1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.docx

65 888 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 115,73 KB

Nội dung

Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan

Trang 1

1.1.2 Về chất lượng của mặt hàng rau quả 4

1.1.3 Về vấn đề bảo quản rau quả 6

1.1.4 Nhu cầu về rau quả trên các thị trường 8

1.2 Tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả của Việt Nam 9

1.2.1 Sự cần thiết của xuất khẩu rau quả 9

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu rau quả 10

1.3 Tổng quan về thị trường Đài Loan 12

1.3.1 Khái quát về thị trường sản xuất, xuất khẩu Đài Loan 13

1.3.1.1 Về Kinh tế 13

1.3.1.2 Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan 18

1.3.2 Các qui định về nhập khẩu của Đài Loan 20

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 23

2.1 Lợi thế của Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu rau quả 23

2.1.1 Lợi thế về khí hậu 23

2.1.2 Lợi thế về nguồn nước 23

2.1.3 Lợi thế về đất đai 25

2.1.4 Những lợi thế khác 25

2.2 Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam 27

2.3 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 302.3.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua 30

Trang 2

2.3.2 Cơ cấu mặt hàng 34

2.2 Những thuận lợi, khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan 40

2.2.1 Những thuận lợi khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan 40

2.4.2 Những khó khăn khi rau quả của Việt Nam đưa đi xuất khẩu 43Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ SANG ĐÀI LOAN 47

3.1 Phương hướng phát triển mặt hàng rau quả ở nước ta trong những năm sắp tới 47

3.1.1 Phương hướng phát triển 47

3.3.1 Giải pháp liên quan đến nguồn hàng 52

3.3.2 Giải pháp liên quan đến thị trường 55

3.3.3 Hoàn thiện công nghệ chế biến và công tác bảo quản dự trữ hàng hóa 56

3.1 Một số kiến nghị đối với nhà nước 58

3.1.1 Định hướng quy hoạch vùng sản xuất 58

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Diện tích đất canh tác và sản lượng các loại quả của Đài Loan 18

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam qua các năm 31

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các tháng của 2005 so với 2006 (1.000 $) 32

Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2008 34

Chủng loại rau quả xuất khẩu trong tháng 12/06 35

Chủng loại rau củ xuất khẩu trong tháng 1/2007 37

Bảng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan 40

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Sau một năm hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đãđạt được nhiều thành công lớn, trong đó không thể không kể tới xuất khẩu rauquả Đó là một ngành chiếm tỉ trọng tương đối cao trong kim ngạch xuất khẩucủa nước ta Đầu thập niên 90 nền kinh tế Việt Nam suy giảm mạnh do mấtthị trường xuất khẩu truyền thống ở các nước khối SEV Từ năm 95 trở lạiđây xuất khẩu rau quả nước ta đã hồi phục và đạt được bước tăng trưởng đángkể Với các điều kiện, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rau quả nhiệt đới, ánhiệt đới và cả một số loại rau quả ôn đới Cộng với thế mạnh là nguồn laođộng dồi dào rau quả của Việt Nam đã vươn tới hơn 50 quốc gia trên thế giới.Nhằm xúc tiến và phát triển kinh tế thương mại Việt Nam đã bắt tay với nhiềuđối tác một trong số những số đó là Đài Loan.

Từ thập niên 1970 đến nay, Đài Loan lâm vào tình trạng cô lập trêntrường ngoại giao Thời đó chỉ có chưa tới 30 nước còn duy trì mối quan hệvới đảo quốc Những thập niên gần đây nhờ kinh tế phát triển nhanh chóngĐài Loan trở thành một trong những nước giàu nhất Á châu nên Đài Loanđứng vào hàng “mãnh hổ kinh tế” ở vùng này Hiện nay diễn đàn kinh tế thếgiới (WEF) xếp Đài Loan vào hàng thứ 3 về mức tăng trưởng cạnh tranh kinhtế Việt Nam và Đài Loan có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồngvà hiểu nhau khá rõ Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTOcác bạn hàng của Việt Nam nhìn nhận Việt Nam là một điểm đầu tư đặc biệtthu hút Trong đó các nhà làm luật Đài Loan tiến cử Việt Nam là nơi đầu tư lýtưởng Sau chuyến viếng thăm Việt Nam rồi tham dự diễn đàn kinh tế thươngmại Việt Nam - Đài Loan, Việt Nam đã được tiến cử như là một thiên đườngvới nhiều khả năng tiềm ẩn Mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa Việt Nam vàĐài Loan ngày càng thêm củng cố Việt Nam đã xác định rõ các mặt hàngkinh doanh phù hợp với chức năng, thế mạnh của mình đồng thời phù hợp với

Trang 5

nhu cầu từ phía Đài Loan Rau quả chính là một trong những mặt hàng đượcđặc biệt quan tâm, xây dựng kinh doanh với Đài Loan ngay từ đầu Vì thế màem đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang ĐàiLoan” Mục tiêu tập trung mô tả các đặc điểm, cơ cấu, phân tích những điểmthuận lợi cũng như khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang ĐàiLoan, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển của ngành rauquả trong những năm sắp tới Kết cấu đề án được chia thành 3 phần như sau:

Chương 1: Vấn đề cơ bản về xuất khẩu rau quả của Việt Nam sangĐài Loan

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thịtrường Đài Loan

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang ĐàiLoan

Em xin cảm ơn trung tâm thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân, cácgiảng viên khoa Thương Mại Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Giáo sưtiến sĩ Hoàng Đức Thân đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề án này.

Trang 6

Chương 1: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN

1.1 Đặc điểm của mặt hàng rau quả

1.1.1 Về nguồn hàng

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có tiềm năng về phát triển rauquả Với 7 vùng sinh thái khác nhau, tạo điều kiện cho Việt Nam có khả năngtrồng luân canh nhiều loại rau và cây ăn quả phong phú, đa dạng.

Ở Trung du và miền núi phía Bắc có thể trông mận, hồng, đào, chuối, dứa,vải, nhãn, súp lơ xanh, su hào, Đồng bằng Sông Hồng thì trồng nhãn, cam,na, quýt, các loại rau vụ đông: bắp cải, cà rốt,… Các loại rau mùa hè như: rauđay, dưa chuột, các loại bí, mướp,… Đồng bằng Sông Cửu Long trồng vải,nhãn, sầu riêng, xoài, dứa,…thanh long, trái bơ, chôm chôm, chuối, mít thìđược trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Hiện nay nhiều vùng qui hoạch trồng rau quả đã được xác lập trong cảnước Việc chế biến cũng được đầu tư và nhiều mặt hàng được chế biến bằngphương pháp cổ truyền như sấy, muối chua, muối mặn,… cũng như nhữngmặt hàng đồ hộp của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới Với nềncông nghiệp mới, hiện đại hơn trước ngành rau quả đã có nhiều sản phẩm đadạng Chúng ta đã sấy khô và đóng hộp các loại quả (mít, khoai môn, dứa,chuối, nhãn, vải,…) Nước uống tưới đóng trong lon, chai, hộp giấy hoặcđược đóng vào can lớn, hộp lớn Các loại sản phẩm muối và nước quả cô đặccũng rất được ưa thích.

Với nguồn cung vô cùng đa dạng, phong phú các nhà xuất khẩu của ViệtNam không khó để thu mua các loại rau quả Nhưng vấn đề đặt ra là phải xácđịnh đặc điểm rau quả từng thời vụ để lên kế hoạch thu mua sao cho tốt nhất,số lượng nhiều nhưng giá mua lại là thấp nhất Thông thường vào mùa vụ giácả các loại thường thấp, chất lượng và mẫu mã đều đạt yêu cầu Tuy nhiên, có

Trang 7

không ít những đơn đặt hàng về các loại rau quả trái vụ, với mặt hàng này khảnăng dự trữ là thấp, khó có thể dự trữ lâu dài với số lượng lớn nên không đủkhả năng để cung cấp cho Đài Loan Từ đó cho thấy Việt Nam cần phải xácđịnh rõ nguồn hàng để cung cấp cùng với nguồn dự trữ của mình Sau khichính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã mở rộng ngoại giaovà tự hoàn thiện mình hơn nữa Bên đối tác có nhiều khắt khe nhưng do ViệtNam có nhiều năm kinh nghiệm đã biết rõ tình trạng này Nhờ vậy hầu hếtnhững yêu cầu về hoa quả trái vụ chúng ta đều thực hiện tương đối hiệu quả,có uy tín với nhiều nước trên thế giới, luôn giữ được bạn hàng truyền thống làĐài Loan và các thị trường khác như: Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ,…Tuy nhiên Việt Nam đang cố gắng để phát huy hiệu quả của mặt chuyên mônnày để có thể thành công hơn nữa trong tương lai.

