1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GDCD bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện

60 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 3,18 MB
File đính kèm gdcd_bdhsgioi.rar (3 MB)

Nội dung

Xây dựng chương trình khung để tiến hành bồi dưỡng. Tìm và lựa chọn học sinh. Nghiên cứu phần lí thuyết để ôn cho các em, Hướng dẫn các em kĩ năng cách thức làm bài. Tiến hành ôn theo kế hoạch đề ra. Bồi dưỡng kiến thức thực tế, vấn đề bức xúc, nóng bỏng của xã hội như: an toàn giao thông, ma túy, bạo lực học đường, mạng xã hội, bảo vệ môi trường, bạo hành trẻ em, ... Hướng dẫn các em cách xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, biết nhận xét, nhận định, đánh giá... Kiểm tra kiến thức của các em sau khoản thời gian bồi dưỡng. Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình bồi dưỡng.

Trang 1

PHỤ LỤC 1 :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN

1 Họ và tên người đăng ký: Nguyễn Thị Mỹ Trang

2 Chức vụ: Giáo viên

3 Đơn vị công tác: Trường THCS TT Tri Tôn

4 Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Dạy môn GDCD khối 7,9.

5 Tên đề tài sáng kiến: Bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả trong kì thi học sinh giỏi cấp

huyện

6 Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Chuyên môn.

7 Tóm tắt nội dung sáng kiến:

- Xây dựng chương trình khung để tiến hành bồi dưỡng

- Tìm và lựa chọn học sinh

- Nghiên cứu phần lí thuyết để ôn cho các em, Hướng dẫn các em kĩ năng cách thức làm bài

- Tiến hành ôn theo kế hoạch đề ra

- Bồi dưỡng kiến thức thực tế, vấn đề bức xúc, nóng bỏng của xã hội như: an toàn giao thông,

ma túy, bạo lực học đường, mạng xã hội, bảo vệ môi trường, bạo hành trẻ em,

- Hướng dẫn các em cách xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, biết nhận xét, nhận định, đánh giá

- Kiểm tra kiến thức của các em sau khoản thời gian bồi dưỡng

- Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình bồi dưỡng

8.Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:

Thời gian: Năm học 2017 - 2018 và 2018 – 2019.

Địa điểm: Trường THCS TT Tri Tôn.

Công việc áp dụng sáng kiến: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD

09 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THCS TT Tri Tôn

10 Kết quả đạt được:

- Có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện

- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm và nâng cao tay nghề, nắm sâu hơn về kiến thức

Tri Tôn, ngày 20 tháng 09 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Trang

Trang 2

PHÒNG GD-ĐT TRI TÔN

TRƯỜNG THCSTT Tri Tôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tri Tôn, ngày 02 tháng 01 năm 2020.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

I- Sơ lược lý lịch tác giả:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Trang Nam, nữ: nữ

- Ngày tháng năm sinh: 28-101970

- Nơi thường trú: tổ 20, khóm 6, TT Tri Tôn- Huyện Tri Tôn

- Đơn vị công tác: Tổ GDCD-N-MT Trường THCS TT Tri Tôn

- Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng

- Lĩnh vực công tác: Dạy môn GDCD

II Tên sáng kiến: Bồi dưỡng học sinh đạt hiệu quả trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện

III Lĩnh vực: chuyên môn

IV Mục đích yêu cầu của sáng kiến:

1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

- Nhằm hưởng ứng các phong trào thi đua giữa thầy và trò, đế đáp ứng yêu cầu trên thamgia các cuộc thi dành học sinh trong đó có thi văn hóa, là giáo viên dạy môn GDCD việc bồidương cho học sinh dự thi học sinh giỏi cũng rất cần thiết, góp phần nâng cao giá trị bộ môn

mà nhiều người còn xem nhẹ

- Bồi dưỡng như thế nào để đạt kết quả thì đối tượng dạy học là quan trọng nhất Mà

muốn đối tượng dạy học đạt thành tích cao,kết quả tốt thì người làm thầy, cô phải có phươngpháp tiến hành bồi dưỡng làm sao cho các em học sinh thấy hứng thú,say mê môn học củamình từ đó có thái độ tích cực trong học tập bộ môn

- Sau khi xem, tham khảo nhiều sách bài tập, sách nâng cao kiến thức bản thân thấy kiếnthức bồi dưỡng học sinh giỏi mênh mông rất nhiều và rất rộng do đó học sinh khó học hết cáckiến thức

- Học sinh tham gia đội tuyển có nhiều đối tượng khác nhau về trình độ và nănglực ,nên người giáo viên bồi dưỡng phải có kế hoạch xây dựng cụ thể để các em học tập cótrình tự và không sót kiền thức ,có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi

- Khi tham gia bồi dưỡng cần phải có một hệ thống kiến thức đáp ứng được yêu cầu dựthi HSG để học sinh dễ dàng nghiên cứu; do đó mà nội dung nghiên cứu trong đề tài này phải

đủ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập Ngoài ra còn nắm bắt kiến thức, vấn đề, hiện tượng,

sự việc ở thực tế.Do đó vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có đầu tư ,có tâm huyết không

Trang 3

ngại khó để đào tạo các em trở thành một học sinh có đầy đủ kiến thức sinh học để các emvững vàng hơn trong kì thi học sinh giỏi.

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

- Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo , triển khai dạy họcsinh theo “ định hướng phát triển năng lực ”.Do đó việc quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi làvấn đề cần thiết trong ngành giáo dục,vì những em học sinh này là đội ngũ đầu tiên có thể thựchiện tốt và phát huy năng lực của bản thân thông qua quá trình học tập ,bồi dưỡng học sinhgiỏi.Nên giáo viên từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vàoquá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhằm pháthuy hết khả năng của các em

- Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực tích cực của họcsinh có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện Một trongnhững biện pháp có hiệu quả là giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy nănglực tự lực của học sinh Khi soạn giáo án, việc xây dựng câu hỏi được giáo viên thường xuyêntiến hành và tiến hành ở hầu hết các bài với nhiều môn học khác nhau mang lại kết quả caotrong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi Việc xây dựng câu hỏi trong mỗi nộidung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức củahọc sinh, xây dựng câu hỏi tốt sẽ tạo điều kiện tốt để bài dạy thành công Việc thường xuyênxây dựng trước khi dạy và sử dụng câu hỏi đó trong bài dạy sẽ đưa học sinh vào những tìnhhuống có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tíchcực vận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để trả lời Vì vậy tăng cường xây dựngcâu hỏi là việc làm cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay trong bồi dưỡng họcsinh giỏi

3 Nội dung sáng kiến

a/ Tiến trình thực hiện :

- Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề bồi dưỡng họcsinh giỏi như sách giáo khoa, tài liệu chuẩn KTKN, sách tham khảo, kênh hình ,đọc nhữngtài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá

- Tiến hành tìm kiếm học sinh ở năm học trước thông qua quá trình học tập trên lớp,thông qua đồng nghiệp chia sẽ, góp ý kiến để chọn những học sinh nổi trội

- Bên cạnh đó, sử dụng kết hợp các phương pháp như trò chuyện, phỏng vấn họcsinh.Điều tra trắc nghiệm; Quan sát thực tiễn

- Khảo sát học sinh trước khi áp dụng đề tài cụ thể qua các bài kiểm tra

- So sánh đối chiếu trước và sau khi áp dụng sáng kiến

b/ Thời gian thực hiện :

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2017-2018 đến năm 2018-2019 ; 2019-2020

c/ Biện pháp tổ chức:

1/ Chọn học sinh:

Sau vài lần tiếp xúc với làm quen với các em tại lớp tôi được phân công, thì bản thân tôi đãtìm hiểu và nắm được sức học cũng như trình độ tiếp thu của từng học sinh trong lớp cũng như

Trang 4

qua các tiết bồi dưỡng đầu tiên,qua đó tôi thấy rằng để tạo cho các em yêu thích bộ môn,tíchcực hăng say học tập bồi dưỡng học sinh giỏi thì giáo viên ít nhất bước đầu phải có kế hoạch lộtrình cụ thể tránh lan man gây cho các em mất tự tin,chán nản trong khi bồi dưỡng.Có như vậycác em mới hứng thú yêu thích học môn Sinh học được và thi tốt hơn.

2/Xây dựng khung phân phối chương trình khi bồi dưỡng:

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP THCS NĂM HỌC : 2017 – 2018 và năm học 2018-2019 - 2019-2020 MÔNGDCD.

dạy

Địa điểm dạy

1

1

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 6:

- Công cước LHQ về quyền trẻ em

- Thực hiện TTan toàn giao thông

- Quyền bất khả xâm phạm TT, SK,DD,NP

- Tích cực, tự giác tham gia hoạt động TT-XH

- Mục đích học tập của HS

Thứ 6Tiết 2 Phòng 27

2

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 6

- Công cước LHQ về quyền trẻ em

- Thực hiện TTan toàn giao thông

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 6

- Công cước LHQ về quyền trẻ em

- Thực hiện TTan toàn giao thông

- Quyền bất khả xâm phạm TT, SK,DD,NP

- Tích cực, tự giác tham gia hoạt động TT-XH

Mục đích học tập của HS

Thứ7Tiết 2 Phòng 27

4

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 6

- Công cước LHQ về quyền trẻ em

- Thực hiện TTan toàn giao thông

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 7

- - Bảo vệ môi trường.TNTN; Bảo vệ di sản vănhóa; Bộ máy nhà nước; Nhà nước

CHJXHCNVN

Thứ 6Tiết 2 Phòng 27

2 Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 7

- Bảo vệ môi trường.TNTN; Bảo vệ di sản văn hóa;

Tiết 3 Phòng 27

Trang 5

Tuần Tiết Nội dung Thời gian

dạy

Địa điểm dạy

Bộ máy nhà nước; Nhà nước CHJXHCNVN3

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 7

- Bảo vệ môi trường.TNTN; Bảo vệ di sản văn hóa;

Bộ máy nhà nước; Nhà nước CHJXHCNVN

Thứ 7Tiết 2 Phòng 27

4

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 7

- Bảo vệ môi trường.TNTN; Bảo vệ di sản văn hóa;

Bộ máy nhà nước; Nhà nước CHJXHCNVN

Thứ 7Tiết 3 Phòng 27

3

1

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 8

- Tôn trọng người khác; Liêm khiết; pháp luật;

Quyền khiếu nại, tố cáo; Quyền tự do ngôn luận;

Hoạt động tập thể-XH;Tình bạn; Hiến pháp

Thứ 6Tiết 2 Phòng 27

2

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 8

- Tôn trọng người khác; Liêm khiết; pháp luật;

Quyền khiếu nại, tố cáo; Quyền tự do ngôn luận;

Hoạt động tập thể-XH;Tình bạn; Hiến pháp

Tiết 3 Phòng 27

3

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 8

- Tôn trọng người khác; Liêm khiết; pháp luật;

Quyền khiếu nại, tố cáo; Quyền tự do ngôn luận;

Hoạt động tập thể-XH;Tình bạn; Hiến pháp

Thứ 7Tiết 2 Phòng 27

4

Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 8

- Tôn trọng người khác; Liêm khiết; pháp luật;

Quyền khiếu nại, tố cáo; Quyền tự do ngôn luận;

Hoạt động tập thể-XH;Tình bạn; Hiến pháp

Thứ 7Tiết 3 Phòng 27

4

1 Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 9

- Chí công vô tư; Tự chủ;

Thứ 5Tiết 2 Phòng 27

2 Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 9 Tiết 3 Phòng 27

3 Ôn lại kiến thức chuẩn, cơ bản của khối 9 Thứ7

2 Cung cấp thông tin, liên hệ thực tế Tiết 3 Phòng 27

3 Cung cấp thông tin, liên hệ thực tế Thứ 7

Tiết 2 Phòng 27

4 Cung cấp thông tin, liên hệ thực tế Thứ 7

Tiết 3 Phòng 27

6

1 Hướng dẫn Hs cách giải quyết vấn đề: BLHĐ;

TNGT; sử dung điện thoại, lên mạng

Thứ 6Tiết 2 Phòng 27

2 Hướng dẫn Hs giải cách quyết vấn đềBLHĐ;

TNGT; sử dung điện thoại, lên mạng

Tiết 3 Phòng 27

Trang 6

Tuần Tiết Nội dung Thời gian

dạy

Địa điểm dạy

3 Hướng dẫn Hs giải quyết vấn đề, xử lí tình

huốngBLHĐ; TNGT; sử dung điện thoại, lên mạng

Thứ 7Tiết 2 Phòng 27

4 Hướng dẫn Hs giải quyết vấn đề, xử lí tình

huốngBLHĐ; TNGT; sử dung điện thoại, lên mạng

Thứ 7Tiết 3 Phòng 27

7

1 Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề Thứ 5

Tiết 2 Phòng 27

2 Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề Tiết 3 Phòng 27

3 Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề Thứ6

2 Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề Tiết 3 Phòng 27

3 Giáo viên cho học sinh làm bài tập: ra đề Thứ 6

2 Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập Tiết 3 Phòng 27

3 Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập Thứ 7

2 Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập Tiết 3 Phòng 27

3 Giáo viên ra đề cho học sinh làm bài tập Thứ 7

Trang 7

- Sống gần gũi,gắn bó với thiên nhiên,tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên,không làm những điều

có hại cho thiên nhiên,biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắcphục,hạn chế những tác hại do thiên nhien gây ra

2/Vai trò của thiên nhiên đối với con người là gì?

