* Phạm vi khoa học: Luận án dự kiến tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau: - Tổng quan có chọn lọc và đúc rút cơ sở địa lí của việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT, áp dụng cho nghiên cứu hu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-o0o
NGUYỄN QUANG TUẤN
CƠ SỞ ĐỊA LÍ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ
Hà Nội, 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-o0o
NGUYỄN QUANG TUẤN
CƠ SỞ ĐỊA LÍ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ
Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 62.44.70.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS.TS Trương Quang Hải
2 PGS.TS Phạm Quang Tuấn
Hà Nội, 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm khắc, tận tình và chu
đáo của GS.TS Trương Quang Hải và PGS.TS Phạm Quang Tuấn - Tác giả
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy - những người đã thường xuyên dạy bảo, khuyến khích, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được những chỉ bảo và góp ý quý
báu của các thầy cô, các nhà khoa học: GS.TS Nguyễn Cao Huần, GS.TS Đào Đình Bắc, TS Phạm Quang Anh, PGS.TS Hoàng Đức Triêm, PGS.TS Nguyễn Khanh Vân, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh, PGS.TS Vũ Văn Phái, PGS.TS Trần Văn Ý, PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân, PGS.TS Nguyễn Thị Hải, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chương, PGS.TS Lê Văn Thăng, PGS.TS Đặng Văn Bào, nhà cảnh quan Nguyễn Thành Long, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thạch, PGS.TS Nhữ Thị Xuân, PGS.TS Hà Văn Hành, PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm, PGS.TS Trần Văn Tuấn, PGS.TS Nguyễn Hiệu, PGS.TS Trần Anh Tuấn, TS Mẫn Quang Huy, TS Đinh Thị Bảo Hoa, TS Vũ Kim Chi, TS Nguyễn An Thịnh, TS Nguyễn Đình Kỳ, TS Lại Huy Anh, TS Uông Đình Khanh, TS Nguyễn Văn Toàn, TS Đỗ Văn Thanh, TS Trần Thanh Hà
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo, đồng nghiệp Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Huế, Trung tâm Đào tạo Quốc tế - Đại học Huế, Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị và cán bộ UBND huyện Kỳ Anh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, Ban Quản lý khu Kinh tế Vũng Áng
và các cơ quan khác tại địa phương - khu vực nghiên cứu của luận án
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo
và đồng nghiệp trong Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lý, Bộ môn Sinh thái Cảnh quan và Môi trường, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như bạn bè và gia đình đã động viên tác giả rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận án
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Nguyễn Quang Tuấn
Trang 5- i -
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ vi
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
5 Những điểm mới của luận án 4
6 Luận điểm bảo vệ 4
7 Cơ sở tài liệu 4
8 Cấu trúc luận án 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
1.1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 6
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về cơ sở địa lí cho sử dụng hợp lý TN và BVMT 6
1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về huyện Kỳ Anh 10
1.2 CƠ SỞ ĐỊA LÍ HỌC TRONG SỬ DỤNG HỢP LÝ TN VÀ BVMT 10
1.2.1 Quan niệm về sử dụng hợp lý TN và bảo vệ MT 10
1.2.2 Mối quan hệ giữa phân tích, đánh giá cảnh quan và địa lí học với nghiên cứu sử dụng hợp lý TNTN 12
1.2.3 Hướng tiếp cận địa lí trên cơ sở cảnh quan học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 14
1.2.4 Cơ sở lý luận, nguyên tắc nghiên cứu và đánh giá cảnh quan 16
1.2.5 Nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lãnh thổ cấp huyện 19
1.3 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU 26
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu 26
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 29
1.3.3 Các bước nghiên cứu 32
Tiểu kết chương 1 36
Trang 6- ii -
Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ SỰ PHÂN
HÓA LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 37
2.1 CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN 37
2.1.1 Vị trí địa lí 37
2.1.2 Địa chất và địa mạo 38
2.1.3 Khí hậu và thuỷ văn 42
2.1.4 Thổ nhưỡng và sinh vật 51
2.1.5 Hoạt động nhân sinh 66
2.2 HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN 79
2.2.1 Hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu 80
2.2.2 Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan khu vực 82
2.2.3 Đặc điểm các đơn vị cảnh quan 88
2.2.4 Phân vùng cảnh quan và tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu 94
Tiểu kết chương 2 98
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ KHÔNG GIAN BỐ TRÍ ĐIỂM DÂN CƯ HUYỆN KỲ ANH 99
3.1 ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO CÁC MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN 99
3.1.1 Nhu cầu sinh thái một số loại cây trồng chính và NTTS 99
3.1.2 Tiêu chí xác định không gian ưu tiên cho bố trí các điểm dân cư 101
3.1.3 Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi sinh thái cảnh quan 103
3.1.4 Hiện trạng phân bố và mức độ thích nghi sinh thái 121
3.2 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN VÀ BVMT 125
3.2.1 Xu thế tổ chức không gian lãnh thổ huyện Kỳ Anh 125
3.2.2 Phân tích kết quả đánh giá CQ 129
3.2.3 Tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT 129
Tiểu kết chương 3 132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
PHỤ LỤC 1: Đặc tính lý hóa của một số phẫu diện đất đặc trưng i
PHỤ LỤC 2: Đặc điểm các đơn vị cảnh quan xiii
PHỤ LỤC 3: Tiềm năng tài nguyên đất và thảm thực vật theo các tiểu vùng cảnh quan xv
PHỤ LỤC 4: Kết quả đánh giá riêng cho từng mục đích sử dụng xvi
PHỤ LỤC 5: Một số hình ảnh khảo sát thực địa xviii
Trang 7- iii -
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
CN-TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trang 8- iv -
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1:Thống kê diện tích theo các kiểu địa hình 41
Bảng 2.2:Thống kê diện tích theo các cấp độ dốc địa hình 42
Bảng 2.3:Một số đặc trưng về khí hậu huyện Kỳ Anh 43
Bảng 2.4:Nhiệt độ trung bình tháng trong nhiều năm (1963 - 2011) ở các trạm thuộc khu vực nghiên cứu và lân cận 44
Bảng 2.5:Lượng mưa trung bình tháng trong nhiều năm (1963 - 2011) ở các trạm khu vực nghiên cứu và lân cận 45
Bảng 2.6:Số ngày mưa trung bình các tháng trong nhiều năm trạm Kỳ Anh 46
Bảng 2.7:Độ ẩm tương đối các tháng trong năm trạm Kỳ Anh 46
Bảng 2.8:Lượng bốc hơi nước các tháng trong năm trạm Kỳ Anh 47
Bảng 2.9:Tốc độ gió trung bình hàng tháng trong năm trạm Kỳ Anh 48
Bảng 2.10:Đặc điểm một số sông chính ở huyện Kỳ Anh 49
Bảng 2.11:Diện tích và tỷ lệ phần trăm các loại đất huyện Kỳ Anh 51
Bảng 2.12:Diện tích, cơ cấu các kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu 57
Bảng 2.13:Dân số và lao động huyện Kỳ Anh 2000 - 2010 66
Bảng 2.14:Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 67
Bảng 2.15:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kỳ Anh 69
Bảng 2.16:Cơ cấu HTSDĐ năm 2010 huyện Kỳ Anh 72
Bảng 2.17:Biến động SDĐ huyện Kỳ Anh thời kỳ 2000 - 2010 74
Bảng 2.18: Chất lượng môi trường không khí 75
Bảng 2.19:Chất lượng MT nước mặt 76
Bảng 2.20:Chất lượng môi trường nước ngầm 76
Bảng 2.21:Chất lượng môi trường đất 77
Bảng 2.22:Hệ thống đơn vị phân loại CQ huyện Kỳ Anh 82
Bảng 3.1:Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá chung về độ phì của đất 108
Bảng 3.2:Phân cấp chỉ tiêu ĐGTN cho phát triển nông lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu 110 Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá dạng cảnh quan đối với phát triển nông lâm nghiệp ở huyện Kỳ Anh 111
Trang 9- v -
Bảng 3.4:Phân cấp chỉ tiêu đánh giá phục vụ định hướng không gian ưu tiên bố trí các điểm dân cư ở lãnh thổ nghiên cứu 114Bảng 3.5:Chỉ tiêu đánh giá các dạng cảnh quan đối với định hướng không gian ưu tiên bố trí các điểm dân cư huyện Kỳ Anh 115Bảng 3.6:Tổng hợp diện tích theo mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan đối với cây chuyên canh và NTTS khu vực huyện Kỳ Anh 117Bảng 3.7:Nhu cầu QH SDĐ giai đoạn 2010 - 2020 120Bảng 3.8: Tổng hợp diện tích theo mức độ thuận lợi của các dạng cảnh quan đối với định hướng không gian ưu tiên cho bố trí các điểm dân cư 120Bảng 3.9:Hiện trạng phân bố các đối tượng đánh giá trên các dạng CQ và mức độ thích nghi sinh thái huyện Kỳ Anh 122Bảng 3.10:Đề xuất hướng khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ 132
Trang 10- vi -
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Quy trình đánh giá, PHTN sinh thái của các dạng CQ đối với
nông lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu 18
Sơ đồ 1.2 : Tuyến khảo sát thực địa huyện Kỳ Anh 30
Sơ đồ 1.3 : Lát cắt cảnh quan huyện Kỳ Anh 30
Sơ đồ 1.4 : Quy trình nghiên cứu 35
Bản đồ 2.1 : Hành chính huyện Kỳ Anh 37
Bản đồ 2.2 : Địa chất huyện Kỳ Anh 38
Bản đồ 2.3 : Địa hình huyện Kỳ Anh 40
Bản đồ 2.4 : Mô hình số độ cao huyện Kỳ Anh 40
Bản đồ 2.5 : Độ dốc địa hình huyện Kỳ Anh 40
Bản đồ 2.6 : Mức độ chia cắt sâu huyện Kỳ Anh 40
Bản đồ 2.7 : Địa mạo huyện Kỳ Anh 40
Bản đồ 2.8 : Phân kiểu sinh khí hậu huyện Kỳ Anh 42
Bản đồ 2.9 : Mạng lưới thủy văn và tài nguyên nước mặt huyện Kỳ Anh 49
Bản đồ 2.10 : Thổ nhưỡng huyện Kỳ Anh 51
Bản đồ 2.11 : Thảm thực vật huyện Kỳ Anh 56
Bản đồ 2.12 : Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Kỳ Anh 72
Bản đồ 2.13 : Dự báo nguy cơ trượt lở huyện Kỳ Anh 78
Bản đồ 2.14 : Cảnh quan huyện Kỳ Anh 81
Bản đồ 2.15 : Phân vùng cảnh quan huyện Kỳ Anh 94
Bản đồ 3.1 : Phân hạng thích nghi cây Chè huyện Kỳ Anh 118
Bản đồ 3.2 : Phân hạng thích nghi cây Cao su huyện Kỳ Anh 118
Bản đồ 3.3 : Phân hạng thích nghi cây Lạc huyện Kỳ Anh 119
Bản đồ 3.4 : Phân hạng thích nghi cây Sắn huyện Kỳ Anh 119
Bản đồ 3.5 : Phân hạng thích nghi nuôi trồng thủy sản huyện Kỳ Anh 119
Bản đồ 3.6 : Phân hạng mức độ thuận lợi không gian ưu tiên bố trí các điểm dân cư huyện Kỳ Anh 120
Bản đồ 3.7 : Định hướng sử dụng không gian lãnh thổ huyện Kỳ Anh 129
Trang 11- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hoạt động PTKT của con người luôn gắn liền với khai thác, sử dụng TNTN dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau Phần lớn các hoạt động này chỉ chú trọng đến nhu cầu, lợi ích của việc khai thác mà ít quan tâm đến tính bền vững của lãnh thổ Hậu quả của quá trình này là sự suy giảm TN và đa dạng sinh học, sự biến đổi của các ĐKTN và MT gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người Để giải quyết những bất cập đó, cần phải có những nghiên cứu mang tính tổng hợp nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT
Tiếp cận CQ học và đánh giá tổng hợp CQ là một hướng nghiên cứu địa lí tổng hợp, kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ quy luật phân hóa lãnh thổ và là cơ sở khoa học cho việc định hướng tổ chức không gian phát triển KT - XH và BVMT sinh thái bền vững theo từng đơn vị lãnh thổ, là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay
Kỳ Anh là một huyện đồi núi ven biển thuộc tỉnh Hà Tĩnh, đa dạng về ĐKTN và giàu tiềm năng TNTN, có điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền kinh
tế đa ngành về cả nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và du lịch Tuy nhiên, quá trình khai thác và sử dụng TN hiện tại còn thiếu cơ sở khoa học, mang tính tự phát, chưa dựa trên tiềm năng tự nhiên vốn có của vùng là những nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ trong PTKT, gây mất cân bằng hệ sinh thái, làm xu thế suy thoái TN
và ô nhiễm MT ngày một gia tăng Đặc biệt, trong những năm gần đây các dự án PTKT, QH khu đô thị và các khu công nghiệp đã tác động ngày càng lớn đến MT tự nhiên và TNTN huyện Kỳ Anh Do đó, đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển
KT - XH bền vững gắn với việc sử dụng hợp lý TN và BVMT được xem là yêu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ những lý do nêu trên cùng với lòng mong muốn được góp phần vào sự PTBV của huyện đồi núi ven biển miền Trung, luận án đã được thực hiện
theo hướng tổng hợp với tên đề tài là: “Cơ sở địa lí của việc sử dụng hợp lý TN
thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”.
