1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giá trị của thang điểm Bisap trong tiên lượng viêm tụy cấp

8 201 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 490,36 KB

Nội dung

Nội dung của bài viết trình bày về viêm tụy cấp, trong cấp cứu nội ngoại khoa, đánh giá thang điểm BISAP trong tiên lượng bệnh nhân viêm tụy cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, BISAP có thể là công cụ tiên lượng chính xác mức độ viêm tụy cấp và tử vong ở bệnh nhân viêm tụy cấp.

Trang 1

Vũ Quốc Bảo*, Bùi Hữu Hoàng* 

TÓM TẮT 

Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp (VTC) là một cấp cứu nội‐ngoại khoa thường gặp với tỷ lệ VTC nặng và tử vong 

trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao. Gần đây, một số tác giả đã đề nghị áp dụng thang điểm BISAP 

để tiên lượng VTC nặng và nguy cơ tử vong vì thang điểm này đơn giản và có tính ứng dụng cao. Mục tiêu: 

Đánh giá thang điểm BISAP trong tiên lượng bệnh nhân VTC.  

Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu.  

Kết quả: Trong 82 trường hợp VTC nhập khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TPHCM từ 

tháng 9/2012 – 3/2013, tỷ lệ VTC nặng là 7,3%, tử vong là 3,7%. Nguy cơ VTC nặng và tử vong tăng ở bệnh  nhân có BISAP  3 (OR lần lượt là 50,67 (KTC 95 %: 3,53 – 726,75) và 75,00 (KTC 95%: 4,65 – 1210,17)). 

Trong tiên đoán VTC nặng và tử vong, độ chính xác của BISAP là 0,83 (KTC 95%: 0,62 – 1,00) và 0,897 (KTC  95%: 0,75 – 1,00). BISAP ≥ 3 tiên đoán VTC nặng với độ nhạy: 66,67%, độ đặc hiệu: 98,68%, giá trị tiên đoán  dương: 80%, giá trị tiên đoán âm: 97,4%. BISAP  3 cũng tiên lượng tử vong với các giá trị lần lượt là 66,67%,  96,25, 40% và 98,7%. BISAP  3 liên quan thời gian nằm viện kéo dài, dài hơn 22,77 ngày (KTC 95%: 12,88– 32,66) so với BISAP < 3.  

Kết luận: BISAP có thể là công cụ tiên lượng chính xác mức độ VTC và tử vong ở bệnh nhân VTC. 

Từ khóa: viêm tụy cấp (VTC); thang điểm BISAP (Bedside index of severity in acute pancreatitis score) 

ABSTRACT 

VALUE OF BISAP SCORE IN PROGNOSTIC OF ACUTE PANCREATITIS  

Vu Quoc Bao, Bui Huu Hoang  

* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 570 ‐ 577 

Background: Acute pancreatitis (AP) is a common surgical and medical emergency with high rate of severe 

AP (SAP) and mortality worldwide and in Vietnam. Recently, BISAP, a simple and practical scale, was proposed 

to  use  as  prognostic  tool  in  SAP  and  mortality.  Objectives:  To  determine  the  prognostic  value  of  BISAP  in 

patients with AP.  

Methods: A prospective crossectional study.  

Results: Of 82 AP cases were hospitalized to Gastrointestinal Department of Nhan Dan Gia Dinh hospital 

from  10/2012  to  3/2013.  The  rate  of  SAP  was  7.3%,  mortality  was  3.7%.  Risks  of  SAP  and  mortality  were  increased among group of BISAP  3 (OR 50.67 (95% CI: 3.53 – 726.75) and 75.00 (95% CI: 4.65 – 1210.17) 

respectively). In prediction of SAP and mortality, the accuracy of BISAP were 0.83 (95% CI: 0.62 – 1.00) and  0.89 (95% CI: 0.75 – 1.00) respectively. BISAP  3 predicted SAP with sensitivity: 66.67%, specificity: 98.68%, 

PPV:  80%,  NPV:  97.4%.  BISAP   3  also  predicted  mortality  with  sensitivity:  66.67%,  specificity:  96.25%, 

PPV: 40%, NPV: 98.7%. BISAP  3 was associated with prolonged duration of hospitality, 22.77 days (95% CI: 

12.88 – 32.66) longer than BISAP < 3.  

