1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tỷ lệ biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp II mới phát hiện tại Bệnh viện Nhân dân 115

9 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 378,8 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định tỷ lệ một số biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp II mới phát hiện tại Bệnh viện Nhân dân 115. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Trang 1

76

TỶ LỆ BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP II MỚI PHÁT HIỆN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Mai Văn Điển*; Chu Thị Thanh Phương**

TÓM TẮT

Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 91 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 lần đầu tại Bệnh viện Nhân dân 115, từ 10 - 2010 đến 4 - 2011 nhằm xác định tỷ lệ một số biến chứng mạch máu và tìm hiểu mối liên quan giữa các biến chứng mạch máu lớn (MML), mạch máu nhỏ (MMN) với nồng độ glucose máu lúc đói, HbA1c, hội chứng chuyển hóa (HCCH)

Kết quả: tỷ lệ biến chứng mạch máu chung 23,1% Biến chứng MMN thường gặp hơn biến chứng MML (69,2% so với 26,4%) Bệnh võng mạc chiếm tỷ lệ lớn nhất (31,8%), sau đó là vi tiểu đạm (21,8%), thần kinh ngoại biên (20,9%), bệnh động mạch ngoại biên (11,8%), bệnh mạch máu não (7,3%), bệnh mạch vành (6,4%) BN đã có từ 1 - 4 biến chứng chiếm 72,5% tại thời điểm chẩn đoán ban đầu Chưa thấy mối liên quan giữa các biến chứng MML, MMN với glucose máu lúc đói và

tỷ lệ HbA1c Có mối liên quan chặt chẽ giữa biến chứng MMN và HCCH (p < 0,01)

* Từ khóa: §ái tháo đường týp 2; Biến chứng mạch máu

The propotion of blood vessels complications

of type II diabetes mellitus patients diagnosed

at the first time in the 115 hospital

SUMMARY

The study was carried out on 91 type II diabetes mellitus patients, who are diagnosed at first time in

115 Hospital basing on the cretions of WHO (1998) to determine the propotion of some blood vessels complications and undertand the relation between the complications of micro- and marcro-vascular and fasting plasma glucose (FPG), HbA1c, metabolic syndrome The results: The propotion of general blood vessels complications was 23.1% The complications of mircrovascular were much more than that of marcrovasculars (69.2% compared with 26.4%) The retinopathy was the highest ratio (31.8%), then sequentiality, microalbuminuria (21.8%), peripheral neuropathy (20.9%), peripheral artery disease (11.8%), stroke (7.3%), coronary artery disease (6.4%) The number o f patients with from 1 to 4 complications were 72.5% at the point of first diagnose The relationship between macro - or microvasculars complications with fasting plasma glucose and HbA1c had not been observated yet Whereas there was a tightly relationship between microvasculars complication and metabolic syndrome

* Key words: Type II diabetes mellitus; Blood vessels complications

* Bệnh viện 175

** Bệnh viện Nhân dân 115

Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS TS Nguyễn Văn Mùi

PGS TS Hoàng Trung Vinh

Trang 2

77

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh ĐTĐ týp 2 với đặc trưng tăng đường

huyết mạn tính, thường diễn biến âm thầm,

khi được chẩn đoán đã quá muộn, có nhiều

biến chứng mạn tính, nên điều trị phức tạp

và tỷ lệ tàn phế, tử vong cao Đặc biệt, các

tổn thương MMN và MML thường xuất hiện

trước khi có các triệu chứng lâm sàng điển

hình Do đó, việc phát hiện sớm các tổn

thương này, ngay cả khi BN mới được chẩn

đoán, có ý nghĩa quan trọng trong điều trị

và dự phòng biến chứng mạch máu trong

bệnh ĐTĐ týp 2 [2, 4, 6] Trên cơ sở đó,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này

nhằm:

máu ở BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện tại Bệnh

viện Nhân dân 115

chứng MML, MMN với nồng độ glucose máu

lúc đói, HbA1c, HCCH

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

91 BN đến khám hoặc điều trị nội trú với

bất kỳ lý do nào tại Bệnh viện Nhân dân

115, được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 lần đầu

tiên theo tiêu chí của Tổ chức Y tế Thế giới

(1998) [10]

