Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá biến đổi huyết áp (HA) 24 giờ ở bệnh nhân (BN) cao tuổi tăng huyết áp (THA) nguyên phát. Tìm hiểu mối liên quan của biến đổi HA 24 giờ với một số yếu tố: BMI, rối loạn lipid máu, đái tháo đường (ĐTĐ), chỉ số khối lượng cơ thất trái.
Trang 1KHẢO SÁT BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN
CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 4
Nguyễn Trung Kiên*; Bùi Thị Mai An*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá biến đổi huyết áp (HA) 24 giờ ở bệnh nhân (BN) cao tuổi tăng huyết áp
(THA) nguyên phát Tìm hiểu mối liên quan của biến đổi HA 24 giờ với một số yếu tố: BMI, rối
loạn lipid máu, đái tháo đường(ĐTĐ), chỉ số khối lượng cơ thất trái Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu biến đổi HA 24 giờ ở 92 BN ≥ 60 tuổi bị THA nguyên phát Kết quả và kết luận: tỷ lệ
dipper 38,0%; non-dipper 57,6%; extrem dipper: 4,4%; quá tải áp lực tâm thu 71,2 ± 7,7% và
quá tải áp lực tâm trương 59,9 ± 9,6%; quá tải áp lực tâm trương vào ban đêm cao hơn so với ban
ngày (p < 0,05) 89,1% THA cả tâm thu lẫn tâm trương và 79,3% THA cả ngày lẫn đêm Các giá
trị HA tâm thu, HA tâm trương, HA trung bình 24 giờ cao hơn ở nhóm tăng chỉ số khối lượng cơ
thất trái Tỷ lệ non-dipper cao hơn ở BN THA có kèm theo ĐTĐ, BMI ≥ 23, tăng chỉ số khối
lượng cơ thất trái Quá tải áp lực tâm thu, quá tải áp lực tâm trương tăng hơn ở nhóm tăng chỉ
số khối lượng cơ thất trái, quá tải áp lực tâm trương tăng ở nhóm có rối loạn lipid máu và ĐTĐ
Từ khóa: Tăng huyết áp nguyên phát; Người cao tuổi; Biến đổi huyết áp 24 giờ; Máy đo
huyết áp tự động
Study on Changes in 24 Hours Blood Pressure in Elderly Patients
with Primary Hypertension Treated at 04 Hospital
Summary
Objectives: To evaluate the changes in blood pressure for 24 hours in elderly patients with
primary hypertension and to understand the relationship between these changes and several
factors: BMI, dyslipidemia, diabetes, left ventricular mass index Subjects and methods: To
investigate the change in 24-hour blood pressure in 92 patients with primary hypertension who
are over 60 years old Results and conclusions: The ratio of dipper was 38.0%, non-dipper was
57.6% and extrem dipper was 4.4%; overload systolic pressure occupied 71.2 ± 7.7% and
overload diastolic pressure explained 59.9 ± 9.6% Overload diastolic pressure nigh-time was
higher than day-time (p < 0.05) Both systolic and diastolic hypertension constituted the high
percentage (89.1%) and the blood pressure increased both day and night accounting for 79.3%
The indexes of systolic hypertension, diastolic hypertension and mean blood pressure in 24
hours were higher in the group of increasing left ventricular mass index The non-dipper rate
was higher in patients who have hypertension accompanied with diabetes, body mass index ≥
23 and the increased left ventricular mass index There was a rise in systolic pressure and
diastolic pressure overload in the group of increasing left ventricular mass index, diastolic
pressure overload increased in the patients who suffer from diabetes and dyslipidemia
* Key words: Primary hypertension; Elderly patients; The changes in 24-hour blood pressure;
Ambulatory blood pressure monitoring
* Bệnh viện Quân y 4
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (trungkienV4@gmail.com)
Ngày nhận bài: 30/09/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/12/2016