Conclusions: BISAP seemed to be an accurate predictive tool of AP severity and mortality among patients 

with AP. 

Key words: Acute pancreatitis (AP); BISAP score (Bedside index of severity in acute pancreatitis score) 

* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh  

Trang 2

Viêm  tụy  cấp  (VTC)  là  một  cấp  cứu  nội 

ngoại  khoa  thường  gặp.Bệnh  thường  nhẹ,  tuy 

nhiên, có khoảng 22% diễn tiến nặng và khoảng 

3,8% tử vong(9). Ở châu Á, tỷ suất mới mắc hàng 

năm  khoảng  28,8  –  42,8/100.000  dân(13,10).  Tỷ  lệ 

VTC nặng gần đây khá cao, dao động từ 14,6 – 

25%(7,10,11).  Tuy  tỷ  lệ  tử  vong  chung  do  VTC  chỉ 

khoảng 1,5 – 7,5%(7,11,12), nhưng tỷ lệ tử vong do 

VTC nặng lên đến 11,8 – 16,3%(1,5). Ở Việt Nam, 

VTC  và  tử  vong  do  VTC  nặng  vẫn  còn  là  một 

thách  thức  trên  lâm  sàng.  Tại  Bệnh  viện  Nhân 

Dân  Gia  Định  (BVNDGĐ),  trong  2  năm  2002  – 

2003,  có  tổng  cộng  232  trường  hợp  VTC  nhập 

viện.  Trong  đó,  VTC  nặng  chiếm  5,6%,  tỷ  lệ  tử 

vong trong nhóm bệnh nặng lên đến 84,6%(4). Vì 

tính  chất  quan  trọng  về  diễn  tiến  VTC,  với 

những trường hợp nặng đe dọa tính mạng bệnh 

nhân do các biến chứng đa cơ quan nên có nhiều 

hệ thống tính điểm đã được đề xuất nhằm tiên 

đoán  diễn  tiến  nặng  và  tử  vong  như  Ranson, 

APACHE‐II,  CTSI,  …Tuy  nhiên,  chưa  có  hệ 

thống phân loại nào đủ hoàn chỉnh để đánh giá 

mức độ VTC, việc áp dụng còn nhiều phức tạp. 

Do đó, nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần có một 

hệ  thống  phân  loại  đạt  sự  thống  nhất  và  tính 

ứng  dụng  cao  để  áp  dụng  trên  lâm  sàng.  Gần 

đây,  một  số  tác  giả  đã  đề  nghị  một  bảng  điểm 

đơn giản là Chỉ số  mức  độ  nặng  trên  lâm  sàng 

của  VTC  (BISAP)(15).  Bảng  điểm  này  có  tương 

quan  với  tiên  lượng  nặng  và  tử  vong  ở  bệnh 

nhân VTC nhập viện, ít tốn kém và có thể  ứng 

dụng dễ dàng tại các cơ sở y tế không cần nhiều 

phương tiện.Hiện nay, ở Việt Nam, thang điểm 

BISAP  chưa  được  nghiên  cứu  đầy  đủ  và  ứng 

dụng  trên  người  Việt  Nam.  Do  đó,  nhằm  cung 

cấp thông tin  ban  đầu  về  giá  trị  tiên  lượng  của 

BISAP  trong  VTC  tại  Việt  Nam,  chúng  tôi  tiến 

hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau: 

Xác định mối tương quan giữa điểm BISAP ≥ 

3 với nguy cơ VTC nặng sau 24 giờ nhập viện. 

Xác  định  các  giá  trị  của  thang  điểm  BISAP 

trong tiên lượng mức độ VTC. 

Đối chiếu kết quả thang điểm BISAP với kết  cục lâm sàng (tử vong và thời gian nằm viện). 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu 

Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu. 

Đối tượng nghiên cứu 

Tất cả bệnh nhân bị VTC nhập vào Khoa Nội  Tiêu Hóa, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong  thời gian từ tháng 10/2012 đến tháng 03/2013. 

Tiêu chuẩn chọn mẫu 

Tất  cả  bệnh  nhân  ≥  18  tuổi  nhập  vào  Khoa  Nội  Tiêu  Hóa,  BVNDGĐ  thỏa  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  VTC  bao  gồm  ít  nhất  2/3  tiêu  chuẩn  (2):  Đau bụng gợi ý VTC; Amylase máu hoặc lipase  máu  tăng  ≥  3  lần  giới  hạn  bình  thường;  Hình  ảnh học phù hợp chẩn đoán VTC, thường dùng  siêu âm bụng, chụp cắt lớp điện đoán hoặc cộng  hưởng từ. 

