THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TIỀN GIANG Tạ Văn Trầm* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh Điều dưỡng của trường
Trang 1THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TIỀN GIANG
Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh Điều dưỡng của trường
trường Cao Đẳng Y Tế Tiền Giang năm 2008.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả.
Kết quả: cho thấy hơn 80% hài lòng về ngành Điều dưỡng ở cả kiến thức, kỹ năng và
thái độ Hơn 80% khi vào nghề thì chấp nhận đeo đuổi đến cùng Hơn 93% thích chọn làm việc từ bệnh viện đa khoa tuyến huyện trở lên và nếu có điều kiện thì học lên đại học và sau đại học.
Kết luận: Hầu hết học sinh chọn nghề theo sở thích của mình (48,9%), số ít chọn theo ý
kiến của cha mẹ (22%) Đa số học sinh hài lòng về chương trình đào tạo, giáo viên và môi trường học tập.
Từ khóa: thái độ, nghề nghiệp, điều dưỡng.
ABSTRACT
ATTITUDE ON CAREER OF NURSE STUDENTS
OF TIEN GIANG SENIOR MEDICAL SCHOOL
Ta Van Tram* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 14 - Supplement of No 4 - 2010: 200 – 204
Objectives: To evaluate the attitude on career of nurse students at Tien Giang Senior
Medical School in 2008.
Method: Cross- sectional.
Results: More than 80% of the students satisfied with nursing career in knowledge,
skills and attitude Over 80% said they wouldn’t change their career Over 93% prefered to work in districtal general hospitals or provincial general hospitals; and if possible they would continue their studying for bachelor’s degree or post-graduate degree.
Conclusion: Almost students choose career belong to their farvourite, afew belong to
their parents’opinion Almost satisfied with education programme, teachers and education environment.
Key words: attitude, career, nurse.
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành y tế luôn luôn được sự quan tâm của xã hội Bởi vì ngành này tác động đến những khía cạnh nhạy cảm của từng gia đình, từng cá nhân về sức khỏe, bệnh tật và phục hồi sức khỏe
Sự phát triển không ngừng của đất nước ta về mọi mặt như: xã hội, kinh tế… đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao Ngoài nhu cầu ăn no mặc đẹp thì chăm sóc sức khỏe là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày Chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao và toàn diện đòi hỏi rất nhiều năng lực và kiến thức của người làm công tác y tế, đặc biệt là điều dưỡng Vấn đề chăm sóc củaĐiều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực y tế Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao của người dân, sự ra đời của các bệnh viện tư và công ngày càng nhiều, vì vậy, nhân lực Điều dưỡng là vấn đề quan tâm của ngành y tế
Điều dưỡng là một nghề quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần vào giảm những biến chứng của bệnh tật, tỷ lệ tử vong trong quá trình điều trị và là nơi hợp điểm thể hiện y đức ngành y tế Cũng như nhiều ngành nghề khác, công tác đào tạo Điều dưỡng ở nước ta đang đứng trước một thách thức lớn, đòi hỏi phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng cao Thông qua việc đổi mới trong công tác đào tạo thì ngành Điều dưỡng nước ta mới có thể hội nhập được với các nước khu vực và trên thế giới Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo của Điều dưỡng bao gồm bản thân người học nghề Điều dưỡng, chương trình giảng dạy, giảng viên, môi trường học tập, cơ sở thực hành Các yếu tố này cần được xem xét kỹ lưỡng nhằm giúp cho học sinh có kiến thức,
kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp vững vàng mà còn để hình thành một thái độ tốt đối với nghề Điều dưỡng trước khi họ ra trường đến làm việc tại các sở y tế(2) Để giải đáp những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá thái độ đối với ngành Điều dưỡng của học sinh năm thứ 2 tại trường Cao đẳng Y Tế Tiền Giang năm 2008-2009
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thái độ đối với ngành Điều dưỡng của học sinh ngành Điều dưỡng năm thứ
2 của trường Cao đẳng Y Tế Tiền Giang năm học 2008 - 2009
Mục tiêu cụ thể
Mô tả thái độ đối với nghề Điều dưỡng của học sinh ngành Điều dưỡng năm thứ 2 của trường Cao đẳng Y Tế Tiền Giang
Trang 3Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới thái độ nghề nghiệp của học sinh thông qua chương trình đào tạo, môi trường học tập, giáo viên…
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Học sinh Điều dưỡng trung học năm 2 tại trường Cao đẳng Y Tế Tiền Giang
Chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ, cỡ mẫu nghiên cứu là 197
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Thu thập số liệu
Phát phiếu cho người được phỏng vấn tự trả lời
Thời gian thực hiện
Tháng 9 - 10/ 2008
Xử lý số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Exell
KẾT QUẢ
20%
80%
Nam Nữ
Biểu đồ 1: Phân bố theo giới
Trang 4Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình 0
10 20 30 40 50 60
3.1
56.4
36.1
4.6 Series 1
Biểu đồ 2: Kết quả học tập năm I.
