1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị tài trợ dài hạn của công ty cổ phần thương mại thái hưng

83 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Trong nhiều trường hợp do không lựa chọn được nguồntài trợ dài hạn phù hợp đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bịđình trệ, tình hình tài chính không ổn định, không

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Trường Đại học ThươngMại, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy côkhoa Tài chính - Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết vàthực hành trong suốt thời gian học tập ở trường Và trong thời gian thực tập tại Công

ty Cổ phần thương mại Thái Hưng, em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức đã đượchọc ở trường vào thực tế tại Công ty Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoànthành bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Từ những kết quả đạt được này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy

cô trường Trường Đại học Thương Mại đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ íchtrong thời gian qua Đặc biệt, là cô Ts.Nguyễn Thị Minh Thảo đã tận tình hướng dẫn

em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này Em xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty

Cổ phần thương mại Thái Hưng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gianthực tập tại Công ty

Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu

và lỗi trình bày Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và Banlãnh đạo, các anh chị trong Công ty để khóa luận tốt nghiệp đạt được kết quả tốt hơn.Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe và thành côngtrong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Công ty luôn dồidào sức khỏe và đạt được thành công trong công việc

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Vân

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài trợ dài hạn của doanh

nghiệp

2 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty CPTM Thái Hưng

3 Sơ đồ 2.2 Mô hình hoạt động của các nhân tố tới quản trị nguồn tài trợ dài

hạn

4 Hình 2.1 Mô hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPTM Thái Hưng

5 Hình 2.2 Khả năng sinh lời của Công ty CPTM Thái Hưng

6 Bảng 1.1 Các biến quan sát

7 Bảng 2.1 Bảng tài sản của Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng

8 Bảng 2.2 Tình hình vay và nợ dài hạn của Công ty CPTM Thái Hưng

trong năm 2014, 2015, 2016

9 Bảng 2.3 Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty CPTM Thái

Hưng trong giai đoạn năm 2015 - 2016

10 Bảng 2.4 Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của Công ty CPTM Thái Hưng

năm 2014, 2015, 2016

11 Bảng 2.5 Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố trong mô

hình

12 Bảng 2.6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập

13 Bảng 2.7 Kết quả đánh giá mức độ và yếu tố ảnh hưởng tới quản trị

nguồn tài trợ dài hạn

14 Bảng 2.8 Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu

15 Bảng 2.9 Kết quả phân tích hồi quy

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

lực và vật lực để có một nến tảng vững chắc cho phát triển kinh tế Một trong nhữngvấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trong quan tâm đó là nguồn tài trợ.

Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau trong đó nguồn tài trợ dài hạn là một trongnhững nguồn lớn, giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề về việc huy độngvốn, công tác sản xuất kinh doanh trong dài hạn và trong từng chiến lược cụ thể củadoanh nghiệp Tuy nhiên, làm cách nào để có thể huy động nguồn tài trợ này một cáchtối ưu, sử dụng có hiệu quả trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đang là vấn đề được quan tâm

Việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn có tính chất đặc biệt quan trọng, doanh nghiệpngày nay cần phải đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho việc thực hiện các dự án lâu dài, các

kế hoạch sản xuất kinh doanh Trong nhiều trường hợp do không lựa chọn được nguồntài trợ dài hạn phù hợp đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bịđình trệ, tình hình tài chính không ổn định, không đảm bảo năng lực thanh toán Dovậy doanh nghiệp càng quản trị nguồn tài trợ dài hạn tốt thì sẽ giảm các nguy cơ tổnthất và tăng năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn

Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuấtkinh doanh sắt thép Trong những năm qua, công ty đã quan tâm đến vấn đề quản trịtài trợ dài hạn và đã đạt được những thành công nhất định Nhờ đó, khả năng cạnhtranh cũng như uy tín của công ty ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, do nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả quản trị tài trợ dài hạn còn thấp hơn sovới mục tiêu Thực tế đó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của công ty Xuấtphát từ những lý do trên và có điều kiện tiếp xúc với thực tế, em đã chọn đề tài:

“Quản trị tài trợ dài hạn của Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng” cho khóa

tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Khái quát các vấn đề lý thuyết có liên quan đến quản trị tài trợ dài hạn củadoanh nghiệp

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị tài trợ dài hạn của Công ty Cổ phầnThương mại Thái Hưng

Trang 5

- Đưa ra kiến nghị giải pháp để hoàn thiện phát triển đối với hoạt động quản trịtài trợ dài hạn của Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạnCông ty Cổ phần thương mại Thái Hưng

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: đề tài thực hiện nghiên cứu thu thập số liệutại Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng từ năm 2015 đến năm 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thực hiện kết hợp hai phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu định tính

- Phương pháp nghiên cứu định lượng

Theo đó phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài thực hiện thu thập thông tin

từ việc quan sát, tìm hiểu, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia theo bộ câu hỏi soạn sẵn

để nhận diện xu hướng và đưa ra bộ câu hỏi điều tra xã hội học liên quan đến các nhân

tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị khoản phải thu của công ty

Phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài thực hiện thu thập dữ liệu trong công ty baogồm các báo cáo, tài liệu của công ty: báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáokết quả hoạt động kinh doanh…trong các năm 2014-2016 Đối với các nhân tố ảnhhưởng tới quản trị nguồn tài trợ dài hạn, đề tài sử dụng Mô hình phát hiện nhân tốđược sử dụng bằng phân mềm SPSS 20 để xác định hàm hồi quy chỉ ra yếu tố tácđộng tới vấn đề nghiên cứu Từ đó đưa ra các giải pháp có tính khách quan

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu sơ đồ, Danh mục từ viết tắt,Lời nói đầu và Kết luận, kết cấu của khóa luận bao gồm ba chương chính:

Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản trị tài trợ dài hạn của doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng quản trị tài trợ dài hạn của Công ty cổ phần thương mại TháiHưng

Chương III: Giải pháp nâng cao quản trị tài trợ dài hạn của Công ty cổ phần thươngmại Thái Hưng

Trang 6

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm liên quan đến quản trị tài trợ dài hạn của doanh nghiêp

1.1.1 Tài trợ dài hạn

1.1.1.1 Khái niệm

“Tài trợ dài hạn là các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm Tàitrợ dài hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức: huy động vốn cổ phần (vốn chủ

Trang 7

sở hữu) qua phát hành cổ phiếu, vay nợ dài hạn, phát hành trái phiếu và thuê tàichính1.”

