1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả là một trong những quan điểm phát triển của ngành dược đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 6
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VƯƠNG MINH VIỆT
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
HÀ NỘI 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VƯƠNG MINH VIỆT
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 8720212
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương
2 TS Nguyễn Trung Hà
HÀ NỘI 2019
Trang 3MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương I TỔNG QUAN 3
1.1 QUY ĐỊNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ 3
1.1.1 Quy định sử dụng thuốc 3
1.1.2 Các phương pháp phân tích đánh giá 6
1.1.2.1 Phương pháp phân tích ABC 8
1.1.2.2 Phương pháp phân tích nhóm điều trị 9
1.1.2.3 Phương pháp phân tích VEN 10
1.1.2.4 Phương pháp phân tích kết hợp ABC/VEN 12
1.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CƠ SỞ Y TẾ 13
1.2.1 Trên thế giới 13
1.2.2 Tại Việt Nam 14
1.2.2.1 Tình hình cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 14
1.2.2.2 Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu 15
1.2.2.3 Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic 15
1.2.2.4 Tình hình sử dụng thuốc theo đường dùng 16
1.2.2.5 Phân tích ABC/VEN 17
1.3 VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 18
Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.2.1 Biến số nghiên cứu 23
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu: 25
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 25
Trang 42.2.3.1 Nguồn thu thập số liệu 25
2.2.3.2 Kỹ thuật thu thập số liệu và biểu mẫu thu thập 25
2.2.3.3 Quá trình thu thập số liệu 25
2.2.4 Mẫu nghiên cứu: 26
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu 27
2.2.5.1 Xử lý số liệu: 27
2.2.5.2 Phân tích số liệu: 27
Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2017 31
3.1.1 Cơ cấu DMT sử dụng theo thuốc tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 31
3.1.2 Cơ cấu thuốc tân dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 31
3.1.3 Cơ cấu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo nhóm y lý 35
3.1.4 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ 35
3.1.4.1 Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu đã sử dụng 35 3.1.4.2 Cơ cấu thuốc nhập khẩu theo nước sản xuất 36
3.1.5 Cơ cấu thuốc tân dược sử dụng theo thuốc biệt dược gốc/generic 37 3.1.5.1 Tỷ lệ thuốc generic và biệt dược gốc đã sử dụng 37
3.1.5.2 Danh mục các thuốc tên gốc và tên thương mại có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng được sử dụng 37
3.1.6 Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng 38
3.1.6.2 Danh mục 10 thuốc tiêm có giá trị sử dụng cao nhất 39
3.1.7 Cơ cấu DMT sử dụng theo thành phần thuốc 40
3.1.7.1 Tỷ lệ khoản mục và giá trị của thuốc sử dụng theo thành phần 40
3.1.7.2 Cơ cấu các thuốc đa thành phần đã sử dụng 40
3.2 PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2017 THEO PHƯƠNG PHÁP
Trang 5PHÂN TÍCH ABC 43
3.2.1 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân hạng ABC 43
3.2.2 Cơ cấu thuốc sử dụng trong hạng A 43
3.2.3 Danh mục các thuốc (cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế) được sử dụng ở cả 3 hạng A, B, C 45
3.2.4 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích VEN 47
Chương IV BÀN LUẬN 50
4.1 CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2017 50
4.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc tân được sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 50 4.1.2 Thuốc sản xuất trong nước & thuốc nhập khẩu đã sử dụng 52
4.1.3 Thuốc biệt dược gốc, thuốc generic đã sử dụng 53
4.1.4 Thuốc đơn thành phần, đa thành phần đã sử dụng 55
4.1.5 Thuốc sử dụng theo đường dùng 56
4.2 THUỐC SỬ DỤNG THEO PHÂN TÍCH ABC 56
4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 58
KẾT LUẬN 59
KIẾN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết
tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADR Adverse Drug Reactions Phản ứng có hại của thuốc
ĐKKCBBĐ Đăng ký khám chữa bệnh
ban đầu GMP Good Manufacturing Practice
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
ICD International Classification of
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại các thuốc trong phân tích VEN 10
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn để phân tích VEN theo WHO 11
Bảng 1.3 Sơ đồ ma trận ABC/VEN 12
Bảng 1.4 Cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2012 20
Bảng 2.5 Các biến số nghiên cứu 23
Bảng 2.6 Bảng danh mục thuốc sử dụng năm 2017 tại Bệnh viện TƯQĐ 108 28
Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 31
Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc tân dược sử dụng theo nhóm TDDL 32
Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng theo y lý 35
Bảng 3.10 Cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ 35
Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc nhập khẩu theo nước sản xuất 36
Bảng 3.12 Cơ cấu thuốc tân dược theo biệt dược gốc và generic 37
Bảng 3.13 Một số hoạt chất có sản phẩm vừa sử dụng tên gốc, vừa sử dụng tên thương mại 37
Bảng 3.14 Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng 38
Bảng 3.15 Danh mục 10 thuốc tiêm có GTSD cao nhất 39
Bảng 3.16 Cơ cấu DMT tân dược theo thành phần thuốc 40
Bảng 3.17 Cơ cấu thuốc đa thành phần theo nhóm tác dụng dược lý 40
Bảng 3.18: Các hoạt chất phối hợp trong nhóm tim mạch 41
Bảng 3.19 Cơ cấu DMT theo phân tích ABC 43
Bảng 3.20: Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý 43
Bảng 3.21 Danh mục sản phẩm hạng A không phân nhóm TDDL 45