- Là tài sản vô giá và rất cần thiết cho cuộc sống của con người,thiên nhiên chính là môi trườngsống của con người

- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường mất cân bằng sinh thái gây ra những hậuquả nặng nề mà con người phải gánh chịu

1/Thế nào là mục đích học tập?

- Học tập để trở thành con ngoan trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt

- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xâydựng quê hương,đất nước,bảo vệ Tổ Quốc XHCN

-Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại

b/ Nhóm quyền bảo vê:

- Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử,bị bỏ rơi,

c/ Nhóm quyền phát triển:

- Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện

d/ Nhóm quyền tham gia:

-Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em

1/ Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông:

- Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt

- Đường xấu và hẹp

- Người tham gia giao thông đông

- Phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn

2/Một số qui định của pháp luật:

- Đối với người đi bộ: Phải đi trên hè phố,lề đường, không có hè phố, lề đường thì phải đi sát

mép đường Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người

đi bộ phải tuân theo

- Đối với người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, đi đúng phần

đường quy định, không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồngkềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh

Trang 8

Ý nghĩa của việc học tập:

- Đối với bản thân:Giúp con người có kiến thức,có hiểu biết,được phát triển toàn diện,trở

thành người có ích cho gia đình và xã hội

- Đối với gia đình:Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm,hạnh phúc.

- Đối với xã hội:Giáo dục,đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất

và năng lực cầ thiết,xây dựng đất nước giàu mạnh

Những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,sức khỏe,danh dự và nhân phẩm của công dân:

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.Không ai được xâm phạm tới thân thểngười khác.Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,sức khỏe,danh dự và nhân phẩm.Mọingười phải tôn trọng tính mạng,sức khỏe,danh dự và nhân phẩm của người khác.Nếu vi phạm

sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật

Ý Nghĩa :

- Đây là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi conngười, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an

Kiến thức khối 7

Bài : Bảo vệ Môi Trường

a/ Môi trường : là bao gòm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có

ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên

b/ Tài nguyên thiên nhiên : là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có

thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống

- Cung cấp cho con người phương tiện sinh sống, phát triển mọi mặt

- Tạo cơ sở vật chất để phát triển KT-XH nâng cao chất lượng cuộc sống

4/ Bảo vệ MT và TNTN

- Đó là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.

- Thực hiện đúng các qui định về bảo vệ môi trường và TNTN

5/ Trách nhiệm CD : ( biện pháp cần thiết)

- Giữ gìn VS môi trường

- Hạn chế dùng chất khó phân hủy, thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải

- Tiết kiệm điện, nước

Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thựchiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên

Trang 9

2/ Bộ máy nhà nước là gì? Bao gồm những loại cơ quan cơ quan nào?

Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các loại cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương, có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau

- Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra ( Quốc hội, Hội đồng nhân các cấp ).

- Các cơ quan hành chính nhà nước.

- Các cơ quan xét xử.

- Các cơ quan kiểm sát.

3/ Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước là gì?

Quyền:

- Làm chủ.

- Giám sát các đại biểu và các cơ quan đai diện do mình bầu ra.

- Góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.

Nghĩa vu:

- Công dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.

- Bảo vệ các cơ quan nhà nước.

- Giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

Lưu ý:

Vì sao nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân?

Nhà nước ta là thành quả của cuộc cách mạng tháng tám năm 1945 do nhân dân ta tiếnhành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy nhà nước ta do nhân dân bầura.( nhân dân bầu ra Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ).Nhà nước hoat động vìlợi ích của nhân dân

Cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra gồm: Quốc hội và Hội đồng nhân

dân các cấp

Cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân các cấp.

Cơ quan xét xử gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tỉnh, tòa án nhân huyện.

Cơ quan kiểm sát gồm: VKSND tối cao, viên kiểm sát nhân tỉnh, viện kiểm sát nhân

huyện

Về phân cấp thì bộ máy nhà nước được phân thành 4 cấp: BMNN cấp trung ương,

BMNN cấp tỉnh, BMNN cấp huyện, BMNN cấp xã( phường, thị trấn)

Về phân công gồm có 4 loại cơ quan:

- Cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra: Quốc hội và Hội đồng nhân các cấp.

- Cơ quan hành chính nhà nước : Chính phủ và Ủy ban nhân các cấp.

- Cơ quan xét xử : TAND tối cao, TAND tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương ), TAND

huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh )

- Cơ quan kiểm sát : VKSND tối cao, VKSND tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương ),

VKSND huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh )

Trang 10

**********************

Bài : Bộ Máy Nhà Nước Cấp Cơ Sở ( xã, phường, thị trấn )

Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có 2 cơ quan:

1/ Hội đồng nhân dân xã ( phường, thị trấn ) : là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương, do nhân dân bầu ra

Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn: chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát

triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng và an ninh ở địaphương; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, giámsát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã

2/ Ủy ban nhân dân xã ( phường, thị trấn ) : là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,

do Hội đồng nhân dân xã ( phường, thị trấn ) bầu ra

Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân có nhiệm

vụ và quyền hạn: thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong mọi lĩnh vực; kiểm tra

việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết củaHội đồng nhân dân xã; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

Một số công việc mà cơ quan nhà nước cấp xã ( phường, thị trấn ) đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân như: tổ chức lại sản xuất để phát huy thế mạnh của địa

phương, nâng cao đời sống nhân dân; chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, chăm lo sức khỏenhân dân ( xây dựng trường học, trạm y tế, phòng chống dịch bệnh… ); bảo vệ trật tự trị an,phòng chống tệ nạn xã hội…

3/ Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp xã ( phường, thị trấn ):

- Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước.

- Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.

- Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật cũng như những quy định của

chính quyền đại phuơng

Bài : Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa

1/ Thế nào là di sản văn hóa?

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vậtthể và di sản văn hóa vật thể

2/ Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Là sản phẩm tinh thần có giá trị vh, ls, kh được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưutruyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác Di sảnvăn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn hoc, nghệ thuật, khoa học, ngữvăn truyền miệng, diễn xướng dân gian… và những tri thức dân gian khác ( ví dụ: kho tàng cadao, tục ngữ, truyện dân gian; làn điệu dân ca…)

3/ Di sản văn hóa vật thể là gì?

Là sản phẩm vật chất có giá trị ls, vh, kh bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ( ví dụ: Trống đồng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An…)

4/ Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?

