BIỂU MÔ ĐƯỜNG RUỘT GÀ THỊT LÔNG MÀU
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khối lượng cơ thể gà LV thương phẩm
Khả năng sinh trưởng của gà LV thương phẩm nuôi thí nghiệm được thể hiện qua sự tăng khối lượng giữa các tuần tuổi. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phức kim loại đến khả năng tăng khối lượng cơ thể gà LV thương phẩm qua các tuần tuổi được trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi theo các mức của phức kim loại (g/con)
Tuần tuổi
Lô I (ĐC1) Lô II (ĐC2) Lô III (15%) Lô IV (20%) Lô V (25%) Lô VI (30%)
LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE
4 557,24b ±5,35 570,16ab ± 5,42 558,73b ± 5,37 565,79b ± 5,45 564,61b ± 5,39 589,04a ± 5,49 8 1459,42b ±13,27 1510,97ab ± 13,35 1476,17b ± 13,27 1487,98b ± 13,42 1495,46b ± 13,36 1565,56a ± 13,42 12 2064,42c ±17,60 2149,49b ± 18,22 2072,56c ± 17,91 2115,76bc ± 17,94 2121,52bc ± 17,92 2249,90a ± 17,93
Ghi chú: trong cùng một hàng, các giá trị LSM mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Khối lượng gà con lúc 01 ngày tuổi tương đối đồng đều giữa các lô từ 40,87 g đến 41,55 g (P>0,05). Đến 01 tuần tuổi, khối lượng gà LV thương phẩm lô II (ĐC2) có khối lượng cao nhất là 125,75 g/con, thấp nhất ở lô IV là 117,62 g/con. Đến 4 tuần tuổi, khối lượng gà LV thương phẩm đã có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng; lô VI cho khối lượng cao nhất (589,04 g/con) so với các lô còn lại, sự sai khác giữa lô VI với các lô còn lại có ý nghĩa thống kê (P<0,05); So sánh giữa các lô có sử dụng phức kim loại thì lô VI có khối lượng cao hơn lô III, lô IV và lô V lần lượt là 30,31 g/con; 23,25 g/con; 24,43 g/con (P<0,05); khối lượng gà LV thương phẩm giữa các lô III, lô IV và lô V tuy có khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Đến 8 tuần tuổi khối lượng gà LV thương phẩm ở lô VI đạt cao nhất là 1565,56 g/con, cao hơn so với lô I (ĐC1) là 106,14 g/con, lô II (ĐC2) là 54,59 g/con, sự sai khác giữa lô VI so với lô I và lô II là có ý nghĩa thống kê (P<0,001). So sánh giữa các lô thí nghiệm có sử dụng phức kim loại cho thấy: khối lượng gà ở lô VI đạt cao nhất (1.565,56 g/con) sau đó đến lô V là 1.495,46 g/con, lô IV là 1.487,98 g/con và cuối cùng là lô III là 1.476,17 g/con, sự sai khác giữa lô VI với lô III, lô IV, lô V có ý nghĩa thống kê (P<0,01); khối lượng gà LV thương phẩm giữa các lô III, lô IV và lô V, tuy có khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Kết thúc thí nghiệm 12 tuần tuổi, khối lượng gà LV thương phẩm cao nhất ở lô VI là 2.249,90 g/con và thấp nhất ở lô I (ĐC1) là 2.064,42 g/con. Sự sai khác về khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi giữa lô VI (30%) và các lô còn lại có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Theo nghiên cứu của Osama và cs (2012) cho biết gà Arbor Acres với mức bổ sung (50mg Zn + 60mg Mn + 8mg Cu) trong khẩu phần đã làm tăng khối lượng và giảm tiêu tốn thức ăn của gà ở tuần tuổi thứ 4 và thứ 5. Tác giả cũng cho rằng với mức bổ sung (50mg Zn + 60mg Mn + 8mg Cu) vào khẩu phần đem lại hiệu quả nhất cho gà Arbor Acres.
Kết quả nghiên cứu của Bao và cs (2006) cho biết: gà Cobb nuôi thịt khi bổ sung 3 mức của phức kim loại đồng, sắt, măng gan và kẽm, cụ thể (Cu: 2, 4, 8 mg/kg), (Fe: 20, 40, 80 mg/kg), (Mn: 20, 40, 80 mg/kg) và kẽm (Zn:20, 40, 80 mg/kg) cho thấy sự khác nhau về sinh trưởng ở 4 tuần tuổi. Với mức Cu 4 mg, Fe 40 mg, Mn 40 mg và Zn 40 mg/kg cho hiệu quả tối đa về tiêu tốn thức ăn với mức ý nghĩa (P<0,05), ngược lại với mức cao nhất của thí nghiệm thì tiêu tốn thức ăn lại tăng lên.