Bảng 1: Thái độ đối với nghề Điều dưỡng (ĐD) của học sinh
Tổng quan về thái độ
Hài lòng
Không hài lòng
Giá trị nghề nghiệp
Hài lòng
Không hài lòng
Thực hành nghề nghiệp
Hài lòng
Không hài lòng
170 27
161 37
163 36
86,3 13,7
81,7 18,3 82,7 17,3
Trang 5Bảng 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp
Lý do chọn nghề Điều dưỡng:
Theo sở thích cá nhân Theo ý cha mẹ Theo bạn bè
Do cán bộ y tế tư vấn
Khác
96 44 7 12 38
48,7 22,3 3,6 6,1 19,3
Ý định thay đổi nghề:
Không Có Suy nghĩ lại
91 27 79
46,8 13,1 40,1
Gắn bó trọn đời với nghề:
Có Không
158 39
80,2 19,8
Khuyến khích theo nghề ĐD:
Có Không
60 137
30,5 69,5
Trang 6Bảng 3: Đánh giá chương trình đào tạo, giáo viên, môi trường học tập
Chương trình đào
tạo:
Tổ chức
Lý thuyết
Thực hành
179 170 160
91 86 99,5
18 27 1
9 14 0,5
Giáo viên giảng dạy:
Phương pháp
Kỹ năng
Chất lượng
182 180 192
92,4 91,4 97,5
15 17 5
7,6 8,6 2,5
Môi trường học tập:
Nhà trường
Bệnh viện
Thư viện
170 195 0
86 98,9 0
27 2 0
14 1,2 0
Trang 7Bảng 4: Môi trường làm việc sau tốt nghiệp
Nơi làm việc sau tốt nghiệp
BVTW
BV Tỉnh
BV Huyện
Trạm y tế xã
35 77 66 19
17.7 39.1 33.5 9.7
Cơ hội thăng tiến nghề
nghiệp
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân
Cao đẳng
34 49 112 2
17.2 24.8 56.9 1.1
BÀN LUẬN
Số lượng học sinh nữ cao hơn học sinh nam Nữ chiếm hơn 80% vì với tính chất đặc thù của ngành ĐD đòi hỏi người làm công việc này phải có tính chất dịu dàng, tỉ mỉ, khéo léo, mềm mỏng sẽ phù hợp với giới nữ
Kết quả học tập
Mặc dù trong điều kiện khó khăn của nhà trường, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, phương tiện học tập chưa đáp ứng đủ, thiếu sách giáo khoa, thư viện chưa đủ chỗ để các em đọc và tham khảo thêm, kết quả học tập của học sinh ĐD năm 1 hầu hết tỉ lệ các bạn đạt loại xuất sắc, giỏi, khá chiếm tỉ lệ khá cao (> 95%) Điều này cho thấy các em rất chịu khó học tập theo mục tiêu đào tạo của nhà trường
Tổng quan về nghề ĐD, giá trị nghề nghiệp và thực hành nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao (> 80%) ở cả 3 nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ:
Việc chọn nghề của học sinh ĐD theo sở thích cá nhân gần 50%, trong khi đó chọn nghề theo ý kiến cha mẹ chiếm 22%, những sự tác động của bạn bè và cán bộ y tế không ảnh hưởng nhiều (10%)
Hơn 46% không có ý định thay đổi nghề sau khi đã chọn Và hơn 40% có suy nghĩ lại sau khi đã quyết định chọn nghề này Nhóm đối tượng này dễ bị tác động bởi các yếu tố bên
Trang 8ngoài như: thu nhập, điều kiện làm việc, áp lực công việc thì họ khó đeo đuổi nghề nghiệp lâu dài Và hơn 13% có ý định thay đổi nghề mặc dù mới bước vào năm học thứ 2
Ta thấy hơn 80% học sinh ĐD nghĩ là theo đuổi nghề nghiệp đến cùng và khoảng 20%
bỏ nghề khi có điều kiện thích hợp
Tuy nhiên, có hơn 30% có ý định khuyến khích người thân vào ngành nghề này Theo nghiên cứu của một tác giả Võ Văn Tân năm 2006 ở Tiền Giang cho thấy rằng hơn 65% ĐD đang công tác bệnh viện trong tỉnh không có ý định cho con theo đuổi nghề này(3)
Kết quả về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên
Chương trình đào tạo: 99,5% học sinh hài lòng với chương trình đào tạo về thực hành, 91% hài lòng với việc tổ chức thực hiện chương trình và có 86,4% hài lòng với chương trình
lý thuyết Điều này giúp nhà trường chú trọng cải tiến, phân phố phù hợp học chương trình lý thuyết cho học sinh ĐD cũng như việc tổ chức tốt thực hiện chương trình học tập
Về giáo viên