- Các di sản văn hóa phi vật thểrất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo

tồn lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên, ví dụ: Một nghệ sĩ cao tuổi hát ca trù, tuồng…

Trang 11

- Các di sản vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên

nhiên, do ý thức của con người

- Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp.

5/ Ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa?

DSVH, di tích lịch sử - văn hóa va danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ

tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên cáclĩnh vực

Những di sản, di tích và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần vào kho tàng di sản văn hóa thế giới

Bảo vệ di sản văn hóa có ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa giáo dục truyền thống, ý nghĩa văn hóa, giá trị kinh tế, xã hội ngày nay, di sản văn hóa có giá trị kinh tế - xã hội không nhỏ Ở nhiều nước du lịch sinh thái, văn hóa đã trở thành ngành kinh tế công nghiệp không khói, đồngthời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế trong thời đại hội nhập cùng phát triển Bảo vệ di sản văn hóa còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người

6/ Nhà nước đã có những quy định gì để bảo vệ di sản văn hóa?

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa, chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

- Nghiêm cấm các hành vi:

+ Chiếm đoạt làm sai lệch di sản văn hóa

+ Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hóa

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài + Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật

Kiến thức ở khối 8:

Bài : Pháp Luật Và Kỉ Luật.

1/ Thế nào là pháp luật , kỉ luật?

- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, đượcNhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế

- Kỉ luật là những quy định , quy ước của một cộng đồng( một tập thể) về những hành vi cầntuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người

2/ Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật:

Kỉ luật của tập thể phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước, không được trái với phápluật

3/ Ý nghĩa:

Trang 12

Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có mộtchuẩn mực chung đểrèn luyện và thống nhất trong hoạt động Ngoài việc xác định được trách nhiệm bảo vệ đượcquyền lợi của mọi người ,pháp luật và kỉ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cánhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng nhất định.

**************************

Bài: Tích Cực Tham Gia Các Hoạt Động Chính Trị Xã Hội.

1/ Thế nào là hoạt chính trị- xã hội?

- Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng

và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt độngtrong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trườngsống của con người…

- Ví dụ: hoạt động tuyên truyền vận động bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;

hoạt động tuyên truyền vận độngthực hiện dân số, kế hoạch hoá gia đình; hoạt động đền ơnđáp, nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ; hoạt động quyên góp, ủng hộ nhân dân cácvùng bị thiên tai, các nạn nhân chất độc màu da cam

Để có thể làm việc có kế hoạch và tự giác, chủ động thực hiện các hoạt động chính trị

-xã hội, học sinh cần làm gì?

- Xây dựng kế hoạch,bảo đảm cân đối các nội dung học tập, việc nhà, hoạt động của Đội,Đoàn, của trường để không bỏ sót

- Nhắc nhở lẫn nhau

- Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết

- Thường xuyên đấu tranh với bản thân để chống lại tư tưởng, ngại khó, tính ích kỉ, tínhthiếu kỉ luật, tính “bốc đồng” của tuổi trẻ: thích thì làm, gặp khó khăn thì chán nản…

*******************************

Bài : Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác

1/ Thế nào là tôn trong và học hỏi các dân tộc khác?

- Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác; luôn tìm hiểu và tiếpthu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá,xã hội của các dân tộc khác; đồng thờithể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình

- Biểu hiện cụ thể như: tìm hiểu về lịch sử, kinh tế và văn hoá của các dân tộc khác; tôn

trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán của họ; thừa nhận và học hỏi những tinhhoa văn hoá, những thành tựu về các mặt của họ;…

2/ Ý nghĩa:

- Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hoá, nghệthuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu Đó là vốn quý của loài ngườicần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển

- Tôn trọng và hỏi họi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên conđường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc

- Góp phần cho các dân tộc cùng nhau xây dựng một nền văn hoá chung của nhân loại ngàycàng tiến bộ, văn minh

Trang 13

- Giúp ta có thêm kinh nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và pháttriển đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước.

Lưu ý:

Chúng ta có cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao?

Chúng ta rất cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác:

- Chúng ta cần tôn trọng độc lập chủ quyền và các giá trị văn hoá của tất cả các dân tộc trênthế giới; có quan hệ hữu nghị không kì thị, phân biệt, coi thường bất cứ dân tộc nào

- Chúng ta cần khiêm tốn học hỏi có chọn lộc những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác

để bổ sung kinh nghiệm, làm giàu nền văn hoá dân tộc, lấy kinh nghiệm các nước kháclàm bài học quý giá trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Bên cạnh việc học hỏi các dân tộc chúng ta phải bảo vệ và thể hiện lòng tự hào dân tộcchính đáng của mình

Bởi vì:

- Mỗi dân tộc có giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có

- Những giá trị văn hoá của các dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, vănhoá , giáo dục và khoa học – kĩ thuật

- Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hoácủa các dân tộc trên thế giới

Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? lấy ví dụ về một số trường hợp nên hoặc không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác.

- Nên học tập các dân tộc khác bằng cách:

+ Mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác với tất cả các nước

+ Tôn trọng và học tập kinh nghiệm của tất cả các nước

+ Cử người đi du học nước ngoài để tiếp thu những thành tựu văn hoá khoa học – kĩ thuậttiên tiến

- Những cái nên học:

+ Thành tựu về khoa học – kĩ thuật, công nghệ

+ Trình độ quản lí

+ Nhữn tiến bộ, văn minh trên các lĩnh vực: văn hoá , dục ,nghệ thuật…

- Những cái không nên học:

+ Lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền

+ Vi phạm đạo đức, phá hoại truyền thống dân tộc

+ Sản phẩm văn hoá đồi trụy

**************************

Bài : Quyền Khiếu Nại , Tố Cáo Của Công Dân

1/ Thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân:

Trang 14

- Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnxem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyếtđịnh hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ví dụ: Khiếu nại khi mình bị cơ quan kỉ luật oan, khi không được nâng lương đúng thờihạn, khi không được bố trí việc làm theo đúng hợp đồng lao động đã kí…

- Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết

về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hạihoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Ví dụ: Tố cáo khi phát hiện có hành vi tham ô tài sản của Nhà nước, nhận hối lộ, buôn bán,vận chuyển ma túy, cưỡng đoạt tài sản của công dân…

2/ Sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo:

* Giống nhau:

- Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp 1992

- Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa Nhà nước, của tập thể và của cá nhân

- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước quản , xã hội

* Khác nhau:

- Đối tượng:

+Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính

+Đối tượng của tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gâythiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

3/ Ý nghĩa của việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo:

- Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là biện pháp để công dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của mình và của người khác khi bị xâm phạm

- Là biện pháp để công dân đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổchức, cá nhân

- Là hình thức để công dân giám sát hành động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhànước khi thi hành công vụ

4/ Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo:

- Kiểm tra cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thờihạn pháp luật quy định

- Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa tập thể và công dân

Trang 15

- Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để

vu khống, vu cáo, làm hại người khác

5/ Trách nhiệm của công dân:

- Tích cực học tập nâng cao trình độ nhận thức để có thể sử dụng đúng đắn quyền khiếu nại,

tố cáo của công dân

- Việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo phải trung thực, khách quan, thận trọng và đúngquy định

- Không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác

Lưu ý:

Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo:

- Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm

- Đệ tạo cơ sở pháp lí cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ, côngchức nhà nước

- Để ngăn ngừa, đấu tranh và phòng, chống tội phạm

Những người nào được quyền khiếu nại?