* Tiêu chuẩn chọn BN: BN đồng ý tham

gia nghiên cứu

* Tiêu chuẩn loại trừ: BN đã được chẩn

đoán và điều trị ĐTĐ; BN có thai; BN không

thể đứng thẳng để đo vòng eo, vòng hông

và chiều cao; có bệnh nội tiết khác đi kèm

như Basedow, hội chứng Cushing…; bệnh

cảnh cấp tính: sốt, nhiễm trùng toàn thân,

hôn mê do chuyển hóa hay do nguyên nhân

khác; nhiễm trùng tiểu; tiểu máu đại thể hay

vi thể; bệnh thận không do ĐTĐ; suy gan, suy tim; không đồng ý tham gia nghiên cứu

2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang Tiến hành thu thập số liệu theo một biểu mẫu bệnh án thống nhất BN được hỏi bệnh, khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết (glucose máu lúc đói, HbA1c, biland lipid, microalbumin niệu, siêu âm mạch máu, tổng phân tích nước tiểu…)

* Chẩn đoán biến chứng MML: khi có ít

nhất 1 trong 3 bệnh sau:

- Bệnh mạch vành:

+ Bệnh mạch vành cấp tính:

• Cơn đau thắt ngực không ổn định

• Bệnh nhồi máu cơ tim cấp: khi có 2 trong 3 nhóm triệu chứng sau: cơn đau thắt ngực điển hình; động học điện tâm đồ có sóng Q mới xuất hiện, ST chênh lên hoặc chênh xuống hoặc có bloc nhánh trái hoàn toàn mới xuất hiện; động học enzym

(CK-MB, TnI)

+ Bệnh mạch vành mạn tính: cơn đau thắt ngực ổn định; bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ; hở van hai lá do đứt dây chằng, sa van; loạn nhịp tim do bệnh mạch vành (nhịp nhanh thất)

- Bệnh mạch máu não:

+ Bệnh đột quỵ não (theo tiêu chuẩn của WHO năm 1990): khởi đầu đột ngột, cấp tính

và nặng dần Biểu hiện tổn thương thần kinh khu trú Các triệu chứng tồn tại > 24 giờ Không do chấn thương Chụp cắt lớp vi tính: có thể thấy mờ nhân đậu, rãnh cuộn não mất, mất dải đảo…, siêu âm doppler ghi nhận có hẹp ảnh hưởng đến huyết động

Trang 3

78

+ Cơn thiếu máu não thoáng qua: có dấu

hiÖu thần kinh khu trú, mất hoàn toàn trong

24 giờ Hoặc MRI-MRA não ghi nhận có hẹp

trung bình bất kỳ nhánh nào của mạch máu

nuôi não Hoặc siêu âm động mạch cảnh

2 bên ghi nhận có hẹp

- Bệnh mạch máu ngoại biên: có cơn đau

cách hồi; hoại tử, loét chi; giảm hoặc mất

mạch mu chân, mạch chày sau ở 1 hoặc 2

bên; chỉ số cổ chân - cánh tay (ABI - ankle

branchial index) ≤ 0,9 ở 1 hoặc 2 bên chân;

hoặc dựa vào siêu âm doppler mạch máu

thấy có mảng xơ vữa gây tắc, hẹp

* Chẩn đoán biến chứng MMN: khi có ít

nhất 1 trong 3 bệnh sau:

- Bệnh thận do ĐTĐ: có biểu hiện sớm

nhất là tiểu đạm vi thể, xác định bằng tỷ lệ

albumin/creatinin của mẫu nước tiểu buổi

sáng sau khi thức dậy từ 30 - 299 mg/g

Hoặc có tiểu đạm đại thể, xác định bằng

lượng đạm trong mẫu tổng phân tích nước

tiểu ≥ 300 mg/l Hoặc được xác định hội

chứng thận hư do ĐTĐ

- Bệnh võng mạc ĐTĐ: chẩn đoán bệnh

võng mạc ĐTĐ khi có tiền căn điều trị laser

quang đông do bệnh võng mạc ĐTĐ Hoặc

qua soi đáy mắt/chụp đáy mắt bởi bác sỹ

chuyên khoa mắt sau khi làm giãn đồng tử

ghi nhận có ≥ 1 tổn thương gồm vi phình

mạch, xuất huyết, xuất tiết, tăng sinh mạch

máu

- Bệnh thần kinh ngoại biên: có cảm giác

tê đau, dị cảm 2 chân kiểu mang vớ, mất cảm

giác đau Hoặc giảm phản xạ gân xương

Khám cảm giác bảo vệ bàn chân bằng

monofilament 10 g (Semmes-Weinstein 5.07):