1.1.2 Về chất lượng của mặt hàng rau quả

Hiện nay chất lượng của nhiều loại hoa quả tiêu thụ trong nước hay xuấtkhẩu luôn là vấn đề nổi cộm Chất lượng của rau quả phụ thuộc vào nhiều yếutố như giống, phương pháp canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vậnchuyển,… Trong đó giống rau quả và kỹ thuật trồng trọt là yếu tố quan trọnghàng đầu để nâng cao năng suất và đặc biệt là chất lượng rau quả Việt Namcó nhiều loại giống rau bản địa phong phú Sự phong phú này đã được khaithác phát triển một cách triệt để, nhiều giống rau quả hiện nay phù hợp với thịtrường trong nước, người dân đã sử dụng giống có sẵn một cách thuần thục.Tuy nhiên vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng cho phát triển những giống mớicó chất lượng cao hơn, phù hợp với thị trường thị hiếu phức tạp của các thịtrường khác nhau Đó chính là một trong những điểm yếu cơ bản về khả năngcạnh tranh của rau quả Việt Nam.

Trên thực tế do tập quan lâu đời của nước ta là vườn cây ăn trái đượctrồng bằng hạt do vậy bị thoái hóa, bị lai tạp nhiều Các giống bị lai tạp khôngthuần chủng tạo ra khó khăn cơ bản cho sản phẩm như tính không đồng đều,

Trang 8

sự ổn định về chất lượng tiêu chuẩn hóa Tuy nhiên, bắt đầu từ vài năm gầnđây việc nhập giống tiến bộ, tuyển chọn giống nội địa tốt đã được mọi ngườidân quan tâm và thực hiện theo.

Vải thiều là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở các tình phía Bắc nhấtlà Bắc Giang, Hưng Yên Sản lượng cho nhiều thích hợp cho việc tiêu dùngnội địa nhưng khi chế biến thì quả vải đổi màu sau khi đóng hộp từ 2-3 tháng.Do đó đòi hỏi ta phải tìm kiếm thị trường xuất khẩu từ trước Nhãn thì hầu hếtcác giống đang được trồng ở miền Nam và miền Bắc cho chất lượng và sốlượng tương đối cao Một số địa phương như Hưng Yên đã tận dụng nguồnnày để chế biến nhiều sản phẩm thơm ngon, chất lượng đảm bảo đó là longnhãn được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng Tuy nhiên, cùi nhãn mỏngvà hạt nhãn lại lớn, điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng long nhãn khi chếbiến Giống dứa phổ biến ở Việt Nam hiện nay là giống Queen Victoria choquả nhỏ năng suất thấp (trên dưới 10 tấn/ha) Nó rất phù hợp cho tiêu dùngtươi Giống dứa Cayen năng suất cao hơn đạt 50-60 tấn/ha Nhiều nước vàquả thích hợp để chế biến đóng hộp thành dứa khoanh hoặc nước dứa ép, sảnphẩm chế biến ra rất thơm ngon được nhiều thị trường đặt mua Các giốngchuối và cây có múi của Việt Nam cũng chỉ phù hợp với thị trường trongnước, chứ chưa phù hợp xuất khẩu ra thị trường quốc tế vì kích thước, năngsuất, màu sắc, mùi vị còn chưa phù hợp Bên cạnh đó nhiều nước trong khuvực đã bằng cách này hay cách khác lấy giống một số loại hoa quả của ViệtNam như thanh long, chỉ một vài năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu nhậpnhiều giống chất lượng cao của các nước đối với một số cây ăn quả nhiệt đớinhư xoài từ Thái Lan, Ôxtraylia, dứa, nhãn từ Trung Quốc và Thái Lan, hồngtừ Đài Loan.

Mặt hàng rau quả mang tính thời vụ điển hình, phụ thuộc rất nhiều vàođiều kiện tự nhiên Nhất là các loại rau, nếu điều kiện tự nhiên tốt như mưathuận gió hòa, đất đai màu mỡ Cho các loại rau đồng đều cả về số lượng lẫn

Trang 9

chất lượng mà giá cả lại rẻ Nhưng nếu thời tiết bất ổn, kéo theo sự sụt giảmvề chất lượng rất mạnh Trong khi đó hàng hóa đem đi xuất khẩu có nhữngđòi hỏi rất khắt khe, bởi đây là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe củangười tiêu dùng nên sẽ được kiểm định chặt chẽ tại quốc gia nhập khẩu Bấtkì dấu hiệu bất ổn nào cũng gây ra bất lợi cho Việt Nam, hàng hóa sẽ bị đemtrả lại, gây tổn thất về tài chính và uy tín Các loại rau vụ đông vừa qua dothời tiết rét đậm rét hại liên tục trong nhiều ngày đã không thể sống và tăngtrưởng như dự tính, chất lượng thu về kém hẳn so với mẫu năm trước Tuynhiên “mùa nào thức ấy” phải có khí hậu se se lạnh thì mới trồng được Vấnđề đặt ra là Việt Nam phải luôn cố gắng hết sức để kiểm soát chất lượng sảnphẩm đưa đi xuất khẩu.

Do các nước nhập khẩu luôn bảo hộ cho sản xuất trong nước, cuộc sốngđòi hỏi ngày càng cao của người dân Vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu,các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm trở nên rất cao Để chiếm lĩnh trên thịtrường quốc tế và đủ sức để cạnh tranh với các nước khác như: Thái Lan,Trung Quốc… Việt Nam phải đảm bảo tiêu chuẩn hàm lượng các chất trongthực phẩm đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, giảm thiểusai sót.

1.1.3 Về vấn đề bảo quản rau quả

Với đặc tính của rau quả đó là những thực phẩm tươi, việc dự trữ mặthàng này trong một thời gian dài không thể không tránh khỏi ít nhiều sẽ làmgiảm đi chất lượng của chúng Trong khi xuất khẩu luôn đòi hỏi rau quả tươimới nhất Vì thế việc bảo quản rau quả như thế nào để vẫn giữ được chấtlượng là một vấn đề nan giải và cần thiết.

Muốn đáp ứng được yêu cầu của thị trường buộc chúng ta phải có mộtquá trình chế biến, bảo quản dự trữ thật tốt Khâu này có thực hiện tốt mớiđảm bảo được chất lượng của sản phẩm Vì chỉ cần một thời gian ngắn nếukhông được bảo quản đúng qui cách, rau quả dễ bị biến chất, không sử dụng

Trang 10

được Thu mua sản phẩm đồng đều về chất lượng giữa vố số loại sản phẩmkhác nhau là điều rất khó Vì vậy việc bảo quản gặp nhiều trở ngại, các loạirau quả được thu thập từ nhiều địa phương, hầu hết là đa chủng loại Trongkhi công nghệ bảo quản tại Việt Nam còn thấp, công nghệ chế biến còn lạchậu, chỉ được sơ chế chứ chưa thực sự được bảo đảm an toàn Ảnh hưởng đếncác thành phần chất của sản phẩm Đối với rau quả độ tươi được đánh giá rấtcao, tiếp theo là hương vị, hình dáng, màu sắc của sản phẩm Tùy theo từngmặt hàng cụ thể mà chúng ta có những hình thức bảo quản sao cho hợp lý.Nước ta chủ yếu bảo quản rau quả theo những các sau:

Bảo quản trên điều kiện thường: nghĩa là không bảo quản lạnh hay bấtkỳ cách xử lý nào khác ngoài hệ thống thông gió Thường được áp dụng cho:khoai tây, củ cải, cà rốt, cải bắp, chuối buồng…

Bảo quản lạnh: kho lạnh phải đạt tiêu chuẩn trần và sàn nhà đều phảiđược cách nhiệt tốt.

Bảo quản bằng điều chỉnh khí quyển: phòng kho phải kín, lạnh hoặckhông lạnh, có hệ thống thông gió và cung cấp oxy, nitơ, cacbonic, với thiếtbị đo nhiệt độ, độ ẩm các khí này một cách tự động Phương pháp này thườngáp dụng cho táo, lê, xà lách, cải bắp, măng tây,

Ngoài ra còn bảo quản rau quả tươi bằng hóa chất được phép sử dụngtrong đó có chất chống thối, mốc, chống nảy mầm,…

Riêng đối với rau quả chế biến có thể chia thành các nhóm sau: Sơ chế.