Bảng 3.22 Thuốc hạng A có các thuốc cùng hoạt chất hàm lượng ở hạng B, C 45
Bảng 3.23 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích VEN 47
Bảng 3.24 Ma trận ABC/VEN 47
Bảng 3.25 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân nhóm I, II, III 48
Trang 8Bảng 3.26 Danh sách sản phẩm nhóm AN 48
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện TƯQĐ 108……… 19 Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức khoa Dược Bệnh viện TƯQĐ 108……….21
Trang 101
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả là một trong những quan điểm phát triển của ngành dược đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 1 năm 2014 với các mục tiêu cụ thể hướng tới tăng cường sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu, phấn đấu tiền thuốc trong nước đạt 80% tổng giá trị tiền thuốc tiêu thụ trong năm [14] Hiện nay, theo một số nghiên cứu, kinh phí cho thuốc chiếm khoảng 30 – 40% tổng kinh phí của bệnh viện Trong những năm qua với những chính sách mở cửa theo đường lối cơ chế thị trường và đa dạng hóa các loại hình cung ứng thuốc, thị trường thuốc ngày càng phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại Theo số liệu của Cục Quản lý Dược năm 2017, hiện có đến 28.659 số đăng ký thuốc còn hiệu lực, trong đó có 17.799 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước
và 12.860 số đăng ký thuốc nước ngoài với khoảng 1.500 hoạt chất Điều này giúp cho việc cung ứng thuốc nói chung và cung ứng thuốc trong bệnh viện
dễ dàng, thuận tiện hơn Tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều khó khăn lúng túng trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc
Để góp phần tăng cường sử dụng thuốc hợp lý tại bệnh viện, Bộ y tế ban hành một số văn bản giúp bệnh viện giám sát sử dụng thuốc tại đơn vị, Thông
tư 21 năm 2013 đã đề cập đến quy định hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện, đồng thời hướng dẫn các bệnh viện phân tích dữ liệu sử dụng thuốc của đơn vị để từ đó điều chỉnh hợp lý hơn khi xây dựng danh mục thuốc bệnh viện của năm tiếp theo
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, hàng năm khám và điều trị cho khoảng gần 48000 lượt bệnh nhân với nhiều chuyên khoa, chuyên khoa sâu Hoạt động cung ứng và sử dụng thuốc tại bệnh viện luôn được quan tâm đảm bảo cung ứng đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị, quốc phòng, an ninh, thiên tai và các nhu cầu khẩn cấp khác Để xem
Trang 112
xét đặc điểm cơ cấu các thuốc đã sử dụng tại bệnh viện với đặc thù riêng làm
cơ sở cho việc đề xuất lựa chọn thuốc hợp lý hơn trong thời gian tới, đề tài:
“Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội
108 năm 2017” được thực hiện nhằm hai mục tiêu sau:
1 Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2017
2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội
108 năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC
Trang 12Việc sử dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lí là một vấn đề có phạm
vi ảnh hưởng rộng ở khắp mọi cấp độ chăm sóc y tế Việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lí trong bệnh viện là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm và thầy thuốc kê đơn trong cộng đồng thường có thói quen sao chép lại các đơn thuốc dùng trong bệnh viện [28] do vậy cần thiết có sự đánh giá rà soát lại danh mục đã được sử dụng của năm trước
Việc quản lý danh mục thuốc là rất quan trọng, có ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc y tế Một danh mục thuốc cần bao gồm các thuốc an toàn, hợp lí, hiệu quả nhất về chi phí và sẵn có với chất lượng bảo đảm đáp ứng được các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe y tế của đông đảo người bệnh [28] Việc sử dụng thuốc hiện nay đã được quy định rõ ràng Một số văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các tổ chức có trách nhiệm quản lý
sử dụng thuốc
Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định về
chức năng hoạt động của khoa Dược Đây là khoa có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Như vậy, khoa Dược đóng vai trò chủ đạo và là đầu mối trong quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện [3]
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế quy định về
hoạt động của HĐT&ĐT [8] Thông tư nêu rõ chức năng của HĐT&ĐT là tư vấn cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện Theo đó, Hội đồng có 6 nhiệm
Trang 134
vụ cơ bản:
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc
- Xây dựng DMT bệnh viện
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
HĐT&ĐT đóng vai trò điều phối, xử lý các vấn đề sử dụng thuốc trong
đó quan trọng nhất là xây dựng và quản lý DMT bệnh viện
Một số văn bản hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc:
Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt
là TT40) về việc ban hành và hướng dẫn thực hiện DMT tân Dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế Thông tư quy định 845 hoạt chất,
1064 thuốc tân Dược và 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu nằm trong phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiêm y tế, đồng thời phân thành 27 nhóm tác dụng Dược lý [9]
Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt
là TT05) Ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế
Thông tư số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế về việc
hướng dẫn một số nội dung cụ thể trong đấu thầu mua sắm thuốc tại các đơn
vị có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, quỹ BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác phục vụ nhu cầu phòng, khám và chữa bệnh để đảm bảo phù hợp với tính chất đặc thù của thuốc theo quy định của luật Dược Thông tư quy định rõ tiêu chí để phân chia thành các gói thuốc trong đấu thầu Cụ thể, thuốc đấu thầu được chia làm 3 gói: Gói thuốc generic, gói thuốc biệt Dược
