Xây dựng phương thức quản trị tài chính hiệu quả

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 61)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1.5Xây dựng phương thức quản trị tài chính hiệu quả

Hoạch định cấu trúc vốn không dựa trên những phân tích hợp lý, cộng thêm đầu tư vào những dự án không hiệu quả thì khả năng phá sản của các doanh nghiệp BĐS là rất cao. Cũng như đa số các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp bất động niêm yết trên HOSE vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản trị tài chính, dẫn đến việc lựa chọn nguồn vốn tài trợ chủ yếu mang tính chất cảm tính tức thời, không có chương trình hoạch định lâu dài. Do đó, các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE cần xây dựng một phương thức quản trị tài chính hiệu quả hơn, cụ

thể như sau:

Xây dựng mục tiêu cho hoạt động tài chính:

Quản trị tài chính doanh nghiệp phải luôn hướng đến mục tiêu là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Mục tiêu này không đồng nghĩa với việc tối đa hoá lợi nhuận, mà cần có sự cân đối giữa lợi nhuận trong ngắn hạn và sự phát triển bền vững trong tương lai.

Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ:

Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE những lợi ích như:

− Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án.

− Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và các báo cáo tài chính.

− Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ

chức cũng như các quy định của luật pháp.

Xây dựng và hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro tài chính

Hiện nay việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, nguyên nhân xuất phát từ thị trường các sản phẩm phái sinh ở nước ta còn chưa phát triển, cũng như xuất phát từ chính nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của hoạt động quản trị rủi ro tài chính.

Việc quản trị rủi ro tài chính hiệu quả có thể làm giảm số thuế doanh nghiệp phải nộp, làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính cũng như tạo điều kiện cho các dự án

đầu tư được lựa chọn, qua đó có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp (Nguyễn Thị

Ngọc Trang, 2007)7. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE cần xây dựng và hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro tài chính trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 61)