 Đông lạnh: tất cả các loại rau quả đều có thể xắt miếng cho vào bao bìthích hợp bảo quản đông lạnh trong thời gian dài, vận chuyển đi xa.

 Sấy khô: sấy bằng không khí nóng, với các sản phẩm đặc trưng là táo,chuối, mận, vải,… sấy thăng hoa áp lực cao có thể áp dụng với hầu hết cácloại rau quả.

Trang 11

 Sản phẩm muối: muối mặn, muối chua dùng cho: hành, cà, ngô, dưachuột, các loại dưa,…

Bao bì đóng gói bảo quản các loại rau quả cũng rất cần thiết Nó có tácdụng bảo vệ rau quả trước tác động của môi trường Chất liệu đóng gói phùhợp với tính chất của sản phẩm, hình thức đẹp, gây chú ý trong đó phải chứađựng đầy đủ thông tin về sản phẩm: nơi sản xuất, hạn sử dụng, hàm lượng cácchất dinh dưỡng…

1.1.4 Nhu cầu về rau quả trên các thị trường

Nhu cầu về rau quả các loại (ở dạng tươi hoặc đã chế biến) ngày càng giữvai trò quan trọng và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của conngười Rau quả không chỉ có tác dụng dinh dưỡng mà còn cung cấp cho conngười nguôn dược liệu quí giá vì trong rau quả không chỉ có các loại vitaminA, B, C, E, catoren mà còn một số yếu tố vi lượng khác Đặc biệt trong rauquả còn chứa chất xơ giúp cho bộ máy tiêu hóa làm việc tốt hơn Vì thế màbất cứ quốc gia nào trên thế giới hàng năm cũng tiêu thụ một số lượng lớnthực phẩm là rau quả Theo số liệu trung tâm thông tin thương mại toàn cầuthì các nước đứng đầu về xuất khẩu rau là Mêhicô, Trung quốc, Hoa Kỳ, EU,Canada Còn về sản xuất quả lớn nhất thế giới là Trung Quốc, EU đứng thứ 2,đứng thứ 3 là Ấn Độ Trong đó Trung Quốc có mức tăng trưởng sản lượngcao nhất Các nước sản xuất rau quả lớn khác là Braxin, Hoa Kỳ, Mêhicô,Chilê và Nam Phi có mức tăng trưởng tương đối ổn định.

Nhu cầu của người tiêu dùng có liên quan tới thu nhập quá trình đô thịhóa, thông tin và giáo dục Những thông tin và giáo dục về vấn đề sức khỏeđã ảnh hưởng tới ưu tiên trong tiêu dùng đối với rau quả của người dân Rấtnhiều chiến dịch khác nhau đã cung cấp cho người dân những thông tin về lợiích đối với sức khỏe từ viêc ăn rau quả Xu hướng tăng cường chế độ ăn kiêngở các nước phát triển cũng khuyến khích tiêu thụ nhiều rau quả hơn Tại cácnước đang phát triển lượng rau tiêu thụ ở thành phố cao hơn ở nông thôn.

Trang 12

Theo số liệu của tổ chức nông lương quốc tế (FAO) nghiên cứu tại TrungQuốc lượng tiêu thụ rau trên đầu người hàng năm ở thành thị cao hơn nôngthôn là 40kg Các nước đang phát triển lại là nước đang trong quá trình đô thịhóa do vậy đây là các thị trường đầy tiềm năng Một thay đổi nữa đó là xuhướng gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm trái vụ Người tiêu dùng ở nhiềunước phát triển sẵn sàng trả mức giá rất cao cho các sản phẩm trái vụ Trongvòng hai thập kỉ qua thương mại rau quả thế giới có bước phát triển mạnh mẽ.Theo số liệu của FAO thị phần của rau quả xuất khẩu trong tổng thương mạihàng nông sản toàn cầu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 11,7%.Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất thuộc nhóm các sản phẩm phi truyềnthống như: xoài, khoai tây, cam, nấm, ngô ngọt, bơ đều tăng ở mức 2 con sốtrong suốt những năm vừa qua Ngược lại cũng trong giai đoạn này tỷ lệ tăngtrưởng xuất khẩu của các phẩm truyền thống (chuối và quả có múi) giảm đi.Các nước đang phát triển ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong xuất khẩurau quả, đặc biệt là rau quả phi truyền thống Hiện nay các nước đang pháttriển chiếm khoảng 60% thị phần rau quả xuất khẩu trên toàn cầu.

1.2 Tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả của Việt Nam

1.2.1 Sự cần thiết của xuất khẩu rau quả

Ngay từ thuở xa xưa con người đã tìm cho mình một loại thức ăn có sẵntừ thiên nhiên, mang đầy giá trị dinh dưỡng và thực sự hữu ích cho sự pháttriển của cơ thể con người đó chính là rau quả Cùng với bước tiến của thờiđại rau quả ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mìnhđối với cuộc sống của con người nói chung và đối với sự phát triển của nềnkinh tế nói riêng Đối với một số đất nước có không có điều kiện sản xuất rauquả như: Nhật Bản, Nga và một số nước ở châu phi thì việc nhập khẩu rauquả từ nước khác là không thể tránh khỏi Trong khi đó nước ta là nước đi lêntừ nông nghiệp, đời sống nhân dân còn rất khó khăn, thiếu thốn nhưng lại córất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại rau quả Vì vậy việc trao

Trang 13

đổi, mua bán rau quả với nước ngoài là rất cần thiết Trong khẩu phần ăn củacon người ngoài calo, chất béo, chất đạm ra còn cần có vitamin, muối khoángcác axit hữu cơ mà các chất này thì lại có chủ yếu trong rau quả Theo sựnghiên cứu của các nhà khoa học thì hàng ngày cơ thể của chúng ta cầnkhoảng 1300 – 1500 calo và nhu cầu tiêu dùng rau quả hàng ngày cho mộtngười là từ 300 – 400 gam (khoảng 9 – 12 kg/người/tháng) Khi đời sống củangười dân ở các nước phát triển ngày càng được nâng cao hơn thì rau quả còncó tác dụng giúp làm đẹp và giảm cân Phát triển rau quả không chỉ cung cấpchất dinh dưỡng cho cơ thể mà nó còn góp phần tạo ra công ăn, việc làm, tăngthu nhập cho người nông dân, xoá đói giảm nghèo, tăng ngoại tệ cho đấtnước Rau quả ngày càng chiếm tỉ trọng cao hơn trong cơ cấu kinh tế nôngnghiệp của tất cả các nước trong những thập kỉ qua Xuất khẩu rau quả khôngnhững nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước mà còn giúp nềnkinh tế nước ta ổn định và bền vững hơn vì nguồn lực được phân bổ hợp lý,có hiệu quả Chính điều này sẽ giúp cho những nước đang phát triển như ViệtNam đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá trên cơ sở ứng dụng khoa họccông nghệ kỹ thuật

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu rau quả

 Xuất khẩu rau quả thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, góp phầnthu ngoại tệ: Xuất khẩu rau quả có vai trò rất lớn trong việc phát triển nôngnghiệp nước ta, tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ nâng cao năng lựcsản xuất của các đơn vị xuất khẩu mặt hàng rau quả, nhờ vậy ngành sản xuấtrau quả có thể phát triển ổn định Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà các vùngtrồng cây ăn quả được xây dựng một cách có hệ thống chứ không phát triểnmột cách tràn lan Nhờ có xuất khẩu mà các doanh nghiệp và người nông dânđã hình thành nên mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau Doanh nghiệpcung cấp giống cây trồng, hỗ trợ máy móc còn người nông dân sẽ bán sảnphẩm cho doanh nghiệp Vì vậy mà hiệu quả kinh tế đã được tăng lên đáng

Trang 14

kể Thông qua xuất khẩu sẽ giúp chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hìnhthành cơ cấu thích ứng với thay đổi, đòi hỏi của thị trường

Theo đánh giá của các nhà kinh tế và các chuyên gia thì việc sản xuất vàxuất khẩu rau quả cho hiệu quả cao hơn so với các nông sản khác Trong khicác loại cây công nghiệp từ năm thứ 8 trở đi sẽ bắt đầu có lãi, thì với cây vảithiều đến năm thứ 5 đã thu hồi vốn, và từ năm thứ 6 trở đi đã sinh lời Mỗinăm trên thế giới nhu cầu tiêu dùng rau quả tăng thêm 3,6%/năm; trong khiđó cung chỉ tăng 2,8%/năm Xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng vào việctăng thu ngân sách cho nhà nước Mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu liêntục tăng nhanh Đến năm 2008 nước ta dự kiến sẽ tăng 16,7% đạt 350 triệutấn Với những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển sản xuất và xuất khẩurau quả của Việt Nam thì chúng ta còn rất nhiều cơ hội để gia nhập, cạnhtranh với thị trường thế giới.

