1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kết quả xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 của các bệnh nhân mắc bệnh tổ chức liên kết tự miễn

7 112 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân bằng kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 cho phép phát hiện nhiều loại tự kháng thể, quan trọng cho chẩn đoán và đánh giá bệnh tổ chức liên kết tự miễn. Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang về xét nghiệm Hep-2 của 448 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống và viêm bì cơ nhằm đánh giá độ nhạy và dạng lắng đọng của xét nghiệm HEp - 2 trên các bệnh nhân bệnh tổ chức liên kết tự miễn đủ tiêu chuẩn.

Trang 1

KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM TÌM KHÁNG THỂ KHÁNG NHÂN BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH HUỲNH QUANG GIÁN TIẾP

TRÊN TẾ BÀO HEP - 2 CỦA CÁC BỆNH NHÂN

MẮC BỆNH TỔ CHỨC LIÊN KẾT TỰ MIỄN Nguyễn Thị Chúc 1 , Vũ Nguyệt Minh 1,2 , Lê Hữu Doanh 1,2 , Lê Huyền My 1

1

Bệnh viện Da liễu Trung ương, 2 Trường Đại học Y Hà Nội Xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân bằng kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 cho phép phát hiện nhiều loại tự kháng thể, quan trọng cho chẩn đoán và đánh giá bệnh tổ chức liên kết tự miễn Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang về xét nghiệm Hep-2 của 448 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống và viêm bì cơ nhằm đánh giá độ nhạy và dạng lắng đọng của xét nghiệm HEp - 2 trên các bệnh nhân bệnh tổ chức liên kết tự miễn đủ tiêu chuẩn Kết quả cho thấy độ nhạy xét nghiệm Hep

-2 trên các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống và viêm bì cơ tương ứng là 97,5%, 98,3%

và 85,7% Dạng lắng đọng hay gặp nhất của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống là kiểu đồng nhất (40,7%), bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống là kiểu đồng nhất - hạt nhân (60,8%) và bệnh nhân viêm bì cơ là kiểu đồng nhất (50%) Tóm lại, xét nghiệm Hep - 2 nên được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc đối với những bệnh nhân nghi ngờ bệnh tổ chức liên kết tự miễn.

Từ khoá: lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống, viêm bì cơ, Hep - 2

Địa chỉ liên hệ: Vũ Nguyệt Minh – Bộ môn Da liễu Trường

Đại học Y Hà Nội

Email: minhnguyet93@yahoo.com

Ngày nhận: 26/11/2016

Ngày được chấp thuận: 26/2/2017

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ

thuật, người ta đã phát hiện được hơn 100

loại tự kháng thể kháng lại nhiều thành phần

của tế bào: kháng thể kháng nhân, kháng thể

kháng tương bào, kháng ty lạp thể, kháng

màng tế bào [1]… Trong đó kháng thể kháng

nhân là những globulin miễn dịch đặc hiệu đối

với các cấu trúc khác nhau của nhân tế bào:

axit nhân, histon, ribonucleoprotein chiếm tỷ lệ

cao Những tự kháng thể này là tiêu chuẩn

quan trọng trong chẩn đoán các bệnh tổ chức

liên kết tự miễn như bệnh lupus ban đỏ hệ

thống, xơ cứng bì hệ thống, viêm bì cơ, bệnh

tổ chức liên kết hỗn hợp, hội chứng Sjögren

[2; 3] Hiện nay, có rất nhiều kĩ thuật miễn dịch giúp phát hiện các tự kháng thể như kĩ thuật miễn dịch gắn men, kĩ thuật kết tủa khuếch tán kép trên thạch Trong đó, xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân bằng kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 (Human Epithelial type 2) là kĩ thuật mới được

áp dụng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho phép phát hiện nhiều loại kháng thể như kháng thể kháng nhân và kháng thể kháng lại nhiều thành phần cấu trúc tế bào

Kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp là một kĩ thuật hóa mô dùng phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể và vị trí khu trú của các kháng nguyên, kháng thể đó Kháng thể đặc hiệu được gắn với phức hợp huỳnh quang giúp chúng ta quan sát được phản ứng miễn dịch dưới kính hiển vi huỳnh quang [4; 5] Kỹ thuật được Coons đề xướng năm 1942

