Bài viết Tâm lý và nhận thức của học sinh sinh viên trường cao đẳng y tế Tiền Giang trước khi thực tập tại bệnh viện có nội dung với mục tiêu tìm hiểu tâm lý của học sinh, sinh viên trước khi thực tập tại bệnh viện. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 TÂM LÝ VÀ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TIỀN GIANG TRƯỚC KHI THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN Trần Thanh Hải*, Tạ Văn Trầm** TĨM TĂT Mục tiêu: Tìm hiểu tâm lý của học sinh, sinh viên trước khi thực tập tại bệnh viện Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là học sinh sinh viên học kỳ I, năm thứ nhất của các ngành đào tạo tại Trường Cao đẳng Y Tế Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mơ tả. Kết quả: Học sinh sinh viên của trường u thích ngành mình đã chọn. Đa số học sinh sinh viên lo lắng trước khi thực tập tại bệnh viện, 81% cảm thấy khó khăn trong việc thực tập tại bệnh viện. Đa số cho rằng việc trực đêm tại bệnh viện gặp nhiều khó khăn. Đối với nhân viên y tế: Đa số sinh viên học sinh đều tích cực học tập kinh nghiệm từ họ (62,5%) rất ngoan, vâng lời nhưng vẫn có ý kiến riêng (27,5%). Đa số đều nhận thức được rằng: Cần tăng cường kiến thức về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành y khoa và đề ra các phương pháp học tập đúng đắn. Kết luận: Kết quả của khảo sát cho chúng ta thấy rằng đa số các em đã có nhận thức, thái độ đúng đắn về việc thực tập tại bệnh viện, thấy được những điều cần phải rèn luyện trước và trong q trình thực tập tại bệnh viện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong q trình này giúp cho nhà trường thực hiện được nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế vừa hồng vừa chun, để phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Từ khóa: Tâm lý, nhận thúc, học sinh sinh viên, thực tập bệnh viện. ABSTRACT PSYCHOLOGY AND KNOWLEDGE BEFORE PRACTICING AT HOSPITAL OF STUDENTS OF TIEN GIANG MEDICAL COLLEGE Tran Thanh Hai, Ta Van Tram* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 20 ‐ 24 Objectives: To asscess psychology and knowledge of students before practicing at hospital. Method: 200 of first‐year students of categories (nursing, midewife) of TienGiang Medical College having medical knowledge before practicing at hospital. Method: Cross‐sectional descriptive study. Results: The learners love the careers. Most of them are anxious before practicing at hospital. 81% of them think they have many difficulties when practicing at hospital. For health care workers: The majority of them are actively learning from their experience (62.5%). Most are aware that knowledge is necessary to enhance communication skills, medical skills and work out the proper learning methods. Conclusion: The results of our survey show that the majority of them have right knowledge and attitude about practicing at the hospital, to know what needs to be trained before and during practice at the hospital to bring the highest efficiency in the this process, help the school accomplish the task of training medical staff to serve the protection and care people’ s health. Key words: Psychology, knowledge, students, practicing at hospital. * Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang. ** Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm, ĐT: 0913771779, Email: tavantram@gmail.com. 20 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hành tại bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong chất lượng đào tạo cán bộ y tế. Ngồi việc học lý thuyết và thực tập tại trường, thực hành tại bệnh viện là mơi trường để học sinh ‐ sinh viên (HS‐SV) rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, rèn luyện y đức. Qua thực tế hướng dẫn lâm sàng, chúng tơi nhận thấy có nhiều HS‐SV khi thực tập tại bệnh viện chưa nắm được mục tiêu học tập, chưa trang bị cho mình một tâm lý vững vàng trước khi đến thực tập tại bệnh viện, chưa tận dụng hết thời gian đi lâm sàng để học tập rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp y khoa. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thực hành bệnh viện, giúp HS‐SV tự tin, trang bị cho HS‐SV kiến thức cần thiết trước khi đến các bệnh viện thực tập chúng tơi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu là: Tìm hiểu tâm lý của HS‐ SV trước khi thực tập tại bệnh viện và đánh giá nhận thức của HS‐SV về phương pháp học tập để việc thực tập tại bệnh viện đạt hiệu quả cao. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU Đối tượng Các HS‐SV học kỳ I, năm thứ nhất, điều dưỡng, y sĩ, hộ sinh được trang bị kiến thức y khoa trước khi thực tập tại bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu: n = 200. Địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Y Tế Tiền Giang. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2011. Sử dụng bảng câu hỏi tự điền, số lượng câu hỏi là 22. Tiến hành thu thập dữ liệu: Phát phiếu cho từng HS‐SV được chọn ngẫu nhiên để HS‐SV trả lời câu hỏi và thu thập dữ liệu bằng phần mềm Epi Info 6.00 và xử lý theo các phương pháp thống kê y học. Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa Nghiên cứu Y học KẾT QUẢ Qua khảo sát 200 HS‐SV đã được trang bị kiến thức y khoa trước khi thực tập tại bệnh viện từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2011, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1. Tâm lý của HS‐SV khi chọn vào học tại trường. Lý n (%) Theo lời khuyên bạn bè 09 4,5 Theo xếp cha mẹ người thân Dễ tìm việc làm sau trường Điểm chuẩn vào trường phù hợp với khả thân Tổng cộng 44 91 22,0 45,5 56 28,0 200 100 * Nhận xét: Tỉ lệ HS‐SVquyết định lựa chọn các ngành học tại trường cho rằng dễ tìm việc làm sau khi ra trường chiếm tỉ lệ cao nhất: 44,5% và điểm chuẩn vào trường phù hợp với khả năng của bản thân chiếm 28%. Bảng 2. Tâm lý của học viên trước khi thực tập tại bệnh viện. Tâm lý học viên Rất tự tin Tự tin Lo lắng Không tự tin Tổng n 39 120 39 200 (%) 1,0 19,5 60,0 19,5 100 * Nhận xét: Tỷ lệ học viên lo lắng và cảm thấy không tự tin khi thực tập ở bệnh viện chiếm tỷ lệ 79,5%. Bảng 3. Lý do học viên lo lắng. Tâm lý lo lắng học viên Bị lây bệnh từ bệnh viện Không thực kỹ thuật học Bệnh nhân không hợp tác Không biết giao tiếp bệnh nhân Tổng n 12 116 12 60 200 (%) 6,0 58,0 6,0 30,0 100 * Nhận xét: Học viên lo lắng khi thực tập tại bệnh viện, lo sợ khơng thực hiện được các kỹ thuật đã học chiếm tỷ lệ cao: 58%, 30% là do HS‐SV lo lắng khơng biết kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân. 21 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học Bảng 8. Kiến thức học viên cho là cần thiết bổ sung trước khi thực tập tại bệnh viện Bảng 4. Tâm lý của học viên khi thực tập tại bệnh viện Tâm lý học viên Cảm thấy khó khăn Khơng cảm thấy khó khăn Tổng n 162 38 200 (%) 81,0 19,0 100 Kiến thức cần thiết Kỹ giao tiếp với người bệnh Qui trình thực kỹ thuật điều dưỡng Tổng * Nhận xét: 81% học viên cho rằng cảm thấy khó khăn khi thực tập tại bệnh viện. Bảng 5. Lý do học viên gặp khó khăn. Tâm lý học viên n Không tự tin tiếp xúc với bệnh nhân 49 Không tự tin thực thủ thuật học 80 Không tự tin tiếp xúc với nhân viên y tế Chưa thích nghi với mơi trường học tập 67 Tổng 200 (%) 24,5 40,0 2,0 33,5 100 * Nhận xét: Lý do học viên gặp khó khăn là do chưa thấy thích nghi mơi trường học tập 33,5%, khơng tự tin khi thực hiện các thủ thuật đã học. Bảng 6. Học viên có khó khăn khi trực đêm tại bệnh viện. Khó khăn Mất ngủ ảnh hưởng đến việc học tập ngày hơm sau Khơng hồn thành nhiệm vụ phiên trực Ngại tiếp xúc với nhân viên y tế GV trường Khơng có phòng phục vụ cho việc nghỉ ngơi Tổng n (%) (%) 50,5 49,5 100 * Nhận xét: Học viên thấy cần bổ sung kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng đều chiếm tỷ lệ cao. Bảng 9. Phương pháp học tập để thực tập tại bệnh viện đạt hiệu quả Phương pháp học tập Đọc kỹ lý thuyết Tiếp xúc nhiều với bệnh nhân để học tập Bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện Giáo viên hướng dẫn bệnh viện Tổng n (%) 33 16,5 50 25,0 75 37,5 42 21,0 200 100 * Nhận xét: Học viên cho rằng phương pháp học tập để thực tập tại bệnh viện đạt hiệu quả cao là học tập từ bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện 37,5%, học ở bệnh nhân 25%, học qua giáo viên hướng dẫn 21%. 