Xuất khẩu rau quả góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người laođộng, cải thiện đời sống người dân.

Với dân số hơn 81 triệu người trong đó hơn 50 triệu người đang ở độ tuổilao động, hàng năm lại có thêm 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động.Việt Nam là một trong những nước có lượng người lao động đông nhất trongkhu vực Tuy nhiên lao động của chúng còn hạn chế về trình độ, lao động thủcông là chính Rau quả không như những mặt hàng có thể sản xuất quanh nămmà nó có tính thời vụ, những người dân thất nghiệp trong lúc nông nhàn đềukéo nhau lên thành phố để kiếm việc Sản xuất mặt hàng rau quả xuất khẩu cóthể thu hút một lượng lớn lao động trong nước kể cả lao động có trình độ caovà những lao động phổ thông đặc biệt là những lao động ở nông thôn Sảnlượng xuất khẩu rau quả hàng năm càng cao thì càng tạo ra nhiều việc làmcho người lao động từ đó cải thiện căn bản đời sống của họ Những công tysản xuất rau quả và các nhà máy chế biến đã thu hút không ít lao động trongxã hội tạo ra nguồn lao động lành nghề, những cán bộ kỹ thuật chế biến giỏi.

Trang 15

Hơn nữa nguồn lao động của nước ta rất dồi dào nên chi phí lao động thườngrẻ hơn so với các quốc gia khác từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao tínhcạnh tranh của mặt hàng rau quả trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu rau quả là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tếđối ngoại.

Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với hơn 120 quốc gia Một sốmặt hàng có chất lượng cao như: thanh long, sầu riêng, măng cụt, cam, nhãn,vải có qui mô ngày càng lớn và được thị trường thế giới ngày một ưachuộng Từ khi được gia nhập WTO Việt Nam được hưởng nhiều chính sáchưa đãi của tổ chức, được giảm thuế xuất nhập khẩu đối với các nước trongliên minh Việt Nam đang dần dần coi thị trường thế giới là hướng quan trọngnhằm xuất khẩu những gì mà thị trường thế giới cần.

1.3 Tổng quan về thị trường Đài Loan

Cho đến thập niên 1960, Đảo chính của Đài Loan được gọi là Formosa(các thủy thủ người Bồ Đào Nha gọi nó là Ilha Formosa, nghĩa là "hòn đảoxinh đẹp") Lãnh thổ Đài Loan nằm phía Đông Nam Trung Quốc bao gồm 86đảo, trong đó Đài Loan là đảo lớn nhất và rất nhiều đảo nhỏ khác Tổng diệntích lãnh thổ là 360006km2 Chính đảo Đài Loan giống như hình lá trầuchiếm 99% Do kiến tạo địa hình của Đài Loan bị chia thành 2 miền Tây vàĐông Sông ngòi ở Đài Loan thể hiện 2 đặc điểm khá rõ là ngắn và dốc ĐàiLoan thuộc vùng lãnh thổ nắng lắm mưa nhiều, thường có bão lớn và độngđất Đài Loan cũng có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông Lượng mưa ở Đài Loankhá cao, nhiều khi còn kèm theo cả gió mạnh, bão lụt đã gây ảnh hưởng khánhiều đến sản xuất nông nghiệp Hơn thế Đài Loan lại là nơi thường xảy rađộng đất, tuy không gây thiệt hại nghiêm trọng tới người và của nhưng nó đãgây thất thoát mùa màng Có thể nói mặc dù thiên nhiên ít ưu đãi nhưnng bùlại Đài Loan lại nhiều khoáng sản, vị thế địa hình thổ nhưỡng và thời tiếtkhông hoàn toàn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Nhưng Đài Loan lại đi

Trang 16

lên bằng nông nghiệp Sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp của Đài Loan cũng rấtphong phú và đa dạng.

1.3.1 Khái quát về thị trường sản xuất, xuất khẩu Đài Loan

1.3.1.1 Về Kinh tế

Đài Loan là nước có nền kinh tế tư bản phát triển năng động Tốc độ tăngGDP thực tế trung bình đạt mức 8% trong suốt 3 thập kỷ qua Tỷ lệ lạm phátvà thất nghiệp thấp; thặng dư thương mại tương đối ổn định, dự trữ nướcngoài cao thứ 3 thế giới Ngành nông nghiệp đóng góp 6% cho GDP; giảm sovới tỷ lệ 35% năm 1952, công nghiệp 35,8% và dịch vụ: 58,2% Những ngànhtập trung nhiều lao động truyền thống đã dần chuyển ra nước ngoài và thaythế bằng những ngành sản xuất có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao Đài Loanvẫn là đối tác đầu tư chính của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; Thái Lan;Indonesia; Phiplippines; Malaysia; và Việt Nam.

Trải qua gần 5 thập kỷ hình thành và phát triển, Đài Loan đang chuyểnmình từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc kinh tế và dẫnđầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao Tuy nhiên với chínhsách hướng về xuất khẩu mà Đài Loan đang áp dụng hiện nay đã khiến chonền kinh tế nước này chịu ảnh hướng khá lớn từ những biến động từ bênngoài Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 của Đài Loan đạt mức27.572 USD ngang với thu nhập trung bình của liên minh Châu Âu Ngoạithương được coi là động lực giúp cho Đài Loan đạt mục tiêu tăng trưởng kinhtế trong suốt 40 năm qua Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này đãchuyển từ sản phẩm nông nghiệp truyền thống sang các sản phẩm côngnghiệp (hiện nay chiếm 98%) Điện tử là ngành xuất khẩu chủ đạo của ĐàiLoan đồng thời đây là ngành hàng nhận được các khoản đầu tư lớn, chủ yếutừ Hoa Kỳ Dệt may cũng là ngành xuất khẩu chủ đạo của nước này.

Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan năm 2005 là 189.4 tỷ USD Trong đó,các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: sản phẩm máy tính và thiết bị điện

Trang 17

tử, khoáng sản, dệt may, nhựa, các sản phẩm cao su và hoá chất Các đối tácxuất khẩu chính là Trung Quốc (chiếm 21.6%), Mỹ (16.22%), Hồng Kông(15.1%), Nhật Bản (7.7%) (thống kê năm 2005) Kim ngạch nhập khẩu năm2005 là 181.6 tỷ USD giá f.o.b Các mặt hàng chủ yếu mà Đài Loan phải nhậpkhẩu bao gồm máy móc và thiết bị điện 44.5%, khoáng sản và công cụ chínhxác (thống kê năm 2002) Các mặt hàng này được nhập từ một số thị trườngchính như: Nhật Bản (chiếm 25.3%), Mỹ (11.6%), Trung Quốc (11%), NamTriều Tiên (7.3%) và Ả rập Saudi (4.1%) (thống kê năm 2005).

Mặc dù đất nông nghiệp chỉ chiếm ¼ diện tích đất của Đài Loan nhưnggần như tất cả diện tích đất này là dành để trồng trọt, một số khu đất có thểtrồng từ 2 đến 3 vụ mỗi năm Tuy vậy, tốc độ tăng sản lượng nông nghiệp củanước này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng côngnghiệp Hiện ngành nông nghiệp của Đài Loan chỉ đóng góp một tỷ lệ khákhiêm tốn 2,69% cho GDP Các vụ mùa chính của Đài Loan gồm gạo, míađường, hoa quả và rau Sản lượng gạo của nước này chủ yếu phục vụ cho nhucầu trong nước và đang phải nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc từ Mỹ Cácmặt hàng nông sản xuất khẩu của Đài Loan có thể kể đến như: rau đóng hộp,rau đông lạnh và các sản phẩm ngũ cốc, thuỷ sản Các sản phẩm nông sảnchính được nuôi trồng ở Đài Loan gồm: ngô, rau, hoa quả, chim, bò, sữ, cá

- Đài Loan vẫn có quan hệ không chính thức với hơn 140 nước, có 126văn phòng tại nước ngoài và vẫn là thành viên của 11 tổ chức quốc tế mangtính chính phủ và 752 tổ chức quốc tế phi chính phủ.