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp có tỷ lệ mắc cao nhất
trong các bệnh tim mạch THA gây nhiều
biến chứng nguy hiểm, để lại hậu quả nặng
nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã
hội
Người cao tuổi có những biến đổi sinh
học làm cơ thể giảm dần khả năng tự
điều chỉnh, giảm phản ứng và sức bảo vệ
của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh
Nhiều hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng,
trong đó cơ tim và mạch máu có thay đổi
do lão hoá Hậu quả dẫn đến các bệnh
tim mạch như: THA, bệnh mạch vành,
suy tim [4]
Tuổi cao kèm theo THA, béo phì, rối
loạn chuyển hóa glucose máu, lipid
máu… làm HA có nhiều biến đổi khác
biệt, đặc biệt biến đổi HA về ban đêm,
làm gia tăng các biến chứng tim mạch
Phương pháp đo HA 24 giờ là biện pháp
không xâm nhập, tự động đo và ghi HA
trong suốt 24 giờ, cho phép bác sỹ lâm
sàng đánh giá mức độ dao động HA trong
ngày Việc sử dụng đúng phương pháp
theo dõi HA 24 giờ còn giúp phát hiện
những hình thái HA mà phương pháp
thông thường không phát hiện được
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
nhằm:
- Đánh giá biến đổi HA 24 giờ ở BN
cao tuổi THA nguyên phát
- Tìm hiểu mối liên quan của biến đổi
HA 24 giờ với một số yếu tố: BMI, rối loạn lipid máu, ĐTĐ, chỉ số khối lượng cơ thất trái
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
92 BN THA nguyên phát điều trị tại
Khoa A1, Bệnh viện Quân y 4 từ tháng 6 -
2015 đến 1 - 2016
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- BN ≥ 60 tuổi
- Chẩn đoán tăng HA độ I, II (theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO, 2004), không
sử dụng các thuốc hạ HA trong ngày, được theo dõi ABPM
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN có bệnh cấp tính kèm theo
- BN có bệnh lý gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm như: ngộ độc rượu, Parkinson, tê phù, ure máu tăng cao
- BN đã dùng các thuốc hạ HA trong ngày, các thuốc ảnh hưởng đến HA, các thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm (atropin )
- Rối loạn nhịp tim
- BN có kết quả ghi ABPM không đạt yêu cầu
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu
2 Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
* Các tiêu chuẩn chính:
- BN ĐTĐ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) (2010), dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
+ HbA1c ≥ 6,5% Xét nghiệm phải được làm ở labo sử dụng phương pháp chuẩn
Trang 3+ Đường máu đói Go ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl)
Đường máu đói Go đo khi đã nhịn không ăn ít nhất 8 giờ
+ Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 ≥ 11,1 mmol/l (≥ 200 mg/dl)
+ Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l ( ≥ 200 mg/dl) trên bệnh có triệu chứng của ĐTĐ
cổ điển
- Khối lượng cơ thất trái (Left Ventricular Mass - LVM) tính theo thỏa thuận Penn (Penn convention) do Devereux đề nghị:
LVM (g) = 1,04 x [(Dd + IVSd + LPWd)3 - Dd3] - 13,6
Xác định phì đại thất trái khi LVMI ≥ 115 g/m2 đối với nam và LVMI ≥ 95 g/m2 với nữ theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Siêu âm Hoa Kỳ (2005)
- Phân loại rối loạn lipid máu:
Bảng 1: Rối loạn lipid máu theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam (2006)
Cholesterol (mmol/l) < 5,2 ≥ 5,2
Triglycerid (mmol/l) < 1,7 ≥ 1,7
HDL-C (mmol/l) > 0,9 ≤ 0,9 (thấp)
* Các bước tiến hành:
- Phỏng vấn về thói quen, đo các chỉ số nhân trắc