Trang 12Xác lập cơ sở khoa học cho việc đánh giá tổng hợp điều kiện địa lí và CQ phục
vụ định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh
- Phân tích tính chất đặc thù và sự phân hoá về điều kiện địa lí và MT, phân loại CQ và thành lập bản đồ CQ
- Phân tích thực trạng khai thác một số dạng TN (đất, rừng, TN thủy hải sản) thông qua các hoạt động kinh tế và những vấn đề MT khu vực nghiên cứu
- Đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lí theo đơn vị CQ phục vụ cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững và định hướng không gian ưu tiên bố trí các điểm dân cư
- Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT phục vụ cho phát triển nông, lâm nghiệp và bố trí các điểm dân cư ở huyện đồi núi ven biển
Phần biển: Căn cứ vào công ước quốc tế Ramsar về: “bảo tồn, sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng
Trang 13* Phạm vi khoa học:
Luận án dự kiến tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau:
- Tổng quan có chọn lọc và đúc rút cơ sở địa lí của việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT, áp dụng cho nghiên cứu huyện Kỳ Anh;
- Nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ, thành lập bản đồ CQ và bản đồ phân vùng CQ tỷ lệ 1:50.000;
- Đánh giá tổng hợp CQ cho phát triển các cây ưu thế như: chè, cao su, lạc, sắn và NTTS;
- Đánh giá mức độ thuận lợi của các dạng CQ phục vụ xác định không gian
ưu tiên cho các điểm dân cư đô thị và nông thôn;
- Trên cơ sở phân tích và đánh giá CQ, đề xuất định hướng tổ chức không gian lãnh thổ sử dụng hợp lý TNTN và BVMT phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp
và không gian ưu tiên bố trí các điểm dân cư ở huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ thêm quy luật phân hoá lãnh thổ và hình thành nên các đơn vị CQ ở một huyện có ĐKTN phân hoá khá phức tạp như huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh Đồng thời, luận án góp phần phát triển cơ sở lý luận tiếp cận địa lí trong đánh giá tổng hợp ĐKTN, làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của CQ ứng dụng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý TNTN, BVMT và bố trí không gian ưu tiên cho các điểm dân cư ở quy mô lãnh thổ cấp huyện
* Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu cùng hệ thống cơ sở dữ liệu số đồng bộ của luận án sẽ là nguồn tài liệu tổng hợp cần thiết và đáng tin cậy trong công tác QH và quản lý TNTN và BVMT huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh theo hướng bền vững
Trang 14- 4 -
5 Những điểm mới của luận án
- Nghiên cứu đặc điểm phân hoá lãnh thổ, phân tích cấu trúc CQ, thành lập bản
đồ CQ và bản đồ phân vùng CQ huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh tỷ lệ 1:50.000
- Đánh giá CQ làm cơ sở đề xuất định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý các tiểu vùng CQ và BVMT phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bố trí không gian các điểm dân cư ở huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh
6 Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Huyện Kỳ Anh nằm ở Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh, có ĐKTN
đa dạng, có các hợp phần tự nhiên và CQ mang đặc thù của một huyện đồi núi ven biển Lãnh thổ Kỳ Anh phân hoá thành 4 lớp CQ, 5 phụ lớp CQ, 1 kiểu CQ, 5 phụ kiểu CQ, 15 hạng CQ, 51 loại CQ và 71 dạng CQ Các dạng CQ là đơn vị cơ sở để đánh giá phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ đối với phát triển nông lâm nghiệp và bố trí các điểm dân cư huyện Kỳ Anh
Luận điểm 2: Đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN, xác định mức độ thích
nghi của các dạng CQ cho mục đích phát triển các cây ưu thế (chè, cao su, lạc, sắn), NTTS và bố trí các điểm dân cư là cơ sở khoa học phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý TNTN và BVMT huyện Kỳ Anh
7 Cơ sở tài liệu
Ngoài những kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong và ngoài nước, luận
án đã được thực hiện dựa vào việc sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Tư liệu ảnh viễn thám: ảnh vệ tinh Landsat TM năm 1993, 2009, SPOT năm
2007, 2008, ALOS 2010 khu vực huyện Kỳ Anh Đây là những nguồn tư liệu quan trọng cho nghiên cứu thảm thực vật và HTSDĐ lãnh thổ nghiên cứu
- Các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực bản đồ, viễn thám và GIS như: MapInfo, Microstation, ArcGIS, Envi, đã được chính tác giả sử dụng để xây dựng, hiệu chỉnh, bổ sung, chỉnh hợp và biên tập các bản đồ chuyên đề và bản đồ tổng hợp
- Kết quả điều tra nghiên cứu thực địa: nghiên cứu đặc điểm và sự phân hoá các yếu tố thành tạo CQ, thực trạng TCLT huyện Kỳ Anh Kết quả của đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ “Ứng dụng GIS vào việc nghiên cứu và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ cho phát triển đa mục tiêu ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” do
chính tác giả luận án làm chủ trì
Trang 15- 5 -
- Cơ sở dữ liệu bản đồ nền và chuyên đề, gồm: Bản đồ địa hình huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000; Sơ đồ địa chất huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:200.000; Bản đồ hiện trạng rừng huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:50.000; Bản đồ QH ba loại rừng huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:50.000; Bản đồ thổ nhưỡng huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:50.000; Bản đồ HTSDĐ năm 2010 tỷ lệ 1:50.000
- Các đề tài, dự án, báo cáo khoa học về điều tra ĐKTN, TN và MT huyện
Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
8 Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan và sự phân hoá lãnh
thổ nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp và không
gian bố trí điểm dân cư huyện Kỳ Anh
Trang 16- 6 -
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về cơ sở địa lí cho sử dụng hợp lý TN và BVMT
1.1.1.1 Trên thế giới
Trong những năm gần đây, CQ học với tư cách là khoa học địa lí TN tổng hợp liên ngành đã đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức không gian và định hướng sử dụng hợp lý TNMT Kể từ khi lý luận khoa học về CQ học được phát triển vào giữa thế kỷ XVIII, nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực này đã được hình thành trên nền tảng các nghiên cứu ở nhiều quy mô lãnh thổ khác nhau
Là một hướng nghiên cứu quan trọng trong hệ thống các khoa học địa lí, CQ học đã trải qua lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với sự phát triển của nhiều khoa học liên quan cũng như phát triển tư duy TCLT Điều này đưa tới sự phân dị về các quan điểm khoa học, sự hình thành các định hướng khác nhau trên thế giới Các nhà khoa học Liên Xô cũ, Đông Âu và Việt Nam nghiên cứu cảnh quan theo hướng tiếp cận địa lí tự nhiên, tổ chức lãnh thổ chủ yếu dựa trên cơ sở ĐKTN Các học giả Bắc
Mỹ và châu Âu, với phương pháp tiếp cận liên ngành gắn nghiên cứu CQ với KT -
XH và địa lí nhân văn với việc ứng dụng trong QH phục vụ PTBV Một hướng tiếp cận phổ biến hiện nay là “tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu CQ học” [7,38,56,79,85,87,100,118,119,121,133,145,151]
Sự phát triển của CQ học được chia theo nhiều giai đoạn khác nhau gắn liền với các mục đích khai thác sử dụng TN Giai đoạn đầu tiên được đặc trưng bởi quá trình điều tra và khai thác lãnh thổ, phát triển mạnh ở các nước Đông Âu và Liên
Xô cũ Các nghiên cứu CQ học giai đoạn này được phân chia riêng rẽ thành hai hướng: (i) hướng chú trọng tới cấu trúc CQ, mô tả và lập bản đồ các yếu tố thành tạo CQ, phát triển ở Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu; (ii) hướng chú trọng nghiên cứu các quần xã sinh vật, phát triển phổ biến ở nhiều quốc gia Tây và Trung
Âu [132,133,138,140,145,151]
Giai đoạn phát triển thứ hai được đánh dấu bằng quan điểm của nhà địa lí học Đức là Carl Troll (1939) về sinh thái cảnh quan Ban đầu, khoa học này được phát triển chủ yếu tại các nước nói tiếng Đức và tiếng Hà Lan, sau đó được phát triển mở rộng ở các nước nói tiếng Anh và trên phạm vi toàn thế giới Từ những
Trang 17- 7 -
năm 1980, CQ học đạt được nhiều mốc quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, trong
đó hướng sinh thái hóa CQ học được nhấn mạnh Giai đoạn này gắn liền với những vấn đề cấp bách về những thay đổi MT, sự PTKT nhanh chóng cũng như các tiến bộ khoa học công nghệ Có thể kể tên các sự kiện nổi bật nhất trong tiến trình phát triển của sinh thái CQ hiện nay: sự ra đời của Hiệp hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế (IALE) vào năm 1982; sự thành lập của nhiều chi hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế tại nhiều quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ La tinh, châu Á, châu Phi và châu Đại dương; sự ra đời của hai tạp chí quốc tế của uy tín nhất về sinh thái CQ là “Tạp chí Sinh thái Cảnh quan” (Journal of Landscape Ecology) và “Tạp chí Cảnh quan và
QH Đô thị” (Journal of Landscape and Urban Planning) Sinh thái CQ Bắc Mỹ tập trung vào nghiên cứu các đặc trưng sinh thái của CQ Trong khi đó, sinh thái CQ châu Âu tập trung vào hướng nghiên cứu ứng dụng trong phân vùng lãnh thổ, đánh giá và QH SDĐ đai trong đó coi nhân tố con người là yếu tố thống nhất trong CQ