- Ngày 11/11/2001 Đài Loan vẫn được kết nạp vào WTO, trở thành thànhviên thứ 144 của WTO Sau khi gia nhập WTO, một trong những mục tiêu màĐài Loan nỗ lực để đạt được là trở thành thành viên của tổ chức Hàng khôngDân dụng quốc tế và tổ chức y tế thế giới

- Đài Loan một mặt dựa vào thực lực kinh tế của mình, tích cực hoạt độngđối ngoại theo phương châm linh hoạt mềm dẻo nhằm tranh thủ công đồng

Trang 18

quốc tế nhìn nhận Đài Loan như là “một thực thể chính trị”, mặt khác ĐàiLoan tăng cường hoạt động tại các tổ chức kinh tế quốc tế (như APEC,OECD, WTO…) nhằm khẳng định thực lực kinh tế, nâng cao vai trò và vị trícủa Đài Loan trên trường quốc tế.

- Các nước phương Tây, nhất là Mỹ, Nhật, Tây Âu tuy không còn quan hệchính thức về mặt ngoại giao với Đài Loan, nhưng vẫn duy trì và đẩy mạnhquan hệ không chính thức với Đài Loan về mặt kinh tế, văn hoá và quân sựdưới nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp Mỹ, Nhật vẫn là thị trường quantrọng đối với Đài Loan Kim ngạch mậu dịch Đài Loan - Mỹ năm 1993 đạttrên 40 tỷ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch mậu dịch của Đài Loan, trong đóĐài Loan xuất siêu 9 tỷ (so với 12 tỷ năm 1992) Kim ngạch mậu dịch ĐàiLoan - Nhật năm 1993 là 36 tỷ USD (Đài Loan nhập siêu 14 tỷ) Kim ngạchmậu dịch giữa Đài Loan và Tây Âu năm 1993 là 26,4 tỷ, chiếm 26,4% tổngkim ngạch mậu dịch của Đài Loan Trong quan hệ với các nước phương tây,Đài Loan đã tranh thủ được vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật và công nghệ caocủa Mỹ, Nhật, Tây Âu.

Hoạt động sản xuất tại Đài Loan:

* Về rau: Hầu hết rau sản xuất ở Đài Loan chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu

thụ trong nước Năm 2002, có khoảng 179.500 hecta đất canh tác được sửdụng trong việc trồng rau chủ yếu tập trung tại các tỉnh Vân Lâm, TrươngHoa, Đài Nam và Chiayi Sản lượng rau đạt khoảng 3.462.000 tấn với năngsuất trung bình khoảng 19.300 kg/ha Một số loại rau được trồng chủ yếu ởĐài Loan bao gồm: măng tre, nấm, các loại rau ăn lá, bắp cải, dưa đỏ, đậutương Hiện ở Đài Loan có khoảng 100 loại rau khác nhau Các loại hành, bắpcải tàu, mù tạt và tỏi phù hợp với vùng khí hậu mát mẻ ở miền bắc Đài Loan,còn ở miền nam chủ yếu trồng các loại như cà chua, súp lơ, măng tre và cácloại đậu Các loại rau tươi được nhập khẩu nhiều nhất là súp lơ xanh, súp lơtrắng, bắp cải và bắp cải tàu Đài Loan chủ yếu nhập các loại rau từ Hoa kỳ,Trung Quốc và Việt Nam.

Trang 19

Thị trường nhập khẩu rau quả của Đài Loan gồm: Mỹ, Nhật Bản, cácnước Tây Âu… Các loại rau chính Đài Loan xuất sang Nhật bao gồm: Hành,tỏi tây, súp lơ, cải bắp, cà rốt Ngoài ra, Đài Loan còn tiến hành xuất khẩu cácchế phẩm từ rau quả sang thị trường các nước, tuy nhiên, kim ngạch xuấtkhẩu mặt hàng này trong năm 2005 của Đài Loan đã giảm 11,723% so vớinăm 2004 và đạt 2.975.950 USD

Hiện nay, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp ở Đài Loan lớn hơnnhiều so với diện tích đất canh tác (có 936.000 nông dân nhưng chỉ có871.000 hecta đất canh tác) Những tập quán cây trồng chủ yếu ở đây là: míađường, gạo và giống cây ăn quả có múi Đài Loan cũng là nước sản xuất đượcdứa và chuối Ở Đài Loan, diện tích đất canh tác bao gồm đất trồng trọt và đấtchuyên canh đạt 870000 hecta.

* Về quả : Đài Loan hiện đang trồng hơn 30 loại cây ăn quả khác nhau.

Trong đó các giống cây như táo, lê, đào chủ yếu trồng ở các vùng cao còncam, quýt, chuối, dứa, vải, nhãn, xoài, đu đủ, hồng, sơn trà, ổi lại được trồngphổ biến ở các vùng đồng bằng và các vùng đất không bằng phẳng hoặc cóđịa hình dốc Năm 2002, sản lượng quả của Đài Loan đạt 2,69 triệu tấn vớitổng diện tích đất canh tác là 221.775 ha Ngành sản xuất rau quả Đài Loanphải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các loại rau quả nhập khẩu kể từ khithuế nhập khẩu đối với các loại rau quả được giảm hoặc miễn hoàn toàn Đểcạnh tranh được, nông dân Đài Loan đã áp dụng các công nghệ tiên tiến trongchăm sóc cây trồng nhằm hiện đại hoá các hoạt động sản xuất và tiêu thụ.Ngành sản xuất trái cây của Đài Loan đã trở thành một ngành công nghiệpphát triển và mang lại lợi nhuận cao Các vườn cây ăn quả cũng được đa dạnghoá thành các khu du lịch sinh thái nhà vườn.

Chuối là sản phẩm nông nghiệp quan trọng của nhiều nước nhiệt đới vàcận nhiệt đới Ở Đài Loan, việc trồng chuối cho mục đích thương mại thườngphân tán ở các hộ nông dân hoặc trên các trang trại nhỏ Sản phẩm chủ yếu

Trang 20

phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Thị trường chính nhậpkhẩu chuối của Đài Loan là Nhật Bản Mùa thu hoạch chuối ở đây thường vàokhoảng từ tháng 3 đến tháng 5.

Một giống cây trồng khác cũng mang lại năng suất cao ở Đài Loan đó làcam quýt Trồng cam quýt ở nước này bắt đầu từ đầu thế kỷ 17 Một số giốngcây có múi như cam Ponkan, Tankan, Liucheng, bưởi Wentan, Hailikan là dongười nhập cư từ Đại Lục Trung Quốc mang vào Đài Loan Suốt thời gianNhật chiếm đóng, khoảng 6.000 ha diện tích đất nông nghiệp ở Đài Loanđược dành để trồng cam quýt, với sản lượng hàng năm đạt gần 40.000 tấn.Khoảng ¼ sản lượng cam quýt thu hoạch được dành để xuất khẩu Thị trườngnhập khẩu chính các loại hoa quả này của Đài Loan là Trung Quốc Đại Lục,Nhật và Hàn Quốc Trong thế chiến thứ 2, xuất khẩu cam quýt của Đài Loanbị ngưng lại và nhiều vườn cam được chuyển sang trồng các vụ mùa khác.Năm 1945, khi Đài Loan nằm dưới quyền quản lý của Trung Quốc, diện tíchtrồng cam quýt là 4000 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 20.000 tấn Tronggiai đoạn từ năm 1945 tới 1990, diện tích trồng cam tăng chậm Nguyên nhânlà do chi phí các nguyên liệu đầu vào để sản xuất cam quýt tăng cao, nguy cơphá hoại của nhiều loại sâu bệnh và thiên tai, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ cácnước sản xuất cam quýt lớn trong khu vực và trên thế giới, tất cả những yếu tốđó đã khiến người nông dân thu hẹp diện tích trồng cam quýt Sau năm 1990,diện tích trồng tiếp tục giảm, vào năm 1995 ở Đài Loan có khoảng 10.500 hacam Ponkan, 8.000 ha cam Liucheng, 6,700 ha bưởi Wentan và 5,900 haTankan, tổng sản lượng đạt khoảng 472.409 tấn

Trang 21

Diện tích đất canh tác và sản lượng các loại quả của Đài Loan

Wentan:là một loại bưởi có eo, khi chín có màu vàng xanh hơi ngả sang xám.