105 52,5 BÀN LUẬN 43 21,5 26 13,0 Tâm lý của HS‐SV trước khi vào học tại trường 26 13,0 200 100 * Nhận xét: 52,5% học viên cho rằng lý do gặp khó khăn khi trực đêm tại bệnh viện là do sợ mất ngủ ảnh hưởng đến học tập ngày hơm sau, 21,5% sợ khơng hồn thành nhiệm vụ phiên trực. Bảng 7. Thái độ của học viên đối với nhân viên y tế. Thái độ học viên Ngoan ngoãn nghe theo hướng dẫn nhân viên y tế Vâng lời có ý kiến riêng Tích cực học tập nhân viên y tế Không cần thiết nghe lời họ khơng trực tiếp quản lý Tổng n (%) 20 10,0 55 27,5 125 62,5 0 200 100 * Nhận xét: Tỉ lệ học viên cho rằng khi thực tập tại bệnh viện cần phải tích cực học tập tại nhân viên y tế chiếm tỷ lệ cao 62,5%, vâng lời nhưng vẫn có ý kiến riêng 27,5%. 22 n 101 99 200 Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, đa số HS‐SV vào trường đều nhận thấy điểm chuẩn của nhà trường phù hợp với năng lực của bản thân 28% và theo sự hướng dẫn của cha mẹ và người thân 22%. Điều đặc biệt là đa số các em (45,5%) lựa chọn ngành học theo nhu cầu xã hội đang cần.Điều này nói lên rằng khi xã hội càng phát triển các dịch vụ y tế ngày càng tăng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng cao và khẳng định việc nhà trường phấn đấu khơng ngừng để đạt được tiêu chí “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” là hướng đi đúng đắn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng như sự hưởng ứng tích cực của các sở, ban, ngành, của tồn xã hội và của nhà trường. Tâm lý của HS‐SV trước khi thực tập tại bệnh viện Kết quả cho thấy 60% HS ‐ SV rất lo lắng khi thực tập tại bệnh viện, tự tin khi đi thực tập tại Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 bệnh viện chiếm 19,5% và 19,5% các em không tự tin. Nguyên nhân chủ yếu các HS ‐ SV lo lắng khi thực tập tại bệnh viện là lo lắng không thực hiện được các kỹ thuật y học đã học 58%, không biết giao tiếp với bệnh nhân 30%, bệnh nhân không hợp tác hoặc sợ bị lây bệnh từ bệnh viện chiếm 6%. Kết quả này cho thấy sự lo lắng của các em là hồn tồn phù hợp vì đây là đối tượng vừa hồn thành chương trình học phổ thơng vào học ở trường y khoa, tiếp xúc với kiến thức, mơi trường học hồn tồn mới, đối tượng sắp tiếp xúc trong quá trình học lại là bệnh nhân với nhiều dạng bệnh khác nhau, tính cách, triệu chứng khác nhau. Do đó, để giúp cho các em bớt lo lắng, tạo sự tự tin trước khi đi thực tập tại bệnh viện, nhà trường cần phải tăng cường giáo dục cho các em về kỹ năng giao tiếp, tâm lý của người bệnh, của gia đình bệnh nhân, hướng dẫn kỹ năng thực hành tiền lâm sàng, hướng dẫn kỹ lý thuyết y khoa để giúp cho các em nắm vững những điều cần thiết trước khi đi thực tập tại bệnh viện (3). Tâm lý của HS‐SV khi đến thực tập tại bệnh viện 81% các HS‐SV cảm thấy khó khăn trong việc thực tập tại bệnh viện có nhiều lý do như khơng tự tin khi thực hiện các thủ thuật đã học (40%) chưa thích nghi với môi trường bệnh viện (33,5%), không tự tin khi tiếp xúc với bệnh nhân (24,5%). Về vấn đề trực đêm tại bệnh viện, đa số các em HS‐SV cho rằng trực đêm sẽ mất ngủ ảnh hưởng đến việc học tập ngày hơm sau (52,5%) hoặc 21,5% các em cho rằng trực đêm sợ khơng hồn thành nhiệm vụ phiên trực, có 13% các em ngại tiếp xúc với cán bộ y tế trong khi đêm trực khơng có giáo viên trường và 13% gặp khó khăn khi trực đêm tại bệnh viện do khơng có phòng phục vụ cho việc nghỉ ngơi (1,2). Về thái độ của HS‐SVđối với nhân viên y tế Đối với nhân viên y tế, HS‐SV nhận thức Chun Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa Nghiên cứu Y học được rằng họ cần tích cực học tập kinh nghiệm từ các thế hệ y khoa đi trước chiếm tỷ lệ 62,5%. Đây là điều đáng trân trọng vì đa số các em đều hiểu được việc học y khoa là việc học suốt đời, học từ kinh nghiệm của cán bộ y tế, các thế hệ đàn anh, đàn chị là những người lành