“Tài trợ dài hạn (hay là nguồn tài trợ thường xuyên) là nguồn tài trợ mà DNđược sử dụng thường xuyên, ổn định và lâu dài vào hoạt động kinh doanh Nguồn tàitrợ thường xuyên trong DN bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, vốn thanh toán dàihạn, trung hạn (trừ vay – nợ quá hạn)2.”

- Chủ sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia quản lý và điều hành hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp phát hành trái phiếu Trái chủ không có quyền ứng cử,bầu cử vào Hội đồng quản trị, cũng như không được quyền bỏ phiếu, biểu quyết

- Trái phiếu có kỳ hạn nhất định: Trái phiếu có thời gian đáo hạn, khi đến hạn,doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ toàn bộ số vốngốc ban đầu

- Trái phiếu có lợi tức cố định: Nhìn chung lợi tức trái phiếu được xác địnhtrước, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp hàng năm

- Lợi tức trái phiếu được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế của doanhnghiệp Nghĩa là theo luật thuế thu nhập, tiền lãi là một yếu tố chi phí tài chính

- Các loại trái phiếu doanh nghiệp

+ Dựa vào hình thức trái phiếu, chia ra: trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.+ Dựa vào lợi tức trái phiếu, chia ra trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu cólãi suất biến đổi

+ Dựa vào yêu cầu bảo đảm giá trị tiền vay khi phát hành, trái phiếu có thể chia

ra trái phiếu bảo đảm và trái phiếu không bảo đảm

1 [9] Nguyễn Thị Phương Liên (2013), Giáo trình Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê

2 [10] Phạm Quang Trung (2012), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

3 [9] Nguyễn Thị Phương Liên (2013), Giáo trình Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê

Trang 8

+ Dựa vào tính chất của trái phiếu có thể chia ra trái phiếu thông thường, tráiphiếu có thể chuyển đổi, và trái phiếu có phiếu mua cổ phiếu.

+ Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu doanh nghiệp người ta có thểchia trái phiếu doanh nghiệp thành các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ sốtín nhiệm

 Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

- Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định Nếu doanh nghiệp kinhdoanh có triển vọng thu lợi nhuận cao sẽ làm tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu

- Ở hầu hết các nước, lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí kinh doanh làmgiảm thu nhập và thuế thu nhập phải nộp

- Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưuđãi Do trái phiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổphiếu ưu đãi

- Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanhnghiệp cho các trái chủ

- Giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh một cách linhhoạt, đảm bảo việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả

 Những bất lợi khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả gốc và lợi tức cho các trái chủ đúng kỳ hạn Nếuđến thời điểm trả nợ công ty gặp khó khăn về tài chính sẽ dẫn đến tình trạng mất khảnăng thanh toán, tăng nguy cơ bị phá sản

- Việc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu có thể dẫn đến hệ số nợ cao Nếu công

ty kinh doanh thua lỗ sẽ làm tăng mức thua lỗ trên vốn chủ sở hữu, làm giảm vốn chủhữu, giảm giá cổ phiếu của công ty,…

- Phát hành trái phiếu là sử dụng nợ vay có kì hạn Điều này buộc doanh nghiệpphải lo việc hoàn trả tiền vay nợ gốc đúng hạn Nếu doanh nghiệp có doanh thu và lợinhuận dao động thất thường, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ tăng vốn dài hạn dễ đưadoanh nghiệp tới nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản

- Sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài, tác động của

nó tới doanh nghiệp mang tính 2 mặt Một mặt, nó đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự

Trang 9

phát triển của doanh nghiệp; mặt khác, nó lại trở thành nguy cơ đe doạ sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp

 Tài trợ dài hạn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi

 Đặc trưng chủ yếu

Cổ phiếu ưu đãi có nhiều loại bao gồm: CPUĐ biểu quyết, CPUĐ về cổ tức,CPUĐ hoàn lại, CPUĐ khác Tuy nhiên loại CPUĐ thường được các công ty ở nhiềunước sử dụng là loại CPUĐ cổ tức Loại cổ phiếu ưu đãi này có những đặc trưng chủyếu sau:

- Được quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty Chủ sở hữuCPUĐ được hưởng một khoản lợi tức cố định, được xác định trước không phụ thuộcvào kết quả hoạt động của công ty Mặt khác, cổ đông ưu đãi được nhận cổ tức trước

cổ đông thường Ngoài ra, khi công ty bị giải thể hay thanh lý thì cổ đông ưu đãi được

ưu tiên thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường

- Sự tích luỹ cổ tức: Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, thì có thể hoãntrả cổ tức cho cổ đông ưu đãi Số cổ tức đó được tích luỹ lại và chuyển sang kỳ tiếptheo

- Không được hưởng quyền bỏ phiếu: Cổ đông ưu đãi thường không có quyền bỏphiếu bầu hội đồng quản trị và quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý công

ty

- CPUĐ là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu một phần công ty cổ phầncủa nhà đầu tư

 Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi

CPUĐ cũng là một phương tiện quan trọng của công ty cổ phần để huy động vốnthực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh Việc sử dụng CPUĐ đáp ứng nhu cầu tăngvốn và đưa lại cho công ty phát hành những lợi thế sau:

- Không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn Mặc dù phải trả lợi tức cốđịnh, nhưng công ty không có nghĩa vụ phải trả lợi tức đúng kì hạn, mà có thể hoãn trảsang kì sau Điều này cho phép công ty tránh khỏi nguy cơ phá sản khi hoạt động kinhdoanh đang gặp khó khăn, không có khả năng trả cổ tức đúng hạn

- Không bị chia sẻ quyền phân chia lợi nhuận cao cho cổ đông ưu đãi Vì công tychỉ phải trả cho cổ đông ưu đãi một khoản cổ tức cố định

Trang 10

- Tránh được việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh chocác cổ đông ưu đãi

- Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc(như với trái phiếu), dẫn đến việc sử dụng CPUĐ có tính chất linh hoạt, mềm dẻo hơn

so với sử dụng trái phiếu dài hạn

 Những bất lợi khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi

- Lợi tức CPUĐ cao hơn lợi tức trái phiếu do mức độ rủi ro của việc đầu tư vàoCPUĐ cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu

- Lợi tức CPUĐ không được trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thunhập của công ty dẫn đến chi phí sử dụng CPUĐ lớn hơn so với chi phí sử dụng tráiphiếu

=> Do tính chất lưỡng tính của CPUĐ, tức là vừa có điểm giống cổ phiếu thườngvừa giống trái phiếu, nên việc sử dụng CPUĐ sẽ là hợp lí trong bối cảnh nếu như việc

sử dụng trái phiếu và cổ phiếu thường đều là bất lợi với công ty

 Tài trợ dài hạn bằng phát hành cổ phiếu thường

 Đặc trưng chủ yếu

- Đây là loại chứng khoán vốn, tức là công ty huy động vốn chủ sở hữu

- Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn hoàn trả vốn gốc

- Cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách cổtức của công ty

- Cổ đông thường (chủ sở hữu) có các quyền đối với công ty như: quyền trongquản lý, quyền đối với tài sản của công ty, quyền chuyển nhượng cổ phần Ngoài ra cổđông thường có thể được hưởng các quyền khác: quyền được ưu tiên mua trước các cổphần mới do công ty phát hành tuỳ theo quy định cụ thể trong điều lệ của công ty

- Trách nhiệm của cổ đông thường: bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi, cổđông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải tương ứng vớiphần vốn góp và chịu trách nhiệm giới hạn trong phần vốn góp của mình

 Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường

- Làm tăng vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phảitrả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay, dẫn đến giảm bớt nguy cơ phải tổ chức lạihoặc phá sản công ty

Trang 11

- Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức cố định, mà nó phụ thuộc vào kếtquả kinh doanh, dẫn đến công ty không có nghĩa vụ pháp lý phải trả lợi tức cố định,đúng hạn

- Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn vốn, nên công ty không phải hoàntrả vốn gốc theo kỳ hạn cố định, điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạttrong kinh doanh không phải lo “gánh nặng” nợ nần

- Làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ đảm bảo nợ của công ty, tăng thêmkhả năng vay nợ và tăng mức độ tín nhiệm, giảm rủi ro tài chính

- Trong một số trường hợp, chẳng hạn khi công ty làm ăn phát đạt, lợi nhuậncao, cổ phiếu thường dễ bán hơn so với CPUĐ và trái phiếu nên nhanh chóng hoànthành đợt phát hành huy động vốn

 Những bất lợi khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường

- Chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát công ty cho các cổ đông mới, gây khó khăncho việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty

- Chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các cổ đông mới, gây bất lợi cho các

cổ đông cũ khi công ty có triển vọng kinh doanh tốt trong tương lai

- Chi phí phát hành cổ phiếu thường, nhìn chung cao hơn chi phí phát hành của

cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu, do đầu tư vào có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với đầu

tư vào các loại chứng khoán khác

- Lợi tức cổ phần thưòng không được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế, dẫnđến chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng nợ vay

- Việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng cũng sẽ dẫn đến hiêntượng “loãng giá” cổ phiếu của công ty

 Tài trợ dài hạn bằng tín dụng ngân hàng

 Đặc trưng chủ yếu

- Vay vốn dài hạn ngân hàng thông thường được hiểu là vay vốn có thời giantrên một năm Hoặc trong thực tế, người ta chia thành vay vốn trung hạn (từ 1 đến 3năm), vay vốn dài hạn (thường tính trên 3 năm)

- Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vaythành: Cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho vay để thựchiện dự án

Trang 12

 Những lợi thế khi huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng

- Nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng có nhiều điểm lợi giống như trái phiếu kể trên

- Linh hoạt người vay có thể thiết lập lịch trình trả nợ phù hợp với dòng tiền thunhập của mình

- Chi phí sử dụng thấp và được tính chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanhnghiệp

Công thức tính giá trị tương lai của tiền:

FV= A A=

Trong đó:

F: giá trị tương lai của khoản tiền vay

A: Khoản tiền trả nợ hàng năm

n: số kỳ hạn trả nợ

i: lãi suất tính cho 1 kỳ hạn trả nợ

t: thứ tự các kỳ hạn trả nợ

 Những bất lợi khi huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng

Tuy nhiên ngoài những điểm bất lợi giống như trái phiếu, thì vay dài hạn ngânhàng còn có những hạn chế sau đây:

- Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương mại,cần đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng Doanh nghiệpphải xuất trình hồ sơ vay vốn và các thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu Trên

cơ sở dó ngân hàng phân tích hồ sơ xin vay vốn và đánh giá thông tin rồi ra quyết định

có cho vay hay không

- Các điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nhìn chung cácngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có tài sản đảm bảo tiền vay đểthế chấp

- Sự kiểm soát của ngân hàng: Khi một doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thìphải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích vay vốn và tình hình sử dụng vốn

 Tài trợ dài hạn bằng tín dụng thuê mua (thuê tài chính)

 Đặc trưng chủ yếu

Trang 13

Đặc trưng của phương thức này là đơn vị cho thuê (tức là chủ sở hữu tài sản) sẽchuyển giao tài sản cho người thuê (tức là người sử dụng tài sản) được quyền sử dụng

và hưởng dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời giannhất định Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng vớiquyền sử dụng và quyền hưởng dụng Điều này cũng cho thấy việc cấp tín dụng dướihình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo điều kiệncho các công ty tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tàisản đảm bảo nếu phải vay ở ngân hàng Loại hình cho thuê tài chính rất thích hợp chocác công ty vừa và nhỏ nhờ ưu điểm không phải thế chấp tài sản như khi vay vốn ởcác ngân hàng

 Những lợi thế khi huy động vốn bằng tín dụng thuê tài chính

Đối với doanh nghiệp phi tài chính việc sử dụng thuê tài chính có những điểmlợi sau:

- Là công cụ tài chính giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn trung và dài hạn để mởrộng hoạt động kinh doanh

- Phương thức thuê tài chính giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn vaymột cách dễ dàng hơn Do đặc thù của thuê tài chính là người cho thuê không đòi hỏingười đi thuê phải thế chấp tài sản

- Sử dụng thuê tài chính giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng dự án đầu tư,nắm bắt được thời cơ trong kinh doanh Vì người thuê có quyền chọn tài sản, thiết bị

và thoả thuận trước hợp đồng thiết bị với nhà cung cấp, rút ngắn thời gian tiến hànhđầu tư vào tài sản, thiết bị