và gói thuốc y học cổ truyền [6]
Trang 145
Gói thầu thuốc generic: Bao gồm các thuốc tân Dược được sản xuất trong và ngoài nước Trong gói này chia thành các nhóm thuốc dựa trên tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép như sau:
- Nhóm PIC/ICH: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP tại cơ sở sản xuất thuộc nước tham gia ICH và Australia; Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận
và được cơ quan quản lý quốc gia có thẩm quyền cấp phép lưu hành tại nước tham gia ICH hoặc Australia;
- Nhóm Non PIC/ICH: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP Nhưng không thuộc nước tham gia ICH và Australia;
- Nhóm GMP- WHO: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận;
- Nhóm tương đương sinh hoc: Thuốc có chứng minh tương đương sinh học do Bộ Y tế công bố;
- Nhóm còn lại: Thuốc không đáp ứng tiêu chí của các nhóm 1, 2, 3 và 4 Gói thầu thuốc biệt Dược gốc hoặc tương đương điều trị: bao gồm các thuốc biệt Dược gốc thuộc DMT biệt Dược gốc do Bộ Y tế công bố
Gói thầu thuốc cổ truyền: Bao gồm thuốc cổ truyền, thuốc Dược liệu được sản xuất do Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận
Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 5/11/2016 của Bộ Y tế về việc hướng
dẫn một số nội dung cụ thể trong đấu thầu mua sắm thuốc tại các đơn vị có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, quỹ BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác phục vụ nhu cầu phòng, khám và chữa bệnh để đảm bảo phù hợp với tính chất đặc thù của thuốc theo quy định của luật Dược [11]
Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của Bộ Y tế ban hành
DMT sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng
Trang 156
cung ứng Danh mục được xây dựng trên nguyên tắc các thuốc sản xuất tại các đơn vị trong nước đáp ứng tiêu chí kỹ thuật, giá cả hợp lý và có khả năng đảm bảo cung cấp cho các cơ sở điều trị trên cả nước Trên nguyên tắc đó, các mặt hàng thuốc đưa vào danh mục phải đáp ứng tất cả tiêu chí sau [12]:
- Thuốc thuộc DMT đấu thầu;
- Đã có tối thiểu từ 03 số đăng ký của của 03 nhà sản xuất trong nước theo nhóm tiêu chí kỹ thuật;
- Giá của thuốc sản xuất trong nước không cao hơn so với thuốc nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật tương đương;
- Đảm bảo khả năng cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế khi không mua thuốc nhập khẩu sản xuất tại cơ sở có tiêu chí kỹ thuật tương đương với thuốc sản xuất trong nước;
- Thông tư quy định 146 thuốc mà các cở sở trong nước đã đáp ứng tiêu chí trên vì vậy đối với các thuốc này đơn vị khám chữa bệnh nên ưu tiên sử dụng nhóm hàng sản xuất trong nước
Dự thảo thông tư thay thế thông tư 11/2016/TT-BYT: Bộ Y tế đã ra dự
thảo thông tư thay thế cho thông tư 11/2016/TT-BYT trong đó ban hành 101 thuốc biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ, có lớn hơn 3 thuốc thuộc nhóm I (PIC+ICH) được cấp giấy đăng ký lưu hành đáp ứng yêu cầu điều trị Những thuốc này yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh dự trù và đấu thầu để sử dụng ở nhóm I (PIC+ICH), không đấu thầu tại nhóm biệt dược gốc Hệ thống văn bản trên chính là cơ sở pháp lý, là công cụ quan trọng để các bệnh viện và đơn vị liên quan quản lý sử dụng thuốc an toàn hiệu quả, hợp lý
1.1.2 Các phương pháp phân tích đánh giá
DMT cung ứng trong bệnh viện là một tiền đề quan trọng cho việc sử dụng hợp lý, an toàn thuốc tại các khoa lâm sàng Chỉ những thuốc thực sự cần thiết mới được đưa vào danh mục, tránh đưa những thuốc không có hiệu quả điều trị vào trong danh mục vì có nhiều thuốc trong danh mục sẽ khó
Trang 167
kiểm soát và có thể gây hại cho người bệnh Để đánh giá trực tiếp vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh viện, người ta sử dụng các phương pháp phân tích DMT đã sử dụng trong bệnh viện Theo WHO bước đầu tiên để giải quyết các vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý đó là xác định vấn đề, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đề đó [34] Có 4 phương pháp chính để nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc:
Phương pháp thu thập số liệu tổng hợp: Bao gồm các số liệu không liên quan trực tiếp đến từng bệnh nhân cụ thể và có thể thu thập tương đối dễ dàng Các phương pháp như phân tích ABC, phân tích VEN và phương pháp DDD thường sử dụng để nhận định những vấn đề lớn trong sử dụng thuốc Nghiên cứu các chỉ số về thuốc: Là phương pháp thu thập số liệu ở từng bệnh nhân nhưng không thường xuyên bao gồm các thông tin cần thiết để đánh giá việc sử dụng thuốc điều trị phù hợp với chẩn đoán Những số liệu này có thể được thu thập bởi những người không trực tiếp kê đơn và được sử dụng để nhận định những vấn đề về sử dụng thuốc chăm sóc bệnh nhân và đưa ra những biện pháp can thiệp để giải quyết vấn đề
Phương pháp định tính: Thảo luận nhóm có trọng tâm, phỏng vấn sâu, quan sát và đặt câu hỏi có chọn lọc thường được sử dụng để nhận định nguyên nhân của vấn đề
Đánh giá sử dụng thuốc: Là một hệ thống những đánh giá liên tục về sử dụng thuốc dựa trên các tiêu chuẩn, giúp cho việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp
lý ở trên từng cá thể người bệnh Phương pháp này đòi hỏi những phân tích chi tiết ở từng bệnh nhân cụ thể
Trong đó phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc sẽ mang lại một bức tranh toàn cảnh về sử dụng thuốc và hữu ích trong việc quản lý DMT Các dữ liệu tổng hợp có thể sử dụng để làm cơ sở khi tiến hành các phương pháp phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị, phân tích VEN … Tất cả các phương pháp này đều là công cụ hết sức hữu hiệu mà HĐT&ĐT