- Người khiếu nại phải là người có khả năng hành vi đầy đủ( từ 18 tuổi trở lên, không bị mấtnăng lực hành vi) Người chưa có năng lực hành vi đầy đủ có thể thực hiện quyền khiếunại, tố cáo thông qua người đại diện

- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyếtđịnh, hành vi mình khiếu nại Chỉ khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chínhliên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân

Những người nào được quyền tố cáo?

Người tố cáo là mọi công dân, bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp cũng đều

có quyền tố cáo trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc làm vi phạm pháp luậtcủa bất cứ người nào, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình

có trách nhiệm như thế nào đối với việc khiếu nại, tố cáo?

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

- Tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

- Tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo

- Xử lí nghiêm minh người vi phạm

- Áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra

- Bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định của mình

Trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệmtrong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lí nghiêm minh, nếugây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Các cơ quan nào trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo?

- Quốc hội

Trang 16

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Hội đồng nhân dân

- Các ủy ban của Quốc hội

- Hội đồng nhân dân các cấp

- Đại biểu Quốc hội

- Đại biểu Hội đồng nhân dân

*******************************

Bài : Quyền Tự Do Ngôn Luận

1/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận?

Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ýkiến đối với những vấn đề chung của đất nước, của xã hội

2/ Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?(Quy định của pháp luật)

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

- Có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật

- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trongcác cuộc họp ở cơ sở(tổ dân phố, trườnglớp…) trên các phương tiện thông tin đại chúng( qua quyền báo chí)

- Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc với cử tri Hoặc góp ý kiến vào các dự thảo, cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luậtquan trọng Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huytính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dụng nhà nước, quản lí xã hội

3/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân:

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báochí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình

Lưu ý:

Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật có nghĩa

là : tự do trong khuôn khổ pháp luật quy định không lợi dụng tự do để phát biểu lung tung, vukhống, vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật, phá hoại, chống lại lợi ích của Nhà nước vànhân dân

Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm mục đích gì?

- Xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập thể, của đất nước

- Thông qua quyền tự do ngôn luận để phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của côngdân, phê bình, đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức, cơ quan, xây dựng đường lối, chiến lượcxây dựng và phát triển đất nước

Những hành vi thể hiện quyền tự do ngôn luận:

- Ý kiến tham gia trong các cuộc họp của cơ sở bàn về kinh tế, chính trị, văn hoá ở địaphương

- Ý kiến tham gia xây dựng kế hoạch của cơ quan, kế hoạch năm học của trường của lớp

- Phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề điện, nước, bảo vệ môitrường, an toàn giao thông

- Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp về các vấn đề: bảo hiểm y

tế, đất đai, giáo dục, chế độ chính sách…

- Góp ý về dự thảo văn bản luật( luật dân sự, luật giáo dục, luật hôn nhân gia đình)

Trang 17

Những hành vi tự do ngôn luận trái pháp luật?

- Phát biểu lung tung, không chính xác, không có cơ sở những sai phạm của người khác,hoặc của các cơ quan, tổ chức…

- Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ, nói xấu người khác vì động cơ cá nhân

- Xuyên tạc sự thật về công cuộc đổi mới của đất nước, về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam…

Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận?

Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huyquyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải:

- Ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hoá, xã hội

- Tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước,quản lí xã hội

**************************

Bài : Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

1/ Hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật:

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống phápluật Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định củaHiến pháp, không được trái với Hiến pháp

2/ Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì?

Nội dung của Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tínhđịnh hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: bản chất nhà nước, chế độ chính trị,chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cộng dân, tổ chức bộmáy nhà nước

3/ Cơ quan ban hành, sửa đổi Hiến pháp? Thủ tục sửa đổi như thế nào?

- Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình, tự thủ đặt biệt, được quy định trong Hiếnpháp(Điều 147), Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp

- Thủ tục sửa đổi: được Quốc hội thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số phiếu đạibiểu nhất trí

4/ Trách nhiệm của công dân: Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và

Trang 18

Em hãy tóm tắt sơ lược sự ra đời của các bản Hiến pháp đó?

- Hiến pháp 1946: sau khi cách mạng tháng Tám – 1945 thành công , Nhà nước ban hànhHiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ và nhân dân

- Hiến pháp 1959: Hiến pháp của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thốngnhất nước nhà

- Hiến pháp 1980: Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước

- Hiến pháp 1992: Hiến pháp của thời kì đổi mới

Hiến pháp 1959, 1980, 1992 là những bản Hiến pháp sửa đổi bổ sung

- Hiến pháp 2013 là HP của thời kì đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế

Trên cơ sở sơ lược về sự ra đời của các bản Hiến pháp, em rút ra nhận xét gì?

Em rút ra nhận xét: Mỗi một bản Hiến pháp ra đời là đánh dấu một thời kì, một giai đoạnphát triển của cách mạng Việt Nam, khẳng định những thắng lợi đã đạt được đồng thời đề raphương hướng, đường lối xây dựng và phát triển đất nước thời kì mới

- Vai trò, vị trí của Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hoá đường lối chính trị của Đảngcộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng

- Hiến pháp Việt Nam định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Các chế định cơ bản của Hiến pháp 1992 gồm những vấn đề gì?

Các chế định cơ bản của Hiến pháp pháp 1992 gồm:

- Về chế độ chính trị

- Về chế độ kinh tế

- Về chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ

- Về bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN

- Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Về chế độ chính trị, HP 1992 khẳng định bản chất Nhà nước ta là gì?

Về chế độ chính trị, HP 1992 khẳng định bản chất Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

là Nhà nước pháp quyềnXHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ai?

Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngủ tri thức

2/ Đặc điểm của pháp luật:

- Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thướt đo hành vi của mọi ngườitrong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến

- Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiệntrong các văn bản pháp luật

Trang 19

- Tính bắt buộc( tính cưỡng chế): pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhànước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quyđịnh.