Đa số (97,5%) hài lòng về chất lượng giáo viên, 92,4% hài lòng về phương pháp giảng dạy và 91,4% hài lòng về kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên Các giáo viên của nhà trường cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong thời gian tới
Môi trường học tập
98,8% có thái độ hài lòng với môi trường học tập ở BV, 86,4% hài lòng với điều kiện cơ
sở vật chất ở nhà trường hiện nay, và hầu hết các học sinh không đến thư viện để học tập, nghiên cứu, đọc sách để tăng kiến thức chuyên ngành Trong thời gian tới nhà trường cần khuyến khích, động viên học sinh đến thư viện học tập và cải tiến, tăng cường chất lượng phục vụ ở thư viện cũng như tăng thêm số đầu sách các chuyên ngành, để thu hút học sinh
Về điều kiện cơ sở vật chất
Nhà trường sẽ được khởi công xây dựng theo đề án nâng cấp trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phê duyệt Lúc đó, cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo sẽ đầy đủ hơn
Sau khi ra trường rất ít các bạn chọn về làm việc ở trạm y tế xã (10%) Hầu hết sau khi ra trường các em chọn nơi làm việc là BVĐK tuyến huyện trở lên Một số bạn thích làm việc ở tuyến trung ương Điều này rất phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Thị Dương – 2006 tại Tiền Giang (1)
Trang 9Riêng về cơ hội thăng tiến nghề nghiệp số đông các bạn chọn sau này được học lên cử nhân (hơn 56%) Hơn 40% các bạn còn muốn học tập năng cao nghề nghiệp của mình bằng cách học thạc sĩ hoặc tiến sĩ khi có điều kiện
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên chúng tôi có kết luận sau:
- Hầu hết học sinh chọn nghề theo sở thích của mình (48,9%), số ít chọn theo ý kiến của cha mẹ (22%)
- Có 47% không thay đổi nghề nghiệp và 40% có suy nghĩ không chắc chắn cho ngành của mình
- Khi đã chấp nhận vào ngành thì hơn 80% sẽ theo đuổi nghề nghiệp đến cùng Và có gần 70% không khuyến khích người thân tham gia vào ngành ĐD
Đánh giá mức độ hài lòng của học sinh về chương trình đào tạo, giáo viên và môi trường học tập:
+ 95% học sinh hài lòng với chương trình đào tạo về thực hành, 91% hài lòng với việc thực hiện chương trình và 86,4% hài lòng với chương trình lý thuyết
+ 97,5% hài lòng về chất lượng giáo viên, 92,4% hài lòng về phương pháp giảng dạy
và 91,4% hài lòng về kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên
+ 98,9% có thái độ hài lòng với môi trường thực tập ở bệnh viện, 86,4% có thái độ hài lòng với cơ sở vật chất hiện có của nhà trường và hầu hết các học sinh không đến thư viện để học tập, đọc sách
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp được chọn là bệnh viện đa khoa từ tuyến huyện trở lên Sau khi làm việc các bạn có mong muốn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn lên cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ
KIẾN NGHỊ
Cơ sở vật chất: thư viện cần có thêm nhiều đầu sách về chuyên môn, vị trí đặt thư viện, giờ giấc mở cửa thư viện để các HS đến học tập và tham khảo
Hướng nghiệp trước khi vào trường để HS có hiểu biết nhiều về nghề ĐD
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phan Thị Dương (2005) Cơ hội tìm việc làm của Điều Dưỡng sau khi tốt nghiệp,
Hội nghị khoa học kỹ thuật Điều dưỡng, tỉnh Tiền Giang năm 2006
Trang 102 Phí Thị Nguyệt Thanh, Nguyễn Văn Dịp, Nguyễn Trần Hiển (2008), Thái độ đối
với nghề nghiệp của học sinh điều dưỡng hệ trung cấp trong các cơ sở đào tạo hiện nay, Tạp chí Y học thực hành số 7, trang 73-75
3 Võ Văn Tân (2006) Khảo sát sự hài lòng nghề nghiệp Điều Dưỡng, Hội nghị khoa
học kỹ thuật Điều dưỡng, tỉnh Tiền Giang