Trang 178
nên sử dụng để quản lý DMT và phát hiện các vấn đề sử dụng thuốc Dữ liệu tổng hợp về sử dụng thuốc có thể thu thập được từ nhiều nguồn trong hệ thống y tế bao gồm các chứng từ mua bán thuốc, chứng từ lưu kho, báo có số lượng xuất nhập tồn … HĐT&ĐT nên áp dụng thường xuyên cả 4 phương pháp này
1.1.2.1 Phương pháp phân tích ABC
Trên thực thế, 75 – 80% chi phí dành cho thuốc của bệnh viện chỉ dành
để mua 10 – 20% sản phẩm thuốc có giá trị cao nhất Phân tích ABC là công
cụ để xác định các thuốc chiếm phần lớn chi phí về thuốc của bệnh viện Khái niệm: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm
tỉ lệ lớn trong ngân sách [8]
Vai trò, ý nghĩa:
Phân tích ABC có thể cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chu phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường Thông tin này được sử dụng để:
- Lựa chọn những thuốc có chi phí điều trị thấp hơn
- Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế
- Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn
- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện ra những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật
- Xác định phương thức mua thuốc không có trong DMT thiết yếu của bệnh viện
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ cho một chu kỳ trên một năm hoặc ngắn hơn Phương pháo này cũng có thể ứng dụng cho một đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu
Ưu điểm:
Trang 189
Kết quả phân tích ABC sẽ là cơ sở khoa học để lãnh đạo bệnh viện, HĐT&ĐT và lãnh đạo các đơn vị trong bệnh viện đề ra các chính sách, quy chế để quản lý và sử dụng hợp lý nhất các thuốc hạng A Khi đó, 80% kinh phí sử dụng thuốc sẽ được sử dụng hiệu quả và kinh tế thông qua việc sử dụng 10 – 20% danh mục thuốc bệnh viện Trong điều kiện có thể, bệnh viện
sẽ tổ chức quản lý sử dụng hợp lý cả các thuốc hạng B, khi đó 95% kinh phí
sử dụng thuốc của bệnh viện đã được sử dụng hiệu quả Tuy nhiên, để quản lý được thêm 15% kinh phí có hiệu quả, bệnh viện phải huy động các nguồn lực
để quản lý thêm 10 – 20% danh mục thuốc Nếu không dựa vào phân tích ABC bệnh viện rất có thể sẽ tập trung nguồn lực để quản lý 80% DMT bệnh viện nhưng thực chất chỉ quản lý được 20% kinh phí sử dụng cho thuốc Trong một số trường hợp, phân tích ABC cần phải sử dụng cả những số liệu
về giá thành, các thuốc biệt dược và chi phí điều trị khác ngoài thuốc như tiền bơm tiêm … Phân tích ABC cũng có thể được sử dụng để đánh giá một phác
đồ điều trị khi tất cả các thuốc sử dụng có hiệu quả tương đương Tóm lại, ưu điểm chính của phân tích ABC là giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào
Nhược điểm:
Nhược điểm chính của phương pháp này là không cung cấp được đủ thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau
1.1.2.2 Phương pháp phân tích nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị thường dựa trên phân tích ABC và phân tích này giúp các nhà quản lý xác định được [34]:
- Những nhóm thuốc điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất với chi phí nhiều nhất
- Những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý trên cơ sở thông tin và tình hình bệnh tật
Trang 1910
- Những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất huyết
- HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí điều trị hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế
- Qui trình phân tích nhóm điều trị cũng giống như phân tích ABC
Tương tự như phân tích ABC, một sốít nhóm điều trị có chi phí cao chiếm phần lớn chi phí Có thể tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả cao
1.1.2.3 Phương pháp phân tích VEN
Khái niệm:
Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không
đủ mua tất cả các loại thuốc như mong muốn
Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục như trong bảng 1.1 [8]:
Bảng 1.1 Phân loại các thuốc trong phân tích VEN
Trang 2011
drugs) điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá
thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc
Ưu điểm:
Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những nhóm thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị
Nhược điểm:
Việc xếp loại các thuốc thuộc vào nhóm N thường dễ dàng nhưng lại khó khăn khi phân biệt giữa các nhóm thuốc V và E Mặt khác, do sự phân loại các thuốc nhóm V, E, N đối vơi các cá nhân là khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc thống nhất xếp nhóm và do vậy, các bệnh viện chuyên khoa thường nhận được sự đồng thuận cao hơn bệnh viện đa khoa [34]
Để minh họa cho các tiêu chí phân loại VEN, chúng tôi xin đơn cử một
ví dụ về hướng dẫn phân loại VEN của WHO [34] Ví dụ này được trình bày trong bảng 1.2:
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn để phân tích VEN theo WHO [33]
Đặc tính của thuốc Vital Essential
Non-essential Mức độ nặng của bệnh
Trang 211.1.2.4 Phương pháp phân tích kết hợp ABC/VEN
Sau khi hoàn thành phân tích VEN, cần phải so sánh giữa phân tích ABC
và VEN để xác định xem có mối liên hệ giữa các thuốc có chi phí cao và các thuốc không ưu tiên hay không Cụ thể cần phải loại bỏ những thuốc N trong danh sách nhóm thuốc A có chi phí cao/lượng tiêu thụ lớn trong phân tích ABC [34]
Ma trận phân tích ABC/VEN được mô tả trong bảng 1.3:
Nhóm I: AV, BV, CV, AE, AN
Nhóm II: BE, CE, BN
Nhóm III: CN
Trang 2213
Các nhóm được yêu cầu giám sát với mức độ khác nhau Nhóm I giám sát với mức độ cao hơn, thuốc nhóm II mức độ giám sát thấp hơn Đặc biệt đối với thuốc không thiết yếu nhưng có chi phí cao (AN) thì cần hạn chế hoặc xóa bỏ khỏi DMT Một số văn bản pháp quy liên quan đến danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng quản lý, sử dụng DMT Một trong số đó là việc ban hành các hành lang pháp