1.3.1.2 Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan

- Kể từ khi Việt nam tiến hành cải cách và mở cửa, Thương gia Đài Loanđến Việt nam đầu tư nhiều như quy hoạch xây dựng khu đô thị Nam Sài gòn,Khu chế xuất Tân Thuận, nhà máy điện Hiệp Phước, Nhà máy của Vedan, xemáy Chinfon, Xi măng Chinfon, thức ăn gia súc, liên doanh Việt Nam Đàiđường Các tập đoàn công ty xí nghiệp lớn của Đài Loan đã đầu tư vào ViệtNam như: Formosa, Mậu Khai TW, Thép Đài Loan, Tập đoàn Trường Vinh,Chinfon, Vedan, Đài Đường, Công ty dầu khí Đài Loan, Tập đoàn thức ăn chănnuôi Thống nhất và đến ngàn xí nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuấtgiầy, may mặc, thực phẩm chế biến đã đầu tư vào Việt Nam Nhiều Ngân hàng

Trang 22

lớn của Đài Loan đã được phép mở chi nhánh tại Việt Nam như Ngân hàng ĐệNhất, China Trust, ChinFon nhằm phục vụ thương nhân Đài Loan đầu tư vàkinh doanh tại Việt Nam Formosa là một tập đoàn hoá dầu hàng đầu của ĐàiLoan đã thuê 300 ha đất đầu tư vào Nhơn Trạch Đồng Nai, vốn đầu tư giaiđoạn đầu 260 triệu USD, nay đã tăng lên 480 triệu USD nếu lấp đầy khu côngnghiệp vốn đầu tư lên 2,6 tỷ USD và chắc chắn sẽ kéo theo nhiều doanh nghiệpĐài Loan sử dụng nguyên liệu của tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam.

* Kim ngạch mậu dịch hai bên:

Năm 2002 kim ngạch mậu dịch hai chiều Việt Nam Đài Loan đạt 3,49 tỷUSD, tăng 18,5% so với năm 2001, Việt Nam nhập siêu 1,7248 tỷ USD ĐàiLoan là đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam xếp sau Nhật, Xingapo vàTrung Quốc Năm 2003 kim ngạch mậu dịch hai chiều Việt nam Đài Loan đạt3,665 tỷ USD Việt Nam xuất: 749 triệu USD và nhập: 2,916 tỷ USD ViệtNam nhập siêu: 2,167tỷ USD Hai tháng đầu năm 2004, kim ngach xuất nhậpkhẩu đạt gần 500 triệu USD Việt Nam nhập siêu gần 300 triệu USD Tăngtrưởng xuất nhập khẩu hai chiều tăng bình quân 10- 15%/năm.

Hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu sơ chế, gồm hàngnông sản, lâm sản, khoáng sản, thuỷ hải sản, hàng công nghiệp Hàng nhậpkhẩu từ Đài Loan chủ yếu là vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị.

Việt Nam nhập siêu từ Đài Loan ngày càng lớn, nguyên nhân chính là docác nhà đầu tư Đài Loan đưa máy móc và nguyên liệu vào Việt nam để sảnxuất, Đài Loan dùng hạn ngạch để quản lý một số mặt hàng như nông sản vàthực phẩm chế biến của Việt nam không cho vào thị trường Đài Loan nhưgạo, rượu, dừa…

* Đầu tư trực tiếp:

Tính từ năm 1988 đến tháng 5/2004, Thương gia Đài Loan đầu tư vàoViệt Nam 1137 dự án (đứng đầu về số dự án), tổng vốn đầu tư đăng ký đạt

Trang 23

6,396 tỷ USD (đứng thứ hai về vốn sau Xingapore) Nếu tính đầu tư của ĐàiLoan thông qua nước thứ ba thì đầu tư của Đài Loan vào Việt nam đứng thứnhất Có thể nói Đài Loan đã đầu tư vào hầu hết các ngành kinh tế quan trọngcủa Việt nam Lĩnh vực công nghiệp nhẹ 365 dự án, tổng vốn: 2,262 tỷ USD= 36 % Công nghiệp nặng: 346 dự án, tổng vốn 1,306 tỷ USD = 21%, Vănphòng cho thuê: 10 dự án = 769 triệu USD, Xây dựng 57 dự án, tổng vốn: 618triệu USD Đáng chú ý là Đài Loan đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp 222dự án với tổng vốn 613 triệu USD.

Các dự án đầu tư của Đài Loan phân bố tại 43 tỉnh thành phố trong cảnước và đầu tư tập trung vào các tỉnh phía nam như Hồ Chí Minh: 304 dự án,vốn đầu tư: 1,6 tỷ USD Đồng Nai: 213 dự án, vốn đầu tư: 2,032 tỷ USD.Bình Dương: 329 dự án vốn đầu tư 1,111 tỷ USD, Long An: 44 Dự án vốnđầu tư: 313 triệu USD Đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam sử dụng khoảng100.000 lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp Nhìn chung các dựán đầu tư của Đài Loan hoạt động tương đối tốt Quy mô vốn đầu tư trungbình gần 6 triệu USD/một dự án, đầu tư vào một số địa phương có cơ sở hạtầng khá hơn Tỷ lệ giải ngân cao so với tỷ lệ giải ngân trung bình.

1.3.2 Các qui định về nhập khẩu của Đài Loan

Hàng hoá nhập khẩu vào Đài Loan tuân theo Luật Ngoại thương: Hệthống thuế nhập khẩu của Đài Loan dựa trên hệ HS, bao gồm 10.228 mặthàng, trong đó 9.958 mặt hàng được phép nhập khẩu (hơn 97%) Trong đó có9.679 mặt hàng (khoảng 94%) có thể nhập khẩu không cần giấy phép Đơnxin cấp phép của 549 mặt hàng là do Bộ Ngoại thương (BOFT) cấp 143 mặthàng còn lại phải có thêm một số thủ tục khác như của ngân hàng trước khiđược BOFT chấp thuận

Chính sách nông nghiệp của Đài Loan dựa vào 2 nguyên tắc cơ bản, phânbổ công bằng của cải và sử dụng tối ưu đất đai Bốn mục tiêu của các chínhsách là: (1) bảo đảm an ninh lương thực bằng việc sử dụng đất đai tối ưu; (2)

Trang 24

cải thiện điều kiện sống và phúc lợi nông thôn; (3) tăng thu nhập cho nôngdân và giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị; (4) đẩymạnh việc bảo tồn tự nhiên và duy trì đất chăn nuôi trồng trọt Xét riêng chomặt hàng rau hoa quả, hiện nay một số chính sách liên quan đến mặt hàng nàyđược đề cập cụ thể dưới đây:

a, Chính sách thuế và phi thuế

Sau khi gia nhập WTO, Đài Loan đã thực hiện mở cửa thị trường nôngsản theo các cam kết WTO Do việc cấm nhập khẩu không phù hợp với cácnguyên tắc của WTO về không phân biệt đối xử nên 18 loại sản phẩm nôngnghiệp bị cấm trước đây sẽ được nhập khẩu mà không có các hạn chế phithuế, trong đó có các sản phẩm rau quả như: quả mâm xôi, vải, cam, chanh vàcác loại cam chanh, bưởi, nho, đào, mận, táo, các loại quýt tươi, khoai tây, đuđủ Mức thuế áp dụng cho các sản phẩm này dao động từ 20 đến 40%.

