cùng với các mâu thuẫn nảy sinh có người chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân nhưng lại có người không tìm đúng ngành nghề nên không thể phát huy hết năng lực bản thân, hay có người
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU.
1 Lý do lựa chọn đề tài.
Sinh viên là nhóm nhân khẩu học xã hội đặc thù, vừa là sự biểu hiện của tâm lý sôi nổi, nhiệt huyết trong độ tuổi thanh niên, vừa đóng vai trò là nguồn lực trí thức trẻ sẵn sàng, bổ sung và thay thế, đóng góp vào sự phát triển xã hội Họ cũng là những người làm chủ vận mệnh của đất nước tương lai vì thế nghề nghiệp là một trong nhiều yếu tố quan trọng quyết định tương lai của mỗi bạn sinh viên Chính vì thế việc định hướng nghề nghiệp của mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường được nhiều bạn sinh viên quan tâm
Và sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cũng không phải ngoại lệ
Trong quá trình lựa chọn ngành, nghề, đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động (bản thân, gia đình, bạn bè ) cùng với các mâu thuẫn nảy sinh (có người chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân nhưng lại có người không tìm đúng ngành nghề nên không thể phát huy hết năng lực bản thân, hay có người chọn ngành nghề không theo mong muốn bản thân
mà lựa chọn theo ý kiến người khác, gây ra tính bị động trong việc lựa chọn ); tất cả
những vấn đề đã nêu trên khiến chúng tôi quyết định tiến hành đề tài : “ Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Luật Hà nội sau khi tốt nghiệp ra trường” Từ đó, tìm ra xu thế chung của giới trẻ hiện nay trong định hướng việc làm nghề
nghiệp của họ
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Luật Hà Nội;
- Giúp các bạn sinh viên có cái nhìn đúng đắn hơn về dự định nghề nghiệp trong tương lai của mình;
- Tìm ra xu hướng chính, ở sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng và ở giới trẻ nói chung, trong lựa chọn việc làm nghề nghiệp của họ
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học (thuyết tương tác biểu trưng, thuyết cơ cấu - chức năng) để làm rõ định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Luật hà Nội
- Tiến hành khảo sát một số nhóm sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội để có dữ liệu thực tế phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Trang 2- Phân tích dữ liệu, tìm ra những yếu tố tác động đến lựa chọn của sinh viên Đại học Luật Hà Nội Từ đó, đưa ra những kết quả có tính thuyết phục, đáp ứng mục tiêu của đề tài
3 Giả thuyết nghiên cứu.
- Định hướng của sinh viên Đại học Luật Hà Nội là theo cảm tính, thiếu cơ sở chắc chắn do thiếu thông tin về các ngành nghề mà mình lựa chọn
- Đại đa số định hướng của sinh viên Đại học Luật Hà Nội là theo xu hướng chung chứ chưa chú trọng vào năng lực thực sự của mình
4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp chung
- Phương pháp thu thập thông tin
Ở đây chúng tôi, sử dụng phương pháp anket
Bảng hỏi được xây dựng một cách logic, có nguyên tắc dựa theo nội dung của đề tài nhằm thu nhận các thông tin đáp ứng yêu cầu đề tài
