Xây dựng các biến số phân tích

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 38)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1 Xây dựng các biến số phân tích

Những lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp BĐS như đã đề cập ở Chương 1 đã cho thấy một cái nhìn khá rộng về các nhân tố sẽ được tác giả đưa vào mô hình phân tích tại Chương này.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, dựa trên các dữ liệu thu thập được, tác giả đưa các nhân tố sau để phân tích tác động của chúng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE: tài sản hữu hình, lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, tính thanh khoản, thuế

suất biên tế.

Sau đây tác giả sẽ mô tả các biến số phân tích cũng như các phương pháp để

đo lường các biến số.

Đòn bẩy tài chính

Thuật ngữ đòn bẩy tài chính (hay đòn bẩy nợ) cũng hàm ý cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Sử dụng tỷ số đòn bẩy tài chính để đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi một doanh nghiệp vay tiền, doanh nghiệp luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định, vì các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ nợ. Và do đó, vay nợ được xem là tạo ra đòn bẩy. Đối với nhà cung cấp tín dụng, căn cứ vào tỷ số

đòn bẩy tài chính đểấn định mức lãi suất cho vay. Đối với doanh nghiệp, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Thông qua tỷ số đòn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của doanh nghiệp và từ đó cân nhắc các quyết định đầu tư của mình.

Để có cái nhìn rõ hơn về cơ cấu nợ trong nguồn vốn của doanh nghiệp, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đo lường biến đòn bẩy tài chính như sau:

− Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (LEV - Leverage)

LEV Tổng nợ

Tổng tài sản

− Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD - Short Term Debt)

STD Nợ ngắn hạn Tổng tài sản

− Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD - Long Term Debt)

LTD Nợ dài hạn Tổng tài sản

Tài sản hữu hình (TANG - Tangible Assets)

Tác giả đưa ra giả thuyết rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan tỷ lệ thuận (+) với tài sản hữu hình.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đo lường biến tài sản hữu hình như sau:

TANG TSCð Hàng tồn kho BðS ñầu tư

Tổng tài sản

Lợi nhuận (PROF - Profitability)

Tác giả đưa ra giả thuyết rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan tỷ lệ thuận (+) hoặc tương quan tỷ lệ nghịch (-) với lợi nhuận.

Trong bài nghiên cứu của mình vào năm 1999, Ooi đã đo lường biến lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách lấy logarit của giá trị lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đo lường biến lợi nhuận theo phương pháp tương tự, cụ thể:

PROF lnEBIT!

Quy mô doanh nghiệp (SIZE – Business Size)

Tác giả đưa ra giả thuyết rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan tỷ lệ thuận (+) hoặc tương quan tỷ lệ nghịch (-) với quy mô doanh nghiệp.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đo lường biến quy mô doanh nghiệp bằng cách lấy logarit của giá trị sổ sách tổng tài sản doanh nghiệp, cụ thể:

SIZE lnTổng tài sản!

Cơ hội tăng trưởng (GROW – Growth opportunities)

Tác giả đưa ra giả thuyết rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan tỷ lệ thuận (+) hoặc tương quan tỷ lệ nghịch (-) với cơ hội tăng trưởng.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đo lường biến cơ hội tăng trưởng như sau:

GROW Tổng tài sản$% Tổng tài sản$&' Tổng tài sản$&'

Rủi ro kinh doanh (RISK – Business Risk)

Tác giả đưa ra giả thuyết rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan tỷ lệ thuận (+) hoặc tương quan tỷ lệ nghịch (-) với rủi ro kinh doanh.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đo lường rủi ro kinh doanh như sau:

RISK % Biến ñộng EBIT % Biến ñộng doanh thu thuần

Tính thanh khoản (LIQD – Liquidity)

Tác giả đưa ra giả thuyết rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan tỷ lệ thuận (+) hoặc tương quan tỷ lệ nghịch (-) với tính thanh khoản.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đo lường biến tính thanh khoản như sau:

LIQD Giá trị tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Thuế suất biên tế (TAX)

Tác giả đưa ra giả thuyết rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan tỷ lệ thuận (+) với thuế suất biên tế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đo lường biến thuế suất biên tế như sau:

TAX Số thuế doanh nghiệp phải nộp trong kỳ

Bảng tổng hợp các biến số phân tích trong đề tài được trình bày chi tiết như bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1: Tổng hợp các biến số phân tích Biến phân tích Ký hiệu Cách tính Tương quan kỳ vọng với cấu trúc vốn Đòn bẩy tài chính LEV STD LTD LEV Tổng nợ Tổng tài sản STD Nợ ngắn hạn Tổng tài sản LTD Nợ dài hạn Tổng tài sản Tài sản hữu hình TANG TSCð Hàng tồn kho BðS ñầu tư Tổng tài sản +

Lợi nhuận PROF lnEBIT! + / –

Quy mô

doanh nghiệp SIZE lnTổng tài sản! + / –

Cơ hội tăng trưởng GROW Tổng tài sản$% Tổng tài sản$&' Tổng tài sản$&' + / – Rủi ro kinh doanh RISK % Biến ñộng EBIT

% Biến ñộng doanh thu thuần + / –

Tính thanh

khoản LIQD

Giá trị tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn + / –

Thuế suất

biên tế TAX Số thuế DN phải nộp trong kỳ

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay +

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)