Các loại rau quả như lê, tỏi củ, hạt trầu không, đậu adzuki, nấm khô, bưởi,nho khô và quả nho, dừa non, chuối, dứa, xoài, hồng, hoa ly khô được nhậpkhẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan Hạn ngạch nhập khẩu sẽ chiếm từ 4đến 8% lượng tiêu thụ trong nước hoặc cao hơn và mức thuế sẽ bằng 50%mức hiện tại Ngoài ra khối lượng hàng nhập khẩu sẽ không bị hạn chế đốivới số hàng nhập vượt quá hạn ngạch tuy nhiên sẽ phải chịu mức thuế caohơn so với các loại hiện có trong hạn ngạch tùy theo sự chênh lệch về giá sàngiữa thị trường trong nước và nước ngoài và tuỳ vào kết quả đàm phán songphương với các quốc gia liên quan

Về chính sách phi thuế, Đài Loan áp dụng chủ yếu là hạn ngạch và cácloại giấy phép Đài Loan thực hiện chính sách phân biệt trong nhập khẩu, chỉnhập khẩu từ một số nước nhất định Ví dụ như táo và cam chỉ nhập từ HoaKỳ và New Zealand, dừa nhập từ Malaysia và Philippines Việt Nam chưađược ưu tiên trong việc chỉ định thị trường nhập khẩu nên nhiều mặt hàngViệt Nam không xuất khẩu được sang Đài Loan Điểm khó trong chính sách

Trang 25

phi thuế của Đài Loan là các biện pháp hạn chế chỉ được quy định một cáchchung chung mà không chi tiết hoá cho từng mặt hàng cụ thể như nhiều nướckhác dẫn đến sự không minh bạch khi áp dụng

Từ 2004, Bộ Tài chính Đài Loan đã ra thông báo giảm thuế suất thuế nhậpkhẩu một số sản phẩm rau quả như súp lơ, cải bắp, cải trắng, su hào, cảixanh từ 20% xuống còn 10% Những nước được hưởng mức thuế này baogồm các nước thành viên WTO và các nước có đãi ngộ tối huệ quốc, trong đócó Việt Nam.

b, An toàn thực phẩm và vệ sinh dịch tễ:

Cục tiêu chuẩn đo lường và kiểm dịch Đài Loan bắt đầu áp dụng các tiêuchuẩn mới quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm trong các sản phẩmrau quả từ tháng 6/1999.Ngoài một số loại thuốc trừ sâu được cho phép vớimức dư lượng quy định, các loại thuốc trừ sâu khác không được phép tồn tạitrong rau quả nhập khẩu Các loại rau quả xuất khẩu không đáp ứng được cáctiêu chuẩn trên sẽ không được phép đưa vào Đài Loan.

Trang 26

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢCỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN

2.1 Lợi thế của Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu rau quả

2.1.1 Lợi thế về khí hậu

Đặc trưng của khí hậu nước ta là khí hậu gió mùa, nhiều nắng, nhiều mưa,độ ẩm trung bình tương đối cao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ở Miền Namcó 2 mùa (mùa mưa ở giữa tháng 5 đến giữa tháng 9 và mùa khô từ giữatháng 10 đến giữa tháng 3) và khí hậu gió mùa ở Miền Bắc với 4 mùa rõ rệt(mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông) Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậuViệt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển mang nhiều yếu tố khíhậu biển Độ ẩm tương đối trung bình là 84%/năm Hàng năm lượng mưa từ1200 đến 3000mm và nhiệt độ từ 5C đến 37C Chính vì Việt Nam nằm trongvành đai khí hâụ nhiệt đới gió mùa ẩm nên khí hậu là một điều kiện hết sứcthuận lợi để trồng nhiều loại cây rau, cây ăn quả có giá trị cao Khí hậu ở mỗivùng, mỗi miền là khác nhau đã hình thành các vùng sinh thái nông nghiệpkhác nhau Khí hậu ba miền phân biệt rõ ràng: mùa đông lạnh ở Miền Bắc cókhả năng cung cấp các loại rau quả ôn đới cho thị trường nhiệt đới nhưSingapore, Malaysia, Philippine Khí hậu kiểu Tây Nam Á ở Tây Nguyên,Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long thì lại tập trung các loại quả cónguồn gốc nhiệt đới So với các quốc gia như Mỹ, Nga , EU, Nhật Bản thìViệt Nam có lợi thế hơn nhiều Với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi ViệtNam có thể sản xuất và cung cấp rau quả tươi xanh quanh năm, tận dụng mùavụ mà nguồn cung cấp nội địa của các nước do hạn chế về thời tiết để xuấtkhẩu sang thì chắc chắn sẽ thành công.

2.1.2 Lợi thế về nguồn nước

Việt Nam nằm ở trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa

nhiều, nhiệt lượng trung bình cao, độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi đáng

Trang 27

kể cho ta phát triển nền nông nghiệp đa canh quanh năm với nhiều loại nôngsản phong phú: từ cây lương thực đến cây công nghiệp, cây ăn quả, rau,đậu… lượng mưa trung bình hàng năm trên phần lớn bề mặt lãnh thổ cả nướctừ 1,5m đến 3,0m nước tạo nên nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào với hệthống sông ngòi, kênh rạch dày đặc đủ cung cấp nước cho công nghiệp, nôngnghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt dân cư, tạo nên màu xanh quanh nămbao trùm lên cả nước Với độ ẩm trung bình khá cao tơi 85% Mưa nhiệt đớikhông chỉ có tác dụng điều hòa khí hậu mà còn cung cấp cho đất lượng nướcvà lượng đạm vô cơ rất lớn Đây là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng, điềukiện tốt để tiến hành xen canh, gối vụ, tăng nhanh vòng quay ruộng đất vàthâm canh năng suất.

Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt: vừa hữu hạn (nước ngầm) vừa vôhạn (nước trên mặt đất) Trong thiên nhiên nước luôn hoạt động và vì vậy sựphân bố nước để có những dao động rõ rệt theo lãnh thổ mùa và qua các năm.Toàn bộ các nguồn nước ngọt lưu chuyển trên lãnh thổ nước ta rất to lớn.Nguồn nước ngọt dồi dào đủ đảm bảo cho việc phát triển ngành trồng trọt đặcbiệt là các loại rau quả Sông ngòi nước ta vừa nhiều vừa kết hợp với nhau tạothành những mạng lưới thủy văn dày đặc Với nhiều sông đào và kênhmương Do đó việc cung cấp nước cho nông nghiệp là khá dễ dàng Việc sảnxuất rau quả cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên10km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung Haisông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên 2 vùng đồng bằng rộnglớn và phì nhiêu Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷmét khối nước Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn.Mùa lũ chiếm tới 70 - 80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt Tuynhiên chúng ta đã phần nào ngăn chặn tác hại của thiên nhiên, ngành rau quảnước ta đạt được nhiều thành công hơn so với các quốc gia khác

Trang 28

2.1.3 Lợi thế về đất đai

Toàn bộ quĩ đất đai của Việt Nam là 33,1 triệu ha Trong đó đất có khảnăng nông nghiệp là 10,5 triệu ha chiếm gần 1/3, đất nông nghiệp Việt Namchiếm một tỷ lệ lớn trên diện tích cả nước Có nhiều loại thổ nhưỡng có giá trịkinh tế cao thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả Đồng bằng châuthổ có đất phù sa chiếm trên 6 triệu ha (trong đó nam bộ chiếm ½) là cơ sởcho các vùng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày trù phú Hiện naytrên lãnh thổ nước ta có 27 loại cây ăn quả được trồng trên diện tích lớn trongđó chuối, dứa, cam, xoài, đã chiếm 57% tổng diện tích trái cây cả nước vớichất lượng và khối lượng lớn Theo quy hoạch từ nay đến năm 2010 diện tíchcó khả năng trồng rau quả nước ta là 1,55 triệu ha Trong tất cả các tài nguyênthì đất chiếm vị trí quan trọng nhất Ngành nông nghiệp của nước ta sở dĩ pháttriển hơn các nước khác vì diện tích đất trong nông nghiệp màu mỡ và đadạng Mỗi loại đất khác nhau cho các giống cây trồng phát triển khác nhau.Nhiều vùng chuyên sản xuất cây ăn quả với khối lượng lớn, hương vị thơmngon mà chỉ có vùng đất đó mới có như bưởi ở Đoan Hùng, mơ, mận ở TâyBắc, xoài cát Hòa Lộc, nhãn ở Hưng Yên, thanh long ở Bình Thuận, vải thiềuở Bắc Giang…

Xét về vị thế tự nhiên Việt Nam là một quốc gia có những cơ sở thuận lợiđể phát triển nông nghiệp nhằm vào mục tiêu xuất khẩu Đó là lợi thế so sánhvới nhiều quốc gia khác.

