Cơ hội, thách thức và những vấn đề cần tháo gỡ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (Trang 40 - 43)

Nghề nuôi chim đến nay đã được phát triển tại các địa phương trên toàn quốc từ Hải Phòng đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có ngành nghề yến sào phát triển từ lâu đời. Để phát triển ngành nghề nuôi chim

huyện có điều kiện phát triển ngành này. Tuy nhiên, trong cả nước hiện có một số địa phương như: TPHCM, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Tiền Giang đã thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến. Công tác khảo sát quy hoạch ngành nghề nuôi chim yến tại các địa phương phải được tiến hành do UBND tỉnh chỉ đạo các ngành thực hiện đồng bộ vì lợi ích chung của địa phương và cộng đồng xã hội.

Nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại đã xuất hiện từ năm 2004 ở một số tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển khá mạnh, với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.

Dẫn dụ, gây nuôi chim yến và khai thác sản phẩm từ yến là một nghề cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao, 1.500-2000 USD/kg tổ yến. Sản phẩm tổ yến chủ yếu được các công ty xuất khẩu, thu về khoản ngoại tệ khoảng 100-125 triệu USD/năm, đây thực sự là một ngành chăn nuôi quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao.

Những doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực này như Công ty Yến sào Khánh Hòa, Công ty Yến Quân...đã áp dụng công nghệ cao vào các khâu ấp trứng, nuôi nhân tạo, di đàn, xây nhà yến, dẫn dụ, khai thác tổ yến với quy mô lớn. Người nuôi yến đã được trang bị nhiều kiến thức thực tế cũng như được tập huấn bởi kỹ thuật dẫn dụ và khai thác yến sào.

Hiệp hội yến sào và chi hội nhà yến đã được hình thành và phát triển về tổ chức vũng như số lượng thành viên.

Hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm yến sào được nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tăng cường công tác xúc tiến thương mại về sản phẩm yến, đã có các chương trình hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước như Bản ghi nhớ giữa Chi hội nhà yến với Công ty Đông Nam yến Đô (TP Hạ Môn – TQ).

6.4.2. Thách thức

Với một nghề có hiệu quả kinh tế cao nhưng thời gian qua việc nuôi chim yến chỉ phát triển mang tính tự phát là chủ yếu. Nuôi chim yến chưa xây dựng kế hoạch sản xuất theo ngành hàng, chưa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, chưa có giá trị xuất khẩu cao vì chủ yếu xuất thô.

Thiếu hoặc không nghiên cứu đầy đủ về khí hậu, thời tiết, vùng sinh thái và tập tính của loại chim yến nhà. Do đó dẫn đến tình trạng xây nhà xong nhưng chim yến không về làm tổ, hoặc ở những vùng có khí hậu mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp làm chim yến chết (theo Báo cáo tại Hội nghị khoa học do Công ty Yến sào Khánh Hòa tổ chức, ngày 8/6/2017).

Qua nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý gây nuôi chim yến và thực tiễn giám sát ở một số địa phương còn gặp một số thách thức sau:

Một là, chim yến là động vật hoang dã được quản lý theo quy định tạm thời tại Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, việc quản lý động vật hoang dã có nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan quản lý nên gây khó khăn trong việc thực hiện. Cụ thể: (1) Nuôi động vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được

TN&MT quản lý); (2) Nuôi động vật nguy cấp, quý hiếm thực hiện theo Nghị định

32/2006/NĐ-CP; nuôi sinh sản, sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES thực hiện theo Nghị định 82/NĐ-CP; nuôi động vật rừng thông thường được thực hiện theo Nghị định 66/2016/NĐ-CP do kiểm lâm và cơ quan CITES quản lý; (3) Nuôi động vật trên cạn theo quy định của Pháp lệnh giống vật nuôi, do Cục Chăn nuôi quản lý; (4) nuôi động vật dưới nước theo Luật Thủy sản, do Tổng cục thủy sản quản lý)... Như vậy đối tượng chim yến đang chồng chéo về văn bản quản lý trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành.

Hai là, việc gây nuôi còn mang tính tự phát, phong trào, chưa có định hướng phát triển dài hạn. Mặc dù nuôi chim yến đã phát triển trở thành một nghề kinh tế có mức tăng trưởng cao ở nhiều địa phương nhưng đối tượng nuôi này chưa được điều chỉnh trong Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Do vậy, việc quản lý an toàn dịch bệnh, an toàn cho người còn chưa được đảm bảo.

Ba là, quản lý điều kiện nuôi với đối tượng này còn thiếu. Chưa có quy định về điều kiện chuồng trại phù hợp với tập tính.

Bốn là, việc quản lý, kiểm soát số lượng chim yến gây nuôi và sản lượng sản phẩm còn chưa chặt chẽ. Hiện việc quản lý mới được thực hiện trên một số cơ sở đăng ký, khai báo cơ sở/nhà nuôi chim yến và ước đạt sản lượng tổ yến thu được. Các cơ sở nuôi chim yến chưa rõ cơ quan cấp phép khi hoạt động.

Năm là, việc mua, bán, thương mại sản phẩm tổ yến còn chưa có thị trường ổn định, nhiều khi bị ép giá; việc đầu tư vào khâu chế biến còn chưa được chú trọng, chưa có tiêu chuẩn sản phẩm đối với mặt hàng này, nhiều sản phẩm chủ yếu xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô nên giá trị chưa cao.

Sáu là, kiếm soát dịch bệnh đối với chim yến còn nhiều bất cập. Vấn đề dịch bệnh chưa được nghiên cứu, kiểm soát nên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn sinh học, dịch bệnh cho động vật và sức khỏe con người.

Bảy là, chưa có quy trình nuôi, phòng chống dịch bệnh, quy cách chuồng trại, dinh dưỡng cho thích hợp với từng đối tượng vật nuôi để làm căn cứ ban hành quy định để quản lý.

6.4.3. Những vấn đề cần giải quyết tháo gỡ hiện nay 6.4.3.1. Về thể chế quản lý:

- Về định hướng quy hoạch nuôi chim yến, trong đó đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh báo cáo thống kê, khảo sát hiện trạng các nhà nuôi chim yến và đề xuất vùng quy hoạch nuôi chim yến trên địa bàn.

- Nhiều nơi người dân xây dựng nhà ở, không ở, sử dụng làm nhà dẫn dụ gây nuôi chim yến.

6.4.3.2. Về kỹ thuật nuôi chim yến:

- Cần có các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng nhà nuôi yến đúng kỹ thuật, nuôi chim yến bảo đảm an toàn sinh học. Xây dựng TCVN về nhà yến và tổ yến.

- Cần xác định cụ thể cơ quan chức năng hoặc cấp có thẩm quyền thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết các vụ việc có liên quan (trước và trong quá trình nuôi chim yến).

- Quy định về công tác giám sát dịch bệnh, vệ sinh sát trùng khu vực nuôi chim yến, cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm từ yến.

Những nội dung trên sẽ được quy định trong Luật Chăn nuôi và Nghị định của Chính phủ.

6.4.3.3. Về môi trường:

Quy định về tần suất và thời gian phát âm thanh dẫn dụ chim yến không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, căn cứ để xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w