Nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1Nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc vốn

Bên cạnh nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn tiền ứng trước của khách hàng mua BĐS thì nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp BĐS Việt Nam.

Để có một cái nhìn tổng quan về tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE, tác giả tính toán tỷ lệ tổng nợ trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2011. Kết quả thể hiện như Biểu đồ

2.1 sau:

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tổng nợ trong cơ cấu vốn các doanh nghiệp BĐS

Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Số liệu thống kê tại biểu đồ trên cho thấy các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2008 – 2011 có xu hướng thích sử dụng nợ vay nhiều hơn vốn cổ phần. Tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn luôn cao hơn 50% qua các năm, trong đó

55.03% 53.28% 50.57% 53.53% 48.00% 49.00% 50.00% 51.00% 52.00% 53.00% 54.00% 55.00% 56.00% 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ tổng nợ

năm 2008 ghi nhận tỷ lệ này ở mức cao nhất (55,03%) và năm 2010 ở mức thấp nhất (50,57%).

Mặc dù vậy, có một thực tế là trong khi hầu hết các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE đang khát vốn, phải tìm đủ mọi cách để tiếp cận các nguồn vốn từ

bên ngoài thì vẫn có không ít doanh nghiệp dùng quá nhiều vốn tự có, rất ngại đi vay (trong dữ liệu của nghiên cứu này, doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản thấp nhất là Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền vào năm 2008, ở mức 3,78%). Việc không dùng đòn bẩy nợ sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro kiệt quệ tài chính, nhưng ngược lại cũng khiến các doanh nghiệp phải đối diện với 4 hậu quả: không có quy mô vốn lớn, không đủ tự tin để tiếp cận các dự án lớn, khó có cơ hội tăng tốc, không thu hút được nguồn vốn bên ngoài. Mặt khác, tỷ

lệ vốn tự có quá lớn dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan, không có chiến lược. Tất cả

những tồn tại này đã ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, mà cụ thể là làm mất khả năng thanh toán, mất cơ hội kinh doanh (do không chủ động được về nguồn vốn) và gặp nhiều trở ngại trong việc huy động vốn.

Ngoài ra, do thị trường vốn Việt Nam chưa thật sự phát triển, chứng khoán đang trong đà suy giảm dưới tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu nên nguồn vay nợ của các doanh nghiệp đến chủ yếu từ kênh huy động truyền thống là các ngân hàng thương mại. Vì vậy khi việc tiếp cận nguồn vốn này gặp khó khăn, lập tức các doanh nghiệp BĐS rơi vào tình trạng không đủ khả năng tài chính để tiếp tục đầu tư.

Một phần của tài liệu HÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 32)