nghề, thực hiện tốt các kỹ thuật chăm sóc người bệnh hằng ngày, có nhiều kinh nghiệm kết quả khảo sát cũng cho thấy HS‐SV biết vâng lời cán bộ y tế nhưng vẫn có ý kiến riêng của mình (27,5%). Điều này cho thấy sự kết hợp kiến thức y khoa với kinh nghiệm y khoa cần có sự hài hòa. Ngành y là ngành học tập st đời, các kỹ thuật quy trình mới của y khoa cần được cập nhật liên tục cho cán bộ y tế trong quá trình đào tạo lại, đào tạo liên tục của ngành y tế giúp cho cán bộ y tế đang cơng tác và HS‐SV mới vừa học kỹ thuật y khoa mới có tiếng nói chung (2,3). Về nhận thức của HS‐SV Đa số nhận thức được rằng cần bổ sung kiến thức về kỹ năng giao tiếp và kỹ thuật y khoa, đề ra các phương pháp học tập đúng đắn, để việc thực tập tại bệnh viện đạt kết quả tốt. Về phương pháp học tập Đa số HS‐SV cho rằng giao tiếp với người bệnh và các quy trình kỹ thuật y khoa là rất cần thiết, cần phải học tập thật tốt trước khi thực tập tại bệnh viện và các em đã đưa ra phương pháp học tập để thực tập tại bệnh viện đạt kết quả cao thông qua việc đọc kỹ lý thuyết, tiếp xúc nhiều với bệnh nhân, học tập thông qua bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện và qua giáo viên hướng dẫn của trường. Kết quả của khảo sát cho chúng ta thấy rằng đa số các em đã có nhận thức, thái độ đúng đắn về việc thực tập tại bệnh viện, thấy được những điều cần phải rèn luyện trước và trong quá trình thực tập tại bệnh viện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình này giúp cho nhà trường thực hiện được nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế vừa hồng vừa chuyên, để phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. 23 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 KẾT LUẬN Qua khảo sát 200 HS‐SV học kỳ I năm thứ nhất các hệ đào tạo điều dưỡng, y sĩ, hộ sinh, của Trường Cao Đẳng Y Tế Tiền Giang về tâm lý và nhận thức trước khi thực tập tại bệnh viện, chúng tôi rút ra kết luận như sau: HS‐SV rất lo lắng khi thực tập tại bệnh viện 60%. Lý do chính HS‐SV lo lắng là sợ khơng thực hiện được các kỹ thuật 58%. 81% cảm thấy khó khăn trong việc thực tập tại bệnh viện. Lý do gặp khó khăn là do khơng tự tin khi thực tập các thủ thuật y khoa đã học, khơng tự tin khi tiếp xúc với bệnh nhân và chưa thích nghi với mơi trường thực tập. Việc trực đêm tại bệnh viện có nhiều khó khăn do HS‐SV lo lắng sợ mất ngủ ảnh hưởng đến học tập ngày hơm sau, lo lắng khơng hồn thành nhiệm vụ phiên trực. Đối với nhân viên y tế, HS‐SV tích cực học tập kinh nghiệm (62,5%), rất ngoan, vâng lời nhưng vẫn có ý kiến riêng (27,5%). TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Y Tế (2000). Điều dưỡng cơ bản 1 và 2, Nhà xuất bản Y Học, tr. 35‐37, tr. 57‐59. Bộ Y Tế (2008). Quyết định số 29/2008/QĐ‐BYT ngày 18/8/2008 của Bộ Y Tế về quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế. Đỗ Hồng Ngọc (2001). Thầy thuốc và bệnh nhân, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 45‐48, tr. 67‐69. Nguyễn Thị Thu Triều (2008). Khảo sát tâm lý và kiến thức của học viên trước khi thực tập tại bệnh viện, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr 14‐20. Nguyễn Văn Nhân (2006). Tâm lý học y học, Nhà xuất bản Y học, tr. 22‐28, tr. 67‐69. Ngày nhận bài báo: 04‐09‐2013. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11‐11‐2013. Ngày bài báo được đăng: 16‐12‐2013. 24 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa ... tích cực của các sở, ban, ngành, của tồn xã hội và của nhà trường. Tâm lý của HS‐SV trước khi thực tập tại bệnh viện Kết quả cho th y 60% HS ‐ SV rất lo lắng khi thực tập tại bệnh viện, tự tin khi đi thực tập tại ... của Trường Cao Đẳng Y Tế Tiền Giang về tâm lý và nhận thức trước khi thực tập tại bệnh viện, chúng tôi rút ra kết luận như sau: HS‐SV rất lo lắng khi thực tập tại bệnh viện 60%. Lý do ... người bệnh và các quy trình kỹ thuật y khoa là rất cần thiết, cần phải học tập thật tốt trước khi thực tập tại bệnh viện và các em đã đưa ra phương pháp học tập để thực tập tại bệnh viện đạt kết quả cao