Sự phát triển về phương pháp nghiên cứu gắn liền với công nghệ vũ trụ và công nghệ máy tính đã thúc đẩy sự chuyển biến từ các nghiên cứu thuần túy mô tả định tính chuyển sang phân tích định lượng và mô hình hóa Đóng góp lớn vào sự phát triển về phương pháp đó là khả năng tiếp cận các dữ liệu và thông tin không gian nhờ công nghệ viễn thám GIS cũng là tác nhân quan trọng trong trắc lượng cấu trúc, chức năng CQ dựa trên xây dựng các mô hình thống kê và mô hình hóa không gian Trong những năm gần đây, từ quan điểm ứng dụng, nghiên cứu CQ theo hướng sinh thái đã đóng vai trò rất quan trọng với tư cách là cơ sở khoa học cho quản lý TN và PTBV [87,105,138,144]
Tại bán đảo Scandinavia và các nước Baltic, các nhà địa lí là những người tiên phong trong phát triển sinh thái CQ (Brandt 1997) Riêng tại Đan Mạch, hiệp hội CQ quốc gia đã quy tụ được rất nhiều nhà địa lí, sinh thái và QH khác nhau
Có hai xu thế phát triển chung về nghiên cứu CQ trên thế giới:
- Xu hướng liên ngành: Trong xu hướng nghiên cứu hiện đại, hầu hết CQ
được coi như một hệ thống sinh thái - xã hội phức tạp (Anderies và nnk., 2004), đòi hỏi có hướng tiếp cận liên ngành và đa tỷ lệ (hoặc đa quy mô) [129] Sự kết hợp giữa khoa học CQ và sinh thái đã làm xuất hiện thuật ngữ liên ngành (interdisciplinarity) và xuyên ngành (transdisciplinarity), được Tress và cộng sự sử dụng khi mô tả phương pháp Wageningen nhằm kết nối khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các tổ chức, cá nhân có cùng chung lợi ích [150]
Trang 18- 8 -
- Xu hướng địa lí tự nhiên: Có thể thấy rõ xu hướng nghiên cứu liên ngành
không diễn ra đồng thời ở hai trường phái nghiên cứu CQ Trong giai đoạn phát triển ban đầu của CQ học, các nhà khoa học Đông và Trung Âu chiếm ưu thế Khoa học CQ ở Liên Xô cũ và Đông Âu được xem như một phần của địa lí tự nhiên, nhánh địa lí chiếm ưu thế thời kỳ đó, do mục tiêu khai thác TN và công nghiệp hóa của chính quyền Xô Viết (Ixatsenko, 1976) [59]
1.1.1.2 Ở Việt Nam
Trong những thập kỷ vừa qua, khoa học CQ ở Việt Nam chủ yếu được dựa trên các nền tảng lý luận của các nhà CQ học Liên Xô cũ, tùy từng giai đoạn phát triển mà nghiên cứu CQ phục vụ cho các mục đích khác nhau Các công trình
nghiên cứu tiêu biểu có thể kể tới là “Về sự cần thiết nghiên cứu tổng hợp đất nước bằng phương pháp cảnh quan” (Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập, 1970), “Địa lí
tự nhiên Việt Nam” (Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập, 1970); “Thiên nhiên Việt Nam” (Lê Bá Thảo, 1977), “Việt Nam - lãnh thổ các vùng kinh tế” (Lê Bá Thảo,
2000); “Phân vùng cảnh quan miền Nam Việt Nam” (Trương Quang Hải,
1991);“Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các t lệ trên lãnh thổ Việt Nam” (Nguyễn Thành Long và cộng sự, 1993); “Cơ sở cảnh quan học của sử dụng hợp lý
TN thiên nhiên và bảo vệ MT lãnh thổ Việt Nam” (Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh, 1997); “Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái” “Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian PTKT và sử dụng hợp lý TN, bảo vệ MT cấp tỉnh, huyện (Nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai)” (Nguyễn Cao Huần, 2004); “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam” (Phạm Quang Anh, 1996); “Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam, phương pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu” (Phạm Hoàng Hải, 2006); Đặc biệt, Vũ Tự Lập (1976) với công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam”đã nghiên cứu CQ theo quan niệm CQ là đơn vị cá thể
trong hệ thống các đơn vị phân vùng địa lí Trương Quang Hải (1991) với công
trình “Landscape typology in Southeast Vietnam”đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan miền Nam Việt Nam t lệ 1:1000.000
Gần đây có một số tác giả đi sâu nghiên cứu đặc điểm CQ cho một vùng lãnh thổ cụ thể như Lê Văn Thăng (1995), Nguyễn Trọng Tiến (1996), Nguyễn Văn Vinh (1996), Hà Văn Hành (2002), Phạm Quang Tuấn (2003), Nguyễn An Thịnh (2008) Hướng nghiên cứu "sinh thái hoá cảnh quan" cũng được thể hiện ở một số công
Trang 19- 9 -
trình của Phạm Quang Anh (1996) Những công trình ứng dụng viễn thám và GIS
để nghiên cứu các hợp phần của CQ có thể kể đến như nghiên cứu về rừng (Lại Huy Phương 1995, 1997), địa mạo (Phạm Văn Cự, 1996), SDĐ (Nguyễn Thị Cẩm Vân, 2001), xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004),
Bên cạnh đó, các hệ thống phân loại CQ khác nhau cũng được xây dựng cho phù hợp với quy mô lãnh thổ và tỷ lệ bản đồ Một số hệ thống phân loại được kể đến như: Vũ Tự Lập (1976) với hệ thống phân loại CQ địa lí miền Bắc Việt Nam gồm 8 cấp; hệ thống phân loại CQ Việt Nam của tập thể tác giả phòng Địa lí tự nhiên thuộc trung tâm Địa lí và TNTN gồm 10 cấp Hệ thống phân loại này được ứng dụng để nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ một số vùng như dải ven biển Việt Nam (1 : 250.000), Tây Nguyên (1 : 250.000) và các vùng khác
Nghiên cứu CQ học ứng dụng là hướng mới được khai thác trong nghiên cứu
CQ học truyền thống Việc nghiên cứu CQ học ứng dụng đều phải bắt đầu từ nghiên cứu CQ cơ bản và coi CQ là một tổng hợp thể địa lí, nói cách khác nghiên cứu CQ học ứng dụng trước tiên phải thông qua nghiên cứu CQ cơ bản
Cảnh quan học đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu QH lãnh thổ Cống hiến lớn lao về phát triển lý luận và ứng dụng các tri thức địa lí trong lĩnh vực
tổ chức lãnh thổ của GS Lê Bá Thảo thể hiện trong báo cáo tổng kết các đề tài cấp
Nhà nước do GS làm chủ nhiệm: "Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm" (1992 - 1994), "Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam"
(1994 - 1996) Nghiên cứu CQ trong QH lãnh thổ của Vũ Tự Lập (1982) với công
trình “Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN và QH lãnh thổ” Đề tài cấp Nhà nước “TCLT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" do Lưu Đức Hồng làm chủ nhiệm; Công trình "Xác định cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm ở Việt Nam" của Ngô Doãn Vịnh và
Nguyễn Văn Phú (1998) Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải, Đặng Văn Bào, Phạm Quang Anh và nnk đã có những nghiên cứu điển hình trong lồng ghép vấn đề
TN và MT trong hoạch định không gian PTKT và bảo vệ MT lãnh thổ cấp huyện, tỉnh và liên tỉnh Ngoài ra, nhiều luận án và các công trình nghiên cứu khác cũng đã
đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề này
Như vậy, thực chất QH lãnh thổ là sự nghiên cứu tổng hợp các ĐKTN và nhân văn nhằm tổ chức không gian PTKT cho từng vùng, lãnh thổ phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của vùng đó Cơ sở khoa học của nghiên cứu QH lãnh thổ cũng chính là nghiên
cứu, đánh giá CQ cho từng vùng, từng lãnh thổ cụ thể với các cấp phân vị phù hợp
Trang 20- 10 -
1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về huyện Kỳ Anh
Các công trình nghiên cứu khoa học về lãnh thổ huyện Kỳ Anh có liên quan đến đề tài luận án rất hạn chế, chủ yếu là các công trình nghiên cứu cho phạm vi toàn tỉnh Hà Tĩnh Các báo cáo QH và thuyết minh dự án của huyện Kỳ Anh gồm có: Báo cáo QH SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ thời kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Báo cáo QH tổng thể phát triển KT - XH huyện Kỳ Anh giai đoạn 2000 - 2010; Một số báo cáo thuyết minh riêng cho cảng Vũng Áng như: Thuyết minh tổng hợp Dự án đầu tư liên hợp gang thép FORMOSA Hà Tĩnh;
Dự án đầu tư nhà máy thủy điện Vũng Áng I; Thuyết minh QH chung xây dựng KKT Vũng Áng, chủ yếu đề cập đến nội dung kinh tế - kỹ thuật mà hầu như ít quan tâm đến khía cạnh TN và MT huyện Kỳ Anh Một số các kết quả nghiên cứu
về đất, 3 loại rừng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho xây dựng các bản đồ thổ nhưỡng và thảm thực vật trong luận án Các báo cáo QH tổng thể và chuyên ngành của tỉnh Hà Tĩnh là tài liệu hữu ích có thể khai thác thông tin về huyện Kỳ Anh như: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, UBND tỉnh
Hà Tĩnh, 2010; Bổ sung điều chỉnh QH tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh
Hà Tĩnh đến năm 2020, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh, 2008; Báo cáo “Điều chỉnh QH, SDĐ đến năm 2010, kế hoạch SDĐ kỳ cuối (2006 - 2010) UBND tỉnh
Hà Tĩnh, 8/2008; Báo cáo “QH các khu xử lý chất thải rắn cho các đô thị của tỉnh
Hà Tĩnh đến 2015 và định hướng đến 2020” Sở TN và MT Hà Tĩnh, 9/2008; QH phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 UBND Hà Tĩnh, 2007 Viện QH Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây Dựng, 2007 Tổng công ty lắp máy Việt Nam, 2006; Báo cáo hiện trạng MT Hà Tĩnh năm 2010 (Sở TN và MT tỉnh Hà Tĩnh, 6/2010); Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích MT tỉnh Hà Tĩnh năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 (Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật MT, Sở TN&MT Hà Tĩnh)
1.2 CƠ SỞ ĐỊA LÍ HỌC TRONG SỬ DỤNG HỢP LÝ TN VÀ BVMT
1.2.1 Quan niệm về sử dụng hợp lý TN và bảo vệ MT
1.2.1.1 Môi trường địa lí và tài nguyên thiên nhiên
a) Môi trường địa lí
Môi trường được hiểu theo nhiều cách tùy theo vấn đề và các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau Theo X.V Kalexnik, MT được hiểu và định nghĩa theo khía
cạnh MT địa lí hay MT sống: "MT địa lí là bộ phận tự nhiên của Trái Đất bao
Trang 21- 11 -
quanh con người, xã hội loài người trong lúc này ở vào tình trạng phối hợp hành động với bộ phận tự nhiên đó một cách trực tiếp, nghĩa là bộ phận tự nhiên đó có liên quan gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người" [61]