- Khám lâm sàng: đo HA theo phương pháp của Korotkoff, khám tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, cơ xương khớp, phát hiện các biến chứng THA
- Làm các xét nghiệm: xét nghiệm máu, nước tiểu, X quang tim phổi, điện tim, siêu
âm tim
Đo HA 24 giờ bằng máy đo HA tự động mang theo người ABPM 90270 (Hãng SPACELABS Healthcare, Mỹ)
+ Điều kiện đo: BN nằm nội trú tại Khoa A1, Bệnh viện Quân y 4
+ Thời gian ban ngày: từ 6 giờ sáng - 21 giờ 59 phút, đo 30 phút/lần
+ Thời gian ban đêm: từ 22 giờ - 5 giờ 59 phút, đo 60 phút/lần
Trang 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2: Phân bố về tuổi, giới và một số yếu tố nguy cơ
Tuổi
(năm)
Giới
Lạm dụng thuốc lá 21 22,8 Lạm dụng rượu, bia 17 18,4
Ít vận động thể lực 42 45,6 Tiền sử gia đình 23 25,0 Thừa cân, béo phì 41 44,5 Rối loạn lipid 52 (n = 71) 73,2 Một số yếu tố nguy cơ
BN từ 70 - 79 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất BN có rối loạn lipid, thừa cân, béo phì, ít vận động thể lực chiếm tỷ lệ cao
* Giá trị trung bình một số chỉ số nhân trắc (X ± SD): tuổi trung bình: 71,25 ± 7,64;
BMI: 22,73 ± 2,79 kg/m2; thời gian phát hiện bệnh: 4,35 ± 2,64 năm
2 Biến đổi HA 24 giờ
Bảng 2: Các chỉ số HA 24 giờ của đối tượng nghiên cứu (n = 92)
HA tâm thu (mmHg) 142,1 ± 7,7 145,9 ± 9,6 134,7 ± 9,4 < 0,05
HA tâm trương (mmHg) 88,3 ± 6,9 91,4 ± 8,6 82,1 ± 6,6 < 0,05
HA trung bình (mmHg) 106,3 ± 6,8 109,4 ± 8,6 97,1 ± 6,3 < 0,01
HA ban ngày, HA ban đêm, HA 24 giờ của BN đều tăng, trong đó HA ban ngày cao hơn ban đêm
Bảng 3: Quá tải áp lực (QTAL) của đối tượng nghiên cứu (n = 92)
HA tâm thu trung bình 71,2 ± 7,7 69,1 ± 6,9 78,5 ± 6,8 < 0,05
HA tâm trương trung bình 59,9 ± 9,6 58,4 ± 8,6 73,4 ± 8,3 < 0,01
QTAL tâm thu và QTAL tâm trương của BN chiếm tỷ lệ cao và tăng về đêm, đặc biệt QTAL tâm trương vào ban đêm cao hơn so với ban ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)
Trang 5* Các hình thái HA 24 giờ của đối
tượng nghiên cứu (n = 92):
Dipper: 35 BN (38,0%); non-dipper: 53
BN (57,6%); extrem dipper: 4 BN (4,4%)
Trong các hình thái HA, nhóm non-dipper
chiếm tỷ lệ cao nhất (57,6%) Không gặp
trường hợp nào có HA đảo ngược
* Phân loại THA theo ABPM (n = 92):
THA tâm thu đơn độc: 8 BN (8,7%); THA tâm trương đơn độc: 2 BN (2,2%); THA cả tâm thu và tâm trương: 82 BN (89,1%); THA ban ngày: 15 BN (16,3%); THA ban đêm: 4 BN (4,4%); THA cả ngày
và đêm: 73 BN (79,3%)
Trong nghiên cứu chủ yếu gặp các trường hợp THA cả tâm thu và tâm trương, THA cả ngày lẫn đêm
3 Liên quan giữa biến đổi HA 24 giờ với BMI, rối loạn lipid máu, ĐTĐ, chỉ số khối lượng cơ thất trái
Bảng 4: Liên quan giữa các hình thái, chỉ số HA 24 giờ với BMI
Dipper, n (%) 11 (26,8) 24 (47,1) < 0,05 Non-dipper, n (%) 30 (73,2) 23 (45,1) < 0,05 Extrem dipper, n (%) 0 (0,0) 4 (7,8) > 0,05
HA trung bình tâm thu 24 giờ (mmHg) 143,8 ± 10,0 140,1 ± 13,5 > 0,05
HA trung bình tâm trương 24 giờ (mmHg) 89,7 ± 6,9 86,8 ± 12,0 > 0,05
HA trung bình 24 giờ (mmHg) 107,5 ± 7,6 104,9 ± 12,2 > 0,05 QTAL tâm thu (%) 73,2 ± 21,5 69,0 ± 20,5 > 0,05 QTAL tâm trương (%) 62,1 ± 25,6 58,5 ± 26,3 > 0,05
Tỷ lệ non-dipper ở nhóm BMI ≥ 23 cao hơn nhóm BMI < 23, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Giá trị trung bình HA tâm thu, HA tâm trương, HA trung bình ở nhóm BMI ≥ 23 xu hướng cao hơn nhóm BMI < 23, khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê
Bảng 5: Liên quan giữa các hình thái, chỉ số HA 24 giờ với rối loạn lipid máu
