CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA CÔNG
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị tài trợ dài hạn của Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng
2.2.1. Phân tích và đánh giá mô hình quản trị tài trợ dài hạn mà công ty đang áp dụng
- TSCĐ là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất. Theo quy định của nước ta hiện nay (thông tư 45/2013/TT-BTC) các tài sản có giá trị đơn vị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên đủ điều kiện là TSCĐ.
TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị... có thể thay đổi hình dạng, giá trị, bản chất trong quá trình nâng cấp, sửa chữa, hay hao mòn dần theo thời gian. TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
-TSLĐ là một tài sản trong bảng cân đối trong đó dự kiến sẽ được bán hoặc sử dụng hết trong tương lai gần, thường là trong vòng một năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh - tùy cái nào dài hơn. Tài sản điển hình hiện nay bao gồm tiền, tương đương tiền, tài khoản phải thu, kho, phần của các tài khoản trả trước đó sẽ được sử dụng trong vòng một năm, và đầu tư ngắn hạn.
- Vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận TSLĐ tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn của doanh nghiệp.
- Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bán hàng.
Bảng 2.1. Bảng tài sản của Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng
(Đơn vị: VND)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
2015/2014 2016/2015
Giá trị Tỷ lệ (%)
Giá trị Tỷ lệ (%) Tài sản cố
định
123.906.415.534 139.472.308.293 421.898.802.797 15.565.892.759 12,56 282.426.494.504 202,50
Tài sản lưu động
3.294.098.597.148 3.706.398.065.429 5.038.937.226.113 412.299.468.281 12,52 1.332.539.160.684 35,95
Vốn thường xuyên
700.362.358.195 790.808.938.560 1.643.278.537.062 90.446.580.365 12,91 852.469.598.502 107,80
Vốn tạm thời 3.035.326.540.296 3.398.226.611.847 4.236.424.291.429 362.900.0710551 11,96 838.197.679.582 24,67
(Nguồn8:[1])
Hình 2.1. Mô hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPTM Thái Hưng Nhìn vào mô hình ta thấy, công ty đang áp dụng mô hình nguồn tài trợ mại hiểm. Sử dụng mô hình này giúp cho công ty giảm bớt được chi phí sử dụng do sử dụng nhiều hơn nguồn vốn ngắn hạn. Mặt khác, tạo ra sự linh hoạt hơn trong việc tổ chức nguồn vốn. Tuy nhiên, với mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự năng động hơn trong việc tổ chức nguồn vốn. Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình này là doanh nghiệp có khả năng gặp rủi ro cao hơn so với việc sử dụng mô tài trợ bảo thủ và mô hình tài trợ phù hợp với tính chất của tài sản.
2.2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị tài trợ dài hạn của công ty qua các chỉ tiêu
Thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các chính sách mà Công ty CPTM Thái Hưng đang áp dụng, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về thực tế của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn của công ty.
2.2.2.1. Vay và nợ dài hạn
Bảng 2.2. Tình hình vay và nợ dài hạn của Công ty CPTM Thái Hưng trong năm 2014, 2015, 2016
(Đơn vị: VND)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
2015/2014 2016/2015
Giá trị Tỷ lệ (%)
Giá trị Tỷ lệ (%) Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
Triển - CN Thái Nguyên
193.453.537.569 335.436.391.921 264.457.259.267 141.982.854.352 73,39 (70.979.132.654) -21,16
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – CN Thái Nguyên
142.232.081.531 143.006.447.658 203.961.008.586 774.366.127 0,54 60.954.560.928 42,62
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thái Nguyên
97.417.892.863 136.887.405.910 120.211.079.583 39.469.513.047 40,52 (16.676.326.327) -12.18
Ngân hàng TMCP Quốc tế - CN Thái Nguyên
127.492.051.587 139.616.293.349 177.482.369.595 12.124.241.762 9,51 37.866.076.246 27,12
Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Thái Nguyên
123.748.117.713 149.249.670.000 165.341.099.233 25.501.552.287 20,61 16.091.429.233 10,78
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Thái Nguyên
194.954.048.932 229.467.527.159 95.959.928.275 34.513.478.227 17,70 (133.507.598.884) -58,18
Tổng 879.297.730.195 1.133.663.735.997 1.027.412.744.539 254.366.005.802 28,93 (106.250.991.458) -9,37
(Nguồn9:[13])
Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển - CN Thái Nguyên 264.457.259.267 đồng, ít hơn năm 2015 70.979.132.654 đồng. Cụ thể, vào ngày 10 tháng 1 năm 2016, Công ty CPTM Thái Hưng đã ký hợp đồng vay dài hạn với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển - CN Thái Nguyên với số tiền 264.457.259.267 đồng.