lý quy định về vấn đề này Trong những năm gần đây, nhiều văn bản hướng dẫn về sử dụng thuốc ra đời, có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở khám chữa bệnh
1.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CƠ SỞ Y TẾ
1.2.1 Trên thế giới
Phân tích ABC, VEN và ma trận ABC/VEN được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, nơi ngân sách dành cho y tế còn hạn hẹp
Một phân tích ABC được tiến hành tại bệnh viện Pgimer ở Ấn Độ năm 2007-2008 cho thấy DMT bệnh viện có 421 khoản mục, kết quả phân tích ABC chỉ ra thuốc hạng A chiếm 13,78% số khoản mục (tương đương 69,97% giá trị sử dụng); thuốc hạng B chiếm 21,85% số khoản mục (tương đương 19,95% giá trị sử dụng); thuốc hạng C chiếm 64,37% số khoản mục (tương đương 10,08% giá trị sử dụng) [35]
Tại Kazan (Nga), phân tích ABC/VEN được tiến hành tại một bệnh viện 1000 giường với dữ liệu là chi phí thuốc sử dụng được lấy trong vòng 04 năm từ 2011-2014 Cùng với việc phân tích ABC/VEN, năm 2013 nhóm nghiên cứu đã tiến hành can thiệp bằng các hoạt động đào tạo dựa trên bằng chứng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho lãnh đạo khoa Kết quả: chi phí thuốc năm 2014 giảm so với năm 2013, điều này hết sức quan trọng vì đã đảo ngược xu hướng tăng trưởng chi phí tiền thuốc trong 3 năm trước đó: 2013>2012>2011 Gần 40% ngân sách tiền thuốc năm 2014 là dùng cho
Trang 2314
thuốc V, cao nhất trong 4 năm nghiên cứu Trong đó, chi phí thuốc của nhóm
N năm 2014 tương đương giữa các năm (14% tổng chi phí), tuy nhiên giá trị tuyệt đối tiền thuốc của nhóm N năm 2014 lại giảm so với năm 2012, 2013 [39]
Tiến hành phân tích ABC/VEN ở bệnh viện quốc gia Muhimbili (Tanzania), kết quả cho thấy từ 07/2011-06/2012 bệnh viện đã mua 394 khoản mục, trong đó thuốc V có 67 khoản mục (17%); 270 khoản mục (xấp xỉ 70%) là thuốc nhóm E Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh viện đã không tiến hành biện pháp quản lý tồn kho đặc biệt nào cho các thuốc hạng A (chiếm tỉ trọng ngân sách lớn nhất) điều này dẫn tới nguy cơ sử dụng thuốc bất hợp lý [38]
1.2.2 Tại Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Hiện nay, Bộ Y tế ban hành Thông tư 40/TT-BYT ngày 17/11/2014 về DMT tân Dược và Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 về DMT thuốc đông Dược, vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT làm nền tảng để các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng DMT sử dụng tại đơn vị
Khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa, DMT sử dụng đa dạng về nhóm tác dụng Dược lý Cụ thể, DMT tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm
2012 gồm 538 khoản mục, phân thành 22 nhóm [26] Bệnh viện Nông Nghiệp năm 2013 sử dụng 359 khoản mục thuộc 26 nhóm tác dụng Dược lý [15] Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2015, DMT sử dụng tại bệnh viện là
695 khoản mục được chia thành 27 nhóm tác dụng Dược lý [27]
Phần lớn kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện trong những năm gần đây cho thấy thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có số lượng và giá trị sử dụng lớn nhất Bên cạnh đó, các nhóm Như: ung thư, tim mạch, nội tiết cũng có chi phí sử dụng cao Theo kết quả phân tích DMT sử
Trang 2415
dụng tại bệnh viện HNĐK Nghệ An năm 2015, nhóm điều trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn có giá trị sử dụng lớn nhất với trên 1/3 tổng kinh phí (chiếm 38,99%) và là nhóm có số khoản mục lớn nhất (15,10%) Nhóm thuốc tim mạch đứng thứ hai về số khoản mục (14,66%) và giá trị sử dụng (9,92%) Nhóm thuốc đường tiêu hóa xếp thứ ba về giá trị sử dụng (8,03%) [24] Số liệu này cũng tương tự như kết quả phân tích DMT tại các bệnh viện năm 2015: bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bệnh viện quân y 7B tỉnh Đồng Nai, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương [27], [23], [32] Điều này phản ánh xu hướng mặc dù bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm ưu thế Nhưng đã có sự gia tăng dần của các bệnh không lây nhiễm trong mô hình bệnh tật tại Việt Nam [13]
1.2.2.2 Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Trong năm 2012, Cục quản lý Dược đã tổ chức diễn đàn “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ ngành Dược phát triển bền vững, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu [7] Kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ở 3 tuyến bệnh viện đều cho thấy các thuốc sản xuất trong nước chiếm từ 25,5% - 43,3% số khoản mục và 37,0% - 57,1% tổng giá trị sử dụng, trong đó thấp nhất là các bệnh viện tuyến trung ương [21] Năm 2014, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, tổng giá trị sử dụng thuốc nội là 29,7 tỉ (29,64%) [29] Năm 2015, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An, Bình Dương, Bà Rịa tỉ lệ giá trị sử dụng thuốc nội lần lượt là 21,19%; 18,0%; 47,61% [24], [32], [20]
1.2.2.3 Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic
Thuốc biệt dược gốc là những thuốc đã có bằng chứng về chất lượng, an toàn và hiệu quả điều trị, được Bộ Y tế ban hành trong “DMT biệt dược gốc” Thuốc generic có giá thành rẻ hơn so với các thuốc biệt dược gốc vì vậy tại Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc generic [8] Do đó, việc tăng cường sử dụng thuốc generic được khuyến khích trong
Trang 25sử dụng [20]
1.2.2.4 Tình hình sử dụng thuốc theo đường dùng
Bộ Y tế ban hành trong Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định hướng dẫn
sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh Theo đó, bệnh viện căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý để lựa chọn đường dùng thuốc thích hợp Bệnh nhân chỉ dùng đường tiêm khi không uống được hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng yêu cầu điều trị [4]
Nghiên cứu phân tích DMT theo đường dùng của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014 cho thấy: thuốc tiêm truyền chiếm tỉ lệ cao nhất bao gồm 297 khoản mục chiếm 49,0% về số lượng khoản mục và chiếm 92,4% về giá trị sử dụng Thuốc đường uống chiếm 42,2% khoản mục và 5,5% về giá trị sử dụng, các đường dùng khác chiếm 8,8% khoản mục [18] Trong DMT bệnh viện tỉnh Thanh Hóa năm 2014, thuốc đường tiêm được sử dụng nhiều nhất với 51,19% khoản mục (tương ứng với 68,22% trong tổng tiền thuốc) [29] Đến năm 2015, giá trị sử dụng thuốc đường tiêm truyền tăng đến 83,6% [27] Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015, thuốc đường uống sử dụng nhiều nhất với 231 hoạt chất, 391 khoản mục chiếm tỉ lệ 52,4% và giá trị
sử dụng là 45,6 tỉ đồng, chiếm 33,2% Nhóm thuốc tiêm truyền có số loại thuốc ít hơn nhóm thuốc đường uống, với 140 hoạt chất, 252 khoản mục
Trang 26là một trong các tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐT&ĐT trong xây dựng, thực hiện DMT tại một số bệnh viện đa khoa Kết quả cho thấy các bệnh viện
đã mua sắm tương đối tập trung vào các thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị (sử dụng 70% tổng kinh phí để mua sắm 11,2% - 13,1% số khoản mục thuốc) Đây là các thuốc có giá trị và số lượng sử dụng lớn trong bệnh viện [21] Chính vì thế cần ưu tiên trong mua sắm đồng thời quản lí chặt chẽ các thuốc thuộc nhóm này
Huỳnh Hiền Trung đã dùng phân tích ABC/VEN là một tiêu chí để đánh giá can thiệp trong cải thiện chất lượng DMT tại bệnh viện 115, ban đầu phân tích ABC/VEN năm 2006, sau đó sử dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá lại vào năm 2008 Theo số lượng thuốc, nhóm I (gồm AV, AE, AN,
BV, CV) là nhóm cần đặc biệt quan tâm (vì sử dụng nhiều ngân sách hoặc cần cho điều trị) đã thay đổi từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp Nhóm II (gồm BE, BN, CE) tuy mức độ quan trọng ít hơn nhóm I nhưng cũng là nhóm thuốc cần giám sát kỹ vì sử dụng ngân sách tương đối lớn và cần thiết cho điều trị Từ tỉ lệ 57,3% trước can thiệp giảm xuống còn 41,6%, 71 hoạt chất đã được HĐT&ĐT loại khỏi DMT sau can thiệp Nhóm III ít quan trọng Nhưng chiếm tỉ lệ 27,9%, sau can thiệp còn 11,5%, có 82 hoạt chất được loại khỏi DMT [30]
Năm 2010, bằng phương pháp phân tích ABC, một nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy nhóm A có 149/1151 mặt hàng tiêu thụ chiếm tỉ lệ 79,87% Nhóm C có giá trị tiêu thụ ít, chiếm tỉ lệ 5% Nhưng số lượng mặt hàng lớn chiếm 70,72% Trong nghiên cứu này phương pháp phân tích VEN
Trang 2718
chưa được thực hiện Năm 2012, bằng phương pháp phân tích ABC/VEN cho thấy kinh phí thuốc tập trung chủ yếu ở nhóm I (AV, AE, AN, BV, CV) chiếm tỉ
lệ 73,8%, nhóm không thiết yếu chiếm một tỉ lệ nhỏ 1,5% [22]
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An năm
2015, thuốc E, N, V lần lượt có giá trị sử dụng chiếm 58,83%, 27,61%, 13,57% Phân tích ABC/VEN cho thấy nhóm AN có giá trị sử dụng hơn 32 tỉ (21,23%) [24]
Nhóm thuốc bổ trợ có hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến trong cả nước Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT toàn quốc năm 2010 cho thấy, trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất gồm cả thuốc bổ trợ: L-ornithin-L-aspartat, Glucosamin, Ginkgobiloba, Arginin, Glutathion Trong đó, L-ornithin-L-aspartat nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỉ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán [33] Để khắc phục tình trạng chỉ định rộng rãi các thuốc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã
có công văn số 2503/BHXH-DVT ngày 02/07/2012 yêu cầu không thanh toán theo chế độ BHYT khi sử dụng các thuốc nêu trên như thuốc bổ thông thường [2] Đồng thời Bộ Y tế cũng ban hành TT40 và TT36/2015/TT-BYT ngày 29/10/2015 quy định về việc giới hạn chỉ định và thanh toán khi sử dụng các thuốc này [10] Do vậy, để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc và phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT, các cơ sở khám chữa bệnh cần tối ưu hoá trong việc chỉ định, tránh sử dụng thuốc có giá thành cao, chi phí điều trị lớn không cần thiết
1.3 VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Chức năng, nhiệm vụ và biên chế tổ chức bệnh viện: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội là bệnh viện Trung ương tuyến cuối của Quân đội, bệnh viện hạng đặc biệt Quốc gia có chức năng nhiệm vụ như sau:
Trang 2819
- Khám, cấp cứu, điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: bộ đội, bảo hiểm
y tế và nhân dân thuộc diện thu một phần viện phí
- Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng
- Cơ sở đào tạo sau Đại học: Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành: Truyền nhiễm, Chấn thương chỉnh hình, Răng – Hàm mặt – Tạo hình, Gây mê – Hồi sức, Tim mạch, Tiêu hóa, Thần kinh
- Thanh viên Y tế Chuyên sâu của cả nước
- Tham gia bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và làm nhiệm vụ Quốc tế với Lào, Campuchia
- Quản lý nhà Tang lễ Quốc gia
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Bệnh viện được tổ chức theo cấu trúc trực tuyến – chức năng như sơ đồ:
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bệnh viện có một đội ngũ chuyên môn có tay nghề cao, chuyên sâu, được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước, gồm 40 giáo sư và phó giáo sư, 120 tiến sĩ, 245 bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II và thạc sĩ Cán bộ điều dưỡng, kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản với 40% có trình độ cao đẳng, trình độ đại học