Tiêu chuẩn loại trừ: 

Có tiền căn bệnh lý nội khoa nặng trước đó 

đã  được  chẩn  đoán  tại  bệnh  viện  (Suy  tim  NYHA IV, bệnh thận mạn giai đoạn ≥3, xơ gan  Child–Turcotte–Pugh  C,  ung  thư,  bệnh  nhân  hoặc thân nhân không đồng ý tham gia nghiên  cứu). 

Định nghĩa các biến số 

Biến số phụ thuộc 

Kết cục điều trị:”Xuất viện”hay”Tử vong”. 

Mức  độ  VTC  theo  tiêu  chuẩn  Atlanta  hiệu  chỉnh  năm  2012(2):  ”Nhẹ”,  ”Trung  bình”  và 

”Nặng”(bảng 1). 

Bảng 1: Phân độ VTC theo Atlanta hiệu chỉnh năm 

2012. 

Pha bệnh

Mức độ Nhẹ Trung bình Nặng

Sớm (7 ngày đầu)

Không suy tạng

Suy tạng thoáng qua (hồi phục trong vòng 48 giờ)

Suy tạng kéo dài (>48 giờ): Suy một tạng Suy đa tạng

Muộn (sau 7 ngày)

Không suy tạng, và không biến chứng tại chỗ

Suy tạng thoáng qua (hồi phục trong vòng 48 giờ), hoặc biến chứng tại chỗ, hoặc biến chứng toàn thân không suy tạng

Trang 3

Biến  chứng  tại  chỗ:  Tụ  dịch  quanh  tụy  cấp, 

hoại  tử  cấp  ±  nhiễm  trùng,  hoại  tử  tạo  vách  ± 

nhiễm trùng, nang giả tụy. 

Biến  chứng  toàn  thân:  khởi  phát  đợt  kịch  phát  các 

bệnh lý nội khoa mạn tính. 

Suy tạng: ≥ 2 điểm của ít nhất 1 trong 3 cơ  quan  theo  hệ  thống  Marshall  hiệu  chỉnh(8)  (bảng 2). 

Bảng 2: Hệ thống thang điểm Marshall hiệu chỉnh về suy tạng 

Thận:

Tim mạch (HATT, mmHg), không vận mạch > 90 < 90, đáp ứng dịch < 90, không đáp ứng dịch < 90, pH < 7,3 < 90, pH < 7,2

Biến số độc lập 

Điểm BISAP ≥ 3 được xem là VTC nặng.Các 

thông số gồm: BUN > 25 mg/dl; rối loạn tri giác 

(thang  hôn  mê  Glasgow  <  15  điểm);  hội  chứng 

đáp  ứng  viêm  toàn  thân;  tuổi  >  60;  tràn  dịch 

màng phổi(15). 

Phương pháp thu thập số liệu 

Các chỉ số nhân trắc (Tuổi,  giới,  cân  nặng, 

chiều cao), tiền căn và yếu tố nguyên nhân, tri 

giác  (thang  điểm  hôn  mê  Glasgow),  nhiệt  độ, 

mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, amylase máu, 

lipase  máu,  công  thức  máu,  BUN,  creatinin, 

PaO2  (khi  SpO2  ≤  95%),  X  quang  ngực  thẳng, 

siêu  âm  bụng  ngày  nhập  viện  và  cắt  lớp  điện 

toán  có  cản  quang  vùng  bụng  (nếu  có)  trong 

thời gian nằm viện. Kết quả điều trị: VTC nặng 

hay không nặng (gồm nhẹ và trung bình) theo 

Atlanta hiệu chỉnh năm 2012; xuất viện hay tử 

vong  (gồm  tử  vong  trong  bệnh  viện  và  nặng 

xin về).  