trên mỗi bàn chân đánh giá cảm nhận tại

10 vị trí Không nhận biết monofilament khi

có ít nhất 4 điểm không cảm nhận/10 điểm thăm khám

- Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn của IDF-2005

* Nhập và xử lý số liệu: bằng phần mềm

Stata 8.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Đặc điểm về giới, tuổi

Bảng 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi

NHÓM TUỔI

CHUNG (n = 91) (%)

NAM (n = 45) (%)

NỮ (n = 46) (%)

p

≤ 49 22 (24,1) 16 (35,5) 6 (13)

< 0,01

50 - ≤ 69 53 (58,3) 23 (51,1) 30 (65,2)

≥ 70 16 (17,6) 6 (13,4) 10 (21,8)

Tỷ lệ nam/nữ tương đương nhau (49,5%

vµ 50,5%) Tuổi trung bình 57 ± 13, thấp nhất

21 tuổi, lớn nhất 89 tuổi Nhóm tuổi 50 - ≤ 69 chiếm tỷ lệ cao nhất (50,3%), sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi

2 Tần suất các phân nhóm cân nặng

và HCCH

Bảng 2: Phân nhóm cân nặng và HCCH

(n) (%)

NỮ

Phân loại cân nặng

Thiếu cân 4 (4,4%) 3 (3,3%)

> 0,05

Bình thường 24 (26,4%) 18 (19,8%) Thừa cân 8 (8,8%) 5 (5,5%) Béo phì độ 1 8 (8,8%) 19 (20,8%) Béo phì độ 2 1 (1,1%) 1 (1,1%) HCCH 11 (12,1%) 32 (35,1%) < 0,01

Nam giới có cân nặng bình thường chiếm

tỷ lệ cao (26,4%), nữ giới bị béo phì độ 1 chiếm tỷ lệ cao (20,9%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về HCCH giữa nam và nữ

Trang 4

79

3 Nồng độ glucose lúc đói và HbA1c

Bảng 3: Giá trị glucose lúc đói và HbA1c

lúc chẩn đoán

(n = 91)

NAM (n = 45)

NỮ

Glucose

máu (mg/dl)

248,5 ±

120,7

261,2 ± 131,4

236 ± 109,3 > 0,05

HbA1c (%) 11,0 ±

3,2

11,2 ± 2,9

10,8 ± 3,5 > 0,05

Glucose máu lúc đói trung bình và tỷ lệ

HbA1c trung bình lúc chẩn đoán là 248,5 ±

120,7 (mg/dl) và 11 ± 3,2 (%) Không có sự

khác biệt có ý nghĩa về 2 chỉ số này giữa

nam và nữ

4 Biland lipid máu

Bảng 4: Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu

Tăng TG chiếm tỷ lệ cao nhất: 67%

(nồng độ trung bình 214,4 mg/dl) Giảm

HDL-C chiếm tỷ lệ thấp nhất: 12,1% (39,7

mg/dl), đa số là nam giới (63,6%) Không có

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ

số lipid máu giữa nam và nữ

5 Tần suất các biến chứng mạch máu

Bảng 5: Tần suất chung của biến chứng

MML - MMN

BIẾN CHỨNG

MẠCH MÁU

CHUNG (%) (n =

91)

NAM (%) (n = 45)

NỮ (%) (n = 46) MML 24 (26,4) 12 (26,7) 12 (26,1)

MMN 63 (69,2) 32 (71,1) 31 (67,4)

MML - MMN 21 (23,1) 11 (24,4) 10 (21,7)

23,1% BN có cả biến chứng MML và MMN, trong đó, biến chứng MMN chiếm tỷ lệ cao (69,2%) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ về biến chứng