- Công ty cho thuê tài chính thường có mạng lưới tiếp thị, đại lí rộng rãi, và cóđội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên sâu về thiết bị, công nghệ, nên có thể tư vấnhữu ích cho bên đi thuê về kĩ thuật, công nghệ mà người thuê cần sử dụng

 Những bất lợi khi huy động vốn bằng tín dụng thuê tài chính

- Doanh nghiệp đi thuê phải chịu chi phí sử dụng vốn ở mức tương đối cao sovới tín dụng thông thường

- Làm gia tăng hệ số nợ của công ty Gia tăng mức độ rủi ro tài chính vì công ty

có trách nhiệm phải hoàn trả nợ và trả lãi

1.1.2 Quản trị tài trợ dài hạn

Trang 14

1.1.2.1 Khái niệm

“Quản trị tài trợ dài hạn là các hoạt động của nhà quản trị trong quá trình phântích để đưa ra các quyết định tài trợ; tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện cácquyết định về nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm Quản trị tài trợ dàihạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức quản trị về huy động vốn cổ phần ( vốnchủ sở hữu) qua phát hành cổ phiếu, vay nợ dài hạn, phát hành trái phiếu và thuê tàichính4.”

“Quản trị tài trợ dài hạn là việc các nhà quản trị tiến hành phân tích, tổ chức

thực hiện và giám sát các nguồn tài trợ mà DN sử dụng thường xuyên, ổn định, lâu dàitrong các hoạt động kinh doanh5.”

1.2 Nội dung lý thuyết liên quan đến quản trị tài trợ dài hạn của doanh nghiêp

1.2.1 Sự cần thiết của quản trị nguồn tài trợ dài hạn

Với tư cách là nhà quản trị, bạn biết rất rõ rằng nếu không có đầu tư thì doanhnghiệp của bạn sẽ không có khả năng phát triển Nhưng câu hỏi đặt ra cho bạn là làmthế nào để tài trợ cho những đầu tư mà bạn muốn thực hiện Trong các doanh nghiệp,nhà quản trị tài chính phải quan tâm đến các nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp, cáchthức, thời gian lưu động của nguồn vốn đó Đồng thời tiến hành đánh giá quy mô, thờihạn và rủi ro của các dòng tài chính trong và ngoài doanh nghiệp Để đầu tư, tóm lạicần phải có nguồn tài chính thích đáng về giá trị và về thời hạn; đầu tư thật sự là mộtcông việc lâu dài và để làm được điều đó thì cần phải có nguồn vốn lâu dài Để đápứng nhu cầu vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế hoạch sản xuất kinhdoanh, mỗi doanh nghiệp- tùy theo hình thức pháp lý, điều kiện của doanh nghiệp và

cơ chế quản lý tài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm những nguồn tài trợ nhấtđịnh Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ đều có những đặc điểm riêng, có chi phí khác nhau

Vì vậy để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổn định tìnhhình tài chính, đảm bảo năng lực thanh toán… mỗi doanh nghiệp cần tính toán và lựachọn nguồn tài trợ thích hợp quản trị nguồn tài trợ dài hạn là một công tác không thểthiếu trong công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp, bởi nó giúp nhà quản trị giải

4 [9] Nguyễn Thị Phương Liên (2013), Giáo trình Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê

5 [11] Phạm Quang Trung (2012), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế

Trang 15

đáp các vấn đề: trong dài hạn doanh nghiệp nên bao nhiêu tiền và dự trữ? Doanhnghiệp nên lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn nào là có lợi nhất với chi phí thấp nhất?

1.2.2 Các mô hình quản trị nguồn tài trợ dài hạn 6

1.2.2.1 Mô hình nguồn tài trợ bảo thủ

Với mô hình này: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên, một phần của TSLĐ tạmthời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời còn lạiđược đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Sử dụng mô hình này làm cho tài chính của doanh nghiệp vững chắc hơn vàgiảm thiểu được rủi ro tài chính Tuy nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều hơnkhoản vay dài hạn và trung hạn, vì thế phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn

1.2.2.2 Mô hình nguồn tài trợ phù hợp với tính chất của tài sản

6 [4] Đinh Văn Sơn (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê

Trang 16

Theo mô hình này: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằngnguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạmthời

Với mô hình này giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán

và giảm bớt được chi phí sử dụng vốn so với mô hình thứ nhất Tuy nhiên, mô hìnhnày chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng nguồn vốn Trong thực tế,doanh thu tiêu thụ sản phẩm thường xuyên biến động, khi gặp khó khăn trong kinhdoanh, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duytrì một lượng vốn thường xuyên khá lớn

1.2.2.3 Mô hình nguồn tài trợ mạo hiểm

Theo mô hình này: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được bảođảm bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộTSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời

Trang 17

Sử dụng mô hình này giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sử dụng do

sử dụng nhiều hơn nguồn vốn ngắn hạn Mặt khác, tạo ra sự linh hoạt hơn trong việc

tổ chức nguồn vốn Tuy nhiên, với mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự năngđộng hơn trong việc tổ chức nguồn vốn Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình này làdoanh nghiệp có khả năng gặp rủi ro cao hơn so với việc sử dụng 2 mô hình trên

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản trị tài trợ dài hạn 7

1 Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận có thể chỉ tính

cho hoạt động kinh doanh hoặccũng có thể tính cho toàn bộ hoạtđộng tại doanh nghiệp Chỉ tiêunày cho biết một đồng doanh thu sẽtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanhthu và lợi nhuận Đây là hai yếu tốliên quan rất mật thiết; doanh thu

7 [9] Nguyễn Thị Phương Liên (2013), Giáo trình Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê

Trang 18

chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệptrên thương trường; lợi nhuận thểhiện chất lượng, hiệu quả cuốicùng của doanh nghiệp Vậy chỉtiêu này thể hiện vai trò và hiệuquả của doanh nghiệp Vì thế tổngmức doanh thu, tổng mức lợinhuận và tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu càng lớn thì vai trò, hiệuquả hoạt động của doanh nghiệpcàng tốt hơn.

