1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG dạy học môn LỊCH sử ở các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

71 146 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 115,77 KB

Nội dung

Tổng quan nghiên cứu vấn đềNghiên cứu ở nước ngoài Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới, Thời kì tiền tư bản chủ nghĩa thế kỷ XV - XVIII nhà giáo dục Tiệp KhắcJ.A.Comesnky đã xâ

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở

CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trang 2

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu ở nước ngoài

Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới, Thời kì tiền

tư bản chủ nghĩa (thế kỷ XV - XVIII) nhà giáo dục Tiệp KhắcJ.A.Comesnky đã xây dựng một hệ thống vấn đề trong tácphẩm “Lí luận dạy học vĩ đại”, đặt nền móng cho lí luận dạyhọc ở nhà trường và trong đó nêu rõ vai trò ý nghĩa của kiểmtra đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, ông lưu ýviệc kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu học tập vàhướng dẫn học sinh tự kiểm tra đánh giá kiến thức của bảnthân

Về sau nhằm đảm bảo tính khách quan của việc kiểm trađánh giá, các nhà nghiên cứu lí luận dạy học đã phân tích vàphát triển lí luận kiểm tra đánh giá ở các góc độ: vai trò, ýnghĩa, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc và phương pháp

B.S Bloom cùng George F Madaus và J.ThomasHastings năm 1971 đã cho ra đời cuốn sách “Evaluation toimprove Learning” (Đánh giá thúc đẩy học tập) Cuốn sáchnày dành cho giáo viên, viết về kĩ thuật đánh giá kết quả học

Trang 3

tập của học sinh Trọng tâm của cuốn sách này chính là việctăng cường khả năng học tập của học sinh Nếu được ápdụng đúng cách việc đánh giá sẽ giúp giáo viên hỗ trợ họcsinh cải thiện khả năng học tập Cuốn sách hướng tới đểhoàn thiện và sử dụng đúng cách một hệ thống các câu hỏi,các bài kiểm tra đánh giá quá trình học tập và các dạng bàikiểm tra khác do giáo viên tự làm được áp dụng cho họcsinh hàng năm Cuốn sách thông qua việc liên kết các kĩthuật đánh giá tốt nhất, nhằm hỗ trợ các giáo viên sử dụngđánh giá như một công cụ để cải tiến cả quy trình dạy và học

Trước đây Ở Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu,

đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kiểm tra đánh giá, songtrên thực tế các công trình nghiên cứu chưa quan tâm đếnviệc kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm kháchquan mà chủ yếu bàn về kiểm tra đánh giá kiến thức học sinhthông qua các hình thức truyền thống như kiểm tra vấn đáphoặc bài viết (tự luận)

Vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập được các tácgiả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng qua kết quảhọc tập, tất cả đều nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng củakiểm đánh giá Từng bước xây dựng hoàn thiện cơ sở thực

Trang 4

tiễn, cơ sở lí thuyết và quy trình cho kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập.

- Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, Lịch sử khoa cử được hình thành khá sớm,các cuộc thi chọn người tài, người có học vấn được tổ chứcđịnh kì Vua Lí Thái Tông vào năm 1070 đã cho lập VănMiếu Từ đó, việc học có bài bản hơn Ở Việt Nam, người taxem Văn Miếu Quốc Tử Giám như là trường Đại học đầutiên Năm 1075 dưới đời vua Lí Thái Tông, khoa thi đầu tiênđược tổ chức Thời phong kiến Chế độ khoa cử bắt buộc sĩ tửphải trải qua ba kì thi để đạt học vị cao nhất: thi Hương, thiHội, thi Đình Thi cử thời phong kiến có luật khá nghiêmngặt, thể lệ khắt khe, bất công, giáo dục Nho học không tạođiều kiện cho phát triển kinh tế nhưng cũng đào tạo đượcnhiều trí thức tài giỏi, góp phần xây dựng và bảo vệ đấtnước

Ở nước ta, đã có một số công trình nghiên cứu và nhiềubài viết của các tác giả tiêu biểu kế thừa những thành tựu vềkiểm tra đánh giá tri thức học sinh của một số nước trên thếgiới, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu

Trang 5

khoa học trong các cuộc hội thảo cấp quốc gia bàn về kiểmtra đánh giá chất lượng học tập của học sinh Những cuốn tàiliệu với các nguyên tắc đánh giá, đề cập đến thuật ngữ, cáchhiểu về đánh giá có thể kể đến:

Nguyễn Đức Chính, “Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học”, Tài liệu giảng dạy (NXB ĐH quốc gia Hà

Nội – 2008); Nguyễn Đức Chính - Đinh Thị Kim Thoa,

“Kiểm tra đánh giá theo mục tiêu” Tập bài giảng lưu hành nội

bộ (NXB GD - 2005); Nguyễn Đức Chính, Trần Khánh Đức,

“Đo lường và đánh giá trong giáo dục” (NXB ĐH quốc gia

Hà Nội - 2006); Nguyễn Bá Lãm “Kiểm tra đánh giá trong dạy học đại học” (NXB Giáo dục -2003)