MML và MMN

Bảng 6: Tần suất số lượt các biến chứng

mạch máu

BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU

TỔNG SỐ LƯỢT BIẾN CHỨNG (n = 110) (%)

NAM (n) (%)

NỮ

n (%)

p

Biến chứng MML

Bệnh mạch

Bệnh mạch

Bệnh động mạch ngoại biên

13 (11,8%) 7 (6,4%) 6 (5,4%) > 0,05

Biến chứng MMN

Bệnh võng

Bệnh thần kinh ngoại biên

23 (20,9%) 10 (9,1%) 13 (11,8%) > 0,05

Bệnh động mạch ngoại biên chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm biến chứng MML ở BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện (11,8%)

Tỷ lệ mắc biến chứng MMN đều khá cao lúc mới chẩn đoán ĐTĐ týp 2: tiểu đạm 21,8%, bệnh võng mạc 31,8%, bệnh thần kinh ngoại biên 20,9%

Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ

lệ mắc biến chứng MML và MMN giữa nam

và nữ

6 Mối liên quan giữa biến chứng MML với glucose máu lúc đói và HbA1c

Bảng 7:

BIẾN CHỨNG MML

BỆNH MẠCH VÀNH

BỆNH MẠCH MÁU NÃO

BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN

p

Glucose máu (mg/dl) 282,9 ± 204,5 321 ± 196,5 288,0 ± 132,1 > 0,05

Trang 5

80

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê về giá trị glucose máu lúc đói và HbA1c

ở thời điểm phát hiện bệnh giữa các nhóm

biến chứng bệnh mạch vành, bệnh mạch

máu não, bệnh động mạch ngoại biên

7 Mối liên quan giữa biến chứng MMN

với glucose máu lúc đói và HbA1c

Bảng 8:

BIẾN CHỨNG

MẠCH MÁU

NÃO

TIỂU

ĐẠM

BỆNH VếNG MẠC

BỆNH THẦN KINH NGOẠI BIÊN

p

Glucose máu

(mg/dl)

301 ±

175,8

240,8 ± 118,4

295,4 ± 172,9 > 0,05

HbA1c (%) 12,3 ±

3,2

10,7 ± 3,5 11,6 ± 3,7 > 0,05

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê về nồng độ glucose máu lúc đói và HbA1c

tại thời điểm phát hiện bệnh giữa các nhóm

tiÓu đạm, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh

ngoại biên

8 Mối liên quan giữa biến chứng mạch

máu và HCCH

Bảng 9:

BIẾN CHỨNG

MẠN

SỐ LƯỢT

BIẾN CHỨNG

CHUNG (n)

(%)

BIẾN CHỨNG MML (n) (%)

BIẾN CHỨNG MMN (n) (%)

p

HCCH

Không 63 (56,27%) 18 (64,3) 45 (54,9) < 0,01

Số lượt BN có biến chứng mạch máu và

HCCH chiếm 42,73% Trong đó, BN có biến

chứng MMN và HCCH chiếm tỷ lệ cao

(45,1%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

giữa tỷ lệ biến chứng MML và MMN trong

nhóm BN có HCCH (p < 0,01)

9 Tần suất biến chứng mạn tính ở BN

ĐTĐ týp 2 mới phát hiện

Không có biến chứng: 25 BN (27,5%);

có 1 biến chứng: 34 BN (37,3%); có 2 biến

chứng: 23 BN (25,3%); có 3 biến chứng:

6 BN (6,6%); có 4 biến chứng: 3 BN (3,3%)

Số BN có biến chứng mạn lúc mới được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 rất cao (72,5%) Trong

