tiêu thụ hoặc quản lý nội bộ, dưới sự giám sát của một bác sĩ có trình độ. Mục đích sử dụng của nó là quản lý một chế độ ăn uống cụ thể của một căn bệnh hoặc một tình trạng mà các yêu cầu dinh dưỡng đặc biệt được thành lập bởi các giám định y khoa (trên cơ sở các nguyên tắc khoa học được công nhận).

Thực phẩm dược-nông trại (Farmaceuticals) là thành phần có giá trị về mặt y tế được sản xuất từ các loại cây nông nghiệp hay động vật được biến đổi. Thuật ngữ này là một sự kết hợp của các từ “nông trại” và “dược phẩm”. Những người ủng hộ khái niệm này đều tin rằng việc sử dụng các loại cây trồng (và thậm chí có thể là động vật) cũng như những nhà máy dược phẩm, mang lại chi phí hiệu quả hơn nhiều so với những phương pháp thông thường, với doanh thu cao hơn cho sản xuất nông nghiệp.

Người ta đang sử dụng khái niệm Đánh giá vòng đời mỗi đàn gà (Life

tác động của sản xuất gia cầm trong toàn bộ chu kỳ sống của chúng, từ việc mua nguyên liệu, sản xuất và xử lý chất thải, đến chế biến sản phẩm, tái chế phế thải: phân, lông vũ… trên môi trường (van der Werf và Prudêncio da Silva, 2010).

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc, nhiều kỹ thuật mới được hình thành và phát triển. Các nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực như giống, dinh dưỡng, trang thiết bị, môi trường chăn nuôi. 1. Tiến bộ kỹ thuật trong giống gia cầm - Tạo ra nhiều giống có khả năng sản xuất thịt cao cũng như các giống có khả năng sản xuất trứng cao như gà Leghor, Browrick, Avian, Hubbard, Cobb... - Sử dụng kỹ thuật Gene trong công tác giống như việc sử dụng gene lùn đưa vào gà mái ở dòng nặng cân để giảm trọng lượng gà mà không làm ảnh hưởng đến năng suất trứng. Mặt khác gene này còn có tác dụng giúp sự phát triển hệ cơ (cơ đùi và cơ lườn). Sử dụng gene chống Stress cho gà trong điều kiện nuôi công nghiệp. Hiện nay ở Nhật Bản, người ta sử dụng kỹ thuật chuyển đổi gene ở gia cầm. Với kỹ thuật này, nó giúp con người có thể cải tiến gene ở gia cầm thông qua việc cấy chuyển gene. Mặt khác, kỹ thuật này còn giúp bảo tồn các giống gia câm mà không phải trực tiếp nuôi dưỡng chúng thông qua việc bảo tồn tế bào (germ cells) và có thể kiểm soát tỷ lệ trống mái.

Điều này đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất gà đẻ trứng. Trong kỹ thuật này, nuôi cấy phôi gà bằng phương pháp nhân tạo là một trong những khâu đặc biệt quan trọng. Trứng gà sau khi thụ tinh 2 giờ (trứng ở giai đoạn tế bào đơn , các tế bào dĩa phôi chưa biệt hóa) được lấy ra khỏi cơ thể gà mái và nuôi trong ống nghiệm. Qúa trình nuôi này được chia làm 3 giai đoạn . Giai đoạn 1 với 24 giờ đầu, trứng được nuôi trong ống nghiệm với nhiệt độ là 41

oC. Sau đó, trứng được chuyển sang giai đoạn 2, ở giai đoạn này, trứng được chuyển vào trong một vỏ trứng cắt 1/3 đầu và ấp nhân tạo ở nhiệt độ 37oC - 38oC thời gian 3 ngày. Giai đoạn thứ 3 bắt đầu từ ngày thứ 4, trứng được chuyển sang vỏ trứng khác lớn hơn và ấp nhân tạo ở nhiệt độ 38oC với thời gian đến lúc nở. Kỹ thuật này cho tỷ lệ nở đạt 34,4% và gà con sau khi nở

ra, chúng sinh trưởng và sinh sản bình thường. Trong điều kiện nước ta, việc nhập các giống gia cầm mới là cần thiết để tạo nguồn gà hạt nhân (giống ông bà bố mẹ). Tuy nhiên, cần phải xem xét giống nào cần nhập và khi nhập phải có hệ thống kiểm định, đánh giá. Song song với việc nhập này, chúng ta cũng vẫn phải cần làm tốt công tác giống nhằm duy trì và phát triển nguồn gene gia cầm trong nước (Ở Nhật, giống gà Nagoa là giống địa phương, qua chọn lọc đã trở nên khá nổi tiếng). Mặt khác, công tác giống còn phải tiến hành thử nghiệm các tổ hợp lai để tạo ra các giống gà phù hợp nhất và có năng suất cao trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.

2. Tiến bộ trong dinh dưỡng gia cầm , người ta đang hết sức chú ý tới việc sử dụng enzyme, amino amin tổng hợp, các axit công nghiệp mới trong khẩu phần;

đánh giá tác dụng và tác động của các yếu tố không phải dinh dưỡng (như cách thức chế biến, kích thước hạt); tối đa hoá thành phần dinh dưỡng của gia cầm, Đánh giá chức năng của một số loại thức ăn có thể làm giảm Cholesterol trong thịt và trong trứng. - Giảm thiểu sự ảnh hưởng môi trường trong sản xuất gia cầm: tập trung vào photpho - Nghiên cứu sự tương tác của Vitamin trong khẩu phần (A,C,D và E) - Vitamin D và sự phát triển xương - Anh hưởng của thuốc đối với vi khuẩn đường ruột - Canxi trao đổi và chất lượng vỏ trứng - Anh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với việc sử dụng dinh dưỡng.