2.1.4 Những lợi thế khác

- Lợi thế về vị trí địa lý:

Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển TháiBình Dương Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4550km tiếpgiáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở Tây Phía Đông giápvới biển Đông, Việt Nam có ba mặt Đông, Nam, và Tây Nam trông ra biểnvới bờ biển dài 3260km từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây

Trang 29

Nam Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông vàĐông Nam có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc Từ xưaViệt Nam đã được coi là trung tâm giao thông của Đông Nam Á, là cửa ngõrất thuận tiện để buôn bán giao lưu với bên ngoài Đó là điều kiện hết sứcthuận lợi để hàng hoá của Việt Nam kể cả rau quả tươi tới được các thịtrường lớn bằng những phương thức vận tải phong phú như: đường sông,đường biển Chi phí vừa rẻ lại vừa nhanh mà không bị tình trạng ách tắcgiao thông như sử dụng đường bộ.

- Lợi thế về giống cây trồng:

Nước ta có thể trồng nhiều loại rau quả quanh năm Mùa nào thức nấy.Riêng với cây ăn quả ta đã trồng được trên 130 loại cây: nhóm có nguồn gốcnhiệt đới (chuối, dứa, xoài, đu đủ ), nhóm có nguồn gốc ôn đới (lê, đào, mơ,mận ), nhóm có nguồn gốc á nhiệt đới (nhãn, vải, cam, hồng ) với chấtlượng và hương vị thơm ngon Còn nghề trồng rau nước ta đã có từ lâu đời,nhân dân đã có kinh nghiệm canh tác rau kể cả rau trái vụ Bên cạnh nhữnggiống rau quả hiện có để đa dạng hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu nhà nướckhuyến khích người dân gieo trồng giống rau và các loại cây ăn quả mới cónăng suất cao và chất lượng tốt.

- Lợi thế về nguồn lực:

Với số dân hơn 81 triệu người, trong đó lao động trong ngành nôngnghiệp chiếm 80% dân số lao động Nước ta là nước có dân số trẻ với khoảng50% dân số đang ở độ tuổi lao động có sức khẻo tốt Giá nhân công ở ViệtNam thuộc loại rẻ nhất trên thế giới Sản xuất xuất khẩu rau quả có lợi thếhơn vì đã giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranhtrên thị trường quốc tế Trình độ người nông dân đã được nâng cao một cáchrõ rệt Người nông dân đang từng bước áp dụng tiến bộ của khoa học côngnghệ kỹ thuật Các phương thức canh tác mới nhờ đó mà năng suất cao hơn.Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ về chế

Trang 30

biến rau quả và lai tạo giống cây trồng ngày càng nhiều và trình độ ngày càngchuyên nghiệp Họ vừa tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo vừa trực tiếp hướng dẫnbà con nông dân kỹ thuật mới.

2.2 Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam

Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tạiViệt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụcho chế biến công nghiệp và tiêu dùng Đặc biệt là vùng đồng bằng sông CửuLong có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cảnước Tổng lượng giống cây ăn trái các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long sảnxuất bình quân trong vài năm gần đây vsào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm.Số lượng giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể cả sang mộtsố nước láng giềng

Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bìnhquân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượnglớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn:590 ngàn tấn) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớnnhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tíchvà 46,1% về sản lượng).

Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đadạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quảnhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới(mận, lê…) Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhấtlà nhãn, vải và chôm chôm Diện tích của các loại cây này chiếm 26% tổngdiện tích cây ăn quả Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng 19% Trên địa bàncả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, chosản lượng hàng hoá lớn Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như sau:

+ Vải thiều: vùng vải tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang (chủ yếu ở

3 huyện Lục Ngạn Lục Nam và Lạng Giang), có diện tích 35,1 ngàn ha, sản

Trang 31

lượng đạt 120,1 ngàn tấn Tiếp theo là Hải Dương (tập trung ở hai huyệnThanh Hà và Chí Linh) với diện tích 14 ngàn ha, sản lượng 36,4 ngàn tấn

+ Cam sành: được trồng tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, với diện

tích 28,7 ngàn ha, cho sản lượng trên 200 ngàn tấn Địa phương có sản lượnglớn nhất là tỉnh Vĩnh Long: năm 2005 cho sản lượng trên 47 ngàn tấn Tiếptheo là các tỉnh Bến Tre (45 ngàn tấn) và Tiền Giang (42 ngàn tấn) Trên vùngTrung du miền núi phía Bắc, cây cam sành cùng được trồng khá tập trung ởtỉnh Hà Giang, tuy nhiên, sản lượng mới đạt gần 20 ngàn tấn.

+ Chôm chôm: cây chôm chôm được trồng nhiều ở miền Đông nam bộ,

với diện tích 14,2 ngàn ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diệntích và 61,54% sản lượng chôm chôm cả nước) Địa phương có diện tíchchôm chôm tập trung lớn nhất là Đồng Nai (11,4 ngàn ha), tiếp theo đó là BếnTre (4,2 ngàn ha)

+ Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (diện tích

khoảng 5 ngàn ha, sản lượng gần 90 ngàn tấn, chiếm 70 % diện tích và 78,6%về sản lượng thanh long cả nước) Tiếp theo là Tiền Giang, có 2 ngàn ha.Thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất so với các loạiquả khác.

+ Bưởi: Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh

giá cao như bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, ĐoanHùng… Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hànghoá lớn Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnhVĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6%về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó tậptrung ở huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn, tiếptheo là tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha).

+ Xoài: cũng là loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn của Việt Nam.

Hiện có nhiều giống xoài đang được trồng ở nước ta, giống có chất lượng cao

Trang 32

và được trồng tập trung là giống xoài cát Hoà Lộc Xoài cát Hoà Lộc đượcphân bố chính dọc theo sông Tiền (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 20-25 km) vớidiện tích 4,4 ngàn ha đạt sản lượng 22,6 ngàn tấn Diện tích xoài Hoà Lộc tậptrung chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang (diện tích 1,6 ngàn ha, sản lượng 10,1 ngàntấn), tiếp theo là tỉnh Đồng Tháp (873 ha, sản lượng 4,3 ngàn tấn).

+ Măng cụt: là loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ Măng cụt phân bố ở

2 vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, trong đó trồng chủ yếuở Đồng Bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích khoảng 4,9 ngàn ha, cho sảnlượng khoảng 4,5 ngàn tấn Tỉnh Bến Tre là nơi có diện tích tập trung lớnnhất: 4,2 ngàn ha (chiếm 76,8% diện tích cả nước) Tuy măng cụt là sản phẩmrất được giá trên thị trường nhưng việc mở rộng diện tích loại cây này hiệnnay đang gặp nhiều trở ngại do thời gian kiến thiết cơ bản dài (5-6 năm), làcây thân gỗ lớn, chiếm nhiều diện tích đất và chỉ thích hợp với đất mầu ở cáccù lao

+ Dứa: đây là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu

tư phát triển trong thời gian vừa qua nhằm phục vụ xuất khẩu Các giốngđược sử dụng chính bao gồm giống Queen và Cayene; trong đó giống Cayenelà loại có năng suất cao, thích hợp để chế biến (nước quả cô đặc, nước dứa tựnhiên…) Các địa phương có diện tích dứa tập trung lớn là Tiền Giang (3,7ngàn ha), Kiên Giang (3,3 ngàn ha); Nghệ An (3,1 ngàn ha), Ninh Bình (3,0ngàn ha) và Quảng Nam (2,7 ngàn ha).

Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩutươi là: Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Vú sữa Lò rèn, Nhãn xuồng cơm vàng Tuy nhiên, những loại này có diện tích và sản lượng còn rất khiêm tốn (ví dụdiện tích của Nhãn xuồng cơm vàng mới chỉ có 200 ha, tập trung ở Bà Rịa-Vũng Tàu), không đủ tiêu thụ trong nước và giá bán trong nước thậm chí còncao hơn giá xuất khẩu.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong 10 ngày đầu tháng 1/2007, tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam diễn ra tương đối thuận lợi với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 5,5 triệu  USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kì tháng 12/2006, trong đó xuất khẩu sắn  chiếm 71% - Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.docx
rong 10 ngày đầu tháng 1/2007, tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam diễn ra tương đối thuận lợi với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 5,5 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kì tháng 12/2006, trong đó xuất khẩu sắn chiếm 71% (Trang 38)
Bảng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan  (1000 USD) - Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.docx
Bảng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan (1000 USD) (Trang 42)
Bảng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan    (1000 USD) - Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.docx
Bảng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan (1000 USD) (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w