Tất cả các nghiên cứu đều có chung một mục đích làđánh giá mức độ đạt chuẩn của người học, đánh giá sự tiến bộcủa người học qua từng giai đoạn và cuối cùng là đánh giáchất lượng cả quá trình giáo dục, mặc dù các nghiên cứu đã đềcập đến nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, các cuốn tài liệunày chưa đề cập đến kĩ thuật đánh giá trong quá trình dạy học

mà chỉ dừng ở mức độ cung cấp khái niệm

Trang 6

Một số tài liệu nghiên cứu về đo lường và đánh giá giáodục bằng phương pháp định lượng được sử dụng trong giảng

dạy trong nhà trường như “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập”, (NXB Giáo dục - 2005) của Dương Thiệu Tống.

Cuốn tài liệu đã mô tả hệ thống khái niệm về đo lường thànhquả học tập, các nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm, tổ chức thi

và chấm thi, các nguyên lí đo lường, Đối với Việt Nam, cuốnsách này là một đóng góp rất lớn cho đánh giá giáo dục

"Trắc nghiệm thành tích học tập cho sinh viên" của tác

giả Dương Thiệu Tống Đây là giáo trình tham khảo cho sinhviên được soạn thảo từ những tài liệu nước ngoài (chủ yếu làAnh và Mỹ) dùng để đánh giá hầu hết các môn học có trongchương trình học các trường Cao đẳng và Đại học vào những

năm 1970 Tác giả còn có nghiên cứu khác như "Trắc nghiệm

và đo lường thành quả học tập” (NXB KHXH -2005) Đây là

công trình thứ hai về đánh giá KQHT bằng trắc nghiệm kháchquan của tác giả Dương Thiệu Tống Ở công trình này, tác giảtrình bày những nguyên lý căn bản về đo lường và cácphương pháp thực hành Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu một

số bài trắc nghiệm ở trong và ngoài nước nhằm giúp độc giảlàm quen với các dạng câu hỏi trắc nghiệm Đây là một công

Trang 7

trình soạn thảo công phu, tỉ mỉ và đầy đủ, đáp ứng tốt nhấtnhững ai quan tâm đến đánh giá KQHT bằng trắc nghiệmkhách quan.

"Trắc nghiệm kiến thức Kỹ thuật nông nghiệp ở trường phổ thông trung học" (NXBGD -1988) của Châu Kim Lang Nghiên

cứu được chia thành hai phần Trong Phần 1, tác giả trình bàykiến thức cơ bản về trắc nghiệm thành tích học tập để giúp giáoviên soạn thảo được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và ápdụng các phương pháp phân tích trắc nghiệm thống kê Trongphần thứ hai, tác giả chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm để kiểmtra các môn học kỹ thuật nông nghiệp lớp 10, 11, 12

"Thử nghiệm xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học và Giáo dục học dùng cho thi, kiểm tra sinh viên Đại học sư phạm không chuyên ngành Tâm Lý Giáo dục"

(TP Hồ Chí Minh, 1995) Đây là đề tài nghiên cứu cấp bộ củatác giả Lý Minh Tiến và và tập thể CBGV môn tâm lý học vàgiáo dục học Khoa tâm lý - Giáo dục của Đại học Sư phạm

Hồ Chí Minh Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đãbiên soạn 60 câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm khách quan dạngtrắc nghiệm nhiều lựa chọn cho môn Tâm lý học và 60 câucho môn học giáo dục

Trang 8

"Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục Đại học" (Hà Nội - 4/2001) của tác giả Lê Đức Ngọc.

Đây là tài liệu được soạn thảo có tính chất nhập môn về đolường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục đại học

"Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dùng để đánh giáthành quả dạy học môn Toán cho sinh viên chương trình 1 Đạihọc đại cương- Đại học Đà Nẵng" (1997) Đây là luận văn thạc

sỹ khoa học Sư phạm - Tâm lý của tác giả Bùi Tuấn Trường ĐHSP Vinh Trong luận văn này, từ lý thuyết về đánhgiá KQHT bằng trắc nghiệm khách quan, tác giả đã xây dựngđược bộ đề trắc nghiệm dùng để đánh giá kết quả học tập mônToán chương trình 1 cho sinh viên trường ĐHSP Vinh

Khang-Như vậy, vấn đề kiểm tra và đánh giá trong giảng dạy đãđược nhiều nhà khoa học nghiên ở các khía cạnh khác nhau.Trong các nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra vai trò và tầm quantrọng của việc đánh giá và đánh giá theo phương pháp TNKQảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh và mục tiêu giáodục của cấp học

Hầu như tất cả các nghiên cứu đã xác nhận rằng KTĐGnói chung và TNKQ nói riêng có ý nghĩa và vai trò rất quan

Trang 9

trọng đối với giáo viên, học sinh là yếu tố then chốt để nângcao chất lượng dạy và học Là yếu tố cơ bản để người họcphát hiện và điều chỉnh thực tế các hoạt động học tập gópphần phát triển trí tuệ.