Theo nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2011) cho biết khối lượng gà lai (Mía x Hồ x Lương phượng) ở tuần tuổi 12 là 1915,49 gam/con.
3.2. Sinh trưởng tuyệt đối
Ảnh hưởng của phức kim loại đến tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà LV thương phẩm (g/con/ngày) qua các tuần tuổi được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phức kim loại đến tốc độ sinh trưởng tuyệt đối qua các tuần tuổi (g/con/ngày)
Tuần tuổi
Lô I (ĐC1) Lô II (ĐC2) Lô III (15%) Lô IV (20%) Lô V (25%) Lô VI (30%)
LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE
1-4 18,44b ± 0,22 18,93ab ± 0,22 18,49b ± 0,22 18,30b ± 0,22 18,70ab ± 0,22 19,55a ± 0,22 4-8 32,33b ± 0,54 33,97ab ± 0,55 32,91b ± 0,54 33,06b ± 0,55 32,85b ± 0,54 35,52a ± 0,55 8-12 21,87b ± 0,64 23,15ab ± 0,66 22,06b ± 0,65 22,85ab ± 0,65 23,30ab ± 0,65 24,46a ± 0,65 1-12 24,08c ± 0,21 25,18b ± 0,21 24,19c ± 0,21 24,66bc ± 0,21 24,77bc ± 0,21 26,29a ± 0,21
Trong cùng một hàng, các giá trị LSM mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Qua kết quả tại bảng 3.2 cho thấy: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà tại các lô thí nghiệm tăng dần từ 1- 8 tuần tuổi, sau đó giảm dần. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn của gia cầm. Ở giai đoạn đầu tuy số lượng tế bào tăng nhanh, nhưng kích thước và khối lượng tế bào còn nhỏ nên tốc độ tăng khối lượng còn chậm. Đến các tuần sau do cơ thể gà vẫn đang ở giai đoạn sinh trưởng nhanh, các tế bào tăng nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng nên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao hơn. Giai đoạn 8-12 tuần tuổi, cơ thể gà sinh trưởng chậm nên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối có giảm đi. Cụ thể giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà nuôi thí nghiệm đạt 18,44 - 19,55 g/con/ngày, cao nhất ở lô VI là 19,55 g/con/ngày, thấp nhất ở lô I (ĐC1) là 18,44 g/con/ngày, sự sai khác giữa hai lô này có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Giai đoạn 4-8 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối đàn gà đạt khá cao 32,33 - 35,52 g/con/ngày, cao nhất là lô VI là 35,52 g/con/ngày và thấp nhất ở lô I (ĐC1) là 32,33 g/con/ngày, sự sai khác giữa lô VI và lô I có ý nghĩa thống kê (P<0,01); giữa các lô thí nghiệm có sử dụng phức kim loại, sinh trưởng tuyệt đối gà ở lô VI cao hơn so với lô III, lô IV và lô V lần lượt là 2,61; 2,46 và 2,67 g/con/ngày, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sinh trưởng tuyệt đối của gà tại các lô thí nghiệm có sử dụng phức kim loại có sai khác so với lô II (ĐC2) (P<0,01).
Giai đoạn 8 - 12 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà ở các lô giao động từ 21,87 - 24,46 g/con/ngày, cao nhất lô VI là 24,46 g/con/ngày và thấp nhất lô I (ĐC1) là 21,87 g/con/ngày, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05); giữa các lô sử dụng phức kim loại, sinh trưởng tuyệt đối ở lô VI là cao nhất và thấp nhất ở lô III, sự sai khác giữa lô VI với các lô khác có sử dụng phức kim loại có ý nghĩa thống kê (P<0,05); giữa lô VI với lô II (ĐC2) khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05); giữa lô IV, lô V và lô II (ĐC2) sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Tính chung cả giai đoạn 01-12 tuần tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của gà các lô giao động trong phạm vi 24,08 - 26,29 g/con/ngày, cao nhất lô VI là 26,29 g/con/ngày và thấp nhất lô I (ĐC1) là 24,08 g/con/ngày. Sự sai khác giữa lô VI và lô I có ý nghĩa thống kê (P<0,01); giữa các lô thí nghiệm có sử dụng phức kim loại (lô III, lô IV, lô V và lô VI), sinh trưởng tuyệt đối gà ở lô VI cao nhất và thấp nhất là lô III. Sự sai khác giữa lô VI so với các lô khác có sử dụng phức kim loại là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Như vậy, việc bổ sung phức kim loại vào khẩu phần thức ăn đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng của gà LV thương phẩm so với lô I (ĐC1) và lô II (ĐC2). Kết quả cho thấy lô thí nghiệm bổ sung phức kim loại ở mức 30% cho kết quả sinh trưởng tuyệt đối là cao nhất.