Trang 2

là một bước ngoặt trong nghiên cứu miễn dịch

học Trước đây, kháng nguyên thường dùng

trong xét nghiệm là cắt lát cơ quan của loài

gậm nhấm, tổ chức hay dùng là gan và thận

chuột cho tỷ lệ dương tính của kháng thể

kháng nhân trong bệnh tổ chức liên kết tự

miễn thấp Để khắc phục hạn chế này, ngày

nay tế bào HEp - 2 đã được sử dụng thay thế

Tế bào HEp - 2 là tế bào được ly trích từ các

tế bào ung thư thanh quản của người Nhân tế

bào rất lớn và hình thái dễ quan sát Do được

nuôi cấy nên tế bào HEp - 2 xuất hiện trên tiêu

bản ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau

giúp xác định dễ dàng các kháng thể mà trên

mảnh cắt tổ chức không cho phép [6 - 8]

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân

bằng kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp

trên tế bào HEp - 2 đã được áp dụng trên thế

giới từ những năm 1980, tuy nhiên tại Bệnh

viện Da liễu Trung ương kĩ thuật này mới

được triển khai từ tháng 5/2013 Mặt khác,

hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên

cứu cụ thể về kĩ thuật này Vì vậy, đề tài được

thực hiện nhằm: đánh giá kết quả xét nghiệm

tìm kháng thể kháng nhân bằng kĩ thuật miễn

dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2

của các bệnh nhân mắc bệnh tổ chức liên kết

tự miễn đủ tiêu chuẩn

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Đối tượng

448 hồ sơ đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh

tổ chức liên kết miễn dịch bao gồm lupus ban

đỏ hệ thống (tiêu chuẩn ACR 1997), xơ cứng

bì hệ thống (tiêu chuẩn ACR 1980) và viêm bì

cơ (tiêu chuẩn Nhật Bản 1995) đang quản lý

tại phòng khám chuyên đề bệnh tổ chức liên

kết tự miễn tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

và có kết quả xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân bằng kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 trong khoảng thời gian 5/2013 - 12/2014

Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tổ chức liên kết hỗn hợp (Overlap) hoặc bệnh tổ chức liên kết tự miễn chưa phân loại

2 Phương pháp

- Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu, mô tả.

- Cỡ mẫu: thuận tiện.

Phương pháp tiến hành

+ Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân chọn vào nghiên cứu

+ Thống kê kết quả xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 của các bệnh nhân nêu trên

+ Xử lý số liệu thu được và đưa ra nhận định theo phương pháp thống kê y học dựa vào chương trình phần mềm SPSS 20.0

3 Đạo đức nghiên cứu

Tất cả các đối tượng trong nghiên cứu đều được giải thích rõ về ý nghĩa của xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh và tự nguyện

ký giấy đồng ý lưu mẫu huyết thanh Các thông tin của bệnh nhân đều được bảo mật, chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và chẩn đoán bệnh

III KẾT QUẢ

1 Đặc điểm nhóm nghiên cứu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống,

xơ cứng bì hệ thống, viêm bì cơ trong nghiên cứu

Trang 3

Bảng 1 Đặc điểm nhóm nghiên cứu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống,

xơ cứng bì hệ thống, viêm bì cơ trong nghiên cứu

Đặc điểm Lupus ban đỏ hệ thống

(n1 = 317)

Xơ cứng bì hệ thống (n2 = 117)

Viêm bì cơ (n3 = 14)

Phân bố theo chẩn đoán

Tuổi Trung bình 32,0 ± 13,1 49,3 ± 13,7 36,1 ± 19,0

Hay gặp 11 - 40: 73,5% 41 - 60: 57,2% 51 - 60: 35,7%

Trong nghiên cứu, nhóm bệnh nhân mắc lupus ban đỏ hệ thống đông nhất có 317 người chiếm 70,8%, tiếp đến là xơ cứng bì hệ thống với 117 người chiếm 26,1%, viêm bì cơ 14 người chiếm 3,1% Nhóm bệnh nhân mắc lupus ban đỏ hệ thống có tuổi trung bình là 32,0 ± 13,1, hay gặp nhất là nhóm tuổi 11 - 40 chiếm 73,5%, tỷ lệ nữ/nam = 8/1 Nhóm bệnh nhân mắc xơ cứng bì

hệ thống có tuổi trung bình là 49,3 ± 13,7, hay gặp nhất là nhóm tuổi 41 - 60 chiếm 57,2%, tỷ lệ nữ/nam = 3/1 Nhóm bệnh nhân mắc viêm bì cơ có tuổi trung bình là 36,1 ± 19,0, hay gặp nhất nhóm tuổi 51 - 60 chiếm 35,7%, tỷ lệ nữ/nam = 2/1

2 Kết quả xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân bằng kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 của các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn

2.1 Phân bố các dạng lắng đọng huỳnh quang trên tế bào HEp - 2 của các bệnh nhân

đủ tiêu chuẩn

Bảng 2 Phân bố các dạng lắng đọng huỳnh quang trên tế bào HEp - 2

của các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn

Dạng lắng đọng Kết quả

Lupus ban đỏ hệ thống (n1 = 317)

Xơ cứng bì hệ thống (n2 = 117)

Viêm bì cơ (n3 = 14)

Trang 4

Dạng lắng đọng Kết quả

Lupus ban đỏ hệ thống (n1 = 317)

Xơ cứng bì hệ thống (n2 = 117)

Viêm bì cơ (n3 = 14)

Đồng nhất- đốm nhân 3 1,0

Trong nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và viêm bì cơ, lắng đọng dạng đồng nhất chiếm tỷ lệ cao nhất (tương ứng là 40,7% và 50%), tiếp theo là dạng đốm nhân chiếm 33,1% và 14,3% Trong nhóm bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống, lắng đọng dạng đồng nhất- hạt nhân chiếm 60,8%, tiếp theo là đồng nhất 18,0%

2.2 Phân bố các mức độ lắng đọng huỳnh quang trên tế bào HEp - 2 của bệnh nhân đủ tiêu chuẩn

Bảng 3 Phân bố mức độ lắng đọng huỳnh quang trên tế bào HEp - 2

của các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn

Mức độ

lắng đọng

Lupus ban đỏ hệ thống (n1 = 317)

Xơ cứng bì hệ thống (n2 = 117)

Viêm bì cơ (n2 = 14)

Kết quả

Sử dụng kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2, tỷ lệ kháng thể kháng nhân dương tính ở nhóm lupus ban đỏ hệ thống đủ tiêu chuẩn là 97,5%, trong đó tỷ lệ kháng thể kháng nhân dương tính mạnh (4+ và 3+) chiếm 77,6% Vẫn có tỷ lệ âm tính là 2,5% tương ứng 8 bệnh nhân Tỷ lệ kháng thể kháng nhân dương tính ở nhóm xơ cứng bì hệ thống đủ tiêu chuẩn là 98,3% trong đó dương tính mạnh (4+ và 3+) là 83,8% Trong các bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống

đủ tiêu chuẩn chẩn đoán vẫn có 2 bệnh nhân tương ứng 1,7% có kết quả âm tính Tỷ lệ kháng

Trang 5

IV BÀN LUẬN

Nghiên cứu trên 317 bệnh nhân mắc lupus

ban đỏ hệ thống đủ tiêu chuẩn chuẩn đoán

của ACR 1997 cho thấy: tuổi trung bình là

32,0 ± 13,1, hay gặp nhất là nhóm tuổi 11 - 40

chiếm 73,5% Kết quả này phù hợp nghiên

cứu tại Hàn Quốc cho thấy nhóm tuổi chiếm tỉ

lệ cao nhất là 30 - 39 tuổi [9] Bệnh xơ cứng bì

hệ thống đã được ghi nhận gặp ở nữ nhiều

hơn nam Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp

85 bệnh nhân nữ chiếm 72,6% (nữ/nam =

3/1) Kết quả phù hợp với kết quả một nghiên

cứu năm 2009 là 3/1 [10] Nhóm 14 bệnh

nhân viêm bì cơ đủ tiêu chuẩn có tuổi trung

bình là 36,1 ± 19,0 tuổi Nhóm tuổi hay gặp là

51 - 60 chiếm 35,7% Kết quả của chúng tôi

phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác

Viêm bì cơ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và

thường gặp nhất ở độ tuổi 50 [11]

Các nghiên cứu trên tế bào HEp - 2 trong

bệnh lupus ban đỏ hệ thống đều cho độ nhạy

cao 97,4 - 100% [3; 6] Theo nghiên cứu

chúng tôi tỷ lệ kháng thể kháng nhân dương

tính bằng kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián

tiếp trên tế bào HEp - 2 ở nhóm lupus ban đỏ

hệ thống đủ tiêu chuẩn là 97,5%, trong đó tỷ lệ

kháng thể kháng nhân dương tính mạnh (4+

và 3+) là 77,6% Tỷ lệ âm tính là 2,5% tương

ứng 8 bệnh nhân Tế bào HEp - 2 có giá trị

cao hơn khi được dùng làm kháng nguyên

thay thế cho tế bào cắt lát gan, thận chuột

trong xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân và

cũng có giá trị cao hơn nhiều so với các

phương pháp khác Các nghiên cứu khác cho

thấy độ nhạy của phương pháp ELISA dao

động từ 62 – 90% Độ nhạy của phương pháp

ELISA trong việc phát hiện kháng thể kháng

nhân phụ thuộc nhiều vào loại Kit sử dụng [7]

