Đối với cơ quan quản lý Nhàn ước

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 53)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1Đối với cơ quan quản lý Nhàn ước

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm kiện toàn khung pháp lý cho thị trường bất động sản như các chính sách liên quan đến bồi thường – giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất, chính sách cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.., qua đó góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững và lành mạnh.

Sớm bổ sung hành lang pháp lý để hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng nhằm hỗ trợ cho thị trường BĐS huy động được đa dạng các nguồn vốn trong xã hội, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tín dụng từ ngân hàng mà thường là các khoản tín dụng ngắn hạn, đồng thời để chuẩn bị bước phát triển thị trường BĐS vào cấp độ tài chính hóa. Cụ thể:

− Quỹ tín thác BĐS: là mô hình quỹ đầu tư chuyên đầu tư trong lĩnh vực BĐS. Mục đích của quỹ là huy động vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua phát hành chứng chỉ quỹ và đầu tư chuyên vào lĩnh vực BĐS. Sự khác biệt của quỹ tín thác BĐS với các quỹ đầu tư khác ở 3 điểm chính:

+ Quỹ tín thác BĐS được đầu tư 100% vốn vào BĐS (các quỹ đầu tư khác chỉ

được đầu tư tối đa 40%).

+ Quỹ tín thác BĐS có quy định thông thoáng về phương thức phân chia lợi nhuận từ đầu tư và Quỹ tín thác BĐS cũng được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

+ Quỹ tín thác BĐS sẽ là kênh đầu tưổn định cho người dân có vốn nhàn rỗi, để họ có sự lựa chọn và không phải đầu tư thông qua việc mua, bán BĐS đơn lẻ để

kiếm lời như hiện nay.

− Quỹ tiết kiệm nhà ở: nhằm hỗ trợ cho người có nhu cầu nhà ở nhưng thu nhập hạn chế. Nguồn vốn được hình thành từ đóng góp của tiền lương người lao động hàng tháng, sau đó Nhà nước sẽ sử dụng nguồn tiền từ quỹ để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng đã góp tiền. Người gửi tiền sau 10 – 15 năm sẽ được mua nhà ở xã hội bằng tiền tiết kiệm. Nếu thiếu, quỹ sẽ cho vay theo lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thương mại. Đây là mô hình được một số nước áp dụng rất thành công như Singapore, Trung Quốc.

− Xây dựng thị trường thế chấp thứ cấp (tái thế chấp) BĐS, có sự hỗ trợ và kiểm soát của Nhà nước để tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng, tạo nguồn vốn trung và dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn do thế chấp BĐS tạo ra. Để thị trường BĐS phát triển bền vững và hệ thống ngân hàng có thể tài trợ một cách lành mạnh cho thị

trường này, cần phải có một hệ thống thế chấp thứ cấp mạnh và được quản lý tốt. Cần có cơ chế kiểm soát đối với việc xác định khả năng tài chính của nhà đầu tư khi thực hiện dự án, cũng như giám sát để số vốn này thực sự đi vào thực hiện dự

án.

Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nên có chính sách gia hạn thời gian nộp thuế, thời gian nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án, để từ đó doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để tái đầu tư vào các dự án mới.

Tháo gỡ những vướng mắc để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn.

Cần sớm có chính sách kích cầu tiêu dùng để vực dậy thị trường BĐS, tạo điều kiện để người thực sự có nhu cầu về nhà ở có thể vay vốn với lãi suất thấp trong dài hạn. Đồng thời cần xem xét để các nhà đầu tư thứ cấp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay, qua đó góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.

Cần có cơ quan nghiên cứu, dự báo và cung cấp dữ liệu chính thức, thường xuyên về thị trường bất động sản, qua đó giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thị trường mà họ hướng tới, cũng như giúp người dân có đủ thông tin khi tham gia vào thị

trường tránh tâm lý đám đông làm rối loạn thị trường.

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 53)