2 Tỷ suất thu nhập

trên tổng tài sản

Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sảncho biết một đồng tài sản doanhnghiệp sử dụng trong hoạt động tạo

ra bao nhiêu đồng thu nhập, thểhiện qua sử dụng tài sản chung củatoàn doanh nghiệp Tỷ suất nàycàng cao thì trình độ sử dụng tàisản của doanh nghiệp càng cao vàngược lại

3 Tỷ suất thu nhập

trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sởhữu cho biết một đồng vốn sở hữucủa doanh nghiệp sử dụng tronghoạt động tạo ra bao nhiêu đồngthu nhập, thể hiện hiệu quả sử dụngvốn sở hữu của doanh nghiệp Tỷsuất này càng cao thì trình độ sửdụng vốn sở hữu của doanh nghiệpcàng cao và ngược lại

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp.

Trang 19

Sơ đồ 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài trợ dài hạn của doanh

QC2 chi tiết của quy chế

QC3 tính linh hoạt của quy chế

NS1 bố trí nguồn nhân lực

Quy chế

QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN

QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN

Điều kiện tự nhiên

Trình độ khoa học- công nghệ

Trình độ khoa học- công nghệ

Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh

Trang 20

NS2 năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cấp

caoNS3 nhân viên được bố trí phù hợp với mục tiêu chiến

lược

-CN1 máy móc thiết phục vụ tốt công tác hoạt động sản

xuất CN2 trình độ chuyên môn của nhân viên đáp ứng đc với

những cải tiển của khoa học công nghệ CN3 thay thế các thiết bị cũ lạc hậu bằng các thiết bị

mới hiện đại

BM1 về công tác chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các

nhiệm vụ của cấp trênBM2 các phòng ban đã làm tốt nhiệm vụ của bộ phận

mình BM3 các phòng ban kết hợp chặt chẽ với nhau để hoàn

thành nhiệm vụ

-CT1 hình ảnh thương hiệu công ty hơn so với đối thủ

cạnh CT2 sản phẩm của công ty thể cạnh tranh được với các

công ty cùng ngànhCT3 xuất hiện nhiều công ty sản xuất sản phẩm cùng

ngành

DK1 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

DK2 pháp luật hiện hành

DK3 điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc vận chuyển

hàng hóa đi tiêu thụ

Trang 21

Nhân tố: Quy định của cơ quan chủ quản +

QD1 quy định của cơ quan chủ quản ảnh hưởng đến

hoạt động quản trị nguồn tài trợ của công ty

QD2 chính sách cho vay của cơ quan chủ quản

QD3 hồ sơ thủ tục mà cơ quan chủ quản

AH1 Hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạn của doanh

nghiệp đã tốtAH2 Hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạn tốt làm

cho doanh nghiệp phát triển hơn AH3 Hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạn tạo ra

doanh thu

1.3.1 Các nhân tố bên trong

- Quy mô, tiềm lực tài chính

Sức mạnh tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huyđộng vào kinh doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh.Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năngsinh lời của doanh nghiệp,… Các doanh nghiệp có quy mô và tiềm lực tài chính cànglớn thì sẽ được các tổ chức ưu tiên và dễ dàng huy động vốn từ các nguồn tài trợ

- Nhân sự

Đây là một trong những nguồn vốn quý giá nhất của doanh nghiệp có ảnh hưởng

to lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp Trình độ của nguồn nhân lực thể hiện ở kiếnthức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luônhướng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hóa cao, lao động giỏi có khả năngđoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác cơ hội kinh doanh,… Các nguồn tài trợ

Trang 22

thường nhìn nhận và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp thông qua đội ngũ nhânviên Đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao hứa hẹn doanh nghiệp sẽ có khả năngphát triển mạnh trong tương lai; vì vậy, doanh nghiệp đó sẽ được ưu tiên tài trợ hơncác doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp.

- Bộ máy quản trị

Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị khácnhau Bộ máy quản trị có vai trò hết sức to lớn và quan trọng đối với hoạt động kinhdoanh cũng như hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp Khi côngtác tổ chức bộ máy được tiến hành một cách phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra sẽtạo động lực hoạt động mới, thúc đẩy kinh doanh phát triển, sẽ giúp cho việc sử dụngtriệt để các nguồn lực, cơ sở vật chất việc phân quyền hợp lý và xác định tầm hạnquản trị phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản trị phát huy tốt năng lực, sở trườngcủa họ từ đó nâng cao được năng suất lao động, hiểu quả công việc Xây dựng cơ cấutôt chwusc hợp lý sẽ tạo ra nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh nói chung

và hoạt động quản trị nói riêng Dù nhà quản trị thực hiện công tác hoạch định, lãnhđạo hay kiểm soát đều phải dựa trên một cấu trúc tổ chức nhất định

- Quy chế

Việc ban hành hệ thống quy chế, quy phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong quản

lý điều hành doanh nghiệp; tuy nhiên để xây dựng và ban hành một văn bản quy phạmhợp pháp, phù hợp thực tế, đảm bảo tính khoa học ứng dụng là điều không đơn giản.Quy chế sẽ đóng vai trò giúp các cổ đông góp vốn hay cổ đông sáng lập để điều hànhcông ty với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chuyên nghiệp, linh hoạt Xây dựng các quy chếriêng phù hợp với văn hóa cũng như cách thức vận hành của công ty

- Trình độ khoa học – công nghệ

Khoa học công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triểncủa doanh nghiệp Nhờ có khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mà doanh nghiệp cónhững chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả và khẳng định được vị thế của mìnhtrên thương trường kinh tế Công nghệ mới có thể tạo điều kiện để doanh nghiệp sảnxuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnhtranh tốt hơn Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm có nhiều tínhnăng hơn và qua đó có thể tạo ra những thị trường mới hơn cho các sản phẩm và dịch

Trang 23

vụ của doanh nghiệp Bên cạnh đó, sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăngcường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thốngcủa ngành hiện hữu Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ

có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời giankhấu hao so với trước

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài

- Điều kiện tự nhiên

+ Kinh tế

Khi sử dụng nguồn tài trợ dài hạn cho các chi phí trong tương lai, thì phải nhậnbiết rằng khoản tài trợ cần thiết này sẽ bị ảnh hưởng bởi mức lạm phát giá cả xảy ratrong suốt thời gian thực hiện Những khoản gia tăng chi phí do lạm phát không phải

là những khoản chi phí thực vượt dự toán, vì thế cần phải tính đến khoản vay bổ sung,đơn thuần chỉ để phản ánh sự gia tăng trong mặt bằng giá chung Vì vậy, nếu điềukiện này không được dự kiến thỏa đáng vào giai đoạn thẩm định, khi dự án gặp khủnghoảng về khả năng thanh toán hay mất khả năng trả nợ do tài trợ không đầy đủ