đó, nhóm có từ 1 - 2 biến chứng mạn là chủ yếu chiếm tỷ lệ cao

BÀN LUẬN

1 Đặc điểm về giới, tuổi và HCCH

Tương tự nghiên cứu của Mai Thế Trạch, Nguyễn Thị Thịnh [6], trong 91 BN ĐTĐ týp

2 mới được chẩn đoán tại Bệnh viện Nhân dân 115, tỷ lệ nam/nữ tương đương nhau Tuy nhiên, theo y văn, tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính rất dễ thay đổi do độ nhạy cảm về

di truyền và một số yếu tố nguy cơ có tính

xã hội như thói quen ăn uống, vận động, làm việc [10] Đồng thời, tần suất bệnh ĐTĐ gia tăng theo tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất

từ khoảng 50 - 69 tuổi

Dựa theo tiêu chuẩn IDF (2005) để chẩn đoán HCCH cho người châu Á, chúng tôi ghi nhận 43 trường hợp (47,2%) có HCCH Trong đó, nam chiếm 12,1% và nữ 35,1%

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về HCCH giữa nam và nữ Tỷ lệ này thấp hơn so với những nghiên cứu trong nước trước đây Theo Nguyễn Thị Thu Thảo [7], tỷ lệ này là 67,4%; của Nguyễn Thành Công tại Trung tâm Chẩn đoán Y khoa là 80% [1]

2 Tỷ lệ các biến chứng mạch máu

- Biến chứng MML: tỷ lệ biến chứng MML của chúng tôi không khác biệt giữa nam và

nữ Tỷ lệ này cao hơn so với các nghiên cứu ở Nam Á và châu Âu lần lượt là 15,7%

và 9,4% [8] Nhưng thấp hơn so với những nghiên cứu trong nước gần đây (Nguyễn Thị Thu Thảo [2004] là 57,6%) Sự khác biệt này có thể do khác nhau về thời gian

Trang 6

81

mắc bệnh, chủng tộc, yếu tố nguy cơ đi kèm,

tiêu chuẩn chẩn đoán…

Biến chứng động mạch vành với thiếu

máu cơ tim thầm lặng hay gặp ở BN ĐTĐ

làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành

[9] Tỷ lệ bệnh mạch vành trong nghiên cứu

cña chúng tôi chiếm 7,7%, không có sự khác

biệt giữa nam và nữ Tương đương với

Trần Văn Hai (4,8%) [2] và Mai Thế Trạch

(5,6%) [6], nhưng thấp hơn của Sayeed

(18,6%), Weersuriya (21%) [9], Nguyễn Thị

Thu Thảo (30,8%) [7] Sự khác biệt này phần

lớn do thời điểm chẩn đoán, tiêu chuẩn

chẩn đoán…

Chúng tôi ghi nhận 8 trường hợp đột quỵ

(7,3%) Tỷ lệ này tương đối cao so với những

nghiên cứu khác (Nguyễn Thị Thu Thảo 4,3%,

Đỗ Trung Quân 5% [4], UKPDF 1% [10])

Sự khác biệt này có thể do BN trong nghiên

cứu cña chúng tôi được phát hiện muộn

hơn, mắc bệnh đã lâu, hoặc do đây là bệnh

viện tuyến cuối khu vực nên tỷ lệ bệnh nặng

nhiều hơn

Tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên của

chúng tôi chiếm 11,8%, cao hơn so với

nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước

Nguyễn Thị Thu Thảo, Trần Văn Hai cùng

gặp 12%, Weersuriya và Chowdhury [8] là

4,8% và 5,4% Sự khác biệt này có thể do

mẫu nghiên cứu khác nhau, yếu tố nguy cơ

trong nghiên cứu cña chúng tôi cao hơn và

có thể do điều trị bệnh lý bàn chân ĐTĐ là

mặt mạnh của Khoa Nội tiết, Bệnh viện

Nhân dân 115 nên số lượng BN có biến

chứng động mạch ngoại biên đến khám

nhiều hơn những nơi khác

- Biến chứng MMN: tỷ lệ biến chứng

MMN của chúng tôi là 69,2%, tương đương

với Nguyễn Thị Thu Thảo (65,2%), cao hơn của Trần Văn Hai (44,3%) Chowdhury ghi nhận biến chứng MMN ở các nước Nam Á

là 27,3% và châu Âu là 16,5% [8] Sự khác biệt này có thể do chủng tộc, thói quen sinh hoạt, hoặc do cỡ mẫu của chúng tôi chưa