Xử lý và phương pháp phân tích số liệu 

Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần 

mềm SPSS 20.0. Tính tần số và tỉ lệ phần trăm 

đối  với  các  biến  số  định  tính.Tính  trung  bình 

và độ lệch chuẩn (nếu phân phối chuẩn) hoặc 

trung vị, bách phân vị 25% và 75% (nếu phân 

phối  không  chuẩn)  đối  với  các  biến  số  định 

lượng.Tính tương quan giữa các biến định tính  bằng phép kiểm χ2 hoặc Fisher Exact test. Tính 

độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm, giá  trị  tiên  đoán  dương,  diện  tích  dưới  đường  cong ROC.Ước đoán diễn tiến VTC nặng và tử  vong  theo  thời  gian  khi  BISAP  ≥  3  điểm  bằng  phép  ước  tính  Kaplan‐Meier.Phân  tích  tương  quan giữa từng thang điểm BISAP với tử vong 

do  VTC  bằng  tương  quan  Linear‐by‐Linear. 

Đối  với  tất  cả  các  test  thống  kê,  mức  p  <  0,05  được  sử  dụng  để  xác  định  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa thống kê.  

KẾT QUẢ 

Trong  tổng  số  82  trường  hợp  VTC  nhập  Khoa  Nội  Tiêu  Hóa  BVNDGĐ  từ  tháng  10/2012 – 3/2013, chúng tôi ghi nhận được các  kết quả sau: 

Đặc điểm dân số nghiên cứu 

Tuổi trung bình mẫu nghiên cứu là 47,79 ±  16,46, với 56,1% là nam. Nguyên nhân thường  gặp gây VTC lần lượt là rượu (37,80%), sỏi mật  (36,59%)  và  tăng  triglyceride  (9,76%).  VTC  chưa  rõ  nguyên  nhân  chiếm  29,27%.  Có  6  trường hợp VTC nặng (7,3%), với 3 trường hợp 

tử vong (3,7%). Trung vị thời gian nằm viện là 

8  ngày  (bách  phân  vị  25%  và  75%  lần  lượt  là  5,75 và 12 ngày). 

Trang 4

Đặc điểm Trung bình ± độ lệch chuẩn Trung vị (bách phân vị 25%, 75%) Tần số (tỷ lệ %)

Nguyên nhân:

Mối tương quan giữa điểm số BISAP ≥ 3 với 

nguy cơ VTC nặng sau 24 giờ nhập viện 

BISAP  ≥  3  điểm  có  liên  quan  nguy  cơ  VTC 

nặng  sau  24  giờ  nhập  viện  với  OR  =  75  (KTC 

95%: 4,65 – 1210,17). 

Các  giá  trị  của  thang  điểm  BISAP  trong 

tiên lượng mức độ VTC 

Trong  tiên  lượng  VTC  nặng,  thang  điểm 

BISAP  có  diện  tích  dưới  đường  cong  đạt  0,83 

(KTC  95%:  0,62  –  1,00).  Khi  lấy  điểm  cắt  là  3  điểm, BISAP ≥ 3 điểm tiên lượng VTC nặng với 

ĐN  66,67%,  ĐĐH  98,68%,  GTTĐD  80%  và  GTTĐ 97,40%. 

Phân tích khả năng không chuyển nặng 14  ngày từ khi khởi phát bệnh 

Phân  tích  Kaplan  Meier  cho  thấy  điểm  BISAP ≥ 3 lúc nhâp viện tăng nguy cơ VTC nặng  sau 14 ngày từ khi khởi phát bệnh. 

 

Biểu đồ 1: Phân tích Kaplan Meier về BISAP ≥ 3 với nguy cơ VTC nặng 

Ngày

Tỷ lệ

không

chuyển

nặng

p < 0,001 BISAP ≥ 3

Trang 5

Đối  chiếu  kết  quả  thang  điểm  BISAP  với 

kết cục lâm sàng (gồm tử vong và thời gian 

nằm viện) 

Tương quan giữa điểm BISAP ≥ 3 với nguy cơ 

tử vong do VTC 

Điểm  BISAP  ≥  3  lúc  nhập  viện  liên  quan 

nguy cơ tử vong với OR = 50,67 (KTC 95 % = 3,53 

– 726,75). 

Các  giá  trị  của  thang  điểm  BISAP  trong  tiên 

lượng tử vong do VTC 

Trong  tiên  lượng  tử  vong  do  VTC,  thang  điểm  BISAP  có  diện  tích  dưới  đường  cong  đạt  0,90  (KTC  95%:  0,75  –  1,00).  Khi  lấy  điểm  cắt  3  điểm,  BISAP  ≥  3  điểm  tiên  lượng  tử  vong  với 

ĐN  66,67%,  ĐĐH  96,20%,  GTTĐD  40%  và  GTTĐ 98,70%. 