Dipper, n (%) 17 (32,7) 9 (47,4) > 0,05 Non-dipper, n (%) 34 (65,4) 8 (42,1) > 0,05 Extrem dipper, n (%) 1 (1,9) 2 (10,5)
HA trung bình tâm thu (mmHg) 24 giờ 143,6 ± 19,8 136,7 ± 18,2 > 0,05
HA trung bình tâm trương (mmHg) 24 giờ 89,9 ± 10,5 82,9 ± 9,5 > 0,05
HA trung bình (mmHg) 24 giờ 108,1 ± 11,4 100,2 ± 9,6 > 0,05 QTAL tâm thu (%) 24 giờ 72,2 ± 14,5 67,8 ± 12,5 > 0,05 QTAL tâm trương (%) 24 giờ 64,3 ± 12,6 46,6 ± 13,3 < 0,05
Trang 6Tỷ lệ non-dipper với rối loạn lipid có xu hướng cao hơn nhóm không rối loạn, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Các giá trị trung bình HA tâm thu, HA tâm trương, HA trung bình, nhịp tim ở nhóm có rối loạn lipid máu có xu hướng cao hơn nhóm không có rối loạn, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Bảng 7: Liên quan giữa các hình thái, chỉ số HA 24 giờ với ĐTĐ
Dipper, n (%) 7 (30,4) 28 (40,6) > 0,05
Non-dipper, n (%) 16 (69,6) 37 (53,6) < 0,05
Extrem dipper, n (%) 0 (0,0) 4 (5,8) > 0,05
HA tâm thu 24 giờ (mmHg) 144,4 ± 11,9 141,2 ± 12,5 > 0,05
HA tâm trương 24 giờ (mmHg) 90,3 ± 9,4 87,2 ± 10,7 > 0,05
HA trung bình 24 giờ (mmHg) 108,9 ± 9,9 105,2 ± 11,1 > 0,05
QTAL tâm thu (%) 72,26 ± 21,58 70,07 ± 20,59 > 0,05
QTAL tâm trương (%) 72,31 ± 25,68 56,63 ± 26,33 < 0,05
Tỷ lệ non-dipper ở nhóm ĐTĐ cao hơn nhóm không có ĐTĐ, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Chỉ có QTAL tâm trương của nhóm THA có ĐTĐ tăng so với nhóm không ĐTĐ Các giá trị trung bình HA tâm thu, HA tâm trương, HA trung bình ở nhóm THA ĐTĐ có giá trị cao hơn nhóm THA không có ĐTĐ, khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Bảng 8: Liên quan giữa biến đổi hình thái, chỉ số HA 24 giờ với chỉ số khối lượng cơ
thất trái
Chỉ số khối lượng cơ thất trái Hình thái
Tăng (n = 65) Không tăng (n = 27) p Dipper, n (%) 22 (33,8) 13 (48,2) < 0,05
Non-dipper, n (%) 43 (66,2) 10 (37,0) < 0,01
Extrem dipper, n (%) 0 (0,0) 4 (16,7) > 0,05
HA tâm thu (mmHg) 146,1 ± 10,8 132,5 ± 11,6 < 0,01
HA tâm thu (mmHg) 90,9 ± 9,6 81,9 ± 10,1 < 0,05
HA trung bình (mmHg) 108,3 ± 9,7 98,1 ± 10,3 < 0,05
QTAL tâm thu (%) 79,1 ± 20,3 52,9 ± 20,7 < 0,01
QTAL tâm trương (%) 66,3 ± 30,5 44,2 ± 24,9 < 0,01
Tỷ lệ non-dipper ở nhóm tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái cao hơn nhóm không tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) Các chỉ số
HA và QTAL tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm có tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái (p < 0,01 và p < 0,05)
Trang 7BÀN LUẬN
1 Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu
Tuổi cao là yếu tố nguy cơ đối với THA
và hội chứng chuyển hoá Nhiều nghiên
cứu đã khẳng định THA tăng cao theo
tuổi Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành
trên nhóm BN ≥ 60 tuổi, vì ở độ tuổi này,
người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh
tim mạch và huyết áp Tuổi trung bình của
nhóm nghiên cứu 71,25 ± 7,64
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
nam và nữ (58,7% và 41,3%) tương
đương với nghiên cứu của Thạch Thị
Ngọc Khanh (60% và 40%) Các tác giả
cho rằng nam giới có nguy cơ THA cao
do thói quen hút thuốc lá, uống bia, rượu,
ăn nhiều đạm và mỡ động vật Trong
nghiên cứu, BN có rối loạn lipid, thừa
cân, béo phì, ít vận động thể lực chiếm tỷ
lệ cao
2 Biến đổi HA 24 giờ
Biến đổi có chu kỳ trong ngày của HA
phụ thuộc vào chu kỳ thức ngủ và chu kỳ
ngày đêm Biến đổi này có liên quan đến
hoạt động của hệ thần kinh tự động hoặc
do cường độ hoạt động gắng sức chi