3/ Bản chất của pháp luật:

Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam; thể hiện quyền làm chủ của nhân dân VN trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội

4/ Trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật:

Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia,chấp hành những nguyên tắc sinh hoạt cộng đồng

Lưu ý:

Vì sao phải có pháp luật? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?

Pháp luật là phương tiện quản lí Nhà nước, quản lí xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân Nếu không có pháp luật xã hội sẽ không thể ổn định và pháttriển được vì vậy mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?

- Đạo đức: chuẩn mực đạo đức xã hội đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhândân, mọi người tự giác thực hiện, sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rứt

- Pháp luật: Do Nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản, bắt buộc thực hiện, nếu viphạm bị phạt cảnh cáo, phạt tù, phạt tiền

Pháp luật nước ta thể hiện tính dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân lao động Việt Nam như thế nào?

Pháp luật nước ta ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật các quyền và nghĩa

vụ cơ bản của công dân trên tất cả các mặt của đời sống và tạo điều kiện để đảm bảo việcthực hiện các quyền đó

Vì sao nói pháp luật là phuợng tiện quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội Thông qua các quy phạm, phápluật quy định rõ ràng về khuôn khổ, phạm vi, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tất cả các

cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, chính trị - xã hội, quy định quyền, nghĩa vụ công dân, yêucầu mọi cơ quan, tổ chức, mọi công dân phải tuân thủ

Ví dụ: Để thực hiện quyền tự do kinh doanh khi thành lập công ty phải qua các thủ tục do luật

định

- Quy định các biện pháp bảo vệ quyền( ví dụ: đối với các tài sản có giá trị như nhà cửa, xe

ô tô… phải đăng kí quyền sở hữu)

- Quy định các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân

- Quy định xử lý hình sự đối với các tội trộm cắp tài sản, phạt vi phạm hợp đồng, bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng( dân sự)…

Trang 20

- do Nhà nước ban hành.

- có tính bắt buộc

- thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết

phục, cưỡng chế

Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định tất

cả mọi người và phương tiện tham gia giao

thông đều đi về bên phải theo chiều đi của

mình, phải tuân theo hệ thống tín hiệu đèn

giao thông, ai không chấp hành thì sẽ bị xử

Ví dụ: Nội quy trường THCS AP quy định:học sinh đến trường mặc đồng phục quầnxanh đậm, áo trắng Nghỉ học phải có đơn xinphép của phụ huynh HS nào không tuân theonội qui tùy theo mức độ vi phạm có thể nhắcnhở, phê bình

Bàng 2: So sánh sự khác nhau giữa đạo đức và kỉ luật

Nội dung Đạo Đức Pháp Luật

Cơ sở

hình

thành

Đúc kết từ thực tế cuộc sống vànguyện vọng của nhân quanhiều thế hệ

Do Nhà nước ban hành

Hình thức

thể hiện

Các câu ca dao , tục ngữ, cáccâu châm ngôn…

Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật…trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ, quyềnhạn của cơ quan, cán bộ, công chức Nhànước…

Bằng sự tác động của Nhà nước thông quatuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn

đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm

Bảng 3: So sánh sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo

Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc

đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tổ chức

Cơ sở? Quyền và lợi ích hợp pháp của

bản thân người khiếu nại bị xâmphạm

Tất cả hành vi VPPL gây thiệt hại hoặc đedọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổchức

Mục Để khôi phục quyền và lợi ích Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời

Trang 21

đích ? hợp pháp của người khiếu nại

đã bị xâm hại hoặc bị thiệt hại

mọi hành vi VPPL xâm phạm đến lợi ích Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân, cơ quan tổ chức

Khối 9

Bài: Bảo Vệ Hòa Bình

1/ Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình?

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu

biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với conngười, là khát vọng của toàn nhân loại

- Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; dùng

thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôngiáo, quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang

2/ Vì sao cần phải bảo vệ hoà bình?

- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh

chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán…

- Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là

nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới

Để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, chúng ta phải làm gì?

Để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng,thân thiện giữa con người với con người; xây dựng mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, hữunghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới

Để thể hiện lòng yêu hòa bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần làm gì?

Tham gia các phong trào bảo vệ hòa bình như:

- Đi bộ vì hòa bình.

- Viết thư cho bạn bè quốc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với

chủ đề vì hòa bình

- Tham gia các diễn đàn vì hòa bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức.

- Cư xử với bạn bè và mọi người xunh quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hòa bình

- Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hóa các dân tộc và các quốc gia khác.

Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai?

Trang 22

- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân

tộc và của toàn nhân loại

- Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong

các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người

Theo em, ngày nay còn có chiến tranh không?

Ngày nay, ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang,các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình ; ngòi nổ chiến tranhvẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên thế giới của chúng ta

Chiến tranh chính nghĩa:

- Tiến hành đấu tranh chống xâm lược.

- Bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.

- Bảo vệ hòa bình.

Chiến tranh phi nghĩa:

- Xâm lược đất nước khác.

- Phá hoại độc lập, chủ quyền của dân tộc khác.

- Gây chiến tranh giết người, cướp của.

- Phá hoại hòa bình.

Vì sao, chúng ta phải bảo vệ hòa bình , ngăn ngừa chiến tranh?

- Chúng ta phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hòa bình đem lại cuộc sống

bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh tật, thiếu ăn,không được học hành…

- Nếu hòa bình là khát vọng của loài người thì chiến tranh là thảm họa của loài người

- Ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình, gây

chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới, vì thế chúng ta phải bảo vệ hòa bình

Bài : Tình Hữu Nghị Giữa Các Dân Tộc Trên Thế Giới

1/Khái niệm:

Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước

này với nước khác ví dụ: Việt – Lào, Việt Nam – Cu- ba…

2/Ý nghĩa:

Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện hợp tác, cùngphát triển, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiếntranh

3/Chủ trương của Đảng và Nhà nước:

Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại, hòa bình, hữu nghị với các dân tộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Chính sách quan hệ hữu nghị đó đã làm

cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; từ đó chúng ta tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợptác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam

4/Trách nhiệm công dân - học sinh:

Trang 23

Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết hữu nghịvới bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện rongcuộc sống hàng ngày.

Lưu ý:

Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX:

“… Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển…

Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâmchính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng độclập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, khôngdùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng vàtranh chấp bằng thương lượng hòa bình, làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, ápđặt và cường quyền…”

Những việc làm góp phần phát triển tinh thần hữu nghị:

- Tích cực tham gia lao động, hoạt động nhân đạo.

- Tham gia bảo vệ môi trường.