Tóm lại, các công trình, các đề tài nghiên cứu khoa họccủa các tác giả trong và ngoài nước đã luận bàn, nghiên cứuthực tế về vai trò, ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá qua kết quảhọc tập, làm cơ sở định hướng trong việc tham khảo cho việcnghiên cứu của chúng tôi Tuy nhiên, Đến nay theo chúng tôivẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệthống, toàn diện và sâu sắc về kiểm tra đánh giá kết quả họctập môn Lịch sử ở các trường Trung học phổ thông huyện KỳSơn, tỉnh Hòa Bình Vì vậy, việc thực hiện đề tài này sẽkhông trùng lặp, đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn lớn trong quản lý kiểm tra đánh giá kết quả họctập môn Lịch sử ở các trường Trung học phổ thông huyện KỳSơn, tỉnh Hòa Bình nói chung và các trường THPT nói riêng

- Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

- Quản lý

Trang 10

Theo quan điểm điều khiển học: “Quản lý là chức năngcủa những hệ có tổ chức, với bản chất khác nhau: sinh học, xãhội học, kỹ thuật, nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độhoạt động Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan,làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển” [19, tr.45]

Theo quan điểm của lí thuyết hệ thống: “Quản lý làphương thức tác động có chủ định của chủ thể quản lý lên hệthống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc về hành vi đốivới mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tínhtrội hợp lí của cơ cấu và đưa hệ thống đạt tới mục tiêu” [22,tr.36]

Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý một hệ thống xã hội là tácđộng có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ -nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dựkiến” [26, tr.28]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mụcđích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của nhữngngười lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thựchiện được những mục tiêu dự kiến” [31, tr.55]

Trang 11

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên

hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình

“Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển”.[22, tr.78]

Tóm lại: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”.

Chức năng lập kế hoạch: “Đây là giai đoạn quan trọngnhất của quá trình quản lý Từ trạng thái xuất phát của hệ thống,căn cứ vào mọi tiềm năng đã có và sẽ có, dự báo trạng thái kết

Trang 12

thúc của hệ thống, vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và cácbiện pháp lớn nhỏ nhằm đưa hệ thống đến trạng thái mongmuốn vào cuối năm học”.

Chức năng tổ chức: “Là giai đoạn tổ chức thực hiện kếhoạch đã được xây dựng Tổ chức là sắp đặt một cách khoahọc những yếu tố, bộ phận nhằm đạt được mục tiêu của kếhoạch Nếu người quản lý biết cách tổ chức có hiệu quả, cókhoa học thì sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể”

Chức năng chỉ đạo: “Là huy động lực lượng vào việcthực hiện kế hoạch, là phương thức tác động của chủ thể quản

lý, điều hành mọi việc nhằm đảm bảo cho hệ vận hành thuậnlợi Chỉ đạo là biến mục tiêu quản lý thành kết quả, biến kếhoạch thành hiện thực”

Chức năng kiểm tra: “Đây là giai đoạn cuối cùng củachu kỳ quản lý Giai đoạn này làm nhiệm vụ là đánh giá, kiểmtra, tư vấn, uốn nắn, sửa chữa,… để thúc đẩy hệ thống đạtđược những mục tiêu, dự kiến ban đầu và việc bổ sung điềuchỉnh và chuẩn bị cho việc lập kế hoạch tiếp theo”

Ngoài ra, còn chức năng điều chỉnh báo cáo

Trang 13

- Các chức năng quản lý

- Quản lý dạy học

- Khái niệm hoạt động dạy học

Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, dạyhọc tồn tại như một hoạt động xã hội, nó gắn liền với hoạtđộng của con người Để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục:giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dụcthẩm mỹ và giáo dục lao động, nhà trường phải dựa vào nhiềucon đường có mối quan hệ biện chứng với nhau là dạy học,lao động sản xuất, trong đó dạy học là phương tiện quan trọngnhất Như vậy, dạy học là con đường cơ bản nhằm phát triểntrí tuệ, phát triển, hoàn thiện nhân cách cho người học Dạyhọc là hoạt động được tiến hành một cách có tổ chức, có kếhoạch có nội dung và phương pháp sư phạm của người giáoviên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thứccủa người học

Trong nhà trường thì hoạt động dạy học là hoạt động trọngtâm Đó là con đường thuận lợi nhất giúp học sinh trong khoảngthời gian ngắn nhất có thể nắm vững một khối lượng tri thứcvới chất lượng cần thiết Bên cạnh đó, dạy học còn là con

Trang 14

đường quan trọng bậc nhất giúp học sinh phát triển một cách có

hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ nói chung và đặc biệt lànăng lực tư duy sáng tạo Dạy học còn là một trong những conđường chủ yếu góp phần giáo dục cho học sinh thế giới quankhoa học, nhân sinh quan cách mạng và những phẩm chất đạođức con người mới