đủ lớn và nhiều yếu tố nguy cơ chi phối khác chưa khảo sát hết được

Theo y văn, thời điểm xuất hiện tiểu đạm

vi thể thường sau 5 năm từ lúc khởi phát bệnh ĐTĐ Do bệnh ĐTĐ týp 2 thường không

có triệu chứng rầm rộ, ngay khi đường huyết mới tăng, diễn biến âm thầm nên khó xác định được thời điểm khởi bệnh, vì vậy cần phải tầm soát vi đạm niệu ở tất cả BN ĐTĐ týp 2 khi chẩn đoán lần đầu Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tiểu đạm vi thể trong nghiên cứu là 21,8%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới Tỷ lệ này thấp hơn

so với Đỗ Hoàng Oanh (50%) (2009) [3] và Nguyễn Thị Thu Thảo (52,2%) [7] Sự khác biệt này có thể do mẫu của chúng tôi chưa

đủ lớn và chỉ thực hiện microalbumin niệu một lần duy nhất Tuy vậy, kết quả này tương đương với nghiên cứu của Virta O (1999) và CS tại Phần Lan (30%) [10] Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy tỷ lệ biến chứng võng mạc thay đổi

từ 10 - 47%, tùy theo tuổi bệnh [9] Khoảng 20% BN ĐTĐ týp 2 có biến chứng võng mạc ngay tại thời điểm phát hiện bệnh Tỷ lệ biến chứng võng mạc của chúng tôi là 31,8% Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ Tỷ lệ này của chúng tôi lớn hơn so với Nguyễn Thị Thanh Thủy (26%) [5] và Nguyễn Thị Thu Thảo (17,4%) [7] Có thể do đặc điểm lâm sàng của các mẫu nghiên cứu khác nhau và phương pháp đánh giá võng mạc khác nhau

Trang 7

82

Theo Weersuriya, biến chứng thần kinh

ngoại biên là biến chứng mạn tính của ĐTĐ

xảy ra sớm và phổ biến nhất so với các

biến chứng khác [9] Chúng tôi ghi nhận

tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại biên là

20,9% Không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa nam và nữ Tỷ lệ này tương

đương với Nguyễn Thị Thu Thảo (22,2%),

Đỗ Trung Quân (23,14%) và Weersuriya ở

Sri Lanka là 25% Tuy nhiên, chúng tôi mới

dựa vào tiêu chuẩn khám lâm sàng và

khám thực thể nên việc chẩn đoán tỷ lệ

biến chứng có thể chưa phản ánh chính

xác thực tế

- Tần suất biến chứng mạn tính: trong 91

BN ĐTĐ týp 2, ở thời điểm chẩn đoán lần

đầu, 72,5% đã có từ 1 - 4 biến chứng mạn

tính, trong đó 1 biến chứng chiếm tỷ lệ cao

nhất (37,3%), 2 biến chứng 25,3% Kết quả

này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn

Thị Thu Thảo, Trần Văn Hai, đồng thời phù

hợp với một nghiên cứu tiền cứu ở Vương

quốc Anh thực hiện trên 2.337 BN ĐTĐ týp

2 ghi nhận có khoảng 65 - 70% BN đã có 1

hoặc nhiều biến chứng tại thời điểm bệnh

được chẩn đoán

3 Mối liên quan giữa biến chứng máu

và một số yếu tố khác

Theo y văn, tình trạng tăng glucose máu

mạn tính, tỷ lệ HbA1c cao và hội chứng rối

loạn chuyển hóa sẽ gây ra những biến

chứng mạch máu nặng nề Tuy nhiên, quá

trình tổn thương này thường diễn tiến âm

thầm, do đó phát hiện muộn, gây khó khăn

trong điều trị phục hồi Chúng tôi ghi nhận

nồng độ glucose máu lúc đói trong nhóm

BN có bệnh mạch máu não và tiểu đạm vi thể tăng cao nhất, lần lượt là 321 mg/dl và

301 mg/dl Trong khi tỷ lệ HbA1ctrung bình cao nhất ở nhóm BN có tiểu đạm vi thể và bệnh động mạch ngoại biên: 12,4 ± 3,7% và 12,3 ± 3,2% Tuy nhiên, không tìm thấy mối liên hệ giữa biến chứng mạch máu các loại với trị số đường huyết, trị số HbA1c