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân bằng

kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên

tế bào HEp - 2 không những cho biết kết quả dương tính hay âm tính mà còn cho biết hình thái lắng đọng huỳnh quang của từng bệnh nhân Dựa vào dạng lắng đọng chúng ta có thể dự đoán loại kháng thể và bước đầu định hướng đến bệnh mà bệnh nhân đó mắc Theo một nghiên cứu tại Thụy Sỹ trên 222 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, dạng đồng nhất (gợi ý đến sự xuất hiện của tự kháng thể DNA, tự kháng thể kháng Histon, tự kháng thể DNP) chiếm tỉ lệ cao nhất 54%, tiếp theo là thể đốm (gợi ý sự xuất hiện anti - Sm trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống, anti - RNP trong bệnh tổ chức liên kết hỗn hợp, anti - SSB gặp trong SS) chiếm 22% [12] Nghiên cứu chúng tôi cho kết quả tương tự, lắng đọng dạng đồng nhất chiếm tỷ lệ cao nhất 40,7%, tiếp theo là dạng đốm nhân chiếm 33,1%

Theo một nghiên cứu trên 276 bệnh nhân

xơ cứng bì hệ thống thể lan tỏa thấy tỷ lệ kháng thể kháng nhân dương tính là 84% [8] Nghiên cứu chúng tôi cho kết quả tỷ lệ dương tính cao hơn là 98,3% trong đó dương tính mạnh (4+ và 3+) là 83,8% Kết quả kháng thể kháng nhân dương tính cao (98,3%) khẳng định giá trị của xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân bằng kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 không những ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống mà

cả xơ cứng bì hệ thống Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ âm tính là 1,7% tương ứng 2 bệnh nhân Vì vậy, để chẩn đoán bệnh xơ cứng bì

hệ thống ngoài xét nghiệm tìm tự kháng thể, vẫn phải sử dụng bộ tiêu chuẩn kèm theo các biểu hiện trên lâm sàng Nghiên cứu 117 bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống cho thấy dạng lắng đọng hay gặp là đồng nhất - hạt nhân chiếm 60,8%, tiếp theo là đồng nhất 18,0% Lắng đọng dạng hạt rải rác chiếm 1,7%, gợi ý đến

Trang 6

tự kháng thể kháng centromere Đây là tự

kháng thể chủ yếu gặp trong xơ cứng bì hệ

thống thể giới hạn Trong xơ cứng bì hệ thống

thể lan tỏa, tự kháng thể này chỉ chiếm 15%

Đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu của

chúng tôi là thể lan tỏa nên tỷ lệ tự kháng thể

centromere không cao Như vậy, xét nghiệm

tìm kháng thể kháng nhân bằng kĩ thuật miễn

dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2

không chỉ có độ nhạy cao (98,3%) mà còn

phát hiện được một số tự kháng thể đặc hiệu

xơ cứng bì hệ thống từ đó giúp các bác sĩ

chẩn đoán bệnh sớm và chính xác hơn

Nhóm 14 bệnh nhân viêm bì cơ đủ tiêu

chuẩn có dạng lắng đọng chủ yếu là đồng

nhất chiếm 50%, tiếp theo là dạng đốm nhân

chiếm 14,3%, âm tính chiếm 14,3% Kiểu lắng

đọng huỳnh quang đồng nhất và đốm nhân

gợi ý đến tự kháng thể p155/140 là tự kháng

thể hay gặp trong bệnh viêm bì cơ Theo một

nghiên cứu trên 376 bệnh nhân viêm bì cơ tại

Nhật Bản từ năm 2003 - 2006 bằng phương

pháp miễn dịch kết tủa cho thấy anti – Mi - 2

gặp ở 9 bệnh nhân tương ứng 2 %, anti –

155/140 gặp ở 25 bệnh nhân tương ứng 7%,

anti- Jo1 gặp ở 21 bệnh nhân tương ứng 6%

[13] Tự kháng thể Anti - Mi - 2 có liên quan

đến viêm bì cơ cổ điển không kèm theo bệnh

phổi kẽ hoặc bệnh ác tính, trong khi đó tự

kháng thể p155/140 có liên quan đến bệnh ác

tính Theo một nghiên cứu 14 bệnh nhân viêm

bì cơ tại Italy đã thấy tỉ lệ kháng thể kháng

nhân dương tính 86%, trong nghiên cứu

chúng tôi tỷ lệ này là 85,7% trong đó dương

tính 2+ chiếm tỉ lệ cao nhất và vẫn có 14,3%

âm tính tương ứng 2 bệnh nhân [14]