Dạy học bao gồm hai hoạt động, đó là hoạt động dạy củathầy và hoạt động học của học sinh Hai hoạt động này luôngắn bó mật thiết với nhau, tồn tại cho nhau và vì nhau TheoBabanski: “Chỉ có tác động qua lại giữa thầy và trò thì mớixuất hiện bản thân quá trình dạy - học, nếu không có sự tácđộng qua lại giữa dạy và học sẽ làm mất đi quá trình toàn vẹnđó”.[29, tr.60]

- Quản lý hoạt động dạy học

Thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quátrình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và họcsinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằmgóp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách họcsinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

Trang 15

Như vậy, quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạtđộng sư phạm của người thầy và hoạt động học tập rènluyện của trò, để hình thành và phát triển nhân cách họcsinh.

Mục đích của quản lý hoạt động dạy học đó là chấtlượng, hiệu quả của hoạt động dạy và kết quả đạt được ở họcsinh với sự phát triển toàn diện các mặt Đảm bảo thực hiệnđầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung chươngtrình giảng dạy theo đúng tiến độ và thời gian quy định.Đảm bảo hoạt động dạy học đạt kết quả cao

Chủ thể quản lý hoạt động dạy học là Hiệu trưởng, PhóHiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn

Như vậy, quản lý hoạt động dạy học là là quá trình tácđộng có mục đích, có kế hoạch, điều khiển, điều hành kiểmtra, đánh giá hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinhnhằm đạt được kết quả cao nhất đề ra

- Kiểm tra đánh giá dạy học

- Khái niệm về kiểm tra

Trang 16

Trong Từ điển Tiếng Việt (1998) có định nghĩa:

“Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [16, tr.89]

Theo Đặng Bá Lãm (2003) “Kiểm tra là quá trình xác định mục đích, nội dung, lựa chọn phương pháp, tập hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển Kiểm tra bao gồm việc xác định điều cần kiểm tra, công cụ kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra, tức đánh giá” [17, tr.56]

Theo Phạm Viết Vượng: “Kiểm tra là phương pháp xem xét thường xuyên quá trình học tập của học sinh Mục đích của kiểm tra là tích cực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường chất lượng học tập Kiểm tra là khâu quan trọng trong quá trình dạy học nhằm đánh giá kết quả học tập” [18,

tr.99]

Theo Nguyễn Đức Chính (2005): “Đo lường là quá trình thu thập thông tin một cách có định hướng về các đại lượng đặc trưng như nhận thức, tư duy, kĩ năng và các phẩm chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục” [19, tr.45]

Trang 17

Qua các định nghĩa trên, có thể khái quát về kiểm tra

như sau: Kiểm tra là công việc nhằm đo hay xác định mức độ

về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà người học đạt được sau một quá trình học tập.

- Khái niệm đánh giá

Viết về nội dung đánh giá, tác giả Nguyễn Xuân Đàm có

ý kiến về nội dung đánh giá bao gồm một số vấn đề cơ bản

sau: “Đánh giá là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện

đã đo lường được qua sự theo dõi thường xuyên, qua các cuộc kiểm tra, thanh tra, và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trong mục tiêu quản lí.”; “Đánh giá là quá trình thu thập, xử lí thông tin để lượng định tình hình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, ra quyết định và hành động có kết quả”; “Đánh giá là một quá trình của hoạt động quản lí mà

qua đó nhà quản lí quy cho đối tượng quản lí một giá trị nào

đó.”; “Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ phát triển, những kinh nghiệm được đúc kết ở thời điểm hiện tại đang xem xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã xác lập Trên cơ sở đó nêu

Trang 18

ra những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ” [24, tr 34].

Từ những ý kiến trên chúng tôi có thể nêu khái quát định

nghĩa đánh giá trong giáo dục: là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo để đánh giá một hoạt động trong hệ thống quản lí hoặc làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.

-Kiểm tra – đánh giá trong dạy học

Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là một trong nhữnghoạt động quan trọng nhất của quá trình dạy học Kiểm tra -đánh giá kết quả học tập được xem là quá trình thu thập,chỉnh lí, xử lí thông tin một cách hệ thống những kết quả họctập ở từng giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạyhọc ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn kiếnthức, kĩ năng của môn học trong Chương trình giáo dục phổthông do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành để đánh giá sự tiến

bộ của người học qua từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạtchuẩn của người học và cuối cùng là đánh giá chất lượng của

Trang 19

quá trình dạy học (với cách hiểu chất lượng là sự trùng hợpvới mục tiêu, với chuẩn kiến thức, kĩ năng thì kiểm tra đánhgiá là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng của quy trình đàotạo).