4. KẾT LUẬN
Sinh trưởng tuyệt đối trung bình giai đoạn 1-12 tuần tuổi của đàn gà sử dụng phức kim loại chứa Fe, Cu, Zn và Se dạng siêu phân tán trong khẩu phần ăn với mức 30% theo khuyến cáo của NRC (1994) đạt cao nhất (26,29 g/con/ngày).
Khối lượng gà lúc 12 tuần tuổi khi sử dụng phức kim loại chứa Fe, Cu, Zn và Se dạng siêu phân tán trong khẩu phần ăn với mức chỉ bằng 15, 20, 25 và 30% theo khuyến cáo của NRC (1994) đạt cao hơn so với sử dụng khoáng vô cơ. Lô sử dụng phức kim loại chứa Fe, Cu, Zn và Se dạng siêu phân tán trong khẩu phần ăn với mức 30% theo khuyến cáo của NRC (1994) đạt khối lượng cao nhất (2.249,90 g/con).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cao Bá Cường (2017). Nghiên cứu chọn lọc ổn định ba dòng gà lông màu TP4, TP2, TP3.
Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2011). Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp gà
Huang Shiwen, Ling Wang, Lianmeng Liu, Yuxuan Hou, Lu li (2014): Nanotechnology in Agriculture, Livestock and Aquaculture in China. A review. Agron. Sustain. Dev., DOI10.1007/s 13593-014-0274-x.
Bao.Y.M, Choct.M and Bruerton.K (2006). Broiler chickens could benefit from organically - complexed copper, iron, manganese and zinc. Australia, Poultry Science (18): 222-225.
Osama M. El-Husseiny, Samia M. Hashish , Rida A. Ali, Sohair A. Arafa, Laila D. Abd El- Samee and Ahmad A. Olemy (2012). Effects of Feeding Organic Zinc, Manganese and Copper on Broiler Growth, Carcass Characteristics, Bone Quality and Mineral Content in Bone, Liver and Excreta. International Journal of Poultry Science 11(6): 368-377, 2012 .ISSN 1682-8356.
Zhou Z. and Y. Wang (2011). Influence of dietary nano elemental selenium on growth performance, tissue selenium distribution, meat quality, and glutathione peroxidase activity in Guangxi Yellow chicken. 2011 Poultry Science 90: 680-686.
Bài 11
SỬ DỤNG GẠO XAY (GẠO LỨT) THAY THẾ NGÔ TRONG THỨC ĂN CHO GÀ MÁI ĐẺ GIỐNG BỐ MẸ ISA JA57
Tôn Thất Sơn Phong*, Vũ Duy Giảng**, Nguyễn Thế Tường***, Nguyễn Hoàng Nguyên***, Tôn Thất Sơn****
Tóm tắt
Để nghiên cứu tỷ lệ sử dụng gạo xay (gạo lật, gạo lứt) thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho gà đẻ giống ISA JA 57 nuôi trên lồng. Thí nghiệm tiến hành trên 800 gà mái đẻ giống ISA JA 57 22 tuần tuổi, nuôi trên lồng (5 con/lồng), phối giống theo phương thức thụ tinh nhân tạo, được bố trí ngẫu nhiên theo phương pháp phân lô so sánh một nhân tố. Gà được chia làm 4 lô: Lô 1 đối chứng (ĐC) và 3 lô thí nghiệm (TN 2, 3 và 4) sử dụng 25, 50 và 75% gạo xay thay thế ngô.