V KẾT LUẬN

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân bằng

tế bào Hep - 2 là xét nghiệm có độ nhạy cao, nên được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc đối với những bệnh nhân ghi ngờ bệnh tổ chức liên kết tự miễn

Lời cảm ơn

Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, Ban giám đốc và các phòng ban Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Huyền My, Lê Hữu Doanh, Trần Hậu Khang (2014) Phát hiện một số tự

kháng thể ở bệnh nhân mắc bệnh mô liên kết

tự miễn bằng kỹ thuật kết tủa miễn dịch

protein Tạp chí Da liễu học Việt Nam, 14(4),

22 - 27

2 Nguyễn Năng An (2005) Bài giảng dị

ứng - miễn dịch lâm sàng, Bộ môn Dị ứng,

Trường Đại học Y Hà Nội Nhà xuất bản Y

học, Hà Nội.

3 Tan E.M (1997) Range of antinuclear

antibodies in "healthy" individuals” Arthritis

Rheum, 40(9), 11 - 1601.

4 Vũ Triệu An (2001) Miễn dịch học Nhà

xuất bản Y học, Hà Nội.

5 Härtig, Wolfgang (2001)

Immunofluo-rescence Histochem Cell Biol, 104, 467 – 472.

6 El-Chennawi, F.A (2009) Comparative

study of antinuclear antibody detection by indi-rect immunofluorescence and enzyme

immu-noassay in lupus patients Immunol Invest, 38

(8), 50 - 839.

7 Emlen W, L O'Neill (1997) Clinical

significance of antinuclear antibodies: com-parison of detection with immunofluorescence and enzyme-linked immunosorbent assays

Trang 7

8 R Hesselstrand, A Scheja (2003) The

association of antinuclear antibodies with

or-gan involvement and survival in systemic

scle-rosis, Rheumatology, 42(4), 40 - 534.

9 Shim, J.S (2013) Prevalence and

inci-dence of systemic lupus erythematosus in

South Korea Rheumatol Int, 46.

10 Longo, Kasper, Dennis L et al (2011).

Harrison's Principles of Internal Medicine, Mc

Graw Hill Medical

11 Callen JP, Wortmann RL (2006)

Der-matomyositis Clin Dermatol, 24(5), 73 - 363.

12 Frodlund M,O Dahlstrom, A

Kast-bom et al (2013) Associations between

anti-nuclear antibody staining patterns and clinical features of systemic lupus erythematosus:

analysis of a regional Swedish register BMJ

Open, 3(10).

13 Yasuhito Hamaguchi, Masataka Ku-wana, Kana Hoshino et al (2001) Clinical

correlations with Dermatomyositis - Specific Autoantibodies in Adult Japanese Patients

With Dermatomyositis Arch Dermatol, 147(4),

391 - 398

14 Montecucco C, Ravelli A (1990).

Autoantibodies in juvenile dermatomyositis

Clin Exp Rheumatol, 8(2), 193 – 196.

Summary DETECTION OF ANTINUCLEAR ANTIBODY WITH INDIRECT

IMMUNOFLUORESCENCE ON HEP-2 CELLS IN PATIENTS WITH

CONNECTIVE TISSUE DISEASES

Antinuclear antibodies screening using indirect immunofluorescence on HEp - 2 cells allows detecting various types autoantibodies, which are important for the diagnosis and assessment of connective tissue diseases A retrospective cross - sectional study on Hep - 2 test on 448 eligible patients diagnosed with systemic lupus erythematosus (LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG), scleroderma (SSc) and dermatomyositis (DM) to evaluate the sensitivity and types of deposition

of HEp - 2 test on patients who meet diagnostic criteria of connective tissue diseases Sensitivities

of HEp - 2 test on patients with systemic lupus erythematosus, SSc and DM were 97.5%, 98.3% and 85.7%, respectively The most common type of deposition in systemic lupus erythematosus was homogeneous type (40.7%); in SSc - homogeneous-nuclear type (60.8%) and in VBC - het-erogeneous type (50%) HEp - 2 test should be used as a screening test for patients with sus-pected connective tissue diseases

Keywords: systemic lupus erythematosus, scleroderma, dermatomyositis, Hep - 2

Ngày đăng: 21/01/2020, 23:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w