Khoản tiền này được trả làm nhiều lần từ ngày 19 tháng 2 năm 2016. Khoản vay này chịu mức lãi suất 11,5%/năm ( lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ thể của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển - CN Thái Nguyên trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định và đã được thỏa thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối tháng. Khoản vay này được dùng để thực hiện việc đầu tư mua sắm một số trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho hoạt động thi công của công ty.
Tính đến ngày 31/12/2016, công ty đã hoàn trả nợ vay 201.359.425.186 đồng. Số dư vay dài hạn tính đến thời điểm 31/12/2016 là 63.097.834081 đồng.
Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – CN Thái Nguyên với số tiền 203.961.008.586 đồng, nhiều hơn năm 2015 60.954.560.928 đồng và năm 2014 61.728.927.055 đồng. Cụ thể, tại ngày 1/2/2016, Công ty CPTM Thái Hưng tiếp tục kí hợp đồng với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – CN Thái Nguyên với số tiền 203.961.008.586 đồng. Khoản vay này sẽ được trả nhiều lần bắt đầu từ ngày 3/4/2016 và chịu mức lãi suất 11%/năm (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ thể của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – CN Thái Nguyên trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định và đã được thỏa thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối tháng. Đến thời điểm 31/12/2016, công ty đã trả nợ vay 176.618.036.264 đồng. Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2016 là 27.342.972.322 đồng.
Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thái Nguyên với số tiền 120.211.079.583 đồng, ít hơn năm 2015 16.676.326.327 đồng và nhiều hơn năm 2014 22.793.186.720 đồng. Cụ thể, tại ngày 4/3/2016, Công ty CPTM Thái Hưng tiếp tục kí hợp đồng với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thái Nguyên với số tiền 120.211.079.583 đồng. Khoản vay này sẽ được trả nhiều lần bắt đầu từ ngày 3/5/2016 và chịu mức lãi suất 11%/năm (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp
từng thời kỳ theo quy định cụ thể của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thái Nguyên trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định và đã được thỏa thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối tháng. Đến thời điểm 31/12/2016, công ty đã trả nợ vay 85.265.037.395 đồng. Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2016 là 35.946.042.188 đồng.
Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng TMCP Quốc tế - CN Thái Nguyên với số tiền 177.482.369.595 đồng, nhiều hơn năm 2015 37.866.076.246 đồng và năm 2014 49.990.318.008 đồng. Cụ thể, tại ngày 7/5/2016, Công ty CPTM Thái Hưng tiếp tục kí hợp đồng với Ngân hàng TMCP Quốc tế - CN Thái Nguyên với số tiền 177.482.369.595 đồng. Khoản vay này sẽ được trả nhiều lần bắt đầu từ ngày 3/7/2016 và chịu mức lãi suất 11,5%/năm (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ thể của Ngân hàng TMCP Quốc tế - CN Thái Nguyên trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định và đã được thỏa thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối tháng. Đến thời điểm 31/12/2016, công ty đã trả nợ vay 83.759.349.268 đồng. Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2016 là 94.723.020.327 đồng.
Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Thái Nguyên với số tiền 165.341.099.233 đồng, nhiều hơn năm 2015 16.091.429.233 đồng và năm 2014 41.592.981.520 đồng. Cụ thể, tại ngày 26/7/2016, Công ty CPTM Thái Hưng tiếp tục kí hợp đồng với Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Thái Nguyên với số tiền 165.341.099.233 đồng. Khoản vay này sẽ được trả nhiều lần bắt đầu từ ngày 8/9/2016 và chịu mức lãi suất 11%/năm (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ thể của Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Thái Nguyên trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định và đã được thỏa thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối tháng. Đến thời điểm 31/12/2016, công ty đã trả nợ vay 70.368.268.164 đồng. Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2016 là 94.972.831.069 đồng.
Năm 2016, công ty đã vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Thái Nguyên với số tiền 95.959.928.275 đồng, ít hơn năm 2015 133.507.598.884đồng và năm 2014 98.994.120.657 đồng. Cụ thể, Tại ngày 12/8/2016, Công ty CPTM Thái Hưng tiếp tục kí hợp đồng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Thái Nguyên
với số tiền 95.959.928.275 đồng. Khoản vay này sẽ được trả nhiều lần bắt đầu từ ngày 5/10/2016 và chịu mức lãi suất 11%/năm (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ thể của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Thái Nguyên trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định và đã được thỏa thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối tháng. Đến thời điểm 31/12/2016, công ty đã trả nợ vay 22.361.268.975 đồng. Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2016 là 73.598.659.300 đồng.