Phân  tích  sống  còn  28  ngày  từ  khi  khởi  phát bệnh 

Phân tích sống còn cho thấy điểm BISAP ≥ 3  lúc nhập viện tăng nguy cơ tử vong sau 28 ngày 

từ khi khởi phát bệnh. 

 

Biểu đồ 2: Phân tích Kaplan Meier về BISAP ≥ 3 với nguy cơ tử vong 

Tương quan giữa từng thang điểm BISAP 

với tử vong do VTC 

Qua  phân  tích  Linear‐by‐Linear,  tỷ  lệ  tử 

vong tăng dần theo điểm BISAP với p = 0,001. 

Bảng 4: Phân bố điểm BISAP và kết cục 

Điểm

Tần số 47 22 8 3 1 1

Tử vong

(%) 0 (0) 1 (4,55) 0 (0) 1 (33,33) 1 (100) 0 (0)

Tương quan giữa điểm BISAP ≥ 3 với thời 

gian nằm viện do VTC 

Bệnh nhân có BISAP ≥ 3 điểm nằm viện lâu 

hơn có ý nghĩa thông kê so với nhóm có BISAP < 

3 điểm, với hiệu thời gian nằm viện trung bình 

là 22,77 ngày (KTC 95%: 12,88 – 32,66 ngày). 

Bảng 5: Thời gian nằm viện trong bình của 2 nhóm 

điểm BISAP 

Thời gian nằm viện trung bình (ngày)

BÀN LUẬN  Tương  quan  giữa  điểm  số  BISAP  ≥  3  với  nguy cơ VTC nặng sau 24 giờ nhập viện 

Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được là  bệnh  nhân  có  điểm  BISAP  ≥  3  có  nguy  cơ  suy  tạng kéo dài cao hơn gấp 75 lần (KTC 95% 4,65 – 

p = 0,01

Ngày

Tỷ lệ

sống còn

BISAP < 3BISAP 3BISAP < 3

Trang 6

tương tự cũng được ghi nhận qua 2 nghiên cứu 

của  Singh(14)  và  Papachristou(9)  nhưng  OR  thấp 

hơnkết quả của chúng tôi (bảng 5). 

Bảng 6: So sánh mối tương quan của BISAP  3 

điểm và nguy cơ VTC nặng giữa các nghiên cứu 

Nghiên

cứu Chúng tôi

Singh Papachristo

u

OR 75 (4,65- 1210,17) 12,7 (4,7-33,9) 7,3 (2,7- 19,6)

Diện  tích  dưới  đường  cong,  độ  nhạy,  độ 

đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị 

tiên đoán âm của thang điểm BISAP trong 

tiên lượng VTC 

Chúng  tôi  ghi  nhận  thang  điểm  BISAP  có 

diện tích dưới đường cong ROC tốt đối với tiên 

lượng  VTC  nặng,  đạt  0,83  (KTC  95%:  0,62  – 

1,00).  Đối  chiếu  với  nghiên  cứu  của 

Papachristou(9)  và  Cho(3),  chúng  tôi  cũng  ghi 

nhận  AUC  tương  tự  lần  lượt  là  0,81  và  0,76 

(bảng 6). 

Bảng 7: So sánh AUC của BISAP trong tiên lượng 

VTC nặng giữa các nghiên cứu 

Nghiên cứu Chúng tôi Papachristou Cho

AUC (KTC

95%) (0,62 – 1,00) 0,83 (0,71 – 0,87) 0,81 (0,63 – 0,89)0,76

Điểm  BISAP  ≥  3  có  ĐN  66,67%,  ĐĐH 

98,68%,  GTTĐD  80%  và  GTTĐ  97,4%.  Khi 

tham khảo nghiên cứu của Papachritou(9), các giá 

trị tiên đoán VTC nặng với BISAP ≥ 3 điểm đều 

thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (bảng 7). Sự 

khác  biệt  này  có  lẽ  do  một  tỷ  lệ  đáng  kể  bệnh 

nhân của mẫu nghiên cứu (40%) được chuyển từ 

tuyến  trước  lên,  với  những  xử  trí  ban  đầu  đã 

làm thay đổi các kết quả xét nghiệm. 