5 Chọn mẫu điều tra.
- Phương pháp chọn mẫu
Ở đây chúng tôi chọn mẫu không có tính cách xác xuất bởi cuộc điều mà chúng tôi tiến hành chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ (chỉ điều tra số lượng người trong số lượng bảng hỏi được phát ra)
- Những người tham gia trả lời bảng hỏi
Vì đây là cuộc điều tra về định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Luật Hà Nội sau khi tốt nghiệp ra trường nên những người tham gia trả lời bảng hỏi đều là sinh viên Đại học Luật Hà Nội Để kết quả điều tra được khách quan và sát với thực tế nhất, các bảng hỏi đã được phát cho cả sinh viên năm thứ nhất cho đến năm thứ tư của trường
- Số lượng phiếu phát ra thu về: 150/150
- Cách xử lý thông tin thu được
Làm sạch số liệu, tạo ra các thang đo, mã hóa, nhập số liệu và sau đó tính toán các số liêu
Trang 3II PHẦN NỘI DUNG
1 Một số vấn đề lý luận chung
1.1 Khái niệm:
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người
có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Nghề bao gồm nhiều chuyên môn Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội
Ngày nay, hầu hết mọi nghề trong xã hội đều thay đổi và có nhiều nghề mới xuất hiện, muốn chọn một nghề không còn đơn giản như trước đây mà cần phải tìm hiểu kỹ những yêu cầu về năng lực, tính cách, trình độ học vấn mà nghề đòi hỏi và phải đối chiếu với khả năng của mình xem có phù hợp hay không, muốn vậy trước khi chọn ta phải định hướng nghề
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu rõ “chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học Phát triển hệ thống hướng nghiệp, dạy nghề… Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, đào tạo…” đã chứng tỏ sự quan tâm,
chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với giáo dục đào tạo nói chung, hoạt động dạy nghề nói riêng Tuy nhiên, việc cần phải có giải pháp hỗ trợ cho người học nghề nhận thức được vấn đề nghề nghiệp cũng như việc lựa chọn nghề phù hợp với năng lực bản thân là rất quan trọng để học có nghề nghiệp ổn định, có cơ hội tìm việc làm, phát triển sản xuất giảm thiểu tỷ lệ lao động thất nghiệp, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đó là vai trò của hướng nghiệp
Vậy hướng nghiệp là gì?
Trong tâm lý học thì hướng nghiệp được coi là một quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp Sự sẵn sàng tâm lý đó chính là tâm thế lao động – một trạng thái tâm lý tích cực trước hoạt động lao động
Trang 4Những nhà giáo dục hiểu hướng nghiệp như một hệ thống tác động hiups thế hệ trẻ
có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao động xã hội, có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá nhân
Xét trên bình diện khoa học lao động, hướng nghiệp là sự xác định tính phù hợp của từng con người cụ thể trên cơ sở xác định sự tương thích giữa những đặc điểm tâm – sinh
lý của họ với những yêu cầu của một nghề nào đó đối với người lao động
Về phương diện kinh tế học, hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ chức cho người học lựa chọn nghề để họ đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước Hướng nghiệp góp phần tích cực vào quá trình phấn đấu nâng cao năng suất lao động
Trên bình diện vĩ mô toàn xã hội, hướng nghiệp góp phần phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vốn quý cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại phồn vinh cho đất nước Do vậy, hướng nghiệp có một ý nghĩa to lớn, một khởi đầu quan trọng cho quá trình phát triển lực lượng sản xuất của mỗi quốc gia và ai cũng hiểu
Định hướng nghề nghiệp được hiểu đơn giản là giúp con người tự xác lập nghề nghiệp và đi tới quyết định một cách có ý thức trong việc lựa chọn con đường nghề nghiệp phù hợp với những đặc điểm tâm lý và khả năng của con người cùng với yêu cầu của xã hội Định hướng nghề đồng nghĩa với định hướng cuộc sống tương lai, là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời lập nghiệp của mỗi con người Định hướng nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với tất cả sinh viên, đặc biệt là các sinh viên sắp ra trường
1 2 Đặc điểm
Định hướng cho tương lai luôn là một trong những vấn đề khó khăn trong suốt quãng đời sinh viên Xác định một mục tiêu cho bản thân và trang bị những kiến thức cần thiết là điều cần thiết giúp sinh viên có thể tự tin hơn vào khả năng của mình hay xa hơn là
sự “tự tin” khi bước “vào đời”
Định hướng nghề nghiệp có hai đặc điểm chính:
- Định hướng nghề nghiệp là một quá trình giáo dục liên tục
- Công tác định hướng nghề nghiệp mang tính xã hội rộng rãi
Định hướng nghề nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên, cụ thể:
* Định hướng nghề nghiệp góp phần thực hiện nguyên lý và mục tiêu giáo dục.
Định hướng nghề nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường Hướng
nghiệp là biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
Trang 5với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội Trong giáo dục hướng nghiệp, sinh
viên được tìm hiểu về vấn đề nghề nghiệp, có cơ hội tiếp cận, thử sức với nghề, đồng thời được thực hành lao động nghề nghiệp để kiểm chứng nguyện cọng và sở thích cá nhân cũng như củng cố những lý luận khoa học đã được học Nhờ đó có thể nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho nhà trường gắn liền với thực tế xã hội
Định hướng nghề nghiệp góp phần thực hiện phân luồng sinh viên, chuẩn bị cho một bộ phận sinh viên có được một số kỹ năng cơ bản để có thể tham gia lao động sản xuất
* Định hướng nghề nghiệp là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực.