2.2.2.2. Cổ phiếu và lãi cơ bản trên cổ phiếu
Bảng 2.3. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty CPTM Thái Hưng trong giai đoạn năm 2015 - 2016
2016 2015
Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành 200.000 130.000
Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng 200.000 130.000
-Cổ phiếu phổ thông 200.000 130.000
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 200.000 130.000
-Cổ phiếu phổ thông 200.000 130.000
Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành (VND) 5.000.000 5.000.000 (Nguồn10:[14]) Trong năm 2015, số lượng cổ phiếu mà công ty đăng ký phát hành là 130.000 cổ phiếu với mệnh giá 5.000.000 đồng/cổ phiếu. Trong năm 2016, số lượng cổ phiếu mà công ty đăng ký phát hành là 200.000 cổ phiếu với mệnh giá 5.000.000 đồng/ cổ phiếu.
Công ty hiện tại đang có 152 nhà đầu tư trong đó có 148 nhà đầu tư cá nhân và 4 tổ chức.
Nhưng do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2016 thấp hơn năm 2015 nên lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2016 giảm so với năm 2015. Do năm 2016, công ty sử dụng những nguồn vay dài hạn có quy mô lớn hơn nên chi phí huy động vốn lớn hơn và công ty cũng mới đang bắt tay vào đầu tư một số dự án lớn nên vốn đầu tư lớn mà chưa thu hồi được vốn nhiều. Chính vì những lý do trên gây ra sự sụt giảm về lợi nhuận
sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng công ty luôn đảm bảo tỷ lệ cổ tức giữ ở mức 10% và chi trả đều đặn cổ tức đến tất cả các cổ đông.
2.2.2.3. Thuê tài chính
Năm 2016, công ty đã nhận thầu nhiều dự án lớn với số tiền đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Với số vốn đầu tư hiện tại còn nhiều hạn chế nên công ty đã tiến hành thuê xe tải, xúc đào của Công ty TNHH thương mại Vận tải Bình Nguyên. Đồng thời, công ty cũng thuê máy xúc đào Kobelco K9072 với thời hạn 5 năm với giá 190 triệu/ máy/ năm.
Số lượng xe tải và máy xúc đào công ty thuê lần luợt là 4 xe, 3 máy xúc. Điều này cho thấy, công ty đã sử dụng khéo léo các nguồn tài trợ của mình để thực hiện các dự án lớn và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình.
2.2.2.4. Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của Công ty CPTM Thái Hưng năm 2014, 2015, 2016
(Đơn vị: VND)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015
Giá trị Tỷ lệ (%)
Giá trị Tỷ lệ (%) Thu nhập thuần 16.298.778.338 26.586.605.663 298.680.451.589 10.287.827.325 63,12 272.093.845.926 1.023,42 Doanh thu 10.512.449.283.004 12.345.743.832.111 13.696.459.122.217 1.833.294.549.10
7
17,44 1.350.715.290.106 10,94
Tổng tài sản 3.735.688.898.491 4.189.035.550.407 6.258.723.828.491 453.346.651.916 12,14 2.069.688.278.084 49,41 Vốn chủ sở hữu 644.082.866.586 729.947.673.644 1.213.392.281.549 85.864.807.058 13,33 483.444.607.905 66,23 Tỷ suất lợi nhuận
(%)
0,16 0,22 2,18 0,06 - 1,96 -
Thu nhập trên tài sản (%)
0,44 0,63 4,77 0,19 - 4,14 -
Thu nhập trên vốn CSH (%)
2,53 3,64 24,62 1,11 - 10,98 -
(Nguồn11:[2])
(Đơn vị:%)
(Nguồn: Tự tổng hợp) Hình 2.2. Khả năng sinh lời của Công ty CPTM Thái Hưng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2014 đạt 0,16% cho thấy cứ một tram đồng doanh thu tuần sẽ tạo ra 0,16 đồng thu nhập. Năm 2015 đạt 0,22% cho ta thấy cứ một trăm đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra 0,22 đồng thu nhập; tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2015 cao hơn so với năm 2014. Đến năm 2016, một trăm đồng doanh thu thuần tạo ra 2,18 đồng thu nhập, chỉ tiêu này tăng mạnh 1,96 đồng so với năm 2015. Có thể thấy, qua ba năm tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ tạo ra lợi nhuận sau thuế từ doanh thu thuần vẫn chưa cao, do giá vốn hàng bán và các loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn, khiến lợi nhuận sau thuế chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu thuần.
Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản: Năm 2015, một trăm đồng tài sản tạo ra 0,63 đồng thu nhập, tỷ suấy này tăng 0,19 đồng so với năm 2014. Năm 2016, một trăm đồng tài sản tạo ra 4,77 đồng thu nhập, tỷ suất này tăng 4,14 đồng so với năm 2015. Mặc dù tăng nhưng hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty ở mức khá thấp cho thấy công ty sử dụng tài sản chưa đem lại lợi nhuận và hiệu quả.
Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu: Năm 2015 cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 3,64 đồng thu nhập, so với năm 2014 tăng 1,11 đồng. Sang năm 2016, cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 24,62 đồng lợi nhuận, tăng 20,98 đồng so với năm 2015.
2.2.3. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị tài trợ dài hạn của công ty
2.2.3.1. Phát triển bảng hỏi và lựa chọn thang đo
Các biến quan sát trong từng nhân tố của mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc phỏng vấn chuyên gia là cán bộ quản trị cao cấp đến từ Công ty CPTM Thái Hưng.
Theo đó, em sẽ thực hiện phỏng vấn chuyên gia lần lượt theo chủ đề (nhóm yếu tố tác động đến quản trị nguồn tài trợ dài hạn). Cuộc phỏng vấn sẽ dừng hỏi với chủ đề đó khi có 3 chuyên gia liên tiếp không đưa ra được khía cạnh mới. Sau khi có được bảng hỏi (phác thảo), em thực hiện thảo luận “tay đôi” với lãnh đạo của Công CPTM Thái Hưng về tính phù hợp của các biến trong danh sách bảng hỏi (dự thảo). Cuối cùng, bảng hỏi được hoàn thiện và thực điều tra thử nhằm giúp phát hiện lỗi trong diễn đạt để hiệu chỉnh thành bản khảo sát chính thức. (Xem mẫu tại phụ lục số 01)
Thang đo đánh giá các biến quan sát được lựa chọn là thang đo Likert 5 điểm được thể hiện tại bảng 1.1.
2.2.3.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ Công ty CPTM tại bộ phận có thực hiên hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạn. Mẫu nghiên cứu được rút ra từ tổng thể nghiên cứu này. Để sử dụng phân tích khám phá (EFA) chúng ta cần kích thước mẫu lớn, nhưng việc xác định kích thước mẫu phù hợp là việc phức tạp. Các nhà nghiên cứu thường dựa theo kinh nghiệm. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào “kích thước tối thiểu” và ‘số lượng biến đo lường đưa vào phân tích”. Chính vì thế khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nguồn tài trợ dài hạn, việc xác định kích thước mẫu dược dựa trên các khuyến nghị của các chuyên gia về phân tích nhân tố sau đây:
(a) Hair và cộng sự (2008) cho rằng để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, cố gắng tối đa hóa tỷ lệ trên mỗi biến đo lường là 5:1.
(b) Steven (2002), Habing (2003) cho rằng một nhân tố được coi là tin cậy nếu nhân tố này có từ 3 biến đo lường trở lên.
(c) Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng số lượng quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải gấp 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.
Dựa trên các khuyến nghị đó, nghiên cứu đã xây dựng các bảng hỏi theo khuyến nghị của Steve và Habing với số lượng các biến đo lường trong 7 nhóm nhân tố thuộc mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nguồn tài trợ dài hạn (hình 1.1) đều từ 3 (xem bảng 1.1). Kích thước mẫu tối thiểu phải đạt được là 120 quan sát.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu khảo sát - Phát triển, thu phiếu và sàng lọc
Gửi phiếu khảo sát giấy tới thành viên có liên quan. Các phiếu khảo sát phản hồi được sàng lọc, loại bỏ phiếu lỗi, các phiếu thiếu đánh giá về mức độ quản trị nguồn tài trợ dài hạn (bỏ trống không trả lời các nhận định liên quan trong các biến phụ thuộc này).
Những thông tin trong các phiếu khảo sát hợp lệ sẽ được đưa vào nhập liệu.
- Nhập liệu, mã hóa biến và xử lý
Mẫu nhập liệu được thiết kế dưới dạng bảng tính Ms. Excel, các biến được mã hóa theo kết cấu của phiếu khảo sát. Các thông tin cụ thể trong phiếu khảo sát được nhập liệu theo mã hóa biến với các định dạng số liệu phù hợp. Các biến số đo lường được định dạng theo thang đo Likert 5 điểm (từ 1 đến 5).
Số liệu sau đó được chuyển và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20 với các nội dụng phân tích được trình bày theo thứ tự sau:
(1) Kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình (2) Phân tích nhân tố khám phá
(3) Đánh giá bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (4) Phân tích tương quan
(5) Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
(Tiêu chuẩn của nội dung phân tích được thể hiện khái quát tại phụ lục số 02).
2.2.3.3. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nguồn tài trợ dài hạn của công ty
a. Kiểm định sự tin cậy của thang đo các nhân tố