Bảng 8: So sánh các giá trị của BISAP  3 điểmtrong 

tiên lượng VTC nặng giữa các nghiên cứu 

Nghiên cứu ĐN (%) ĐĐH (%) GTTĐD (%) GTTĐÂ (%)

Từ  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  với  GTTĐ 

rất cao (97,4%), điểm BISAP có thể được dùng 

để  loại  trừ  những  bệnh  nhân  VTC  nặng  khi  nhập viện và có thể điều trị như VTC nhẹ. 

Theo dõi diễn biến của bệnh với BISAP lớn  hơn và  nhỏ  hơn  3  điểm  theo  thời  gian  đến  14  ngày  sau  khởi  phát  bệnh,  chúng  tôi  ghi  nhận  bệnh  nhân  có  điểm  BISAP  khi  nhập  viện  cao 

có  tỷ  lệ  không  chuyển  nặng  thấp  hơn  có  ý  nghĩa  thống  kê  so  với  nhóm  điểm  BISAP  thấp,với  p  <  0,001.  Sự  khác  biệt  này  cũng  đạt  tối đa từ khoảng ngày thứ 3 sau khi xuất hiện  triệu chứng đầu tiên. Khi đó tỷ lệ VTC nhẹ của  nhóm BISAP ≥ 3 điểm đã rớt xuống thấp nhất  còn 20%. 

Đối  chiếu  thang  điểm  bisap  với  kết  cục  lâm sàng 

Tương quan giữa điểm BISAP ≥ 3 với nguy cơ 

tử vong do VTC 

Điểm  BISAP  ≥  3  làm  tăng  nguy  cơ  tử  vong  gấp 50 lần (KTC 95% 3,53 – 726,75) so với nhóm 

có BISAP < 3 điểm. Tham khảo nghiên cứu của  Papachristou(9)  cho  thấy  nhóm  bệnh  nhân  VTC 

có  điểm  BISAP  ≥  3  tăng  gấp  9  lần  nguy  cơ  tử  vong. Khoảng tin cậy 95% của OR trong nghiên  cứu của chúng tôi rộng, có lẽ do mẫu nghiên cứu  của chúng tôi không nhiều, mặc dù cũng vừa đủ 

để thể hiện mối tương quan có ý nghĩa thống kê  (bảng 8). 

Bảng 9: So sánh mối tương quan của BISAP  3  điểmvà nguy cơ tử vong giữa các nghiên cứu 

Nghiên cứu Chúng tôi Papachristou

OR (KTC 95%) 50 (3,53 – 726,75) 9 (1,5 – 67,4)

Giá  trị  của  điểm  BISAP  trong  tiên  lượng  tử  vong do VTC 

Trong tiên lượng tử vong do VTC, chúng tôi  ghi nhận diện tích dưới đường cong của BISAP  rất  tốt,  đạt  0,90(KTC  95%:  0,75  –  1,00).  Khi  đối  chiếu  với  nghiên  cứu  của  Singh(14)  và  Papachristou(9), chúng tôi cũng ghi nhận kết quả  tương tự với AUC đều đạt 0,82. Nghiên cứu của  Cho  và  cộng  sự  cũng  đã  ghi  nhận  AUC  của  BISAP trong tiên lượng tử vong do VTC rất tốt,  đạt 0,94(3) (bảng 9). 

Bảng 10: So sánh AUC của BISAP trong tiên lượng tử vong giữa các nghiên cứu 

Trang 7

Nghiên cứu Chúng tôi Singh Papachristou Cho

AUC (KTC 95%) 0,9 (0,75 – 1,00) 0,82 (0,70 – 0,95) 0,82 (0,67 – 0,91) 0,94 (0,86 – 1,02) Điểm  BISAP  ≥  3  có  ĐN  66,67%,  ĐĐH 

96,2%, GTTĐD 40% và GTTĐ 98,7%. Các kết 

quả  này  khá  tương  đồng  với  các  nghiên  cứu 

gần  đây  của  Singh(14)  và  Papachristou(9).Trong 

các  nghiên  cứu  này,  ĐN,  ĐĐH  và  GTTĐ 

tương  tự  kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi 

(bảng 10). Riêng GTTĐD của 2 nghiên cứu trên 

thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, chỉ đạt lần 

lượt 17,5% và 15,4%. 