Mỗi lô thí nghiệm sử dụng 200 gà mái, chia làm 5 nhóm (5 lần lặp lại), mỗi nhóm 40 con. Kết quả thí nghiệm sau 14 tuần thí nghiệm (23 - 36 tuần tuổi cho thấy: Sử dụng gạo xay thay thế 25, 50 và 75% ngô trong thức ăn của gà giống bố mẹ ISA - JA57 đã không làm ảnh hưởng đến khối lượng gà mái, tỷ lệ đẻ trứng, năng suất trứng, năng suất trứng giống, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng và trứng giống; Sử dụng 25, 50 và 75% gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần ăn đã không ảnh hưởng đến khả năng ấp nở của trứng gà ISA - JA57, song đã có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ gà con loại I. Chi phí thức ăn để sản xuất 10 gà con loại 1 khi sử dụng 25 và 50% gạo xay thay thế ngô đã làm giảm 4,87 và 0,83% so với lô đối chứng. Có thể sử dụng gạo xay thay thế 25 và 50% ngô trong thức ăn cho gà đẻ giống ISA JA 57.
Từ khóa: gạo xay, ngô, gà đẻ giống ISA JA 57, năng suất trứng, tỷ lệ gà con loại 1.
* Ban quản lý các dự án nông nghiệp - Bộ NN &PTNT Email:ttsonphong@apmb.gov.vn; ** Hội Chăn nuôi Việt Nam; *** Tập đoàn DABACO; **** Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất thức ăn công nghiệp Việt Nam đã phát triển nhanh, với sản lượng năm 2013 với 234 nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp (công suất thiết kế 22,3 triệu tấn/năm) đã sản xuất 17 triệu tấn thức ăn/năm; vượt Thái Lan (Cục Chăn nuôi, 2014). Năm 2017 số lượng nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp của Việt nam là 245 đã sản xuất 19,38 triệu tấn/năm (Viện Công nghệ sáng tạo, 2018). Nhưng hàng năm Việt Nam lại phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi; năm 2017, Việt Nam đã chi ra gần 5 tỷ USD. Để đáp ứng chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 nhu cầu sử dụng thức ăn của Việt Nam ước tính là 27,4 triệu tấn (tăng 1,3 lần so với năm 2012).
Nền nông nghiệp nước ta gắn liền với cây lúa nước, diện tích gieo trồng năm 2015 đạt khoảng 7,8 triệu hecta với sản lượng thóc đạt 45,2 triệu tấn. Nước ta cũng là quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn thứ hai trên thế giới. Đây là một tiềm năng rất lớn cần được khai thác cho thị trường thức ăn chăn nuôi. Hàng năm, Việt Nam còn dư thừa một lượng lớn thóc trong dân, giá lúa nhiều lúc
tạm trữ lúa gạo để bình ổn giá. Đây là một nghịch lý khi hàng năm chúng ta phải nhập 5,9 triệu tấn ngô, lúa mì... (Nguyễn Xuân Dương, 2015). Lúa gạo từ lâu đã được sử dụng trong chăn nuôi, tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng lúa gạo trong sản xuất thức ăn công nghiệp cho gà tại Việt nam chưa được chú trọng đến. Trong đó gạo xay, có tỷ lệ 80% của thóc (sau khi xay bỏ vỏ trấu) có giá trị dinh dưỡng cao. Theo Leeson và Summer (2008), hàm lượng protein thô của gạo xay trong khoảng 7,9 - 8,59%; giá trị năng lượng trao đổi của ngô và gạo xay gần như tương đương nhau (3,27 và 3,29 Mcal/kg), hàm lượng xơ trong gạo xay 1,2%, thấp hơn ngô 2,5%. Theo Li và CS (2006), trong 10 axit amin thiết yếu, có tám axit amin (Arginine, isoleucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophane, valine) trong gạo xay cao hơn ngô, trong gạo xay còn giàu các vitamin B1, E... Điều này cho thấy thay thế ngô bằng gạo xay, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng, protein.... Asyifah và CS (2012) đã đánh giá tiềm năng sử dụng gạo xay làm thức ăn cho gia cầm, đã có một số nghiên cứu sử dụng gạo xay thay ngô cho gà tại Nhật, Sittiya và CS (2014) sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm Sonia; ở Viêt Nam Trần Quốc Việt (2015): nghiên cứu sử dụng gạo xay cho gà Lương Phượng, Ross 308 nuôi thịt; sử dụng thóc cho gà đẻ trứng Lương Phượng... Để có thể sử dụng hiệu quả nguồn thóc gạo tại Việt Nam thay thế ngô nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng gạo xay (gạo lứt) thay thế ngô làm thức ăn cho gà mái đẻ giống ISA JA 57”.