1. - Hạn chế thức ăn và sự sinh trưởng Ngày nay, chăn nuôi gia cầm đã trở thành một ngành công nghiệp, chăn nuôi với qui mô lớn – do vậy một số nghiên cứu tập trung về nghiên cứu khẩu phần ăn của gà trong điều kiện chống stress. Trong điều kiện Stress , nhu cầu axit amin (aa) tăng , nhu cầu năng lượng tăng và chuyển hóa Protein giảm. Khẩu phần ăn trong điều kiện stress có khuynh hướng giảm năng lượng của tinh bột, tăng năng lượng của chất béo (mỡ động vật hay thực vật), không tăng hàm lượng Protein thô mà tăng hàm lượng axit amin (aa), lưu ý đến tỷ lệ Ca/P và Fe/Zn . Các nghiên cứu còn tập trung vào việc làm giảm lượng cholesterol trong thịt và trứng xuống tới mức cần thiết. Việc sử dụng men Phytase để tăng sự tiêu hóa photpho trong khẩu phần ăn của gia cầm và giảm

nhiễm môi trường. 3. Tiến bộ về trang thiết bị, quản lý và chăm sóc trong chăn nuôi gia cầm

2. Trong nền công nghiệp gia cầm, kiểu chuồng kín (window less house) được sử dụng khá phổ biến vì có nhiều ưu điểm như :

- Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ... vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa.

- Cải tiến tiêu tốn thức ăn . Trong điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ giảm 10C thì gà sẽ ăn thêm 1,5% thức ăn. Điều này có nghĩa là nếu gà đẻ ăn 120 gr thức ăn ở 10oC thì nó chỉ cần ăn 100 gr thức ăn ở nhiệt độ 20oC (điều kiện trong nhà windowless house) mà năng suất trứng gà không thay đổi.

- Năng suất trứng ổn định quanh năm mà không bị chi phối hay ảnh hưởng điều kiện mùa vụ , thời tiết .

- Giảm thiếu tỷ lệ chết của gà đẻ

- Không cần phải cắt mỏ gà. Việc cắt mỏ gà là stress lớn nhất đối với gà đẻ giai đoạn gà con

- Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật, Đặc biệt là dịch cúm gia cầm H5N1.

- Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi . Đối với nuôi gà trong hệ thống nhà mở thì tỷ lệ nuôi là 6 con/m2 nhưng trong điều kiện nhà windowless house thì có thể nuôi 30 con/m2 chuồng

- Giảm thiểu nhân công chăn nuôi. Với hệ thống chuồng nuôi này thì mỗi công nhân có thể nuôi 50.000 gà đẻ

- Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Đối với chăn nuôi gà thịt, loại chuồng kín, hoàn toàn tự động (Automated broiler house) cũng đã được đưa vào sử dụng ở Nhật. Với loại chuồng này, gà nuôi thịt không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào, thậm chí cả chương trình vắc xin. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao và sản phẩm thịt gà rất an toàn, sạch sẽ.

Trong chăn nuôi gia cầm, hệ thống máng uống tự động cũng đã góp phần tiết kiệm đến 40% lượng nước và đảm bảo vệ sinh tối đa nguồn nước cũng như ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh.

Mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất trứng của Mỹ công bố có thể phát hiện giới tính của gà con ngay từ khi đang ấp trứng, hy vọng việc tiêu hủy gà con có giới tính không phù hợp sẽ kết thúc vào năm 2020. Hàng năm có hàng trăm triệu gà con trống không có giá trị đối với người nuôi gà bị tiêu hủy bằng cách cho hít khí độc hoặc ném vào máy xay, khiến những người bảo vệ động vật phẫn nộ mà còn gây lãng phí, tốn kém.

Mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất trứng của Mỹ công bố có thể hy vọng việc tiêu hủy sẽ kết thúc vào năm 2020 hoặc ngay sau khi công nghệ phát hiện giới tính gà từ trong trứng được thương mại hóa và có mức giá hợp lý.

Vital Farms - Công ty sản xuất trứng tại Austin, Texas, Mỹ - đã hợp tác với Công ty Novatrans của Israel để tìm phương pháp xác định giới tính của phôi trong trứng gà bằng cách phân tích thành phần hoá học của các chất khí rò rỉ khỏi vỏ trứng.

Matt O’Hayer - Giám đốc điều hành Vital Farms - nói: “Hai ngày sau khi gà đẻ trứng, đã có thể thu các chất khí và biết trứng đó sẽ nở ra gà trống, gà mái hay không có phôi chỉ trong vài giây”. Nếu xác định giới tính sớm, trứng chứa phôi gà trống có thể được bán làm thực phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hổ Tú Bảo (2017), Hiểu về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trên http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hieu-ve-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4- 3574624. html, truy cập ngày 24 - 8 - 2017.

Đỗ Kim Chung (2017), Cuộc cách mạng công nghiệp lẩn thú 4: bản chất, tác động và một so gợi ý chính sách cho sự phát triển kinh tế xã hội

I-Scoop (2017), Industry 4.0: the fourth industrial revolution - guide to Industrie 4.0, trên https://www.i- scoop.eu/industry-4-0/

ILO (2016), “ASEAN in transformation: How Technology is Changing Jobs and Enterprises - ASEAN trong chuyển dịch cơ cấu: công nghệ đang làm việc làm và doanh nghiệp thay đổi như thê' nào”.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (Trang 124 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w