Kiểm tra đánh giá là sự so sánh đối chiếu trình độ kiếnthức, kĩ năng, thái độ đã được hình thành ở người học vớinhững yêu cầu xác định của mục tiêu dạy học, mục tiêu đàotạo Mục tiêu dạy học là cơ sở cho việc xác định nội dung,xây dựng chương trình dạy học, lựa chọn phương pháp vàhình thức tổ chức quá trình dạy học Đồng thời mục tiêu dạyhọc chi phối toàn bộ quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả họctập của người học, từ việc xác định mục đích kiểm ta, đánhgiá đến việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổchức, yêu cầu kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận kếtquả dạy - học, mà còn đề xuất những quyết định làm thayđổi thực trạng để cho nó tốt hơn Vì vậy, kiểm tra đánh giákết quả học tập của học sinh nhằm mục đích:

Một là, phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới

những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập

Trang 20

của mình; làm sáng tỏ mức độ chưa đạt được và đạt được vềmục tiêu dạy học, trình độ kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng và thái

độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình

Hai là, công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả

học tập của mỗi em học sinh và cả tập thể lớp, giúp các emnhận ra sự tiến bộ của mình, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng

tự đánh giá, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tậpngày càng tốt hơn

Ba là, giúp giáo viên có cơ sở thực tế để hoàn thiện hoạt

động dạy, nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tựđiều chỉnh, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng vàhiệu quả dạy học

Như vậy kiểm tra đánh giá trong dạy học là kiểm trađánh giá kết quả học tập của học sinh Từ đó, đưa ra nhữngnhận định phán xét về mức độ thực hiện mục tiêu giảng dạy

đã đề ra của học sinh, đưa ra các giải pháp điều chỉnhphương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò, đưa

ra các khuyến nghị góp phần thay đổi các chính sách giáodục

- Trắc nghiệm khách quan

Trang 21

Trắc nghiệm dịch từ chữ Test Test có nguồn gốc La tinh

là testum với nghĩa nguyên thủy là lọ đất sét dùng trong thuậtluyện kim đan để thử vàng Đến giữa thế kỷ XIX, Test đượcdùng rộng rãi trong Tâm lý học để chỉ một chứng tích, bằngchứng Từ năm 1879, phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiêntrên thế giới được thiết lập tại Leipzig (Đức) bởi nhà tâm lýhọc người Đức tên là Wundt Phòng thí nghiệm này mở ramột hướng mới trong nghiên cứu: sử dụng Test làm công cụkhảo sát tâm lý Năm 1890, nhà tâm lý học Mỹ- Mac K.Cattell- đưa ra khái niệm "trắc nghiệm trí tuệ và đo lường" đểchỉ một loại chứng tích tâm lý khác biệt giữa các cá nhân Từ

đó, trắc nghiệm được hiểu theo nghĩa mở rộng là dụng cụ,phương tiện, cách thức để khảo sát, đo lường trong tâm lý.Sau đây là những tư liệu, những nghiên cứu liên quan đến trắcnghiệm từ thế kỷ XIX đến nay:

Năm 1897: Ebbinghaus (Đức) phát triển loại trắc nghiệmđiền khuyết

Năm 1904: E L Thorndike (Mỹ) viết bài nghiên cứu đầutiên về trắc nghiệm

Trang 22

Năm 1905: Binet và Simon (Pháp) phát minh loại trắcnghiệm trí thông minh dùng cho trẻ em.

Năm 1908: Trắc nghiệm của Binet được tu chỉnh Ston(Mỹ) đề xuất loại trắc nghiệm lý luận số học

Năm 1916: Trắc nghiệm Binet được tu chỉnh và đặt tên

là trắc nghiệm StanfordBinet tại Mỹ Trắc nghiệm phát triểnnhanh chóng ở các môn tập đọc, Tập viết và Làm toán

Năm 1918: Thordike, Pintner, Otis và Miller đưa ra côngtrình sơ khởi về trắc nghiệm thông minh theo lứa tuổi

Năm 1922: Trắc nghiệm thành tích học tập của đại họcStanford được Kelly, Ruch và Terman thực hiện

Năm 1945: Bắt đầu giai đoạn mới áp dụng và tinh chếphép thống kê toán học trong trắc nghiệm

Năm 1965: J P Guilford đưa ra khái niệm về khả năng

và một số trắc nghiệm để đo lường các khả năng đó mà không

bị lệ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên, môi trường sống và điềukiện văn hóa

Năm 1968: Raymond B Cattell tìm ra mối tương quangiữa khả năng và thành tích học tập

Trang 23

Tóm lại, qua những tư liệu trên, ta có thể nhận thấy rằngviệc đánh giá thành tích học tập bằng trắc nghiệm đã được đặt

ra từ rất lâu nhưng để đạt trình độ đo lường một cách khoahọc (khách quan, chính xác) thì nhân loại đã phải trải qua mộtquá trình tìm tòi, nghiên cứu và phải sử dụng nhiều những trithức có liên quan như thống kê học, toán học, tâm lý học

Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.

Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con người trong nhận thức, hoạt đông và cảm xúc Phương pháp trắc

nghiệm khách quan đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnhvực như y học, tâm lý, giáo dục … ở nhiều nước

Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đãđược sử dụng rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới trongcác kỳ thi để đánh giá năng lực nhận thức của người học, tạinước ta trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các kỳ thituyển sinh cao đẳng, đại học và kỳ thi kết thúc học phần tại

Trang 24

nhiều trường Bắt đầu từ năm 2017 trắc nghiệm khách quan

đã được sử dụng ở hầu hết các môn trong kỳ thi THPT quốcgia, một trong những kỳ thi hết sức quan trọng của học sinhTHPT

Có một số loại hình câu hỏi và các thành tố của bài trắcnghiệm được sử dụng trong khi viết một bài TNKQ: câu hỏinhiều lựa chọn (MCQ), câu ghép đôi, câu hỏi đúng-sai (T/F),câu điền khuyết

- Kiểm tra - đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan

Theo Quentin Stodola và Kalmer Stordahl [2], bài trắcnghiệm được gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm là kháchquan chứ không chủ quan như đối với bài TNTL Thôngthường có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏicủa bài trắc nghiệm nhưng chỉ có một câu là câu trả lời đúnghay câu trả lời tốt nhất Bài TNKQ được chấm điểm bằngcách đếm số lần mà người làm trắc nghiệm đã chọn được câutrả lời đúng trong số những câu trả lời đã được cung cấp (Một

số cách chấm điểm còn cả sự phạt điểm do đoán mò – ví dụnhư trừ đi một tỉ lệ nào đó của số câu trả lời sai đối với số câutrả lời đúng) Có thể coi là kết quả chấm điểm sẽ như nhau

Trang 25

không phụ thuộc vào việc ai chấm bài trắc nghiệm đó Thôngthường một bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi hơn là một bàiTNTL, và mỗi câu hỏi được trả lời bằng một dấu hiệu đơngiản.

Như vậy, kiểm tra đánh giá bằng TNKQ là phương pháp

để kiểm tra năng lực trí tuệ của học sinh thông qua những câuhỏi có kèm theo câu trả lời sẵn Hệ thống câu hỏi này cungcấp cho học sinh một phần hoặc tất cả thông tin nhưng yêucầu học sinh lựa chọn một câu trả lời đúng hoặc câu trả lời tốtnhất hay điền thêm nội dung đúng

ST

T

TRẮC NGHIỆMKHÁCH QUAN

TRẮC NGHIỆM

TỰ LUẬN

1

Bài KT có rất nhiều câu

hỏi nên có thể KT được

và kỹ năng của HS dễ gâyhiện tượng dạy tủ, học tủ

2 Có thể KT đánh giá trong Mất nhiều thời gian để tiến

Trang 26

một thời gian ngắn trên

diện rộng hành KT trên diện rộng

3

Chấm bài nhanh, khách

quan Tạo điều kiện để HS

tự đánh giá kết quả trình

độ học tập của mình một

cách chính xác

Hs khó có thể tự đánh giá kếtquả học tập của mình một

cách chính xác

4

Sự phân phối điểm trên

diện rộng, có thể phân biệt

rõ ràng trình độ của HS

Sự phân phối điểm trên diệnhẹp, nên khó có thể phân biệtđược rõ ràng trình độ của HS

5

Có thể sử dụng các

phương tiện hiện đại trong

chấm bài, và phân tích kết

quả KT của HS

Không sử dụng được cácphương tiện hiện đại trongchấm bài và phân tích kếtquả học tập của HS

của HS

Trang 27

Không góp phần cho việc

rèn luyện khả năng diễn

đạt, trình bày ý kiến của

HS

Góp phần rèn luyện cho HSkhả năng diễn đạt và trìnhbày ý kiến của mình

3

Hạn chế việc đánh giá khả

năng sáng tạo của HS, chỉ

giới hạn sự suy nghĩ của

HS trong phạm vi xác

định

HS có điều kiện để bộc lộkhả năng sáng tạo của mình

4 Biên soạn khó, tốn nhiều

thời gian

Biện soạn không khó, tốn ít

thời gianQua so sánh giữa hai hình thức trắc nghiệm khách quan

và trắc nghiệm tự luận cho thấy mối loại trắc nghiệm có ưu vànhược của nó Vì vậy, tuỳ từng nghiên cứu mà sử dụng loạitrắc nghiệm nào nổi trội để đạt kết quả tốt nhất, khách quan và

độ tin cậy cao nhất

- Quản lý kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan

Quản lý kiểm tra đánh giá bằng TNKQ là quá trình tácđộng có mục đích, có kế hoạch đảm bảo tính pháp lý của nhà

Trang 28

quản lý vào thầy giáo và học sinh trong quá trình dạy học, nhằmxác định tri thức của học sinh nắm được so với yêu cầu củachương trình, với yêu cầu của giáo dục đào tạo để hình thành vàphát triển nhân cách, thực hiện mục tiêu giáo dục Kiểm trađánh giá vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để thực hiện quá trìnhquản lý tiếp theo và để thực hiện tốt quá trình dạy – học; Vìvậy, quản lý kiểm tra đánh giá TNKQ là một khâu không thểtách rời trong công tác quản lý giáo dục của người lãnh đạo.Quản lý tốt kiểm tra đánh giá TNKQ là thúc đẩy các mối liên hệgắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó kiểm trađánh giá vừa là xác định kết quả học tập, vừa là tiền đề xâydựng tạo ra các quyết định quản lý.