Bảng 11: So sánh các giá trị của BISAP  3 điểm 

trong tiên lượng tử vong giữa các nghiên cứu 

Nghiên cứu ĐN (%) ĐĐH (%) GTTĐD (%) GTTĐÂ (%)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị tiên 

đoán  tử  vong  40%  của  BISAP  ≥  3  điểm  tuy 

thấp nhưng có thể xem là đạt rất gần với tiêu 

chuẩn  Atlanta  hiệu  chỉnh.  Theo  tiêu  chuẩn 

này, tỷ lệ tử vong của nhóm VTC nặng là 50% 

(3/6 trường hợp). 

Phân  tích  sống  còn  28  ngày  từ  khi  khởi 

phát bệnh 

Theo dõi diễn biến sống còn của bệnh nhân 

với BISAP lớn hơn và nhỏ hơn 3 điểm theo thời 

gian đến 28 ngày sau khởi phát bệnh bằng phân 

tích  Kaplan  Meier,  chúng  tôi  ghi  nhận  bệnh 

nhân có điểm BISAP ≥ 3 có tỷ lệ sống còn thấp 

hơn  có  ý  nghĩa  thống  kê  so  với  nhóm  điểm 

BISAP thấp, với p = 0,01. Sự khác biệt này thấy 

rõ nhất từ khoảng ngày thứ 3 sau khi xuất hiện 

triệu chứng đầu tiên. Khi đó, tỷ lệ sống còn của 

nhóm  BISAP  ≥  3  điểm  đã  rớt  xuống  thấp  nhất 

còn 80% và giữ ổn định đến hết 28 ngày.Trong 

nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  đặc  biệt  có  1  trường 

hợp tử vong sau 108 ngày từ khi khởi phát bệnh, 

đó  cũng  là  thời  gian  nằm  viện  của  bệnh  nhân. 

Qua trường hợp bệnh này, chúng tôi  rút  ra  kết 

luận  rằng  VTC  cũng  có  khả  năng  gây  tử  vong 

sau khoảng thời gian bệnh khá dài, không nhất 

định là ngay trong giai đoạn cấp. 

Tương quan giữa từng thang điểm BISAP với 

tử vong do VTC 

Qua khảo sát nguy cơ tử vong do VTC theo  từng  bậc  của  thang  điểm  BISAP  bằng  phép  kiểm  tương  quan  Linear‐by‐Linear,  chúng  tôi  ghi  nhận  được  mối  tương  quan  có  ý  nghĩa  thống kê giữa sự tăng dần từng điểm số BISAP  với tỷ lệ tử vong, với p = 0,001 (bảng 4) 

Kết quả này phù hợp với phân tích của các  nghiên  cứu  trước  đây  như  nghiên  cứu  của  Cho(3), Singh(14) và Papachristou(9) p lần lượt là 

< 0,001, < 0,0001 và < 0,01 (bảng 12). 

Bảng 12: So sánh tương quan giữa từng thang 

điểm BISAP với tử vong giữa các nghiên cứu 

Tương quan Linear‐by‐

Linear 

Phân tích Cochrane‐Amitage 

Trend Test  Chúng tôi  p = 0,001  Singh  p < 0,0001 

Cho  p < 0,001  Papachristou  p < 0,01  Tất cả các nghiên cứu đều có tỷ lệ tử vong  đạt đỉnh cao nhất ở điểm BISAP bằng 4 và tỷ lệ  này  nhóm  bệnh  nhân  có  điểm  BISAP  bằng  5  giảm thấp hơn so với nhóm 4 điểm. Lý giải cho  hiện  tượng  này,  theo  chúng  tôi  có  lẽ  do  số  trường  hợp  trong  nhóm  điểm  BISAP  =  5  quá  thấp, không đủ để thể hiện đúng tỷ lệ tử vong  trong nhóm. 

Tương quan giữa điểm BISAP ≥ 3 với thời gian  nằm viện do VTC 

Về thời gian nằm viện trung bình, chúng tôi  ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa  hai  nhóm  bệnh  nhân  BISAP  ≥  3  vả  <  3  điểm.  Hiệu  2  giá  trị  trung  bình  là  22,77  ngày  (KTC  95%:  12,88  –  32,66).Tham  khảo  kết  quả  nghiên  cứu tại Chi Lê của Gompertz(6), nhóm bệnh nhân  với điểm BISAP ≥ 3 có thời gian nằm viện trung  bình  dài  hơn  gấp  2,7  lần  nhóm  bệnh  nhân  có  điểm BISAP thấp hơn (p = 0,0001). 