phối Bình thường, sự biến đổi HA 24 giờ
thường tuân theo quy luật: HA tăng vào
ban ngày và giảm vào ban đêm
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các
chỉ số HA trung bình tương đương kết
quả của Thạch Thị Ngọc Khanh [2] và
thấp hơn của Hoàng Trung Vinh [5], có
thể do đối tượng của chúng tôi không có
THA độ III, nhiều BN không kèm ĐTĐ
Pascual JM (1999) cho rằng: QTAL có thể là một trong những chỉ số tiên lượng cho BN THA [10] QTAL ban đêm tăng cao báo hiệu tình trạng biến đổi HA, phá
vỡ quy luật sinh lý, gây mất trũng HA ban đêm (non-dipper) hoặc HA đảo ngược Nghiên cứu của chúng tôi, QTAL ban đêm tăng có ý nghĩa so với ban ngày
Các giá trị về QTAL trong nghiên cứu đều cao hơn kết quả của một số tác giả khác, có thể do đối tượng nghiên cứu là
BN cao tuổi Bloomfield RL và CS (2002) nhận xét: người cao tuổi THA, chỉ số QTAL thường ở mức cao hơn khi so sánh với đối tượng trẻ tuổi[6]
Trong nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ non-dipper 56,6%, tương đương kết quả của
Hà Thanh Yến Trang (63,6%), nhưng tỷ lệ
HA đảo ngược của Hà Thanh Yến Trang
là 20,5%; còn chúng tôi không gặp trường hợp nào [3]
3 Liên quan của biến đổi HA 24 giờ với BMI, rối loạn lipid máu, ĐTĐ, chỉ số khối lượng cơ thất trái
- Tình trạng thừa cân và béo phì gây ảnh hưởng đối với sự xuất hiện, tiến triển
và hiệu quả kiểm soát các chỉ số HA Béo phì là yếu tố thường gặp ở BN THA cao tuổi Theo Kaplan NM (2002), nguy cơ THA ở những người béo phì cao gấp 5,6 lần người không béo phì [8] Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ non-dipper
ở nhóm BMI ≥ 23 cao hơn nhóm BMI
< 23; các giá trị trung bình HA tâm thu,
HA tâm trương, HA trung bình và QTAL
có xu hướng cao hơn nhóm BMI < 23, tuy chưa có ý nghĩa thống kê, có thể do đối tượng nghiên cứu chưa nhiều
Trang 8Kotsis V và CS (2005) nhận thấy ở đối
tượng béo phì, chỉ số BMI tương quan có
ý nghĩa với HA tâm thu, HA tâm trương,
HA trung bình Tác giả cho rằng ở BN
béo phì, HA 24 giờ tăng lên và hình thái
non-dipper cũng tăng [9]
- THA và rối loạn lipid máu thường
xuất hiện cùng nhau, đặc biệt ở người
trung niên và cao tuổi, do sự lão hoá của
hệ tuần hoàn Nghiên cứu của Phạm Gia
Khải và CS thấy: 78,8% người bị THA có
rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu
và nếu rối loạn các thành phần tăng lên
một mức độ, nguy cơ THA tăng lên từ 1,5
- 2,3 lần [1]
Nghiên cứu của chúng tôi trên 92 BN,
trong đó 71 BN làm đầy đủ các xét
nghiệm về lipid máu, không có sự khác
biệt về các giá trị HA, hình thái HA 24 giờ
giữa 2 nhóm rối loạn và không rối loạn
- ĐTĐ týp 2 là yếu tố nguy cơ của THA
và ngược lại; khi THA có kèm theo, ĐTĐ
sẽ làm tăng các biến chứng tim mạch
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong
nhóm THA có ĐTĐ, tỷ lệ non-dipper ở
nhóm ĐTĐ cao hơn nhóm không có ĐTĐ,
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05);
các giá trị trung bình HA 24 giờ, HA tâm
thu, HA tâm trương, HA trung bình ở đối
tượng có ĐTĐ không cao hơn nhóm
không ĐTĐ
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị
trung bình HA 24 giờ: HA tâm thu, HA
tâm trương, HA trung bình, QTAL, tỷ lệ
non-dipper của nhóm THA có tăng chỉ số
khối lượng cơ thất trái cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm không tăng chỉ số
khối lượng cơ thất trái
Faye S Routledge MN và CS tổng hợp
so với các nghiên cứu về tổn thương cơ
