CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA CÔNG
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng
2.1.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng có trụ sở chính đặt tại Tổ 14, Phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Công ty CPTM Thái Hưng, tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Kim khí Thái Hưng được thành lập ngày 22/5/1993 theo quyết định số 291/UB-QĐ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên); khi mới thành lập Doanh nghiệp chỉ có một ngôi nhà cấp 4, rộng 32 m2 vừa làm kho chứa hàng vừa làm văn phòng giao dịch, với số vốn ban đầu là 82 triệu đồng.
Sau 10 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành; năm 2003 nhận thức được sự phát triển chung trong quá trình hội nhập, chủ Doanh nghiệp và các cổ đông tiềm năng góp vốn thành lập Công ty Cổ phần, được Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 1703000048 ngày 28/3/2003; đến nay, công ty đã đăng ký thay đổi lần thứ 19 với số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là 4600310787 cùng số vốn điều lệ là: 1.000.000.000.000 VND.
Ngành, nghề kinh doanh hiện nay của Công ty là: Mua bán vật liệu xây dựng, hàng kim khí, sắt thép, phế liệu kim loại, xăng dầu,thiết bị phụ tùng máy móc, quặng
kim loại; Xuất nhập khẩu quặng sắt, phôi thép và các sản phẩm thép; Sản xuất, mua bán và cho thuê giàn giáo, cốp pha thép; Kinh doanh bất động sản, khách sạn;Vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ (bao gồm cả vận chuyển khách du lịch); Kinh doanh dịch vụ cân, cho thuê kho bãi….
Qua 24 năm xây dựng và phát triển, Công ty ngày càng lớn mạnh và đã khẳng định vị thế của mình trên thương trường, công ty đã được các nhà sản xuất bình chọn là nhà phân phối xuất sắc sản phẩm thép. Với những thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, Thái Hưng đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (giai đoạn 2008-2013), hạng Nhì (2003-2007), hạng Ba (1998-2002). Bên cạnh đó, Thái Hưng đã giành được nhiều giải thưởng, như:
Giải thưởng Sao vàng Đất Việt, Cúp Sen vàng, Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu, Cúp Doanh nhân tâm tài… Thái Hưng liên tục nằm trong top 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và nằm trong top 100 thương hiệu mạnh của cả nước.
Mục tiêu lớn của Công ty trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là xây dựng Công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đơn vị đoàn kết vững mạnh chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
doanh thu ngày càng cao, tạo việc làm ổn định cho người lao động, thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng
Công ty CPTM Thái Hưng là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, hoạt động dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp với một số chức năng chính như sau:
- Kinh doanh mua bán sắt, thép, gang,…
- Bốc xếp hàng hóa.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
….
Nhiệm vụ
- Quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, bảo toàn và tăng cường vốn tự có, quản lý và sử dụng vồn theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Liên tục cải tiến trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc tổ chức hoạt động kinh doanh, thường xuyên nâng cấp chất lượng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt, đúng tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nhằm chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách chế độ pháp luật của Nhà Nước về hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất giữ gìn trật tự an ninh xã hội trên địa bàn hoạt động của đơn vị, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Hạch toán báo cáo trung thực lên các cơ quan cấp trên theo các quy định của luật doanh nghiệp.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty CPTM Thái Hưng
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
STT Chức năng Nhiệm vụ
1 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm. Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty. Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
2 Hội đồng quản trị
Quyết định mọi chiến lược phát triển của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của các Doanh nghiệp khác. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó. Quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường...
3 Tổng Giám
đốc Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động hàng ngày của công ty.
Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của công ty. Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết nghị của Hội đồng quản trị, như: thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất.
4 Phó Tổng giám đốc Tổ chức
Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Xây dựng định biên, đào tạo, tuyển dụng, sắp xếp nhân sự theo định hướng phát triển của Công ty. Phụ trách các vấn đề về tiền lương, thưởng và các chế độ chính sách cho người lao động. Phụ trách công tác quy hoạch, kiến thiết cơ sở hạ tầng,
đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của công ty.
5 Phó Tổng giám đốc Kinh doanh
Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, chính sách, quy chế, hệ thống phân phối. Chịu trách nhiệm thương lượng, đề xuất các giải pháp liên quan đến các Hợp đồng mua bán, dự báo tình hình thị trường. Triển khai thực hiện các chương trình phát triển thị trường, quan hệ cộng đồng trong phạm vi quản lý.
6 Phó Tổng giám đốc Sản xuất
Chỉ đạo và kiểm soát việc lập và điều phối kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư cho sản xuất ngắn, trung và dài hạn trên cơ sở đơn đặt hàng của khách hàng. Chuẩn bị mọi nguồn lực liên quan để triển khai sản xuất. Định hướng việc sắp xếp, bố trí dây chuyền và đưa ra các biện pháp để tăng năng suất, chất lượng. Kiểm soát chi phí sản xuất tối ưu.
7 Phó Tổng giám đốc Vật tư - Thiết bị
Xây dựng hệ thống quản lý vật tư, sửa chữa thiết bị theo triết lý quản lý Kaizen và mô hình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng). Hoạch định, triển khai và tổ chức theo dõi thực hiện công tác mua sắm vật tư, sửa chữa thiết bị trong toàn hệ thống. Tham mưu cho Tổng giám đốc công tác đầu tư thiết bị, công tác tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguyên - nhiên - vật liệu để phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của công ty.
8 Phó Tổng giám đốc Tài chính - Kế toán
Quản lý, huy động mọi nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra, giám sát thu hồi các khoản nợ bán hàng, nợ phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phê duyệt các khoản chi phí;
hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán trong hệ thống kế toán công ty.