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan ở các trường trung học phổ thông

- Vị trí, chức năng vai trò và nguyên tắc của kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh trường trung học phổ thông

- Vị trí của kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Lịch

sử ở trường trung học phổ thông

Trang 29

Môn lịch sử ở các trường phổ thông nói chung và THPThuyện Kỳ Sơn nói riêng có vị trí chức năng và nhiệm vụ quantrọng để đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ Chương trình lịch sử ởtrường phổ thông bao gồm các kiến thức khái quát, cụ thể vềlịch sử từng quốc gia dân tộc Do vậy, lượng kiến thức vôcùng rộng lớn cả với thầy và trò Việc học tập lịch sử khôngphải cung cấp một số kiến thức, và mẩu chuyện về quá khứ

mà trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học Lịch sử làhiện tượng khách quan, tồn tại độc lập, không lệ thuộc vàonhận thức của con người Nhận thức là một quá trình từ khôngbiết đến biết Từ hiểu sơ lược đến hiểu sâu sắc Vì vậy nộidung dạy học lịch sử tuy gồm những kiến thức tương đối ổnđịnh song vẫn phản ánh kịp thời những thành tựu mới củakhoa học lịch sử

Xét trên quan điểm hệ thống, quy trình đào tạo (QTĐT)được xem như một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu(MT), nội dung (ND) Hình thức tổ chức dạy – học(HTTCDH), phương pháp dạy (PPD) của thầy, phương pháphọc (PPH) của trò và cuối cùng là kiểm tra đánh giá (KTĐG)kết quả của người học

- Quy trình đào tạo môn Lịch sử

Trang 30

Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau theo một sơ đồcấu trúc nhất định Đó là từ phân tích nhu cầu của xã hội, trên

cơ sở triết lí của nền giáo dục và các cơ sở khác (hệ) mục tiêucủa một cấp học, bậc học, ngành học được xác định Đây làcác mốc cơ bản để thiết kế chương trình, lựa chọn và sắp xếpnội dung đào tạo Hệ mục tiêu còn định hướng cho việc tìm

ra các hình thức tổ chức dạy – học phù hợp trong đó ngườidạy và người học tìm được các phương pháp dạy – học tươngứng để đạt mục tiêu

Trong sơ đồ kiểm tra – đánh giá là khâu cuối cùng vàcũng là khâu quan trọng nhất bởi lẽ nó không chỉ cho ta biếtquá trình đào tạo có đạt mục tiêu hay không, mà còn cungcấp các thông tin hữu ích để điều chỉnh toàn bộ các hoạt độngđào tạo môn Lịch sử xảy ra trước đó

- Chức năng của kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông

Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí chức năng vànhiệm vụ quan trọng để đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ Chươngtrình lịch sử ở trường phổ thông bao gồm các kiến thức kháiquát, cụ thể về lịch sử từng quốc gia dân tộc Do vậy lượng

Trang 31

kiến thức vô cùng rộng lớn cả với thầy và trò Việc học tậplịch sử không phải cung cấp một số kiến thức, và mẩu chuyện

về quá khứ mà trang bị cho học sinh những kiến thức khoahọc Lịch sử là hiện tượng khách quan, tồn tại độc lập, không

lệ thuộc vào nhận thức của con người Nhận thức là một quátrình từ không biết đến biết,từ hiểu sơ lược đến hiểu sâu sắc.Vì vậy nội dung dạy học lịch sử tuy gồm những kiến thứctương đối ổn định song vẫn phản ánh kịp thời những thànhtựu mới của khoa học lịch sử Do vậy, chức năng của kiểm trađánh giá trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổthông bao gồm:

Chức năng định hướng:

Đánh giá giáo dục được tiến hành trên cơ sở của mụctiêu giáo dục Nó tiến hành phán đoán sự sai lệch giữa hiệntrạng thực tế và mục tiêu đề ra trước đó, làm cho khoảng cáchnày ngày một ngắn hơn

Chính vì vậy kiểm tra đánh giá môn Lịch sử là cái đích

để người dạy hướng dẫn người học cùng vươn tới, hơn nữakiểm tra đánh giá giúp đơn vị giáo dục lập kế hoạch dạy -học để cùng hướng tới việc đạt mục tiêu

Trang 32

Chức năng định hướng của đánh giá tồn tại khách quan,không bị ý chí cá nhân của con người chi phối Ngoài ra đánhgiá giáo dục còn có khả năng tác động và bảo đảm tính thôngsuốt cho quá trình thực hiện các mục tiêu, chính sách giáo dục.