Định hướng nghề nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giúp cho sinh viên chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân cũng như điều kiện gia đình để người học có thể phát triển đến đỉnh cao nghề nghiệp, cống hiến cho xã hội, tạo lập cuộc sống tốt đẹp cho bản thân
Định hướng nghề nghiệp tác động trực tiếp đến tình trạng thất nghiệp và năng suất lao động xã hội Thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp sẽ tạo được nguồn lao động ổn định với trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Hầu hết các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đều có định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp và đa số các bạn cho rằng sinh viên nên sớm định hướng nghề nghiệp (quan điểm này chiếm 74,29%) Trong việc điều tra hết sức ngẫu nhiên 150 bạn sinh viên thì tỷ lệ trả lời đã có định hướng nghề nghiệp đạt tới 76,66% Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ không nhỏ số sinh viên chưa có định hướng nghề nghiệp (chiếm tới 23,34%)
Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
Ta thấy rằng, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nói chung đã có những ý thức nhất định về việc định hướng nghề nghiệp, những kế hoạch cho bản thân trong tương lai (tỷ lệ
số sinh viên năm 1, 2, 3, 4 của chúng tôi khi điều tra là tương đương với nhau:
Trang 6Mã số Phương án trả
lời
Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
Với câu hỏi dành cho những bạn đã có định hướng nghề nghiệp về khi nào bạn bắt đầu định hướng nghề nghiệp, chúng tôi thu được câu trả lời rất thú vị rằng có đại đa số các bạn sinh viên có bắt đầu định hướng nghề nghiệp từ trước khi chọn trường Đại học Luật
Hà Nội (chiếm 45.33%), số còn lại thì phần lớn có định hướng vào năm thứ 3 của đại học (chiếm 24.75) Việc đa số các bạn có định hướng trước khi chọn trường đã cho thấy tín hiệu đáng phấn khởi cho công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp sớm từ khi chọn ngành nghề, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức cho bản thân, gia đình và xã hội Đối với các bạn chưa có định hướng nghề nghiệp trước khi chọn trường đại học thì có thể thấy, sau một quá trình tích lũy kiến thức cần thiết, hiểu hơn về ngành luật, tiếp thu các thông tin về nghề luật nhiều hơn, thử nghiệm bản thân có phù hợp với ngành luật hay không và ở mức độ nào; các bạn mới
tự đưa ra cho mình những định hướng nghề nghiệp trong tương lai Điều đó, có nghĩa là các bạn có một thái độ nhất định, có trách nhiệm với bản thân trước khi bước vào năm thứ 4 – sát ngưỡng cửa tốt nghiệp,
đi tìm kiếm việc làm Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một lượng không hề nhỏ (tới 10,66%) năm cuối khóa mới
có định hướng nghề nghiệp cũng khiến chúng ta phải suy ngẫm, vào thời điểm đó, họ đã sát ngưỡng cửa phải đi tìm kiếm việc làm.