(17 khoa)
CƠ QUAN CHỨC NĂNG
HỘI ĐỒNG THUỐC
VÀ ĐIỀU TRỊ
Trang 2920
điều dưỡng, 100% điều dưỡng viên trưởng, nữ hộ sinh trưởng, kỹ thuật viên trưởng có trình độ cao đẳng, đại học Các cán bộ quản lý cấp phòng ban khoa trở lên có trình độ sau đại học, trong đó trên 90% là tiến sĩ, giáo sư và phó giáo sư
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị ngày càng được nâng cấp hiện đại Nhiều trung tâm được đầu tư và đi vào hoạt động hiệu quả như trung tâm kỹ thuật cao, labo sinh học phân tử, tòa nhà phục vụ cán bộ cao cấp của Đảng (A11), trung tâm Cyberknife Nhiều trang thiết bị hiện đại được sử dụng tại Bệnh viện như: Hệ thống điều trị bằng chum gia tốc tuyến tính (Cyberknife), máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp CT xoắn ốc, hệ thống chụp mạch DSA, máy chụp xạ hình SPECT…[16], [25]
Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Để theo dõi, thống kê tình hình khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện đồng thời là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc, từ năm 2000, Bệnh viện TƯQĐ
108 đã tổng hợp phân tích tình hình bệnh nhân vào điều trị nội trú tại Bệnh viện và lập ra mô hình bệnh tật của Bệnh viện theo 17 chương bệnh chính được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.4 Cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2012
STT Mã ICD - 10 Tên bệnh Tỉ lệ %
1 C00 - D48 Bướu tân sinh 22,3
3 A00 – B99 Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 15,4
7 I00 – I99 Bệnh tuần hoàn 11,8
2 K00 – K93 Bệnh bộ máy tiêu hóa 10,7
4 J00 – I99 Bệnh của bộ máy hô hấp 8,1
5 N00 – N99 Bệnh cơ quan sinh dục và tiết niệu 7,6
6 N00 – M99 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả
Trang 3015 D50 – D89 Bệnh máu và cơ quan tạo máu 0,56
16 F00 – F99 Rối loạn tâm thần, hành vi 0,33
BAN PHA CHẾ SẢN XUẤT
BAN ĐẢM BẢO THUỐC
Pha chế thuốc dùng ngoài, phân liều thuốc ung thư
Đảm bảo thuốc cấp phát bảo hiểm y tế, NT bệnh viện
Trang 3122
Chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược:
- Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [1]
- Lập kế hoạch, cung cấp, đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư y tế đầy đủ, kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý của bệnh viện
- Pha chế thuốc theo danh mục sử dụng của bệnh viện
- Duy trì các qui chế dược tại bệnh viện
- Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tham gia thông tin tư vấn, theo dõi phản ứng có hại của thuốc trong bệnh viện
- Đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, dự trữ các cơ số thuốc đề phòng thiên tai, thảm họa và chiến tranh
- Quản lý kinh phí sử dụng thuốc, hóa chất tại các khoa trong bệnh viện
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược, các trường trung học y tế
- Huấn luyện và giúp đỡ các tuyến khi có nhu cầu
- Tổ chức cơ cấu nhân lực khoa Dược
Cơ sở vật chất khoa Dược:
Để phục vụ công tác chuyên môn, quản lý khoa Dược bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong những năm gần đây được cải tạo nâng cấp nhiều về
cơ sở vật chất Khoa Dược đã sử dụng hệ thống gồm 15 máy vi tính được trang bị phần mềm quản lý dược phục vụ công tác thống kê Hệ thống kho, quầy cấp phát đều được trang bị tủ, giá để thuốc, điều hòa nhiệt độ đảm bảo yêu cầu cấp phát và bảo quản thuốc tại bệnh viện
Bộ phận pha chế dịch truyền, thuốc nước tại bệnh viện đã được cải tạo nâng cấp theo dây truyền một chiều, hệ thống buồng pha, nồi hấp, các trang thiết bị phục vụ pha chế được trang bị đồng bộ
Trang 3223
Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2017
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ 1/1/2017 đến 31/12/2017
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Biến số nghiên cứu
Bảng 2.5 Các biến số nghiên cứu
TT Tên biến số Định nghĩa Loại biến
Kỹ thuật thu thập
1 Phân loại
thuốc
Thuốc phân loại theo thuốc tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
Phân loại
1 Thuốc tân dược theo TT40
2 Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo TT05
Tài liệu
có sẵn
3 Nhóm tác
dụng y lý
Căn cứ theo TT05 chia thuốc thành 11 nhóm như DMT thuộc phạm vi
Phân loại
1 Nhóm thuốc giải biểu
Trang 3324
thanh toán của quỹ BHYT
2 Nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, tiêu ban, lợi thủy
2 Thuốc có nguồn gốc nhập khẩu
5 Nước nhập
khẩu
Nước sản xuất các thuốc thuộc nhóm thuốc có nguồn gốc nhập khẩu
Phân loại
1 Thuốc dùng đường tiêm truyền
2 Thuốc dùng đường uống
3 Thuốc dùng đường khác
Thuốc đa thành phần:
Phân loại
1 Thuốc đơn thành phần
2 Thuốc đa thành
Trang 3425
Thuốc có > 1 hoạt chất có tác dụng dược lý khác nhau
2 Thuốc đặt theo tên gốc
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1 Nguồn thu thập số liệu
Các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê sử dụng thuốc năm 2017 từ phần mềm Khoa Dược – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2.2.3.2 Kỹ thuật thu thập số liệu và biểu mẫu thu thập
Biểu mẫu thu thập là cách thu thập biến số: Phụ lục 2
2.2.3.3 Quá trình thu thập số liệu
Dữ liệu danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện cung cấp chỉ có các trường dữ liệu về tên thuốc, hoạt chất, hàm lượng, số thứ tự theo thông tư 40,
số đăng ký thuốc, đơn vị tính, số lượng sử dụng, đơn giá và thành tiền Để phục vụ mục tiêu nghiên cứu ta cần thu thập thêm các thông số của mỗi khoản mục, biểu mẫu thu thập ở phụ lục 2:
- Phân loại thuốc theo tân dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu: Dựa vào