Chức năng đốc thúc, kích thích, tạo động lực:

Thông qua kiểm tra đánh giá, giáo dục có thể kíchthích tinh thần ham học hỏi và không ngừng vươn lên của đốitượng được đánh giá

Sau mỗi bài kiểm tra, nhờ kết quả đó sẽ giúp học sinhthấy được mức độ nắm bắt kiến thức của bản thân để cóhướng phấn đấu cho bài kiểm tra sau Đối với mỗi đối tượnghọc sinh sẽ có những tác dụng riêng, với những em học giỏi,kết quả học tập tốt sẽ động viên khích lệ các em hăng say họctập, còn đối với những em học học yếu kết quả sẽ là mộtminh chứng thôi thúc các em, cố gắng vươn lên Như vậy, đãtạo ra môi trường cạnh tranh chính thức hoặc phi chính thức

Trong quá trình quản lí dạy và học, căn cứ vào đặc điểmcông việc và qui luật hoạt động của ngành giáo dục chúng ta

có thể sử dụng đánh giá để đôn đốc, tăng cường tinh thầncạnh tranh giữa các đối tượng được đánh giá Từ đó cóh tể

Trang 33

giúp cho những đối tượng này thực hiện được những mục tiêu

đề ra trong tương lai

Chức năng cải tiến, dự báo:

Nhờ có đánh giá mới phát hiện được những vấn đề tồntại trong công tác dạy và học môn Lịch sử, từ đó tiến hành sửdụng các biện pháp thích hợp để bù đắp những chỗ thiếu hụthoặc loại bỏ những sai sót không đáng có Đó chính là chứcnăng cải tiến và dự báo của đánh giá Ví dụ, nhờ có phân tích

và nghiên cứu từng khâu, từng bước trong quản lí giáo dục vàkiểm tra đánh giá tính chính xác, độ thích hợp của các hoạtđộng giáo dục, chúng ta mới có thể phán đoán hoặc dự báocác vấn đề hoặc các khâu còn yếu kém trong công tác dạy và

Trang 34

học Đây sẽ là căn cứ đáng tin cậy để tiến tới việc xác lậpmục tiêu cải tiến giáo dục.

Để tiến tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượngdạy và học, không thể thiếu kiểm tra - đánh giá: Đó chính làmột trong những ý nghĩa thực tế quan trọng nhất của công tácđánh giá

- Vai trò của kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Lịch

sử ở trường trung học phổ thông

Việc đánh giá dạy - học môn Lịch sử thường xuyên là rấtquan trọng đối với không chỉ có giáo viên, các nhà quản lí, màcòn đối với cả học sinh

Đối với giáo viên

Việc đánh giá dạy học sẽ giúp giáo viên biết được hiệuquả và chất lượng giảng dạy Thông qua đánh giá dạy – học,người giáo viên thu thập các thông tin một cách nhanh chóng

và trực tiếp Người giáo viên không chỉ có giảng dạy khôngthôi mà còn biết kết hợp với đánh giá trong suốt cả quá trìnhgiảng dạy Bởi khi người giáo viên thực hiện được việc đánhgiá cũng có nghĩa là người giáo viên sẽ đứng ở vị trí của

Trang 35

người học, sẽ tìm hiểu những động cơ của học sinh, năng lực,khả năng tiếp thu của học sinh, thực tế giảng dạy ra sao:nhanh hay chậm, có quá khó hay phức tạp hay không vv để

từ đó có những điều chỉnh, sửa đổi sao cho phù hợp

Những thông tin mà giáo viên thu thập được thông quaviệc đánh giá rất hữu ích, nó giúp cho người giáo viên có thể

ra được những quyết định kịp thời và đúng đắn trước, trongkhi, hoặc sau khi giảng Cụ thể là: Cần phải ra những quyếtđịnh trước khi giảng bài để đặt ra những mục đích học tập.Trong khi lên lớp, phải có những quyết định cách thức vànhịp độ giới thiệu thông tin bài giảng hấp dẫn, thu hút sự chú

ý, kiểm soát hành vi của học sinh, điều chỉnh kế hoạch bàigiảng Sau bài giảng, giáo viên đánh giá việc học tập của họcsinh, các hoạt động giảng dạy và ngay chính bản thân mình đểcải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy

Đối với các nhà quản lí

Thông qua đánh giá, các nhà quản lí sẽ ra những quyếtđịnh phù hợp để điều chỉnh chương trình đào tạo và tổ chứcgiảng dạy và học tập môn Lịch sử cũng như ra các quyết định

về đánh giá kết quả học tập của học sinh

Ngày đăng: 19/03/2020, 22:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w