Khi nền kinh tế thay đổi cũng kéo theo tỷ lệ lãi suất thay đổi, lãi suất thấpkhuyến khích doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều hơn vì giảm được chi phí, ngượclại, nếu lãi suất cao làm cho việc vay nợ phải được cân nhắc nhiều hơn Tuy vậydoanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với vốn chủ sở hữu vì khi đódoanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng tài chính không lành mạnh và dẫn đến những rủi rokhác

+ Chính trị - pháp luật

Yếu tố chính trị- pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng nguồn tài trợdài hạn của doanh nghiệp Khi hệ thống pháp luật đơn giản hóa các thủ tục giúp chocác doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến với các nguồn tài trợ khác nhau Hơn nữa,chính trị ổn định cũng là tiền đề quan trọng giúp cho các hoạt động kinh doanh, khichính trị thay đổi có thể gây ảnh hưởng có lợi hoặc kìm hãm đến sự phát triển củadoanh nghiệp

+ Khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của một công tytrong nền kinh tế thị trường Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tùy

Trang 24

theo từng lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập,… Ngoài ra, khách hàng cũng có khả năngthanh khoản, thanh toán ở mức độ khác nhau Vì vậy, công ty luôn phải có nguồn tàitrợ thích hợp tùy theo khả năng và nhu cầu của từng khách hàng.

- Quy định của cơ quan chủ quản

Đó là các công ty, doanh nghiệp, ngân hàng,… trong và ngoài nước mà cung cấpthiết bị máy móc hoặc tiền cho doanh nghiệp Cơ quan chủ quản ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp không phải nhỏ Đôi khi cơ quan chủ quản cònquyết định đến cả chất lượng, giá cả, thời gian,… được thể hiện trong việc thực hiệnhợp đồng vay vốn

- Đối thủ cạnh tranh

Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cácdoanh nghiệp Cha ông ta đã có câu “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” Do đódoanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh Bao gồm các nhà sản xuất, kinhdoanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thaythế Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnhtranh được thì mới có khả năng tồn tại và ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường.Các doanh nghiệp luôn có xu hướng cạnh tranh nhau ngay cả trong nguồn tài trợ; vìvậy, các doanh nghiệp có uy tín, có tính cạnh tranh cao sẽ nhận được nguồn tài trợnhanh và tốt hơn

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng có trụ sở chính đặt tại Tổ 14,Phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

Công ty CPTM Thái Hưng, tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Kimkhí Thái Hưng được thành lập ngày 22/5/1993 theo quyết định số 291/UB-QĐ của Uỷban nhân dân tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên); khi mới thành lập Doanh

Trang 25

nghiệp chỉ có một ngôi nhà cấp 4, rộng 32 m2 vừa làm kho chứa hàng vừa làm vănphòng giao dịch, với số vốn ban đầu là 82 triệu đồng.

Sau 10 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành; năm 2003 nhận thức được

sự phát triển chung trong quá trình hội nhập, chủ Doanh nghiệp và các cổ đông tiềmnăng góp vốn thành lập Công ty Cổ phần, được Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kếhoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu

số 1703000048 ngày 28/3/2003; đến nay, công ty đã đăng ký thay đổi lần thứ 19 với

số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là 4600310787 cùng số vốnđiều lệ là: 1.000.000.000.000 VND

Ngành, nghề kinh doanh hiện nay của Công ty là: Mua bán vật liệu xây dựng,hàng kim khí, sắt thép, phế liệu kim loại, xăng dầu,thiết bị phụ tùng máy móc, quặngkim loại; Xuất nhập khẩu quặng sắt, phôi thép và các sản phẩm thép; Sản xuất, muabán và cho thuê giàn giáo, cốp pha thép; Kinh doanh bất động sản, khách sạn;Vận tảihàng hóa và hành khách đường bộ (bao gồm cả vận chuyển khách du lịch); Kinhdoanh dịch vụ cân, cho thuê kho bãi…

Qua 24 năm xây dựng và phát triển, Công ty ngày càng lớn mạnh và đãkhẳng định vị thế của mình trên thương trường, công ty đã được các nhà sản xuất bìnhchọn là nhà phân phối xuất sắc sản phẩm thép Với những thành tích đóng góp vào sựphát triển kinh tế, xây dựng đất nước, Thái Hưng đã vinh dự được Nhà nước trao tặngHuân chương Lao động hạng Nhất (giai đoạn 2008-2013), hạng Nhì (2003-2007),hạng Ba (1998-2002) Bên cạnh đó, Thái Hưng đã giành được nhiều giải thưởng, như:Giải thưởng Sao vàng Đất Việt, Cúp Sen vàng, Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu,Cúp Doanh nhân tâm tài… Thái Hưng liên tục nằm trong top 100 doanh nghiệp lớnnhất Việt Nam và nằm trong top 100 thương hiệu mạnh của cả nước

Mục tiêu lớn của Công ty trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là xây dựngCông ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đơn vị đoànkết vững mạnh chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;doanh thu ngày càng cao, tạo việc làm ổn định cho người lao động, thu nhập bìnhquân của người lao động năm sau cao hơn năm trước

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Trang 26

Công ty CPTM Thái Hưng là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, hoạtđộng dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp với một số chứcnăng chính như sau:

- Kinh doanh mua bán sắt, thép, gang,…

- Sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt, đúng tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầungười tiêu dùng nhằm chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường

- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách chế độ pháp luật của Nhà Nước về hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động

- Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất giữ gìn trật tự an ninh xãhội trên địa bàn hoạt động của đơn vị, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng Hạch toán báocáo trung thực lên các cơ quan cấp trên theo các quy định của luật doanh nghiệp

2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty CPTM Thái Hưng

Trang 27

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Trang 28

Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

2 Hội đồng

quản trị

Quyết định mọi chiến lược phát triển của công ty Kiến nghịloại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từngloại Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công

ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đạidiện và việc góp vốn, mua cổ phần của các Doanh nghiệpkhác Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộquản lý quan trọng khác của Công ty; quyết định mức lương

và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó Quyết định phương ánđầu tư, giải pháp phát triển thị trường

3 Tổng Giám

đốc Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động hàng ngày của công ty.Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của

công ty Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyếtnghị của Hội đồng quản trị, như: thay mặt công ty ký kết cáchợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theonhững thông lệ quản lý tốt nhất

về tiền lương, thưởng và các chế độ chính sách cho người laođộng Phụ trách công tác quy hoạch, kiến thiết cơ sở hạ tầng,

Trang 29

đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ công tác sản xuất kinh doanhcủa công ty.