Mã
số
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ
cộng dồn
1 Trước khi chọn trường Đại học Luật 68 45.33 45.33
Một bộ phận đáng kể số bạn sinh viên chưa hề có định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp quả thật là vấn đề đáng bàn trong thực trạng sinh viên Việt Nam nói chung hiện nay
Qua nghiên cứu số liệu từ thực tế điểu tra chúng tôi thu được, các bạn sinh viên đều chủ yếu tự định hướng hoặc chịu sự tác động của người thân trong gia đình đến định hướng nghề nghiệp (lần lượt là 43,33% và 52,67%) Họ đều chủ yếu biết đến những nghề
Trang 7nghiệp mà sinh viên luật có thể lựa chọn sau khi ra trường thông qua các phương tiện truyền thông và sự tư vấn của thầy cô, bạn bè, gia đình (tỷ lệ 46,67% và 30%) Trong khi
đó, chỉ có 13,33% biết đến những nghề đó qua các chương trình định hướng nghề nghiệp của trường Điều này cho thấy sự thiếu vắng quan tâm, tổ chức các chương trình định hướng nghề nghiệp của nhà trường; công tác truyền thông tới sinh viên về các chương trình này còn kém; chưa phát huy được ý nghĩa của chương trình
Khi được hỏi sau khi tốt nghiệp bạn có dự định đi làm ngay hay không thì đa số trả lời là dự định đi làm ngay – chiếm tỷ lệ tới 52% Điều này cho thấy, các bạn khá sốt sắng
và hướng tới tìm kiếm việc làm nhanh chóng nhất sau khi ra trường Một bộ phận khác dự định tiếp tục học cao học hoặc thời gian trau dồi các kỹ năng cần thiết trước khi đi làm Chỉ có một số nhỏ các bạn chưa có dự định gì
Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
3 Dành thời gian trau dồi các kỹ
năng cần thiết (tin học, giao tiếp…) trước khi đi làm
Các bạn sinh viên luật của chúng ta có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn nghề trong tương lai, tương quan lựa chọn các tiêu chí này là ngang nhau, nhiều bạn kết hợp các tiêu chí để tìm cho mình một công việc ưng ý nhất Điều đó cho thấy, các bạn sinh viên Đại học Luật Hà Nội có ý thức rất cao về việc lựa chọn nghề phù hợp nhất với mình
Tình huống sau khi tốt nghiệp không tìm được công việc như định hướng được đưa
ra khảo sát, điều tra đã thu được kết quả tương đương nhau về các lựa chọn kiên trì định hướng, chấp nhận làm bất cứ công việc nào hay giải pháp dung hòa chọn công việc có không theo định hướng nhưng có phần liên quan đến pháp luật
1 Tiếp tục tìm kiếm công việc như định hướng 42 28 28
2 Tìm kiếm một công việc khác nhưng có liên 45 30 58
Trang 8quan đến chuyên ngành luật
3 Chấp nhận làm bất cứ công việc gì kể cả
không liên quan đến chuyên ngành luật
Khi được hỏi về định hướng nghề cụ thể trong tương lai, các bạn sinh viên đa số lựa chọn những nghề nghiệp như luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, nhân viên tư vấn pháp luật với tỉ lệ khá ngang bằng Đây là những lựa chọn truyền thống của sinh viên luật sau khi ra trường Ta chưa thấy một biến chuyển mạnh mẽ hay sáng tạo nào trong định hướng nghề nghiệp mà các bạn chọn Bên cạnh các công việc truyền thống có liên quan trực tiếp đến pháp luật mà đa phần các bạn lựa chọn nêu trên cũng có thể kể đến một số công việc được các bạn lựa chọn sau khi ra trường như làm việc tại các phòng pháp chế của các ngân hàng, làm việc tại cơ quan công an, làm công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước (Vd: Ủy ban nhân dân, sở tư pháp…) và chỉ có một số rất ít các bạn lựa chọn cho mình một công việc không liên quan đến chuyên ngành luật như kinh doanh,…
Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
Với câu hỏi: “Bạn mong muốn tìm được công việc thuộc lĩnh vực…”, chúng tôi thu
được kết quả thú vị rằng đa số các bạn đều mong muốn làm việc có liên quan đến pháp luật (chiếm 43.33%) Đây là xu hướng chọn nghề cho phép các bạn có những sự lựa chọn rộng rãi hơn, có tính cơ động hơn, tránh nguy cơ thất nghiệp, tiếp xúc với những trải nghiệm mới nhiều hơn trong sự đan xen với nhiều lĩnh vực khác
Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
Vấn đề tìm kiếm việc làm là mối quan tâm rất lớn của các bạn sinh viên hiện nay và hầu hết các bạn sinh viên trường ta đều tin tưởng rất lớn về khả năng xin được việc làm
Trang 9(74% trả lời cơ hội sinh viên luật xin được việc làm là cao) Và các bạn cũng đã có những nhận thức về khó khăn đối với sinh viên Luật để tìm được việc làm sau khi ra trường, trong đó theo các bạn khó khăn lớn nhất đối với sinh viên Luật hiện nay đó là thiếu các kỹ năng cần thiết.
Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy xu hướng các bạn sinh viên vẫn có những sự lựa chọn truyền thống rằng sau khi tốt nghiệp sẽ tập trung làm việc ở các thành phố lớn hoặc
về quê hương mình Tuy nhiên, số bạn sinh viên mong muốn được ở lại làm việc tại thành phố lớn là cao hơn hẳn Điều này cũng xuất phát từ việc tìm kiếm môi trường thuận lợi nhất cho việc phát triển nghề luật đặc thù:
Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
3 Nguyên nhân
Trong số những câu trả lời nhận được, đa phần các bạn sinh viên được hỏi đều đã
có cho mình một sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai Định hướng nghề nghiệp có thể xuất phát từ chính sở thích bản thân hoặc do ảnh hưởng của gia đình, có thể là ngay từ khi theo đuổi con đường học vấn hoặc cũng có thể từ sau khi vào đại học Nghề luật có thể nói
là một ngành nghề mà để theo đuổi đã khó, đam mê nó lại càng khó khăn hơn gấp bội bởi đặc thù công việc là luôn tiếp xúc với mặt trái của xã hội; do đó, nếu bạn không có đủ thực lực, lòng dũng cảm, sự quyết đoán, thậm chí là các mối quan hệ… thì việc kiếm tiền trên lĩnh vực pháp lý là điều bất khả thi Chính vì vậy, có không ít các bạn sinh viên cảm thấy hoang mang trước sự lựa chọn của mình Thực tế đã cho thấy, có một tỉ lệ không ít
Trang 10các bạn sinh viên chưa có cho mình một định hướng nghề nghiệp cụ thể và con số này là 23.34%
Chọn cho mình một ngành nghề phù hợp là đã tạo nền tảng cho thành công trong
tương lai Và trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình định hướng hay chọn nghề của bất kỳ một học sinh, sinh viên nào như: Tố chất, năng khiếu, thiên hướng, thầy cô, gia đình, bạn bè, xã hội….Tựu chung lại, để giải thích cho con số 23.34% xem ra
là một con số không nhỏ trong cộng đồng HLU thì chúng tôi đưa ra hai nguyên nhân cơ bản là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân chủ quan:
Trong số 23.34% các bạn sinh viên Đại học Luật hiện vẫn chưa có định hướng nghề nghiệp thì phần lớn đều xuất phát từ nguyên nhân đó là các bạn có quá nhiều lựa chọn và vẫn chưa chắc chắn sẽ lựa chọn nghề nào (chiếm 74, 29%) số còn lại thì lại không biết có thể lựa chọn nghề nghiệp gì sau khi ra trường (chiếm 25.71%) Chúng ta có thể thấy được
sự đối lập giữa hai nhóm sinh viên này: Một bên do có sự hiểu biết về các nghề nghiệp có thể lựa chọn sau khi ra trường quá nhiều dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn cho mình một công việc phù hợp với bản thân, còn một bên lại do thiếu sự tìm hiểu dẫn đến sự mơ
hồ trong việc xác định các công việc cụ thể có thể lựa chọn
Mặt khác, như chúng ta đã biết, nghề luật chưa bao giờ là nghề dễ kiếm tiền nhất là
ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam Nhắc đến luật chúng ta ngay lập tức liên tưởng đến luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, tư vấn viên…Nếu hành nghề luật sư thì như
đã nói, ở một thị trường mà dịch vụ pháp lý chỉ mới vừa chập chững bạn sẽ gặp không ít khó khăn; còn nếu làm trong cơ quan nhà nước, liệu bạn có đủ trang trải cho cuộc sống với mức lương cán bộ pháp lý Chính những nguyên do này cộng thêm những hiểu biết còn chưa đầy đủ về xã hội mà có không ít các bạn sinh viên không biết phải định hướng như thế nào cho sự lựa chọn hiện tại của mình
Chưa hết, bản lĩnh chính trị còn nhiều hạn chế nếu không muốn nói là non kém đã khiến cho những suy nghĩ không đầy đủ, không tích cực về nghề luật lại càng trở nên lệch lạc Luật sư nói riêng và nghề luật nói chung, đối với Việt Nam và phần đa các quốc gia đang phát triển khác có thể coi là ngành nghề của tương lai, đất nước càng phát triển thì nhu cầu về dịch vụ pháp lý càng tăng cao, hành lang pháp lý càng vững chắc, từ đó những người giỏi trong nghiên cứu khoa học pháp lý cũng như ứng dụng khoa học pháp lý vào thực tiễn càng được coi trọng Khi đó, chúng ta – những cử nhân luật tương lai không