Như vậy, MT địa lí bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên, hệ thống KT -
XH do con người tạo ra, trong đó con người sống, lao động, khai thác TN để thoả mãn những nhu cầu của mình Không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của mọi sinh vật và con người mà còn là nơi diễn ra mọi hoạt động, vui chơi, giải trí của con người MT sống của con người có nhiều bộ phận trong đó có MT tự nhiên,
MT xã hội và MT nhân tạo Trong thực tế 3 loại MT này cùng tồn tại đan xen và phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất, một bộ phận thây đổi sẽ kéo theo
sự thay đổi của các bộ phận khác ở những mức độ nhất định
b) Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nguồn TNTN là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên: nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà con người có thể sử dụng trong sản xuất và đời sống;
là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người Tất cả những dạng vật chất chưa được con người biết đến, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là TNTN mà chỉ là ĐKTN hay MT tự nhiên, vì thế TNTN mang tính chất xã hội
Nguồn TNTN luôn được mở rộng đối với sự phát triển của xã hội TNTN có thể thu được từ MT tự nhiên và được sử dụng trực tiếp như: Không khí, các loài động vật, thực vật tự nhiên,… cũng có thể phải qua các quá trình khai thác, chế biến mới
có thể sử dụng được như: Khoáng sản, đất đai, động, thực vật, năng lượng mặt trời, nhiệt… TNTN có thể phục hồi được như sinh vật, độ phì đất, chúng có thể duy trì hoặc bổ sung nếu được sử dụng một cách hợp lí; có thể không phục hồi lại được như khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt… tức là bị mai một và mất đi mà không truyền lại được cho thế hệ mai sau; một số có thể coi là vô tận như năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt… nhưng có nhiều nguồn TN sẽ bị cạn kiệt [39]
TNTN là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng Sự khai thác quá mức và sử dụng lãng phí của con người là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm chất lượng cũng như số lượng các nguồn TN vốn có vì TN không phải là vô hạn, kể cả các dạng TN có khả năng tái tạo Vì vậy, sử dụng hợp lý các nguồn TN
và BVMT là nhu cầu thiết yếu của mọi Quốc gia, mọi vùng lãnh thổ trước sự suy
Trang 22- 12 -
giảm nguồn TN và chất lượng MT hiện nay Như vậy, sử dụng hợp lý TNTN là hình thức sử dụng vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng TN của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài nguồn TN cho các thế hệ tương lai [39]
1.2.1.2 Phát triển bền vững dựa trên sử dụng hợp lý TNTN và BVMT
Phát triển bền vững là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai Phát triển bền vững là đảm bảo mối quan hệ dung hoà và phát triển của cả 2 hệ thống: Tự nhiên, KT - XH, không vì sự phát triển của hệ này mà gây ra sự tàn phá đối với hệ khác Theo mô hình của Ngân hàng thế giới, PTBV là đồng thời đạt được 3 mục tiêu: Kinh tế bền vững, Xã hội bền vững và MT bền vững
Sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT là điều kiện để phát triển Muốn PTBV thì yếu tố MT cần được xem xét cả ở phương diện quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương Đây vừa là nơi cung cấp đầu vào, đồng thời chứa đựng đầu ra của mọi quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người MT là yếu tố có tác động lớn và chịu tác động của KT - XH Chính vì vậy sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT luôn phải đặt trong mối quan hệ với con người và sản xuất xã hội [37,38,46,52]
Như vậy, sử dụng hợp lý TNTN, BVMT là khai thác sử dụng nguồn TNTN trong phát triển KT - XH sao cho phù hợp với chức năng, khả năng của tự nhiên (trong luận án là các đơn vị CQ); vừa đáp ứng được nhu cầu, nhưng đồng thời đảm bảo được sức tái tạo, phục hồi của tự nhiên, ngăn ngừa tai biến và cải thiện chất lượng MT cả hiện tại và trong tương lai
1.2.2 Mối quan hệ giữa phân tích, đánh giá cảnh quan và địa lí học với nghiên cứu sử dụng hợp lý TNTN
Trong địa lí học, CQ là một tổng hợp thể tự nhiên phức tạp bao gồm các hợp phần tự nhiên và nhân văn với các cấp phân vị khác nhau CQ cung cấp nơi sống cho con người và sinh vật và là nơi con người tiến hành các hoạt động khai thác, sử dụng TN nhằm thỏa mãn mục đích của mình và con người cũng được xem là một hợp phần không thể thiếu của mỗi CQ Như vậy, các CQ được xem như đối tượng
sử dụng TN nên việc nghiên cứu và đánh giá CQ là cơ sở khoa học cho tổ chức lảnh thổ, sử dụng hợp lý TNTN [52,53]
CQ là sự tổng hợp các điều kiện sinh thái góp phần tạo nên quỹ sinh thái lãnh thổ cũng như tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, định cư Do đó, mỗi một dạng CQ đều có chức năng tự nhiên và chức năng xã hội nào đó, trong quá trình
Trang 23- 13 -
thực hiện các chức năng xã hội thì CQ tự nhiên đã bị biến đổi tùy theo mục đích sử dụng của con người Chức năng xã hội ứng với từng loại hình sử dụng CQ đó đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức không gian sản xuất phục vụ sử dụng hợp lý TNTN lãnh thổ
Hoạt động sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với ĐKTN Sự phân hóa ĐKTN của một lãnh thổ quyết định sự phân bố của các loại cây trồng, do
đó mỗi loại CQ chỉ phù hợp với một số loại cây trồng nhất định dựa trên nhu cầu sinh thái của chúng Các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng và sử dụng
TN nói chung lại tác động ngược trở lại đến ĐKTN khu vực và CQ Do đó, tất cả các dạng CQ trong lãnh thổ đòi hỏi phải xác định được một dạng sử dụng hợp lý phù hợp với tiềm năng tự nhiên của CQ và nhu cầu thực tiễn Để các hoạt động phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao cần đưa ra các biện pháp sử dụng hợp lý TNTN nhằm giảm thiểu suy giảm số lượng và chất lượng TN
Cơ sở khoa học quan trọng trong nghiên cứu sử dụng hợp lý TN trước hết là dựa vào các đặc trưng tự nhiên, các điều kiện MT sinh thái lãnh thổ Sử dụng kết quả đánh giá CQ, nhất là bản đồ CQ đem lại cách tiếp cận tổng hợp nhất và xác thực với hiện trạng MT tự nhiên của mỗi vùng Đánh giá tổng hợp các đơn vị CQ cho phép xác định mức độ thích hợp, ít thích hợp hay không thích hợp của mỗi đơn vị lãnh thổ cho từng loại hình SDĐ Như vậy, quá trình này không chỉ làm sáng tỏ đặc điểm chung, đặc điểm riêng của các CQ mà còn làm rõ được các chức năng tự nhiên và chức năng của từng dạng CQ và tiểu vùng CQ Do đó, nghiên cứu và đánh giá CQ là
cơ sở cho QH không gian phát triển và BVMT phục vụ sử dụng hợp lý TNTN đối với bất kỳ một lãnh thổ nào
Như vậy, nghiên cứu, đánh giá CQ giúp dễ dàng xác định được mối quan hệ
và tác động tương hỗ lẫn nhau của các yếu tố và hợp phần tự nhiên và nhân văn, cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, với đặc trưng phân hóa của các dạng sử dụng TN một cách
có quy luật và hiệu quả trên lãnh thổ nghiên cứu Với phương pháp này không chỉ xác định rõ bản chất các đơn vị CQ trong một hệ thống tự nhiên chung mà còn giúp các nhà quản lý, QH đưa ra những kết luận chính xác về việc bố trí các ngành sản xuất kinh tế, các mô hình kinh tế phù hợp theo từng vùng và tiểu vùng [37,38,46]
Trang 24- 14 -
1.2.3 Hướng tiếp cận địa lí trên cơ sở cảnh quan học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Trong Đại từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết, địa lí học được định nghĩa là:
“một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ
tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng” Thể
tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ được chú trọng và được coi
là những đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên và địa lí KT - XH Khái niệm thể tổng hợp phù hợp với khái niệm hệ thống, quyết định phương pháp và các tiếp cận nghiên cứu của địa lí (Lê Bá Thảo và nnk, 1983 - 1984)
Thể tổng hợp địa lí tự nhiên (còn được gọi là địa tổng thể, địa hệ thống, thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên) là một trong các khái niệm cơ bản của địa lí tự nhiên Thể tổng hợp địa lí tự nhiên là một sự kết hợp có quy luật của các hợp phần trong lớp vỏ địa lí (mẫu chất, địa hình, khí hậu, nước mặt và nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và động vật) nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp và tạo thành một hệ thống không thể chia cắt được
Nghiên cứu lý luận về mối quan hệ giữa con người với MT sống được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa lí học ngày nay, trong đó các
vấn đề về “các TN và sử dụng các TN”, “xây dựng những mô hình tối ưu cho sự PTKT chung (mô hình các hệ thống tự nhiên - kỹ thuật, các thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất, )” được xác định là những vấn đề ưu tiên hàng đầu (Lê Bá Thảo và nnk,
1983 - 1984)
Tiếp cận địa lí trong các nghiên cứu ứng dụng được đề cập tới trong một số công trình nghiên cứu Trong Từ điển Bách khoa Địa lí (Trenhikov chủ biên, 1988), bản chất của tiếp cận địa lí được dựa trên hướng nghiên cứu các đối tượng tự nhiên và
có thể theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, một trong các tiếp cận mang tính tổng hợp
và đặc thù theo không gian là tiếp cận địa lí Từ lý luận và thực tiễn có thể đi đến thống nhất: tiếp cận địa lí (hay quan điểm địa lí) bao gồm tính không gian (tính lãnh thổ), tính thời gian, tổng hợp và quan hệ tương hỗ, tính cụ thể và ngôn ngữ bản đồ