6 Phó Tổng

giám đốc Sản

xuất

Chỉ đạo và kiểm soát việc lập và điều phối kế hoạch sản xuất,

kế hoạch vật tư cho sản xuất ngắn, trung và dài hạn trên cơ sởđơn đặt hàng của khách hàng Chuẩn bị mọi nguồn lực liênquan để triển khai sản xuất Định hướng việc sắp xếp, bố trídây chuyền và đưa ra các biện pháp để tăng năng suất, chấtlượng Kiểm soát chi phí sản xuất tối ưu

7 Phó Tổng

giám đốc Vật

tư - Thiết bị

Xây dựng hệ thống quản lý vật tư, sửa chữa thiết bị theo triết

lý quản lý Kaizen và mô hình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ,săn sóc, sẵn sàng) Hoạch định, triển khai và tổ chức theo dõithực hiện công tác mua sắm vật tư, sửa chữa thiết bị trong toàn hệthống Tham mưu cho Tổng giám đốc công tác đầu tư thiết bị,công tác tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguyên - nhiên - vật liệu đểphục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 31

2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị tài trợ dài hạn của Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng

2.2.1 Phân tích và đánh giá mô hình quản trị tài trợ dài hạn mà công ty đang áp dụng

- TSCĐ là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn vàdùng được vào nhiều chu kì sản xuất Theo quy định của nước ta hiện nay (thông tư45/2013/TT-BTC) các tài sản có giá trị đơn vị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1năm trở lên đủ điều kiện là TSCĐ

TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình TSCĐ hữu hình là những tư liệulao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình,tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầunhư nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị có thể thay đổi hình dạng, giá trị, bảnchất trong quá trình nâng cấp, sửa chữa, hay hao mòn dần theo thời gian TSCĐ vô hình

là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tưthoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưmột số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phátminh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả

-TSLĐ là một tài sản trong bảng cân đối trong đó dự kiến sẽ được bán hoặc sử dụnghết trong tương lai gần, thường là trong vòng một năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh - tùycái nào dài hơn Tài sản điển hình hiện nay bao gồm tiền, tương đương tiền, tài khoảnphải thu, kho, phần của các tài khoản trả trước đó sẽ được sử dụng trong vòng một năm,

và đầu tư ngắn hạn

- Vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp cóthể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận TSLĐ tối thiểu thường xuyêncần thiết cho hoạt động doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốnvay dài hạn của doanh nghiệp

- Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) mà doanh nghiệp cóthể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt

Trang 32

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay

ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bán hàng

Bảng 2.1 Bảng tài sản của Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng

Trang 33

Hình 2.1 Mô hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPTM Thái Hưng

Nhìn vào mô hình ta thấy, công ty đang áp dụng mô hình nguồn tài trợ mại hiểm Sửdụng mô hình này giúp cho công ty giảm bớt được chi phí sử dụng do sử dụng nhiều hơnnguồn vốn ngắn hạn Mặt khác, tạo ra sự linh hoạt hơn trong việc tổ chức nguồn vốn Tuynhiên, với mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự năng động hơn trong việc tổchức nguồn vốn Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình này là doanh nghiệp có khả nănggặp rủi ro cao hơn so với việc sử dụng mô tài trợ bảo thủ và mô hình tài trợ phù hợp vớitính chất của tài sản

2.2.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị tài trợ dài hạn của công

ty qua các chỉ tiêu

Thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhưcác chính sách mà Công ty CPTM Thái Hưng đang áp dụng, giúp chúng ta có cái nhìntổng quan hơn về thực tế của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn của công ty

2.2.2.1 Vay và nợ dài hạn

Trang 34

Bảng 2.2 Tình hình vay và nợ dài hạn của Công ty CPTM Thái Hưng trong năm 2014, 2015, 2016

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Triển - CN Thái Nguyên

193.453.537.569 335.436.391.921 264.457.259.267 141.982.854.352 73,39 (70.979.132.654) -21,16

Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam

– CN Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam – CN Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam – CN Thái Nguyên

194.954.048.932 229.467.527.159 95.959.928.275 34.513.478.227 17,70 (133.507.598.884) -58,18

Tổng 879.297.730.195 1.133.663.735.997 1.027.412.744.539 254.366.005.802 28,93 (106.250.991.458) -9,37

(Nguồn 9 :[13])

Trang 35

Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển - CN TháiNguyên 264.457.259.267 đồng, ít hơn năm 2015 70.979.132.654 đồng Cụ thể, vào ngày

10 tháng 1 năm 2016, Công ty CPTM Thái Hưng đã ký hợp đồng vay dài hạn với Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát Triển - CN Thái Nguyên với số tiền 264.457.259.267 đồng.Khoản tiền này được trả làm nhiều lần từ ngày 19 tháng 2 năm 2016 Khoản vay này chịumức lãi suất 11,5%/năm ( lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quyđịnh cụ thể của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển - CN Thái Nguyên trên cơ sởtrần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định và đã được thỏa thuận của hai bên) vàđược trả hàng tháng vào ngày cuối tháng Khoản vay này được dùng để thực hiện việcđầu tư mua sắm một số trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho hoạt động thi công của công

ty Tính đến ngày 31/12/2016, công ty đã hoàn trả nợ vay 201.359.425.186 đồng Số dưvay dài hạn tính đến thời điểm 31/12/2016 là 63.097.834081 đồng

Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – CN TháiNguyên với số tiền 203.961.008.586 đồng, nhiều hơn năm 2015 60.954.560.928đồng vànăm 2014 61.728.927.055 đồng Cụ thể, tại ngày 1/2/2016, Công ty CPTM Thái Hưngtiếp tục kí hợp đồng với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – CN Thái Nguyên với số tiền203.961.008.586 đồng Khoản vay này sẽ được trả nhiều lần bắt đầu từ ngày 3/4/2016 vàchịu mức lãi suất 11%/năm (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quyđịnh cụ thể của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – CN Thái Nguyên trên cơ sở trần lãisuất của Ngân hàng Nhà nước quy định và đã được thỏa thuận của hai bên) và được trảhàng tháng vào ngày cuối tháng Đến thời điểm 31/12/2016, công ty đã trả nợ vay176.618.036.264 đồng Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2016 là 27.342.972.322đồng

Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CNThái Nguyên với số tiền 120.211.079.583 đồng, ít hơn năm 2015 16.676.326.327 đồng vànhiều hơn năm 2014 22.793.186.720 đồng Cụ thể, tại ngày 4/3/2016, Công ty CPTMThái Hưng tiếp tục kí hợp đồng với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN TháiNguyên với số tiền 120.211.079.583 đồng Khoản vay này sẽ được trả nhiều lần bắt đầu

từ ngày 3/5/2016 và chịu mức lãi suất 11%/năm (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp

Trang 36

từng thời kỳ theo quy định cụ thể của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CNThái Nguyên trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định và đã được thỏathuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối tháng Đến thời điểm31/12/2016, công ty đã trả nợ vay 85.265.037.395 đồng Số dư vay dài hạn tại thời điểm31/12/2016 là 35.946.042.188 đồng.

Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng TMCP Quốc tế - CN Thái Nguyên với sốtiền 177.482.369.595 đồng, nhiều hơn năm 2015 37.866.076.246 đồng và năm 201449.990.318.008 đồng Cụ thể, tại ngày 7/5/2016, Công ty CPTM Thái Hưng tiếp tục kíhợp đồng với Ngân hàng TMCP Quốc tế - CN Thái Nguyên với số tiền 177.482.369.595đồng Khoản vay này sẽ được trả nhiều lần bắt đầu từ ngày 3/7/2016 và chịu mức lãi suất11,5%/năm (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ thể củaNgân hàng TMCP Quốc tế - CN Thái Nguyên trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhànước quy định và đã được thỏa thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuốitháng Đến thời điểm 31/12/2016, công ty đã trả nợ vay 83.759.349.268 đồng Số dư vaydài hạn tại thời điểm 31/12/2016 là 94.723.020.327 đồng

Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Thái Nguyên với sốtiền 165.341.099.233 đồng, nhiều hơn năm 2015 16.091.429.233 đồng và năm 201441.592.981.520 đồng Cụ thể, tại ngày 26/7/2016, Công ty CPTM Thái Hưng tiếp tục kíhợp đồng với Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Thái Nguyên với số tiền 165.341.099.233đồng Khoản vay này sẽ được trả nhiều lần bắt đầu từ ngày 8/9/2016 và chịu mức lãi suất11%/năm (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ thể củaNgân hàng TMCP Á Châu - CN Thái Nguyên trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhànước quy định và đã được thỏa thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuốitháng Đến thời điểm 31/12/2016, công ty đã trả nợ vay 70.368.268.164 đồng Số dư vaydài hạn tại thời điểm 31/12/2016 là 94.972.831.069 đồng

Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CNThái Nguyên với số tiền 95.959.928.275 đồng, ít hơn năm 2015 133.507.598.884đồng vànăm 2014 98.994.120.657 đồng Cụ thể, Tại ngày 12/8/2016, Công ty CPTM Thái Hưng

Trang 37

với số tiền 95.959.928.275 đồng Khoản vay này sẽ được trả nhiều lần bắt đầu từ ngày5/10/2016 và chịu mức lãi suất 11%/năm (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời

kỳ theo quy định cụ thể của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN TháiNguyên trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định và đã được thỏa thuậncủa hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối tháng Đến thời điểm 31/12/2016,công ty đã trả nợ vay 22.361.268.975 đồng Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2016

là 73.598.659.300 đồng

2.2.2.2 Cổ phiếu và lãi cơ bản trên cổ phiếu

Bảng 2.3 Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty CPTM Thái Hưng trong

giai đoạn năm 2015 - 2016

2015 nên lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2016 giảm so với năm 2015 Do năm 2016, công

ty sử dụng những nguồn vay dài hạn có quy mô lớn hơn nên chi phí huy động vốn lớnhơn và công ty cũng mới đang bắt tay vào đầu tư một số dự án lớn nên vốn đầu tư lớn màchưa thu hồi được vốn nhiều Chính vì những lý do trên gây ra sự sụt giảm về lợi nhuận

10 [14] Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2016

Trang 38

sau thuế thu nhập doanh nghiệp Nhưng công ty luôn đảm bảo tỷ lệ cổ tức giữ ở mức10% và chi trả đều đặn cổ tức đến tất cả các cổ đông.

và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình

2.2.2.4 Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi

Trang 39

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của Công ty CPTM Thái Hưng năm 2014, 2015, 2016

Doanh thu 10.512.449.283.004 12.345.743.832.111 13.696.459.122.217 1.833.294.549.10

7 17,44 1.350.715.290.106 10,94

Trang 40

(Đơn vị:%)

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Hình 2.2 Khả năng sinh lời của Công ty CPTM Thái Hưng

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2014 đạt 0,16% cho thấy cứ một tramđồng doanh thu tuần sẽ tạo ra 0,16 đồng thu nhập Năm 2015 đạt 0,22% cho ta thấy cứmột trăm đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra 0,22 đồng thu nhập; tỷ suất sinh lời trên doanhthu năm 2015 cao hơn so với năm 2014 Đến năm 2016, một trăm đồng doanh thu thuầntạo ra 2,18 đồng thu nhập, chỉ tiêu này tăng mạnh 1,96 đồng so với năm 2015 Có thểthấy, qua ba năm tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng lên Tuy nhiên, tỷ lệ tạo ra lợi nhuậnsau thuế từ doanh thu thuần vẫn chưa cao, do giá vốn hàng bán và các loại chi phí chiếm

tỷ trọng lớn, khiến lợi nhuận sau thuế chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu thuần

Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản: Năm 2015, một trăm đồng tài sản tạo ra 0,63đồng thu nhập, tỷ suấy này tăng 0,19 đồng so với năm 2014 Năm 2016, một trăm đồngtài sản tạo ra 4,77 đồng thu nhập, tỷ suất này tăng 4,14 đồng so với năm 2015 Mặc dùtăng nhưng hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty ở mức khá thấp cho thấy công ty sửdụng tài sản chưa đem lại lợi nhuận và hiệu quả

Ngày đăng: 16/01/2020, 16:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w