- Chia sẻ nỗi đau đối với các bạn ở các nước bị thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần…

những nước đang xảy ra xung đột chiến tranh

- Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài.

- Học tập ngoại ngữ để nâng cao hiểu biết văn hóa các dân tộc và thuận lợi trong việc giao

Ví dụ: Việt Nam hợp tác với Nga trong lĩnh vực khai thác dầu khí

Việt Nam hợp tác với Nhật trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng

2/ Vì sao trong bối cảnh thế giới hiện nay, hợp tác phải là vấn đề quan trong và tất yếu ?

- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như ( bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo…)

- Để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được

3/ Chủ trương và nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta:

- Chủ trương: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước

xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới

- Nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp

vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng

Trang 24

cùng có lợi, giải quyết bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, phản đối mọi

âm mưu và hành động gây sức ép áp đặt và cường quyền Nước ta đã và đang hợp tác cóhiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáodục, y tế…

4/ Trách nhiệm của công dân - học sinh trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác là gì?

- Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động,

hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và trong nước.

- Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài và giữ phẩm chất tốt đẹp của người

Việt Nam trong quan hệ giao tiếp…

****************

Bài : Kế Thừa Và Phát Huy Truyền Thống Tốt Đẹp Của dân Tộc

1/ Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

2/ Một số truyền thống tốt đẹp tiêu biểu:

- Truyền thống đạo đức: nhân nghĩa, hiếu học, đoàn kết, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo.

- Truyền thống văn hóa: các phong tục, tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn

hóa Việt Nam

- Truyền thống nghệ thuật: tuồng , chèo , làn điệu dân ca…

- Nghề truyền thống: khảm trai, đúc đồng, dệt vải, dệt lụa thêu…

3/ Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc

4/ Trách nhiệm công dân - học sinh:

- Biết tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực.

- Biết tự hào, trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các truyền thống.

- Biết sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống.

********************

Bài : Năng Động , Sáng Tạo

1/ Thế nào là năng động, sáng tạo?

- Năng động là tích cực, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần

hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đãcó

Bài tập:

1/ Năng động là gì? Sáng tạo là gì? Em hãy nêu những biểu hiện năng động, sáng tạo tronglao động, học tập và trong sinh hoạt hằng ngày?

Trang 25

2/ Theo em, năng động sáng tạo có y nghĩa như thế nào trong cuộc sống và đặc biệt trongthời đại ngày nay? Để trở thành người năng động, sáng tạo học sinh phải làm gì?

Trả lời:

1/ Thế nào là năng động, sáng tạo?

- Năng động là tích cực, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần

hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đãcó

3/ Ý nghĩa trong cuộc sống và trong thời đại ngày nay:

- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện nay.

- Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được

mục đích đề ra một cách nhanh chống và tốt đẹp

- Nhờ có năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm

vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước

4/ Để trở thành người năng động, sáng tạo học sinh cần phải:

- - Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi

người trong học tập, lao động và cuộc sống

- Để trở thành người lao động sáng tạo mỗi học sinh ần tìm ra cách học tập tốt nhất cho

mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng nhhững điều

đã biết vào cuộc sống

*********************

Bài: Làm việc Có Năng Suất , Chất Lượng , Hiệu Quả

1/ Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiếu sản phẩm tốt, có chấtlượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn

2/ Ý nghĩa:

Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cánhân, gia đình và xã hội bởi vì: tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thờigian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dânđược nâng cao Đồng thời, bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào về thành quảlao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình

3/ Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, mỗi người lao động phải làm gì?

Trang 26

Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người lao động phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động một cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo.

Lưu ý:

Trong lao động:

Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả:

- Lao động tự giác, đảm bảo kỉ luật an toàn trong lao động

- Máy móc kĩ thuật công nghệ hiện đại.

- Chất lượng hàng hóa, sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp.

- Thái độ phục vụ khách hàng tốt.

Không năng suất, chất lượng, hiệu quả:

- Làm bừa, làm ẩu.

- Chạy theo số lượng.

- Chất lượng hàng hóa, sản phẩm kém không tiêu thụ được.

- Làm hàng giả, hàng nhái…

Trong lĩnh vực giáo dục ở các nhà trường:

Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả:

- Dạy tốt, học tốt.

- Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học

tập

- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí giáo dục.

- Thực hiện tốt cuộc vận động “ hai không”; nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh

thành tích trong giáo dục; nói không với việc ngối nhầm lớp…

Không có năng suất, chất lượng, hiệu quả:

- Chạy theo thành tích, điểm số.

- Vi phạm những quy định về dạy thêm học thêm.

- Điều kiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn.

- Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp không phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh.

Trong gia đình

Có năng suất, chất lượng, hiệu quả:

- Làm kinh tế giỏi( chăn nuôi, trồng trọt hoặc làm nghề thủ công, kinh doanh).

- Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học giỏi.

- Học tập tốt, lao động tốt.

- Kết hợp học với hành.

Không năng suất, chất lượng, hiệu quả:

- Ỷ lại, lười nhác, trông chờ vận may, bằng lòng với hiện tại.

- Làm giàu bằng con đường bất chính( buôn lậu, ghi đề, cá độ, làm hàng giả…).

- Lười học, đua đòi, thích hưởng thụ.

Người học sinh để học tập có năng suất, chất lượng, hiệu quả thì cần phải:

- Học tập và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt.

- Luôn siêng năng chịu khó, tự học, tự tìm tòi và sáng tạo trong học tập.

Trang 27

- Có lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.

- Có ý chí nghị lực, tự lực không dựa dẫm, không ỷ lại.

Năng suất, chất lượng, hiệu quả có mối quan hệ như thế nào?

Trong bất cứ lĩnh vực nào, làm việc có năng suất luôn luôn đi cùng với bảo đảm chất lượng thì công việc mới đạt hiệu quả cao

2/ Ý nghĩa của việc xác định đúng lí tưởng sống:

Khi lí tưởng của mỗi người phù hợp với lí tưởng chung của dân tộc, của Đảng thì hànhđộng của họ sẽ góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung và chính họ sẽ được xã hội, Nhànước tạo điều kiện để phát triển những khả năng của mình Người sống có lí tưởng cao đẹpluôn được mọi người tôn trọng

3/ Người sống có lí tưởng cao đẹp là người như thế nào?

Người sống có lí tưởng cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi đểthực hiện lí tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân vả xã hội, luôn vươntới sự hoàn thiện bản thânvề mọi mặt, mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệpchung

4/ Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì? học sinh phải rèn luyện lí tưởng sốmg như thế nào?