Trong công trình “Tiếp cận địa lí trong nghiên cứu phát triển nông thôn miền núi”, Nguyễn Cao Huần và nnk, (2003) đã đề cập tới một số nội dung quan trọng của hướng tiếp cận địa lí trong nghiên cứu sử dụng hợp lý và bảo vệ TNTN được vận dụng trong luận án, bao gồm:
Trang 25- 15 -
- Tính không gian: là đặc điểm quan trọng nhất khi nghiên cứu sự phân bố
không gian (theo phương nằm ngang hay theo chiều thẳng đứng) của bất kì một hiện tượng, một quá trình tự nhiên hay xã hội Đây là sự khác biệt cơ bản của tiếp cận địa lí đối với tiếp cận khác Tính không gian cho phép tiến hành đo các thông số
về trắc lượng các đối tượng, thí dụ: chiều dài, rộng, chu vi, diện tích của ruộng lúa;
độ cao của đồi,
- Tính tổng hợp và quan hệ tương hỗ: Khi khai thác các ĐKTN và xã hội
phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ cần xem xét nhiều yếu tố và các mối quan hệ giữa chúng Điều này sẽ cho kết quả nghiên cứu gần với thực tế khách quan và hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra Thực tế, còn có nhiều công trình khoa học mới dừng lại xem xét các thành phần địa lí về đặc tính mà chưa chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa chúng Có thể nói đây là tính chất quan trọng thứ hai của tiếp cận địa lí sau tính không gian Tính tổng hợp không phải đơn giản là tổng số các thành phần, mà là tính phức hợp trong mối quan hệ qua lại của các thành phần
- Tính biến đổi theo thời gian: Tính biến đổi theo thời gian của các quá trình,
hiện tượng tự nhiên và xã hội trong nghiên cứu địa lí thường được chú ý vì nó có ý nghĩa thực tiễn lớn khi dự báo và đề xuất các biện pháp khai thác sử dụng hợp lý
TN, BVMT
- Tính cụ thể: Mỗi một khu vực cụ thể có đặc thù riêng nên biểu hiện tính
không gian, tính tổng hợp và quan hệ tương tác, tính biến đổi theo thời gian của các điều kiện không giống nhau và ngay cả trong một lãnh thổ nghiên cứu cũng có sự khác biệt rất nhiều Nếu tính không gian là điểm khác biệt của các công trình địa lí
so với các công trình khoa học khác thì tính cụ thể là điểm khác biệt cơ bản giữa các công trình địa lí
- Bản đồ: Bản đồ là ngôn ngữ chung của các khoa học địa lí Tất cả các
nghiên cứu địa lí đều bắt đầu từ bản đồ (dạng tài liệu đầu vào) và kết thúc nghiên cứu phải được thể hiện trên bản đồ (dạng sản phẩm đầu ra) Ngoài báo cáo bằng lời, bảng biểu, các công trình không thể thiếu được các bản đồ thể hiện kết quả nghiên cứu của mình
Mỗi một nội dung nêu trên của tiếp cận địa lí cần có một tập hợp các phương pháp nghiên cứu phù hợp, thí dụ để nghiên cứu tính không gian lãnh thổ cần sử dụng các phương pháp chính như phương pháp bản đồ, hệ thống thông tin địa lí, giải đoán ảnh viễn thám, còn tính biến đổi theo thời gian dùng phương pháp biểu đồ, đồ thị,
Trang 261.2.4 Cơ sở lý luận, nguyên tắc nghiên cứu và đánh giá cảnh quan
1.2.4.1 Cơ sở khoa học của việc đánh giá
Việc QH, định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ nhằm đạt được năng suất sinh học cũng như đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cần dựa trên kết quả nghiên cứu các ĐKTN và TNTN một cách tổng hợp để phát hiện tiềm năng sinh thái lãnh thổ kết hợp với điều kiện thị trường Đây là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc đánh giá kinh tế sinh thái ở phần sau của luận án
Đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ
đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước tiên tiến, đặc biệt là Liên Xô cũ Được thể hiện trong các nghiên cứu tổng hợp về CQ ứng dụng, các tác giả có nhiều công trình nghiên cứu điển hình về đánh giá CQ ứng dụng tiêu biểu như: N F Tiumentxev (1963), E L Raikh (1971), L I Mukhina (1973), D L Armand (1984), E M Rakovskaia và I R Gorphman (1980), Hiện nay, ở Việt Nam hướng nghiên cứu CQ ứng dụng đang được sử dụng như một công cụ đắc lực trong đánh giá, QH lãnh thổ cho việc phát triển KT - XH bền vững dựa trên nguyên tắc sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái CQ và thiết lập các quan hệ hài hoà giữa con người và MT [32-34,56]
Mỗi đơn vị cảnh quan chứa đựng các ĐKTN và TNTN, là một hệ thống hoàn chỉnh, được thành tạo do các mối quan hệ tương hỗ rất phức tạp giữa hai khối vật chất sống và không sống của lớp vỏ địa lí được vận hành thông qua dòng vật chất và năng lượng Một trong những tính chất cơ bản của địa tổng thể tự nhiên (đơn vị CQ)
là sự đồng nhất tương đối về nguồn gốc thành tạo, về cấu trúc bên trong và biểu hiện bên ngoài của chúng Tính đồng nhất của mỗi đơn vị CQ không phụ thuộc vào quy
mô diện tích của đơn vị CQ đó, điều này có ý nghĩa quan trọng khi xác định tiềm năng tự nhiên cũng như khả năng khai thác kinh tế của từng đơn vị CQ, đồng thời giúp cho việc định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ trên các đơn vị CQ [32-34,56]
Trang 27Đơn vị CQ là đối tượng nghiên cứu tốt nhất cho mục tiêu PTKT theo hướng sinh thái bền vững Công tác đánh giá phải dựa trên những phương pháp, nguyên tắc phù hợp với đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu Việc đánh giá này ngoài xác định quỹ
TN, còn xác định chức năng tự nhiên và của từng đơn vị CQ Căn cứ vào mục tiêu, mức độ chi tiết của việc đánh giá mà xác định cấp cơ sở cho việc đánh giá một cách phù hợp Với đặc thù phân hoá của lãnh thổ nghiên cứu và để phục vụ cho việc phát triển nông lâm nghiệp và QH bố trí các điểm dân cư nên đơn vị CQ được lựa chọn để
đánh giá là dạng CQ Các bản đồ phân hạng mức độ thích nghi sinh thái và định
hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ được thể hiện ở tỷ lệ 1 : 50.000 [32-34,56]
1.2.4.2 Nguyên tắc đánh giá
Đánh giá CQ cho phép xác định được tiềm năng tự nhiên trong mối quan hệ chặt chẽ với thể chế, chính sách cũng như trình độ nhận thức khoa học - kỹ thuật của xã hội được thể hiện qua quá trình khai thác TN của lãnh thổ Đánh giá CQ bao gồm lý thuyết chung và phương pháp tiến hành, đồng thời phải xác định được đối tượng, mục đích và nội dung nghiên cứu trong đánh giá Việc lựa chọn đối tượng đánh giá phải dựa trên mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa tự nhiên - xã hội, là
cơ sở khoa học quan trọng trong công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN Tuỳ thuộc vào mục đích, đối tượng và yêu cầu mức độ chi tiết mà có thể đánh giá theo các cách khác nhau như: Đánh giá mức độ thuận lợi Đánh giá hiệu quả kinh
tế, đánh giá tác động MT (đánh giá tác động đến MT sinh thái) [32-34,56]
Việc đánh giá mức độ thuận lợi là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh
tế, ảnh hưởng MT và là tiền đề cho định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau nhưng hướng đánh giá trên quan điểm nghiên cứu địa
lí tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: phương pháp cộng/trung bình cộng các điểm thành phần, phương pháp trung bình nhân các điểm thành phần (Armand, 1984), phương pháp phân tích nhân tố (Xerbenhiuk X N., 1972), phương pháp ĐGTN của FAO (1986) Để xác định đơn vị cơ sở đánh giá phải xem xét các yếu tố có liên quan trực tiếp đến chất lượng và khả năng sử dụng TN, phân cấp chỉ tiêu theo mức độ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc [8,56]:
Trang 28- 18 -
- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ
ở tỷ lệ nghiên cứu Đây là nguyên tắc rất cần thiết bởi có nhiều yếu tố quan trọng nhưng không phân hoá theo lãnh thổ thì việc lựa chọn yếu tố này để đánh giá cho tất
cả các đơn vị sẽ không đánh giá được mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng đơn vị lãnh thổ
- Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại hình sản xuất, mà ở đây là các loại cây trồng chuyên môn hóa: chè, cao su, lạc, sắn
- Số lượng các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể nhiều ít khác nhau giữa các loại hình sản xuất và nhu cầu sinh thái cụ thể của từng loại hình
Sơ đồ 1.1: Quy trình đánh giá, phân hạng thích nghi sinh thái của các dạng
cảnh quan đối với nông lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu
Đối tượng đánh giá
Khách thể đánh giá: cây trồng Chủ thể đánh giá: Dạng CQ
Đặc tính các dạng CQ Nhu cầu sinh thái cây trồng
Đánh giá riêng dạng
CQ
Các dạng CQ có điểm tổng hợp khác 0
Kết quả phân hạng thích nghi
Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu bằng phương pháp trung bình nhân
Các dạng CQ có điểm
tổng hợp là 0
Thang điểm phân hạng thích nghi
Trang 29 đánh giá tổng hợp PHTN sinh thái (sơ đồ 1.1)
1.2.5 Nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lãnh thổ cấp huyện
Như vậy, nghiên cứu xác lập cơ sở địa lí học phục vụ cho việc định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT sẽ bao gồm các nội dung cụ thể sau:
- Mối liên hệ giữa TN và cấu trúc CQ
- Phân tích cấu trúc CQ;
- Đánh giá CQ cho các mục đích phát triển;
- Điều tra, phân tích thực trạng quản lý, sử dụng và BVMT;
- Tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT
1.2.5.1 Mối liên hệ giữa tài nguyên và cấu trúc cảnh quan
Ở lãnh thổ cấp huyện, hướng tiếp cận địa lí được xác lập dựa trên các đơn vị địa tổng thể đầy đủ là CQ Mối quan hệ giữa TN với các hợp phần tạo nên cấu trúc các đơn vị CQ được thể hiện thông qua các hoạt động, sử dụng TN trên mỗi loại