Trang 8

Qua khảo sát giá trị thang điểm BISAP trong 

tiên lượng VTC ở 82 bệnh nhân, chúng tôi rút ra 

các kết luận như sau: 

Bệnh nhân có điểm BISAP ≥ 3 lúc nhập viện 

có nguy cơ VTC nặng. 

Trong tiên lượng VTC nặng, BISAP ≥ 3 điểm 

có  ĐN  66,67%,  ĐĐH  98,68%,  GTTĐD  80%, 

GTTĐ 97,4%. 

Đối chiếu với kết cục lâm sàng: 

‐BISAP  ≥  3  điểm  lúc  nhập  viện  tăng  50  lần 

nguy cơ tử vong. 

‐Trong  tiên  lượng  tử  vong,  BISAP  ≥  3  điểm 

có  ĐN  66,67%,  ĐĐH  96,2%,  GTTĐD  40%, 

GTTĐ 98,7%. 

‐BISAP  ≥  3  điểm  tăng  nguy  cơ  tử  vong  do 

VTC sau 28 ngày từ khi khởi phát bệnh. 

‐BISAP ≥ 3 điểm kéo dài thời gian nằm viện 

trung  bình  thêm  22,77  ngày  (KTC  95%:  12,88  – 

32,66). 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

China:  etiology  and  mortality  in  1976  patients.  Pancreas. 

35(3), pp.232‐237. 

acute  pancreatitis  —  2012:  revision  of  the  Atlanta 

classification and definitions by international consensus. Gut; 

0, pp.1–10. 

bedside  index  for  severity  in  acute  pancreatitis  in  the  early 

prediction  of  severity  and  mortality  in  acute  pancreatitis. 

Pancreas. 42(3), pp.483‐487. 

sự  (2005).  Tình  hình  viêm  tụy  cấp  tại  Bệnh  viện  Nhân  Dân 

Gia Định trong hai năm 2002 ‐ 2003. Phụ bản Tạp chí Y Học  Tp.HCM, tháng 9 năm 2005. 

severe acute pancreatitis: Experience from 643 patients. World 

J Gastroenterol. 13(13), pp.1966‐1969. 

for severity in acute pancreatitis (BISAP) score as predictor of  clinical outcome in acute pancreatitis. Retrospective review of 

128 patients. Rev Med Chil. 140(8), pp.977‐983. 

pancreatitis  in  a  multi‐ethnic  population.  Singapore  Med  J.  43(6), pp.284‐288. 

organ  dysfunction  score:  a  reliable  descriptor  of  a  complex  clinical outcome. Crit Care Med. 23(10), pp.1638–1652 

Comparison of BISAP, Ranson’s, APACHE‐II, and CTSI Score 

in Predicting Organ Failure, Complications, and Mortality in  Acute Pancreatitis. Am J Gastroenterol. 105, pp.435‐441. 

Outcome of Acute Pancreatitis With/Without Intensive Care: 

A Nationwide Population‐Based Study in Taiwan. Pancreas.  40(1), pp.10‐15. 

Severity  and  Hospital  Mortality  in  Patients  With  Acute  Pancreatitis. Diabetes Care. 35, pp.1061–1066. 

Severity,  Management  and  Outcome  in  Acute  Biliary  Pancreatitis. PLoS ONE 8(2), e57504. doi:10.1371. 

severe  acute  pancreatitis  in  patients  with  diabetes.  Diabet  Med. 29(11), pp.419‐424. 

Evaluation  of  the  Bedside  Index  for  Severity  in  Acute  Pancreatitis  Score  in  Assessing  Mortality  and  Intermediate  Markers of Severity in Acute Pancreatitis. Am J Gastroenterol. 

104, pp.966–971. 

of  mortality  in  acute  pancreatitis:  a  large  population‐based  study. Gut, 57, pp.1698‐1703, doi:10.1136. 

 

Ngày nhận bài báo:       01/11/2013   Ngày phản biện nhận xét bài báo:   30/11/2013  Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

 

Ngày đăng: 21/01/2020, 09:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w