- Lí tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước

Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội côgn bằng, dân chủ, văn minh Trướcmắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xãhội chủ nghĩa

- Thanh niên, học sinh phải ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng

lực cần thiết nhằm thực hiện lí tưởng đó

Lưu ý:

Em hiểu thế nào khi nói: “ Sống đẹp - sống có ích “?

- Sống đẹp là sống có lí tưởng, có hoài bão và có ước mơ Sống đẹp là sống có tấm lòng

nhân ái

- Sống có ích là sống vì mọi người, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân sống có ích

là sống phải biết phân biệt đúng sai, phải trái Sống có ích là chấp hành nghiêm chỉnhđường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, và quy tắc và trật

tự xã hội

“ Sống đẹp - sống có ích” có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và bổ sung chonhau Sống đẹp, sống có ích là điều mà tuổi trẻ Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu thực hiện đểđưa đất nước tiến lên giàu mạnh, văn minh và hội nhập

Biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay:

- Vượt khó trong học tập.

Trang 28

- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Năng động, sáng tạo và có hiệu quả cao trong công việc.

- Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.

- Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

- Sẵn sàng lên đường tham gia nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

- Tham gia phong trào thanh niên tình nguyện…

Biểu hiện thanh niên sống thiếu lí tưởng:

- Chạy theo lối sống thực dụng, đua đòi, ỷ lại.

- Không có hoài bão, ước mơ, lãng quên quá khứ.

- Sống thờ ơ với mọi người.

- Không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

- Sống chỉ vì tiền tài và danh vọng bất chấp luân lí đạo đức.

******************

Bài: Trách Nhiệm Của Thanh Niên Trong Sự Nghiệp CNH- HĐH Đất Nước

1/ Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp cnh – hđh là gì?

- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị.

- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kĩ năng, phát triển các năng lực.

- Có ý thức rèn luyện sức khoẻ.

- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, lao động sản xuất để góp phần thực

hiện mục đích cnh, hđh

- Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, có cơ cấu nkinh tế hợp lí, quan

hệ sản xuất tiến bộ, đới sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc,dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủnghĩa xã hội

- Thanh niên là “ lực lượng nòng cốt”, vì họ là những người được đào tạo và giáo dục toàn

diện

2/ Nhiệm vụ của thanh niên học sinh là gì?

- Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh là ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị

hành trang vào đời

- Phải xác định lí tưởng sống đúng đắn.

- Tự vạch ra một kế hoạch học tập, rẻn luyện, lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ của

người học sinh, phấu đấu trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước trong thời kì cnh, hđh

4/ Các câu hỏi kích thích tư duy, động não và các bài tập giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, giài thích, phân tích.

Học sinh có cần tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao?

- Học sinh rất cần có tính kỉ luật: mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quynhà trường sẽ được thực hiện tốt

- Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội ổn định,bình yên

Trang 29

Tính kỉ luật của người học sinh biểu hiện như thế nào trong học tập, trong sinh hoạt hằng ngày, ở nhà trường và ở cộng đồng?

- Trong sinh hoạt hằng ngày, ở nhà và cộng đồng:

+ Phải tự giác hoàn thành nhiệm vụ được giao, giúp đỡ bố mẹ, có trách nhiệm với côngviệc chung;

+ Có cuộc sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt luật an toàn giaothông, không bị sa ngã bởi các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, đàn đúm vô ích, biếtđiều chỉnh kế hoạch cá nhân khi cần thiết

Những biểu hiện rèn luyện tính kỉ luật của học sinh:

- Biết tự kiềm chế, cầu thị, vượt khó, kiên trì, nổ lực hằng ngày

- Làm việc có kế hoạch

- Biết thường xuyên tự kiểm tra và điều chỉnh kế họach

- Luôn luôn biết lắng nghe ý kiến của nguời khác và góp ý chân thành với bạn bè đặt biệtnghe lời cha mẹ và thầy cô giáo

- Biết tự đánh giá và đánh giá hành vi pháp luật và kỉ luật của bản thân và mọi người mộtcách đúng đắn

- Biết theo dõi tình hình thời sự diễn ra xunh quanh, biết học tập những tấm gương nguời tốtviệc tốt và biết tránh những tác động tiêu cực ngoài xã hội

Bài tập1: Có người cho rằng pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự

giác Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết Quan niệm đóđúng hay sai? tại sao?

=> Quan niệm đó không đúng Bởi vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ýthức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhấttrong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội

Bài tập 2: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp

luật được không? tại sao?

=> Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật vì

nó không phải do Nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giámsát của nhà nước Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vihẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơquan khác lại không có những quy định đó Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm virộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện

Bài tập 3: Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố hiện nay do nhiều nguyên nhân Có

nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không? Em thử nêu cácbiện pháp khắc phục?

Trang 30

- Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân thuộc về

ý thức của người tham gia giao thông như: không đi đúng phần đường quy định, lạng lách,vượt ẩu, chở những vật cồng kềnh…

- Biện pháp khắc phục là mọi công dân chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông

và nhắc nhở nhau cùng thực hiện Công an điều khiển giao thông phải thực hiện nghiêm minh,đúng pháp luật về an toàn giao thông

Lưu ý:

Học sinh THCS có thể tham gia những hoạt động chính trị - xã hội nào?

- Tham gia hoạt động của Đoàn, Đội

- Tham gia các hoạt động từ thiện đền ơn, đáp nghĩa

- Hoạt động thể dục ,thể thao, văn nghệ

- Thực hiện tuyên truyền nếp sống văn minh

- Tham gia giữ gìn trật tự trị an, an toàn giao thông

- Giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng

- Cổ động cho ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử Quốc hội; ngày thanh niênđịa phương nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự…

Hoạt động nhân đạo , từ thiện liên quan đến con người, đem lại niềm vui, giúp đỡ người khác.

- Hoạt động của Hội chữ thập đỏ

- Phong trào Trần Quốc Toản

- Phong trào đền ơn, đáp nghĩa

- Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai

Hoạt động xây dựng môi trường tự nhiên, môi trường xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhất để con người được phát triển.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống

- Chống các tệ nạn xã hội

- Chống chiến tranh, bạo lực, giữ gìn hoà bình

- Xây dựng tình đoàn kết ở cộng đồng và dân tộc

- Tham gia các ngày hội của dân tộc và nhân loại

Bài tập: khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất

phát từ những lí do nào? Vì sao?

=> Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất phát

từ những lí do:

- Em hiểu được các hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức là cần thiết

- Tham gia các hoạt động sẽ rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, kĩ năng giaotiếp, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng

- Tham gia các hoạt động sẽ giúp em có niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, đemlại niềm vui, giúp đỡ người khác, thấy được lợi ích cho mọi người và bản thân

Ngày đăng: 20/02/2020, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w