CQ Mỗi một đơn vị CQ luôn hàm chứa những đặc thù, những tiềm năng TN tự nhiên và tương ứng với chúng là các hoạt động khai thác của con người Con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của CQ thông qua các hoạt động sản xuất và khai thác TN của con người Dưới hoạt động của con người, những ĐKTN được chuyển thành TNTN Mặt khác, có thể thấy rõ sự tương đồng rất chặt chẽ giữa các loại TN và các yếu tố cấu trúc CQ như sau [39]:
- Các hợp phần cấu trúc tạo nên các đơn vị CQ vừa là nơi diễn ra các quá trình hoạt động (KT - XH), vừa là TN - đối tượng để khai thác sử dụng Ngược lại,
TN là các nhân tố, là các chất liệu để tạo nên những đơn vị CQ Tính tương đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lí
- Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên thì hầu như các loại TNTN và các yếu tố tự nhiên cấu trúc nên các đơn vị CQ có độ tương đồng cao hơn
- Yếu tố con người, một hợp phần của cấu trúc CQ thì TN lao động là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cư, đồng thời yếu tố nhân tác trong cấu trúc CQ lại là sản phẩm của chính TN lao động trên lãnh thổ đó
Trang 30- 20 -
Bảng 1.1: Mối liên hệ giữa tài nguyên và cấu trúc cảnh quan
Địa chất và
địa hình
- TN khoáng sản
- TN năng lượng hoá thạch
- Cấu trúc địa chất và nham thạch
- Các kiểu và dạng địa hình Khí hậu và
thuỷ văn
- TN khí hậu
- TN nước mặt và nước ngầm
Cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý TN của một khu vực là tổng thể đặc điểm TN, ĐKTN và điều kiện sinh thái MT lãnh thổ Vì vậy, nghiên cứu CQ và đánh giá CQ là hướng tiếp cận hiệu quả và mang tính tổng hợp cao Phương pháp này giúp phân tích quy luật hình thành, phân hóa không gian và mối tác động tương
hỗ giữa các yếu tố tự nhiên và nhân sinh, sự biến động theo thời gian của các yếu tố Tuy nhiên, cần xem xét thêm tác động của con người đến các hợp phần và cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội [39]
1.2.5.2 Phân tích cấu trúc cảnh quan
Cấu trúc CQ được xem xét ở 3 khía cạnh: cấu trúc đứng (thể hiện mối liên hệ giữa các hợp phần CQ), cấu trúc ngang (thể hiện mối liên hệ về không gian giữa các đơn vị CQ đồng cấp) và cấu trúc thời gian (thể hiện nhịp điệu CQ) Trong một phạm vi lãnh thổ, cấu trúc đứng và cấu trúc ngang bị chi phối bởi cấu trúc thời gian,
có nghĩa là thời gian chi phối sự thay đổi của các hợp phần trong cấu trúc và sự phát triển của CQ [7-8]
- Cấu trúc đứng: Cấu trúc đứng của CQ được hiểu là sự phân bố của các
thành phần thống nhất phức tạp theo tầng; dưới cùng là nền địa chất, phía trên là kiểu địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng, thủy văn (nước mặt và nước ngầm), thảm thực vật và trên hết là tầng đối lưu khí quyển Đây là đặc tính của các thành phần cấu tạo nên lớp vỏ địa lí mà CQ chỉ là đơn vị cấp thấp và cảnh diện có cấu trúc thẳng đứng đơn giản hơn và rõ ràng hơn
Cấu trúc đứng thể hiện đặc điểm kết hợp giữa các hợp phần CQ thông qua mối liên hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo riêng biệt Cấu trúc đứng được thể hiện từ dưới lên trên bao gồm tập hợp một cách có quy luật các hợp
Trang 31và mối quan hệ phát sinh giữa các hợp phần CQ của khu vực nghiên cứu [7-8]
- Cấu trúc ngang: Cấu trúc ngang được hiểu là sự phân bố theo chiều ngang
của các địa hệ các cấp Cảnh diện là khâu đầu tiên cử biến đổi vật chất và năng lượng của CQ Nói cách khác, cấu trúc ngang có thể hiểu là đặc điểm kết hợp các CQ thể hiện quy luật sắp xếp và mối quan hệ giữa chúng theo chiều ngang Vì vậy cần xác định hệ thống phân vị CQ và trong nghiên cứu cấu trúc ngang, xác định hệ thống phân loại CQ và phân vùng CQ được coi là các nội dung quan trọng nhất[7-8]
- Cấu trúc thời gian: Cấu trúc thời gian thể hiện những nét quan trọng nhất
của biến đổi trạng thái CQ Phân tích cấu trúc thời gian thực chất là phân tích biến đổi CQ Ngoài ra, có thể hiểu cấu trúc thời gian còn là sự biển đổi theo mùa của CQ (tính nhịp điệu của CQ) Tính nhịp điệu là dạng “hô hấp” độc đáo của vỏ CQ và không thể tách rời sự phát triển của CQ [7-8]
Như vậy, mỗi thành phần của CQ có độ nhạy cảm với tính nhịp điệu khác nhau nên mức độ biểu hiện cũng khác nhau có thể nhanh, chậm, mạnh hoặc yếu… Cũng như vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng, sự lặp lại của các hiện tượng, các quá trình không phải là khép kín mà theo hình xoáy trôn ốc mở rộng trên nền phát triển của vỏ CQ
1.2.5.3 Đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển
Đánh giá nói chung, đó là sự ước lượng vai trò, ý nghĩa hay giá trị của các đối tượng nghiên cứu và tùy thuộc vào mục đích mà cùng một đối tượng có thể được đánh giá bằng nhiều cách khác nhau Nói cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn liền với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cụ thể và từ đó mà có những chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá thích hợp
Đánh giá TN là xác định tiềm năng của từng loại TN để có biện pháp QH sử dụng hợp lí Nói cách khác, đánh giá TN là nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng lãnh thổ, làm căn cứ cho việc đưa
ra những quyết định về sử dụng và quản lý TNTN Nhiệm vụ đánh giá TN thường gắn với mục tiêu nghiên cứu cụ thể nên sẽ có những chỉ tiêu đánh giá, phương pháp đánh giá cụ thể Trên cơ sở kết quả nghiên cứu mà tìm ra những quy luật, những
Trang 32- 22 -
mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố hợp phần, vạch ra những chỉ tiêu, những thang bậc đánh giá, nhằm đưa ra hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ, đồng thời bảo vệ được MT và bảo vệ sự cân bằng của các hệ sinh thái [37-39,54-56]
Tùy thuộc vào mức độ chính xác mà có thể phân chia đánh giá thành các hình thức sau:
- Đánh giá định tính: Việc đánh giá TN đã có từ lâu, từ những cảm nhận đơn giản, chủ quan người ta phân chia TN thành các mức độ “tốt”, “xấu” và “nhiều”,
“ít” cho đến những phân tích, đánh giá một cách có cơ sở khoa học Như vậy, việc đánh giá định tính cũng có hai mức độ là: định tính cảm tính của thời kỳ trước đây
và định tính trên cơ sở số liệu định lượng, có tính khoa học trong giai đoạn hiện nay Đánh giá định tính là đánh giá tiềm năng hay mức độ thích hợp của các ĐKTN, TNTN với một loại hình sử dụng nhất định Kết quả đánh giá định tính thường không tính cụ thể thành tiền mà chỉ trình bày trong phạm vi tính chất của đối tượng
và không đánh giá qua lợi nhuận ở đầu vào, đầu ra Thang đánh giá định tính có thể
là 3 hạng (tốt - trung bình - xấu) hay 5 hạng (tốt - khá - trung bình - kém - rất kém) hoặc nhiều hơn theo nhu cầu cụ thể
- Đánh giá định lượng: Phải thừa nhận rằng sự thiếu định lượng trong đánh giá đã làm cho việc giải quyết các vấn đề địa lí trở nên khó khăn, bởi lẽ một khi đã không định lượng thì hiệu quả nghiên cứu sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ hay kinh nghiệm của nhà nghiên cứu và kết quả đánh giá sẽ thiếu sức thuyết phục Đánh giá định lượng thường ở dạng đánh giá kinh tế, nghĩa là kết quả đánh giá thường được biểu diễn dưới dạng giá trị kinh tế của việc đầu tư hoặc số lượng sản phẩm thu được Trong đánh giá định lượng, phương pháp phân tích chi phí - lợi ích được sử dụng một cách phổ biến vì ngoài ý nghĩa về MT, người ta còn quan tâm đến cả những đầu tư ban đầu lẫn hiệu quả kinh tế của đầu ra
- Đánh giá bán định lượng: Trong nghiên cứu không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được đánh giá định lượng Đối với những lãnh thổ rộng lớn và số liệu chưa đầy đủ thì việc nghiên cứu định lượng sẽ vô cùng phức tạp Để khắc phục khó khăn này, từ đầu những năm 1970 đã ra đời một số phương pháp đánh giá bán định lượng như: phương pháp thứ tự của Holmes, phương pháp số của Odum
Như vậy, đánh giá định tính, định lượng hay bán định lượng các ĐKTN và TNTN đều là những công việc cần thiết Thông thường, người ta thực hiện đánh giá định tính trước trên cơ sở các kết quả nghiên cứu sơ bộ đã có Tiếp theo là bước
Trang 33- 23 -
đánh giá bán định lượng và cuối cùng là đánh giá định lượng để từ đó đưa ra những
dự kiến cho việc QH sử dụng lãnh thổ [37-39,54-56]
Trong khoa học đánh giá có thể phân chia ra các hình thức như:
- Đánh giá thành phần: Đánh giá này thường sử dụng trong các khoa học bộ phận, chẳng hạn: đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển nông, lâm nghiệp; đánh giá TN khí hậu phục vụ cho việc phát triển cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày… hoặc trong CQ khi đánh giá các hợp phần riêng biệt Như vậy, vô hình ta đã loại bỏ quan hệ của nó với các thành phần tự nhiên khác
- Đánh giá tổng hợp: Các thành phần tự nhiên không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau theo không gian cũng như thời gian Các nhân tố thành phần này luôn tác động một cách đồng thời và tổng hợp lên các đối tượng sản xuất nên đòi hỏi phải xuất hiện loại đánh giá khác phức tạp hơn, đó là đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TN thiên nhiên
Qua xem xét các hình thức đánh giá trên, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra đề tài chọn phương pháp đánh giá tổng hợp TN theo đơn vị CQ Thực chất của phương pháp này là đánh giá mức độ thuận lợi về điều kiện sinh thái và tiềm năng TN của từng đơn vị CQ cho các loại hình sử dụng chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu Ở đây, loại CQ được coi là đơn vị đánh giá cơ sở vì chúng có sự đồng nhất cao
về các ĐKTN và tiềm năng TN nên rất thuận lợi cho công tác thiết kế, QH các đối tượng kinh tế trên từng đơn vị CQ
1.2.5.4 Điều tra, phân tích thực trạng quản lý, sử dụng TN và BVMT