Số lượt BN vừa có HCCH, vừa có biến chứng mạch máu chung chiếm tỷ lệ khá cao (42,73%) Trong đó, số BN có cả biến chứng MMN và HCCH chiếm tỷ lệ cao (45,1%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng MML và MMN trong nhóm

BN HCCH (p < 0,01)

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 91 BN ĐTĐ týp 2 được chẩn đoán lần đầu tại Bệnh viện Nhân dân

115, thời gian từ 10 - 2010 đến 04 - 2011, chúng tôi rút ra một số kết luận:

- Tỷ lệ biến chứng mạch máu chung 23,1% Biến chứng MMN thường gặp hơn biến chứng MML (69,2% so với 26,4%) Bệnh võng mạc chiếm tỷ lệ lớn nhất (31,8%), sau đó là vi tiểu đạm (21,8%), thần kinh ngoại biên (20,9%), bệnh động mạch ngoại biên (11,8%), bệnh mạch máu não (7,3%), bệnh mạch vành (6,4%) 72,5% BN đã có

từ 1 - 4 biến chứng tại thời điểm chẩn đoán ban đầu

- Chưa thấy mối liên quan giữa biến chứng MML, MMN với glucose máu lúc đói

và tỷ lệ HbA1c Có mối liên quan chặt chẽ giữa biến chứng MMN và HCCH (p < 0,01)

Trang 8

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Thành Công, Nguyễn Thy Khuê

HCCH ở BN ĐTĐ týp 2 Kỷ yếu toàn văn các đề

tài khoa học Đại hội Nội tiết và ĐTĐ Quốc gia

lần thứ 3 Tạp chí Y học thực hành 2005, số

507-508, tr.331-339

2 Trần Văn Hai Biến chứng mạn tính ở BN

ĐTĐ týp 2 mới chẩn đoán Luận văn Chuyên

khoa Cấp 2 Học viện Quân y 2009

3 Đỗ Hoàng Oanh Mối tương quan giữa

mức độ kiểm soát đường huyết và huyết áp đối

với tốc độ giảm độ lọc cầu thận trên BN ĐTĐ týp

2 Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú chuyên

nghành Nội tiết 2009

4 Đỗ Trung Quân Một số đặc điểm bệnh

ĐTĐ trong 3 năm tại Khoa Nội tiết - ĐTĐ, Bệnh

viện Bạch Mai 1998 - 2000 Hội nghị khoa học

toàn quốc lần 2 NXB Y học 2003, tr.32-33

5 Nguyễn Thị Thanh Thủy Khảo sát sự tương

quan giữa microalbumin niệu và bệnh lý võng mạc

trên BN ĐTĐ Luận văn Thạc sỹ Y học 2000

6 Mai Thế Trạch Một số nhận xét về một vài

thay đổi lâm sàng và nghiên cứu trong bệnh ĐTĐ ở nước ta trong vòng 30 năm qua Tạp chí

Y học TP Hồ Chí Minh, chuyên đề Nội tiết 1997, tập II, tr.5-8

7 Nguyễn Thị Thu Thảo Biến chứng mạn

trên BN ĐTĐ týp 2 lúc mới chẩn đoán Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Luận văn Chuyên khoa Cấp 2, chuyên nghành Nội tiết 2004

8 Chowdhury TA Complication and cardiovascular

risk factor in South Asians and Europeans with early-onset type 2 diabetes QJM 2002, 95, pp.241-246

9 UK Prospective Diabetes Study (UKPDS)

UK prospective diabetes study 6 Complication

in newly diagnosed týp 2 diabetes patients and association with different clinical and biochemical risk factors Diabetes research 1990, Vol 13, pp.1-11

10 World Health Organization Definition,

diagnosis and classification of diabetes mellitus and its complication: Report of a WHO consultation Part 1: Diagnosis and classification of diabetes mellitus Geneva, World Health Org 1999, pp.32-33

Ngày nhận bài: 20/3/2012 Ngày giao phản biện: 1/6/2012 Ngày giao bản thảo in: 31/8/2012

Trang 9

84

Ngày đăng: 20/01/2020, 19:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w