quan đích với biến đổi HA ban đêm trong các nghiên cứu những năm 1986 - 2005 thấy: BN non-dipper có nguy cơ cao hơn đối với tử vong do tim mạch và ngoài tim mạch Đặc biệt, THA có non-dipper làm tăng nguy cơ phì đại thất trái, tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái, dày thành động mạch cảnh, đột quỵ, rối loạn nhận thức và microalbumin niệu nhiều hơn Đặc biệt,
BN cao tuổi, BN nữ có THA hay bị non-dipper thường xuyên hơn và tiên lượng hay mắc các biến cố tim mạch nhiều hơn Kết quả các nghiên cứu cũng chỉ ra bất thường tim mạch có liên quan đến hình thái biến đổi HA hơn là các chỉ số HA 24 giờ [7]
KẾT LUẬN
Nghiên cứu biến đổi HA 24 giờ ở 92
BN THA nguyên phát ≥ 60 tuổi, chúng tôi thu được kết quả:
* Đặc điểm biến đổi HA 24 giờ ở BN
> 60 tuổi THA nguyên phát:
- Các chỉ số HA: HA tâm thu, HA tâm trương, HA trung bình ban ngày, ban đêm
và 24 giờ đều tăng
- Tỷ lệ THA cả tâm thu lẫn tâm trương chiếm 89,1% và 79,3% THA cả ngày lẫn đêm
- Tỷ lệ dipper 38,0%; non-dipper 57,6%; extrem dipper 4,4%
- QTAL tâm thu và QTAL tâm trương của BN chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt QTAL tâm trương vào ban đêm cao hơn so với ban ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
* Liên quan của biến đổi HA 24 giờ ở
BN THA nguyên phát > 60 tuổi với một số yếu tố: BMI, ĐTĐ, rối loạn lipid máu, chỉ
số khối lượng cơ thất trái
Trang 9- Các giá trị HA tâm thu, HA tâm
trương, HA trung bình, 24 giờ cao hơn ở
nhóm tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái
(p < 0,05); xu hướng cao hơn khi có tăng
BMI, rối loạn lipid máu, ĐTĐ, nhưng khác
biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
- Tỷ lệ non-dipper cao hơn ở BN có
kèm theo ĐTĐ, BMI ≥ 23, tăng chỉ số khối
lượng cơ thất trái (p < 0,05)
- QTAL tâm thu, QTAL tâm trương
tăng có ý nghĩa ở nhóm tăng chỉ số khối
lượng cơ thất trái (p < 0,01), QTAL tâm
trương tăng ở nhóm có ĐTĐ và rối loạn
lipid máu (p < 0,05)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và CS
Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ
ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 - 2002
Tạp chí Tim mạch học 2003, số 33, tr.9-34
2 Thạch Thị Ngọc Khanh Nghiên cứu độ
cứng động mạch bằng phương pháp đo HA
24 giờ ở BN THA nguyên phát Luận văn
Tốt nghiệp Bác sỹ nội trú Học viện Quân y
2015
3 Hà Thanh Yến Trang Nghiên cứu đặc
điểm HA 24 giờ bằng máy đo HA lưu động
(ABPM) ở BN THA nguyên phát sau hai tuần điều trị Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ CKII Học viện Quân y 2014
4 Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước Tóm
tắt báo cáo tổng kết công trình điều tra dịch tễ học bệnh THA ở Việt Nam Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 1999, tháng 6, tr.28-31
5 Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Ngọc Tuấn
Mối liên quan giữa chỉ số, hình thái với một số thông số HA kèm theo ĐTĐ týp 2 Tạp chí Y học Việt Nam 2014, tháng 3, số 1, tr.66-70
6 Bloomfield RL, Novikov SV, Ferario CM
Hypertension in the elderly Am J Geriatr Cardiol 2002, 3, pp.39-44
7 Faye S Routledge MN, Judith A, Dean
MD Night time blood pressure patterns and
target organ: A review Can J Cardiol 2007,
23 (2) Feb, pp.132-138
8 Kaplan NM Natural history of special
populations Clinical Hypetension 2002, pp.1-407
9 Kotsis V et al Impact of obesity on 24
hour ambulatory blood pressure and hypetension Hypertension 2005, July 46 (1): el; author reply el-2
10 Pascual JM Ambulatory arterial pressure
and left ventricular hypetrophy in untreated hypertensive patients Med Clin 1999, 112 (5), pp.166-170