Để đi đến phương án tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT thì các vấn đề về hiện trạng như các hoạt động phát triển, dân số, lao động, thị trường,
sở hữu ruộng đất, phong tục tập quán và văn hoá địa phương là vô cùng cần thiết Việc điều tra nghiên cứu thực địa về thực trạng quản lý, sử dụng và bảo vệ CQ được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng Trong khi việc đánh giá TN thường tập trung vào tiềm năng của các đơn vị lãnh thổ riêng lẻ, cho các mục đích sử dụng khác nhau, thì QH SDĐ lại được tiến hành trên quy mô tổng thể và phải xác định mối quan hệ giữa các loại hình sử dụng TN Ngoài ra, các phương án sử dụng TN và lãnh thổ tiên tiến có thể thành công khi chúng được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể và phải dựa trên định hướng phát triển KT - XH cũng như chính sách của Quốc gia đối với địa phương đó
Trang 34- 24 -
1.2.5.5 Tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và bảo vệ MT
Trong lý thuyết tổ chức không gian hiện đại, khái niệm vùng giữ vai trò then chốt đối với việc xác định mục tiêu và phát triển không gian do việc xử lý các vấn
đề liên quan đến khái niệm này luôn được nhìn nhận dưới quan điểm tổng thể thay các phương pháp phân tích không gian riêng lẻ Hơn nữa, vùng là một không gian trong đó mối tương tác về sinh thái và KT - XH luôn được chú trọng và quan tâm phân tích trên quy mô lớn
Trong CQ học với nền tảng quan điểm hệ thống và lý thuyết phân cấp, cấp vùng được đề cập đến theo những mục đích và quy mô nghiên cứu khác nhau Trong mỗi vùng có một số chức năng nhất định Đây là khái niệm được sử dụng rất rộng rãi trong QH Forman và Godron (1986) [140,143] đã định nghĩa chức năng CQ như là
“mối tương tác giữa các yếu tố không gian,, dòng chảy vật chất và năng lượng cùng sinh vật trong tự nhiên” Khoa học CQ ở Trung Âu với hướng địa lí lại cho rằng chức năng CQ chính là xác định quá trình sinh địa hóa trong CQ De Groot (1992) coi các chức năng CQ như là “khả năng của các quá trình vật chất và năng lượng trong tự nhiên cùng các thành phần của chúng có thể cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của con người” [133] Quan điểm này được nhiều nhà nghiên cứu CQ tiếp nhận trong đó nhấn mạnh chức năng theo nghĩa “tiềm năng.” Đây là thuật ngữ rất quan trọng trong QH không gian Tiềm năng thực chất của một đơn vị CQ hay chính
là khả năng của đơn vị CQ đó phục vụ nhu cầu của con người Theo quan điểm này, chức năng của CQ được xác định cho mục đích sử dụng thực tế hoặc tiềm năng của
nó trong bối cảnh KT - XH và sinh thái cụ thể
Khi xác định chức năng CQ cần xác định mô hình khái niệm trong đó đánh giá CQ được sử dụng để phục vụ cho mục đích tổ chức không gian, Trong khi tổng quan và phân biệt các chức năng xã hội của CQ, khái niệm chức năng CQ phù hợp với các chức năng trong tổ chức không gian Khái niệm này đã liên kết hai khoa học
CQ và tổ chức không gian
Quan niệm và nguyên tắc tổ chức không gian
Khi nói đến khái niệm tổ chức không gian, không thể không nói đến khái niệm TCLT Hai khái niệm này được nhiều nhà khoa học cho là tương đương, tuy nhiên hai khái niệm này không hoàn toàn chồng khít vì tổ chức không gian được coi là có tính lãnh thổ khi xét theo chiều ngang Do trên thực tế, rất ít công trình nghiên cứu tổ chức không gian theo chiều đứng nên mặc nhiên hai khái niệm này được coi như tương
Trang 35- 25 -
đương Khái niệm TCLT (territorial organisation) hay tổ chức không gian (spatial organisation) bắt nguồn từ cơ sở lí thuyết kinh tế kinh điển của Adam Smith và David Ricardo, từ các công trình nghiên cứu của G Thunen (1826), của Weber (1909), của
W Christaller… và một số công trình khác; sau đó được phát triển về mặt lí luận và ứng dụng vào thực tiễn từ những năm 1950 tại các nước châu Âu Ở Liên Xô cũ, vào đầu những năm 1960, thuật ngữ này đã được đề cập đến Về sau, khái niệm TCLT được nhiều nước tiếp nhận và sử dụng, đặc biệt là ở Mỹ từ đầu những năm 1970 Từ đó đến nay, khái niệm này được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi với tư cách là công cụ tư duy tổng hợp, công cụ tổ chức thực tiễn các hoạt động xã hội Tuy nhiên, trên thực tế lĩnh vực này cũng có rất nhiều những quan niệm khác nhau Từ góc độ địa lí học, TCLT được xem như là một hành động có chủ ý hướng tới sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ MT và PTBV [56]
Như vậy, từ các nội dung đã phân tích ở trên chúng ta có thể hiểu “TCLT là
sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối liên hệ đa ngành, đa lĩnh vực và đa lãnh thổ trong một vùng cụ thể nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí và cơ sở vật chất kĩ thuật để đem lại hiệu quả cao và nâng cao mức sống dân cư của vùng đó”
Với lãnh thổ cấp huyện như Kỳ Anh, TCLT cần đảm bảo các nguyên tắc: Thoả mãn nhu cầu về khả năng TN và nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và đạt hiệu quả cao; đảm bảo tính phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ; kiến thiết các khu nhân (các trung tâm đô thị, khu vực ngoại vi) để tạo nên sức hút kinh tế Tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT có sự liên hệ chặt chẽ và là một phần trong công tác TCLT
Cấp đơn vị lãnh thổ và đối tượng tổ chức không gian
Với tư cách là đối tượng của tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT, lãnh thổ nghiên cứu được xem là một hệ thống tự nhiên, có ranh giới xác định, hữu hạn về phạm vi, nơi sinh sống của cộng đồng dân cư có những hành vi tác động vào tự nhiên, trực tiếp tổ chức cho phù hợp với đường lối chính trị và phát triển của đất nước
Khung lãnh thổ trong tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT bao gồm những không gian đô thị và các vùng ngoại vi (nông thôn hoặc lãnh thổ ven đô); các điểm du lịch quan trọng Các thành phố, thị xã, thị trấn, các điểm đặc biệt là các
Trang 36- 26 -
nút, các cực, các dải có quan hệ với nhau theo các tuyến, trục đường giao thông trên một bề mặt không gian; có sức hút, lan toả ra xung quanh [56] Khung lãnh thổ này được thừa kế từ QH phát triển KT - XH của địa phương đến năm 2020
Đối tượng để tổ chức không gian sử dụng hợp lý TN và BVMT bao gồm các vùng lãnh thổ được bố trí cho phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản thành các vùng cây trồng và vùng rừng nguyên liệu; các vùng này được bố trí phù hợp với khung lãnh thổ đã được phân tích ở trên
1.3 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu
Các nhà địa lí học trên thế giới đều thống nhất với nhau ở một số quan điểm chủ yếu: địa lí học là khoa học không gian, chú trọng một phần đến khía cạnh thời gian, địa lí học là thống nhất và hướng nhân (Lê Bá Thảo và nnk., 1983 - 1984) Hiện nay, địa lí học đang hướng tới giải quyết các vấn đề hiện đại liên quan tới PTBV, BVMT, thích ứng với biến đổi khí hậu và cảnh báo toàn cầu, Do đó, hướng tiếp cận địa lí học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý TNTN và BVMT cần được dựa trên hệ quan điểm đặc thù bao gồm hệ thống và tổng hợp (liên quan tới khía cạnh không gian, tính thống nhất và hướng nhân của địa lí học), quan điểm lịch
sử (khía cạnh thời gian) và quan điểm PTBV
a) Quan điểm hệ thống và tổng hợp
Quan điểm hệ thống chính là sự vận dụng triết học duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu, đánh giá các đối tượng phức tạp của khoa học ngày nay, khi mà thế giới khách quan được xem như là một tập hợp có quy luật, theo một thang bậc nào đó của rất nhiều hệ thống với quy mô và mức độ khác nhau Các hệ thống tuy rất phức tạp, nhưng vẫn có chung một số tính chất, đó là:
- Các hệ thống thường bao gồm nhiều thành phần, bộ phận cấu tạo nên và có mức độ tổ chức nội tại cao Những thành phần cấu tạo nên hệ thống là các dạng vật chất và năng lượng Còn các bộ phận cấu tạo nên thành phần của hệ thống là các đơn
vị nhỏ hơn Như vậy, có thể nói một hệ thống được tạo nên bởi nhiều hệ thống nhỏ và các hệ thống nhỏ này lại được cấu tạo bởi những hệ thống nhỏ hơn chúng
- Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo nên hệ thống đều có những mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau thông qua các dòng vật chất, năng lượng và thông tin Do đó khi tác động vào một thành phần hay một bộ phận nào đó thì các thành phần khác sẽ bị thay đổi theo một phản ứng dây chuyền (chẳng hạn: khi rừng bị tàn phá thì khí hậu sẽ thay đổi, mực nước ngầm sẽ hạ thấp, đất đai sẽ bị xói mòn, thoái
Trang 37- 27 -
hóa ) Các hệ thống như vậy được gọi là hệ thống có cấu trúc Đối với một lãnh thổ
có thể phân biệt hai loại cấu trúc là cấu trúc không gian (bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang) và cấu trúc thời gian, mà đặc trưng của nó là nhịp điệu mùa
Tất cả các yếu tố hợp thành một đơn vị lãnh thổ đều là những bộ phận của cấu trúc Các cấu trúc có mối liên hệ mật thiết với nhau để tạo nên một hệ thống Các hệ thống này lại là những cấu trúc thành phần và nằm trong các hệ thống cấp lớn hơn Mỗi một cấu trúc đều có những chức năng nhất định vừa liên quan phụ thuộc, vừa chi phối lẫn nhau và nằm trong hệ thống cấu trúc đứng, cấu trúc ngang
và biến đổi theo nhịp điệu mùa của địa hệ
Giữa các hệ thống đang xét và MT bên ngoài của nó cũng có mối quan hệ thống nhất với nhau Để duy trì hệ thống được bền vững thì phải tìm cách giữ sao cho dòng vào từ bên ngoài và dòng ra từ bên trong luôn luôn ở thế cân bằng Do đó, khi nghiên cứu một hệ thống, không những phải chú ý đến “tính hệ thống bên trong” mà còn phải chú ý đến cả “tính hệ thống bên ngoài” của nó