TT40,TT05 thành phần hoạt chất ta phân các sản phẩm thành 2 loại là Tân dược và Đông y, thuốc từ dược liệu – ứng với giá trị của cột (7): Thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu, động vật trả kết quả là 1/Thuốc tân dược trả kết quả là
2
Trang 3526
- Nhóm tác dụng dược lý theo TT40: Dựa vào TT40, các thuốc tân dược
được phân loại theo 27 nhóm tác dụng dược lý Tra bảng phân loại theo thông
tư 40 so với hoạt chất của khoản mục ta xác định được nhóm tác dụng dược lý của mỗi khoản mục Kết quả trả tại cột (3): Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch/Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn/Thuốc tim mạch/…
- Nhóm tác dụng y lý theo TT05: Dựa vào TT05, các thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu được phân loại theo nhóm tác dụng y lý Tra bảng phân loại theo thông tư 05 so với hoạt chất của khoản mục ta xác định được nhóm tác dụng y
lý của mỗi khoản mục Kết quả trả tại cột (3): Nhóm phát tán phong hàn/ Nhóm phát tán phong nhiệt/…
- Đường dùng của thuốc: tra cứu theo dạng bào chế, hướng dẫn sử dụng của
mỗi khoản mục, ta phân loại và trả kết quả tại cột số (4) như sau: Đường tiêm truyền trả kết quả 1/Đường uống trả kết quả 2/Đường dùng khác trả kết quả 3
- Phân loại biệt dược gốc, thuốc generic: Căn cứ vào danh mục trúng thầu
của bệnh viện có gói biệt dược và so sánh với danh mục thuốc biệt dược gốc
từ đợt 1 đến đợt 18 công bố bởi cục quản lý dược, ta phân loại thuốc theo thuốc biệt dược gốc và thuốc generic và trả kết quả tại cột (6) như sau: Thuốc biệt dược trả kết quả 1/thuốc generic trả kết quả 2
- Phân loại thuốc đa thành phần và đơn thành phần: Dựa vào số lượng
thành phần của thuốc ta phân loại, kết quả tại cột (8): Thuốc có > 1 hoạt chất trả kết quả 1/Thuốc có 1 hoạt chất trả kết quả 2
- Phân loại thuốc generic theo tên: Kết quả tại cột (12): Thuốc đặt tên theo
tên thương mại trả kết quả 1/Thuốc đặt tên theo tên gốc trả kết quả 2
2.2.4 Mẫu nghiên cứu:
1470 khoản mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện
Lựa chọn tất cả các thuốc trong danh mục thuốc sử dụng năm 2017 của bệnh viện TƯQĐ 108
Trang 3627
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu
2.2.5.1 Xử lý số liệu:
Xử lý trước nhập liệu: Làm sạch số liệu từ dữ liệu kết xuất số liệu nhập xuất
tồn của bệnh viện, chọn cột số liệu xuất, loại các khoản có xuất = 0, cộng dồn các hàng hóa (cùng tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế) Tiến hành
bổ sung các thông tin cần thu thập
Phần mềm nhập liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel
Xử lý sau nhập liệu: Tiến hành rà soát, kiểm tra tính thống nhất và chính xác
của các thông tin thông qua việc thử nghiệm phân tích lần 1 để có thể phát hiện ra sự chưa chính xác của thông tin, ví dụ cách phân loại thuốc theo thành phần, theo đường dùng, theo nhóm tác dụng dược lý… Khi phát hiện tính chưa hợp lý của số liệu sẽ làm sạch lần 2 và tiến hành phân tích lần 2, làm như vậy cho đến khi được danh mục thuốc đã sạch đưa vào phân tích
2.2.5.2 Phân tích số liệu:
- Phương pháp tính tỉ trọng: tính tỉ lệ phần trăm của giá trị số liệu của đối tượng nghiên cứu trên tổng số
- Phương pháp phân tích ABC
Mục tiêu 1: “Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2017”
Dữ liệu về danh mục thuốc sử dụng năm 2017 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phía bệnh viện cung cấp gồm các trường dữ liệu như mô
tả trong phụ lục 1 – Danh mục thuốc sử dụng năm 2017 tại Bệnh viện TƯQĐ
108
Trang 3728
Bảng 2.6 Bảng danh mục thuốc sử dụng năm 2017 tại Bệnh viện TƯQĐ 108
Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp trên cùng 1 sheet của file Excel
Dữ liệu bệnh viện cung cấp gồm 3 sheet: “Nội”, “Ngoại” và “Ngoại có BA” Dữ liệu tại các sheet “Nội”, “Ngoại” và “Ngoại có BA” tương ứng với
dữ liệu sử dụng thuốc của nội trú, ngoại trú và những trường hợp điều trị ngoại trú có bệnh án theo dõi Để có được dữ liệu tổng hợp của toàn bệnh viện, ta tạo 1 sheet “Tổng hợp” và tổng hợp toàn bộ dữ liệu của 3 sheet “Nội”,
“Ngoại” và “Ngoại có BA” Sau khi tổng hợp lại 1 sheet, các sản phẩm (Cột
“tên thuốc”) sẽ xuất hiện nhiều lần (vì tổng hợp dữ liệu từ 3 sheet), ta cần tính tổng số lượng của mỗi sản phẩm lại, thu gọn dữ liệu của sheet “Tổng hợp”
Như dữ liệu của bệnh viện cung cấp chỉ có các trường dữ liệu: TT, Tên thuốc, Hoạt chất, Hàm lượng, Số ĐK/GPNK, Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền Để phục vụ mục tiêu trong nghiên cứu này ta cần có biểu mẫu thu thập số liệu và cần thêm các trường dữ liệu như mục 2.2.3.2
Trang 38- Cơ cấu thuốc tân dược theo nhóm TDDL
- Cơ cấu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo nhóm TD y lý
- Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
- Cơ cấu thuốc theo nước sản xuất
- Cơ cấu thuốc theo phân loại BDG, generic
- Cơ cấu thuốc theo đường dùng
- Cơ cấu thuốc theo số lượng thành phần
Bằng các sử dụng công cụ “pivot table” của phần mềm excel, ta xác định được số lượng khoản mục, giá trị của mỗi khoản mục theo các tiêu chí như trên, từ đó tính toán được tỷ trọng số khoản mục cũng như tỷ trọng về giá trị
Mục tiêu 2: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC”
- Phân tích ABC:
Các bước tiến hành:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: gồm 1470 sản phẩm
Bước 2: Điền các Thông tin sau cho mỗi sản phẩm:
- Đơn giá của từng sản phẩm (Phụ lục 2 – Cột 10)
- Số lượng các sản phẩm (Phụ lục 2 – Cột 9)
Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm (Phụ lục 2 – Cột 11) Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng
tiền cho mỗi sản phẩm
Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền (Phụ lục 2 – Cột 13)