Nhiều nghiên cứu về SDĐ được các nhà khoa học nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết hệ thống Họ cho rằng ngành nông nghiệp ở một khu vực là một hệ thống (Farming Systems) chứa đựng các hệ thống khác như: hệ thống trồng trọt, hệ thống chăn nuôi, hệ thống quản lý (Chambast Lauwe, 1963)
Khi nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ Kỳ Anh, quan điểm hệ thống được vận dụng vào phân tích cấu trúc và chức năng của các đơn vị CQ Ngoài tiềm năng TN, các chức năng phòng hộ, chức năng kinh tế của các tiểu vùng CQ được xem xét một cách cụ thể trên quan điểm hệ thống khi đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ
Việc phát triển sản xuất ở huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh cũng dựa trên mô hình hệ thống, tức là từ quy trình sản xuất cho đến cung cách hạch toán “đầu vào” (input), “đầu ra” (output) sao cho đạt hiệu quả cao và đảm bảo cho một hệ kinh tế sinh thái PTBV Có như vậy chúng ta mới tìm ra những giải pháp đồng bộ trong khai thác và sử dụng TN một cách hợp lí Chính quan điểm này đã giúp cho chúng
ta thấy rõ rằng: khi đánh giá tổng hợp TN và xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái
hộ gia đình phải đặt trong mối quan hệ liên ngành và liên vùng, tức là từ khâu sản xuất hàng hóa cho đến tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp cả ở tầm vĩ mô cũng như vi
mô của lãnh thổ
Hiện nay, địa lí học đang đi vào giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TN để tiến tới QH lãnh thổ Vì vậy, việc nhìn nhận mọi hợp phần cấu thành lãnh thổ tự nhiên phải được đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau và liên quan đến sự hình thành tính đa dạng về TN của lãnh thổ Nghiên cứu đánh giá tổng
Trang 38- 28 -
hợp CQ được sử dụng như một công cụ đắc lực phục vụ cho việc QH lãnh thổ và bảo vệ TN, MT Các quan điểm này đã được các nhà Địa lí Liên Xô cũ như: Azgaldov (1970), Mukhina (1970), Ixatrenco (1972), đưa ra từ những năm 70 Trong công tác đánh giá TN và QH phát triển nông, lâm nghiệp, một loạt các phương pháp được áp dụng, trong đó phương pháp phân tích liên hợp các bản đồ thành phần được coi là phổ biến Phương pháp này bước đầu đã làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ tổng hợp
Tính tổng hợp từ lâu đã được xem là tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét, đánh giá giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về ĐKTN và TNTN Thông thường, trong các tư liệu cơ sở lý luận của khoa học địa lí, tính tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:
- Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về các ĐKTN và TNTN với quy luật phân bố, biến động của chúng cũng như những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lí
- Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng
bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các địa tổng thể
Đối với lãnh thổ huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh, việc đề xuất loại hình sử dụng trên từng loại CQ cũng như đề xuất xây dựng mô hình kinh tế sinh thái nông
hộ được dựa trên quan điểm tổng hợp, tức là ngoài việc dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của các loại cây trồng, còn phải xem xét đến hiệu quả kinh tế và tác dụng MT một cách cụ thể
Như vậy, trong nghiên cứu đánh giá phải dựa trên cơ sở những kết quả phân tích đồng bộ, hệ thống và tổng hợp địa lí Đồng thời cả hai quan điểm này phải được
sử dụng phối hợp chặt chẽ với nhau
b) Quan điểm lịch sử
Đối với nhà địa lí, khi nghiên cứu và đánh giá TN ở một lãnh thổ nào đó thì việc xem xét lịch sử diễn biến đã xảy ra trong quá khứ có tầm quan trọng đặc biệt Thiên nhiên là một chỉnh thể thống nhất và là sự tổng hòa của các mối quan hệ tương tác Sự tồn tại và phát triển của các yếu tố tự nhiên này chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên khác và ngược lại Do đó nếu chúng ta không hiểu được lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong các mối tương quan với các yếu tố khác thì không thể lý giải được các hiện tượng trong tự nhiên, cũng như không thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu
Trang 39- 29 -
Trong quan hệ phát sinh và phát triển, ngoài một số trường hợp cá biệt thì mọi cái trong tự nhiên đều tuân theo một quy luật chung của chúng Sự biến động của một đơn vị lãnh thổ đều được suy ra từ hệ quả của mối tác động qua lại giữa các hợp phần địa lí tự nhiên và nhân văn theo không gian và thời gian Chẳng hạn để có những phương án QH khả thi, người ta phải xác định được các loại hình SDĐ trong quá khứ
và hiện tại Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử phát triển các hệ thống nông nghiệp và hệ thống cây trồng cũng như HTSDĐ là không thể thiếu được Nói cách khác, nghiên cứu quá khứ và hiện tại là cơ sở khoa học vững chắc cho việc đánh giá tự nhiên và định hướng QH sử dụng hợp lý lãnh thổ, đồng thời đưa ra những dự báo về kinh tế, sinh thái và MT một cách chính xác
c) Quan điểm phát triển bền vững
Theo quan điểm PTBV, PTKT đi đôi với công bằng xã hội và không mâu thuẫn với BVMT Ngược lại, các giải pháp BVMT có tác động làm cho sự PTKT trên đơn vị lãnh thổ ổn định và hiệu quả lâu dài PTBV về khía cạnh MT có thể được đánh giá thông qua việc đảm bảo chất lượng các thành phần MT (đất, nước, không khí, hệ sinh thái ); Mức độ duy trì cao các nguồn TN tái tạo; Việc khai thác và sử dụng hợp lý các
TN không tái tạo; Mức độ đầu tư đầy đủ của xã hội cho hoạt động BVMT; Nâng cao khả năng kiểm soát đối với các hoạt động phát triển tiềm ẩn những tác động xấu đến MT; Nhận thức và ý thức BVMT của cộng đồng v.v
Đối với mỗi một tiểu vùng hoặc ngành kinh tế cụ thể, các chỉ tiêu đảm bảo sự PTBV là không giống nhau và trong số các chỉ tiêu đó có chỉ tiêu mang tính chủ đạo
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
a) Hệ phương pháp nghiên cứu và đánh giá cảnh quan
* Khảo sát thực địa: Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong
quá trình nghiên cứu các ngành khoa học Trái đất Phương pháp này bao gồm các giai đoạn: tiền khảo sát, khảo sát theo tuyến phục vụ nghiên cứu và mô tả các điểm chìa khóa, giai đoạn tổng kết trong phòng
- Giai đoạn tiền khảo sát: Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của
luận án, giai đoạn này cần đảm bảo các nội dung: 1 - Thu thập và chỉnh lý tài liệu
thu thập được liên quan đến khu vực nghiên cứu (đặc điểm các hợp phần thành tạo CQ); 2 - Sơ bộ vạch ra tuyến khảo sát và các điểm chìa khóa cũng như sự phân hóa
lãnh thổ dựa trên các tài liệu đã thu thập và tổng hợp được; 3 - Đưa ra bảng chú giải
CQ sơ bộ và sẽ được chỉnh lý trong giai đoạn khảo sát ngoài thực địa
Trang 40- 30 -
- Giai đoạn khảo sát theo tuyến và điểm chìa khóa: Công tác khảo sát được
tiến hành theo các tuyến đã được vạch sẵn để thấy được sự phân hóa của lãnh thổ Trong quá trình khảo sát tuyến, tác giả đã tiến hành khảo sát tại các điểm chìa khóa nhằm xác định được cấu trúc đứng và động lực CQ với các đặc trưng địa hình (độ dốc, mức độ chia cắt, độ cao tương đối), địa mạo, thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật Cùng với việc sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000, tác giả đã khảo sát khu vực huyện Kỳ Anh theo 3 tuyến và tiến hành xây dựng lát cắt CQ, cụ thể là:
Tuyến thứ nhất: Tuyến khảo sát ven biển đi qua các khu vực ven biển thuộc các
xã Kỳ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Khang, Kỳ Ninh, Kỳ Hải, Kỳ Hà, Kỳ Lợi, Kỳ Thịnh, Kỳ Phương và Kỳ Nam;
Tuyến thứ hai: Tuyến khảo sát Bắc Nam chạy dọc theo Quốc lộ 1A đi qua các
xã Kỳ Phong, Thị trấn Voi, xã Kỳ Bắc, Kỳ Tiến, Kỳ Giang, Kỳ Đồng, Kỳ Trung, Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Châu, Kỳ Hưng, Thị trấn Kỳ Anh, Kỳ Trinh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương và Kỳ Nam;
Tuyến thứ ba: Tuyến khảo sát Đông Tây từ khu vực Cửa Khẩu thuộc xã Kỳ Ninh, đi qua khu vực thuộc các xã Kỳ Hà, Kỳ Hải, Kỳ Châu, Kỳ Tân, Kỳ Lâm, Kỳ
Sơn, Kỳ Thượng và Kỳ Lạc
- Giai đoạn trong phòng: Đây là giai đoạn cuối cùng trong khảo sát thực địa
Kết quả của đợt khảo sát bao gồm các bản tả tổng hợp tại điểm chìa khóa, sơ đồ các dạng địa lí đã được khoanh vẽ trong quá trình khảo sát theo tuyến Dựa trên các tài liệu này cho phép ta xây dựng được lát cắt CQ và chú giải CQ (phù hợp với bản đồ
tỷ lệ 1:50.000), bản đồ CQ đối với huyện Kỳ Anh
* Phương pháp ĐGTN sinh thái các cảnh quan
ĐGTN sinh thái các CQ là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích hợp của các CQ và các hợp phần của chúng với dạng hoạt động kinh tế nào đó
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, phương pháp này được sử dụng để ĐGTN cho một số loại cây trồng chính: chè, lạc, cà phê, sắn, cao su Tính thích nghi của các loại cây trồng được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của cây trồng và tiềm năng tự nhiên của địa tổng thể Điểm ĐGTN của các địa tổng thể được tính theo phương pháp trung bình nhân các điểm thành phần Phương pháp này đóng vai trò quan trọng đối với việc đề xuất không gian phát triển tại khu vực nghiên cứu
b) Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu và được xem
là một công cụ bổ sung cho các phương pháp truyền thống Với ưu thế là tiết kiệm được thời gian và chi phí so với các phương pháp khác đã thúc đẩy sự phát triển của